Top 8 Bệnh thường gặp nhất ở gà và cách phòng chống, chữa trị hiệu quả
Nước ta là nước nông nghiệp, chăn nuôi đang là một trong những ngành mũi nhọn. Trong đó Gà là một loài vật nuôi phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam với số ... xem thêm...lượng hàng trăm triệu con. Vì vậy việc chăm sóc và nuôi dưỡng tốt để nâng cao chất lượng chăn nuôi là vô cùng quan trọng. Toplist sẽ thống kê một số bệnh thường gặp ở gà cách phòng chữa để bà con có một kiến thức chăn nuôi tốt và sản phẩm chăn nuôi tốt nhất cho đàn gà của gia đình mình.
-
Hiện tượng tự mổ cắn các bộ phận của mình là thói quen có hại của gà.
Biểu hiện của bệnh mổ cắn: Gà mổ cắn hậu môn, mổ cắn đứt lông, mổ cắn ngón chân, mổ cắn trên đầu. Mổ cắn hậu môn- loại bệnh này hay xảy ra ở gà mới đẻ bị dãn dạ con hoặc bị lòi niêm mạc, dễ bị các con khác mổ. Mổ cắn lông là hiện tượng gà bị nuôi nhốt không được vận động và dinh dưỡng dẫn đến mổ lông lẫn nhau tạo thành các vết thương nâu sẫm. Mổ cắn ngón chân thường xảy ra với gà con do bị đói và thiếu thức ăn. Mổ cắn trên đầu khi thấy vết thương ở mào và khi để lại vết thương bị gà khác cắn tiếp.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến triệu chứng mổ cắn do: Ăn thức ăn viên, lượng ngô quá nhiều trong thức ăn,thiếu máng ăn,gà nhịn đói lâu ngày, thiếu ổ đẻ và ổ đẻ đặt ở nơi quá sáng. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như chuồng trại quá chật, thức ăn thiếu chất dinh dưỡng, bị tác động bởi một số kí sinh trùng: mạt, rận,rết...
Khắc phục bệnh này là: Bà con nên nâng cao chất lượng thức ăn, cải thiện chuồng trại gà, nuôi gà đông cần cắt mỏ. Đối với vết thương do gà mổ cắn lấy thuốc xanh Methylen bôi vào, không bôi thuốc đỏ. Có thể hòa nước uống hoặc trộn thức ăn định kỳ một trong số các chế phẩm như TYVALMIX, 39-VITA-AMIN, SORBITOL COMPLEX, DOXY 5% PREMIX, LACTOMAR để bổ sung lượng khoáng và vitamin thiếu hụt trong khẩu phần chống bệnh mổ cắn nhau ở gà
-
Đậu gà là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, diễn ra phổ biến ở gà thả vườn.
Biểu hiện của bệnh đậu gà:Bệnh đậu gà có 2 dạng khô và ướt. Những mụn viêm tấy ở da và những nơi không có lông, hay những mụn màng giả ở niêm mạc họng, mắt. Mụn chín chảy mủ làm loét các niêm mạc, bệnh nặng biến chứng làm mù mắt, tiêu chảy, viêm phổi, giảm tăng trọng, tăng tỷ lệ chết trong đàn. Mụn đậu gà ở dạng khô có biểu hiện: mụn vảy mọc trên da, những chỗ không có lông, có khi ở cả hậu môn, mào, mép, quanh mắt; khi mụn chín chuyển sang màu tím có vảy. Gà vẫn ăn uống bình thường nhưng có chút kém hơn, hay lắc đầu. Mụn đậu ở dạng ướt bắt đầu là các vết viêm, sau đó loang dần thành các nốt phồng màu đỏ sẫm; dày lên và sau cùng tạo thành lớp màng giả dính chặt niêm mạc làm cho gà ăn uống khó khăn. Gà thường hay bị sưng đầu sưng tích, phù mắt gà viêm có ghèn, mũi viêm, chảy nước mũi rồi đặc quánh lại, mặt gà sưng to.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đậu gà do: do virus thuộc nhóm pox viruses xảy ra ở mọi độ tuổi của gà. Loại virus này có khả năng sống thời gian dài trong điều kiện môi trường khác nhau: khô hanh, ẩm ướt, ánh sáng, rét đậm...Ruồi, muỗi và các loại côn trùng là vật trung gian gây bệnh. Virus đậu gà có thể sống lâu đến 56 ngày và truyền qua vết cắn.
Cách phòng tránh, chữa trị: Bà con hãy mua vacxin đậu gà của Công ty thuốc thú y Trung ương 1 và 2 cho gà con và gà lớn theo lịch lúc 7 hoặc 14 ngày tuổi, 112 ngày tuổi. Khi bệnh đã lâu và nặng hơn thì phải bắt từng con bôi thuốc đặc trị xanhmethylen, cồn iod vào những vết bệnh. Khi phát hiện gà bệnh phải cách ly ngay những con gà bệnh ra khỏi đàn, cùng với đó vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, khử trùng.
-
Biểu hiện của bệnh có 3 thể: thể mãn tính, thể cấp tính, thể cực kỳ cấp tính. Thể mãn tính gà thường ỉa chảy, phân có nước loãng trắng như "cứt cò", cơ run, liệt co giật từng lúc, đầu ngoẹo ra sau, thân lệch sang . Gà chết do đói và kiệt sức. Gà chết sau 2 – 3 ngày. Thể cấp tính thì gà có biểu hiện Gà bỏ ăn, đứng khoác áo tơi, chân lạnh, hắt hơi, khò khè, chảy nước mũi nhớt trắng - đỏ, khát nước uống nhiều nước, diều căng mềm toàn nước, diều chướng toàn hơi, chảy nước nhớt có dây ở miệng, gà thường vươn cổ kêu cho dễ thở, thường kêu thành tiếng toác toác, lúc đầu gà đi phân táo bón sau đó lại tiêu chảy phân có màu trắng, xanh (phân cứt cò), có bọt hoặc máu. Gà sốt cao mào tím tái gà thường chết rất nhanh, gà sống sót để lại di chứng thần kinh, nghẹo cổ, đi vòng quanh, mổ thức ăn không chính xác. Thể cấp tính gà ủ rũ và chết ngay sau vài giờ.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh rù do: Bệnh gà rù là bệnh do virus Paramixovirus gây ra, tồn tại trong chuồng 13 - 30 ngày có khả năng lây lan rất nhanh. Bệnh thường xảy ra quanh năm nhất là vào mùa đông. Bệnh lây lan rất nhanh qua mọi con đường, ở mọi lứa tuổi nên dễ phát sinh thành ổ dịch lớn. Gà đang khỏe mạnh bị lấy từ gà bệnh qua đường hô hấp ( thở không khí ), đường tiêu hóa ( thức ăn, nước nhiễm virus ), qua dụng cụ ăn...Thời gian ủ bệnh từ 2 - 14 ngày, 90% tỷ lệ gà sẽ chết khi mắc bệnh.
Cách phòng chống và chữa trị: Bệnh rù ở gà hiện nay chưa có thuốc chữa trị, mà chỉ phòng bệnh. Khi có dịch nhanh chóng phân loại, bao vây và cách ly gà dịch. Tiêm phòng cho gà khỏe bằng cách nhỏ Lasota cho gà con dưới 1 tháng, gà trên 1 tháng tiêm vacxin Newcastle hệ I. Sau một tuần không còn dấu hiệu gà chết là yên tâm. Luôn luôn chú ý vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và nâng cao chất lượng dinh dưỡng.
-
Biểu hiện của gà bị giun sán: chậm lớn, lông xù, thiếu máu, mào và các bộ phận nhợt nhạt, gà mái giảm đẻ trứng. Nếu thấy một số biểu hiện trên là gà nhà bà con đã bị giun sán. Chúng ta có thể lấy phân gà gửi cơ sở thú y kiểm định. Nếu giun kim, giun sán dây có thể quan sát thấy bằng mắt thường, giun kim hoặc đốt sán trong phân gà. Hoặc khi nghi ngờ bạn có thể chọn con gà nghi nhiễm bệnh mổ khám, nếu thấy giun là gà đã nhiễm giun sán.
Nguyên nhân của bệnh giun sán do: Giun sán cũng là loại bệnh khá phổ biến ở gà, giun sán là những ký sinh trùng ở đường ruột, số lượng càng nhiều lượng chất bổ dưỡng càng ít làm cho gà thiếu dinh dưỡng trở nên gầy yếu, suy nhược,phá hủy đường ruột.
Cách phòng chống và chữa trị: Đảm bảo thức ăn , nước uống sạch sẽ, nhất chuồng trại phải cao ráo, phun thuốc diệt côn trùng, mối, các loại ấu trùng sán bằng đồng sulfat, dipterex. Khi phát hiện gà bị giun đũa thì bạn mưa Pierazin hoặc trộn vào thức ăn. Tẩy giun kim dùng thêm Phenotiazin. Tẩy sán có thể dùng Arecolin hoặc Bromosalaxilamit.
-
Biểu hiện của gà bị cầu trùng: Gà tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc cầu trùng, nhưng tuổi hay bị bệnh nhất là 2 – 3 tuần tuổi. Gà trưởng thành hay bị bệnh ở thể mãn tính. Lúc đầu gà bỏ ăn, khát nước, lông xù, thường ngồi trên hai chân, đi lại loạng choạng. Phân gà loãng, lúc đầu có màu xanh, sau đó có màu nâu có lẫn máu, đôi khi trong phân có nhiều máu. Lỗ huyệt bẩn do dính phân, cuối thời kỳ bệnh có thể bị liệt. Bệnh ở thể cấp tính gà thường chết nhanh sau 2 – 7 ngày, bệnh cũng có thể kéo dài, khỏi dần nhưng chậm.
Nguyên nhân của bệnh cầu trùng: Khí hậu nước ta nóng ẩm là điều kiện tối ưu cho loại cầu trùng phát triển. Cầu trùng là loại ký sinh trùng thuộc Genus Eimeria gây tổn thương lớp tế bào niêm mạc ruột. Đặc biệt gà thả vườn, môi trường tiếp xúc rộng càng dễ bị nhiễm bệnh diện rộng.
Cách phòng chống và chữa trị: Trước tiên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ khô ráo, tuyệt đối không để ẩm ướt. Định kỳ quét vôi, phun formol 2% hay crezyl 3%sát trùng thiết bị dụng cụ chăn nuôi,. Sau mỗi đợt nuôi nên để chuồng trại thoáng khí một thời gian để tổng vệ sinh chuồng trại cả trong và ngoài. Khi phát hiện gà bị bệnh nên trị bệnh bằng các loại thuốc: EsB3 Coccistop - 2000, Rigecoccin, Furazolidon, Avicoc, Stenorol theo hướng dẫn. Với Rigecoccin, Furazolidon có thể trộn vào thức ăn để cho gà ăn đến khi khỏi bệnh
-
Biểu hiện gà bị ngộ độc: là kém ăn, lông xù, giảm đẻ rõ rệt, trứng ấp nở kém. Ngộ độc nặng làm gà chết rất nhanh. Gan sưng có chấm xuất huyết, màu xám, thận gà ốm và xuất huyết.
Nguyên nhân bệnh ngộ độc: Bệnh ngộ độc do mặn, hóa chất, nấm mốc aflatoxin. Gà ngộ độc muối làm gà uống nước nhiều tích nước dưới da, bại liệt, có thể sưng khớp. Ngộ độc hóa chất gà cũng uống nước nhiều, có khi chưa kịp có triệu chứng đã chết, mổ ra có mùi hóa chất bị nhiễm trước là diều, mề, lâu hơn là thịt. Cả đàn gà ăn cùng loại thức ăn đều biểu hiện bệnh và có thể nguy cơ chết như nhau.
Cách phòng chống và chữa trị: Nên theo dõi thức ăn của gà hàng ngày, thấy bất thường phải đổi ngay.Thay thức ăn đảm bảo, chất lượng tốt để gà có chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh.
-
Biểu hiện gà bị thương hàn: Ở gà con ( từ sơ sinh đến 2 tuần tuổi ) như: ủ rũ, ít vận động, mắt nửa nhắm nửa mở, ỉa chảy phân hôi khắm, có bọt trắng, phân bết.. Ở gà lớn là ỉa chảy, phân bết đít, mào rụt, đẻ ít, trứng méo mó. Ngoài ra, gà sốt, nằm phục, khát nước, mào tích tía, ỉ chảy phân loãng màu xanh. Mổ khám gà bệnh thấy gan bị xơ có các hạt hoại tử, buồng trứng viêm, nhiều trứng bị teo, biến màu xanh xám.
Nguyên nhân của bệnh thương hàn: Bệnh thương hàn là bệnh truyền nhiễm lây lan do cầm do vi khuẩn thuộc genus Samonella gây ra, chủ yếu gà lớn. Có 2 con đường truyền bệnh: từ mẹ sang con và truyền ngang.Thứ nhất truyền từ mẹ sang con thì hi gà mẹ bệnh thì trứng nhiễm bệnh, gà con ra đời bị bệnh có thể chết ngay.Thứ hai con đường ngang từ phân gà bị bệnh gián tiếp qua đường tiêu hóa từ thức ăn hoặc nước uống sang gà khỏe.
Cách phòng chống và chữa trị: Để phòng chống bệnh thương hàn lưu ý việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ bằng các biện pháp thú y khoa học. Các trang trại nuôi gà nên định kỳ kiểm tra đàn gà đẻ giống bằng phản ứng " ngưng kết" loại bỏ hết gà mái bệnh. Ở các gia đình theo dõi gà mái có triệu chứng nên loại bỏ ngay. Khi phát hiện gà bị bệnh nên dùng chất điện giải Soramin, Livercin, thuốc Choloramphenicol, Tetracyclin uống, Furazolidon trộn vào thức ăn.
-
Biểu hiện của nhiễm trùng máu do E.coli: gà bị nhiễm bệnh thường ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao,ỉa chảy, phân trắng ( dễ bị nhầm lẫn với bệnh ỉa phân trắng hay thương hàn ). Gà ốm, chết rải rác do kiệt sức, khi chết rất gầy. Dưới da, cơ, màng, tim, gan, lách, các túi khí đục, có lúc chứa những sợi huyết ( fibrin ), hoặc chất bã vàng.
Nguyên nhân của bệnh: Bệnh này xuất phát từ vi khuẩn Echericha coli rất nhiều trong nguồn nước. Khi xâm nhập vào cơ thể gà, vi khuẩn sống ở đường tiêu hóa và khi sức đề kháng yếu hoặc có sự tác động của một loại vi khuẩn hoặc virus khác sẽ tạo thời cơ cho E.coli gây bệnh. Bệnh này phát ra rất nhanh mạnh, tỷ lệ ốm chết cao.
Cách phòng chống và chữa trị: Để tránh cho đàn gà của bà con bị nhiễm trùng nên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh thú y. Đặc biệt chú ý cải thiện nước uống sạch và đảm bảo. Khi nghi ngờ nước có dấu hiệu bẩn, mất vệ sinh thì nên pha dung dịch sát trùng, thuốc tím, kháng sinh...Khi phát hiện gà bị bệnh bà con có thể tìm mua loại thuốc: Chloramphenicol 10%: 4ml 1 lít nước, Tetracyclin: 400g/ tấn thức ăn. Bổ sung vitamin tổng hợp A ,B.