Top 10 Bệnh có dấu hiệu nôn ra máu mà bạn cần biết
Nôn ra máu là triệu chứng của rất nhiều bệnh như dạ dày cấp, ung thư thực quản, ung thư dạ dày,... Trong nhiều trường hợp nôn ra máu chỉ do cơ thể sau nhược ... xem thêm...hay cảm, nhưng ở nhiều trường hợp nôn ra máu sẽ là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Với những dấu hiệu nôn ra máu dù là ít hay nhiều thì bạn cũng cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe.
-
Bệnh loét tá tràng là căn bệnh có dấu hiệu nôn ra máu nhiều nhất. Nguyên nhân dẫn tới bệnh nôn ra máu là do vi khuẩn Helicobacter pylori. Loét tá tràng có dấu hiệu điển hình như nôn ra máu, đau bụng vùng thượng vị. Thường thì đau nhiều khi đói và bớt đau khi no. Khi bệnh trở nên nặng và nó ăn mòn vào mạch máu thì sẽ gây nên hiện tượng nôn ra máu.
Do chế độ ăn uống: Ăn nhiều các thức ăn có tính chất kích thích niêm mạc đường tiêu hóa như thức ăn chua, cay, quá nóng, rượu, cà phê, chè đặc..., ăn nhiều chất béo, nghiện thuốc lá, ăn nhanh, nhai không kỹ, ăn uống không đúng giờ, ăn quá no hoặc quá đói... Do thuốc: Sử dụng kéo dài các loại thuốc chống viêm giảm đau như corticoid, NSAIDs....sử dụng kéo dài dẫn đến giảm tiết chất nhầy giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc tá tràng. Thường xuyên căng thẳng, lo âu , giận giữ... Tiền sử gia đình có người mắc bệnh là yếu tố nguy cơ của bệnh.
Bệnh viêm loét hành tá tràng có thể tiến triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh như xuất huyết đường tiêu hóa: Xuất huyết hay gọi là chảy máu ổ loét thường xảy ra rầm rộ, có thể xuất hiện đột ngột hay sau khi người bệnh sử dụng các chất gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa như uống rượu, sử dụng thuốc chống viêm... với biểu hiện nôn ra máu tươi, đi ngoài phân đen, dính, bệnh nhân mệt lả huyết áp tụt... Khi có dấu hiệu này cần đưa tới cơ sở y tế để được xử lý cấp cứu.
Bệnh viêm loét hành tá tràng ở một số người có thể có những biểu hiện không rõ ràng hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên dấu hiệu thường thấy nhất là đau, rát vùng thượng vị liên quan đến bữa ăn. Khi có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh viêm loét hành tá tràng người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám chẩn đoán và được điều trị đúng cách. Bệnh không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh như thủng tá tràng, xuất huyết tiêu hóa.
-
Viêm dạ dày cũng giống như loét tá tràng đều do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, do tăng bạch cầu ưa acid, do thuốc, hóa chất, thức ăn,... Bạn sẽ thấy hiện tượng chảy máu, sung huyết nếu ma sát với những vật thể cứng. Chính vì thế khi các bệnh nhân bị viêm dạ dày khi ăn các đồ ăn cay nóng, khó nhai, khi bạn nhai không kĩ sẽ dẫn tới bị nôn ra máu.
Do đặc điểm của cuộc sống công nghiệp hiện nay, con người chúng ta làm gì cũng gấp gáp và không điều độ, ăn nhanh, uống vội, vừa ăn vừa làm việc đã khiến cho bệnh viêm dạ dày trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, có một thực tế là bệnh nhân bị bệnh viêm dạ dày chỉ đến gặp bác sĩ khi bệnh đã quá nặng và có nguy cơ chuyển sang viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày là tình trạng acid dạ dày dư thừa và vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày làm tổn thương niêm mạc dẫn đến dạ dày bị viêm hoặc sưng. Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính). Khi dạ dày bị tổn thương thì việc tiêu hóa thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn gây tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu. Kèm theo đó là chứng buồn nôn và nôn khi dung nạp quá nhiều thức ăn mà dạ dày không kịp tiêu hóa để tống khứ các chất chứa trong dạ dày, đôi khi người bệnh có cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được nên cảm giác rất khó chịu.
