Top 8 Bí quyết dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non tại nhà
Trước xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nhiều ba mẹ nhận thấy tầm quan trọng của việc cho con học tiếng Anh ngay từ nhỏ. Tuy nhiên, tham gia các lớp học Anh văn ... xem thêm...thôi là chưa đủ, vì để dạy trẻ học tiếng Anh tốt sẽ đòi hỏi nhiều hơn thế. Thấu hiểu điều này, Toplist đã tổng hợp những phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non tại nhà được các chuyên gia chia sẻ và ba mẹ tin tưởng nhất.
-
Lứa tuổi mầm non thường hay chú ý đến sự khác biệt của màu sắc, nhịp điệu, và dễ dàng ghi nhớ bằng hình ảnh. Phương pháp phù hợp ở độ tuổi này đó là kết hợp việc học và chơi với nhau. Hãy tạo ra môi trường cho bé được “tắm ngôn ngữ” và từ từ tiếp thu kỹ năng nghe và nói cho trẻ.
Cha mẹ nên thiết lập thời gian học tiếng Anh cùng con. Cha mẹ nên dạy tiếng Anh cho con trong khoảng thời gian ngắn, không nên quá dài nhưng phải đều đặn và thường xuyên mỗi ngày. Chúng ta nếu thực hiện một hoạt động liên tục trong 24 ngày sẽ hình thành phản xạ quen thuộc cho não bộ.Dần dần, não bộ sẽ tự động ghi nhớ và thực hiện mà không cần nhắc nhở. Điều này có thể ứng dụng vào việc học Anh ngữ tại nhà cho trẻ, ban đầu não bộ của trẻ sẽ “chống đối” và thụ động tiếp thu thông tin. Nhưng nếu ba mẹ kiên trì rèn luyện cùng con mỗi ngày sẽ giúp trẻ không còn “ngại” và yêu thích việc học tiếng Anh nhiều hơn.
Cha mẹ có thể dần dần thực hiện các bài học dài hơn để giữ cho khoảng thời gian tập trung của con tăng lên. Bên cạnh đó, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn nếu bạn dành những món quà nhỏ cho trẻ sau những giờ học. Ví dụ, cha mẹ có thể chơi một trò chơi tiếng Anh mỗi ngày sau giờ học hoặc đọc một câu chuyện tiếng Anh với con trước khi đi ngủ. Nếu bố mẹ có không gian ở nhà, bố mẹ có thể tạo một góc tiếng Anh nơi bố mẹ giữ mọi thứ kết nối với tiếng Anh, ví dụ như sách, trò chơi, DVD hoặc những thứ mà con đã làm. Sự lặp lại là điều cần thiết - trẻ em thường cần nghe từ và cụm từ nhiều lần trước khi chúng cảm thấy sẵn sàng để tự mình phát âm chúng.
-
Đây là một phương pháp dạy bé học tiếng Anh hiệu quả mà ba mẹ nên áp dụng tại nhà. Trẻ con luôn tò mò và ưa khám phá. Thông qua các trò chơi, cha mẹ có thể hướng dẫn bé cách sờ, chạm, cảm nhận đồ vật và gọi tên chúng bằng tiếng Anh. Đây là một phương pháp khá thú vị giúp bé dễ dàng ghi nhớ từ vừng mà còn khơi gợi được hứng thú với việc học tiếng Anh cho trẻ. Không cần tổ chức trò chơi náo nhiệt như trên trường lớp, ba mẹ chỉ cần một số đồ dùng vật dụng là bé có thể học tiếng anh rồi.
