Top 10 Bài văn thuyết minh về cây cau hay nhất
Cây cau là một trong những loại cây cực kỳ quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Ngoài ra, cau ta còn có thể ứng dụng dùng làm dược liệu. Và đây cũng là một ... xem thêm...đề bài rất hay trong văn thuyết minh của học sinh. Chúng ta hãy cùng đọc và cảm nhận về cây cau qua một số bài văn thuyết minh mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết sau.
-
Cây cau chúng tôi đã có từ thời xa xưa, từ các đời vua hung của Việt Nam nên không ai biết rõ về tổ tiên của chúng tôi. Chúng tôi đã có từ rất lâu nên đã được dân gian đưa vào truyện cổ tích "sự tích trầu cau " và đã truyền từ đời này sang đời khác.
Ai cũng nói Cây cau chúng tôi thuộc họ nhà dừa nhưng không phải. Cau chúng tôi giống Cây dừa nên rất nhiều người đã nhầm. Cả cau và dừa chúng tôi đều thuộc họ nhà cọ. Thân chúng tôi từ khi sinh ra và lớn lên đã có những đốt nhỏ và xếp chồng lên nhau. Chúng tôi lớn lên cao từ 2 đên 7m,có nhiều đốt hơn. Từ thấp đến cao, các đốt thân Cây chúng tôi từ to rồi thu hẹp lại dần. Trên ngọn cau là những tán lá xoè rộng như chiếc lược phất phơ trước gió. Hoa cau chúng tôi có màu trắng, moc và nở từng chùm chỏ xuống như những tiên nhỏ đang xoè chiếc váy múa trên cây chúng tôi. Quả cau chúng tôi có màu xanh, bên trong có một lớp màu vàng da,nhân quả cau có màu nâu vàng. Khi quả cau chúng tôi già đi thì có màu vàng và rất cứng.
Trong mọi lễ cưới hỏi, làm sao thiếu được chúng tôi. Chúng tôi được tượng trưng cho tình duyên, sự hạnh phúc cho các cặp đôi mới cưới. Trong các ngày lễ tết, chúng tôi cũng là 1 loại quả không thể thiếu vì mọi người đều mong muốn gia đình mình hạnh phúc, sung vầy với một mái ấm gia đình. Thời xưa, đi đâu mọi người đều thấy những người phụ nữ đều dắt bên mình một ít trầu cau để khi ngồi cùng với nhau có thể vừa ăn trầu cau vừa có thể nói chuyện với nhau.
Cây cau chúng tôi đã ngấm vào da thịt người Việt Nam nên người dân có Đi đâu về đâu thì vẫn nhớ tới quê hương, nhớ tới vườn cau trầu mà ông bà vẫn trồng trước sân.
-
Trong đời sống của người dân Việt Nam, không ai mà không biết chúng tôi - họ nhà trầu cau. Họ nhà cau chúng tôi đã gắn liền với đất nước Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam và cả truyền thống của Việt Nam.
Cây cau chúng tôi đã có từ thời xa xưa, từ các đời vua hung của Việt Nam nên không ai biết rõ về tổ tiên của chúng tôi. Chúng tôi đã có từ rất lâu nên đã được dân gian đưa vào truyện cổ tích "sự tích trầu cau " và đã truyền từ đời này sang đời khác.
Ai cũng nói Cây cau chúng tôi thuộc họ nhà dừa nhưng không phải. Cau chúng tôi giống Cây dừa nên rất nhiều người đã nhầm. Cả cau và dừa chúng tôi đều thuộc họ nhà cọ. Thân chúng tôi từ khi sinh ra và lớn lên đã có những đốt nhỏ và xếp chồng lên nhau. Chúng tôi lớn lên cao từ 2 đên 7m,có nhiều đốt hơn. Từ thấp đến cao, các đốt thân Cây chúng tôi từ to rồi thu hẹp lại dần. Trên ngọn cau là những tán lá xoè rộng như chiếc lược phất phơ trước gió. Hoa cau chúng tôi có màu trắng, moc và nở từng chùm chỏ xuống như những tiên nhỏ đang xoè chiếc váy múa trên cây chúng tôi. Quả cau chúng tôi có màu xanh, bên trong có một lớp màu vàng da,nhân quả cau có màu nâu vàng. Khi quả cau chúng tôi già đi thì có màu vàng và rất cứng.
Trong mọi lễ cưới hỏi, làm sao thiếu được chúng tôi. Chúng tôi được tượng trưng cho tình duyên, sự hạnh phúc cho các cặp đôi mới cưới. Trong các ngày lễ tết, chúng tôi cũng là 1 loại quả không thể thiếu vì mọi người đều mong muốn gia đình mình hạnh phúc, sung vầy với một mái ấm gia đình. Thời xưa, đi đâu mọi người đều thấy những người phụ nữ đều dắt bên mình một ít trầu cau để khi ngồi cùng với nhau có thể vừa ăn trầu cau vừa có thể nói chuyện với nhau.
Cây cau chúng tôi đã ngấm vào da thịt người Việt Nam nên người dân có Đi đâu về đâu thì vẫn nhớ tới quê hương, nhớ tới vườn cau trầu mà ông bà vẫn trồng trước sân. -
Trôi dạt về làng quê Việt Nam, ta như đến với bầu không khí thanh bình mà yên ả – nơi có những đồng lúa chín vàng ươm màu nắng, có rặng tre xanh tỏa mát bên bờ sông. Đặc biệt, khi luồn lách qua từng con xóm nhỏ, ta luôn có thể bắt gặp hình ảnh cây cau dọc hay bên đường. Nó giản dị, đơn sơ mà làm bao người phải nhớ mãi. Chính vì cau có ở khắp làng quê nên giờ đây cau trở thành loài cây thân thuộc với đời sống người dân Việt Nam.
Là đứa con của người dân Việt Nam, không ai là không biết cau đã xuất hiện từ rất lâu đời. Chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng cây cau xuất hiện là từ “Sự tích trầu cau” – một câu chuyện sâu sắc mà đầy tình cảm vì từ xưa, người dân Việt Nam luôn tin vào những câu chuyện huyền thoại. Nhưng thực ra cau có tên khoa học là Areca Catechu mà người ta gọi là tân lang hay binh lang. Cau được trồng nhiều ở các nước Thái Bình Dương và một số nước khác ở phía Đông châu Phi. Cây cau thuộc loài cây thân gỗ, cứng. Chính vì vậy, ở làng quê Việt Nam, cau có mặt rộng rãi ở mọi nơi.
Khác với các loài cây dân dã khác, cau có những đặc điểm rất nổi bật. Thân cây cao, khoảng chừng 12 – 15 mét với đường kính ước lượng từ 20 đến 30 cm. Không giống như dừa, cau có thân thon hơn, hình trụ tròn mọc thẳng đuột đến tận mây. Thân cau không hoàn toàn nhẵn bóng mà nó khoác trên mình chiếc áo xù xì, bạc phết ở phần gốc, xanh thẳm ở phần giữa và xanh non ở phần ngọn.
Phía bên ngoài, thân cau được tạo bởi những chiếc nịt vòng tròn, thô nhám mà người ta gọi đó là khấc cau. Mỗi thân cau cũng phải có đến vài chục khấc như thế. Nhìn vào khấc thì người ta có thể biết được độ tuổi của cau, Chính những chiếc khấc ấy lại là dấu tích còn lại của những bẹ lá cau đã bức mình khỏi thân.
Đặc điểm để nhận biết cau dễ nhất đó là cây cau không bao giờ phân nhánh. Lên đến gần ngọn thì cây cau mới bắt đầu toả ra. Lá cau có màu xanh, mỗi lá cau được nối từ bẹ cau, ôm chặt lấy nhau và đối xứng ở quanh ngọn. Mỗi tàu lá cau dài từ 1.5 đến 1.7 mét, hình lông chim, có một sóng giữa và có lá chét mọc dài ở hai bên. Vào những đêm trăng rằm, cau lại ưỡn mình dưới ánh trăng mà soi bóng xuống mặt đất.
Hầu như mỗi cây cau đều cho ta rất nhiều buồng. Mỗi buồng cau được bao bọc bởi một lớp nang và ẩn mình trong bẹ cau. Buồng cau khi trổ có màu trắng nhạt với những đốm nhỏ li ti mang hình vỏ trấu. Hương hoa cau có mùi thơm ngan ngát được gió mang theo tỏa ra khắp vườn. Để rồi lại có câu hát: “Hoa cau rụng trắng sân nhà em mà hương cau thơm ngát quanh vườn trầu”
Mỗi buồng cau cho ra hàng trăm quả cau. Còn non thì quả có màu xanh ánh vàng nhưng khi đã trưởng thành và già thì kích thước của quả cau bằng cỡ quả trứng gà, xanh đậm hơn. Quả cau có hình nón, đáy phẳng, bên trong cau có hạt màu nâu lốm đốm. Rễ cau thuộc loại rễ chùm, ăn sâu vào lòng đất đến vài chục mét, có khi nhô lên mặt đất ngoằn ngoèo như những con rắn.
Cau có khả năng tăng trưởng rất nhanh và rất dễ sinh sống ở mọi nơi trên nước ta. Thường thì người ta phải chăm sóc đến vài năm cau mới ra quả và cho trái được. Càng lớn, càng lên cao thì cau càng cho quả ít hơn vì có lẽ lúc đó cau đã già rồi. Cau được chia ra nhiều loại nhưng thường thì ta chỉ biết đến cau kiểng và cau trồng vườn. Cau kiểng là cau dùng để làm cảnh, có thân thấp hơn và hoa cau thì không thơm. Quả cau cũng vậy, nhỏ hơn hoặc chỉ bằng hạt mít mà thôi. Khi chín thì có màu đỏ và được người ta dùng để làm thuốc. Ngoài ra còn có cau lửa, vỏ vàng, tròn và còn có quả cau vú heo thì nhỏ hơn nữa.
Tất cả cây cối đều làm cho cuộc sống thêm hài hoà. Đặc biệt cau chính là biểu tượng cho sự thanh bình ở làng quê Việt Nam. Dù mai này có phải đi xa quê thì hình ảnh cây cau luôn hiện hữu trong lòng mỗi người con
-
Cây cau ta hay còn gọi là cây cau ăn trầu, là một loại cây đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó tượng trưng cho một hình ảnh thôn quê đơn sơ, mộc mạc và gần gũi. Chính vì thế mà những sân vườn biệt thự, các công trình cảnh quan trồng loại cau này để tạo cảm giác được nhìn lại những cái xưa cũ của bản làng Việt Nam.
Nói về Việt Nam mình, sau đồng lúa vàng, lũy tre xanh thì phải nói ngay đến cây cau, dàn trầu. Cây cau có tên thông thường: Cau, cau ta, cau ăn trầu. Tên khoa học: Areca catechu. Cây có dáng đẹp, ít chiếm diện tích nên thường được trồng để làm cảnh ở sân vườn, biệt thự, dọc đường đi lại, khu đô thị … Cây còn được trồng để lấy quả ăn trầu, sử dụng trong cưới hỏi.
Cây cau là cây thân cột, đường kính trung bình 10- 15cm, có thể cao hơn 20m. Lá đơn dài > 1,5m, phiến lẻ xẻ thùy sâu hình dạng lông chim, lá lúc non được gấp nếp với nhau theo chiều dọc. Bẹ lá cau dạng mo, bao bọc xung quanh thân, khi rụng để lại sẹo. Hoa màu trắng, hoa đực rụng sớm, hoa cái tạo quả. Hoa cau ở nách lá, phân thành nhiều nhánh. Quả hạch hình trứng trái xoan, khi chín màu vàng. Cây cau lúc nhỏ chịu bóng, càng lớn cây càng ưa sáng. Cây thích hợp ở những nơi đất ẩm, đất tốt.Dân gian gọi trầu, cau là tân – lang. Tục ăn trầu của dân ta đã có từ lâu đời. Truyện cổ tích Trầu cau rất cảm động. Khách đến nhà theo phong tục cổ truyền, chủ nhà mời khách ăn trầu, nên mới có câu – “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Bà Chúa thơ Nôm có bài thơ “Mời trầu”. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ có câu thơ:
“‘Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta”
(Bạn đến chơi nhà)
Gái trai ngày xưa ướm duyên, tỏ tình bằng cách mời trầu. Sính lễ nhất định phải có buồng cau, chai rượu. Số người ăn trầu ngày một ít đi, nhưng buồng cau trong lễ cưới hỏi không thể thiếu. Cau được bổ làm bốn, làm sáu, phơi khô dễ ăn dần. Hạt cau là vị thuốc để diệt trừ giun, sán, tiêu đờm, khử độc. Khi mua cau nên chọn buồng sây quả, quà tròn to, xanh bóng, loại cau bánh tẻ, ăn vào vị chát hơi đắng là cau ngon.