Bệnh viêm dạ dày là bệnh tương đối dễ chữa nhưng chúng ta không được xem thường bởi nó rất nhanh chóng dẫn đến các biến chứng bệnh nặng hơn có thể gây ra xuất huyết dạ dày bao gồm nôn ra máu và phân có máu, đây là trường hợp nghiêm trọng và bệnh đã nặng rất nhiều đòi hỏi bạn cần đến bệnh viện kịp thời để điều trị.
-
Giống với loét tá tràng thì loét dạ dày cũng gây nôn ra máu, chiếm tỉ lệ lên tới 20% các bệnh gây nôn ra máu. Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori, do căng thẳng, ăn uống không khoa học,... Loét dạ dày gây đau bụng thượng vị, cảm giác đau tăng dần nên khi bạn ăn quá no, giảm khi bạn uống thuốc trung hòa acid. Nếu loét tới các mạch máu sẽ gây nôn ra máu, phân đen.
Loét dạ dày tá tràng, hay còn gọi là viêm loét dạ dày, là tổn thương gây loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi màng lót của dạ dày, tá tràng bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra. Vết loét ở dạ dày xảy ra nhiều gấp 4 lần ở tá tràng. Loét dạ dày tá tràng là bệnh rất phổ biến, được chẩn đoán ở mọi độ tuổi nhưng thường xảy ra ở người già hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Viêm loét dạ dày là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, chảy máu. Nếu bệnh nhân không được phát hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa để điều trị kịp thời thì người bệnh có thể tử vong do mất máu.
Bệnh viêm loét dạ dày được phát hiện và điều trị sớm sẽ có tiến triển tốt. Nếu để bệnh nặng, tiến triển thành mạn tính sẽ làm việc điều trị trở nên khó khăn và kéo dài. Và điều trị triệt để bệnh viêm loét dạ dày cũng giúp cho tránh được biến chứng xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày, đều là những biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong. Khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh nên đi khám để có biện pháp điều trị đạt hiệu quả.
-
Viêm thực quản hay còn gọi là loét thực quản. Nguyên nhân gây loét thực quản gồm: Do vi khuẩn, uống nhầm dung dịch acid, do uống thuốc quá liều gây tổn thương thực quản,... Khi bạn nôn ra máu thì máu sẽ có thể có màu đỏ sẫm, kèm theo thức ăn hoặc màu đỏ tươi. Các triệu chứng thường gặp của bệnh gồm: Đau tức ngực, cơn đau tăng khi bạn uống nước hay ăn cơm, giảm khi bạn đói. Khi ăn cơm hay uống nước bạn hay cảm giác nghẹn ở cổ họng.
Thực quản là phần ống nối từ cổ họng tới dạ dày. Viêm loét thực quản là một dạng tổn thương loét trong hệ tiêu hóa. Tình trạng này gây đau đớn phần niêm mạc thực quản, vị trí giữa thực quản và dạ dày. Khi bị loét thực quản, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, ăn uống khó, cơ thể bị suy nhược và gây chảy máu trong làm mất máu nghiêm trọng. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng đời sống của người bệnh.
Loét thực quản là căn bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc của thực quản.
Khi thực quản bị viêm loét các tế bào, biểu mô sẽ mất dần khả năng tự bảo vệ. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sớm diễn biến nghiêm trọng hơn như viêm loét dạ dày, hay thậm chí gây ung thư thực quản. Một số trường hợp viêm loét thực quản gây chảy máu bên trong không rõ nguyên nhân có thể dẫn đến mất nhiều máy và bệnh nhân bị suy nhược, nguy hiểm đến tính mạng.
-
Hội chứng Mallory Weiss là xuất huyết đường tiêu hóa trên do rách niêm mạc ở đường thực quản tới dạ dày. Hội chứng này là do uống rượu say, nôn ói nhiều, khi nôn thường nôn thức ăn kèm máu. Nôn ra máu do hội chứng Mallory Weiss có thể cầm máu được nhưng cũng rất nhiều trường hợp không thể cầm máu dẫn tới kiệt sức do mất máu quá nhiều phải cấp cứu.
Hội chứng mallory weiss là vết rách ở lớp niêm mạc của thực quản. Tình trạng thường xảy ra ở nơi giao giữa thực quản và dạ dày. Rách niêm mạc tâm vị là bệnh không lây truyền cho người khác và thường tự khỏi trong khoảng 10 ngày mà không cần các điều trị đặc biệt nào. Hội chứng Mallory là bệnh không lây truyền cho người khác và thường tự khỏi trong khoảng 10 ngày mà không cần các điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên một số trường hợp có thể để lại các biến chứng như chảy máu nghiêm trọng không cầm hoặc không có biện pháp xử lý kịp thời bệnh nhân có thể tử vong.
Vết rách dạ dày thực quản gây ra tình trạng bệnh lý xuất huyết tiêu hóa biểu hiện bằng nôn máu tươi hay tiêu phân đen do tăng áp lực ổ bụng đột ngột. Biểu hiện của một trường hợp điển hình là nôn ra máu tươi hay dịch nôn nâu đen sau khi nôn ói liên tục. Hầu hết các trường hợp nôn ra máu mức độ nhẹ tới trung bình. Hiếm khi xảy ra xuất huyết tiêu hóa nặng. Hầu hết các trường hợp chảy máu đều tự dừng lại mà không có bất kỳ điều trị gì. Tái phát cũng ít xảy ra. Chỉ có một số nhỏ bệnh nhân có thể có mất máu đáng kể, do đó đòi hỏi phải truyền máu, hoặc gây ra sốc. Ngoài ra cũng có nguy cơ gây ra thiếu máu cơ tim cục bộ, dẫn đến đau tim.
Nôn ra máu là triệu chứng thường gặp nhất của vết rách Mallory-Weiss. Những chất nôn đầu tiên có thể không có máu, nhưng sau đó, chất nôn có thể lẫn máu. Ban đầu, nôn ra máu có thể không phải là do vết rách Mallory-Weiss, nhưng có thể là nguyên nhân gây ra vết rách. Thông thường, máu nôn ra có màu đỏ tươi bởi vì máu không bị trộn lẫn với các enzymes và acid dạ dày.
-
Nguyên nhân của bệnh là do sự giãn đột ngột của các tĩnh mạch ở phần dưới của thực quản, thường bệnh này sẽ là bệnh đi kèm của bệnh gan. Xuất huyết và nôn ra máu là do sự giãn căng của thực quản, sưng phồng. Nôn ra máu do tĩnh mạch thực quản thường là nôn ồ ạt, có thể kèm theo thức ăn và nó thường có màu sẫm. Tỉ lệ tử vong do bệnh giảm tĩnh mạch thực quản chiếm khoảng 5- 7%.
Nguyên nhân của giãn tĩnh mạch thực quản thường thấy là do xơ gan. Chính vết xơ này đã ngăn cản dòng chảy của máu trong tĩnh mạch cửa, đây là tĩnh mạch chính dẫn máu từ dạ dày và ruột về gan, điều này tăng áp lực trong tĩnh mạch cửa và các tĩnh mạch khác gần đó và được gọi là tăng áp tĩnh mạch cửa. Kết quả của hiện tượng trên là máu cần phải tìm kiếm các con đường khác thông qua các tĩnh mạch nhỏ hơn, chẳng hạn như những tĩnh mạch ở phần dưới của thực quản, tĩnh mạch có vách mỏng chịu áp lực cao nên phình ra, đôi khi vỡ và gây chảy máu.Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng các tĩnh mạch ở thực quản bị giãn ra, thường xảy ra ở những người có bệnh gan nghiêm trọng. Giãn tĩnh mạch thực quản sẽ phát triển khi lưu lượng máu bình thường đến gan bị chặn bởi một cục máu đông hoặc sẹo trong gan.
Để vượt qua tắc nghẽn, máu chảy vào các mạch máu nhỏ hơn vốn không được thiết kế để lưu thông khối lượng máu lớn dẫn đến việc các mạch máu có thể bị rò rỉ hoặc thậm chí bị vỡ, gây chảy máu và đe dọa tính mạng. Khi bị chảy máu, nguy cơ chảy máu lần sau sẽ tăng lên, đến khi bị mất quá nhiều máu, bệnh nhân có thể bị sốc và có nguy cơ tử vong.
-
Xơ gan có nguyên nhân do nhiều bệnh gan mãn tính làm cho cấu trúc gan bị thay đổi bất thường các mô xơ, mô sẹo không còn đảm bảo chức năng. Xơ gan là giai đoạn gần nhất với ung thư gan, các tế bào gan bị tổn thương và hư hại nghiêm trọng. Xơ gan gây áp lực trong gan, áp lực lên tĩnh mạch thực quản. Nôn ra máu do tĩnh mạch giãn quá to làm vỡ tĩnh mạch.
Xơ gan là căn bệnh gan mãn tính được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh. Theo thời gian, nếu không chữa trị sớm, các mô xơ sẽ lan khắp gan dẫn đến chức năng gan suy giảm trầm trọng, nghiêm trọng hơn nữa có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Thời kỳ đầu, xơ gan thường không có triệu chứng, về sau tùy thuộc từng mức độ có các biểu hiện của hội chứng suy tế bào gan, hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bệnh nhân mệt mỏi, kém ăn, vàng da, da sạm, dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng, phù, ngứa ngáy, cổ trướng, suy giảm chức năng tình dục..., nặng hơn có những triệu chứng của biến chứng như nôn ra máu và đi ngoài phân đen do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, hôn mê gan, suy thận, các biểu hiện nhiễm khuẩn hoặc do xơ gan ung thư hóa...
Các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan hay tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Nếu những dấu hiệu này không được phát hiện thì bệnh nhân cũng sẽ không thể tiến hành ghép gan. Thời gian sống cho bệnh nhân sẽ vào khoảng 12 tháng.
-
Đây là một căn bệnh ác tính vô cùng nguy hiểm của đường tiêu hóa. Những biểu hiện đầu tiên của bệnh là mệt mỏi, khó tiêu, chán ăn, sụt cân,... rất giống với viêm dạ dày. Bệnh này nguy hiểm ở chỗ rất ít khi được phát hiện sớm vì biểu hiện của nó giống với nhiều căn bệnh khác. Bệnh ung thư dạ dày gây nên hiện tượng loét dạ dày và dẫn tới nôn ra máu.
Có một số nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày như: Thường xuyên sử dụng thức ăn có chứa nhiều Nitrat hoặc có những yếu tố di truyền về Viêm teo niêm mạc, Polype tuyến, loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP, và một số yếu tố làm giảm Acid dạ dày….
Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn có biểu hiện đau thượng vị, chán ăn, sút cân, mệt mỏi, nôn ói, đại tiện ra máu hoặc phân đen v.v…khiến người bệnh mất nhiều máu gây thiếu máu. Do khối u ngày một lớn khiến các cơn đau bụng trở nên thường xuyên và dữ dội. Lúc này người bệnh sử dụng thuốc giảm đau cũng sẽ không có tác dụng gì. Khối u có thể gây ra biến chứng như thủng dạ dày, xuất huyết, hoại tử…Những bệnh nhân mắc bệnh thời gian dài, có thể xuất hiện hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa, biểu hiện như nôn ra máu, đại tiện phân đen, hoặc xét nghiệm tìm thấy hồng cầu trong máu.
Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u. Khi tiến triển nặng, khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan xa khác, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí là tử vong. Ung thư dạ dày là bệnh ác tính khá phổ biến hiện nay bởi lối sống thiếu lành mạnh, ăn uống thiếu khoa học. Bệnh dễ di căn và gây tử vong cao vì triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu rất mơ hồ và không đặc hiệu. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày là cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, tăng cơ hội sống khỏe cho người bệnh.
-
Cùng với các bệnh ung thư về đường tiêu hóa khác thì ung thư thực quản có rất ít biểu hiện ở giai đoạn đầu, nó thường có những dấu hiệu giống với bệnh về thực quản khác như nuốt khó, gây đau, hơi thở hôi,... Ngoài ra ung thư thực quản gây nôn ra máu khi nó đi sâu vào tĩnh mạch máu.
Ung thư thực quản là bệnh mà khối u ác tính đã xuất hiện từ các tế bào biểu mô của thực quản làm cho các tế bào phân chia không theo cấu trúc của cơ thể, tạo nên các khối u. Đây là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp ở đường tiêu hóa. Với những biểu hiện bệnh khác nhau trong từng giai đoạn, ung thư thực quản thường rất khó phát hiện trong những giai đoạn đầu, thường đến khi bệnh đã tiến triển người bệnh mới có thể phát hiện và điều trị.
Không rõ những gì gây ra ung thư thực quản. Ung thư thực quản xảy ra khi các tế bào trong thực quản phát triển các lỗi đột biến trong DNA. Các lỗi làm cho tế bào phát triển và phân chia không kiểm soát. Việc tích lũy các tế bào bất thường tạo thành một khối u trong thực quản có thể phát triển xâm nhập cấu trúc gần đó và lan ra các phần khác của cơ thể.
Chán ăn, khó nuốt, mất trọng lượng và điểm yếu thường là vấn đề đối với người bị ung thư thực quản. Những triệu chứng này có thể được pha trộn bởi phương pháp điều trị ung thư và do sự cần thiết của chế độ ăn uống chất lỏng, cho ăn hoặc cho ăn qua tĩnh mạch trong quá trình điều trị. Chảy máu thực quản. Ung thư thực quản có thể gây chảy máu. Mặc dù thường bị chảy máu từ từ, nó có thể bất ngờ và nghiêm trọng. Chảy máu có thể yêu cầu phẫu thuật hoặc nội soi.
-
Rất nhiều chấn thương ở vùng bụng gây nôn ra máu, nhưng thường không nôn ồ ạt. Những chấn thương như vết đạn bắn, đập mạch, bị đâm,... tại vùng bụng sẽ gây vỡ mạch máu, rách dạ dày dẫn tới bị nôn ra máu. Máu khi nôn có thể có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi cũng có thể kèm theo thức ăn.
Chấn thương bụng là một chấn thương gây tổn thương vùng bụng, có thể là chấn thương kín hoặc hở và có thể gây tổn hại đến các cơ quan trong bụng. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm đau bụng, nhạy đau, bụng cứng và bầm tím ở bên ngoài bụng. Chấn thương bụng có nguy cơ gây mất máu nặng và nhiễm trùng. Việc chẩn đoán có thể dựa vào siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và rửa phúc mạc, bạn có thể cần phẫu thuật để điều trị. Chấn thương ở vùng ngực dưới có thể gây vỡ lách hoặc gan.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường không được phát hiện trong một vài ngày đầu và sau nhiều ngày khi cơn đau đầu tiên xuất hiện. Người bị chấn thương trong vụ va chạm xe cơ giới có thể xuất hiện “dấu hiệu dây an toàn”, vết bầm trên bụng dọc theo khu vực phần vòng của dây đai an toàn và dấu hiệu này có thể cho thấy rằng các cơ quan trong bụng đã bị thương.
Dây an toàn cũng có thể gây ra trầy xước và máu tụ, 30% những người có dấu hiệu đó bị chấn thương nội tạng. Dấu hiệu ban đầu của chấn thương bụng bao gồm buồn nôn, nôn, có máu trong nước tiểu và sốt. Các chấn thương có thể gây đau bụng, nhạy đau, chướng bụng hay bụng cứng khi chạm vào và mất âm ruột. Chấn thương và vết thương bụng là cấp cứu thường gặp. Trong thời bình gặp chấn thương bụng là chủ yếu, vết thương bụng ít hơn. Tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào tính chất, mức độ tổn thương và khả năng cứu chữa của mỗi cơ sở y tế.