Top 7 Bài văn phân tích văn bản Lời má năm xưa (Ngữ văn 10) hay nhất

Thai Ha 113 0 Báo lỗi

Nhắc tới tác giả Trần Bảo Định ta không thể không kể tới đoạn trích Lời má năm xưa. Lời má năm xưa là một tác phẩm có cốt truyện đơn giản, là một văn bản đầy ý ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài tham khảo số 1

    Văn chương là một thứ tuyệt diệu mang lại cho con người nhiều cảm xúc. Nó hướng tới nhiều chủ đề khác nhau, phong phú và đặc sắc tùy theo từng phong cách viết của những tác giả. Đặc biệt, nó còn phản ánh nội tâm của người nghệ sĩ, thể hiện được cả những điều giấu kín và thậm chí người viết cũng không biết. Lời má năm xưa được tác giả Trần Bảo Định viết lên và là một tác phẩm tiêu biểu về nội tâm. Bài đọc là những cảm xúc vấn vương, làm lòng người đọc rung động.


    Lời má năm xưa là nhan đề, cũng là một hoàn cảnh của câu chuyện. Đó chính là những lời dạy bất chợt của người mẹ trong quá khứ, sau này người con luôn nhớ tới và học theo nó. Cốt truyện của tác phẩm rất đơn giản nhưng lại đủ phản ánh chủ đề. Nó chỉ là những khung cảnh bình thường, nhưng lại tạo nên sự day dứt cho tác giả qua hàng chục năm. Qua sự việc bắn bị thương một chú chim, nhân vật “tôi” trong tác phẩm lại cảm thấy tội lỗi trong hàng chục năm sau đó. Tưởng chừng như đây là một tình huống đơn giản, nhưng nếu phân tích kỹ ta mới thấy nó có ý nghĩa chừng nào.


    Ngay trong đoạn đầu, tác giả đã cho người đọc một thông tin: Ở quê tôi, trai gái đều thuộc lòng câu hò :

    Chim thằng chài có ngày mắc bẫy

    Em cho anh hay anh hãy tránh xa

    Mẹ cha không thể chịu hòa

    Em đâu dám cãi để mà theo anh


    Đây được xem như một đặc sắc của vùng miền, cũng là một câu mở đầu độc đáo. Câu hò trên của quê hương mang trong mình đầy tình yêu thương giữa đôi tình nhân, nhưng đôi bên cha mẹ lại chẳng đồng ý. Người con gái không cãi lời cha mẹ, vậy nên mới lảng tránh người con trai lại gần mình.


    Đoạn sau, tác giả lại miêu tả về những chú chim bói cá về một số đặc điểm và cách sống của chúng. Những chú chim con không được bảo vệ dưới đôi cánh mẹ mà phải tự lập, tự kiếm ăn để sống sót. Chúng cũng có lòng thương người, thương vật, một thứ tình cảm mà chúng ta chẳng hề nghĩ tới. Chúng bảo vệ lẫn nhau, chúng nhường cá tôm đầy đặn cho kẻ chài già yếu trong đàn.


    Trong truyện, nhân vật chính đại diện cho tác giả thường đi chơi với lũ bạn. Những lúc đó, bọn trẻ nghịch ngợm thường lấy ná thun bắn vào những con chim bói cá. Những chú chim ấy cũng thường được gọi là thằng chài. Những con chim tội nghiệp đó con bị thương, con thì chết, những đứa trẻ ngây ngô cứ lấy đó làm trò tiêu khiển. Chẳng ai trong số chúng nghĩ rằng, những chú chim đó sẽ đau khổ như thế nào, sinh mạng của chúng sẽ mất đi vì những trò đùa của bọn nhỏ. Có lẽ lúc đó, chúng chưa hiểu được, cũng không muốn hiểu vì đang độ tuổi ham chơi, nghịch ngợm. Vậy là, chúng vô tình làm tổn thương những loại động vật nhỏ bé, hiền lành.


    Câu nói của nhân vật người mẹ đã thức tỉnh nhân vật tôi là “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”. Chỉ một câu hỏi đơn giản, nhưng người mẹ đã làm cho con bỗng hiểu được hành động của mình là sai trái. Mẹ bắt ông đi ra sông, vớt thằng chài vừa bị bắn lên bờ, chăm sóc nó, nhưng chú chim nhỏ lại như giận dỗi mà không thèm ăn những miếng mồi nhân vật tôi đút. Đây cũng là một hành động thể hiện cho sự “quay đầu” của một đứa nhóc nghịch ngợm. Hình ảnh người mẹ trong chi tiết này thật nổi bật. Mