Top 14 Bầy đàn lớn nhất trong thế giới động vật

Hoàng Thu Thuỷ 538 0 Báo lỗi

Một số loài chim, cá, động vật có vú và côn trùng có thể tụ tập thành những đàn lớn gồm hàng triệu đến hàng nghìn tỷ con. Cùng Toplist tìm hiểu những bầy đàn ... xem thêm...

  1. Vào mùa mưa, những đàn cua đỏ hàng triệu con ở đảo Christmas, Australia, lại di cư ra biển để bắt đầu mùa sinh sản mới. Hành trình di cư của những con cua đỏ sẽ bắt đầu từ các khu rừng ở đảo Christmas đến bờ biển Ấn Độ Dương. Số lượng cua đỏ trong đàn cua di cư có thể từ 40 triệu đến 120 triệu con. Trong mùa cua đỏ di cư, các tấm biểu báo cấm đường dành cho các phương tiện và người đi bộ được đặt ở nhiều nơi trong vùng.


    Những cư dân thời cổ của đảo Christmas hiếm khi nhắc đến loài cua này. Có khả năng số lượng cực lớn của loài cua đỏ như hiện nay là kết quả của việc chuột cống Maclear - nhân tố hạn chế số lượng cua đỏ - đã tuyệt chủng. Khảo sát cho thấy có trung bình 0,09–0,57 con cua đỏ trưởng thành trong mỗi mét vuông, ứng với tổng số lượng cua đỏ trên toàn bộ đảo Christmas là khoảng 43,7 triệu. Một số ý kiến khác ước tính rằng có 120 triệu con cua đỏ tồn tại trên đảo Christmas, nhưng không có bằng cớ rõ ràng.


    Việc bùng nổ quần thể loài kiến Anoplolepis gracilipes (với tư cách là một loài xâm hại) vừa được tình cờ du nhập vào đảo Christmas đã có ảnh hưởng tiêu cực đến quần thể cua đỏ trên đảo. Theo ước tính có khoảng 10-15 triệu con cua đỏ (chiếm 1/3 đến 1/4 tổng số cua đỏ) đã bị kiến A. gracilipes tiêu diệt trong thời gian gần đây. Tính tổng cộng, có chừng 15-20 triệu cua đỏ đã bị kiến A. gracilipes xóa sổ khỏi đảo Christmas.


    Vào tháng 10-12 hàng năm, khi trời bắt đầu đổ mưa, cua đỏ di cư với quy mô lớn ra vùng bờ biển để sinh sản. Mỗi con cua phải vượt qua một đoạn đường dài 8 cây số trong vòng 9 đến 18 ngày. Sở dĩ chúng có thể vượt qua một quãng đường dài như vậy, vì khi đến mùa sinh sản, cua tiết ra nhiều nội tiết tố hyperglycemic giáp xác (CHH) giúp tăng lượng đường glucoza trong máu, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cuộc hành trình dài. Khi đến được bờ biển, cua cái sẽ giao phối với cua đực trong các hang đã được con đực đào sẵn, và sau khi giao phối cua cái tiếp tục bò ra biển để đẻ trứng. Trái với các loài cua đất khác trên đảo, cua đỏ là loài giáp xác duy nhất có con đực cùng đồng hành với con cái trong chuyến thiên di ra biển.

    Cua đỏ Australia
    Cua đỏ Australia
    Cua đỏ Australia
    Cua đỏ Australia

  2. Loài linh dương này có thể tập trung thành từng đàn lớn đến hàng chục triệu con. Một đàn linh dương với số lượng khổng lồ có thể dài hơn 140 km. Tuy nhiên, ngày nay số lượng linh dương đầu bò đã không còn nhiều như trước đây do bị săn bắn, mất môi trường sống và bệnh tật.


    Trong khu bảo tồn Maasai Mara, một quần thể linh dương đầu bò xanh không di cư đã giảm từ khoảng 119.000 con vào năm 1977 xuống còn khoảng 22.000 con vào năm 1997. Nguyên nhân suy giảm được cho là do sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa gia súc và linh dương đầu bò để giành diện tích đất chăn thả ngày càng giảm, là kết quả của những thay đổi trong hoạt động nông nghiệp và có thể do sự biến động của lượng mưa.


    Linh dương đầu bò xanh có cả tập tính di cư và ít di cư. Ở Ngorongoro, hầu hết trong số chúng đều ít di cư và con đực duy trì một mạng lưới lãnh thổ quanh năm, mặc dù việc sinh sản là theo mùa tự nhiên. Con cái và con non tạo thành nhóm khoảng 10 cá thể hoặc kết hợp với nhau thành những đàn lớn hơn, và những con đực không có lãnh thổ tạo thành nhóm độc thân. Trong các hệ sinh thái Serengeti và Tarangire, quần thể linh dương đầu bò chủ yếu là di cư, với các đàn bao gồm cả đực và cái thường xuyên di chuyển, nhưng cũng tồn tại các quần thể nhỏ cư trú. Trong mùa giao phối, con đực có thể đánh dấu lãnh thổ tạm thời trong vài giờ hoặc một ngày, hoặc lâu hơn, và cố gắng tập hợp một vài con cái để giao phối với nó, nhưng ngay sau đó chúng phải di chuyển, thường di chuyển để thiết lập một số lãnh thổ tạm thời khác.


    Hằng năm, một số quần thể linh dương đầu bò xanh ở Đông Phi có một cuộc di cư đường dài, dường như được tính đúng thời điểm trùng với mùa mưa và sự phát triển của cỏ. Thời gian di cư của chúng trong cả mùa mưa và mùa khô có thể thay đổi đáng kể (theo tháng) từ năm này sang năm khác. Vào cuối mùa mưa (tháng 5 hoặc tháng 6 ở Đông Phi), linh dương đầu bò di cư khỏi các khu vực khô hạn vào mùa khô khi thiếu nước. Khi mùa mưa bắt đầu trở lại (vài tháng sau), chúng nhanh chóng quay trở lại khu vực cũ. Các yếu tố được xem xét ảnh hưởng đến di cư là do sự phong phú về thức ăn, nguồn nước bề mặt hiện có, động vật ăn thịt và hàm lượng phosphor trong cỏ.

    Linh dương đầu bò
    Linh dương đầu bò
    Linh dương đầu bò
    Linh dương đầu bò
  3. Tụ tập thành đàn là đặc điểm chung của các loài cá. Tuy nhiên, cá trích là loài có số lượng con tập trung thành đàn lớn nhất trong số các loài cá. Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu, số lượng con trong đàn cá trích có thể lên đến hàng chục triệu con, bao phủ hàng chục km2. Cá sống thành từng đàn lớn để hạn chế nguy cơ bị ăn thịt hoặc tập trung vào thời gian sinh sản.


    Cá trích là loại cá giống như cá mai nhưng to hơn, da có màu hơi xanh, xương nhỏ, thân dài, mỏng, hai hàm bằng nhau. Cá có răng nhỏ hoặc thiếu, vẩy tròn mỏng, dễ rụng, có loài có vẩy lược, ở sống bụng của cá có răng cưa. Cá trích có tập tính di cư thành đàn lớn. Cá trích sống ở tầng nước mặt, thường không có chỗ ẩn náu, có mình thon dài, vây chẵn phát triển bình thường, khúc đuôi khỏe, bơi nhanh.


    Trong tự nhiên, cá trích là cá mồi của các động vật săn mồi như: chim biển, cá heo, sư tử biển, cá voi, cá mập, cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, và các loài cá lớn khác. Đặc biệt Cá trích là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho đại bàng đầu trắng. Cá trích là một trong những nhóm cá xương có mình nhỏ tồn tại được sau thảm họa tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng, chúng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở các môi trường biển. Cá trích hóa thạch tại miền tây Hoa Kỳ nơi 3 bang Colorado, Utah, và Nevada gặp nhau.


    Ở Việt Nam, ngư dân thường gọi các loài cá trích mà họ đánh bắt được theo những cái tên rất riêng. Theo đó có hai loại cá trích là cá trích ve và cá trích lầm. Cá trích ve lép mình, nhiều vảy trắng xanh, thịt trắng, thơm, béo nhưng nhiều xương. Cá trích lầm mình tròn, ít vảy, nhiều thịt hơn nhưng thịt cá đỏ và không thơm ngon như trích ve.

    Cá trích
    Cá trích
    Cá trích
    Cá trích
  4. Mới đây, các nhà khoa học phát hiện một đàn kiến Argentina khổng lồ với số lượng kiến có thể phủ kín gần như toàn cầu. Đàn kiến lớn nhất có thể kéo dài gần 6.000 km dọc theo bờ Địa Trung Hải.


    Kiến Argentina, tên khoa học Linepithema humile, là một loài kiến bản địa Argentina, Uruguay, Paraguay. Nó là loài xâm lấn ở nhiều khu vực có khí hậu Địa Trung Hải trên thế giới như ở Nam Phi, New Zealand, Nhật Bản, đảo Phục Sinh, Australia, Hawaii, châu Âu, và Hoa Kỳ, loài kiến này giết chết các loài kiến bản địa khác và phát triển lan rộng.


    Kiến Argentina vốn khác ở chỗ chúng không tấn công nhau khi không cùng tổ như các loài kiến khác, trong một tổ có thể thấy có nhiều kiến chúa mà các loài kiến khác không có và có thể nói đây là cách chúng thành công trong việc xâm lấn chỗ ở của các côn trùng bản địa.


    Kiến Argentina có thể lan rộng trên toàn thế giới bởi chúng chúng có hai đặc điểm khác với những loài kiến cận nhiệt đới khác. Thứ nhất, chúng có thể sống sót trong mùa đông lạnh giá trong những hang động sâu dưới lòng đất.Thứ hai, chúng còn là những kẻ cực kỳ hiếu chiến và mạnh mẽ. Loài kiến thông thường chung sống với nhau hết sức hòa bình. Thậm chí cả khi đi kiếm thức ăn chúng cũng cố gắng kết bạn với nhau. Nhưng kiến Argentina là một loài rất cố chấp. Chúng đi tới đâu sẽ liên tục tấn công các tổ kiến bản địa tới đó.


    Chúng phá hoại tổ của những loài kiến bản địa, "trục xuất" hoặc giết những con kiến sống trong tổ đó. Mỗi cuộc đột kích như thế này, kiến Argentina huy động tới hàng chục ngàn con kiến mạnh và hiếu chiến tham gia. Bởi vậy, mỗi bước tiến của kiến Argentina sẽ làm các loài kiến bản địa phải lùi bước, ngoại trừ loài kiến mật.

    Kiến Argentina
    Kiến Argentina
    Kiến Argentina
    Kiến Argentina
  5. Tôm krill là động vật giáp xác nhỏ, sống thành từng đàn lớn. Mật độ cá thể trong đàn có thể đạt 10.000 - 30.000 con trong một mét khối. Chúng có thể được tìm thấy ở mọi đại dương trên thế giới, tuy nhiên đàn tôm krill có số lượng lớn nhất nằm ở vùng biển Nam Cực. Kích thước của một đàn tôm krill khổng lồ thường dài khoảng 10 km và sâu 30 m.


    Tôm krill tuy nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại của đại dương và tập trung với số lượng lớn nhất ở vùng biển Nam Cực. Việc khai thác quá mức tôm krill không chỉ làm suy giảm nghiêm trong sự đa dạng sinh học đại dương, mà còn ảnh hưởng đến số lượng cá biển và ngành công nghiệp đánh cá trên thế giới.


    Krill trôi nổi nhờ động lực của dòng nước, dùng những chân bơi có hình dạng giống như những sợi lông để điều chỉnh hướng đi và lọc thức ăn từ nước biển, cũng như ăn các loài tảo trong băng vào các tháng mùa động và mùa xuân.


    Mặc dù từng cá thể tôm krill nhỏ bé, không có gì ấn tượng và dễ bị tổn thương trong môi trường đại dương nguy hiểm, nhiều kẻ săn mồi, nhưng đàn tôm krill khổng lồ lại là cầu nối quan trọng trong chuỗi thực phẩm biển, chuyển những tế bào sinh vật phù du thành năng lượng phù hợp cho nhiều loài động vật dựa vào chúng để tồn tại. Danh sách những động vật như vậy là rất đáng kể, từ những loài cá nhỏ bé, các loài chim biển, tới loài cá lớn nhất còn tồn tại hiện nay trên trái đất: cá voi xanh. Loài cá khổng lồ này có thể ăn 2.500 kg krill mỗi ngày.

    Tôm Krill
    Tôm Krill
    Tôm Krill
    Tôm Krill
  6. Các bầy chấu hàng triệu con là ác mộng đối với người nông dân. Thậm chí, nhiều bầy châu chấu còn có đến hàng nghìn tỷ con. Một trong những kỷ lục về bầy châu chấu khổng lồ từng được ghi nhận ở Bắc Mỹ vào năm 1875. Kích thước của bầy châu chấu này được ước tính khoảng 500.000 km2, tương đương diện tích của bang California, Mỹ. Bầy châu chấu có khoảng 12,5 nghìn tỷ con.


    Kỷ lục bầy đàn đông nhất trong thế giới động vật thuộc về châu chấu. Ở Đông Phi vào đầu năm 2020, có một đám mây châu chấu sa mạc quét qua bầu trời, trải rộng hàng nghìn km2. "Nó giống như một tấm chăn đen che phủ bầu trời, dày đặc đến mức rất khó để nhìn thấy những đám mây", nhà nghiên cứu Emily Kimathi tại Trung tâm Sinh lý học và Sinh thái học Côn trùng ở Kenya, mô tả.


    Sự kiện đặc biệt đó là bầy đàn lớn nhất được quan sát thấy ở vùng Sừng châu Phi trong 25 năm. Các chuyên gia ước tính rằng chúng tụ tập với mật độ khoảng 50 triệu con trên 1 km2, có nghĩa là đàn châu chấu duy nhất sẽ chứa khoảng 200 tỷ con. Châu chấu sa mạc được biết đến với khả năng sinh sản rất nhanh, có thể tăng gấp 20 lần số lượng trong khoảng thời gian ba tháng.


    200 tỷ là con số đáng kinh ngạc, nhưng dữ liệu từ quá khứ cho thấy các đàn châu chấu có thể phát triển đông hơn nhiều trong điều kiện môi trường lý tưởng. Vào năm 1875, một nhà khí tượng học tên là Albert Child đã sững sờ khi thấy những con châu chấu bay vùn vụt trên bầu trời trong một bầy đàn khổng lồ che phủ phần lớn miền tây nước Mỹ. Loài này là châu chấu núi Rocky và Albert ước tính chúng bao phủ một vùng trời rộng 512.800 km2.


    Sự kiện lịch sử này ngày nay còn được gọi là "đàn châu chấu của Albert". Dựa trên ước tính của nhà khí tượng học, số lượng của chúng có thể lên tới 3,5 nghìn tỷ con. Đây được cho là số lượng động vật lớn nhất trong một đàn mà con người từng ghi nhận được.

    Châu chấu
    Châu chấu
    Châu chấu
    Châu chấu
  7. Top 7

    Phù du

    Một con phù du trưởng thành thường sống từ một đến hai ngày. Thông thường, tất cả các con phù du sẽ phát triển gần như cùng một lúc, tập trung thành các đàn lớn và phủ kín bầu trời khi di chuyển. Vì vòng đời của phù du khá ngắn, nên chúng sống tập trung để duy trì sinh sản. Trong số gần 2.500 loài phù du trên thế giới, có khoảng 630 loài được tìm thấy ở Bắc Mỹ.


    Phù du là nhóm côn trùng tương đối nguyên thủy, thể hiện một số đặc điểm cổ xưa có lẽ đã hiện diện ở những côn trùng bay đầu tiên. Ấu trùng của phù du sống trong nước ngọt và chỉ sống ở môi trường nước sạch, không bị ô nhiễm. Bộ Phù du sống trong nước, có thể sống từ 1 đến 3 năm, sau khi lột xác lên bờ chúng chỉ có thể sống trong vài giờ ngắn ngủi.


    Động vật phù du là các động vật trôi nổi có kích thước từ luân trùng cực nhỏ đến có thể nhìn thấy được bằng mắt thường như là con sứa. Sự phân bố của động vật phù du bị chi phối bởi độ mặn, nhiệt độ và thức ăn sẵn có trong môi trường. Các động vật phù du nhỏ nhất có thể được mô tả là các nhà tái chế chất dinh dưỡng trong cột nước và thường được gắn liền với các biện pháp làm giàu dinh dưỡng.


    Động vật phù du lớn hơn là thức ăn quan trọng cho các loài cá dùng làm mồi và giai đoạn ấu trùng của mọi loài cá. Chúng cũng liên kết các sinh vật sản xuất bậc nhất (thực vật phù du) với các sinh vật của bậc dinh dưỡng cao hơn hoặc lớn hơn. Cộng đồng động vật phù du bao gồm cả hai nhóm: sinh vật tiêu thụ bậc nhất ăn thực vật phù du, và sinh vật tiêu thụ bậc hai làm thức ăn cho động vật phù du khác.

    Phù du
    Phù du
    Phù du
    Phù du
  8. Chim quelea mỏ đỏ là loài chim hoang dã có số lượng đông nhất thế giới. Khi tập trung trung thành đàn lớn, chim quelea mỏ đỏ có thể gây thiệt hại cho các loại cây trồng, tương tự như tác hại của các đàn châu chấu.


    Quelea chủ yếu ăn hạt của các loại cỏ hàng năm, nhưng cũng gây hại trên diện rộng cho các loại cây ngũ cốc. Vì vậy, nó đôi khi được gọi là "châu chấu lông vũ của châu Phi". Các biện pháp kiểm soát dịch hại thông thường là phun thuốc diệt mốihoặc cho nổ bom lửa trong các thuộc địa khổng lồ trong đêm. Các biện pháp kiểm soát trên diện rộng phần lớn đã không thành công trong việc hạn chế dân số quelea. Khi thức ăn cạn kiệt, loài này di cư đến những địa điểm có lượng mưa gần đây và lượng cỏ dồi dào; do đó nó khai thác nguồn thức ăn của mình rất hiệu quả.


    Nó được coi là loài chim không thuần dưỡng nhiều nhất trên trái đất, với tổng số quần thể sau sinh sản đôi khi đạt đỉnh ước tính khoảng 1,5 tỷ cá thể. Nó kiếm ăn theo đàn khổng lồ lên đến hàng triệu cá thể, với những con chim hết thức ăn ở phía sau bay qua cả đàn đến khu vực kiếm ăn mới ở phía trước, tạo ra hình ảnh một đám mây cuộn.


    Chim quelea mỏ đỏ là những loài chim có kiểu cách làm tổ cầu kỳ phức tạp (có lẽ là phức tạp nhất trong các loại tổ chim), mặc dù một vài loài đáng chú ý vì thói quen sinh đẻ ký sinh có chọn lọc. Tổ của chúng phụ thuộc theo loài và khác nhau về hình dáng, kích thước, vật liệu, cách thức làm tổ. Vật liệu làm tổ có thể là các sợi lá nhỏ, cỏ, cành cây nhỏ. Nhiều loài kết (dệt) các tổ rất đẹp bằng cách dùng các sợi tơ mỏng từ gân lá, mặc dù một số, như rồng rộc trâu, làm ra các tổ to và xộc xệch bằng que củi nhỏ trong bầy của chúng, với trong đó có một vài tổ hình cầu được dệt lại. Chim quelea mỏ đỏ ở châu Phi xây các tổ dạng phòng-nhà, trong đó từ 100 tới 300 cặp có các gian riêng rẽ hình thót cổ và chúng chui vào theo các đường ống ở đáy. Phần lớn các loài làm tổ có lối vào hẹp và hơi quay đầu xuống phía dưới.

    Chim quelea mỏ đỏ
    Chim quelea mỏ đỏ
    Chim quelea mỏ đỏ
    Chim quelea mỏ đỏ
  9. Chim cánh cụt hay còn gọi là chim cụt cánh là một nhóm chim nước không bay được. Chúng hầu như chỉ sống ở Nam bán cầu, với duy nhất một loài, chim cánh cụt Galápagos, được tìm thấy ở phía bắc đường xích đạo. Vốn rất thích nghi cho cuộc sống trong nước, chim cánh cụt có bộ lông tương phản nhau gồm các mảng sáng và tối và chân chèo để bơi lội. Hầu hết chim cánh cụt ăn nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác mà chúng bắt được khi bơi dưới nước. Chúng dành khoảng một nửa cuộc đời trên cạn và nửa còn lại ở biển.


    Tuy không phải là loài sinh vật duy nhất sinh sống tại Nam Cực nhưng chim cánh cụt lại là sinh vật đặc hữu của cực Nam thế giới mà không có ở bất cứ 1 vùng đất nào khác. Sở dĩ loài động vật này có thể tồn tại được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy bởi chúng có cấu tạo cơ thể giúp thích nghi với khí hậu lạnh:

    • Chim cánh cụt chịu được lạnh vì nó có một lớp “áo lông” được cấu tạo đặc biệt để giữ ấm, chắn gió cũng như rũ sạch nước sau khi kiếm ăn. Nhiều người nghĩ rằng chim cánh cụt không có lông. Tuy nhiên trên thực tế thì chim cánh cụt có mật độ lông cao nhất (dày đặc nhất) hơn bất kỳ loài chim nào khác.
    • Một thứ cũng cực kỳ quan trọng giúp chúng có thể thoải mái lặn ở làn nước lạnh buốt là lớp mỡ dày do mẹ thiên nhiên ban tặng. Các bạn có thể không biết, trung bình một con chim cánh cụt có đến 30% trọng lượng cơ thể là mỡ đấy.
    • Thứ 3 là lối sống bầy đàn. Chim cánh cụt thường sống tập trung thành đàn lớn, lên đến hàng nghìn con và các cá thể trong đàn có thể sưởi ấm cho nhau trước cái lạnh thấu xương ở Nam Cực.


    Cấu tạo cơ thể có thể chịu được giá lạnh và tập tính sống bầy đan giúp chim cánh cụt có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt tại Nam Cực. Có người sẽ thắc mắc rằng Bắc Cực có gì khác Nam Cực đâu, dù cho Bắc Cực không lạnh bằng nhưng đó vẫn là môi trường sống lý tưởng cho chim cánh cụt.Có lẽ lý do đơn giản đầu tiên là chúng không thể bay để thoát khỏi lũ gấu trắng và cáo tuyết chuyên rình rập các bầy chim làm tổ ở đây vào mùa hè. Nếu chim cánh cụt sống ở Bắc Cực, chúng chẳng khác nào miếng mồi béo bở cho 2 loài ăn thịt trên. Lý do thứ 2 là ở Nam Cực quá an toàn cho chúng. Chẳng có bất cứ một mối đe dọa nào hết nên chúng không phải lo bị săn bắt khi làm tổ và đây là mảnh đất quá an toàn cho việc định cư lâu dài.

