Top 12 Bệnh thường gặp vào mùa hè và cách phòng tránh

Nguyễn Mai 492 0 Báo lỗi

Vào mùa hè, độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi... bùng phát. Mùa hè là thời điểm lý tưởng để virus ... xem thêm...

  1. Dịch bệnh tay chân miệng xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Vào mùa hè, độ ẩm cao, nhiệt độ phù hợp đã khiến cho hai loại virus-nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71) có khả năng phát triển nhanh gây ra những tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân, gối...


    Những triệu chứng ban đầu của bệnh: sốt nhẹ, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da… Đặc biệt dấu hiệu nổi ban trên da sẽ xuất hiện trước tiên trong 1-2 ngày khi phát bệnh, sau đó trở thành bọng nước và không gây đau đớn trong khoảng 10 ngày nên cần phải quan sát kỹ lưỡng những thay đổi trên da để có biện pháp phòng tránh phù hợp. Nếu không phát hiện kịp thời bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong...


    Cách phòng tránh:

    • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.
    • Cách ly trẻ bệnh tại nhà: Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
    • Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch, nếu nghi ngờ bệnh cần được cách ly.
    • Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân tránh bội nhiễm
      Vệ sinh môi trường sống: Lau phòng ở của bệnh nhân, khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%.
    • Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
    • Người nhà hay nhân viên y tế cần rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt, sau thăm khám...
    Những vị trí thường xuất hiện nổi ban đỏ trên da
    Những vị trí thường xuất hiện nổi ban đỏ trên da
    Bệnh chân tay miệng
    Bệnh chân tay miệng

  2. Bệnh viêm não Nhật Bản xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản do một loại virus gây ra gây tổn thương hệ thần kinh trung ương với biểu hiện viêm não-màng não tủy vô cùng nguy hiểm. Loại bệnh này xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1952 và có tốc độ lây lan khá nhanh do lây theo đường muỗi đốt-loài muỗi Culex tritaeniorhynchus.


    Bệnh viêm não Nhật Bản xuất hiện chủ yếu vào mùa hè (thường từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa mưa ở Miền Bắc, đỉnh cao vào các tháng 6, 7). Thời gian ủ bệnh thường từ 5 đến 15 ngày sau đó với triệu chứng sốt cao( 38 đến 40 độ) kèm theo đau đầu, cứng gáy, nôn và buồn nôn, táo bón và nguy hiểm hơn là co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, lưỡi, mi mắt hoặc toàn thân, liệt cứng,...


    Cách phòng tránh:

    • Vệ sinh môi trường sạch sẽ, định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Nếu có thể, nên dời chuồng gia súc ra xa nhà, xa nơi vui chơi sinh hoạt của trẻ em, loại bỏ các ổ bọ gậy, bãi nước tồn đọng.
    • Cho trẻ ngủ mùng để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp để phòng chống và tiêu diệt muỗi trong các hộ gia đình.
    • Tiêm vắc xin đầy đủ và tuân thủ đúng lịch tiêm viêm não Nhật Bản. Việc tiêm chủng vắc xin được áp dụng cho người lớn và trẻ em đủ tuổi (từ 9 tháng tuổi trở lên).
    • Khi đã mắc bệnh, việc điều trị chủ yếu chỉ tập trung vào việc giảm triệu chứng. Chủ động cho trẻ tiêm vắc xin và tuân thủ theo lịch tiêm phòng viêm não Nhật Bản theo khuyến cáo là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
    Nhóm động vật gây bệnh viêm não Nhật Bản
    Nhóm động vật gây bệnh viêm não Nhật Bản
    Bệnh viêm não Nhật Bản thường xuất hiện chủ yếu trong mùa hè
    Bệnh viêm não Nhật Bản thường xuất hiện chủ yếu trong mùa hè
  3. Top 3

    Sởi

    Sởi là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh từ người sang người qua đường hô hấp, dùng chung khăn mặt, điện thoại, bàn chải, tay cầm cửa. Theo công bố của UNICEF, sởi là một bệnh truyền nhiễm cao, hơn cả Ebola, bệnh lao hay bệnh cúm. Bệnh sởi cũng có thể lây lan nếu như một người nào đó chạm vào một bề mặt hoặc một vật nào đó đã bị nhiễm virus, sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của chính họ hoặc ăn uống khi chưa rửa tay.

