Top 9 Bệnh ung thư nguy hiểm bạn nên biết dấu hiệu để phòng chống
Ung thư vẫn luôn là mối quan tâm trên toàn cầu. Bài viết dưới đây, Toplist sẽ cùng bạn tìm hiểu về các bệnh ung thư thường gặp, nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu ... xem thêm...và cách phòng chống.
-
Cổ tử cung của chị em phụ nữ được bao phủ bởi một lớp mô mỏng - lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là bệnh về phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, sau ung thư vú. Bệnh để lại nhiều hậu quả đau đớn như vô sinh, nếu nặng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Hầu hết tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm trùng papillomavirus (HPV). Có rất nhiều loại HPV, trong đó có một số loại vi-rút có nguy cơ cao gây ra các bệnh như ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ và dương vật, ung thư đầu và cổ. Các loại HPV khác có thể gây ra mụn cóc sinh dục.
- Quan hệ tình dục quá sớm, sinh con trước 17 tuổi.
- Người có hệ miễn dịch yếu và do yếu tố di truyền.
Dấu hiệu:
- Ung thư cổ tử cung thường phát triển âm ỉ trong một thời gian dài (mất khoảng vài năm). Trong thời gian này, các tế bào ở cổ tử cung sẽ biến đổi một cách bất thường do sự thay đổi môi trường âm đạo hoặc do nhiễm virus HPV.
- Sự biến dạng của những tế bào này xảy ra trước khi ung thư xuất hiện được gọi là loạn sản hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung (CIN).
- Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết ung thư cổ tử cung đó là chảy máu bất thường ở âm đạo, ví dụ như chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, thời gian dài hơn so với chu kỳ bình thường, chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ.
- Dấu hiệu của ung thư phát triển có thể bao gồm đau vùng chậu, tiểu tiện bất thường và sưng chân. Nếu ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết, các khối u có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan đó, ví dụ khối u nằm đè lên bàng quang hoặc làm tắc tĩnh mạch.
Cách phòng chống:
- Tiêm phòng vắc-xin HPV, đến hiện tại thì đây vẫn là cách hữu hiệu nhất, giúp phòng tránh 99% nguy cơ gây bệnh.
- Ăn uống lành mạnh.
- Không quan hệ tình dục quá sớm, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trong thời gian hành kinh và khi quan hệ tình dục.
-
Ung thư vú là căn bệnh khá phổ biến, gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ở phụ nữ hiện nay. Ung thư vú là dạng u vú ác tính. Một khối u có thể là lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Đa số các trường hợp ung thư vú bắt đầu từ các ống dẫn sữa, một phần nhỏ phát triển ở túi sữa hoặc các tiểu thùy. Ung thư vú nếu phát hiện và điều trị muộn có thể đã di căn vào xương và các bộ phận khác, đau đớn sẽ càng nhân lên.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Bệnh ung thư vú thường mắc phải ở những người sinh con muộn, không có khả năng sinh sản hoặc không cho con bú.
- Do gen di truyền: Nếu trong gia đình có mẹ hoặc bà, anh chị em mắc bệnh này thì bạn cũng nên đi bệnh viện kiểm tra, bởi bệnh này có thể di truyền trong các thành viên trong gia đình.
- Có kinh nguyệt sớm hay mãn kinh muộn cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.
- Những người có tiền sử các bệnh liên quan đến vú như xơ nang tuyến vú...
- Sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm cũng tạo điều kiện phát sinh ung thư vú.
- Béo phì, lười vận động, ăn thức ăn nghèo vitamin, hút thuốc lá, uống rượu cũng có nguy cơ bị ung thư vú.
Dấu hiệu:
- Ban đầu không có biểu hiện cụ thể, ở một số người sẽ thấy có vật cứng không đau trên ngực.
- Ở những giai đoạn tiếp theo sẽ có những biểu hiện rõ rệt như núm vú bị loét, rỉ dịch, bị co kéo tụt vào trong, sờ được một mảng lộm cộm trong vú hay cục u ở vú hay nách, da vú bị thay đổi hình dạng và màu sắc khác biệt so với bên vú kia, đau vú một hay nhiều nơi.
Cách phòng chống:
- Hạn chế thực phẩm nấu quá kỹ, các món ăn quá nhiều dầu, quá ngọt, các chất kích thích.
- Bổ sung axit béo omega 3, rau xanh và hoa quả như xà lách, rau cải, tỏi... và kết hợp các sản phẩm chức năng theo lời khuyên của bác sĩ.
- Khám sàng lọc ung thư vú, và kiểm tra sức khỏe định kỳ: Vì thời kỳ “tiền lâm sàng” của ung thư vú kéo dài từ 8 - 10 năm nên việc khám sàng lọc có giá trị cao trong việc phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.
- Bệnh ung thư vú thường mắc phải ở những người sinh con muộn, không có khả năng sinh sản hoặc không cho con bú.
-
Ung thư vòm họng là bệnh đứng hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ và thường gặp ở các loại ung thư nói chung. Nguyên nhân gây ung thư vòm họng cho tới nay chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, người ta có nói đến ba yếu tố nguy cơ chính của căn bệnh này là virus Epstein - Barr, di truyền và môi trường. Do vị trí nằm ở sâu nên ung thư vòm họng thường khó phát hiện được sớm, các dấu hiệu của bệnh thường lẫn với các triệu chứng của cơ quan khác. Chính vì vậy bệnh nhân thường đến viện muộn hoặc đã được điều trị ở những chuyên khoa khác như tai mũi họng, mắt, thần kinh. Chẩn đoán ung thư vòm họng dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, soi vòm, chụp phim, chẩn đoán tế bào học và mô bệnh học.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Bị nhiễm virus EBV hoặc HPV.
- Thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hóa chất.
- Ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men, uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá.
- Do di truyền, do tuổi tác...
Dấu hiệu:
- Ung thư vòm họng là căn bệnh phát triển âm thầm hầu như không để lại triệu chứng gì đáng kể.
- Ở những giai đoạn đầu, bệnh có các triệu chứng như đau đầu âm ỉ từng cơn, ù tai một bên, ngạt mũi một bên, nổi hạch ở cổ...
- Ở những giai đoạn sau, các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ, dẫn đến khối u to hơn, đau đầu dữ dội, thính giác và thị giác kém rõ rệt, mất cảm giác ở họng, mất phản xạ nuốt, chảy mủ mũi có thể kèm theo máu, bước vào giai đoạn cuối, bệnh lúc này sẽ xâm lấn xuống vùng mũi - họng, khoang miệng, xâm lấn hốc mắt gây lé mắt, lồi mắt, mù…
- Ung thư vòm mũi họng di căn xa ở não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác, đặc biệt là ở phổi và xương cho thấy bệnh đã di căn.
- Khi bệnh đã di căn là báo hiệu bạn đã vào giai đoạn cuối của bệnh ung thư và khi này khó có thể điều trị bệnh khỏi một cách hoàn toàn.
Cách phòng chống:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có cồn.
- Hạn chế ăn các món ăn chứa nhiều muối.
- Không ăn đồ ăn quá nóng có thể gây tổn thương hầu họng.
-
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến cả nam lẫn nữ, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay. Bệnh ung thư hay gặp, khó phát hiện nhất và kết quả điều trị hiệu quả thấp, gây tử vong nhiều nhất hiện nay là ung thư phổi. Tại Việt Nam, sau ung thư gan, ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm thứ hai ở cả nam và nữ. Hiện nay, theo các kết quả nghiên cứu, bệnh ung thư phổi được chia thành 2 loại là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Nguyên nhân gây bệnh:- Hút thuốc lá: Hiện nay, 90% bệnh nhân bị ung thư phổi bởi hút thuốc lá, 4% bệnh nhân do hít phải số lượng đáng kể khói thuốc hàng ngày.
- Môi trường làm việc là yếu tố dễ gây ra bệnh ung thư phổi. Các tác nhân từ môi trường gây ung thư phổi như khói bụi, những người làm việc trong môi trường luyện thép, niken, crom và khí than.