    Chim cánh cụt
    Chim cánh cụt
    Chim cánh cụt
    Chim cánh cụt
  10. Top 10

    Dơi

    Bộ Dơi (danh pháp khoa học: Chiroptera) là bộ có số lượng loài nhiều thứ hai trong lớp Thú với khoảng 1.100 loài, chiếm 20% động vật có vú (đứng đầu là bộ Gặm nhấm chiếm 40% số loài). Từ Chiroptera trong tiếng Hy Lạp là ghép bởi 2 từ: cheir (χειρ) "bàn tay" và pteron "cánh". Như tên gọi, cấu tạo hai chi trước của chúng giống như bàn tay con người với các ngón tay được nối liền bởi màng da và tạo thành đôi cánh. (chính xác thì ở dơi cánh được tạo bởi màng da nối liền xương cánh tay và các ngón tay)


    Dơi là động vật có vú duy nhất có thể bay được. Một số loài thú khác như chồn bay, sóc bay... trông có vẻ như có thể bay nhưng thực ra chúng chỉ có thể lượn - trong một khoảng cách có giới hạn. Khoảng 70% số loài dơi ăn sâu bọ, số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài loài ăn thịt. Dơi cần thiết cho sinh thái bởi chúng đóng vai trò thụ phấn hoa hay phát tán hạt cây, sự phân tán của nhiều loài cây lệ thuộc hoàn toàn vào dơi. Loài dơi nhỏ nhất là dơi mũi lợn Kitti chỉ dài 29–33 mm, nặng khoảng 2 gam. Loài lớn nhất là dơi quả đầu vàng lớn với sải cánh dài 1,5 m và cân nặng khoảng 1,2 kg.


    Các loài trong bộ này có nhiều nét chung với thú ăn sâu bọ và có thể coi như một nhánh Thú ăn sâu bọ thích nghi với vận chuyển bay. Chi trước biến đổi thành cánh da. Ngón tay, trừ ngón một rất dài và căng màng da mỏng không lông. Màng da nối không chỉ chi trước với chi sau và cả chi sau với đuôi. Cơ ngực lớn. Dơi còn đặc trưng với tư thế treo thân độc đáo (đu mình treo ngược).


    Dơi phát siêu âm với tần số 50.000 - 70.000 Hz. Nhờ tiếp nhận siêu âm vào tai, dơi có thể ước lượng khoảng xa của chướng ngại vật. Tuy nhiên, bất cứ con dơi nào cũng không chỉ sử dụng duy nhất năng lực định vị thuần túy, mà còn kết hợp với sự quan sát từ đôi mắt trong khi bay lượn. Với loài dơi thường ăn hoa quả thì hệ thị giác của chúng rất phát triển, với vị trí ngay trên đầu. Riêng với loài ăn côn trùng lại có cặp mắt nhỏ hơn, thường được dùng để xác định cao độ so với mặt đất, nhận biết mức độ ánh sáng, phân biệt ngày đêm để chọn thời điểm đi săn thích hợp, đánh giá kích thước con mồi hay vật cản, cũng như định hướng lúc đang bay tìm mồi.

    Dơi thò đuôi Mexico
    Dơi thò đuôi Mexico
    Dơi thò đuôi Mexico
    Dơi thò đuôi Mexico
  11. Trong một đàn có ong chúa, ong đực và ong thợ. Ong chúa có thân dài 20 – 25 mm. Cánh ngắn, kim châm ngắn. Ong đực: thân dài 15 – 17 mm. Không có ngòi châm, cánh lớn. Ong đực chỉ có một tác dụng là giao phối với chúa tơ. Ong thợ: là những con ong cái mà bộ phận sinh dục bị thoái hoá, không có khả năng thụ tinh. Ong thợ thực hiện tất cả công việc của đàn ong: bảo vệ tổ, sản sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng, hút mật hoa luyện thành mật ong.


    Trong xã hội ong mật, một ít ấu trùng được chọn làm ong chúa và đa số còn lại làm ong thợ. Đối với ong mật, các enzym trong ruột của ong mật có khả năng hóa giải chất độc của loại thuốc trừ sâu thường được sử dụng để diệt ve trong tổ ong mật. Ong mật có lông trên mắt để chúng thu nhặt phấn hoa. Ong có 5 mắt - 3 mắt nhỏ trên đỉnh đầu và 2 mắt to ở phía trước. Một con ong cần phải tìm 4.000 bông hoa để tạo nên đủ một thìa mật ong.


    Về thiên địch, ngoài mối đe dọa từ vi rút (là nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm của loài ong mật) và nấm độc, ong mật Bắc Mỹ còn gặp bị ruồi ký sinh biến thành xác chết biết bay đó là ruồi cái Apocephalus borealis tiêm trứng vào bụng nạn nhân. Ấu trùng ruồi sau khi ăn sạch phần cơ quan ở vùng ngực của ong sẽ đục khoét cơ thể sinh vật này và chui ra ngoài.


    Có ý kiến cho rằng, loài ong mật có tổ tiên ở châu Á, trái ngược với quan điểm trước đây cho rằng chúng xuất phát từ châu Phi. Với phương pháp phân tích gene để giải mã lịch sử tiến hóa của loài ong mật, loài ong mật (Apis mellifera) có dòng dõi cổ xưa là loài ong sống trong các hố hốc. Những con ong cổ đại này xuất thân từ châu Á khoảng 300.000 năm trước đây sau đó lan rộng sang châu Âu và châu Phi. Cây tiến hóa xây dựng từ trình tự các bộ gene không ủng hộ quan điểm cho rằng ong mật có nguồn gốc từ châu Phi. Số lượng ong mật đã và đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu. Ong mật là loài côn trùng thụ phấn hàng đầu, ít nhất một phần ba số lượng thực phẩm con người sử dụng hàng ngày là sản phẩm cây trồng được thụ phấn bởi loài ong.


    Ong mật
    Ong mật
    Ong mật
    Ong mật
  12. Cá mòi tên tiếng Anh là pilchard hay sardine là một vài loài cá dầu nhỏ thuộc họ cá trích. Tên Sardine được đặt theo tên một hòn đảo Địa Trung Hải của Sardina. Cá mòi có thân dài, chiều ngang hình bầu dục. Lưng chúng có màu hơi xanh hoặc nâu, bụng có màu bạc. Cá mòi ăn rong rêu, trứng cá, lăng quăng và các loại tôm tép nhỏ. Ban ngày cá mòi ở độ sâu khoảng 30 – 60 m và ban đêm chúng trồi lên ở độ sâu 15 – 30 m. Cá mòi có một chiếc đồng hồ sinh học chính xác, giống với đồng hồ sinh học của cá hồi ở phương Tây. Trứng cá mòi nở ra ở nước ngọt, cá con lớn lên theo dặm dài sông suối chảy ra biển cả để tới khi xuân về, mùa sinh sản tới chúng lại ngược dòng về đúng nơi mình sinh ra để làm công việc bổn phận của chúng là sinh sản.


    Cá mòi thường di cư theo đàn, chúng thường bơi với số lượng hàng triệu con, chúng rẽ nước vụt lao đi trong lòng đại dương, việc cá mòi di cư tạo nên những màn khiêu vũ tuyệt đẹp trong lòng đại dương. Cảnh tượng hàng triệu con cá mòi bơi theo đàn và cuộn lấy nhau trong cuộc di cư khổng lồ thường niên đã tạo nên một cảnh tượng ngoạn mục. Những con cá mòi lóng lánh ánh bạc, di chuyển thành đàn lớn, tạo ra những hình thù kì dị. Tuy nhiên, khi phát hiện ra chướng ngại, chúng động loạt di chuyển sang các phía để tránh. Khi gặp kẻ thù hay chướng ngại vật, đàn cá khổng lồ nhanh chóng biến hình, tạo ra những cảnh tượng kì vĩ. Để chống lại những loài cá lớn như cá mập, cá heo, cá voi hay chim ó bao quanh, đàn cá mòi kết thành khối cầu khổng lồ, đường kính 20m, cuồn cuộn lao đi[4] với số lượng hàng chục triệu con, đàn cá thực sự là khối cầu khổng lồ dưới đáy đại dương.


    Cá mòi di cư là hiện tượng các con cá mòi di chuyển tập trung với nhau thành từng đợt sóng cá lớn và di chuyển đến các vùng nước ấm theo lịch trình bản năng của chúng. Cuộc di cư của đàn cá mòi dài 15 km, rộng 3,5 km và sâu đến 40 mét. Hành trình của những đàn cá khổng lồ này lớn đến nỗi có thể nhìn thấy được từ vệ tinh. Cảnh tượng ngoạn mục như thế được gọi tên là cuộc chạy trốn của cá mòi hay hiện tượng chạy trốn của cá mòi và đây là một cuộc di cư vĩ đại hàng năm.

    Cá mòi
    Cá mòi
    Cá mòi
    Cá mòi
  13. Ngựa vằn tiến hóa từ những con ngựa của Cựu Thế giới trong khoảng 4 triệu năm trước. Có gợi ý rằng ngựa vằn là loài đa ngành và các sọc ngựa đã tiến hóa nhiều hơn một lần. Các sọc to được thừa nhận sử dụng ít đối với loài ngựa sống ở mật độ thấp trong sa mạc (như lừa và ngựa), hoặc những con sống ở khí hậu lạnh hơn hàng năm với tấm lông xù xì (như một số con ngựa). Tuy nhiên bằng chứng phân tử lại cho rằng ngựa vằn là loài đơn ngành.


    Các nhà nghiên cứu sử dụng thiết bị định vị GPS để theo dõi dấu tích di cư của tám loài ngựa vằn từ vùng đất Namibia đến Botswana trong vài tháng. Quãng đường di cư của chúng lên đến 500km tại khu vực bảo tồn thiên nhiên hoang dã Serengeti. Đây là chuyến di cư trên cạn lịch sử, dài nhất từ trước đến nay trong thế giới động vật có vú.


    Ngoài ra, các nhà sinh vật học vô cùng ngạc nhiên trước xu hướng di cư của loài ngựa vằn, đi trên đường thẳng so với các loài khác có lộ trình quanh co. Đó cũng là lý do vì sao quãng đường di cư của ngựa vằn thường dài hơn so với các loài động vật có vú, hoang dã như linh dương đầu bò, linh dương sừng cong, linh cẩu, voi…


    Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra bằng chứng về các tác động tiêu cực của con người đến khu vực sống của các loài động vật hoang dã, như việc xây dựng đường biên giới, đường cao tốc, xe lửa... làm ảnh hưởng quá trình di cư tự nhiên. Điều đó dẫn đến những tác hại nghiêm trọng trong việc tìm kiếm thức ăn, nước uống, đe dọa sự sống còn của các loài động vật hoang dã trước tình trạng khí hậu thay đổi thất thường hiện nay.

    Ngựa vằn
    Ngựa vằn
    Ngựa vằn
    Ngựa vằn
  14. Bướm chúa là loài động vật nhỏ với số lượng hàng triệu con trong mỗi lần di cư. Đây là loài bướm duy nhất di cư theo cả hai hướng Bắc – Nam và Nam - Bắc như các loài chim. Tuy nhiên, do vòng đời của nó ngắn nên trong quá trình di cư không có cá thể nào trong đàn bướm sống sót. Chúng đẻ trứng trên suốt hành trình di cư.


    Những phân tích này đã đổi mới hiểu biết về lịch sử loài bướm di trú với bộ cánh phối hợp hai màu cam sáng và đen đặc biệt này bởi trước đó nhiều nhà khoa học cho rằng hiện tượng di trú chỉ mới xuất hiện gần đây. Những hiểu nhầm này xuất phát từ thực tế rằng hầu hết thành viên của họ bướm chúa sinh sôi bên ngoài khu vực Bắc Mỹ đều là loài nhiệt đới, không di trú chính vì thế các nhà khoa học luôn nghĩ rằng tổ tiên của chúng cũng vậy và chỉ bắt đầu di cư từ thế kỷ 19.


    Nhưng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học dựa trên việc lập di truyền phả hệ cho thấy loài bướm di cư này có nguồn gốc từ loài bướm di cư xuất hiện hơn 2 triệu năm trước. Họ cũng phát hiện ra khả năng di cư của loài bướm này có liên hệ với hình thái gien đơn quy định sự hình thành và chức năng các cơ trên cánh của chúng.Kết quả mới công bố này sẽ thu hút những dự đoán xung quanh việc khi nào thì chúng ta sẽ không còn có thể chứng kiến hiện tượng thú vị kéo dài hơn hai triệu năm này bởi hiện nay số lượng bướm đã giảm đáng kể. Năm 1996, hàng tỷ con côn trùng này đã hoàn thành chặng đường Bắc- Nam nhưng đến năm ngoái số lượng giảm chỉ còn 35 triệu con. Sự sụt giảm này được cho là hậu quả của nạn tàn phá rừng, tình trạng hạn hán và việc sử dụng thuốc trừ sâu với các cây bông tai, loại thức ăn chính đồng thời cũng là nơi mà loài bướm này đẻ trứng.


    Các nhà khoa học hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ gợi ý cách bảo tồn tập quán di cư cho loài bướm này.

    Bướm chúa
    Bướm chúa
    Bướm chúa
    Bướm chúa



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |