Top 10 Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất vào mùa hè nắng nóng
Thời tiết oi bức của mùa hè rất dễ làm cho trẻ sơ sinh mắc các bệnh về hô hấp và tiêu hóa, vậy nên mẹ cần phải biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè để ... xem thêm...chăm sóc và bảo vệ con tránh những tác hại từ môi trường. Tuy nhiên không phải tất cả các bậc cha mẹ đều biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhất là vào những ngày hè oi bức. Dưới đây là những lời khuyên của các bác sĩ nhi khoa cha mẹ nên lưu ý để giúp con ứng phó, thích nghi với nhiệt độ môi trường:
-
Đa số các bố mẹ đều tin rằng cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt, khả năng chịu đựng và thích nghi kém nên tìm mọi cách để giữ ấm cho con như mặc quần áo dày, quấn tã hay ủ nhiều lớp chăn để cơ thể con không bị lạnh, vì vậy đã không dám dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh mùa hè. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm, vì trẻ sinh khỏe mạnh, đủ tháng và nặng từ 3,5 kg trở lên đều có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể. Cơ chế điều tiết thân nhiệt của trẻ cũng đã hoạt động để bé có thể ngủ ngon và an toàn ở cùng một nhiệt độ phòng như người lớn. Ngược lại, nếu cha mẹ ủ quá ấm, đắp nhiều chăn sẽ không có lợi mà còn khiến bé gặp nguy hiểm hơn. Nhưng nếu trẻ sinh non, cân nặng dưới 3,5 kg thì tốt nhất cha mẹ hãy đợi đến lúc trẻ 1 - 2 tháng, tùy theo sự phát triển của bé rồi mới cho con dùng điều hòa.
Sử dụng điều hòa trong phòng tốt hơn là quạt làm mát chỉ cần mẹ theo dõi và đảm bảo các giá trị về nhiệt độ và độ ẩm để phù hợp với sức khỏe của bé là được. Hơi lạnh từ máy lạnh không hướng trực tiếp vào bé và đặc biệt không nên bật quạt trong phòng máy lạnh. Bên cạnh việc nằm điều hòa sẽ mang lại sự thoải mái cho trẻ và ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh khi thời tiết nắng nóng thì điều hòa cũng dễ làm khô tuyến hô hấp, dễ dẫn đến bệnh lý hô hấp như viêm hô hấp, viêm phế quản phổi, viêm tiểu phế quản. Đặc biệt, khi sử dụng điều hòa, nếu trẻ không được chú ý và chăm sóc tốt, trẻ có thể bị những biến chứng nguy hiểm. Để dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh đúng cách, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, cha mẹ cần lưu ý nhiệt độ điều hoà nên để từ 26 - 28 độ.
-
Trong thời gian ở trong bụng mẹ, trẻ luôn được sưởi ấm bởi mức nhiệt độ từ 37,5 - 38 độ C từ thân nhiệt của mẹ. Những tháng đầu khi mới sinh ra, nếu trẻ không được ủ ấm đầy đủ sẽ có nguy cơ bị nhiễm lạnh là rất cao. Đặc biệt nếu trẻ không được sinh đủ tháng, thân nhiệt của cơ thể của trẻ sẽ càng nhạy cảm hơn. Mức thân nhiệt của trẻ sơ sinh đủ tháng, nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định trong khoảng từ 36,5 - 37,5 độ C. Khi mới sinh ra, trẻ luôn cần được đảm bảo mặc đầy đủ quần áo, mang vớ chân, đeo găng tay, độ mũ và đắp chăn mỏng nhẹ.
Nhiệt độ trong phòng cho trẻ sơ sinh tốt nhất nên duy trì ở mức 26-28 độ C. Không nên để nhiệt độ lạnh dưới 26 độ C, hạn chế để gió trời, gió quạt, gió điều hòa đến nơi trẻ nằm cũng như đảm bảo cơ thể trẻ luôn khô ráo, không bị thấm ướt bởi mồ hôi hoặc nước tiểu, có thể khiến trẻ bị viêm phổi cao. Nếu nhiệt độ môi trường cao con bạn bị nóng, bé sẽ có nguy cơ bị hội chứng đột tử (SIDS), đây là hội chứng thường hay gặp ở những trẻ từ tháng tuổi thứ 2 trở đi và gần 90% các trường hợp đột tử ở trẻ nhỏ xảy ra ở độ tuổi dưới 6 tháng tuổi, và nguy cơ này giảm khi trẻ trên 1 tuổi. Đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ trong phòng an toàn và thích hợp cho trẻ duy trì trên 26 độ C. Độ ẩm cần thiết 40 - 60%.
-
Khi nhiệt độ trong phòng quá thấp cha mẹ cần sử dụng thiết bị điều chỉnh nhiệt, máy sưởi hoặc máy điều hòa 2 chiều chỉnh mức tăng nhiệt độ, để thân nhiệt của trẻ không bị hạ quá thấp. Khi nhiệt độ trong phòng quá cao, bạn có thể bật một chiếc quạt điện trong phòng ngủ của bé tuy nhiên cần để quạt cách xa nôi bé. Không hướng trực tiếp luồng gió vào người bé, đảm bảo rằng quạt chỉ làm mát căn phòng của bé thôi. Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, cho trẻ mặc quần áo để ngủ hoặc chỉ cần mặc một chiếc tã nếu trời nóng quá.
Tốt nhất là bạn nên giảm dần nhiệt độ. Nếu ở trong phòng là 86 độ F (khoảng 30 độ C) và bạn muốn hạ thấp xuống đến 75 độ F (khoảng 24 độ C) thì trước tiên hãy để nhiệt độ ở 82 độ F (khoảng 28 độ C). Sau nửa giờ, giảm tiếp xuống 79 độ F (khoảng 26 độ C) và cuối cùng mới đến mốc 75 độ F. Hạn chế để nhiều vật dụng trong phòng ngủ, tránh để vật dụng rơi vào cơ thể trẻ cũng như hạn chế tạo nơi để vi khuẩn tích tụ, phát sinh nấm mốc. Không nên để nhiều người ra vào thăm nơi trẻ sơ sinh nằm, dễ lây lan nhiều loại virus nguy hiểm. Không hạ thấp mức nhiệt độ trong phòng theo cảm nhận của người lớn bởi cơ thể trẻ không đủ khả năng để điều chỉnh theo, rất dễ bị nhiễm lạnh nhanh chóng.
-
Trẻ sơ sinh sẽ hạ nhiệt độ cơ thể khi môi trường xung quanh quá lạnh mà bé không được giữ ấm. Tuy nhiên không nên sợ bé nhiễm lạnh mà kiêng gió, kiêng nước hay kiêng ánh sáng cho trẻ, ngược lại trẻ rất cần một môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng. Sợ bé bị nhiễm lạnh thì chỉ cần cho bé mặc quần áo đủ ấm, mang vớ, đội nón, bú sữa mẹ, cho nằm cạnh mẹ để sưởi ấm bằng chính tình yêu và thân nhiệt của mẹ, không để tã ướt bằng cách thay tã ngay khi trẻ đi tiêu tiểu. Tắm rửa mỗi ngày để giúp da trẻ sạch sẽ, các tuyến mồ hôi dễ dàng hoạt động để tham gia quá trình điều chỉnh thân nhiệt.
Khi phòng ngủ của bé sơ sinh được thông thoáng thì trẻ sẽ dễ thở hơn, chứ không phải làm trẻ ngộp thở như quan niệm xưa. Lý do đơn giản là khi thở trẻ sẽ thải ra nhiều thán khí (CO2), thán khí này sẽ không phân tán ra xung quanh nếu trong phòng không khí không lưu thông được, thán khí sẽ tập trung nhiều quanh miệng và mũi của bé làm bé thừa thán khí, thiếu dưỡng khí (O2), hậu quả nghiêm trọng nhất là gây nên hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh. Khi không dùng điều hòa bạn nên để gió thổi nhẹ vào trong phòng vì điều hòa không khí và quạt làm mát sẽ làm khô không khí trong phòng gây cảm giác khó chịu. Ngược lại gió tự nhiên rất tốt và giúp bé dễ chịu hơn.
-
Mùa nóng, thân nhiệt của bé cao, mồ hôi toát ra nhiều nên các mẹ cần vệ sinh da, tắm rửa cho bé đúng cách. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa nóng là hãy để cho da bé được thoáng mát nhưng không quá hở. Mỗi ngày tắm bé một lần. Nhiệt độ nước tắm trong khoảng 37 - 38 độ C. Các mẹ có thể dùng cùi chỏ để kiểm tra nước tắm cho bé. Khi tắm bé cần tắm nhanh. Dùng các loại sữa tắm, dầu gội êm dịu để làm sạch cho bé. Không tắm quá nhiều lần, quá lâu vì bé dễ bị cảm lạnh. Da bé sẽ mất đi lớp bảo vệ tự nhiên. Sau khi tắm cần nhanh chóng lau khô, vệ sinh rốn cho bé.
Khi cơ thể bé đã sẵn sàng để tắm một cách bình thường, bố mẹ có thể sử dụng thau/chậu bằng nhựa hoặc bồn rửa để đặt trẻ vào. Trước khi dùng nên rửa qua bồn hoặc thau/chậu và lót bằng một tấm khăn sạch. Nên chuẩn bị sẵn tất cả các vật dụng cần thiết để tắm cho trẻ sơ sinh, bao gồm khăn, ca/bình múc nước và sữa tắm trẻ em. Tập hợp trước những thứ này tại vị trí tắm sẽ thuận tiện cho phụ huynh để luôn có một tay để giữ bé trong khi tắm, tránh trường hợp cho trẻ ở một mình trong nước và đi lấy vật dụng. Theo một số nghiên cứu, mực nước trong chậu cao vừa khỏi tầm vai của bé sẽ có tác dụng giữ ấm và đem lại sự thoải mái tối đa. Tuy nhiên, yếu tố an toàn phải luôn được đặt lên hàng đầu với bất kỳ lượng nước nào.
-
Theo các bác sĩ nhi khoa, nếu bé dưới 6 tháng tuổi và được cho bú mẹ hoàn toàn, bạn không nên cho bé uống nước, ngay cả khi trời nóng. Bởi 88% thành phần của sữa mẹ là nước và lượng nước này đã đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Việc cho bé uống thêm nước không những không cần thiết mà còn có thể gây hại cho bé. Tuy nhiên, nếu bé cưng nhà bạn đang được cho uống sữa công thức, thỉnh thoảng bạn nên cho bé uống thêm một ít nước. Bởi sữa công thức thường có chứa nhiều muối hơn, việc cho bé uống thêm một ít nước sẽ giúp cho việc bài tiết trở nên dễ dàng. Ngoài ra, do quá trình trao đổi chất của các bé uống sữa công thức sẽ diễn ra chậm hơn nên thường bé sẽ có nhu cầu bổ sung nước nhiều hơn so với các bé bú mẹ.
Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón, sốt hoặc nếu nhiệt độ thời tiết quá nóng, bạn có thể cho bé uống vài thìa nhỏ nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, tránh cho bé uống quá nhiều và hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi làm điều này nhé. Đừng quên cho bé uống thật nhiều nước và hấp thụ những thực phẩm giàu nước. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi mẹ cần tìm hiểu rõ nguồn thực phẩm nhiều nước mà trẻ có thể dùng như bí ngô, bông cải xanh, bơ, cam... Lưu ý rằng con có thể quyết định được lượng nước uống nên đừng ép nếu bé không thích. -
Thường xuyên lau khô mồ hôi ở những vùng da ở cổ, lưng, khuỷu tay, bẹn, mông giúp bé không bị cảm lạnh hay rôm sảy. Nếu bé bị rôm, sảy, mẹ có thể tắm cho con bằng thuốc tím pha loãng hoặc nước khổ qua (mướp đắng). Sau khi thay tã, nên rửa sạch hậu môn và bộ phận sinh dục cho bé, theo chiều từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn tấn công vùng kín của con. Mặc quần áo bằng chất liệu thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi. Cho bé tắm nắng vào buổi sáng khoảng 30 phút. Thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 6:30 đến 7:30.
Nhiều mẹ cho rằng làn da của bé sẽ luôn mềm mịn tự nhiên. Tuy nhiên, nếu thời tiết hanh khô thì bé cũng sẽ bị nứt nẻ hoặc bong tróc da. Hơn nữa, so với người lớn thì làn da của bé sẽ khá nhạy cảm, mỏng manh và rất dễ bị thương tổn. Bên cạnh đó, lượng dầu mà cơ thể của các bé tiết ra cũng khá ít. Làn da trẻ sơ sinh rất mềm mại, mỏng manh, nhạy cảm. Do tuyến bài tiết mồ hôi chưa hoàn thiện, trẻ sơ sinh dễ mất cân bằng pH da. Ngoài ra, sự đáp ứng miễn dịch còn kém, trẻ sơ sinh ít có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh nên da bé rất dễ bị nhiễm trùng, tổn thương. Vì vậy, vấn đề chăm sóc và vệ sinh da cho trẻ sơ sinh rất quan trọng.
-
Sau khi sinh khoảng 5 đến 7 ngày, phần còn lại sẽ bắt đầu khô và rụng. Trước khi rụng, chân rốn chưa khô, chưa thành sẹo nên mẹ cần phải chăm sóc hết sức cẩn thận, tránh vi trùng xâm nhập. Đặc biệt, trong những ngày hè nắng nóng, vi trùng vi khuẩn càng có điều kiện thuận lợi để phát triển. Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều. Nên rửa tay bằng xà phòng và nước, sau đó sát trùng lại lần nữa bằng cồn mỗi khi thay băng rốn cho bé, mẹ nhé!
Các dây rốn thường tự tách ra trong vòng một hoặc hai tuần. Thật bình thường khi Mẹ nhìn thấy một mảng da khô, màu đỏ ở cuống rốn. Đôi khi, một lượng nhỏ máu tối màu có thể chảy ra - đừng lo lắng đó là điều bình thường. Nhưng nếu việc chảy máu kéo dài trên hai tuần, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ ngay. Cuống rốn nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ bị nhiễm trùng. Nếu thấy bé có các triệu chứng bé bị sốt, cuống rốn có mùi hôi hoặc chân rốn chảy mủ, da xung quanh rốn đỏ và mềm, bé khóc khi bạn chạm nhẹ vào rốn, cuống rốn bị sưng và chảy máu, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện ngay.
-
Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch chưa phát triển rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của các loại vi khuẩn, nhất là trong mùa hè, môi trường tuyệt vời để vi khuẩn sinh sôi. Chính vì vậy, mẹ nên đặc biệt chú ý quan sát bé hằng ngày để phát hiện những điểm bất thường dù là nhỏ nhất. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi bú mẹ, vừa giúp con bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, vừa tăng khả năng miễn dịch cho bé. Đối với những trẻ không bú mẹ, nên chú ý bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ để giúp bé tăng sức đề kháng. Kháng thể được chuyển từ mẹ sang con qua nhau thai vào ba tháng cuối thai kỳ chính là để bảo vệ bé trong quá trình sinh nở.
Mức độ miễn dịch của mẹ sẽ quyết định số lượng và loại kháng thể sẽ được truyền cho em bé. Trong khi sinh, em bé có thể nhận được khá nhiều vi khuẩn trong âm đạo của mẹ, trong ruột em bé sau khi sinh ra vì thế đã có sẵn những vi khuẩn này, góp phần nâng cao hệ thống miễn dịch của mình. Nuôi con bằng sữa mẹ chính là yếu tố quan trọng nhất để phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời. Đặc biệt sữa non trong vài ngày đầu sau khi sinh bé của mẹ có chứa nguồn kháng thể rất mạnh, giúp đem lại hệ miễn dịch tốt nhất cho bé.
-
Mùa hè nắng nóng và gay gắt, vì vậy việc chăm sóc trẻ sơ sinh khi ra ngoài trời càng cần phải chú ý. Làn da của trẻ sơ sinh thường mềm mại, ít có khả năng tự bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Vì thế, khi đưa bé ra ngoài, bạn cần sử dụng miếng chắn nắng trên xe đẩy, có thể quấn thêm tã vải hoặc khăn mỏng trên miếng chắn nắng để bé được mát hơn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da rất nhạy cảm. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ có nguy cơ bị cháy da và hư tổn da cao hơn bởi tác động của tia UV. Thêm vào đó, trong 15 năm đầu đời, việc tiếp xúc với tia UV làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da về sau trong cuộc đời trẻ.
Ánh nắng mặt trời là nguồn vitamin D tốt nhất giúp cho trẻ phát triển xương rắn chắc và khỏe mạnh. Hầu hết trẻ em có thể hấp thụ đầy đủ lượng vitamin D cần thiết khi tham gia hoạt động ngoài trời trong khoảng thời gian có nhiều tia UV (10 giờ sáng - 2 giờ chiều). Bạn không cần phải chủ động tắm nắng cho bé để tổng hợp vitamin D. Kể cả khi mặc quần áo kín, đội nón và bôi kem chống nắng, hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể hấp thụ đủ lượng ánh nắng mặt trời để phát triển khỏe mạnh.