    Vi rút sởi có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt tới 2 giờ, chờ đợi để xâm nhập vào đường thở của các nạn nhân tiếp theo
    . Vì thế, một người khỏe mạnh có thể mắc bệnh sởi nếu ở chung với người nhiễm vi rút sởi hoặc chỉ qua tiếp xúc gián tiếp trong vòng 2 giờ. Là một bệnh lý có tính chất lây nhiễm rất cao thông qua việc nuốt hoặc hít những hạt dịch tiết đường hô hấp từ một người bị nhiễm thông qua hắt hơi hoặc ho, virus sởi lây lan trong không khí và làm nhiễm trùng đường hô hấp, có khả năng gây tử vong đối với trẻ em suy dinh dưỡng hoặc trẻ em quá nhỏ chưa thể tiêm vắc xin.


    Cách phòng tránh:

    • Tiêm vắc-xin đầy đủ theo hướng dẫn của bộ y tế.
    • Cách ly người mắc bệnh sởi, tránh tập trung đông người khi có dịch.
    • Bệnh nhân và những người tiếp xúc với bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế.
    • Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
    • Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân thường xuyên.
    • Nâng cao thể trạng, dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng.
    Dấu hiệu của bệnh sởi
    Dấu hiệu của bệnh sởi
    Vi rút sởi có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt tới 2 giờ, chờ đợi để xâm nhập vào đường thở của các nạn nhân tiếp theo
    Vi rút sởi có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt tới 2 giờ, chờ đợi để xâm nhập vào đường thở của các nạn nhân tiếp theo
  4. Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên varicella zoster virus gây ra và thường xuất hiện từ 10 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Kkhi mới phát bệnh sẽ xuất hiện những mụn nước giống như bị bỏng. Mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24h và nổi ở vùng đầu mặt, bàn tay, chân hoặc cũng có thể mọc toàn thân sau đó sẽ có triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, buồn nôn. Bệnh có thể lây lan rất nhanh qua đường hô hấp, tiếp xúc quần áo,dùng chung đồ dùng cá nhân...


    Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn. Đây là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, có thể xảy ra ở cả trẻ em (phổ biến hơn) và người lớn. Mùa xuân thời tiết ẩm nồm là thời điểm bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Biểu hiện rõ rệt của thủy đậu là những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng. Bệnh có nhiều con đường lây nhiễm, có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy cần có kiến thức cơ bản về bệnh này để có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.


    Cách phòng tránh:

    • Tiêm chủng ngừa vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Với trẻ em việc tiêm ngừa vắc xin thủy đậu càng quan trọng.
    • Khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu mà bản thân chưa tiêm ngừa vắc xin thủy đậu, cần tiêm chủng ngừa trong 3 ngày sau đó.
    • Không sử dụng đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh, không chạm vào các mụn nước thủy đậu.
    • Người bệnh cần được cách ly với người thân cũng như cộng đồng, tránh để lây nhiễm rộng rãi.
    Dấu hiệu của bệnh thủy đậu
    Dấu hiệu của bệnh thủy đậu
    Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra
    Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra
  5. Vào mùa hè, độ ẩm cao rất thích hợp cho loài muỗi sinh sôi nảy nở. Chúng mang virus gây bệnh và truyền sang cho người khỏe mạnh một trong những con đường lây lan rất nhanh của bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả.

    Bệnh sốt xuất huyết
    có thể khiến cho cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, dạng nặng thì có thể gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng. Khi bị nhiễm phải loại virus gây bệnh, người bệnh sẽ gặp phải một trong 2 trường hợp là sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài hoặc xuất huyết nội tạng.


    Cách phòng tránh:

    • Vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
    • Không nên trữ nước trong nhà.
    • Tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi.
    • Phát quang bụi rậm và ngủ màn để tránh bị muỗi đốt.
    Loài muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết
    Loài muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết
    Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra
    Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra
  6. Vào mùa hè, việc sử dụng điều hòa khi ngủ luôn được ưu tiên hàng đầu trong mọi gia đình và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm cơ. Viêm cơ, áp xe cơ nhiễm khuẩn là tổn thương viêm hoặc áp xe tại cơ vân do vi khuẩn gây nên. Bệnh thường khởi phát khi có các vết thương ở da gây viêm nhiễm, sau khi thực hiện các thủ thuật trên da không được đảm bảo vệ sinh, vô khuẩn.


