Top 6 Bài văn suy nghĩ về số phận Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên hay nhất

Hà Ngô 198 0 Báo lỗi

Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là một trong những tác phẩm thành công nhất của đề tài nông dân trước Cách mạng tháng Tám, lên án xã hội thối nát thời xưa, ... xem thêm...

  1. Một tác phẩm chân chính phải vượt qua bờ cõi và giới hạn, phải chứa đựng những gì vừa lớn lao, vừa đau khổ, nó ca tụng tình thương, lòng bác ái sự công bình, nó làm cho người gần người hơn. Và những trang truyện ngắn thấm đẫm tính nhân văn của Nam Cao là những trang hoa như vậy, một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông là “lão Hac”. Cũng từ đây, qua tính cách và số phận lão Hạc đã để lại nhiều suy nghĩ thấm thía cho người đọc về hoàn cảnh tội nghiệp và phẩm chất cao đẹp của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.


    Lão Hạc là một người nông dân đã có tuổi. Lão sống trong cảnh gà trống nuôi con, nhà cửa cũng không phải là gia tài kếch xù gì, lão chỉ có mảnh vườn nhỏ để lại cho người con. Con trai của lão có yêu một người con gái trong làng và muốn cưới cô làm vợ nhưng do hoàn cảnh gia đình không đáp ứng được nên anh đã phải bỏ đi phu đồn điền cao su, để lại lão ở nhà một mình sống trong cảnh cô đơn và mong nhớ của người cha cho đứa con. Lão đã chăm chỉ cần mẫn cày thuê cuốc mướn, làm ruộng vườn và nuôi nấng đứa con, nay đã gài yếu ở cái tuổi gần đất xa trời lại phải sống lọ mọ trong cảnh già cả thì thật tội nghiệp biết bao.


    Nhưng mặc dù sống trong hoàn cảnh neo đơn như thế, lão Hạc vẫn tỏa sáng nhân cách cao đẹp và thanh cao của người nông dân Việt Nam. Lão hạc là một người nông dân hiền lành, chất phác. Sống nghèo khó nhưng lão không bao giờ hạ thấp lòng tự trọng và nhân cách của mình, bần cùng nhưng không bần nghĩa, bần tình. Khi con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão đã nuôi cậu Vàng, con chó mà cậu coi như con ruột. lão đau đớn đến quằn quại và da diết khi phải bán con chó Vàng. Lão ăn năn, hối hận và đau đớn đến cùng cực khi phải chứng kiến cảnh chú chó của mình bị bán đi “mắt lão ầng ẫng nước, lão thấy khó thở như có ai bóp vào lồng ngực mình.” Chỉ có thể là một con người nghĩa tình đến đâu mới cảm thây có lỗi với một con chó như thế. Không chỉ vậy, dù trong hoàn cảnh khó khăn lão cũng không bao giờ muốn nhờ sự trợ giúp hay cưu mang từ người khác. Lão để giành tiền còn lại và mảnh vườn của mình cho người con trai dù đang phải chịu ốm đau và không còn lấy cái gì nữa để ăn cũng kiên quyết không chịu động vào đống tài sản ấy cho con. Lão hạc chính là tấm gương của một người ch vị tha, giàu lòng yêu thương và hi sinh cho con. Đến ngay cả khi dù phải tìm đến cái chết để bảo toàn số tiền ấy, lão cũng chấp nhận. Lão đã chết vì ăn bả chó của Binh Tư, để không phải đụng vào số tiền cho con trai, để dường như muốn chuộc lại lỗi lầm với chú chó Vàng mà lão đã bán đi. Nhưng đến cái chết cũng là một cái chết đầy đau đớn và dữ dội, cái chết ấy cũng là cái chết để bảo toàn danh dự và nhân phẩm của mình, cũng là cách để giữ gìn lòng tự trọng của mình. Nhưng cái chết ấy của lão lại khiến nhiều người lầm tưởng là lão cho bả chó mà nghi sai cho lão, cũng từ đây, Nam Cao đặt ra vấn đề đôi mắt vơi người đọc, cần phải có cái nhìn thấu thị và tinh tế để phân biệt và phán đoán đúng vấn đề mà cuốc ống phức tạp vẫn đặt ra hàng ngày.


    Qua cách xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao gửi gắm đến người đọc những thông điệp sâu sắc về nhân sinh quan và thế giới quan, bày tỏ sự thấu hiểu và cảm thông chân thành, xa xót của Nam Cao với số phận người nông dân lúc bấy giờ. Hơn nữa, cũng đồng thời ca ngợi phẩm chất cao đẹp, thanh cao của người nông dân tuy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

    Bài văn suy nghĩ về số phận Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên số 1
    Bài văn suy nghĩ về số phận Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên số 1

  2. Xuôi dòng văn học hiện thực Việt Nam những năm 1930- 1945, nếu nói Ngô Tất Tố là cây cổ thụ khai sáng cho thể loại này thì Nam Cao lại chính là người đưa chúng đến đỉnh cao nghệ thuật. Để làm nên sự thành công của Nam Cao, phải kể đến tác phẩm “Lão Hạc” đã khắc họa xuất sắc hình tượng người nông dân với số phận bất hạnh nhưng vẫn sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp.