“Vào vườn hái quả cau xanhBổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu.
Trầu này têm những vôi tầu
Giữa têm cát cánh, hai đầu quế cay”
Ca dao
Quả cau, lá trầu vẫn luôn gắn bó thân thiết với con người Việt Nam, trải qua nhiều năm thời gian lịch sử, đi vào trong các câu thơ trang văn. Hơn thế ữa, trầu cau còn trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc. -
Trong khung cảnh làng quê xưa, không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây cau cao chót vót ngay cạnh sân vườn của các hộ gia đình. Từ xa xưa, cây cau đã trở thành một hình ảnh không thể thiếu trong bức tranh làng quê Việt Nam.
Cây cau đã gắn bó với người dân Việt Nam từ rất lâu đời, được dân gian đưa vào câu chuyện “Sự tích trầu cau” để lí giải về sự xuất hiện của một loại quả mà từ lâu đã không thể thiếu trong mỗi dịp đám hỏi, đám tang.
Cây cau có hình dáng hơi giống cây dừa. Thân cây có những đốt vòng tròn-vết tích của mỗi lần cây thay lá, ra hoa. Thân dưới gốc cây to rồi từ từ hẹp lại về phía trên ngọn với những tàu lá rộng giống những chiếc lược không lồ phất phơ trước gió.
Trong kí ức tuổi thơ có ai còn nhớ? Khi tàu lá cau khô héo rụng xuống, đó là lúc lũ trẻ tranh nhau ngồi lên tàu lá rồi kéo nhau đi khắp nẻo đường ngõ xóm, hết lượt này ngồi lại tới lượt khác. Mọi người tranh giành nhau để được ngồi lên “con thuyền hạng sang”.
Khi cây cau trưởng thành sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa cau có màu trắng, tỏa ra hương thơm không gay mũi như hoa sữa, hoa nhài,… Hoa cau mang một mùi thơm dịu nhẹ rất riêng mà chỉ khi làn gió nhẹ thổi qua ta mới có thể cảm nhận được. Quả cau hình tròn hoặc hơi dài được kết thành buồng, khi lớn mang một màu xanh đậm, cùi vàng, nhân quả màu nâu. Lúc này, quả cau đã có thể phối cùng vôi, lá trâu thở thành “đầu câu chuyện” để bắt mối lương duyên hay những khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, ma chay...
Cau được các bà, các mẹ cắt đầu, dùng dao bóc đi lớp vỏ xanh nhưng không được bóc đứt mà lớp vỏ vẫn được giữ nguyên trên quả như những cánh hoa. Sau đó đem bổ làm 4 hoặc 6 miếng đặt lên lá trầu đã được têm hình cánh phượng, bên cạnh là hũ vôi để thêm vào khi ăn tạo ra hương vị cay thơm của lá trầu không, vị chát của vỏ, vị ngọt bùi của cau, vị nồng nàn của vôi... tất cả hòa quyện với nhau trong một màu đỏ sẫm.
Ngày nay, đất nước phát triển, phong tục tập quán thay đổi, người ăn trầu ngày càng ít đi nhưng không vì thế mà quả cau mất đi giá trị của mình. Trong mỗi dịp lễ cưới, lễ hỏi,… vẫn không thể thiếu sự hiện diện của những buồng cau mang những ý nghĩa tốt đẹp.
Trong bài thơ “Tương tư” Nguyễn Bính đã viết:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông.
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”
Hay trong bài thơ “Khách đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, hình ảnh trầu cau cũng được nhắc tới trong câu thơ:
“Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Bác đến chơi nhà, ta với ta”.
Quả cau, lá trầu vẫn luôn gắn bó thân thiết với con người Việt Nam, trải qua nhiều năm thời gian lịch sử, đi vào trong các câu thơ trang văn. Hơn thế ữa, trầu cau còn trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc. -
Đối với người dân Việt Nam thì quả cau là một món ăn quen thuộc. Nó có vị hăng và thường được bổ ra ăn kèm với trầu, vôi tạo nên cảm giác sảng khoái cho người ăn. Nhưng cũng có thể gây say cho những ai mới ăn lần đầu.
Trong quả cau có chứa hoạt chất arcsin – một loại có thể dùng để tẩy giun và chữa bệnh cho ngựa mà người Ấn Độ vẫn thường dùng. Ngoài ra thân cau còn có thể dùng làm chiếc cầu khỉ để bắt ngang qua những con sông nhỏ. Tàu lá cau khi khô cũng có thể dùng để làm chổi cau quét rác rất thuận lợi. Ngày xưa, với người dân cau còn có thể dùng làm thuốc để nhuộm răng. Đặc biệt trầu cùng với cau chiếm một vị trí quan trọng trong văn hoá của người Việt Nam. Đó là những thứ không thể thiếu trong các dịp xã giao hay lễ hội của người Việt. Dường như từ lâu đời cau đã gắn liền với văn hóa tâm linh của người Việt. Chẳng những thế, cau còn có mặt trong các ngày xin tên hay cái giỗ kỵ ở mỗi gia đình.
Chính vì ai cũng nghĩ cây cau là bước ra từ sự tích trầu cau nên chính cau cũng là mối xe duyên cho nhiều chàng trai, cô gái. Cau luôn có mặt ở những lễ cưới, lễ hỏi vì nó là tượng trưng cho tình cảm vợ chồng. Trong giao tiếp, cau cũng đóng vai trò hết sức cần thiết mà người ta nói là “Miếng trầu là đầu câu chuyện” mà trầu thì chẳng thể nào thiếu cau được. Chính vì vậy, cau đã góp phần làm nên mỹ tục đẹp cho người Việt, làm nên cảnh quan thanh bình ở chốn làng quê.
Với đời sống tâm hồn, cau đã gợi nên bao cảm hứng cho người nghệ sĩ để rồi lấy sự tích trầu cau để nhắc nhỡ về tình cảm yêu thương nhau:
“Thương nhau cau xấn bổ đôi
Ghét nhau cau xấu bổ ra làm 10”
Ngoài ra cau còn làm nên cái tứ của thơ Hồ Xuân Hương:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu ôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”
Cau cũng đã từng gắn bó với một góc trời tuổi thơ của bao người. Chơi trò ú tim cũng dưới bóng cau, rồng rắn lên mây cũng chạy quanh dưới gốc cau. Cau không chỉ đi vào thơ mà cau còn đi vào nhạc hoạ với bài hát “Hoa cau vườn trầu” nổi tiếng. Hình ảnh bình dị và mộc mạc của cây cau đã đi vào tâm trí người Việt từ bao đời.
-
Theo truyền thuyết và thư tịch cổ, tục ăn trầu cau ở Việt Nam đã có từ thời các vua Hùng dựng nước. Trải qua bao biến đổi của đời sống xã hội, tục ăn trầu cau và mời trầu cau vẫn là một trong những phong tục độc đáo, có sức sống bền bỉ trong đời sống của người Việt, tồn tại cho đến ngày nay trong xã hội nông thôn và đã được biểu trưng hóa qua các nghi lễ tâm linh.
Ăn trầu cau không chỉ là phong tục chỉ có ở người Việt mà còn xuất hiện khá phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á, khu vực Trung Á, Đông Nam Á và một số quần đảo trên Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ngôn ngữ của trầu cau ở mỗi dân tộc có sự khác nhau. Ở người Việt, miếng trầu cau biểu trưng cho lối ứng xử giao tiếp giữa các mối quan hệ trong đời sống xã hội, là phương tiện biểu lộ tình cảm con người với nhau. Qua miếng trầu và cách mời trầu, người xưa đã gửi gắm các cung bậc tình cảm: Yêu hay ghét, xã giao hay chân tình….một cách tế nhị:
"Yêu nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười"
Miếng trầu cau cũng là ngôn ngữ biểu đạt nghệ thuật nhận lời hay chối từ trong tình cảm nam nữ:
"Đi đâu cho đổ mồ hôi
Chiếu trải không ngồi, trầu để không ăn
Thưa rằng bác mẹ em răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người."
Thông thường miếng trầu bao gồm lá trầu xanh têm sẵn, trong quệt chút vôi trắng, kèm theo một miếng cau vàng. Tuy theo sở thích, người ta còn có thể kết hợp trầu cau với vỏ chay, vỏ quế và thuốc lào. Sự kết hợp hoàn hảo này đã đưa đến cho người ăn một cảm giác đặc biệt: Đó là vị ngọt của cau; cay, thơm của tinh dầu từ là trầu; chát của hạt và vỏ… Sự hòa quyện đó làm cho cơ thể con người ấm lên bởi sinh khí từ vôi và cảm giác hơi chếnh choáng men say được tạo ra từ chất arécoline trong hạt cau.
Ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe, ăn trầu cau còn có tác dụng làm đẹp. Chất polyphenol trong lá trầu có tác dụng kháng khuẩn, chất arécoline trong hạt cau bị chất vôi trung hòa, làm cho miếng trầu có sắc đỏ tươi giúp người ăn thắm đôi môi, hồng đôi má và long lanh đôi mắt… Kích thích hệ tuần hoàn và hệ thần kinh, giúp con người tăng cường sinh lực và câu chuyện tâm tình cũng vì thế mà thêm cởi mở. Người con gái “má hồng, môi đỏ” do ăn trầu, cười lộ hàm răng đen tuyền do ăn trầu đã từng trở thành tiêu chí để xác định “nét đẹp” của giới nữ trong xã hội truyền thống.
Trong đời sống hàng ngày, “miếng trầu là đầu câu chuyện”, biểu hiện mối giao cảm tâm tình của con người. Trầu được dùng mời khách đến chơi nhà, làm quen với nhau nơi hội hè, đình đám:
"Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gọi là nghĩa cũ về sau mà chào."
Hay:
"Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?
Xưa kia ai biết ai đâu
Chỉ vì điếu thuốc, miếng trầu nên quen."
Trầu cau gắn bó với người Việt đến mức nó đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức tâm linh như: Lễ tế Trời Đất, lễ Phật, lễ thánh, thần, lễ gia tiên… Trong đời sống xã hội của cư dân nông nghiệp xưa, cau trầu xuất hiện trong mọi hoàn cảnh lễ nghi đời thường như: Cưới xin, ma chay, khao vọng… Người dân “có việc” muốn trình quan nhất thiết phải có cơi trầu, trong nhà có tang trình báo với làng để lo tang lễ hoặc cha mẹ dựng vợ gả chồng cho con cái, báo hỷ với họ hàng, làng xóm, bạn bè cũng bắt đầu từ cơi trầu. Đặc biệt, trai gái nên duyên cũng bắt đầu từ “ngôn ngữ” trầu cau; nhận trầu cũng có nghĩa là nhận lời cầu hôn, bởi “miếng trầu nên dâu nhà người”.
Ăn trầu cau rất phổ biến trong cuộc sống của người Việt và tục mời trầu đã là đặc trưng trong cách ứng xử lịch sự, thâm thúy và “siêu ngôn ngữ” của người Việt truyền thống, biểu trưng cho triết lý “mở” của cư dân nông nghiệp lúa nước. Liên quan đến tục ăn trầu cau là bộ dụng cụ khá phong phú. Tuy nhiên, vật dụng được coi trọng nhất là chiếc bình vôi. Số còn lại gồm ống nhổ, cối giã trầu, chìa ngoáy, xà tích, chìa vôi, cơi, khay, hộp, khăn, túi, âu đựng trầu… hầu như có niên đại từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến ngày nay.
Cũng bởi, “ba đồng một mớ trầu cay” nên miếng trầu vì vậy, không bị chi phối bởi đẳng cấp giàu nghèo. Dù giàu hay nghèo, dù là vua chúa hay dân thường, dù người Kinh hay các dân tộc thiểu số ai cũng có khả năng thể hiện tấm lòng của mình, có khác chăng chỉ là khác dụng cụ ăn trầu.
Tục ăn trầu cau của người Việt đã trở thành nét văn hóa độc đáo, tồn tại xuyên suốt trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Ngày nay, mặc dù vẫn giữ vai trò quan trọng trong các nghi lễ truyền thống nhưng tục ăn trầu và mời trầu đang dần mai một trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, ký ức về một lối sống “mở” vẫn còn đọng lại trong tiềm thức của nhiều thế hệ. Từ đó, một phần tính cách dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc đã được bộc lộ. Chúng ta càng thêm yêu quý, trân trọng những di sản văn hóa bình dị nhưng đã làm nên tâm hồn, cốt cách Việt Nam.
-
Cây cau tứ quý hay còn gọi là cau bốn mùa. Cau tứ quý là giống cau ta nhưng có 1 điểm đặc biệt là ra quả bốn mùa, đặc biệt chín tập trung vào dịp Tết Âm lịch nên giá thành cau tứ quý trên thị trường rất cao. Cây cau tứ quý là cây công trình, cây sân vườn đẹp mang may mắn, phú quý đến với gia chủ.
Cây cau tứ quý sớm cho trái sau hai năm trồng đã bắt đầu cho quả. Quả cau tứ quý có màu xanh bóng, quả thuôn dài và đều. Tỉ lệ đậu quả của cau tứ quý cực kỳ cao. mỗi buồng có thể đạt từ 200 cho đến 300 quả. Cây cau tứ quý có tuổi thọ canh tác trên 20 năm. Đất trồng cau cảnh nên chọn đất thịt, giàu dinh dưỡng. Mùn có khả năng giữ nước, thoát nước tốt. Không nên chọn đất nhiều rác, xác thực vật mục để tránh giun và bệnh gây hại cây.
Khi trồng trên đất hay trong chậu cần chú ý bón phân lót trước khi trồng và trồng nông, lấp đất ở gốc không quá sâu đễ tránh cây bị nghẹn sinh trưởng và ra nhánh kém, trồng xong cần tưới nước để giữ ẩm và làm chặt gốc cho cây khỏi bị đổ. Cau cần được trồng hoặc đặt để ở những nơi đầy đủ ánh sáng. Không đặt đặt nơi ánh sáng yếu, trong nội thất vì bản lá sẽ mỏng, cây sinh trưởng yếu, kéo dài sẽ làm lá chóng rụng và chết. Cây cau là loài cây có bộ rễ chùm khá lớn và ưa ẩm, khi mới trồng cần tưới một ngày 2 lần, nếu để cây bị thiếu nước thì thân bị teo lại và lá trở nên còi cọc.
Cau là cây trồng chịu được thời tiết khắc nghiệt, chi phí đầu tư thấp, lại không tốn nhiều công chăm sóc nên nhiều gia đình đã đầu tư phát triển cây cau. Người dân thường trồng cau tại những khu đất cằn, chua, dưới khe suối, sinh lầy khó phát triển được các loại cây công nghiệp dài ngày, hoặc tận dụng đất, trồng tại hàng rào, xung quanh nhà… Tuy nhiên, ba năm trở lại đây, giá cau tăng nên cau được nhiều người dân đưa vào trồng hơn.
Là một trong những giống cau mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, cây cau tứ quý còn góp phần giữ gìn một nét văn hoá truyền thống – miếng cau, lá trầu là đầu câu chuyện của dân tộc ta.
-
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có truyện Sự tích trầu cau. Câu chuyện này nhân cách hóa nguồn gốc của cây cau, cây trầu không và tảng đá vôi là những thứ được sử dụng để ăn trầu cũng như giải thích tục lệ sử dụng trầu cau trong các đám cưới.
Cau là một loài cây trong họ Cọ (Arecaceae) được trồng nhiều tại khu vực nhiệt đới châu Á và Thái Bình Dương cũng như ở phía đông châu Phi. Nó là loại cây thân gỗ trung bình, cao tới 20 m, với đường kính thân cây có thể tới 20–30 cm. Các lá dài 1,5–2 m, hình lông chim với nhiều lá chét mọc dày dặc. Chi Cau có khoảng 50 loài. Cây cau được trồng vì giá trị kinh tế đáng kể của nó có từ việc thu hoạch quả. Quả cau chứa các ancaloit như arecain và arecolin, khi được nhai thì gây say và có thể hơi gây nghiện. Cau được trồng tại Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam và nhiều nước châu Á khác.
Ở nước ta, trầu cau là những thứ ngày xưa không thể thiếu trong các dịp xã giao hay lễ hội của người Việt; là một thứ đầu các lễ nghĩa. Phàm việc tế tự tang ma, cưới xin… việc gì cũng lấy miếng trầu làm trọng. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, dân thôn ai có việc gì đến nhà người nhà tôn trưởng hoặc vào cửa quan, cũng đem buồng cau vào là quý. Nhà tư gia cúng giỗ tổ tiên tất phải có cơi trầu. Khách đến chơi nhà, phải có trầu thiết đãi. Đám hương ẩm, tùy người tôn ty mà chia phần trầu có thứ tự, nếu kém một khẩu trầu có khi sinh sự tranh kiện nhau.
Tuy rằng ngày nay các phong tục tập quán này mất đi khá nhiều nhưng nó vẫn còn mang ý nghĩa sâu đậm trong văn hóa và văn chương Việt Nam.
-
Cây cau thuộc họ cọ. Cau là loại cây lưu niên, một đời người, một đời cau. Trước nhà, dọc hai bên ngõ, hàng cau cao vút. Thân cau tròn có từng khoanh; có cây cau cao trên mươi mét. Tàu cau như tàu dừa, ngắn và nhỏ hơn, đu đưa trước gió, lựa như đuôi con chim xanh biếc.
Hoa cau trắng ngần, hương đưa thoang thoảng. Quả cau kết thành buồng; mỗi buồng có vài chục quả đến vài trăm quả. Quả cau hình trứng hoặc tròn hơi dài, màu cọ, bên trong có một hạt. Cau kết trái mỗi năm hai vụ. Cau lưu niên ra hoa, kết trái quanh năm. Khi bổ quả cau ra, hạt có hoa văn rất đẹp.
Có cau phải có trầu. Dân gian gọi trầu, cau là tân lang. Tục ăn trầu của dân ta đã có từ lâu đời. Truyện cổ tích Trầu cau rất cảm động. Khách đến nhà theo phong tục cổ truyền, chủ nhà mời khách ăn trầu, nên mới có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Bà Chúa thơ Nôm có bài thơ “Mời trầu”. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ có câu thơ:
“Đầu trò tiếp khách trầu không có,Bác đến chơi đây, ta với ta
(Bạn đến chơi nhà)
Gái trai ngày xưa ướm duyên, tỏ tình bằng cách mời trầu. Sính lễ nhất định phải có buồng cau, chai rượu. So người ăn trầu ngày một ít đi, nhưng buồng cau trong lễ cưới hỏi không thể thiếu.
Cau được bổ làm bốn, làm sáu, phơi khô dể ăn dần. Hạt cau là vị thuốc để diệt trừ giun, sán, tiêu đờm, khử độc.
Khi mua cau nên chọn buồng sai quả, quả tròn to xanh bóng, loại cau bánh tẻ, ăn vào vị chát hơi đắng là cau ngon.
“Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu.
Trầu này têm những vôi tầu
Giữa têm cát cánh, hai đầu quế cay”
(Ca dao)
Câu hát của thôn nữ ngày xưa, hỏi ai trong chúng ta ngày nay còn nhớ?