Top 15 Bệnh thường gặp khi tiếp xúc nhiều với máy tính
Với những công việc như làm văn phòng, giám sát mạng, quản lý dự án công nghệ thông tin hay phần mềm, những người làm trong lĩnh vực này có rất nhiều thời gian ... xem thêm...phải ngồi phía trước màn hình máy tính, việc phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và dẫn đến những căn bệnh đáng lo ngại. Dưới đây là những vấn đề sức khỏe phổ biến của những người tiếp xúc nhiều với máy tính và cách phòng ngừa.
-
Huyết khối hay cục máu đông được định nghĩa là một quá trình bệnh lý do sự phát động và lan rộng bất hợp lý của các phản ứng đông cầm máu trong cơ thể dẫn đến hình thành cục máu đông trong lòng mạch máu. Tuỳ theo kích thước của huyết khối, đường kính mạch máu mà huyết khối có thể gây tắc mạch hoàn toàn hay bán tắc hoặc nghẽn mạch..., tiếp theo đó những cục máu đông này có thể di chuyển đến phổi và não, gây ra đột quỵ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Cách phòng ngừa: Nếu công việc của bạn phải dùng máy tính trong nhiều giờ liền, bạn nên thường xuyên đứng dậy để nghỉ một chút (ít nhất là mỗi giờ một lần), bạn có thể đi bộ một quãng ngắn vào trong phòng vệ sinh hay đi quanh quẩn trong văn phòng, việc này cũng đủ giúp bạn ngăn ngừa được việc xuất hiện những cục máu đông.
-
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người hay phải tiếp xúc nhiều với máy tính có nguy cơ bị mắc bệnh tim rất cao. Bệnh tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong.
Cách phòng ngừa: cũng giống như bệnh huyết khối, bạn nên đi lại hoặc nghỉ một chút trong thời gian làm việc và phải cử động chân thường xuyên, không nên ngồi bất động quá lâu.
-
Hầu hết vitamin D mà mọi người dung nạp vào cơ thể đều từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên nếu dành hầu hết thời gian trong văn phòng thì tất nhiên lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể bạn bạn sẽ không có đủ. Sự thiếu hụt vitamin D có ảnh hưởng nghiêm trọng đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các bệnh về xương và một số bệnh ung thư.
Cách phòng ngừa: Nên bổ sung thêm vitamin D bằng cách ăn những thực phẩm có chứa nhiều vitamin đặc biệt là vitamin D như ngũ cốc hay các loại cá béo như cá hồi và cá ngừ.
-
Khi thường xuyên sử dụng máy tính có thể sẽ dẫn đến căng cơ ở cổ, nguyên nhân thường là do màn hình không được đặt đúng cách. Ngoài ra, nheo mắt vào màn hình máy tính trong nhiều giờ cũng có thể khiến cho bạn bị mỏi mắt và nhức đầu.
Cách phòng ngừa: Để tránh bị đau cổ, bạn nên điều chỉnh ghế và máy tính sao cho màn hình máy tính ngang với tầm mắt và cổ của bạn đồng thời không bị nghiêng khi làm việc. Còn với chứng mỏi mắt, bệnh viện Mayo Clinic Hoa Kỳ đã đưa ra quy tắc 20/20/20 có nghĩa là sau 20 phút làm việc với máy tính, bạn hãy nhìn vào một đối tượng cách khoảng 20 feet (hơn 6m) trong khoảng 20 giây.
-
Nhiều nhân viên công nghệ thông tin, nhân viên văn phòng thường sử dụng máy tính rất khuya. Nhìn chằm chằm vào một màn hình trước khi đi ngủ sẽ hạn chế sản xuất melatonin, là một loại hormone trong cơ thể giúp bạn đi vào giấc ngủ. Hơn nữa, mất ngủ mãn tính có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe khác.
Cách phòng ngừa: Bạn không nên ngồi trước máy tính khoảng một giờ hoặc nửa giờ trước khi đi ngủ.
-
Gần đây, các nhà khoa học người Anh đã phát hiện một mối liên hệ giữa sử dụng máy tính và bệnh trầm cảm. Các nhân viên công nghệ thông tin thường phải quản lý và khôi phục thông tin khi xảy ra sự cố, đây là một công việc vô cùng căng thẳng. Điều đó không những sẽ dẫn đến việc thay đổi tâm trạng và trạng thái lo âu mà nó còn có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng khác.
Cách phòng ngừa: Ngoài giờ làm việc, bạn nên hạn chế sử dụng máy tính, đặc biệt là thời gian trên Internet. Đối với căng thẳng và lo lắng, bạn hãy tập thể dục là một cách hiệu quả và an toàn.
-
Ngồi quá lâu và sai tư thế khi làm việc với máy tính có thể gây ra đau nhức và đau nghiêm trọng, đặc biệt là ở phần lưng dưới hay phần thắt lưng. Dần dần, ngồi quá lâu hoặc ngồi sai tư thế có thể sẽ làm hỏng cấu trúc cột sống, dẫn đến đau nặng, đau mãn tính.
Cách phòng ngừa: Bạn phải thường xuyên điều chỉnh cho mình ngồi đúng tư thế. Ngoài ra, bạn còn có thể đặt một cái gối ở phía sau (chỗ thắt lưng), và nhớ là phải bỏ mọi thứ trong túi quần ra ngoài để tránh tạo ra các điểm gây áp lực cho cột sống.
-
Một vấn đề sức khỏe hay gặp ở những người thường xuyên dùng máy tính nữa đó là hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnel syndrom). Hội chứng này xảy ra khi các dây thần kinh chính ở cổ tay phụ trách việc dẫn truyền cảm giác từ các ngón cái, trỏ, giữa, và một nửa ngón áp út của bàn tay bị chèn ép sau khi bị căng thẳng liên tục.
Tình trạng này bắt đầu dần với các triệu chứng như nóng hoặc ngứa ở bàn tay và thậm chí có thể dẫn đến đau trầm trọng và giảm tính di động cổ tay.
Cách phòng ngừa: Bạn nên thường xuyên kéo dài cổ tay của mình nhưng điều quan trọng là bạn phải làm việc sao cho đúng tư thế và ngồi cách màn hình khoảng 0,6 m, khi gõ, phải giữ sao cho cổ tay phải thẳng, khuỷu tay ở góc 90 độ.
-
Các nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng hầu hết các bàn phím và điện thoại di động đều chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và các loại vi sinh vật khác. Ngoài việc lây lan những căn bệnh như cảm lạnh và cúm, các thiết bị công nghệ không được vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến việc nhiễm tụ cầu khuẩn và những căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng khác.
Cách phòng ngừa: Bạn hãy thường xuyên lau bàn phím và bề mặt bàn làm việc với các dung dịch kháng khuẩn sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Bạn còn có thể sử dụng thêm thuốc diệt trùng cho tay và nhớ phải rửa tay khi ăn uống trong giờ làm việc hoặc ăn trưa.
-
Ngoài bệnh huyết khối và bệnh tim, các nghiên cứu y học gần đây cũng đã tìm thấy một mối liên kết giữa hoạt động thể chất và một số bệnh ung thư nhất định, đặc biệt là bệnh ung thư vú và ung thư đại tràng.
Cách phòng ngừa: Hãy duy trì thói quen lành mạnh là điều rất quan trọng, bởi nghiên cứu ung thư đã phát hiện ra rằng chỉ cần 30 phút tập thể dục nhẹ mỗi ngày cũng có thể giúp duy trì sức khỏe của bạn và giúp tránh một số bệnh ung thư. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm cũng là một việc rất nên làm.
-
Đây là tác hại thường gặp nhất đối với những người sử dụng máy tính quá nhiều. Khi bạn đang ăn hoặc vừa ăn xong chưa kịp tiêu hóa thức ăn hay vận động gì mà đã ngồi vào chỗ để sử dụng máy tính, những thiết bị di động quá lâu có thể dẫn đến hiện tượng béo phì. Vì những thực phẩm vừa ăn, nhất là những thực phẩm có chất béo mà không hoạt động để được tiêu hóa, sẽ tích tụ trong cơ thể và dẫn đến thừa cân nhanh chóng.
Cách phòng ngừa: Bạn không nên dùng máy tính quá lâu, hãy giành thời gian nghi ngơi đi lại. Đặc biệt không dùng máy tính trong và sau khi ăn.
-
Bình thường, giờ hành chính của chúng ta là 8giờ/ ngày, chưa kể đến tăng ca, làm thêm giờ và buộc phải làm thêm giờ như một số ngành nghề đặc thù. Như vậy, việc ngồi hàng ngày miệt mài 8 giờ/ ngày với máy tính có nghĩa chỉ có bàn tay, cổ và các ngón tay của chúng ta là hoạt động liên tục trong khi toàn bộ phần thân người lại gần như bất động. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến dây chằng ở đây làm chúng trở nên yếu, dễ bị tổn thương và nhanh mỏi cơ hơn.
Cách phòng ngừa: Bạn nên thực hiện các động tác vận động đơn giản như xoay lưng, vươn vai, duỗi chân tay cứ 10 – 15 phút/lần để hạn chế ảnh hưởng của vấn đề này. Bên cạnh đó, hãy ngồi đúng tư thế để bảo vệ cơ thể bạn.
-
Nhiều kiểm nghiệm thực tế cho thấy rằng, tuy sóng điện từ từ máy tính và điện thoại không ảnh hưởng quá nhiều đến cơ thể con người, nhưng với những người làm việc quá nhiều với máy tính có dấu hiệu da bị sạm đen, nhăn nheo, thiếu sức sống hơn hẳn so với người khác kể cả là khi họ đã bổ sung thực phẩm tươi và lành mạnh.
Nguyên nhân là do các sóng điện từ có khả năng tấn công vào bạch huyết khiến vịec loại bỏ chất thải từ các mô và tế bào trong cơ thể bị ảnh hưởng. Lâu ngày, hệ thống bài tiết của da bị ảnh hưởng, khiến da không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, trở nên xanh, yếu, dễ nổi mụn, cơ thể và hơi thể hay có mùi hôi.
Cách phòng ngừa: Ngồi máy tính trong không gian thoáng đãng, thường xuyên rửa mặt để da có độ đàn hồi tốt, tránh chạm tay lên mặt.
-
Ngồi quá lâu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, bệnh trĩ lên tới 72,9%, trong khi đó con số này ở những người thường xuyên vận động là 43%. Do đó, đối tượng là nhân viên văn phòng nên đứng lên và vận động đi lại sau mỗi 45 – 60 phút. Còn nếu ngồi xổm thì cứ 30 phút nên đứng lên đi lại hoặc thay đổi tư thế ngồi.
Những đối tượng thường xuyên làm việc quá sức, đi du lịch dài ngày hoặc thức đêm mà không nghỉ ngơi sẽ có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn. Do đó, việc cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi là điều rất quan trọng. Quá trình này giúp bạn phòng trĩ hiệu quả và giúp cơ thể có thời gian hồi phục, đạt trạng thái tốt nhất.
-
Các sóng điện từ nếu tiếp xúc nhiều sẽ khiến lượng máu cung cấp cho khoang chậu không đủ. Lượng dưỡng khí trong máu ít đi, “sức sống” của “chiến binh” giảm sút.
- Với phụ nữ: Việc ngồi lâu còn khiến cho nữ giới đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ đau bụng dữ dội, tuần hoàn khí huyết gặp trở ngại. Khí huyết ứ đọng sẽ dẫn đến tắc mạch máu, ống dẫn trứng không thông và có thể dẫn đến vô sinh. Ngoài ra nó còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và cả đứa bé trong bụng. Nhiều trường hợp còn gây nguy cơ dị tật cho trẻ.
- Với nam giới: Lượng bức xạ của máy tính sẽ làm tăng số lượng tinh trùng bị dị tật. Giảm khả năng sinh sản ở nam giới, thậm chí còn có thể gây vô sinh nếu tình trạng này kéo dài.