    Những năm nửa đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp cơ bản hoàn thành xong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam có nhiều biến động, chia thành nhiều giai cấp mà trong đó, khổ cực nhất vẫn là người nông dân. Cuộc sống làng quê bị bao trùm bởi cái đói, miếng ăn và nước mắt. Khi ấy, giữa những tiếng khóc oan trái “kêu trời không thấu” ấy, Nam Cao đã cất ngòi bút, nói hộ nỗi lòng và tình cảm biết bao nhiêu người dân bấy giờ. Tác phẩm “Lão Hạc” ra đời trong hoàn cảnh đó. Nhân vật lão Hạc được nhìn nhận và miêu tả qua cái nhìn và tấm lòng của nhân vật ông giáo.


    Trước hết, lão Hạc hiện lên với số phận bi đát, cuộc đời bất hạnh. Cũng như bao người nông dân khác, cuộc đời lão Hạc bị bủa vây bởi trong sự nghèo đói. Không có ruộng cày, toàn bộ gia tài của lão chỉ có con chó và một mảnh vườn. Nhưng mảnh vườn ấy cũng còm cõi, xơ xác, hoa màu chỉ đủ cho lão bòn mót. Cho nên lão phải làm thuê, làm mướn, đem sức mình đổi lấy miếng. Rồi sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão. Sau một trận ốm kéo dài hai tháng mười tám ngày, “lão yếu đi ghê lắm, tiền bấy lâu nay dành dụm đều cạn kiệt, lão lại không có việc làm. Rồi bão đến, phá sạch sành sanh hoa màu trong vườn, giá gạo thì cứ đẩy cao mãi lên. Cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng, để đến một lúc lão cũng phải thốt lên: “Cái kiếp chỉ nhỉnh hơn kiếp một con chó”.


    Đã nghèo, cuộc sống của lão Hạc còn bị bủa vây bởi số phận bất hạnh. Vợ mất sớm, lão một mình gà trống nuôi con. Nhưng sợi dây tình cảm ấy cũng không giữ được mãi. Chính cái nghèo đã khiến lão bó tay trước hạnh phúc không thành của đứa con trai độc nhất. Cái nghèo không cho lão dựng vợ cho con để trọn đạo làm cha. Cũng vì thế mà anh con trai phải bỏ đi đồn điền cao su. Thế là cái nghèo cũng cướp luôn đứa con trai khỏi tay lão. Kể với ông giáo mà nước mắt lão ngân ngấn: “Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi nữa?” Câu nói của lão đã nhói lên một nỗi đau bởi nó đã khái quát cả một đời người trong xã hội cũ. Anh con trai đi biền biệt, lão sống thui thủi một mình trong nỗi buồn ngày đêm chồng chất, chỉ có con Vàng làm bạn. Vậy mà tình cảnh thiếu thốn quẫn đã buộc lão phải chia tay với nó, chia ta với niềm vui, niềm an ủi cuối cùng của mình. Và có lẽ đây cũng chính là giây phút đau đớn nhất của lão. Nỗi bất hạnh chưa dừng ở đó. Sau những ngày ăn khoai, củ chuối, sung luộc,… cuộc sống bế tắc, cùng quẫn đã đẩy lão đến cái chết bằng bả chó. Cái chết vô cùng dữ dội và bi thảm: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết.” Lão đang ở đỉnh cao của cuộc hành xác. Chính nghèo khổ đã đẩy lão đến cái chết thảm khốc chưa từng thấy. Như vậy, không miêu tả quá nhiều, chỉ với một nét chấm phá đã đủ đặc tả cuộc sống thấm thía kiếp nghèo tủi nhục của người nông dân lớp bần cùng hóa. Hiện tại thì cùng quẫn, tương lai thì mịt mờ không lối thoát. Liệu còn gì đau khổ hơn, đen tối hơn những gì mà người nông dân xưa phải chịu?


    Dù hoàn cảnh cùng quẫn, số phận bất hạnh nhưng chính trong cảnh đời thê thảm ấy, ta thấy bừng sáng lên vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao cả của người nông dân xưa. Lão Hạc hiện lên là ngươi nông dân giàu tình yêu thương con sâu sắc. Khi không đủ tiền cưới vợ cho con, “lão thương con lắm nhưng biết làm sao được”. Đó là tình yêu thương con đầy bất lực của người cha nghèo. Sau đó, anh con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Một lần nữa, nỗi đau mất con của người cha “chỉ biết khóc chứ còn biết làm thế nào nữa”. Tiếng khóc của nỗi đau bất lực khi để đứa con tuột khỏi tay mình. Đến khi con đi, lão tự xóa đi quyền sở hữa của mảnh đất để làm thuê. Bởi lão nghĩ “vườn của mẹ nó tậu thì nó hưởng”. Đến cảnh bần cùng, lão vẫn nghĩ cho con: “tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu. Tiêu lắm chỉ tổ chết nó”. Cũng vì con, lão đã bán đi đứa con tinh thần của mình- cậu Vàng đã sớm hôm bên cạnh. Để rồi cuối cùng, lão đã tuyên sinh bằng bằng bả chó để bảo toàn hạnh phúc cho đứa con, vì con. Không được học hành, không biết chữ nghĩa nhưng cái chết dữ dội của lão chính là minh chứng cảm động về tình phụ tự nguyên sơ, mộc mạc mà thiêng liêng nhường nào.


