Top 10 Bệnh cần được tiêm phòng ở người lớn
Không chỉ trẻ em mà mà người lớn cũng cần tiêm phòng một số bệnh để bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn sự tấn công của nhiều mầm bệnh. Hiện nay cùng với sự phát ... xem thêm...triển của y học hiện đại đã có rất nhiều loại vaccine đặc dụng được sản xuất ra nhằm phục vụ nhu cầu phòng bệnh hơn chữa bệnh của mọi người. Dưới đây là danh sách những bệnh mà người lớn (những người trên 15 tuổi) cần tiêm phòng sớm để diệt trừ mầm bệnh.
-
Cúm hay còn gọi là cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng. Ngoài ra, hiện nay các loại virus cúm nguy hiểm, có khả năng lây lan rộng, đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn như H5N1, H1N1, H7N9… Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 10 - 15% dân số mắc bệnh cúm, tỷ lệ tử vong do cúm ước tính khoảng 250.000 - 500.000 người. Năm 2009 dịch cúm A/H1N1 tại nhiều nước trong đó có Việt Nam làm hàng trăm người tử vong.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Phòng và kiểm soát bệnh tật của Mỹ (CDC), tất cả mọi người đều nên đi tiêm phòng cúm hằng năm, nhất là trước thời điểm mùa cúm xảy ra. Vì thế, việc đưa cả gia đình đi tiêm vắc xin phòng cúm là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Tại Việt Nam đỉnh của dịch cúm mùa vào khoảng tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10 hằng năm. Bạn nên đưa gia đình mình đi tiêm phòng vào trước những thời gian này. Tiêm ngừa cúm cần được tiêm mỗi năm một lần do thời gian miễn dịch trung bình một năm. Ngoài ra, các loại virus gây bệnh cúm cũng thay đổi hằng năm và thành phần vắc xin chủng ngừa cúm cũng thường xuyên được điều chỉnh để phù hợp các các chủng virus xuất hiện theo từng thời điểm. Loại vaccine phòng bệnh này cho hiệu quả từ 70 - 90% và hầu như không có tác dụng phụ.
-
Thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm ở da do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh thủy đậu là nổi các mụn nước trên da và niêm mạc, cơ thể sốt cao, suy nhược, mệt mỏi. Bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh, truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người và có thể bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời. Bệnh thủy đậu có thể khỏi hoàn toàn sau 1 - 2 tuần nếu được điều trị và chăm sóc chu đáo. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm phổi.
Những người đã từng bị thủy đậu rất hiếm khi tái phát bệnh bởi sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ tự tạo miễn dịch với bệnh. Nhưng virus Varicella Zoster (VZV) sẽ xâm nhập, tồn tại ở hệ thống rễ dây thần kinh và tái hoạt động gây bệnh zona khi hệ miễn dịch suy yếu. Tuy bệnh có thể điều trị đơn giản nhưng nhiều trường hợp vẫn dẫn đến những hậu quả khó lường. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chính vì vậy mà phòng ngừa thủy đậu bằng cách tiêm vắc xin thủy đậu là việc làm hết sức cần thiết. Loại Vaccine phòng ngừa bệnh thủy đậu được điều chế từ virus sống giảm độc lực mang lại hiệu quả từ 85 - 95%.
-
Viêm gan siêu vi B (gọi tắt viêm gan B) là bệnh khá phổ biến và là vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Nếu không được chủng ngừa, nhiễm viêm gan B có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và tử vong. Tại Việt Nam, cứ 8 người thì có 1 người nhiễm viêm gan B.Viêm gan B được mệnh danh là sát thủ thầm lặng. Bệnh viêm gan B do virus viêm gan B gây ra. Bệnh thường không có triệu chứng, phần lớn người bệnh không có biểu hiện gì và vẫn sinh hoạt bình thường, chỉ phát hiện khi tình cờ đi làm xét nghiệm máu.
Những triệu chứng điển hình của viêm gan B như đau hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu... thường không xuất hiện hoặc xuất hiện khi bệnh đã có biến chứng. Do đó, để nhận biết sớm và chắc chắn mình có nhiễm virus viêm gan B hay không thì giải pháp tốt nhất là nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm máu để kiểm tra. Viêm gan siêu vi B có thể dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Việc tiêm phòng căn bệnh này được thực hiện qua 5 mũi tiêm sẽ tạo được sức đề kháng của cơ thể với mầm bệnh trong nhiều năm.
-
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở người lớn và trẻ em do virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B họ Togaviridae, giống Flavivirus gây ra. Virus viêm não Nhật Bản có kích thước 15 - 22 - 50 nanomet, là loại virus không chịu nhiệt, bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong 30 phút và 2 phút ở nhiệt độ 100 độ C. Virus có thể tồn tại trong thời gian lên đến vài năm ở trạng thái đông lạnh. Loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là gia súc như lợn, trâu bò, ngựa… và chim hoang dã. Muỗi sẽ bị nhiễm virus gây bệnh viêm não Nhật Bản sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh, sau đó truyền sang người thông qua vết muỗi đốt. Vì vậy, viêm não Nhật Bản là một bệnh có ổ dịch thiên nhiên ở khắp nơi.
Sau giai đoạn ủ bệnh, virus viêm não Nhật Bản vượt qua hàng rào mạch máu - não và gây phù não. Ở giai đoạn này, bệnh sẽ khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt cao 39 - 40 độ C hoặc hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng viêm não Nhật Bản khác như đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn. Trong 1 - 2 ngày đầu có thể gặp những dấu hiệu như: cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn vận động nhãn cầu, mất ý thức hay phản xạ gân xương tăng. Hiện nay, bệnh viêm não Nhật Bản đã có vắc xin phòng bệnh. Do đó, biện pháp chủ động phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất là tiêm ngừa Vaccine đầy đủ và đúng lịch. Lưu ý, nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin thì không đủ hiệu lực bảo vệ, tiêm 2 mũi Vaccine hiệu lực bảo vệ trên 80%, tiêm 3 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ 90% - 95% trong khoảng 3 năm.
-
HPV được xem là nguyên nhân hàng đầu trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Có rất nhiều loại virus HPV khác nhau. Không phải tất cả trong số đó đều gây bệnh nghiêm trọng. Một số chủng virus chỉ gây ra mụn ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Một số chủng nguy hiểm có thể xâm nhập và gây bệnh ở bên trong cơ quan sinh dục và trở thành nguyên nhân gây nên các loại ung thư ở cổ tử cung, hậu môn và các bộ phận sinh dục khác. Hiện có hơn 40 chủng virus HPV có thể gây bệnh tại bộ phận sinh dục và hậu môn. Trong đó có 15 chủng HPV có nguy cơ cao (chủng 16 và chủng 18), có thể gây bệnh ung thư từ ung thư cổ tử cung đến hậu môn và các bộ phận sinh dục khác. Các chủng ít nguy hiểm hơn có thể gây ra mụn cóc ở bàn chân (đặc biệt là lòng bàn chân), mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Một số trường hợp, sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh vài tuần đến vài tháng mới mọc mụn.
HPV(Human Papilloma Virus) chỉ xuất hiện ở những người đã từng quan hệ tình dục - con đường lây truyền chính vì thế việc tiêm phòng HPV để phòng ngừa các bệnh như sùi mào gà, nhiễm trùng đường tiết niệu đặc biệt là căn bệnh ung thư cổ tử cung. Vaccine là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Vaccine được tiêm cho người từ độ tuổi 11 đến 26 tuổi. Đối với phụ nữ: Vaccine được tiêm cho bé gái từ 11 - 12 tuổi nhưng cũng có thể sử dụng cho phụ nữ 26 tuổi mà chưa tiêm vaccine lần nào hoặc chưa tiêm đủ liều Vaccine khi còn nhỏ. Đối với nam giới, vaccine được tiêm cho bé trai từ 11 - 12 tuổi đồng thời cũng có thể sử dụng cho đàn ông 21 tuổi nếu chưa tiêm vaccine lần nào hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine khi còn nhỏ. Vaccine cũng được đề nghị với nam giới 26 tuổi nếu có quan hệ đồng giới hoặc hệ miễn dịch kém.
-
Uốn ván là một loại bệnh cấp tính nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao, do ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các bào tử của vi khuẩn uốn ván sống trong đất, đất bón phân, đặc biệt là phân ngựa. Nhiễm khuẩn sẽ xảy ra khi bào tử của vi khuẩn uốn ván xâm nhập cơ thể thông qua các thương tổn trên da hoặc vết thương. Bệnh có thể gặp bất kỳ thời gian nào trong năm, không mang tính chất mùa rõ rệt. Bệnh uốn ván là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tử vong ở nhiều nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng nhiệt đới.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới trong những năm cuối của thế kỷ 20, mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì uốn ván sơ sinh ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ chết do uốn ván sơ sinh rất cao, có thể lên tới trên 80% tổng số trường hợp mắc, nhất là những ca có thời gian ủ bệnh ngắn. Tỷ lệ chết do uốn ván nói chung có thể dao động từ 10 - 90% tổng số trường hợp mắc, cao nhất ở trẻ nhỏ và người có tuổi. Tiêm Vaccine uốn ván cho phụ nữ ở độ tuổi sinh nở là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để phòng bệnh uốn ván sơ sinh cho cả mẹ và con. Sau khi tiêm Vaccine uốn ván cho phụ nữ có thai, kháng thể hình thành trong cơ thể mẹ sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ cho trẻ không bị mắc uốn ván sơ sinh, đồng thời kháng thể này cũng bảo vệ cho chính bà mẹ trong quá trình sinh đẻ.
-
Viêm màng não mủ là viêm các khoang dưới nhện do các vi khuẩn sinh mủ. Bệnh diễn biến cấp tính nên được xem như là m ột cấp cứu nội khoa. Chẩn đoán sớm, điều trị tích cực và hợp lí là quan trọng để bệnh nhanh khỏi, ít di chứng và hạ thấp tỉ lệ tử vong. Sử dụng kháng sinh trong viêm màng não mủ là các kháng sinh diệt khuẩn, lựa chọn đầu tiên dựa vào cơ địa bệnh nhân, lâm sàng và các yếu tố dịch tễ học trước khi phân lập được vi khuẩn. Có nhiều vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ. Tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng cơ thể.
Việc điều trị viêm màng não mủ khá phức tạp do thuốc phải mất thời gian và trải qua nhiều ngăn cách mới ngấm được qua hàng rào máu não. Viêm màng não là một cấp cứu nội khoa, cần được điều trị sớm và tích cực. Kháng sinh có vai trò quan trọng trong điều trị viêm màng não mủ. Nếu điều trị muộn dễ để lại các biến chứng và di chứng nặng nề, nhất là đối với trẻ em. Chính vì thế với căn bệnh khó chịu này thì phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Việc tiêm phòng vaccine viêm màng não mủ chủ yếu nhắm vào 3 loại vi khuẩn gây bệnh là não mô cầu, phế cầu, Haemophilus Influenzae.
-
Bệnh zona thần kinh (Zona) còn có tên gọi dân gian là bệnh Giời Leo. Bệnh là kết quả của sự tái hoạt động của virus Herpes Zoster (Varicella-Zoster Virus hoặc VZV). Đây cũng là virus gây nên bệnh thủy đậu. Những người nhiễm loại virus này lúc còn nhỏ, sau khi lành bệnh virus vẫn không bị tiêu diệt, chúng tồn tại trong các tế bào thần kinh, hạch thần kinh dưới dạng không hoạt động. Sau một thời gian dài, khi gặp điều kiện thuận lợi: hệ miễn dịch bị suy yếu, tinh thần bị chấn động, hoặc suy nhược cơ thể, virus sẽ tái hoạt động thành bệnh zona.
Virus nhân lên và lan truyền theo dây thần kinh, rồi bộc phát ở vùng da tương ứng với khu vực của dây thần kinh đó, gây ra các phát ban đỏ rộp và đau đớn. Thời gian bị bệnh kéo dài từ khoảng 2 - 3 tuần. Bệnh có thể tái phát lại vào các thời điểm sau này, đối với người từng bị nhiễm VZV. Loại vaccine phòng bệnh Zona khuyến cáo chỉ dành cho người từ 60 tuổi trở lên. Mặc dù chúng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh nhưng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng, giảm nguy cơ biến chứng và thời gian mắc bệnh. Vaccine phòng bệnh Zola được sản xuất từ loại virus sống giảm độc lực và chỉ được tiêm 1 liều duy nhất trên cánh tay. -
Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên viêm phổi thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phổi là nhiễm trùng vi khuẩn, có thể sau một đợt nhiễm virus đường hô hấp trên, lúc này virus làm tổn thương niêm mạc đường dẫn khí hô hấp làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công vào phổi. Triệu chứng điển hình của viêm phổi là sốt, ho đờm đục và đau ngực khi ho. Tuy nhiên, đối với người lớn tuổi, triệu chứng bệnh đôi khi không điển hình và có thể dẫn đến việc đi viện trễ, lúc này điều trị khá khó khăn và đôi khi cần sử dụng các máy móc thông khí hỗ trợ.
Hiện nay, bệnh viêm phổi gây ảnh hưởng đến khoảng 450 triệu người trên thế giới. Căn bệnh này có thể gây tử vong ở mọi độ tuổi (trong đó lớn nhất là trẻ dưới 5 tuổi và người trên 75 tuổi) với số ca tử vong mỗi năm lên tới 4 triệu người/năm chiếm 7% dân số thế giới đặc biệt ở các nước thu nhập thấp. Tiêm chủng chính là biện pháp chủ động tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm phổi. Hiện nay ở nước ta chỉ có một loại vaccine phòng ngừa phế cầu dành cho đối tượng từ 2 tuổi trở lên và phải tiêm định kỳ 3 năm/lần.
-
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae. Virus có thể tồn tại khá lâu ở bên ngoài cơ thể, khoảng từ 30 - 60 ngày ở nhiệt độ 15 - 200C và bị tiêu diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 560C hoặc dưới tác động của các hóa chất diệt khuẩn. Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp và thường dễ lây nhất vào 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng hay 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất. Bệnh lây từ người bệnh qua người lành thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ...
Bệnh quai bị nằm trong nhóm bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu virus trong họ Paramyxoviridae gây nên. Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh quai bị là sốt kèm theo sưng, đau ở một hoặc nhiều tuyến nước bọt đặc biệt tuyến nước bọt mang tai, thi thoảng xuất hiện ở ở tuyến nước bọt dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm. Hơn 80% trường hợp bệnh quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, phổ biến nhất là trẻ từ 6 - 10 tuổi. Người lớn cũng không nằm ngoài nguy cơ mắc bệnh nếu không được tiêm phòng trước đó. Hiện nay bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị, loại vaccine phòng bệnh quai bị là sự kết hợp với phòng sởi và rubella (Trimovax, MMR).