Khả năng học của trẻ sẽ tăng lên khi trẻ vui chơi. Nên phụ huynh cũng có thể sử dụng flashcards (thẻ trò chơi) để dạy và sửa đổi từ vựng và xây dựng các trò chơi khác nhau cùng con, chẳng hạn như trò chơi ghi nhớ. Cha mẹ có thể tham khảo các trò chơi dành cho trẻ để giúp trẻ có thể thực hành kỹ năng tiếng Anh của mình như board games, word games…
Ngoài ra, ba mẹ nên có thói quen ghi âm mỗi khi con nói chuyện để có thể nhờ giáo viên chỉnh sửa lại. Có như vậy, trẻ mới có thể phát triển khả năng nói tiếng Anh tốt hơn. -
Việc học tiếng Anh bằng sách tranh rất phổ biến. Kinh nghiệm của cha mẹ có con học tiếng Anh thành công cho rằng, ghi nhớ từ vựng thông qua sách tranh là phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ hiệu quả.
Những cuốn sách tranh giúp xây dựng nhận thức về âm vị học trong khi trẻ đang tập đọc các âm của chữ cái. Trẻ có thể nhìn các hình ảnh trong trang sách để phát triển vốn từ vựng một cách tự nhiên. Thậm chí, con có thể dùng những hình ảnh để tìm hiểu thêm về sự vật, hiện tượng mới.
Bạn chọn một cuốn sách tranh phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Trong quá trình dạy học tiếng Anh qua hình ảnh và màu sắc, hãy hỏi đáp tương tác với con. Ví dụ: “Con có thể chỉ cho mẹ xem con cá sấu ở đâu trên trang này không?” hoặc “từ cá sấu bắt đầu bằng chữ cái nào?”.
Khi bạn đọc to các từ trong cuốn sách, hãy chỉ vào hình ảnh có liên quan đến các từ. Trẻ cần học được cách liên kết những từ mà con nghe thấy bạn nói với những đồ vật bạn đang chỉ vào. Ví dụ, chỉ vào hình ảnh một con chim khi bạn đọc: “The red bird”. Sau đó, yêu cầu trẻ cũng chỉ vào hình ảnh chú chim đó.Những cuốn sách tranh phù hợp để dạy cho trẻ từ 3 – 6 tuổi như: Cat’s colors của Jane Cabrera, Dog’s colorful day của Emma Dodd, Oh dear! của Rod Campbell, Dear Zoo của Rod Campbell, Polar bear, polar bear, what do you hear? của Eric Carle
-
Ưu điểm của việc dạy tiếng Anh tại nhà là bạn có thể sử dụng các tình huống hàng ngày và các đồ vật xung quanh nhà để thực hành ngôn ngữ một cách tự nhiên và phù hợp với ngữ cảnh.
Khi dạy tiếng Anh cho con tại nhà, ba mẹ có thể lồng ghép vào các đồ vật trong nhà, tình huống hàng ngày một cách tự nhiên giúp tăng phản xạ trả lời bằng tiếng Anh của trẻ. Ví dụ:
- Khi giặt / phơi quần áo – ba mẹ có thể nói về chủ đề trang phục.
- Khi nấu ăn – ba mẹ có thể nói về các loại rau củ, gia vị, màu sắc, hương vị, món ăn yêu thích của trẻ…
- Khi dọn dẹp nhà cửa – ba mẹ có thể nói về đồ nội thất, đồ chơi, cây xanh
- Khi đi siêu thị – bạn có thể tạo danh sách những thứ con muốn để kích thích trẻ nói nhiều hơn.
Đây chính là cách học tiếng Anh giao tiếp cho trẻ mầm non tự nhiên nhưng mang lại kết quả cao.
-
Việc cho trẻ xem tivi hay chương trình trên Youtube quá nhiều sẽ gây hại. Nhưng nếu ba mẹ biết áp dụng phương pháp dạy bé học tiếng Anh sẽ trở thành cách giáo dục phù hợp và giúp trẻ tiếp cận tiếng Anh toàn diện.
Những bộ phim hoạt hình tiếng Anh với hình ảnh và âm thanh sinh động, kích thích sự tò mò của bé về những cảnh quay, nhân vật… và hỏi ba mẹ nhiều hơn về những điều trẻ chưa biết. Điều quan trọng là ba mẹ hãy chọn đúng bộ phim / kênh truyền hình phù hợp với lứa tuổi của trẻ và phải có giọng phát âm tiếng Anh chuẩn. Như vậy sẽ giúp con học theo tốt hơn.
Mỗi ngày bố mẹ nên dành một ít thời gian để cùng con xem các bộ phim hoạt hình bằng tiếng Anh. Tùy vào thời gian biểu và độ tuổi mà chọn thời lượng và loại phim thích hợp. Đây là cách để trẻ cải thiện phát âm và xây dựng ngữ điệu tiếng Anh chuẩn. Một số phim hoạt hình hay như: Peppa Pig (Heo Peppa), The Magic School Bus (Xe buýt trường học ma thuật), Finding Nemo (Đi tìm Nemo), Mickey Mouse Clubhouse (Ngôi nhà vui vẻ của chuột Mickey)…
-
Ít ai biết rằng âm nhạc chính là một thứ công cụ diệu kỳ hỗ trợ cho bố mẹ trong việc giáo dục bé ngay từ giai đoạn đầu đời.
Việc cho trẻ thường xuyên nghe các bài hát tiếng Anh cũng là phương pháp dạy bé học tiếng Anh hiệu quả mà ba mẹ nên áp dụng. Với trẻ nhỏ, khả năng nhận âm rất nhạy bén nên khi được nghe các bài hát tiếng Anh yêu thích sẽ cảm thấy hứng thú và yêu thích học tiếng Anh hơn. Thêm vào đó, bài hát tiếng Anh còn cung cấp vốn kiến thức tuyệt vời để mở rộng tư duy và trí sáng tạo của trẻ.
Đồng thời, ba mẹ có thể giải nghĩa những từ mới cho con và tập cho trẻ hát theo. Nếu kiên trì áp dụng theo phương pháp này, ba mẹ sẽ thấy khả năng nói tiếng Anh của con tốt hơn rất nhiều.
-
Kể chuyện bằng tiếng Anh trước khi ngủ là một cách dạy trẻ học tiếng Anh thụ động rất hiệu quả. Ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn những quyển sách màu sắc, cốt truyện đơn giản và từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm giúp bé có ấn tượng sâu sắc với từ vựng và nội dung cốt truyện.
Sau khi đọc xong câu chuyện, bạn nên phân tích và chỉ ra những đức tính, hành vi phù hợp với tiêu chuẩn của nhân vật, điều này không chỉ giúp bé học tiếng Anh mà còn góp phần định hướng, dẫn dắt tư tưởng, hành vi của bé theo hướng đúng đắn.
Dưới đây là những mẩu truyện cổ tích tiếng Anh hay nhất mà bố mẹ có thể đọc cùng con mỗi ngày trước khi đi ngủ: Never tell a lie (Đừng bao giờ nói dối), The Perfect Heart (Trái tim hoàn hảo), The Horse, Hunter and Stag (Ngựa, Thợ săn và Hươu), The Crow and the Pitcher (Con quạ và cái bình)...
-
Chúng ta không nên đánh giá thấp về khả năng tiếp thu của trẻ chỉ bởi những gì trẻ thể hiện ra. Các bạn nhỏ hiểu nhiều hơn những gì chúng có thể nói ra bằng lời bằng tiếng Anh. Trẻ không thể hoàn toàn nghe hiểu hết mọi từ trong câu mà chúng ta dùng để giao tiếp với trẻ. Nhưng trẻ sẽ nghe và phán đoán nghĩa của những từ mà chúng không hiểu trong câu thông qua ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm nét mặt. Khi một khái niệm mới hay một ngôn ngữ mới được giới thiệu, chúng ta nên dịch nhanh một lần.
Đầu tiên là sử dụng phương pháp thì thầm, sau đó là trực tiếp dịch bằng tiếng Anh. Không nên đưa ra bản dịch liên tục, lặp lại nhiều lần trong quá trình dạy trẻ học tiếng Anh. Vì như vậy sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại, chờ dịch thụ động thay vì chủ động suy nghĩ.