    Không chỉ là một người cha yêu thương con hết mực, lão còn là một người nông dân chất phác, hiền lành, nhân hậu. Đó là cái tình của lão đối với cậu Vàng được ghi lại qua những con chữ xúc động. Lão gọi nó là cậu Vàng “như bà mẹ hiếm hoi gọi đứa con cầu tự, lão bắt rận, mắng yêu, tắm cho nó. Lão coi nó nhưng đứa cháu, bạn hiền trong nhà mà thương yêu. Để rồi khi bán chó, lão chìm xuống đáy của bể bi kịch. Lương tâm của ông lão đau nhói, lão đã khóc vì trót lừa một con chó: “tôi già bằng này tuổi đầu mà còn đánh lừa một con chó”. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì ông lão mới bị dày vò đau đớn như thế.


    Đặc biệt, dù là người nông dân nghèo, ở lão Hạc vẫn sáng ngời lòng tự trọng. Dù phải sống với cái đói deo đói dắt, ăn những món ăn tự chế nhưng lão vẫn từ chối sự giúp đỡ của ông giáo gần như là hách dịch. Đó là một lão nông dân còn tiền nhưng lại gửi ông giáo để khi lão chết có tiền làm ma, không muốn làm phiền đến hàng xóm. Lòng tự trọng không cho phép lão làm phiền đến người khác. Cuối cùng, lão phải quyên sinh bằng bả chó. Lòng tự trọng không cho phép lão làm trái với lương tâm của mình: “đói cho sạch, rách cho thơm”. Không giàu sức mạnh phản kháng như chị Dậu nhưng sự phản kháng, đấu tranh với chính mình mới là cuộc chiến khốc liệt nhất. Cái đói khiếp thật, miếng ăn quý thật nhưng vì nó mà đánh đổi nhân cách thì thật đáng buồn. Lão đã chọn cái chết để bảo toàn nhân cách trong khi đã có biết bao nhiêu người ngã khuỵu trước miếng ăn: những Chí Phèo, Binh Tư, bà cái Tí, … Đó chính là vẻ đẹp tiềm ẩn trong người dân nghèo.

    Như vậy, Nam Cao đã khắc họa thành công hình tượng lão Hạc qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động với những dòng trạng thái phức tạp, đối nghịch mà rất biện chứng. Cái mới của Nam Cao còn là đã học được ở phương Tây nghệ thuật xây dựng nhân vật nghịch dị có sự đối lập với tính cách. Nhân vật lão Hạc được soi chiếu qua nhiều cái nhìn và góc độ khác nhau. Nam Cao còn gây ấn tượng bởi cách đảo ngược dòng thời gian kể. Qua hình tượng lão Hạc, Nam Cao đã khắc họa thành công những số phận đau khổ, bất hạnh trong xã hội cũ mà cội nguồn của nó chính là sự thối nát, bất công của xã hội cũ. Nhưng trong hoàn cảnh ấy, họ vẫn sáng lên chất “người”. Chưa từng đọc sách thánh hiền, không được đi học nhưng cả cuộc đời và vẻ đẹp của họ chính là minh chứng cảm động và đầy đủ nhất về nhân cách con người. Đó chính là thái độ trân trọng, ngợi ca, niềm tin của tác giả dành cho người nông dân. Đó cũng chính là giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.


    Ngày nay, cuộc sống nghèo đói, buồn đau đã đi vào dĩ vãng. Nhưng mỗi lần đọc “Lão Hạc” ta càng thấy xót xa cho ông cha ta thuở trước, thêm tin yêu cuộc sống mới.

    Bài văn suy nghĩ về số phận Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên số 2
    Bài văn suy nghĩ về số phận Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên số 2
  3. Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những thành công của Nam Cao trong việc xây dựng những hình tượng người nông dân Việt Nam sống dưới ách thống trị nặng nề trong xã hội thực dân nửa phong kiến, những con người phải sống một cuộc đời đầy đau khổ nhưng vẫn mang một vẻ đẹp tâm hồn thật cao quý. Bên cạnh những người do nghèo đói mà đi ăn trộm như Binh Tư, còn có những con người lương thiện giàu lòng tự trọng như Lão Hạc – đóa sen thơm ngát giữa ao bùn!


    Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Là một nông dân nghèo, không có ruộng, lão phải cày thuê cuốc mướn. Lão dành dụm, chắt chiu mới có mảnh vườn nho nhỏ. Tài sản duy nhất giúp lão có thêm chút hoa màu. Hoàn cảnh lão thật đơn chiếc, vợ lão mất từ sớm, còn hai cha con mà phải chật vật mới đủ ăn hàng ngày, lấy đâu ra cho con trai cưới vợ. Tiền mặt, tiền cau, tiền rượu, tiền cưới nữa chắc phải mất đến hai trăm. Không lấy được người mình yêu, con trai lão phẫn chí bỏ đi phu cao su, để lại cho lão vài đồng bạc và cậu Vàng. Giờ đây, lão chỉ còn Vàng là kỉ vật của con để lại làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ốm đau, bệnh tật. Ngòi bút bùi ngùi xúc động: “Già rồi, mà ngày cũng như đêm, thui thủi một mình thì ai chả buồn”. Những lúc đó có con Vàng làm bạn cũng đỡ hơn một chút. Lão và con Vàng lây lất sống qua ngày với củ ráy, củ khoai, bữa trai, bữa ốc,…


    Cuộc sống của lão càng ngày càng túng thiếu chật vật đến nỗi lão phải xa con Vàng. Trong nụ cười gượng gạo, chứa chan bao nước mắt, cay đắng, xót xa cho số phận: “Thì ra cậu Vàng ăn khỏe hơn tôi, ông giáo ạ. Mỗi ngày cậu ăn thế thì tôi lấy đâu ra tiền mà nuôi. Thôi thì bán phắt đi, đỡ được đồng nào hay đồng nấy”. Xã hội khắc nghiệt đã cướp đi tất cả niềm vui nhỏ bé của lão. Chưa hết tai ương, cơn bão lại cướp đi những hoa màu ít ỏi trong vườn. Vợ ông giáo từng nói về lão Hạc: “Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ. Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ!”. Lão sống khốn khổ như vậy mà vợ ông giáo không hiểu lão cho rằng lão sống hà tiện, keo kiệt còn Binh Tư thì cho rằng lão là đồng minh của hắn. Sống đã khổ, đến chết cái khổ cũng không buông tha lão. Lão chọn cái chết khốc liệt, chua chát: tự đầu độc bằng bả chó.


    Sống trong khổ đau bất hạnh, nhưng Lão Hạc vẫn sáng lên vẻ đẹp của nhân cách. Tấm lòng của lão Hạc dành cho đứa con trai độc nhất điều khiến mọi người vô cùng xúc động. Thương con lão ước mong cho con hạnh phúc. Dù đói khổ không còn cái ăn nhưng biết con trai không đủ tiền cưới vợ, lão vẫn giữ nguyên vẹn cái vườn cho con. Thương nhớ con lão đã suy nghĩ sâu xa, không thể bán vườn vì lão nghĩ đến tương lai của con. Lão để riêng hoa lợi của khu vườn, dành làm vốn cho con sau này. Lão đã hi sinh tất cả vì con. Trước khi mất, lão gửi mảnh vườn lại cho ông giáo, người hàng xóm thân thiết của lão để khi con trai về giao lại cho con. Lão chết nhưng tấm lòng vẫn hướng về con và mong muốn cuộc sống của con trai mình không gặp cảnh đớn đau như lão. Thương con trai, lão cũng thương cậu Vàng. Lão chăm sóc nó như chăm một đứa trẻ: cho nó ăn cơm bằng bát, lão ăn gì cũng cho nó ăn “lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”, rồi lão bắt rận, rồi lão tắm cho nó, rồi nựng nịu mắng yêu nó…


    Nhưng đến lúc túng quẫn không còn gì để nuôi nó, thậm chí không còn gì để nuôi thân, dự định bán nó đi mà lão đắn đo mãi. Khi bán nó rồi lão khóc vì thương “lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước” và nhất là khi lão xót xa thấy “già bằng ấy tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó”. Lòng thương và nỗi ân hận của lão đối với con Vàng sâu sắc đến mức trở thành nỗi đau khôn lường: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẻo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc: “Khốn nạn ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó cứ làm in như là nó trách tôi: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này đấy à?” Thật là một con người đôn hậu, chất phác! Biết bao người dám lừa bịp và xử tệ với thân nhân, đồng loại không một chút xót thương. Vậy mà lão Hạc, do hoàn cảnh ngặt nghèo vẫn tự trách mình chưa tốt với con chó. Không những thế, lão Hạc còn là một nông dân giàu lòng tự trọng.


