Top 10 Bệnh thường gặp nhất vào mùa đông và cách phòng tránh
Mùa đông khí hậu lạnh, trời hanh khô kèm theo các cơn mưa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Một số bệnh thường mắc ... xem thêm...nhiều hơn vào mùa đông như cảm lạnh, viêm khớp, viêm mũi, các bệnh về da... Hãy cùng Toplist điểm qua những căn bệnh thường gặp nhất vào mùa đông và cách phòng tránh qua bài viết dưới đây nhé!
-
Do thời tiết lạnh nên mọi người ở trong không gian kín lâu hơn và virus cũng sống lâu hơn ở nhiệt độ thấp làm tăng nguy cơ lây nhiễm cảm lạnh. Tiến sĩ William Schaffne (Đại học Vanderbilt, Mỹ) chia sẻ với Healthline, mùa đông là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hơn. Đầu tiên, do mọi người ở trong không gian kín nhiều hơn và thời gian tiếp xúc trực tiếp lâu hơn. Không gian đông đúc giúp phát tán các giọt bắn chứa virus. Lý do thứ hai liên quan đến độ ẩm. Virus tồn tại trong không khí ẩm lâu hơn vào mùa đông nên có thể lây lan dễ dàng hơn từ người này sang người khác. Do vậy, mọi người có thể bị ốm nếu tiếp xúc với những vi trùng này bất kể thời tiết, nhưng thường nhất là vào mùa đông, đặc biệt là cúm và cảm lạnh.
Mặc dù bệnh cảm lạnh có thể tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Những biến chứng của cảm lạnh bao gồm: Hen suyễn vì cảm lạnh có thể làm kích hoạt các cơn hen suyễn đối với những người bị hen suyễn. Viêm tai giữa (nhiễm trùng tai cấp tính): Virus hoặc vi khuẩn có thể xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ, dẫn đến các triệu chứng như đau nhức tai, dịch mũi tiết ra có màu xanh hoặc vàng, sốt trở lại. Viêm xoang cấp tính: nếu tình trạng cảm lạnh không được xử lý có thể dẫn đến viêm và nhiễm trùng xoang ở cả trẻ em và người lớn. Nhiễm trùng thứ cấp khác: Viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi, viêm phế quản.
Biện pháp phòng tránh:
- Rửa tay thường xuyên: Bạn nên làm sạch tay thường xuyên với nước rửa tay để tiêu diệt các loại vi khuẩn hoặc virus bám trên tay.
- Khử trùng đồ đạc: Làm sạch bếp và mặt bàn bằng chất khử trùng, nhất là trong khi gia đình bạn đang có người bị cảm lạnh. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý vệ sinh đồ chơi cho con thường xuyên.
- Dùng khăn giấy: Sử dụng khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó, bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
- Không dùng chung đồ: Không nên dùng chung cốc hoặc các đồ vệ sinh cá nhân với người bị mắc bệnh.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với người bị cảm lạnh: bệnh nhân bị nhiễm virus gây cảm lạnh có thể lây truyền sang cho người khác thông qua tiếp xúc, vì vậy bạn nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với họ để giảm nguy cơ bị lây nhiễm.
- Chăm sóc sức khỏe cho bản thân: Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc và kiểm soát sự căng thẳng có thể giúp bạn hạn chế được nguy cơ bị cảm lạnh.
- Rửa tay thường xuyên: Bạn nên làm sạch tay thường xuyên với nước rửa tay để tiêu diệt các loại vi khuẩn hoặc virus bám trên tay.
-
Thời tiết lạnh khiến niêm mạc mũi khô, trở nên nhạy cảm với bụi khiến bạn cảm thấy ngứa mũi, chảy nước mũi liên tục hay nghẹt mũi kèm đau họng, khàn giọng. Tuy không nguy hiểm nhưng sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt. Nếu không điều trị kịp thời dẫn đến viêm đường hô hấp, viêm xoang. Viêm mũi dị ứng gây ra các dấu hiệu và triệu chứng giống như cảm lạnh, như sổ mũi, ngứa mắt, nghẹt mũi, hắt hơi và tăng áp lực xoang.
Không giống như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng không phải do virus gây ra mà do phản ứng dị ứng với các chất gây dị ứng ngoài trời hoặc trong nhà, chẳng hạn như phấn hoa, mạt bụi hoặc nước bọt của mèo, chó và các động vật khác có lông. Bên cạnh việc làm cho bạn khổ sở về bệnh thì viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc học hành và thường ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người mắc phải. Nhưng người bệnh có thể học cách tránh các yếu tố kích hoạt và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Biện pháp phòng tránh:
- Muốn phòng bệnh viêm mũi dị ứng có hiệu quả, tốt nhất là tránh các tác nhân gây bệnh, tránh hít phải khói, bụi, phấn hoa, cánh bướm, lông thú, sơn ta, xăng dầu, hơi hóa chất…
- Về ăn uống, cần tránh các thức ăn có thể gây dị ứng như nhộng tằm, cá ngừ, tôm, cua ghẹ...
- Đối với người cao tuổi cũng không nên chủ quan phơi trần ra gió mưa rét ướt.
- Đồng thời cũng không nên sống theo kiểu kiêng khem quá làm cho cơ thể yếu đuối, kém sức chịu đựng với mọi thay đổi của thời tiết.
- Bệnh nhân cần rèn luyện thân thể bằng việc tập thể dục thể thao vừa sức thường xuyên cũng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả tốt.
- Muốn phòng bệnh viêm mũi dị ứng có hiệu quả, tốt nhất là tránh các tác nhân gây bệnh, tránh hít phải khói, bụi, phấn hoa, cánh bướm, lông thú, sơn ta, xăng dầu, hơi hóa chất…
-
Mùa đông thường hay có những cơn mưa phùn làm cho độ ẩm không khí cao là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt bệnh khá phổ biến hay gặp ở những người có tiền sử bị hen suyễn. Chỉ cần tiếp xúc với bụi bặm nhiều hay chỉ đơn giản là phấn hoa, lông chó mèo thì rất dễ phát bệnh. Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp dưới, khiến cho các bộ phận chức năng của phổi như thùy phổi phải, thùy phổi trái... hoặc toàn bộ lá phổi gặp phải tình trạng tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng của phổi.
Mức độ tổn thương và nhiễm trùng của phổi sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh và thời gian ủ bệnh của mỗi người. Phổi sau khi bị nhiễm bệnh sẽ sinh ra các chất dịch vị và một số tế bào chết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp, khiến các túi khí nhỏ trong phổi bị tắc nghẽn. Ở một số trường hợp, vì không được phát hiện kịp thời nên toàn bộ phần phổi đều bị nhiễm trùng nghiêm trọng, khiến cho việc hô hấp bị cản trở, cơ thể không đủ oxy để duy trì sự sống.
Biện pháp phòng tránh:
- Có chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung rau xanh và hoa quả tươi.
- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các loại chất kích thích có hại như rượu, bia, ma túy...
- Sử dụng khẩu trang khi ra khỏi nhà để hạn chế khói bụi, ô nhiễm từ môi trường, đặc biệt là hạn chế tiếp xúc gần với những người lạ (có thể mang trong mình vi khuẩn, virus gây bệnh).
- Vệ sinh khu vực sinh sống thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
- Trồng thêm nhiều cây xanh để cải thiện chất lượng không khí.
- Giữ ấm cơ thể, thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn và súc họng bằng nước muối để làm sạch khoang miệng.
- Đối với những đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người già… hoặc những người đã và đang mắc những bệnh lý nền về hô hấp, tim mạch thì cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần.
- Có chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung rau xanh và hoa quả tươi.
-
Mùa đông thời tiết lạnh khiến da giảm tiết mồ hôi, chất bã, không khí hanh khô làm da bị mất nước nhiều hơn. Bệnh ngoài da là nhóm bệnh phổ biến trong cộng đồng ở nước ta. Vào mùa đông, nhiệt độ và độ ẩm không khí thấp, khiến cho da của chúng ta dễ bị khô. Da khô có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, bạn có thể cảm thấy khô và căng da, thậm chí bạn có thể bị ngứa hoặc bong tróc da. Bệnh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ngay nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.
Điển hình vào mùa đông da rất dễ mắc bệnh chàm, chàm hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa, thường gặp ở những người bị dị ứng và hen suyễn. Biểu hiện của bệnh là tổn thương khô da chân, mặt, tróc vẩy, đỏ. Vào mùa đông, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các bệnh ngoài da có thể tái đi tái lại, khó điều trị dứt điểm, có thể lây lan cho người xung quanh. Nhiều người thậm chí mất đi vẻ đẹp tự nhiên và thiếu tự tin với làn da của mình khi gặp các vấn đề về da liễu. Khi gặp các vấn đề về bệnh ngoài da, cách tốt nhất là người bệnh nên đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng tránh:
- Thường xuyên tắm gội để rửa trôi hết bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn, bã nhờn bám trên da. Tắm rửa, vệ sinh cơ thể và làn da sạch sẽ sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc tập thể dục, thể thao. Không nên lạm dụng quá nhiều sữa tắm hoặc dầu gội gây tổn hại lớp chất nhờn.
- Làn da vốn rất nhạy cảm, nhất là da mặt nên việc lạm dụng mỹ phẩm dễ gây viêm da, nám da thậm chí là ung thư. Các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay cũng dễ gây dị ứng, viêm da đầu.
- Không nên mặc chung hoặc cho ai mượn đồ của mình mặc. Quần áo lúc nào cũng phải được giặt sạch sẽ, phơi khô ngoài ánh nắng để tiêu diệt vi khuẩn, bảo quản treo quần áo, đồ dùng cá nhân ở nơi sạch sẽ thoáng mát. Không mặc quần áo ẩm ướt, quần lót quá chật vì gây nấm da. Một số loại quần áo vải, ni lông, sợi tổng hợp cũng gây dị ứng da vì vậy cần lựa chọn chất liệu mát, mỏng, dễ thấm hút mồ hôi sẽ tốt hơn cho da.
- Chế độ ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp da tăng sức đề kháng từ đó phòng ngừa các bệnh ngoài da tốt hơn.
-
Ở những người lớn tuổi, vào mùa đông thường hay gặp phải bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Viêm khớp là một thuật ngữ chung của tất cả các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Đây là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn. Dấu hiệu thường gặp nhất của viêm khớp đó là hạn chế tầm vận động của khớp và đau tại khớp. Các triệu chứng khác có thể có đó là sưng, nóng, đỏ tại khớp và cứng các cơ liên quan đến khớp. Có khoảng 100 loại viêm khớp, trong đó có thể là bệnh viêm khớp đơn thuần hoặc viêm khớp có ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp chủ yếu xảy ra ở những khớp nhỏ như khớp bàn tay, cổ tay, bàn ngón tay, khớp khuỷu, khớp vai, khớp đầu gối... Sự tác động đến đầu xương dưới sụn, màng hoạt dịch và sụn khớp gây nhức mỏi, đau buốt dai dẳng. Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh quan trọng thứ 2 trong nhóm bệnh tự miễn (sau lupus đỏ hệ thống). Nếu viêm đa khớp dạng thấp không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì sẽ đưa đến dính khớp, cứng khớp, teo cơ, thậm chí tàn phế. Việc bị dính khớp có thể khiến bệnh nhân bị co quắp vùng khớp, gây biến dạng tay hoặc chân và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
Biện pháp phòng tránh:
- Tập thể dục: Các môn thể dục khác nhau có thể được lựa chọn tùy thuộc và độ tuổi và điều kiện cụ thể.
- Duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép.
- Đảm bảo an toàn trong lao động, hạn chế các chấn thương tới khớp.
- Ngồi và làm việc đúng tư thế.
- Khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các rối loạn chuyển hóa của cơ thể.
- Tập thể dục: Các môn thể dục khác nhau có thể được lựa chọn tùy thuộc và độ tuổi và điều kiện cụ thể.
-
Hạ thân nhiệt là bệnh thường gặp ở những người già, trẻ nhỏ và những người có thói quen uống rượu. Giảm thân nhiệt là một cấp cứu y tế xảy ra khi cơ thể mất nhiệt nhanh hơn nó có thể tạo ra, gây ra một nhiệt độ cơ thể thấp nguy hiểm. Bình thường nhiệt độ cơ thể là khoảng 37 độ C. Hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể đi dưới 35 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, trái tim, hệ thống thần kinh và các cơ quan khác không thể làm việc một cách chính xác. Nếu không điều trị, giảm thân nhiệt cuối cùng dẫn đến hoàn toàn thất bại hoạt động của tim và hệ hô hấp và tử vong.
Hạ thân nhiệt xảy ra do cơ thể mất nhiệt quá nhiều so với khả năng sản sinh ra nhiệt của cơ thể. Hạ thân nhiệt xảy ra do thói quen sinh hoạt như: thời tiết lạnh, ngâm mình trong nước lạnh, ngâm nước lâu trong hồ bơi (dưới 25 độ C), say rượu, mặc quần áo ướt và gặp gió; hoặc do bệnh lý gây ra như: suy dinh dưỡng, bệnh tâm thần, Alzheimer, bệnh tim mạch, hạ đường huyết, động kinh và thiểu năng tuyến giáp. Khi phát hiện bệnh nhân hạ thân nhiệt phải gọi ngay cho xe cấp cứu để đưa người bệnh đến cơ sở y tế.
Biện pháp phòng tránh:
- Giữ ấm trong thời tiết lạnh.
- Đội mũ, bao che bảo vệ khác để ngăn chặn nhiệt độ cơ thể thoát ra từ mặt, đầu và cổ. Kín tay với găng tay thay vì bao tay. Găng tay hở ngón có hiệu quả hơn so với găng tay, vì găng tay giữ các ngón tay tiếp xúc gần gũi hơn với nhau.
- Tránh các hoạt động làm cho đổ mồ hôi rất nhiều. Sự kết hợp giữa quần áo ướt và thời tiết lạnh có thể làm mất nhiệt cơ thể nhanh hơn.
- Quần áo bên ngoài làm bằng vật liệu dệt chặt chẽ không thấm nước, tốt nhất là bảo vệ gió. Len, lụa hoặc polypropylene lớp bên trong cơ thể giữ nhiệt tốt hơn so với bông.
- Hãy bỏ khỏi quần áo ướt càng sớm càng tốt. Hãy đặc biệt cẩn thận để giữ cho tay và chân khô.
-
Bệnh tim mạch cũng là một trong những bệnh hay gặp phải vào mùa đông. Thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và áp lực lên tim, tim phải làm việc nhiều hơn để giữ ấm cơ thể.Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 - 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bệnh tim mạch là các tình trạng liên quan đến sức khỏe của trái tim, sự hoạt động của các mạch máu gây suy yếu khả năng làm việc của tim. Các bệnh tim mạch bao gồm: các bệnh mạch máu như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim. Bệnh tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong. Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời), tốn kém nhiều chi phí.
Biện pháp phòng tránh:
- Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng Cholesterol trong máu.
- Kiểm soát huyết áp, bệnh tiểu đường.
- Không hút thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích gây hại.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
- Giữ cân nặng luôn ổn định, tránh béo phì.
- Luyện tập thể dục thể thao điều độ.
- Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.
- Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh sớm nhất.
- Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng Cholesterol trong máu.
-
Khi tiếp xúc với không khí lạnh, những vùng trên cơ thể như mũi, tai, cằm, má, ngón tay, ngón chân dễ bị tê cóng gây tổn hại da, một số trường hợp nặng có thể gây hoại tử. Nếu bạn có cảm giác đau và da tái nhợt thì chính là triệu chứng của bệnh tê cóng. Khi bị tê cóng nơi tiếp xúc với lạnh da chuyển sang trắng bệch hoặc xám vàng (biểu hiện ban đầu của tê cóng). Cùng với đó là dấu hiệu da bị ngứa hoặc tê, nặng thì vùng da bị phồng rộp, cứng, sau đó sưng đỏ và cảm thấy đau.
Có thể nhận biết hiện tượng tê cóng qua độ cứng, tái nhợt và độ lạnh của da tiếp xúc với lạnh. Khi được sưởi ấm, cơ sẽ trở nên đỏ và đau. Vùng dễ bị tê cóng nhất là bàn tay, bàn chân. mũi và tai. Tê cóng được chia thành ba mức độ: Độ 1: Lạnh buốt, tê và da tái nhợt, có thể rộp da nếu được sưởi ấm tức thì. Độ 2: Tê cóng bên ngoài, phần da bên ngoài lạnh cứng nhưng mô bên dưới vẫn còn co giãn bình thường. Có thể bị rộp da. Độ 3: Tê cóng sâu. Da trắng nhợt hoặc thâm tím. Da và mô bên dưới cứng và rất lạnh.
Biện pháp phòng tránh:
- Khi bị tê cóng, bạn không nên chà xát với vùng bị tê dại để hạn chế tăng vùng tổn hại.
- Ngoài ra cũng cần lưu ý, không được để vùng bị tê cóng tiếp xúc trực tiếp nước nóng, vì nước nóng sẽ đốt cháy vùng da đã bị tổn hại.
- Khi bệnh chuyển sang mức độ nghiêm trọng, vùng tê bắt đầu rộp hay có màu đen thì cần đi khám ngay. Cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là mặc ấm khi đi ra ngoài.
-
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh - mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, người bệnh ở viện dưỡng lão, phụ nữ có thai và phụ nữ hai tuần sau sinh, những người có hệ miễn dịch yếu, những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường, những người béo phì...
Vi-rút cúm di chuyển trong không khí trong các giọt nước do người bị bệnh cúm phát ra khi trùng ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Người khác có thể hít trực tiếp các giọt hoặc bạn có thể nhiễm virus do chạm vào các đồ vật dính virus trên bề mặt như điện thoại hoặc bàn phím máy tính, sau đó đưa tay lên dụi mắt, mũi hoặc miệng, từ đó người khỏe mạnh bị nhiễm bệnh cúm.
Biện pháp phòng tránh:
- Tiêm vắc xin cúm: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên tiêm phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Rửa tay. Rửa tay đúng cách và thường xuyên là một cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường. Hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn nếu như không có sẵn xà phòng và nước.
- Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho. Để tránh làm nhiễm bẩn bàn tay, hãy ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào khu vực bên trong khuỷu tay.
- Tránh đám đông. Cúm lây lan dễ dàng bất cứ nơi nào mọi người tụ tập đông người như nhà trẻ, trường học, văn phòng, khu vực công cộng, bằng cách tránh những nơi đông người khi mùa cúm vào cao điểm.
-
Mùa đông là thời điểm dễ bùng phát và lây lan bệnh tiêu chảy do virus rota gây nên. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là lứa tuổi 3 - 24 tháng. Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng trẻ đi phân đi lỏng hay phân nước từ 3 lần/ngày trở lên. Người bị tiêu chảy mãn tính có thể đi phân lỏng, chảy nước liên tục hoặc ngắt quãng từ 4 tuần trở lên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ ở mọi lứa tuổi. Tiêu chảy chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn được gọi là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến ở trẻ, thường chỉ kéo dài vài ngày và tự khỏi. Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp bởi thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn hoặc trẻ bị nhiễm virus.
Mất nước là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy nhẹ thường không gây mất nước đáng kể, nhưng tiêu chảy mức độ vừa hoặc nặng thì gây mất nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mất nước nhiều rất nguy hiểm do nó có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Do đó, cần nhanh chóng đưa người bệnh đi đến cơ sở Y tế khi có các triệu chứng: Chóng mặt, chuột rút, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, sốt, phân có máu, khô, dính miệng, nước tiểu màu vàng đậm, hoặc rất ít hoặc không có nước tiểu, ít hay không có nước mắt khi khóc, da lạnh, khô da, mệt mỏi
Biện pháp phòng tránh:
- Rửa tay đúng cách làm giảm sự lây lan của vi khuẩn có thể gây ra tiêu chảy.
- Tiêm vắc-xin rotavirus để ngăn ngừa tiêu chảy do rotavirus.
- Khi đi du lịch, hãy chắc chắn rằng bất cứ thứ gì trẻ ăn và đồ uống đều an toàn. Điều này thậm chí còn quan trọng hơn khi đi du lịch đến các nước đang phát triển. Để đảm bảo an toàn khi đi du lịch.
- Không uống nước máy hoặc dùng nước máy để đánh răng.
- Không sử dụng đá lạnh làm từ nước máy.
- Không uống sữa chưa tiệt trùng (do chưa diệt được các vi khuẩn gây tiêu chảy).
- Không ăn trái cây và rau tươi khi chưa được rửa sạch và gọt vỏ.
- Không ăn thịt hoặc cá chưa nấu chín.
- Không ăn thực phẩm từ người bán hàng rong.
- Rửa tay đúng cách làm giảm sự lây lan của vi khuẩn có thể gây ra tiêu chảy.