- Tiếp xúc với tia phóng xạ: Đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi. Bệnh nhân làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon.
Dấu hiệu:
- Ở những giai đoạn đầu, bệnh chưa có dấu hiệu rõ ràng, chỉ có một số biểu hiện: ho dai dẳng, đau ngực, đặc biệt là khi hít thở sâu, thở khò khè hoặc khó thở, ho có đờm hoặc máu, mệt mỏi.
- Ở những giai đoạn sau bệnh lan ra các bộ phận ở ngực gây đau dữ dội, khàn giọng, mặt bị phù, cổ bạnh ra, thở nhanh và tràn dịch phổi.
Cách phòng chống:
- Không hút thuốc, tránh các nơi có khói thuốc và môi trường bị ô nhiễm.
- Nếu phải làm việc trong một môi trường tiếp xúc với nhiều hóa chất. Bạn nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn an toàn.
- Khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm, kiểm tra mức radon trong nhà...
- Hút thuốc lá: Hiện nay, 90% bệnh nhân bị ung thư phổi bởi hút thuốc lá, 4% bệnh nhân do hít phải số lượng đáng kể khói thuốc hàng ngày.
-
Ung thư máu hay bệnh bạch cầu là bệnh ác tính. Đây là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra khối u. Khi mắc căn bệnh này, bạch cầu trong cơ thể người bệnh sẽ tăng đột biến. Thông thường, bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên, khi tăng lên đột biến, số lượng lớn bạch cầu sẽ trở nên “hung dữ” và gây hại cho chúng ta. Khi đó, bạch cầu sẽ bị thiếu “thức ăn”, dẫn đến hiện tượng “ăn” hồng cầu. Điều này khiến cho các hồng cầu bị phá hủy dần dần, khiến người bệnh thiếu máu, từ đó dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ, như trường hợp các nạn nhân bom nguyên tử ở Nhật vào cuối Thế Chiến II, vụ tai nạn nổ lò nguyên tử Chernobyl (Ukraine) năm 1986 hoặc ở bệnh nhân tiếp nhận xạ trị.
- Bệnh nhân ung thư được điều trị bằng thuốc và hóa chất.
- Làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất như benzene, formaldehyde.
- Một số bệnh do thay đổi gene như hội chứng Down, do virus hoặc vài bệnh về máu.
Dấu hiệu:
- Triệu chứng bệnh ung thư máu phụ thuộc nhiều vào số lượng các tế bào bạch cầu ác tính có trong máu cũng như cả vào vị trí các tế bào này gây ảnh hưởng tới cơ thể. Vì thế nên người bệnh ở thể bệnh nào thì các triệu chứng ở thể bệnh ấy cũng khác nhau.
- Khi tế bào dạng bạch cầu ung thư phát triển nhanh trong tủy sẽ gây ra tình trạng đau nhức xương. Đồng thời chúng chiếm chỗ và làm giảm sự phát triển những tế bào máu bình thường khác. Lúc đó bệnh nhân có thể có những chứng như đốm đỏ, nhức đầu, đau xương, sưng hạch bạch huyết, da xanh xao, cơ thể luôn có cảm giác mệt mỏi, chảy máu cam, sốt cao thường xuyên, đau bụng.
Cách phòng chống:
- Tránh tiếp xúc với hóa chất: Các loại hóa chất hư thuốc diệt cỏ, benzen... là một trong những nguy cơ chính cho việc phát triển bệnh ung thư máu. Trong trường hợp bất khả kháng, cố gắng giảm thiểu thời gian tiếp xúc và mang đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang...
- Tránh tiếp xúc bức xạ: Bức xạ cũng có thể làm thay đổi các thành phần trong máu, vì vậy sẽ tốt hơn nếu giảm thiểu thời gian tiếp xúc với các tia nồng độ cao.
- Tập thể dục thường xuyên: Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tập các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức bởi vì khoa học chứng minh rằng tập thể dục có thể ngăn ngừa ung thư và ung thư máu cũng không phải ngoại lệ.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, đồng thời giảm thiểu tiêu thụ các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
- Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ, như trường hợp các nạn nhân bom nguyên tử ở Nhật vào cuối Thế Chiến II, vụ tai nạn nổ lò nguyên tử Chernobyl (Ukraine) năm 1986 hoặc ở bệnh nhân tiếp nhận xạ trị.
-
Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong thứ 2, sau ung thư phổi. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao hơn phụ nữ. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh, trên 50 tuổi, chế độ ăn uống không lành mạnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nếu phát hiện sớm bệnh vẫn có thể chữa khỏi. Ung thư đại trực tràng là loại ung thư có nguồn gốc từ đại tràng (phần chính của ruột già) hoặc trực tràng (đoạn nối giữa đại tràng và hậu môn). Đây là loại ung thư phổ biến thứ ba được chẩn đoán có ở cả nam và nữ. Hầu hết ung thư đại tràng đều khởi phát từ sự tăng sinh của niêm mạc đại trực tràng gọi là pô-lýp. Một số dạng pô-lýp có thể tiến triển thành ung thư sau nhiều năm. Khả năng tiến triển thành ung thư tùy thuộc vào từng loại pô-lýp. Có hai loại pô-lýp chính là Pô-lýp tuyến (u tuyến): Loại pô-lýp này đôi khi phát triển thành ung thư và Pô-lýp tăng sản và pô-lýp viêm: Loại pô-lýp này phổ biến hơn nhưng thường không phải là tình trạng tiền ung thư.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Đến hiện tại thì vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, chỉ biết được nó có quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống của chúng ta.
- Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư đại trực tràng đó là: Hút thuốc lá. Đặc biệt là những người đã hút thuốc trong nhiều năm. Uống rượu. Nghiên cứu cho thấy một liên kết giữa việc tiêu thụ rượu (ngay cả khi nó là trung bình) và một số loại ung thư : vú, đại tràng và trực tràng, thực quản, thanh quản, gan, miệng và họng. Bệnh béo phì và thừa cân. Không hoạt động thể lực. Chế độ ăn giàu thịt đỏ, thịt chế biến (xúc xích, giăm bông, thịt hun khói, thịt nướng vv), và ít trái cây và rau. Thiếu ánh sáng tự nhiên.
Dấu hiệu:
- Chán ăn, khó tiêu, những thay đổi bất thường khi đại tiện như táo bón, đi ngoài ra máu...
- Sụt cân bất thường.
- Co thắt dạ dày, đau bụng dai dẳng.
- Phát hiện có khối u ở phần thực tràng, đại tràng, bụng chướng, có ợ hơi...
Cách phòng chống:
- Bỏ hút thuốc lá.
- Tăng cường hoạt động thể chất.
- Đạt và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
- Hạn chế uống rượu.
- Ăn đủ các loại trái cây và rau quả và ngũ cốc.
- Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thịt nguội (thịt chế biến - bảo quản).
-
Ung thư buồng trứng là bệnh mà trong đó các tế bào ác tính phát sinh từ các bộ phận khác nhau trong buồng trứng, bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ nhất là có nguy cơ gây tử vong cao thứ 3 trong các loại ung thư thư thường gặp. Các thể ung thư buồng trứng bao gồm: Ung thư biểu mô buồng trứng là các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng đây là loại hay gặp nhất. Ung thư tế bào mầm là ung thư xuất phát từ các tế bào sản xuất ra trứng, loại này ít gặp hơn ung thư biểu mô. Ung thư buồng trứng xuất phát từ các tế bào mô nâng đỡ buồng trứng. Loại này cũng ít gặp.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Tiền sử gia đình: Những người có quan hệ huyết thống như mẹ, chị, em gái ruột mắc bệnh ung thư buồng trứng.
- Trong gia đình có người mắc ung thư vú, ung thư đại tràng cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
- Tiền sử bản thân: Những phụ nữ có tiền sử mắc bệnh ung thư vú và ung thư đại tràng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn
- Tuổi: Khả năng phát sinh ung thư buồng trứng tăng cao theo tuổi, hầu hết xuất hiện ở độ tuổi trên 50 và tăng cao ở những người trên 60 tuổi.
- Mang thai và sinh con: Những phụ nữ đã từng mang thai và sinh con thì nguy cơ thấp hơn so với những người chưa từng sinh con. Sinh càng nhiều con thì nguy cơ càng thấp.
- Sử dụng thuốc kích thích phóng noãn: Có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Tuy nhiên là vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu.
- Điều trị hormon thay thế: Điều trị hormon thay thế sau khi mãn kinh tăng nguy cơ.
- Bột talc: Phụ nữ sử dụng bột talc nhiều ở cơ quan sinh dục làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng
Dấu hiệu:
- Cảm giác khó chịu, đau ở vùng bụng dưới
- Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón
- Thường xuyên đi tiểu do tăng áp lực đè ép vào bàng quang
- Ăn kém, cảm giác đầy bụng kể cả sau một bữa ăn nhẹ
- Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh, thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Đau khi quan hệ tình dục.
Cách phòng chống:
- Ăn uống điều độ.
- Cần hạn chế thức ăn chứa nhiều mỡ động vật, nhiều protein, giàu năng lượng.
- Ăn nhiều như rau xanh, cà rốt, ngũ cốc và thực phẩm có chứa các hợp chất hydrocacbon, vitamin A, vitamin C, cenlulose.
- Kéo dài thời gian cho con bú.
- Khám sức khỏe định kì.
- Chú ý trong việc sử dụng các thuốc chứa hormon...
-
Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp, đứng đầu các loại ung thư tiêu hóa. Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày phát triển bất thường đột biến, mất kiểm soát và xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Khi bệnh ung thư dạ dày tiến triển nặng, có thể gây tử vong. Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ác tính phổ biến, dễ di căn và có tỷ lệ tử vong cao. Nắm được các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày và tầm soát sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện ung thư dạ dày ngay từ khi mới chớm, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Các tổn thương tiền ung thư bao gồm: Teo niêm mạc dạ dày (hình thành do viêm dạ dày mãn tính kéo dài, không được điều trị ), tế bào ở niêm mạc dạ dày biến đổi hình thái giống như tế bào ở ruột và đại tràng (chuyển sản ruột); tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi cấu trúc, thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể (nghịch sản).
- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Gây viêm loét niêm mạc dạ dày mãn tính , dẫn đến các tổn thương tiền ung thư.
- Ung thư dạ dày liên quan tới một số hội chứng di truyền. Tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con là 48%.
- Những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao. Do đó, với những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày, nên chú trọng tầm soát định kỳ để phát hiện ung thư sớm.
- Ngoài ra, các yếu tố khác như béo phì, nhóm máu, tuổi tác, giới tính hay thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Dấu hiệu:
- Chướng bụng, đầy hơi: Đây là triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày. Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, buồn nôn sau khi ăn.
- Chán ăn, ăn không ngon: Triệu chứng này thường đi kèm với hiện tượng khó nuốt hay cảm giác luôn bị tắc nghẽn thức ăn ở cổ họng.
- Sụt cân đột ngột: Đây là một trong những triệu chứng cơ bản, dễ nhận thấy nhất khi mắc bệnh ung thư dạ dày.Người bệnh có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng vài tháng.
- Ợ chua, ợ nóng: Ợ chua, ợ nóng đi kèm cảm giác khó chịu, đau nhâm nhẩm ở dạ dày, uống thuốc thấy giảm… là triệu chứng dễ lầm tưởng với căn bệnh đau dạ dày tuy nhiên không vì thế mà bạn được phép chủ quan.
- Đau bụng dữ dội: Bắt đầu là những cơn đau từng đợt, sau đó dần trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn.
- Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết đường tiêu hóa (nôn ra máu, đại tiện phân đen thường xuyên...) thường gặp ở người bị viêm loét dạ dày, đại tràng song khi gặp triệu chứng này người bệnh cần suy xét về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày và nên lập tức đến các cơ sở y tế để khám.
Cách phòng chống:
- Bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh thay vì muối, ăn nhiều trái cây và rau.
- Không hút thuốc lá.
- Hiểu rõ tiền sử bệnh của bản thân.
- Cần nội soi dạ dày thường xuyên nếu từng bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori.
-
Ung thư gan là bệnh trầm trọng, diễn biến nhanh, điều trị khó khăn, trong khi đó phần lớn bệnh nhân ung thư gan được phát hiện thường ở giai đoạn muộn. Ung thư gan là sự tăng trưởng và phát triển không kiểm soát của các tế bào ung thư tại gan. Theo Globocan 2018, tại Việt Nam ung thư gan đứng hàng thứ nhất kể cả về tỷ lệ tử vong và số ca mới mắc. Tùy thuộc nguồn gốc khối u ác tính chia thành ung thư gan nguyên phát và ung thư gan di căn.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Xơ gan: Ung thư gan hay gặp trên nền gan xơ, chiếm tỷ lệ đến 80%. Các nguyên nhân có thể dẫn đến xơ gan gây ung thư hóa bao gồm xơ gan do rượu, xơ gan thứ phát do nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C dẫn đến ung thư tế bào gan sau 20 - 40 năm, xơ gan do nhiễm sắt. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, C dù chưa có xơ gan vẫn bị ung thư gan.
- Dùng thuốc tránh thai kéo dài cũng có thể là nguyên nhân ung thư gan. Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài tạo nên Adenoma (u tuyến) trong gan dễ tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào gan.
- Chất Aflatoxin của nấm Aspergillus có mặt trong các loại thực phẩm như lạc, đỗ bị mốc cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư gan.
Dấu hiệu:
- Vàng da (jaundice): Là triệu chứng thường gặp nhất, thường bộc lộ rõ nhất khi tiếp xúc với ánh nắng. Vàng da là hậu quả của tình trạng tắc nghẽn đường mật gây ra bởi khối u. Muối mật (bilirubin) trào ngược từ trong đường mật vào các xoang gan, đi vào máu và lắng đọng ở da. Vàng da thường kèm theo phân bạc màu và nước tiểu sẫm màu (như nước vối).
- Vàng mắt: Biểu hiện ở củng mạc mắt có màu vàng sậm. Dấu hiệu này có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời với vàng da.
- Ngứa (pruritus): Thường kèm với vàng da nhưng nhiều trường hợp lại xuất hiện trước khi có vàng da. Mức độ ngứa thường tăng lên về đêm và hầu như không đáp ứng với các thuốc điều trị da liễu. Ngứa là do acid mật lắng đọng ở da, kích thích các thụ thể thần kinh cảm giác.
- Gầy sút cân: Khoảng 30 - 50% các trường hợp gầy sút cân tại thời điểm chẩn đoán. Đây là hậu quả của quá trình rối loạn tiêu hóa (chán ăn,ăn không tiêu, chướng bụng) do không có dịch mật được bài xuất xuống ruột.
- Đau bụng vùng gan: Giai đoạn sớm thì thường đau mơ hồ, không rõ ràng. Khi đau bụng nhiều thì thường do các biến chứng của tắc mật.
- Gan to, có thể sờ thấy bờ gan ở dưới bờ sườn với mật độ mềm trong 25% các trường hợp. Khối khu trú: ít khi sờ thấy khối khu trú vùng gan
Cách phòng chống:
- Giảm gánh nặng cho gan như sử dụng thực phẩm tươi sạch.
- Không hút thuốc, không uống rượu bia.
- Giữ môi trường trong lành.
- Tăng cường miễn dịch cho cơ thể như tiêm phòng viêm gan B, C...
- Xơ gan: Ung thư gan hay gặp trên nền gan xơ, chiếm tỷ lệ đến 80%. Các nguyên nhân có thể dẫn đến xơ gan gây ung thư hóa bao gồm xơ gan do rượu, xơ gan thứ phát do nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C dẫn đến ung thư tế bào gan sau 20 - 40 năm, xơ gan do nhiễm sắt. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, C dù chưa có xơ gan vẫn bị ung thư gan.