    Dù sống trong cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn, lão vẫn giữ lòng tự trọng. Lão nghèo nhưng không hèn, không vì miếng ăn mà quỵ lụy kêu xin ai. Tự trọng đến mức không muốn sau khi mình chết còn bị mọi người khinh rẻ. Chẳng còn gì ăn mà lão vẫn không hề đụng tới số tiền dành dụm và đem gửi ông giáo để nếu mình chết thì ông tang ma cho mình: “Con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được, để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm được mắt”. Là một nông dân sống trong hoàn cảnh ngặt nghèo của xã hội thực dân phong kiến, con người luôn bị cảnh chết chóc đe dọa hàng ngày. Cái chết của lão Hạc đã chứng minh sự trong sạch của lão, đã tố cáo xã hội đen tối thời bấy giờ không thể chấp nhận một con người lương thiện như lão. Sự ra đi của lão Hạc tuy đau đớn, nhưng chẳng khác nào một cánh hạc thanh cao từ bỏ trần gian, bay vút tận trời xanh.


    Thông qua nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của mình. Lão Hạc, nhân vật chính trong truyện, là một nông dân chất phác, đôn hậu, có nhiều nỗi khổ tâm, sống trong cảnh nghèo đói đơn độc nhưng giàu lòng tự trọng và rất mực thương con. Nhờ có những con người cao quý như lão Hạc mà Nam Cao đã chiêm nghiệm: “Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn”.

    Bài văn suy nghĩ về số phận Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên số 3
    Bài văn suy nghĩ về số phận Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên số 3
  4. Các tác phẩm về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám đã lên án gay gắt xã hội thối nát thời xưa, một xã hội điêu tàn, bất lương, luôn luôn dồn ép những người dân vô tội vào cảnh bần cùng khốn khổ. Đồng thời, các câu chuyện cũng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của họ. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là một trong những tác phẩm thành công nhất của đề tài này.


    Ngay từ nhan đề của truyện đã giúp ta biết rằng nhân vật chính của câu chuyện là một ông cụ. Sự thực đã là như vậy, câu chuyện là cuộc đời của một cụ già vô cùng khắc khổ. Lão khắc khổ từ hình dáng đến số phận của mình. Đó là một ông lão già nua, bất hạnh vì cô đơn, bệnh tật lại luôn bị sự đói nghèo dằn vặt. Vợ chết sớm, lão phải lâm vào cảnh gà trống nuôi con một thân một mình nhưng khốn thay, con trai lão do không chịu nổi sự khổ cực bần hàn, sự lạnh lùng, đen bạc đã xin đi phu đồn điền cao su.


    Vậy là vợ con đã đều rời xa lão, lão chỉ còn biết bầu bạn với con chó vàng. Lão coi nó như là một đứa con, đứa cháu, một người thân của mình để chia sẻ từng miếng cơm, manh áo của mình cho nó, ngày ngày bầu bạn, tâm sự với nó. Nhưng, cuộc sống dồn đẩy đến tận cùng, lão ốm nằm liệt giường, không làm được việc gì, phải ăn bòn vào tiền vườn vẫn để dành cho con. Tiếp sau, làng bị “mất nghề vé sợi” công ăn việc làm cũng hiếm hoi hơn. Lựa chọn duy nhất giờ đây là phải bán con chó đi vì một miệng ăn cũng đã không lo đủ rồi huống chi còn nuôi thêm một con chó – “ốc còn không mang nổi mình ốc thì làm sao vác cọc cho rêu” được! Cái chi tiết lão bán con chó đì làm người đọc như chúng ta không thể không đau lòng. Hôm bán xong con vàng, lão sang nhà ông giáo để bộc lộ. Lão cố làm ra vẻ bình thường nhưng không thể giấu được nỗi đau trong lòng: “trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước…”. Nỗi đau làm biến dạng khuôn mặt của con người già nua đầy đau khổ đó: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Hình ảnh đó càng làm nổi bật lên phẩm chất đáng quý của lão Hạc, đó là tính lương thiện và lòng thương con vô bờ bến. Lão bán con chó để không dùng vào tiền vườn, tiền để dành cho con về cưới vợ. Tình cha con sâu sắc của người nông dân già cả, nghèo khó khiến người đọc không khỏi cảm động và yêu mến.


    Lão còn nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn để mai sau người con trở về có nhà để ở, có vườn và ruộng để mà làm ăn bằng một văn tự mua bán hẳn hoi. Thậm chí để lo hậu sự mai sau cho mình lão cũng rất chu tất, chả phiền luỵ, nhờ vả, vay mượn ai cả. Hình như theo lão có để lại cho con thì chỉ để tài sản chứ không để lại nợ nần. Tin tưởng trao gửi cả một “tài sản” lớn đối với lão cũng như đối với đời sống kinh tế lúc bấy giờ, mà không chút nghi ngờ, băn khoăn phải chăng bắt nguồn từ tấm lòng đầy nhân hậu, vị tha của nhân vật. Từ đó, ta thấy được ẩn sâu trong những con người đầy nghèo khổ và buồn đau này một tấm chân tình cảm động xiết bao.


    Cái kết của câu chuyện mới là cái đáng nói nhất trong tác phẩm Lão Hạc này. Cuối cùng thì lão Hạc cũng chết. Đây không phải là một cái chết bình thường mà là cái chết đau đớn của một con chó: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.”. Đọc đến đây tôi thấy rất sợ, không sợ vì cảnh vật vã rồi chết, mà vì tính chất thâm độc của chế độ thực dân phong kiến xưa kia. Tôi thường nghĩ, phải chăng Nam Cao quá lạnh lùng, vì tác phẩm nào của ông cũng toàn chết chóc, đau thương, các nhân vật đều kết thúc bằng cái chết. Sự thực ngòi bút của ông dù có thương nhân vật đến đâu cũng không thoát khỏi cái quy luật mà xã hội cũ quá ư tàn nhẫn gây ra cho những người dân vô tội. Nó chỉ cho lão Hạc có hai cách sống: Thứ nhất là lão sẽ phải tiêu lẹm vào tiền vườn của con, điều đó đời nào lão chịu. Thứ hai là lão sẽ phải làm những việc bất lương như Binh Tư thì lão lại càng không làm nổi. Con người mà đau khổ không giảm được nhân cách, đã khóc một cách cay đắng vì trót lừa một con chó thì làm sao có thể làm hại ai được! Nam Cao đã linh hoạt và khéo léo lồng ghép các chi tiết để cuối cùng sự lựa chọn duy nhất của lão Hạc là cái chết. Chính vì chi tiết này mà truyện ngắn Lão Hạc đã lên án gay gắt xã hội cũ loạn lạc, mục ruỗng. Nó sẵn sàng xô đẩy ông lão nghèo khổ đó chọn cái chết như là giải pháp duy nhất để lão Hạc thoát khỏi cuộc sống đoạ đày đau khổ mà vẫn giữ nguyên được tấm lòng lương thiện của mình.

    Qua truyện ngắn của Nam Cao, chúng ta đã biết thêm được về số phận, cảnh đời của những người nông dân trong xã hội xưa nói chung và lão Hạc nói riêng. Lão Hạc chính là hiện thân cho một nhân cách cao đẹp trong cái bóng đêm bao trùm lên những người dân vô tội khốn khổ khi xưa.

    Bài văn suy nghĩ về số phận Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên số 4
    Bài văn suy nghĩ về số phận Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên số 4
  5. Văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 là nơi hội tụ của nhiều cây bút văn xuôi xuất sắc. Mỗi người một đề tài, một phong cách sáng tác riêng song đều tập trung phản ánh tính cách và số phận của nhiều tầng lớp người dân thời kì đó. Khi nhân dân ta rơi vào cảnh nước mất, nhà tan, bản thân là kiếp nô lệ thì cuộc sống không thể khác là sự đoạ đày và khổ đau. Điều đó đã được thể hiện sâu sắc qua truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.


    Trước hết ông là một người nông dân gặp nhiều nỗi khổ tâm và bất hạnh, vì nghèo đói nhưng rất chất phác đôn hậu và giàu lòng yêu thương con. Trong cảnh làng mất nghề, người nghèo khắp nơi thì những người già nghèo như lão Hạc là khổ hơn cả. Lão sức yếu mà không có người đỡ đần, chăm sóc khi tuổi già. Đau khổ hơn cho lão Hạc là người con trai đi bặt vô âm tín mấy năm liền. Bản thân lão ốm yếu luôn mà không có tiền chữa bệnh, lão Hạc sống nốt những năm cuối đời trong cảnh cô đơn. Mòn mỏi về bệnh tật và chờ đợi đứa con ngày cũng như đêm, đó là nỗi bất hạnh và khổ tâm rất lớn của lão Hạc. Cô đơn về tinh thần, về vật chất lão Hạc cũng chẳng sung sướng gì. Đói khổ, bàn đầu lão Hạc còn ăn củ khoai, củ sắn, sau thì ăn thức ăn tự tạo lấy: “hôm thì ăn củ chuối, hôm thì ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, củ khoai hay bữa trai, bữa ốc”. Lão đã quỵ ngã vì bệnh tật, vì nhớ mong khắc khoải. Tuổi lão đã cao, lại thêm sự lo toan cho cuộc sống, thời gian cứ đánh gục dần lão. Chính cái chế độ thực dân phong kiến ấy đã bần cùng hoá lão, dồn lão đến trước con đường của Binh Tự: con đường bất lương, trộm cắp, đánh bả chó. Mặc dù đã bị dồn đến bức tường cuối cùng ấy nhưng lão Hạc vẫn không chịu cúi đầu chui qua cái lỗ nhỏ mà số phận chỉ cho, lão không chịu bán đi hai chữ “lương thiện” mà chấp nhận kết thúc cuộc đời, kết thúc một kiếp người như kiếp chó của mình. Cái chết của lão Hạc thảm thương quá: Lão “vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.”. Như vậy đấy, cuộc đời người nông dân trước Cách mạng khổ từ khi sinh ra cho đến tận lúc chết, mà hình ảnh điển hình là lão Hạc đã được đưa vào văn học.


    Mặc dù đời sống bị bần cùng hoá đến cùng cực như vậy nhưng lão Hạc vẫn không mất đi những phẩm chất vốn có của người nông dân Việt Nam. Từ lời nói đến việc làm, suy nghĩ của lão Hạc đều toát lên vẻ thực thà, chất phác. Lão nói với ông giáo: “Tôi cắn rơm, cắn cổ lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì cho tôi gửi.”. Nghe lão nói thật hiền từ mà chất pháe quá! Nhỡ sang tên cho ông giáo rồi, ông ta nghèo quá mà bán đì thì sao? Ay là cái tírìh của người nông dân “chọn mặt gửi vàng”, tin tưởng vào những người có học. Cao hơn cả chất phác, lão Hạc là người có tấm lòng đôn hậu. Ông lão rất thương con, nhất định không dùng đến tiền bán vườn của con. Yêu con nên thấy con không cưới được vợ, lão Hạc rất đau khổ. Sống cô đơn, nghèo khổ, nhưng ngày cũng như đêm, lão đều nghĩ, đều thương đến con. Vì thương con và bất lực trước cuộc sống, lão mới kết thúc cuộc đời để khỏi xâm phạm đến mảnh vườn của con. Tình yêu con của lăo cũng thể hiện ở sự thương yêu, trân trọng kỉ vật của con để lại: một con chó “lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đúâ con cầu tự”.


    Những lúc rỗi rãi, lão tắm cho nó, bắt rận cho nó đầy yêu thương. Lão còn cho nó, ăn trong một cái bát, lúc nào cũng tâm sự với nó. Khi bán nó, lão không thể nén được dòng nước mắt như cái lần lão tạm biệt con trai. Có thể hiểu rằng bán coin chó vàng là lão vĩnh viễn không thấy được hình ảnh người con trai.


    Qua hình ảnh của lão Hạc, ta có thể nhận thấy rằng, dưới chế độ thực dân phong kiến, thân phận người nông dân tuy đầy đau khổ nhưng tâm hồn họ vô cùng chất phác và đôn hậu.

    Bài văn suy nghĩ về số phận Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên số 5
    Bài văn suy nghĩ về số phận Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên số 5
  6. Từ xưa đến nay, nói đến Nam Cao là người ta nói ngay đến Lão Hạc. Tác phẩm này được coi là một truyện ngắn xuất sắc trong văn học hiện thực phê phán thời kì 1930 - 1945. Đó!à một truyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi tác giả kể về cuộc đời cô đơn, bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão nông nghèo khổ. Nhân vật lão Hạc đã khắc vào lòng người đọc một cách sâu đậm về hình ảnh một lão nông đáng kính với phẩm chất của con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực thương con.


    Cuộc đời lão Hạc là một chuỗi những đau khổ, bất hạnh, một kiếp đời chua chát và đắng cay từ khi sinh ra cho đến khi ra đi về cõi vĩnh hằng. Goá vợ từ khị còn trẻ, một mình lão gà trống nuôi con trong cẫnh đói nghèo, lam lũ, những mong con khôn lớn, trưởng thành làm chỗ nương tựa lúc ốm đau, khi tuổi già. Nhưng hạnh phúc nhổ nhoi ấy đã không đến với lão. Vì không đủ tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đăng tên đi làm phu đồn điền cao su. cảnh chia li của cha con lão Hạc không hẹn ngày sum họp. Lão Hạc đã mất vợ nay lại thêm nỗi mất con.


    Cảnh khốn khó về vật chất hoà trong nỗi đau tinh thần thành dòng lệ chảy trong trái tim chờ đợi khắc khoải của người cha. Nhưng cuộc đời dường như vẫn chưa buông tha lão. Bất hạnh rồi lại bất hạnh cứ liên tiếp giáng xuống đầu người cha già khốn khổ. Kiệt sức vì lam lũ, lẩm than, vì mòn mỏi đợi chờ, lão ốm nặng. Sau trận đó, lão yếu đi nhiều, không thể làm được những việc nặng. Làng mất nghề sợi, đàn bà rỗi rãi nhiều, có việc gì nhẹ họ đều tranh hết. Lão Hạc rơi vào cảnh bần cùng hoá hoàn toàn. Lão sống vật vờ với con ốc, con trai, củ khoai, củ ráy, sung luộc,… Những thứ ấy cũng chẳng dễ gì kiếm được với một lão già đã cạn kiệt sức lực.


    Cùng đường sống, lão Hạc tìm đến cái chết, lấy cái chết để tự giải thoát cho mình. Lão đã ăn bả chó để tự tử. Lão chết đau đớn thê thảm “đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, mồm tru tréo, bọt mép sùi ra,… vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết”. Cái chết thật dữ dội! Số phận một con người, một kiếp sống như lão thật đáng thương.


    Với ngòi but nhân đạo tha thiết, Nam Cao đã nói lên bao tỉnh thương nỗi xót đối với những con người đau khổ, bế tắc phải tìm đến cái chết như lão Hạc. Chí Phèo tự sát bằng lưỡi dao, Lang Rận thắt cổ chết, và lão Hạc cũng quyên sinh bằng cái bả chó! Lão Hạc từng hỏi ông giáo: “Nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Câu hỏi ấy thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của một con người.


    Lão Hạc sống nghèo khổ về vật chất nhưng rất giàu tình cảm. Tình yêu thương con nồng nàn sâu sắc của lão là câu chuyện cảm động về tình cha con. Nhìn con đau khổ vì không có tiền để cưới vợ, lão Hạc khổ tâm vô cùng. Lão thấy mình như có lỗi với con và lão day dứt mãi. Khi con phẫn chí đăng tên đi làm phu đồn điền cao su, trái tim người cha thực sự tan nát. Nỗi thương nhớ thường trực trong người cha đã biến thành sự khắc khoải ngóng trông: “Thằng cháu nhà tôi dễ đến hơn một năm nay chẳng có giấy má gì ông giáo ạ”. Ta đọc được trong câu nói ấy cái tình cảm ấm áp của người cha. Thương nhớ con, lão dồn tình cảm âu yếm vào “cậu Vàng” – kỉ vật của người con để lại. Cái tên cậu Vàng đã chứa đựng tất cả tình quý mến và thân thiết đối với một con vật – một kỉ vật. Không phải bất cứ người nào cũng có thể yêu thương con vật như vậy. Vậy lão không đôn hậu, yêu con đó sao? Những cơn mưa bão liên miên, hoa màu trong vườn đều bị phá sạch, việc làm chẳng còn, nếu cứ tiếp tục như vậy thì sẽ ăn vào số tiền chắt chiu dành dụm cho con. Đặt lên bàn cân mà tính, suất ăn của con chó cũng bằng lão, vậỵ thì tốn quá. Giữa số tiền dành dụm cho.con và con chó – người bạn tâm tình, lão sẽ chọn ai đây! Để đi đến quyết định, lão đã phải dằn vặt, đau khổ, lão suy nghĩ nhiều, nhiều lắm mới dũng cảm bán con chó. Cuộc lựa chọn khó khăn, tàn khốc diễn ra trong nước mắt. Nhưng nếu không bán con chó, lão sẽ chết và số tiền dành dụm cho con cũng chẳng còn. Lão bán chó đâu phải để ăn mà để lo cho tương lai của đứa con. Hình ảnh lão Hạc “miệng méo xệch”, “khóc hu hu” khi nghĩ rằng mình đã đánh lừâ một con chó là hiện thân của tấm lòng nhân ái cao cả.

    Bao nhiêu tình thương yêu con lão dồn cả vào việc quyết giữ bằng được mảnh vườn cho con. Khi đã hết đường sinh nhai, lão Hạc cồ thể bán vườn đi, nhưng lão không làm thế, lão thà chết chứ không chịu bán đi một sào. Thậm chí trước khi chết, lão còn tìm nơi nhờ cậy gửi gắm mảnh vườn ấy… Cuộc đời lão Hạc thật bi thương. Nhưng giữa cuộc đời khốn khó, lão Hạc vẫn ý thức được nhân phẩm của mình. Lòng tự trọng của một người không cho phép lão nhận sự giúp’đỡ của ông giáo mà lão biết cũng chẳng sung sướng hơn gì lão, càng không cho phép lão phiền luỵ đến bà con lối xóm. Ý thức được điều đó một cách sâu sắc, lão Hạc đã nhịn ăn để dành tiền làm ma cho mình. Ta nhận thấy ở lão Hạc một triết lí sống cao đẹp biết nhường nào…


    Dưới một xã hội đen tối, ngột ngạt, không ít người đã đánh mất nhân phẩm, hoặc tha hoá, biến chất. Ta cũng dễ dàng tìm thấy họ trong một loạt những, sáng tác của Nam Cao. Nhưng khác với họ, dù nghèo đến đâu, lão Hạc vẫn sống trong sạch và lương thiện. Chính nhân vật ôưg giáo đã nhận xét về lão: “Binh Tư lặ/ínột người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa gì lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.”. Hết kế sinh nhai lão có thể chọn con đường theo Binh Tư, nhưng lão Hạc không làm như thế. Lão thà chết chử nhất định không bán linh hồn cho quỷ dữ. Một cách sống và xử thế thật đáng trân trọng, phù hợp với đạo lí “thác trong hơn sống đục” của nhân dân ta.


    Cuộc đời lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất lực. Sống thì âm thầm, nghèo đói cô đơn ; chết thì quằn quại đau đớn. Tuy thế, lão Hạc lại có phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, vị tha, nhân hậu, trong sạch và tự trọng,… Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ, được Nam Cao miêu tả chân thực với bao nhiêu trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết.

    Bài văn suy nghĩ về số phận Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên số 6
    Bài văn suy nghĩ về số phận Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên số 6




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |