Top 10 Bệnh da liễu thường gặp nhất ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ thường gặp rất nhiều những vấn đề về da liễu do khí hậu, môi trường, vật thể tiếp xúc,... Vậy đâu là những căn bệnh da liễu thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, ... xem thêm...hãy cùng Toplist tìm hiểu nhé!
-
Bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra. Các triệu chứng phát ban, phồng rộp ngứa do bệnh có thể xuất hiện từ 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với virus và thường kéo dài khoảng 5 đến 10 ngày. Thủy đậu tuy lành tính nhưng khi không điều trị và kiểm soát bệnh đúng cách, trẻ sẽ phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, sau khi các nốt thủy đậu rụng đi, sẹo lõm có thể hình thành, gây mất tự tin cho trẻ. Do đó, bố mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ mắc bệnh cẩn thận và lựa chọn các cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em an toàn.
Thủy đậu từng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên ngày nay bệnh lý này thường ít gặp hơn nhờ các chương trình tiêm chủng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị mọi người nên được tiêm chủng thủy đậu định kỳ. Bên cạnh đó, cha mẹ nên có thường xuyên vệ sinh môi trường sống, nhà cửa để hạn chế vi khuẩn, vi rút sinh sôi.
-
Bệnh chốc lở là bệnh nhiễm trùng da phổ biến và dễ lây lan do các vi khuẩn như Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes lây nhiễm vào các lớp ngoài của da, được gọi là lớp biểu bì. Những bộ phận thường dễ bị ảnh hưởng nhất bao gồm mặt, cánh tay và chân.
Vi khuẩn bệnh chốc lở phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm và có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em, đặc biệt là những trẻ từ độ tuổi 2 đến 5 tuổi. Chốc lở tưởng chừng là căn bệnh như đơn giản nhưng nếu không được điều trị đúng phương pháp và kịp thời thì sẽ tiến triển nhanh và có nguy cơ biến chứng thành: Viêm quầng, viêm mô tế bào, hồng ban đa dạng, hội chứng bong vảy da do tụ cầu, mề đay.... Do đó khi trẻ có các triệu chứng bệnh, cha mẹ nên có biện pháp kịp thời để điều trị cho con.
-
Phát ban nhiệt là bệnh da liễu ở trẻ em thường bùng phát trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, có thể xảy ra do tắc lỗ chân lông và mồ hôi không thể thoát ra. Nguyên nhân gây phát ban nhiệt thường là do ma sát trên bề mặt da.
Trẻ em thường bị phát ban nhiệt ở cổ, nhưng cũng có thể phát triển ở các vùng nếp gấp da như nách, khuỷu tay và đùi. Vào thời tiết nóng ẩm, bạn nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát và được giặt bằng sản phẩm lành tính, có nguồn gốc tự nhiên. Tuy nhiên, khi bé có các biểu hiện: phát ban nặng hơn, sốt, phát ban có dấu hiệu nhiễm trùng, phát ban không biến mất sau ba hoặc bốn ngày...bạn nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị.
-
Bệnh tay chân miệng xuất hiện do virus coxsackie gây ra. Đây là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ nhỏ phổ biến, đặc biệt là trong mùa hè và đầu mùa thu. Tình trạng này thường bắt đầu bằng cơn sốt, sau đó phát triển thành phát ban không gây ngứa trên cơ thể, bao gồm cả tay và chân.
Bệnh tay chân miệng là bệnh da liễu ở trẻ em có thể gây lở miệng, làm xuất hiện các vết loét đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Bệnh còn dễ lây lan thông qua tiếp xúc, thường là do ho và hắt hơi. Thông thường, bệnh tay, chân và miệng có thể tự khỏi trong vòng một tuần. Trẻ đã mắc tay chân miệng vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể trẻ chỉ tạo ra kháng thể đặc hiệu với một loại virus nhất định, do đó vẫn có thể mắc bệnh lần nữa nếu nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus. Đặc biệt, trẻ bị suy giảm miễn dịch như suy dinh dưỡng, trẻ nhiễm HIV… có nguy cơ tái nhiễm tay chân miệng cao hơn.
-
Mụn cóc là loại bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Các mụn cóc xuất hiện khi loại virus này xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài, tạo thành những u nhỏ lành tính có bề mặt sần sùi. Chứng bệnh này thường xảy ra ở độ tuổi trẻ em và thanh thiếu niên do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, trẻ có thói quen đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt, như là phòng tắm, môi trường sống không sạch sẽ, dùng chung dụng cụ cá nhân với người mắc bệnh… Những thói quen này sẽ làm trẻ tăng nguy cơ bị mụn cóc.
Đa phần các trường hợp mụn cóc là lành tính và có thể tự biến mất. Tuy nhiên, bạn cũng cần phòng ngừa và điều trị tình trạng mụn cóc cho trẻ bằng cách giữ nhà cửa sạch sẽ và chỉ sử dụng những vật dụng cá nhân được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
-
Viêm da dị ứng là bệnh da liễu ở trẻ em khiến cơ thể bé bị nổi mẩn đỏ và ngứa. Tình trạng này có xu hướng kéo dài, bùng phát định kỳ và có thể đi kèm với hen suyễn hoặc sốt. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị nào cho tình trạng viêm da dị ứng. Tuy nhiên, các biện pháp tự chăm sóc có thể làm giảm ngứa và ngăn chặn sự bùng phát các vấn đề viêm da dị ứng khác. Ví dụ như giữ ẩm cho làn da thường xuyên, bôi kem hoặc thuốc mỡ theo chỉ định…
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng thường do khả năng bảo vệ làn da suy yếu khiến các yếu tố môi trường gây hại lên da. Do đó, bạn cần giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ với sản phẩm tẩy rửa tự nhiên, đặc biệt là khi nhà có trẻ em.
-
Nổi mề đay là kết quả của tình trạng phản ứng dị ứng, xuất hiện dưới dạng những vết ngứa nhỏ hoặc đỏ, có thể gây đau đớn. Việc tiếp xúc với chất gây dị ứng, chẳng hạn như thực phẩm hoặc thuốc có thể gây ra tình trạng này.
Mặc dù tình trạng nổi mề đay không nguy hiểm nhưng nếu trẻ kèm theo các vấn đề khó thở như ho và thở khò khè thì đây có thể là báo hiệu một phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bạn hãy đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc chống dị ứng cho trẻ.
-
Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu ở trẻ em gây ra triệu chứng phát ban đỏ, ngứa do tiếp xúc trực tiếp với chất hóa học hoặc phản ứng dị ứng. Tình trạng phát ban không lây nhiễm hoặc đe dọa tính mạng nhưng gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Các sản phẩm có thể gây viêm da tiếp xúc bao gồm xà phòng, mỹ phẩm, sản phẩm tẩy rửa, thực vật… Để điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả, bạn cần xác định nguyên nhân gây ra phản ứng. Nếu bạn có thể tránh các chất khiến bạn bị viêm da, triệu chứng thường sẽ biến mất sau 2-4 tuần. Bạn có thể thử làm dịu làn da bằng các miếng gạc mát, kem chống ngứa… Đối với trẻ em, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện sẽ dễ bị tác động xấu bởi các sản phẩm hóa chất mạnh. Vì thế, bạn có thể giúp trẻ xây dựng hệ thống miễn dịch tự nhiên bằng cách vệ sinh sạch sẽ nơi ở và quần áo với sản phẩm lành tính.
-
Chàm sữa là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, thường hay gặp ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ sinh ra bị chàm sữa với các biểu hiện da như da khô, bong vảy ở đầu, trán, mặt và nổi bật nhất là ở 2 bên má và nặng lên vào mùa đông khi thời tiết khô hanh. Khi mắc chàm sữa trẻ sẽ ngứa ngáy, khó chịu, phải cào gãi để giảm ngứa… tình trạng này sẽ khiến trẻ khó ngủ, ảnh hưởng đến thể chất của trẻ và có thể nhiễm trùng da nếu trẻ cào gãi quá mức.
Hiện nguyên nhân gây bệnh chàm sữa vẫn chưa được xác định và thông thường bệnh chàm sữa ở trẻ sẽ giảm dần khi trẻ trên 1 tuổi. Khi trẻ gặp tình trạng này, các bậc phụ huynh cần không cho trẻ sử dụng một số loại thực phẩm như: Trứng, tôm và đồ biển, thực phẩm lên men…thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo... đồng thời sử dụng các sản phẩm chăm sóc da bé, thuốc phù hợp theo lời hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia y tế.
-
Ung nhọt là bệnh nhiễm khuẩn ở nang lông thường gây lở loét sâu trên da, có chứa mủ và gây đau nhứt cho trẻ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể kể đến như: do mồ hôi hoặc ma sát sinh ra vi khuẩn gây bệnh, sức đề kháng yếu vi khuẩn dễ tấn công, vệ sinh da không đúng cách, da bị trầy xước hoặc tổn thương...
Để phòng ngừa và điều trị căn bệnh này, các bậc phụ huynh cần vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm, không nên kỳ cọ quá mạnh tay vì sẽ làm mụn nhọt vỡ ra. Dùng miếng gạc băng vùng bị nhọt, hạn chế dùng tay chạm vào vết mụn nhọt của con. Không tự ý nặn mụn nhọt sẽ khiến vùng da xung quanh nhiễm trùng nặng hơn. Nếu các nốt mụn nhọt ngày càng lớn và trẻ có nhiều biểu hiện bất thường như sốt, khó chịu, đau đớn,... thì ba mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.