Top 5 Bí quyết để có một bài báo hay
Tác phẩm đến với công chúng sẽ dựa trên cái nhìn khách quan của tác giả. Bằng những gì đã trải nghiệm suốt cuộc đời làm báo, nhiều tác giả đã tự đúc rút cho ... xem thêm...mình những bước quan trọng và cho đến bây giờ nó vẫn rất cần thiết. Đó là những kinh nghiệm quý báu rất cần thiết không chỉ nghề báo mà những nghề nghiệp có liên quan, ảnh hưởng rộng rãi đến xã hội. Hãy điểm qua xem những kinh nghiệm đó là gì nhé.
-
Có người nói rằng viết bài là một công việc đòi hỏi sự cẩn thận như việc thành lập nội các chính phủ. Công việc của một người phóng viên quan trọng như xây dựng một bộ máy đất nước vậy. Nó đòi hỏi sự chính xác cẩn thận từng khâu một. Trong cuộc đời thì tuổi trẻ là cơ hội để sai và sửa sai nhiều nhưng trong báo chí thì việc sai sót phải hạn chế đến mức tối thiểu, việc phải cải chính lại thông tin là một điều đáng tiếc.
Vậy theo kinh nghiệm của những nhà báo giỏi, họ đã đưa ra 5 bước để hoàn thành một bài báo:
- Bước 1: Sau khi phát hiện ra vấn đề, hình thành ý tưởng bài viết: Việc lên ý tưởng này rất quan trọng, đây chính là điều làm nên sự độc đáo cho bài viết của bạn. Dựa trên vấn đề vừa phát hiện bạn sẽ phải lên ý tưởng cho bài viết. Ý tưởng như sợi chỉ xuyên suốt, đưa tác phẩm của bạn đi đúng hướng và tập trung làm rõ, phát triển ý tưởng.
- Bước 2: Thu thập tư liệu: Viết bất cứ tác phẩm nào cũng cần phải có dữ liệu đầy đủ, liên quan đến vấn đề. Khi đủ dữ liệu bạn mới có thể triển khai một cách tốt nhất vấn đề. Có những nhà báo nghĩ rằng những gì mình biết, thông tin mình thu thập bước đầu đã đủ. Tất nhiên những bài báo như vậy ngoài biên tập viên chẳng ai buồn đọc. Còn với phóng viên xông xáo, tự trọng họ luôn tìm tòi các đề tài ngoài những gì có sẵn.
- Bước 3: Phân tích dữ liệu và dàn dựng câu chuyện: Ở bước này bạn phải trả lời được những câu hỏi: Ý nghĩa nội dung câu chuyện là gì? Đâu là các dữ kiện nổi bật? Từ đó bạn sẽ quyết định đưa ra cái gì vào bài viết của mình. Đưa thông tin nào lên đầu cho hấp dẫn rồi đến thông tin tiếp theo. Việc lập dàn bài cũng vô cùng quan trọng, nó giúp bài viết của bạn khoa học hơn và trong quá trình viết bài bạn sẽ không bị thiếu ý hoặc các chi tiết nhỏ nhất.
- Bước 4: Viết nháp: Viết nháp là việc lựa chọn cấu trúc cho bài viết của mình. Hiện nay cấu trúc tháp ngược được sử dụng rất phổ biến, thông tin quan trọng mà đối tượng cần nhất sẽ được đưa lên đầu bài. Như vậy người đọc sẽ tiết kiệm được thời gian mà vẫn có thể nắm bắt được thông tin, bài viết sẽ hấp dẫn người đọc hơn.
- Bước 5: Viết lại và sửa bài cho hấp dẫn: Sau khi viết xong, hãy đọc lại và soát bài thật kĩ. Hãy đóng vai mình là độc giả rồi nghĩ xem bài của mình có hấp dẫn, có ích cho độc giả không, độc giả có muốn đọc không, bài của bạn có được mọi người chú ý không...
-
Các phóng viên giỏi và có kinh nghiệm nhất cũng không bao giờ bỏ qua khâu này, còn các phóng viên trẻ nên luyện thành thói quen.
Ở đây cần sự tỉnh táo, đừng để cái tôi của mình đặt vào tác phẩm quá lớn. Cách tốt nhất đưa cho người khác đọc bài của mình xem họ có hiểu hết không? Nếu không hiểu tức là nhiều người sẽ không hiểu. Khi bạn đã hoàn thành 5 bước ở trên thì bạn đã đạt đến trình độ chính xác, ngắn gọn và rõ ràng.
Một phóng viên tiến bộ hơn nếu họ biết được nhược điểm trong cách viết của mình. Điều này không dễ vì ngoài những biên tập viên thì không ai nói với họ. Có cách học hiệu quả, đơn giản hơn là hãy học từ những lỗi của biên tập viên chỉ ra từ nhiều bài báo khác nhau, như vậy bạn sẽ tránh được những lỗi đó. Một bài báo không hấp dẫn là mắc những lỗi như câu dài lê thê, trích đoạn quá 3 lần, thiếu chi tiết thuyết phục, cách viết khuôn sáo, đưa ra câu hỏi mà không trả lời... Hãy học hỏi thật nhiều để tránh mắc lỗi nhé.
-
Đầu đề rất quan trọng với một tờ báo, nó có thể làm bạn đọc ngưỡng mộ. Bài báo có đầu đề hay sẽ thu hút được độc giả vào đọc bài. Trên thế giới, từ lâu người ta coi chăm sóc đầu đề là công việc cực kì quan trọng ở mỗi tờ báo. Trong cuộc chiến dành độc giả, tờ báo nào làm tốt điều này, tờ báo đó sẽ thắng lợi.
Báo chí phương Tây có công thức. Giả sử nội dung bài viết bằng 1, đầu đề phản ánh đúng nội dung, đó là đầu đề 1=1. Nếu đầu đề hoặc nội dung bị lệch thì 1<1 hoặc 1>1.
Đầu đề phải nói lên được tất cả mà lại phải ngắn gọn, bởi vậy đây là công việc hấp dẫn nhưng cũng rất nguy hiểm. Hấp dẫn bởi đó là việc khó, còn nói nguy hiểm bởi vì nó rất dễ sai, không phản ảnh được trung thực bài viết. Bạn nên viết đầu đề trước khi viết bài, như vậy khi viết bài sẽ xoay quanh đầu đề mà không bị lạc hay thoát ra ngoài tiêu đề.
-
Báo nào cũng phải có mở đầu và kết thúc. Với nhiều người, đoạn mở đầu có vẻ khó khăn nhất. Các bộ phim hành động hiện nay thường mở đầu bằng một pha cực kỳ gay cấn, làm khán giả hồi hộp đến nghẹt thở. Ai đang đi lộn xộn lập tức chạy ngay về chỗ ngồi, ai đang nói chuyện riêng lập tức im lặng theo dõi. Đoạn mở đầu của bài báo cũng phải như thế. Nếu bài viết của bạn đã có đầu đề hay mà đoạn mở đầu rối rắm, dài dòng, người đọc có thể bỏ. Chẳng ai bắt họ đọc tiếp nếu không phải là chính tác giả.
Sau đây là một số cách mở đầu bài viết hấp dẫn như mở đầu gây sự ngạc nhiên, mở đầu tạo ra ngòi nổ, kiểu mở đầu là một câu chuyện... Nếu có thời gian hãy viết ra ba, bốn kiểu mở đầu rồi chọn lấy kiểu phù hợp nhất. Hãy luôn ghi nhớ câu chuyện bạn viết phải mới mẻ. Nếu sự kiện đó đã xảy ra từ hôm qua, bạn đọc ít nhiều biết qua phương tiện truyền thông khác, bạn phải tìm ra điều mới nhất gây hứng thú người đọc. Bạn phải làm cho người đọc cảm thấy như được cùng bạn chứng kiến sự việc.
Kết thúc bài viết có thể là một phán quyết, một đề xuất, cũng có thể là một lời bình, cũng có thể là nêu câu hỏi để các cơ quan chức năng suy nghĩ, giải quyết.
-
Chính kiến: Trong các đề tài, dù là tin hay phóng sự, người viết đều phải có chính kiến. Chính kiến là biểu hiện cụ thể, trực tiếp quan điểm, thái độ của phóng viên trước sự kiện, vấn đề đó. Chi tiết có nhiều nhưng chính kiến chỉ có một, chưa có sự kiện thì chưa thể có thái độ. Có hai cách biểu đạt chính kiến:
- Trực tiếp: "Theo chúng tôi" là phải thế này.
- Gián tiếp: Mượn lời người khác để bộc lộ.
Sự kiện là khách quan. Chính kiến là chủ quan. Phải làm sao để khéo léo thể hiện để người đọc dễ chấp nhận là cái tài của mỗi người.
Định kiến: Với nhà báo thì định kiến là một thói xấu, nó ngăn cản nhà báo nhìn nhận vấn đề đúng với bản chất.
Sự cẩn thận, tỉnh táo: Tai có thể nghe nhầm, mắt có thể nhìn nhầm, trí nhớ cũng có thể nhầm, và người cung cấp thông tin cũng có thể nhầm bởi vậy ta phải kiểm tra các thông tin thu lượm được. Việc này mất công nhưng không thể không làm. Sự cẩn thận không bao giờ thừa, bởi vì nếu không thẩm tra, để lỗi lên báo thì dù chỉ là lỗi nhỏ, bài báo cũng không còn giá trị. Với người nổi tiếng thì sự chủ quan trong quá trình tìm hiểu sự việc sẽ để lại hậu quả đau đớn.