Top 10 Bệnh lý tim mạch phổ biến nhất mà bạn nên biết
Các bệnh tim mạch bao gồm: Các bệnh mạch máu như bệnh động mạch vành, bệnh viêm cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim. Bệnh lý tim mạch xuất hiện âm thầm nhưng để ... xem thêm...lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Và dưới đây là các bệnh lý tim mạch phổ biến nhất mà bạn nên biết.
-
Bệnh động mạch vành là bệnh của động mạch nuôi tim, biểu hiện dưới dạng 3 nhóm dưới dạng: đau thắt ngực ổn định, đau ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim. Theo ước tính hiện có khoảng 8,9 triệu người tử vong mỗi năm do bệnh động mạch vành. Đối với khu vực các nước đang phát triển như Việt Nam, theo số liệu của Viện Tim mạch Quốc gia, tỉ lệ mạch vành tăng dần qua các năm, năm 1991 là 3%, năm 1996 là 6.05%, năm 1999 là 9.5%. Các bệnh mạch vành chiếm từ 11 – 36% trường hợp tử vong. Ngày nay, bệnh động mạch vành cũng có dấu hiệu trẻ hóa và xuất hiện ở những người gầy.
Nguyên nhân: Nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành do sự xuất hiện của các mảng bám từ cholesterol và các chất thải tế bào khác có xu hướng tích tụ tại vị trí bị tổn thương tạo thành quá trình xơ vữa động mạch. Nếu bề mặt mảng bám bị tắc hoặc vỡ, các tế bào máu kết tụ lại với nhau tại vị trí để cố gắng sửa chữa động mạch, sự tích tụ các mảng bám dẫn đến sự hẹp của thành mạch. Động mạch vành có chức năng cung cấp lượng máu giàu oxy cho cơ tim, vì vậy khi sự tắc nghẽn diễn ra không được điều trị vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới biến chứng như nhồi máu cơ tim hoặc tử vong.
Triệu chứng: Nếu động mạch vành bị thu hẹp, điều này dẫn đến việc không thể cung cấp đủ máu giàu oxy cho tim đặc biệt là khi tim đập mạnh, nhanh như khi tham gia hoạt động thể lực, leo trèo. Giai đoạn đầu, lưu lượng máu giảm có thể không gây ra hoặc gây ra ít các triệu chứng. Tuy nhiên, qua thời gian khi các mảng bám tích tụ nhiều hơn trong động mạch vành, người bệnh có thể nhận ra các dấu hiệu của bệnh động mạch vành như:
- Đau thắt ngực: Người bệnh có thể cảm thấy áp lực dồn nặng về ngực hoặc cảm giác tức ngực như thể ai đó đang đứng trên ngực. Đây là những cơn đau thắt ngực điển hình và thường xảy ra nhiều hơn ở bên ngực trái. Khi căng thẳng hoặc làm việc gắng sức, bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn đau này và sẽ biến mất trong vòng vài phút sau khi được nghỉ ngơi hoặc giải tỏa căng thẳng.
- Khó thở: Nếu tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, người bệnh có thể bị khó thở hoặc cực kỳ mệt mỏi khi hoạt động.
- Bên cạnh đó người bệnh có thể có cảm giác nặng nề vùng tim, nóng ran vùng ngực, đầy bụng và những cơn đau tim âm ỉ.
-
Rối loạn nhịp là tình trạng bất thường về mặt điện học của tim, có thể là bất thường về việc tạo nhịp hoặc bất thường về mặt dẫn truyền điện học trong buồng tim và biểu hiện trên lâm sàng là: Nhịp quá nhanh (tần số > 100 lần/ phút) hoặc quá chậm (tần số < 60 lần/phút), không đều hoặc lúc nhanh lúc chậm,...
Rối loạn nhịp tim có thể không có triệu chứng hoặc chỉ gây ra các triệu chứng như: Cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác tim đập nhanh hoặc không đều,... Tuy nhiên, nhiều trường hợp rối loạn nhịp có thể đe doạ tính mạng của người bệnh và khiến người bệnh phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.
Rối loạn nhịp là bệnh lý hay gặp trong thực hành lâm sàng hàng ngày, người bệnh có thể được phát hiện khi đi khám sức khỏe tổng quát, hoặc một chuyên khoa khác. Có một số lượng không nhỏ người bệnh cao tuổi được phát hiện bệnh lý rối loạn nhịp tim khi phải nhập viện điều trị các bệnh lý tiểu đường, tăng huyết áp và đặc biệt là phát hiện Rung nhĩ ở người bệnh nhập viện vì tai biến mạch máu não.
Rối loạn nhịp đôi khi không gây nên các triệu chứng khó chịu cho người bệnh đặc biệt là các bệnh lý rối loạn nhịp mãn tính khiến cho người bệnh có thể không cảm nhận thấy những triệu chứng mà nó gây ra, tuy nhiên bệnh lý rối loạn nhịp cũng có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng mà bạn cần phải biết.
Một số triệu chứng rối loạn nhịp tim đáng chú ý bao gồm:
- Đánh trống ngực – triệu chứng điển hình và hay gặp của bệnh lý rối loạn nhịp.
- Cảm giác đột ngột xuất hiện cơn khó thở - cảm giác khó chịu ở ngực đi kèm
- Chóng mặt do rối loạn nhịp tim
- Ngất xỉu – triệu chứng báo hiệu rối loạn nhịp tim nhanh nguy hiểm
-
Van tim có cấu trúc đặc biệt nhằm đảm bảo việc máu lưu chuyển giữa các buồng tim được hoạt động theo chu trình nhất định. Bệnh van tim là tình trạng bệnh lý của tim thường biểu hiện dưới hai dạng tổn thương chính là hẹp van tim và hở van tim, hoặc có thể xuất hiện tình trạng một van tim có 2 tổn thương cả hẹp và hở van tim. Hẹp van tim khiến cho các van tim trở nên dày và cứng, trong một số trường hợp xảy ra dính các mép van, điều này làm hạn chế khả năng mở của van tim, cản trở sự lưu thông dòng máu.
Ngược lại, khi các van tim đóng không kín do giãn vòng van, thoái hóa, dính, co rút hoặc các dây chằng van tim quá dài sẽ gây ra tình trạng hở van tim, điều này có thể làm cho dòng máu trào ngược lại trong thời kỳ đóng van.
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh van tim như:
- Bẩm sinh: Van tim của trẻ có thể bị khiếm khuyết ngay khi ở trong bào thai, đây được xem là khuyết tật bẩm sinh có thể được chẩn đoán khi trẻ còn nhỏ.
Bệnh thấp tim: Van tim bị tổn thương do liên cầu khuẩn dẫn đến bệnh thấp tim, với bệnh lý này van bị dày dính, co kéo hoặc vôi hóa hay khít hẹp một thời gian dẫn đến tình trạng van đóng không kín dẫn đến hẹp – hở van. - Bệnh cơ tim: đây bệnh lý làm thay đổi cấu trúc tim, có thể giãn các buồng tim trong bệnh cơ tim giãn nở hoặc dẫn đến hở van tim.
- Nhồi máu cơ tim: hở van hai lá do đứt dây chằng hoặc rối loạn vận động của cột cơ là một trong những biến chứng hay gặp ở người bệnh bị nhồi máu cơ tim, nhất là nhồi máu vùng sau dưới.
- Thoái hoá van: tuổi càng cao thì van tim càng dễ bị thoái hoá, dễ bị rách và bị vôi hóa van tim khiến cho van tim bị dày và xơ cứng, cản trở lưu lượng máu đi qua.
- Sa van tim: Khi van nằm giữa buồng tim trên và buồng tim dưới bên trái đóng không đúng cách dẫn đến việc van lồi lên vào trong buồng tim phía nhĩ trái. Sa van hai lá thường gặp nhất, có thể là do đứt dây chằng sau nhồi máu cơ tim, chấn thương hoặc do giãn vòng van hai lá do suy tim, giãn buồng tim.
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh van tim đáng chú ý như:
- Khó thở, tăng nặng khi người bệnh nằm xuống.
- Mệt mỏi.
- Tim đập nhanh
- Đánh trống ngực
- Chóng mặt, hoa mắt
- Sưng chân, mắt cá chân
- Ho khan, nhất là vào ban đêm.
- Bẩm sinh: Van tim của trẻ có thể bị khiếm khuyết ngay khi ở trong bào thai, đây được xem là khuyết tật bẩm sinh có thể được chẩn đoán khi trẻ còn nhỏ.
-
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em (hay dị tật tim bẩm sinh) là những dị dạng ở tim xảy ra từ khi còn trong bào thai. Do cấu trúc tim bị khiếm khuyết khiến chức năng và hoạt động của tim bị ảnh hưởng, tuần hoàn máu trong cơ thể hoạt động bất thường.
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là dạng dị tật bẩm sinh thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của các ca dị tật bẩm sinh. Hiện nay, nhờ kỹ thuật siêu âm, dị tật tim bẩm sinh có thể được phát hiện ở tuần thứ 18 của thai kỳ.
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em có nhiều nguyên nhân, nhưng phần lớn các ca bệnh rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể. Theo nghiên cứu, tim bẩm sinh có thể do một số nguyên nhân:
- Do di truyền: Di truyền là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành dị tật bẩm sinh ở trẻ, đặc biệt là các dị tật về tim. Trẻ có bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình bị tim bẩm sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trường hợp bố mẹ mang gen bệnh, dù không bị tim bẩm sinh thì sinh con vẫn có khả năng mắc bệnh cao.
- Do nhiễm độc thai: Trong quá trình mang thai, nếu mẹ sử dụng một số loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, hoặc sử dụng kích thích như rượu, bia, ma túy thì trẻ sinh ra dễ bị dị tật tim bẩm sinh.
- Mẹ sử dụng chất kích thích trong thời gian mang thai có thể khiến con mắc tim bẩm sinh
- Bên cạnh đó, người mẹ tiếp xúc với tia X-quang, chất phóng xạ,... hoặc sống trong môi trường độc hại cũng có thể bị nhiễm độc thai kỳ, dẫn đến dị tật bẩm sinh cho con.
Triệu chứng:
Theo các chuyên gia, nếu trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh không được phát hiện sớm và điều trị có thể dẫn đến tử vong do rối loạn tuần hoàn cấp tính. Nếu trẻ có những triệu chứng giống như dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.- Trẻ không khóc sau sinh, môi, da tím tái và các ngón tay hơi xanh;
- Trẻ khó khăn khi thở hoặc thở nhanh;
- Thể chất chậm phát triển, nhẹ cân khi sinh;
- Khó khăn trong việc ăn uống, khó hấp thu;
- Trẻ thường xuyên ho, khò khè, tình trạng tái diễn nhiều lần;
- Tim đập mạnh bất thường;
- Khó thở khi bú và không chịu bú mẹ.
-
Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý tim mạch xảy ra khi các mảng bám từ chất béo, cholesterol, canxi, mô sợi và các chất khác tích tụ lại trong các động mạch mang máu đến não, các cơ quan và các chi gây nên tình trạng xơ vữa động mạch. Thời gian dài, các mảng bám tích tụ và cứng lại, gây nên tình trạng hẹp động mạch.
Nguyên nhân:
- Tỷ lệ mắc bệnh động mạch ngoại biên khoảng 12% ở Mỹ; nam giới bị ảnh hưởng nhiều hơn phụ nữ. Các yếu tố nguy cơ cũng tương tự như các yếu tố của xơ vữa động mạch như: tuổi cao, tăng huyết áp, Bệnh tiểu đường, rối loạn lipid máu (lipoprotein trọng lượng phân tử thấp [LDL] cao, lipoprotein trọng lượng phân tử cao [HDL] thấp), hút thuốc lá (bao gồm hút thuốc thụ động) hoặc các hình thức sử dụng thuốc lá khác và tiền sử gia đình có bệnh xơ vữa động mạch. Béo phì, nam giới, và mức homocysteine cao cũng là những yếu tố nguy cơ.
- Xơ vữa động mạch là một rối loạn hệ thống; 50 đến 75% bệnh nhân có PAD cũng códấu hiệu lâm sàng của bệnh động mạch vành (CAD) hoặc bệnh mạch não. Tuy nhiên, bệnh mạch vành có thể không triệu chứng, một phần vì PAD có thể ngăn bệnh nhân gắng sức đủ để gây đau thắt ngực.
Triệu chứng:
- Có thể bệnh không triệu chứng
- Đau sẽ là các triệu chứng xuất hiện nhiều nhất với các mức độ và tính chất khác nhau
- Đau mạn tính, nhức nhối liên tục, âm ỉ diễn ra trong một thời gian dài
- Dấu hiệu đau cách hồi: Đau kiểu chuột rút ở bắp chân xuất hiện sau khi đi bộ một đoạn bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ rồi mới đi tiếp, đau giảm hoặc hết đau khi nghỉ khoảng dưới 10 phút.
- Nếu động mạch hoàn toàn bị tắc đoạn động mạch hoàn toàn, chân sẽ đau buốt nhiều và hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
- Tê bì, giảm cảm giác, chuột rút, nhức mỏi vùng tổn thương.
- Nhợt là triệu chứng thường gặp, đi kèm với các điểm hoại tử đen, hoại tử khô ở đầu ngọn chi, có các biểu hiện hoại tử, thiểu dưỡng móng.
- Lạnh, lạnh hơn chi bên lành nhưng không lạnh như thiếu máu cấp tính (do có các nhánh nuôi mới hình thành).
- Nếu có vết loét thường lâu lành, dẫn đến hoại tử. Hoại tử ở bệnh động mạch chi dưới mạn tính có thể thấy với các biểu hiện hoại tử đen, khô, xung quanh ít viêm phù nề.
- Một vài biểu hiện khác như yếu nhược cơ, dị cảm, buồn bực, bất lực vận động chi thể, chuột rút nhiều lần cả khi nghỉ.
- Đối với nam giới, bệnh liệt dương có thể xảy ra nếu mạch máu dẫn máu đến dương vật bị bít tắc.
- Có thể có đau bụng sau bữa ăn nếu có hẹp hoặc tắc các mạch máu vùng bụng như động mạch mạc treo, động mạch thân tạng, động mạch thận.
-
Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng tiếp nhận máu để cung cấp máu cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Suy tim được xem là hậu quả cuối cùng của hầu hết các bệnh lý tim mạch.
Mức độ suy tim của người bệnh được đánh giá dựa trên triệu chứng cơ năng và khả năng vận động gắng sức, chia làm 4 cấp độ:
- Suy tim cấp độ 1: Được xem là suy tim tiềm tàng, người bệnh vẫn có thể vận động thể lực và sinh hoạt bình thường, không có dấu hiệu khó thở, mệt mỏi hay đau tức ngực. Rất khó để phát hiện suy tim ở giai đoạn tiềm tàng này.
- Suy tim cấp độ 2: Suy tim nhẹ, khi nghỉ ngơi thì bệnh nhân không cảm thấy triệu chứng gì nhưng khi vận động gắng sức thì nhận thấy khó thở, mệt mỏi và đánh trống ngực. Các dấu hiệu này có thể chỉ thoáng qua hoặc quá nhẹ để bệnh nhân có thể xem là triệu chứng bệnh lý
- Suy tim cấp độ 3: Suy tim trung bình. Vào giai đoạn này, bệnh nhân bị hạn chế khá rõ rệt trong khi vận động, sinh hoạt hàng ngày. Khi nghỉ ngơi, các triệu chứng thuyên giảm, nhưng khi vận động gắng sức thì bị khó thở dữ dội, thở hổn hển, mệt mỏi, đánh trống ngực. Bệnh nhân lúc này bắt đầu cảm thấy lo lắng và đến bệnh viện để thăm khám. Chính vì thế, việc điều trị thường bắt đầu vào giai đoạn 3 của suy tim
- Suy tim cấp độ 4: Suy tim nặng. Bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, gần như không thể thực hiện trọn vẹn bất kỳ vận động thể lực nào, sinh hoạt hàng ngày trở nên rất khó khăn và chỉ có thể thực hiện được các việc nhẹ, tình trạng khó thở xuất hiện cả trong lúc nghỉ ngơi. Bệnh nhân phải nhập viện thường xuyên hơn.
Nguyên nhân: Dựa vào phân loại giải phẫu bệnh, có thể phân chia nguyên nhân gây bệnh dựa trên 3 nhóm bệnh suy tim chính là: Suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.
- Nguyên nhân suy tim trái: Tăng huyết áp động mạch: Đây được xem là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra suy tim trái, tăng huyết áp làm cản trở sự tống máu. Do các bệnh van tim, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim; rối loạn nhịp tim; bệnh tim bẩm sinh.
- Nguyên nhân suy tim phải: Do mắc các bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản mạn, giãn phế nang, giãn phế quản, xơ phổi, hay các bệnh lý tim mạch như nhồi máu phổi; gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực; hẹp van 2 lá; tăng áp lực động mạch phổi tiên phát, các bệnh tim bẩm sinh như hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất.
- Nguyên nhân suy tim toàn bộ: Bệnh nhân bị suy tim trái có thể phát triển thành suy tim toàn bộ; viêm tim toàn bộ do thấp tim, viêm cơ tim; bệnh cơ tim giãn.
- Nguyên nhân khác: cường giáp trạng, thiếu hụt vitamin B1, thiếu máu nặng, rò động mạch – tĩnh mạch.
Triệu chứng suy tim cũng chia làm ba nhóm:- Triệu chứng suy tim trái: Khó thở, Các cơn hen tim, phù phổi cấp, Đau ngực, Tiểu ít, hoa mắt, chóng mặt. Khám tim có thể phát hiện các dấu hiệu: mỏm tim lệch trái, tiếng thổi bất thường do bệnh lí van tim
- Triệu chứng suy tim phải: Khó thở, Gan to, phù chân, tĩnh mạch cổ nổi
- Triệu chứng suy tim toàn bộ: Bệnh cảnh giống suy tim phải mức độ nặng, khó thở thường xuyên, Gan to, phù nhiều, tĩnh mạch cổ nổi, tràn dịch đa màng.
-
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,...
Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm:
- Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;
- Tăng huyết áp thứ phát (Tăng huyết áp là triệu chứng của một số bệnh khác): Liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết;
- Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường;
- Tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.
Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.
Nguyên nhân:
- Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp vô căn. Loại này thường là do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới.
- Bên cạnh đó, cao huyết áp thứ phát là hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5 - 10% trên tổng số ca bệnh cao huyết áp. Điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát có thể giải quyết được bệnh. Đối với tăng huyết áp gây ra do tác dụng không mong muốn của thuốc, sau khi ngừng thuốc có thể mất chừng vài tuần để huyết áp ổn định lại về mức bình thường. Trẻ em, nhất là các trẻ dưới 10 tuổi, mắc cao huyết áp thứ phát thì nguyên nhân thường là do bệnh khác gây ra, điển hình như bệnh thận.
- Tăng huyết áp thai kỳ là dạng tăng huyết áp đơn thuần nhưng thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Trong khi đó, tiền sản giật cũng xảy ra sau khi thai nhi được 12 tuần tuổi, nhưng kèm theo phù và có đạm trong nước tiểu. Nguyên nhân của các dạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai này có thể là do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao trên 35 tuổi, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,...
Triệu chứng cao huyết áp:
- Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.
- Đúng như tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh: Cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.
-
Viêm cơ tim là tình trạng viêm lớp cơ dày của thành tim khiến cơ tim bị tổn thương viêm và hoại tử, ảnh hưởng tới chức năng co bóp của cơ tim. Bệnh viêm cơ tim nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn đến suy tim nhanh chóng và đe dọa tính mạng người bệnh.
Viêm cơ tim có thể biểu hiện dưới nhiều triệu chứng và mức độ khác nhau, từ nhẹ, triệu chứng mơ hồ đến rất nặng, sốc tim và tử vong. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim giãn với suy tim mạn tính.
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân gây viêm cơ tim chủ yếu là do virus, trong đó thường gặp nhất là do virus coxsackie B. Một số loại virus khác như virus gây cảm lạnh thông thường (adenovirus), parvovirus B19 (virus gây sốt phát ban), virus herpes (gây bệnh thủy đậu, zona thần kinh), echovirus (virus gây nhiễm trùng đường tiêu hóa), hay virus rubella (gây bệnh sởi) cũng là nguyên nhân tiềm tàng của viêm cơ tim.
- Ngoài ra, bệnh viêm cơ tim cũng có thể gây ra bởi vi khuẩn, ký sinh trùng; do tiếp xúc với thuốc gây dị ứng, độc hại, thuốc chống động kinh; do điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị; mắc bệnh lupus, viêm động mạch...
Các triệu chứng viêm cơ tim thường gặp: Viêm cơ tim nhẹ thường không có triệu chứng gì đáng chú ý. Người bệnh có thể cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi và có các triệu chứng chung của cơ thể khi nhiễm virus, sau đó tự khỏi mà không hề nhận biết được mình đã bị viêm cơ tim.
Trong những trường hợp viêm nặng, người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:- Tức ngực
- Nhịp tim nhanh bất thường
- Khó thở ngay cả khi đang ngồi nghỉ ngơi hoặc trong quá trình vận động
- Phù nề (tích nước) ở chân, sưng mắt cá chân và bàn chân
- Cảm giác mệt mỏi
- Dấu hiệu và triệu chứng khác như đau đầu, đau nhức cơ thể, đau khớp, sốt, đau họng và tiêu chảy.
- Viêm cơ tim ở trẻ em thường là bệnh viêm cơ tim cấp tính với các triệu chứng tiến triển nhanh và rõ rệt hơn bao gồm: Sốt, ngất xỉu, khó thở, nhịp thở nhanh và nhịp tim nhanh bất thường.
-
Tim là cơ quan có vai trò bơm máu đi nuôi cơ thể. Tim được nuôi dưỡng từ 2 nhánh mạch máu chính là động mạch vành phải và động mạch vành trái. Nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc hoàn toàn hoặc 1 phần 1 trong 2 nhánh mạch máu này hoặc cả 2 nhánh. Nếu 1 vùng cơ tim bị chết do thiếu máu, lúc này chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước gây nên các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do tim,...
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch. Tình trạng này xảy ra là do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, thành phần cấu thành bao gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào.
- Từ khoảng 30 tuổi, trong cơ thể người bệnh bắt đầu tiến trình hình thành và phát triển mảng xơ vữa. Quá trình này diễn ra từ vài năm đến vài chục năm.
- Ở những đối tượng có một số yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường góp phần thúc đẩy tổn thương mạch máu theo thời gian. Chính những rối loạn này làm thành mạch máu dễ bị các phân tử cholesterol lắng đọng và bám vào.
- Nơi mảng xơ vữa bám vào thành mạch bị viêm, đến 1 thời điểm mảng xơ vữa này bị bong tróc và nứt vỡ thúc đẩy hình thành cục máu đông làm bít tắc lòng mạch máu. Khi lòng mạch bị bít tắc dẫn đến vùng cơ tim phía sau không được đưa máu đến nuôi hậu quả gây hoại tử và chết vùng cơ tim đó gây nên nhồi máu cơ tim.
Triệu chứng nhồi máu cơ tim:
- Hồi hộp, đánh trống ngực.
- Đau thắt ngực. Mức độ có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng, cảm giác nóng rát trước ngực trái đến nhiều như đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt. Đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau kéo dài trên 20 phút.
- Khó thở.
- Vã mồ hôi.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Buồn nôn, nôn.
- Tụt huyết áp hoặc tăng huyết áp.
- Tay chân lạnh, ẩm.
- Kích thích, lo lắng, hoảng sợ.
- Ngất.
- Đột tử.
Ở một số khác, họ không trải qua các triệu chứng như mô tả ở trên mà chỉ cảm thấy hơi mệt hoặc chỉ cảm thấy khó chịu vùng thượng vị.
-
Mạch vành là mạng lưới mạch máu bao quanh tim, cung cấp máu giàu oxy nuôi dưỡng tim. Thiếu máu cơ tim (còn được gọi là thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh mạch vành tim) là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch vành, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim. Khi không được tái tạo máu kịp thời, một vùng tim có thể bị hoại tử - còn gọi là nhồi máu cơ tim. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thiếu máu cơ tim là tử vong đột ngột do nhồi máu cơ tim hoặc do rung thất.
Bệnh thiếu máu cơ tim được chia thành 2 thể:
- Thể không có đau ngực: Còn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim yên lặng, hay gặp ở người bệnh đái tháo đường hoặc người cao tuổi có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Khi mắc bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng, bệnh nhân không cảm thấy đau ngực và chỉ phát hiện bệnh khi chẩn đoán bằng điện tâm đồ. Người bệnh có nguy cơ cao biến chứng nhồi máu cơ tim hoặc tử vong đột ngột do không phát hiện, điều trị bệnh sớm.
- Thể có đau ngực: Ở giai đoạn đầu, triệu chứng đau ngực chỉ xuất hiện khi lao động gắng sức, xúc động mạnh hoặc dưới thời tiết quá lạnh. Về sau, bệnh nhân có thể cảm thấy đau ngực ngay cả khi nghỉ ngơi. Người bệnh thường bị đau ngực trái vùng trước tim, có cảm giác khó chịu, nặng ngực, bị đè ép ở vùng sau xương ức lan tới hàm, cổ, vai trái và cánh tay trái; đi kèm cảm giác lo âu, hồi hộp, khó thở, buồn nôn và nôn ói, choáng váng, vã mồ hôi,... Tần suất các cơn đau thay đổi: vài tuần, vài tháng một lần hoặc vài lần trong ngày, thời gian đau thường kéo dài vài giây tới vài phút, không quá 5 phút. Bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị tích cực để phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Bệnh thiếu máu cơ tim được chẩn đoán bằng các phương pháp như: đo điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp động mạch vành tim có bơm thuốc cản quang,... Việc điều trị bệnh cần kết hợp giữa thay đổi lối sống và sử dụng thuốc trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
Nguyên nhân:
- Xơ vữa động mạch vành
- Huyết khối trong lòng mạch vành
- Co thắt vành (bệnh vi mạch vành)