Top 10 Bí kíp lấy lại năng lượng học tập tích cực sau mùa dịch
Năng lượng tích cực chính là chìa khóa dẫn bạn đến thành công. Trong học tập, ai cũng muốn nắm giữ chiếc chìa khóa này. Song, trước tình hình đại dịch COVID19 ... xem thêm...hoành hành, học sinh phải trải qua "kì nghỉ Tết lịch sử", khi quay lại trường học, tâm lí của phần đông là ì ạch và uể oải. Top 10 bí kíp lấy lại năng lượng học tập tích cực sau mùa dịch mà Vietnam9news.com chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích với bạn.
-
"Sức khỏe là vàng"- bạn không thể học tập tốt khi mà cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, yếu ớt. Theo các nhà khoa học, sức khỏe tốt giúp đầu óc con người minh mẫn và xử lí các tình huống nhanh chóng, chính xác hơn. Để duy trì một sức khỏe tốt, bạn cần có kế hoạch tập luyện và biến nó thành thói quen không thể thiếu mỗi ngày.
Tùy vào quỹ thời gian, bạn hãy chọn cho mình những động tác thể dục, đi bộ, chơi thể thao...để tăng cường thể chất, sự dẻo dai. Sau một thời gian dài nghỉ dịch, cơ thể quen với nhịp sống chậm chạp nhàn nhã, bạn hãy "tút" lại sức khỏe ngay lập tức để có thể đón nguồn năng lượng tích cực nhất. Đi kèm với việc tập luyện, bạn cũng nên tránh xa những thói quen có hại cho sức khỏe như ăn uống đồ cay nóng, thức quá khuya hoặc lạm dụng chất kích thích.
-
Một ngày bạn tiêu tốn bao nhiêu thời gian cho mạng xã hội và các trò giải trí? Nếu muốn tạo năng lượng tích cực, bạn hãy tạm rời xa các thiết bị thông minh này nhé! Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên tiếp xúc với màn hình điện thoại 1h đồng hồ trước khi đi ngủ thường bị ảnh hưởng về thị giác, ức chế giấc ngủ (ngủ không sâu, giấc ngủ chập chờn, ngủ dậy mệt mỏi) và khiến khả năng tập trung chậm hơn những người không có thói quen này.
Mỗi người chỉ có 24h một ngày để làm tất cả mọi việc, bạn đừng đốt thời gian vào những thứ vô bổ, những trò giải trí nhảm nhí. Người có năng lượng tích cực thường biết sử dụng các thiết bị thông minh một cách hữu ích nhất. Ví dụ, thay vì đổ nhiều thời gian dạo Facebook, câu like, đọc những trang tin giật gân, vô bổ, bạn hãy chọn đọc blog, tạp chí liên quan đến việc học tập của mình. Hãy lưu những trang thông tin hữu ích đó lại và sử dụng nó một cách thông minh nhất.
-
Buổi sáng trước khi ra khỏi nhà, bạn hãy tập cho mình thói quen note lại những việc cần làm trong ngày vào một cuốn sổ và kiểm tra tiến độ đạt của nó trước khi đi ngủ. Đầu óc con người không phải là một cỗ máy vậy nên đôi khi chúng ta không thể ghi nhớ "tất tần tật" những việc mình cần làm trong ngày. Thời gian biểu hợp lí giúp bạn cân đối được thời gian, ưu tiên những việc cần trước và theo dõi kết quả thực hiện.
Trong quá trình học tập, thời gian biểu hợp lí lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Ngoài thời gian học chính với giáo viên và bạn bè trên lớp, bạn hãy sắp xếp cho mình thời gian học tại nhà phù hợp để khắc sâu kiến thức hơn. Khi bạn tìm thấy sự hứng thú trong học tập là lúc năng lượng tích cực trong bạn nhiều nhất. Lời khuyên của các nhà khoa học dành cho bạn là: Đầu óc con người có khả năng ghi nhớ và tập trung cao độ nhất vào khoảng 4-6h sáng và bạn nhớ ngủ trước 23h để tái tạo năng lượng cho ngày mới.
-
Việc học tập không hề nhàm chán và khó khăn như bạn nghĩ nếu bạn tìm thấy hứng thú ở chúng. Bất cứ môn học, ngành học nào cũng ẩn chứa sự logic, thú vị nhất định. Khi đã trả lời được câu hỏi: Tại sao tôi yêu thích việc học cái này tức là lúc bạn sẵn sàng áp dụng phương pháp học tập hiệu quả nhất. Bạn hãy bắt đầu tạo hứng thú học tập bằng việc tạo cho mình một không gian học tập thoáng đãng, yên tĩnh và một thời gian biểu phù hợp.
Trong cuốn sách "Tôi tài giỏi- bạn cũng thế!"- tác giả Adam Khoo đã trình bày "Sơ đồ tư duy" giúp ta ghi nhớ lượng kiến thức khổng lồ trong thời gian ngắn nhất. Sơ đồ tư duy này là gợi ý tuyệt vời giúp bạn "nuốt trọn" những kiến thức dài và khó nhớ nhất sau thời gian dài nghỉ dịch dài không động đến sách vở. "Sơ đồ tư duy" đại loại được hiểu là việc bạn trình bày lượng kiến thức lớn thành từng ý nhỏ (giống các cành cây) bằng hệ thống các mũi tên suy ra. Để học tập hiệu quả, bạn cần hiểu được vấn đề-tóm tắt được vấn đề-ghi nhớ vấn đề và ôn lại các kiến thức liên quan đến vấn đề. Bạn hãy kiên trì tự học, tự trau dồi và hỏi han bạn bè, thầy cô để tăng cường năng lượng học tập tích cực cho bản thân nhé!
-
Việc tái tạo và duy trì năng lượng học tập tích cực cũng quan trọng không kém cách bạn làm thế nào để tạo ra nó. Hãy tự thưởng cho mình những món ăn yêu thích, những bản nhạc nhẹ nhàng hoặc đơn giản là một giấc ngủ ngon sau một ngày học tập và làm việc vất vả. Đó là cách đơn giản giúp cơ thể bạn được nghỉ ngơi, thư thái và tăng cường những suy nghĩ tích cực. Tuy nhiên, bạn cũng cần thông minh khi chọn hình thức thư giãn, không nên sa vào trò chơi điện tử, những chỗ tụ tập vô bổ, chia sẻ những thông tin không hữu ích...
Nếu bạn không thể tập trung học tập, cảm thấy trí óc dường như bị chai lì và tinh thần uể oải hãy gác chuyện học lại một lúc. Bạn dành thời gian làm những điều mà mình yêu thích như xem phim, đi ăn cùng ai đó mà mình thích hay đọc sách... Làm những điều mình thích là cách tốt nhất để giúp tinh thần phấn chấn trở lại, giúp bạn kích thích tinh thần, có những suy nghĩ tích cực để có cảm hứng, sự tập trung học bài.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên dành ít phút khoảng 5 – 10 phút để giải lao, thư giãn với những sở thích của mình thôi nhé, tránh sa đà mất nhiều thời gian vào đó. Trong quá trình học bài, bạn có thể tự thưởng cho mình khi đã nỗ lực học tập, đạt được mục tiêu học tập đặt ra bằng cách cho mình thời gian để giải trí, vui chơi tùy theo ý thích. -
Sách là kho tri thức khổng lồ của nhân loại. Đôi khi, bạn tìm thấy nguồn năng lượng tuyệt vời từ những con chữ nhỏ bé trong sách vở. Duy trì thói quen đọc sách hàng ngày không chỉ cung cấp cho bạn nguồn thông tin hữu ích về mọi lĩnh vực mà còn làm tăng vốn từ và sự hiểu biết. Hãy chọn cho mình những cuốn sách phù hợp, đọc chậm rãi và thấm thía những điều thú vị từ cuốn sách đó. Làm được việc này tức là bạn đã mở được một cánh cửa cho nguồn năng lượng tích cực "ùa" vào đầu óc mình.
Luôn mang theo một quyển sách bên mình còn là cách hiệu quả để bạn thư giãn một cách nhẹ nhàng đấy. Bạn có thể chọn loại sách với chủ đề mà mình yêu thích và có khả năng thấu hiểu để việc tiếp nhận dễ dàng hơn. Hãy tập thói quen đọc sách và note lại những thông tin bổ ích để trau dồi kiến thức nữa nhé.
-
Ngay cả khi bạn đang đi làm, đi học, đi chơi... bạn cũng có thể tạo ra những nguồn năng lượng tích cực nhất. Việc nhìn ngắm một con đường đẹp, một cái cây, một ngôi nhà hay bất cứ ai mà bạn cảm thấy thích thú sẽ kích thích não bộ bạn sản sinh ra những năng lượng tích cực. Vậy nên, bạn hãy tận dụng thời gian di chuyển trong ngày để tìm kiếm và tái tạo nguồn năng lượng cho bản thân. Bạn di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc công cộng? Hãy tận dụng khoảng thời gian đi lại mỗi ngày để lắng nghe những âm thanh, câu chuyện của cuộc sống để có vốn hiểu biết phong phú hơn nhé!
Đặc biệt, bạn cần có sự thoải mái về tâm lý. Mặc dù điều này không phải là đơn giản vì hầu hết học sinh đều ít nhiều cảm thấy căng thẳng, lo âu trước mùa thi cử. Do đó, bạn cần tham khảo những cách giúp giải tỏa căng thẳng, cách tạo hứng thú trong học tập để hạn chế suy nghĩ giúp cơ thể và tâm trí thoải mái mới trở lại việc học. Hãy tận dụng thời gian di chuyển để chuẩn bị một tinh thần thoải mái trước khi đến lớp nhé.
-
Giai đoạn mới bắt đầu học lại sau kì nghỉ dịch, việc thiếu tập trung rất dễ mắc phải. Trong những lúc không có được sự tập trung, sự hứng thú cao nhất, bạn nên chọn những kiến thức dễ học trước sau đó mới học tới những bài khó sau. Điều này giúp bạn vẫn học được bài hiệu quả, đồng thời lấy lại cảm hứng tốt nhất. Do đó, dù có đang học một chủ đề khó, bạn hãy để đó và lựa chọn chủ đề khác dễ học hơn.
Khi đã lấy lại cảm hứng, bạn hãy chọn học những chủ đề khó. Lưu ý, bạn không nên học một môn trong suốt một thời gian dài mà hãy học một số môn học khác nhau đan xen, khoảng từ 3 đến 4 môn. Điều này sẽ giúp bạn tạo được cảm hứng tốt hơn trong quá trình học tập của mình, không bị nhàm chán, mất hứng thú.
-
Để có động lực học tập tốt, bạn hãy liệt kê ra các động lực giúp mình cố gắng, phấn đấu tốt hơn bao gồm những gì? Ví dụ:
- Yếu tố khách quan như được học bổng, lời khen của bố mẹ hay khen thưởng của trường hay gia đình.
- Yếu tố chủ quan như giúp mình hiểu biết hơn về một chủ đề nào đó, nâng cao kiến thức, đạt điểm thi tốt
Từ đó, bạn hãy xem những động lực này như là mục tiêu để phấn đấu. Xem mình đã đạt được những gì và được khen thưởng ra sao với ngày tháng rõ ràng trong một quyển vở để xem bạn đã có những tiến bộ như thế nào để đạt được những điều đó.
Khi học bài, bạn có thể bị mất tập trung bởi những yếu tố khách quan như đang học bài thì bạn bè gọi điện buôn chuyện, bạn rủ đi chơi. Hay ngồi học trước màn hình tivi và tiếng mọi người nói chuyện ồn ào. Đây là những yếu tố khách quan, khó có thể điều chỉnh theo ý của mình. Do đó, bạn cần xác định rõ mục tiêu và nghĩ đến chúng trong lúc thiếu tập trung và bắt đầu học tập hiệu quả sau thời gian nghỉ dịch quá yêu chiều bản thân.
-
Học tập là một con đường trải dài, thậm chí là cả một đời người. Nguồn cảm hứng trong học tập là không giới hạn, và chúng ta có nhiệm vụ là phải có được nó. Nhiều người nghĩ rằng nếu như tạo một tinh thần năng suất cho bản thân, chúng ta có thể chăm chỉ học tập hơn. Không ai có thể thể phủ nhận được điều đó. Mặt khác, dù cho áp lực sẽ có thể ép bạn vùi mình vào sách vở, nhưng nó cũng không loại trừ khả năng trở thành một con dao giết chết tinh thần bạn bất kì lúc nào.
Ngày nay, đặc biệt là ở giới trẻ, những căn bệnh về tâm lý như trầm cảm, tự kỉ cũng xuất phát rất nhiều từ áp lực và kì vọng trong việc học tập. Vì thế, hãy luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng trong việc học hành. Dù dịch bệnh khiến kế hoạch học tập và những dự định công việc của bạn bị trì hoãn và ảnh hưởng không ít, nhưng đừng quá áp lực. Áp lực trong giai đoạn bắt đầu lại sau dịch là việc dễ hiểu, đó là vì bạn lo sợ sẽ không kịp tiến độ. Tuy nhiên, bạn cần hiểu đó là yếu tố khách quan và bình tĩnh, quyết tâm dồn hết sức để tiếp tục kế hoạch học tập của mình. Một tâm trạng tốt sẽ giúp bạn học hiệu quả hơn là để áp lực đè nén.