Top 10 Hoàn cảnh sáng tác các tác phẩm Ngữ văn 12 đầy đủ nhất
Hoàn cảnh sáng tác là một trong những yếu tố quyết định đến nội dung và giá trị tư tưởng của một tác phẩm phẩm văn học. Vậy hoàn cảnh sáng tác trong các tác ... xem thêm...phẩm văn 12 là gì, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
-
- Tháng 8 năm 1945 nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng Minh, Đảng đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, cướp chính quyền, giành lại độc lập. Nền độc lập vừa giành lại được có nguy cơ bị đe dọa trước tình hình chính trị phức tạp.
- Trên thế giới, nội bộ phe đồng minh có mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô. Theo nhận định của Đảng cộng sản Việt Nam trong hội nghị Đảng toàn quốc 15/8/1945 thì mâu thuẫn đó có thể để dẫn đến việc “Anh và mỹ nhân nhượng với Pháp, cho Pháp quay trở lại Đông Dương”. Hơn nữa, Pháp đã dùng những chiêu bài bài, luận điệu xảo trá để che mắt dư luận thế giới như khai hóa văn minh, bảo hộ thuộc địa… để quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa…
- Trong nước, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch ở Miền Bắc lấy danh nghĩa là giải pháp vũ khí quân Nhật nhưng thực chất là dọn đường cho Mỹ vào Đông Dương, phía Nam quân Pháp lấp sau anh hùng chiếm lại Đông Nam Bộ.
- Trước tình hình đó, 26/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc quay trở về thủ đô Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người đã soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập
- 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam nam tước sự chứng kiến của hàng vạn đồng bào trong và ngoài nước.
-
- Quang Dũng là người nghệ sĩ đa tài, sức sáng tạo của ông ghi dấu trên nhiều lĩnh vực như: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, trong đó nổi bật hơn cả có thể kể đến thơ ca. Giữa rừng thơ ca kháng chiến muôn màu muôn vẻ, hồn thơ Quang Dũng được độc giả đặc biệt ấn tượng với nét phóng khoáng, ngang tàng nhưng rất đỗi hào hoa, lãng mạn điển hình cho tâm hồn thanh lịch, hào hoa của những chàng trai Hà thành. Nếu nhắc đến Quang Dũng ta nhớ đến chất ngang tàng, hào hoa thì Tây Tiến chính là kết tinh tiêu biểu nhất cho hồn thơ ấy.
- Quang Dũng từng là người lính trong binh đoàn Tây Tiến, bởi vậy có thể nói viết về Tây Tiến Quang Dũng đã đứng ở vị trí của những người lính để ghi lại những trải nghiệm của mình cùng đồng đội trong những ngày kháng chiến gian khổ mà cũng đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình. Binh đoàn Tây Tiến được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ chính là phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng địch, bảo vệ biên giới. Lực lượng chính của binh đoàn là tầng lớp thanh niên, học sinh Hà thành, Quang Dũng từng vinh dự được đứng trong hàng ngũ của binh đoàn ấy, trong thời gian công tác và hoạt động trong binh đoàn Tây Tiến, Quang Dũng từng giữ chức Đại đội trưởng. Tuy nhiên, đến cuối năm 1948, Quang Dũng nhận được lệnh chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh, trong cảm xúc nghẹn ngào, lưu luyến của giây phút chia li, Quang Dũng đã viết bài thơ Tây Tiến để ghi lại những cảm xúc thiêng liêng, những kỉ niệm gắn bó đã có với những người đồng đội, với mảnh đất Tây Bắc.
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội nhưng vẫn rất phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng
- Đoàn quân Tây Tiến sau thời gian hoạt động ở Lào trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52
- Quang Dũng là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến từ năm 1947, đến 1948 chuyển sang đơn vị khácNhớ đơn vị, tác giả cả sáng tác bài thơ tại Phù Lưu Chanh 1948. Bài thơ ban đầu có nhan đề là “Nhớ Tây Tiến”.
- Bằng nét hào hoa, lãng mạn của thanh niên, trí thức Hà Thành, Quang Dũng đã mang đến cho "Tây Tiến" một chất lính đầy mới lạ, cũng đầy xúc động. Đó là những người lính có lí tưởng, luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh, là những chàng thanh niên mang trong mình sức trẻ, tâm hồn lãng mạn, hào hoa. Qua Tây Tiến, độc giả đón nhận một hình tượng hoàn toàn mới lạ về người lính trong kháng chiến, đó không chỉ là những con người yêu nước, cháy bỏng một niềm tin, lí tưởng "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" mà còn mang nét hào hoa, lãng mạn của những con người yêu nước, yêu đời.
- Chủ đề, nội dung tư tưởng của bài thơ Tây Tiến phần nào được gửi gắm ngay trong chính nhan đề giàu sức gợi "Tây Tiến". Tây Tiến không chỉ viết về nỗi nhớ đồng đội, nhớ mảnh đất Tây Bắc, thể hiện tấm lòng gắn bó sâu sắc của nhà thơ Quang Dũng với đơn vị, đồng đội, mảnh đất kháng chiến mà qua đó còn tái hiện, khắc họa đầy sống động chân dung lí tưởng, tâm hồn của những người lính trong kháng chiến chống Pháp.
- Với Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng không chỉ thành công tái hiện không khí chiến đấu quyết liệt, gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp mà trên cái nền dữ đội, khốc liệt của cuộc chiến ấy, Quang Dũng còn gợi cho người đọc sự xúc động mạnh mẽ về hình ảnh ngang tàng, hào hoa của người lính Tây Tiến xưa.
-
- Bắt nguồn từ cảm hứng bất tận là tình yêu quê hương đất nước, tự hào về những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc.
- Đoạn trích nằm ở phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng. Tác phẩm đồ sộ này được ông viết ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 trong những năm tháng chiến tranh chống Mĩ đầy ác liệt, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường. “Mặt đường khát vọng” với ý nghĩa thức tỉnh tuổi trẻ, bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước, nhân dân, ý thức về trách nhiệm của bản thân cần hòa cùng cuộc chiến đấu của dân tộc, tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân.
- Nhận rõ được bộ mặt thật của đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, tuổi trẻ miền Nam đứng dậy xuống đường đấu tranh.
Trường ca gồm 9 chương hoàn thành năm 1971 mặt tại chiến khu Trị Thiên, in lần đầu năm 1947. - Nội dung khái quát đoạn trích: Tác phẩm là cách khám phá đất nước trên các bình diện khác nhau của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đặc biệt làm nổi bật lên tư tưởng đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại.
-
- Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
- Trong đêm tháng 12 năm 1967 khi lại biển Diêm Điền, Xuân Quỳnh đã sáng tác bài thơ “Sóng”, bài thơ in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào”. Đó là những năm tháng dân tộc đang bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai, là khi thanh niên trai gái ào ào ra trận, cho nên đặt bài thơ trong hoàn cảnh ấy mới thấy rõ được nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu. Sóng được viết trong một chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).
- Đứng trước bờ biển rộng mênh mông, rộng lớn với những con sóng ào ạt xô vào bờ, trong lòng bà gợi lên nhiều suy tư, trăn trở và cảm xúc, từ đó là nguồn cảm hứng để bà sáng tác bài thơ này
- Trước khi “Sóng” ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
- Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả những cảm xúc của người con gái trong tình yêu luôn tha thiết, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người để làm cho tình yêu ấy trở nên bất diệt. Từ đó, ta thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
-
- Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập tuỳ bút “Sông Đà” (1960), gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.
- Ngoài phong cảnh Tây Bắc uy nghiêm, hùng vĩ và tuyệt vời thơ mộng, Nguyễn Tuân còn phát hiện những điểm quý báu trong tâm hồn con người mà ông gọi là “thứ vàng mười đã được thử lửa, là chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc.”
- Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vĩ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thơi, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới: chất vàng mười của đất nước trong xây dựng CNXH qua hình ảnh người lái đò sông Đà. Từ đó nhà văn ca ngợi sông Đà, núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đồng bào Tây Bắc cần cù, dũng cảm, rất tài tử, tài hoa.
-
- “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ban đầu có tên là “Hương ơi, e phải mày chăng?” là bài bút kí do nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết ở Huế vào ngày 4/1/1981 và được in trong tập sách cùng tên vào năm 1984. Tập kí được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết sau ngày hòa bình lập lại, non sông thu về một mối, cảm hứng chủ nghĩa anh hùng bao trùm toàn bộ các sáng tác văn chương nghệ thuật.
- Chủ đề tác phẩm: Tình yêu quê hương, đất nước gắn với tình yêu thiên nhiên và tự hào về giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- Nội dung chính: Khám phá vẻ đẹp của dòng sông Hương Giang trên các mặt: Địa lí, lịch sử, văn hóa, thơ ca,...; qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào đối với vẻ đẹp của dòng sông quê hương cũng như thấy được sự tài hoa, vốn kiến thức phong phú, đa dạng của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
-
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc trong tập Truyện Tây Bắc (1953) Đó là kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài mà tác giả đã "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với đồng bào dân tộc Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952. Tác giả đã thổ lộ "Đất nước và con người Tây Bắc đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên".
- Qua hoàn cảnh sáng tác đó giúp cho người đọc không những hiểu thêm mà còn xúc động trước cuộc sống nô lệ đầy tủi nhục của đồng bào dân tộc nghèo miền núi Tây Bắc (trong tác phẩm là Mị và A Phủ) dưới ách thống trị của phong kiến (cha con lí Pá Tra và thực dân) đồng thời hiểu thêm về sức sống tiềm tàng mãnh liệt cũng như con đường mà họ đã đến với Cách mạng.
- Chủ đề: Qua câu chuyện về cuộc đời của Mị và A Phủ, Tô Hoài đã thể hiện một cách xúc động nỗi khổ cực của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất thực dân, đồng thời phát hiện, khẳng định vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giả phóng, xây dựng lại cuộc đời của họ.
- Đặc sắc nghệ thuật: Tác phẩm xây dựng được những chân dung nhân vật ấn tượng, độc đáo, nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế. Ngôn ngữ vừa mang phong vị và màu sắc dân tộc đậm đà, vừa giàu tính tạo hình và đầy chất thơ.
- Với những giá trị trên truyện ngắn Vợ chồng A Phủ xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam, được tặng giải Nhất - giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955.
-
- Truyện “Vợ Nhặt” có tiền thân từ tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”.
- Tác phẩm được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo.
- Khi hòa bình lập lại (1984) Kim Lân dựa vào cốt truyện cũ để viết tác phẩm “Vợ Nhặt”.
- Tác phẩm được in trong tập truyện “Con chó xấu xí”.
- Tác phẩm đã phẩn ánh đời sống của những con người bần cùng, lương thiện, trong cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây ra. Họ đã cưu mang đùm bọc lấy nhau và hy vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà cách mạng đem đến.
-
- Xuất xứ: Truyện ngắn Rừng xà nu đăng lần đầu tiên ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ (Số 2, năm 1965), rồi được tuyển in trong tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
- Hoàn cảnh sáng tác: Vào năm 1965, Mĩ kéo quân ồ ạt vào miền Nam với chiến dịch càn quét và diệt tận gốc Việt cộng. Tháng 3/1965, chúng đổ quân vào bãi biển Chu Lai bắt đầu cuộc chiến tranh Cục bộ. Trong tình thế căng thẳng, "ngàn cân treo sợi tóc" ấy, nhà văn Nguyên Ngọc đã sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu như một hình thức cổ vũ, động viên tinh thần nhân dân đứng lên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do cho dân tộc đầy hữu hiệu. Đây cũng là tác phẩm khẳng định tinh thần dũng cảm, bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên anh hùng nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
-
- “Chiếc thuyền ngoài xa”của Nguyễn Minh Châu được sáng tác vào tháng 8/1983, lúc đầu được in trong tập “Bến quê”, sau đó có vinh dự được nhà văn dùng để đặt tên cho cả tập truyện ngắn, xuất bản năm 1987. Năm 1983, đó là một thời điểm khá đặc biệt khi cuộc chiến tranh chống Mĩ và tay sai đã kết thúc thắng lợi, chúng ta trở về muôn mặt của đời thường. Và cũng trong thời điểm này, cả dân tộc đang bước vào giai đoạn đổi mới, cho nên cuộc sống có nhiều điều bất ngờ thú vị, có sức hút đối với văn nghệ sĩ, trong đó có Nguyễn Minh Châu.
- “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Trong giai đoạn này, qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn đã bộc lộ sự chuyển biến quan trọng trong sáng tác: từ phong cách mang đậm tính chiến đấu, chuyển sang cảm hứng thế sự, cảm hứng nhân sinh, ngòi bút của nhà văn hướng vào thể hiện con người trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và bình yên. “Chiếc thuyền ngoài xa” thực sự là một tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Đồng thời giúp nhà văn gửi gắm được những thông điệp nghệ thuật quan trọng.