    Nguyên nhân chính gây ra viêm cơ, áp xe cơ là do sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ vân thông qua các vết rách hoặc trầy xước trên da không được vệ sinh sạch sẽ. Người bệnh có thể bị nhiễm khi các vết trầy xước tiếp xúc với vi khuẩn trong điều kiện ô nhiễm, với các dụng cụ mất vệ sinh. Ngoài ra, việc thực hiện thủ thuật như tiêm truyền, châm cứu, phẫu thuật khi chưa được sát khuẩn da kỹ càng, dụng cụ không đảm bảo vô trùng, tiệt trùng khi can thiệp trên da đã làm cho vi khuẩn có đường xâm nhập hoàn hảo và bên trong cơ gây nên các viêm cơ và áp xe.


    Cách phòng tránh:

    • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, không sử dụng rượu bia và hút thuốc lá nhằm nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể.
    • Khi có các vết thương trên da cần vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vô trùng khi thực hiện các thủ thuật can thiệp.
    • Điều trị tích cực các bệnh lý tự miễn của cơ thể như đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống.
    • Khi xuất hiện các triệu chứng cần đến khám tại cơ sở y tế khi có biện pháp điều trị phù hợp, không để bệnh diễn biến nặng sẽ khó khăn trong việc điều trị.
    Mệt mỏi kéo dài khi mắc viêm cơ
    Mệt mỏi kéo dài khi mắc viêm cơ
    Viêm cơ, áp xe cơ nhiễm khuẩn là tổn thương viêm hoặc áp xe tại cơ vân do vi khuẩn gây nên
    Viêm cơ, áp xe cơ nhiễm khuẩn là tổn thương viêm hoặc áp xe tại cơ vân do vi khuẩn gây nên
  7. Vào mùa hè những vi khuẩn gây bệnh có thời tiết thuận lợi để phát triển, chúng có ở khắp nơi chờ cơ hội tấn công con người. Bệnh về đường ruột được xếp vào hai nhóm chính, đó là bệnh cấp tính và mạn tính. Dù mắc bệnh dạng cấp hay mạn tính, bệnh nhân cũng cần theo dõi và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung.


    Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lý về đường ruột, có thể là do sự tấn công của virus, vi khuẩn gây tình trạng viêm nhiễm, tổn thương nghiêm trọng. Một số bệnh nhân mắc bệnh về đường ruột do di truyền. Nếu trong gia đình có thành viên mắc bệnh về đường ruột mạn tính, bạn nên chủ động theo dõi sức khỏe, đi khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Các nguyên nhân khác gây bệnh đường ruột là: do tác dụng phụ của thuốc, do thói quen ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh…


    Cách phòng tránh:

    • Thực tế, bệnh về đường ruột xuất hiện chủ yếu là do chế độ ăn uống không khoa học, thói quen sinh hoạt kém lành mạnh. Do đó, thay đổi và điều chỉnh lại thói quen ăn uống - sinh hoạt là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả.
    • Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh về đường ruột, chúng ta không nên bỏ qua bữa sáng, hạn chế ăn đêm. Đặc biệt, mỗi bữa ăn bạn không nên ăn quá no, thay vào đó hãy chia nhỏ các bữa ăn, lưu ý ăn chậm, nhai kỹ và bổ sung đủ nước cho cơ thể.
    • Thói quen sinh hoạt lành mạnh như: ngủ đủ giấc, thường xuyên luyện tập thể thao, duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái cũng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đường ruột. Ngoài ra, chúng ta nên duy trì thói quen đi nội soi định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị theo phác đồ phù hợp.
    Ăn uống không đúng cách dễ gây bệnh đường ruột
    Ăn uống không đúng cách dễ gây bệnh đường ruột
    Bệnh đường ruột thường xuất hiện vào mùa hè
    Bệnh đường ruột thường xuất hiện vào mùa hè
  8. Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng và hầu. Khi bị bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần, mà không để lại biến chứng gì. Đối với những trường hợp nặng, bệnh có thể gây viêm amidan. Bệnh có thể tồn tại ở dạng cấp tính hay mãn tính.


    Nếu để bệnh kéo dài hoặc chữa trị không đúng cách, bạn không chỉ gặp khó khăn trong sinh hoạt mà còn có thể gánh chịu những biến chứng nguy hiểm: Trong họng hình thành khối mủ khiến hơi thở có mùi khó chịu. Cơ thể có thể bị nhiễm khuẩn huyết gây viêm tim, viêm thận, trường hợp này chỉ xuất hiện ở viêm họng do liên cầu tan huyết. Bệnh có thể dẫn đến viêm xoang, viêm tai giữa cấp. Ngoài ra, người bệnh có thể bị viêm phế quản, viêm phổi thùy, áp xe phổi…


    Cách phòng tránh:

    • Tránh tiếp xúc với những người đang bị nhiễm trùng.
    • Thường xuyên rửa tay với xà phòng, dung dịch sát khuẩn, dung dịch có cồn.
    • Nên hạn chế chạm tay vào mặt, mũi, miệng.
    • Tránh dùng chung bát đĩa, những vật dụng cá nhân như khăn lau mặt, khăn tắm.
    • Uống nhiều nước.
    • Thường xuyên vệ sinh điện thoại, điều khiển tivi, bàn phím. Khi đi du lịch nên vệ sinh điện thoại, điều khiển tivi và điều hòa bằng nước sát trùng.
    Bệnh viêm họng hay gặp vào mùa hè
    Bệnh viêm họng hay gặp vào mùa hè
    Chanh đào có tác dụng chữa viêm họng
    Chanh đào có tác dụng chữa viêm họng
  9. Mùa hè chính là khắc tinh của bệnh tim mạch. Khi nhiệt độ càng cao thì tim hoạt động càng kém hiệu quả và triệu chứng nghiêm trọng nhất là suy tim và nhồi máu cơ tim. Bệnh tim mạch có thể dẫn đến hẹp van tim, cứng thành động mạch và tắc nghẽn các mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể, gây suy kiệt hoạt động của các cơ quan và có thể dẫn đến tử vong.

    Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 17,9 triệu người tử vong do bệnh tim, với 85% trường hợp gây ra bởi bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ở Việt Nam, hàng năm có gần 200.000 người chết vì bệnh tim, con số này cao hơn hẳn so với tỷ lệ tử vong do ung thư. Đáng chú ý, các loại bệnh như động mạch não, mạch vành và động mạch ngoại biên đang trở nên phổ biến ở những người trẻ tuổi, dù trước đây chúng thường xuất hiện ở người cao tuổi.


    Cách phòng tránh:

    • Giữ huyết áp, đường huyết và nồng độ cholesterol ở mức ổn định.
    • Hạn chế tiêu thụ chất kích thích: Ngừng hút thuốc lá và hạn chế việc tiêu thụ rượu bia cùng các chất kích thích khác.
    • Lựa chọn chế độ ăn lành mạnh: Áp dụng chế độ ăn uống giàu chất xơ, thấp chất béo, và chất béo không bão hòa.
    • Giữ cân nặng ổn định.
    • Thực hiện kế hoạch tập luyện: Thực hiện các hoạt động thể dục thường xuyên để củng cố sức khỏe tim mạch.
    • Ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng.
    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
    Bệnh tim mạch
    Bệnh tim mạch
    Bệnh tim mạch gây nguy hiểm đến sức khỏe
    Bệnh tim mạch gây nguy hiểm đến sức khỏe
  10. Kết mạc là lớp niêm mạc mỏng tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố ngoài môi trường nên dễ bị tổn thương. Đặc biệt vào mùa hè tia cực tím ảnh hưởng rất lớn đến kết mạc khiến cho kết mạc bị viêm. Ngoài ra viêm kết mạc cũng có thể do vi rút, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng gây ra. Bệnh có thể lây lan từ người sang người bởi tiết tố gây bệnh trong mắt, nước bọt, dùng chung đồ sinh hoạt...


    Các nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc bao gồm: Do virus là nguyên nhân hay gặp nhất, trong đó khoảng 80% là Adenovirus. Bệnh dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân. Do vi khuẩn, bao gồm các loại vi khuẩn như tụ cầu, Hemophilus influenza... bệnh lây qua tiếp xúc dịch tiết hay vận dụng có dính dịch tiết chạm vào mắt. Có thể gây tổn thương nặng khi không được điều trị. Do tác nhân gây dị ứng (bụi, lông vật nuôi, phân hoa, thuốc,...) xuất hiện trên những người có cơ địa dị ứng, bệnh thường xuất hiện tái đi tái lại có thể xuất hiện theo mùa. Không lây và muốn điều trị dứt điểm phải tìm được tác nhân gây dị ứng.


    Cách phòng tránh:

    • Sử dụng khăn mặt, vật dụng cá nhân riêng trong nhà và nơi học tập làm việc.
    • Không dụi mắt, che miệng mũi khi hắt hơi.
    • Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh.
    • Cẩn trọng khi sử dụng kính áp tròng, cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ khi có các triệu chứng khó chịu ở mắt.
    • Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi, hóa chất,...
    • Tăng cường bổ sung vitamin A, C, E...
    Biểu hiện của viêm kết mạc mắt
    Biểu hiện của viêm kết mạc mắt
    Bệnh viêm kết mạc
    Bệnh viêm kết mạc
  11. Mùa hè làm cho tỉ lệ người bị tai biến tăng cao hơn do tăng huyết áp, làm cho nhịp tim của chúng ta tăng nhanh vì thời tiết quá nắng nóng sẽ khiến huyết áp tăng theo dễ gây ra hiện tượng tai biến. Tắc mạch máu não là tình trạng những cục máu đông hình thành tại chỗ hoặc cục máu đông từ nơi khác đến động mạch não. Khi tắc mạch máu não, não sẽ không được cung cấp đủ máu và tổ chức não có thể bị tổn thương. Các trường hợp có nguy cơ cao bị tắc mạch máu não là những người mắc bệnh về tim mạch.

    Xuất huyết não cũng là nguyên nhân gây tai biến, khi mạch máu não bị vỡ, máu chảy vào trong não. Xuất huyết não thường gặp ở những trường hợp vỡ túi phình hay vỡ dị dạng mạch máu. Ngoài 2 nguyên nhân nêu trên, một số yếu tố cũng có thể làm tăng nguy cơ gây tai biến mạch máu não có thể kể đến như: Uống quá nhiều bia rượu và thuốc lá, người bị thừa cân, béo phì, người có nồng độ cholesterol trong máu cao… Yếu tố tuổi tác: Người cao tuổi cũng có nguy cơ bị tai biến cao hơn những người trẻ.


    Cách phòng tránh:

    • Kiểm soát tốt huyết áp với người điều trị tăng huyết áp: uống thuốc đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ.
    • Giảm các thực phẩm chứa cholesterol và chất béo bão hoà, có thể đi kiểm tra lipid máu, nếu cần có thể phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
    • Không hút thuốc lá.
    • Duy trì cân nặng hợp lý BMI từ 18 đến 22.
    • Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
    • Tập thể dục thường xuyên, duy trì hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần.

    Tai biến làm giảm trí nhớ
    Tai biến làm giảm trí nhớ
    Tai biến là căn bệnh nguy hiểm
    Tai biến là căn bệnh nguy hiểm
  12. Thời tiết nắng nóng của mùa hè khiến cơ thể mất nước dẫn đến hiện tượng khô da. Mồ hôi của cơ thể tiết ra nhiều, kết hợp với bụi bẩn ngoài môi trường làm vít lỗ chân lông gây ra mụn nhọt ở ngực, lưng và mặt; viêm lỗ chân lông và ngứa... Tia UV của ánh nắng mặt trời có thể làm mỏng da, tổn thương lớp biểu bì của da gây đen da, da bong tróc từng mảng cũng là một trong những nguyên nhân gây nám da.


    Những bệnh này thường không nguy hiểm với người bênh nhưng làm mất tự tin, ngại giao tiếp với mọi người. Viêm da (Dermatitis) là một bệnh thường gặp với biểu hiện da bị viêm đỏ, có thể xuất hiện mụn nước, cảm giác ngứa, có khi đau rát và gặp nhiều nhất là viêm da tiếp xúc. Người ta chia Viêm da tiếp xúc thành 2 loại Viêm da tiếp xúc trực ứng và Viêm da tiếp xúc dị ứng.


    Cách phòng tránh:

    • Không tắm nước nóng già, chỉ dùng nước có độ ấm vừa phải.
    • Tránh mặc đồ len dạ và đồ nylon áp sát vào da. Nên mặc đồ cotton.
    • Tránh khô da mùa hanh khô nên bôi kem giữ độ ẩm da hàng ngày như A Derma exomega Cream.
    • Tránh chà xát da, tránh xây sát da.
    • Chú ý khi ăn thức ăn nhóm hải sản dễ gây dị ứng.
    Mùa hè dễ khiến mặt bị nổi mụn
    Mùa hè dễ khiến mặt bị nổi mụn
    Viêm da là căn bệnh dễ mắc trong mùa hè
    Viêm da là căn bệnh dễ mắc trong mùa hè



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |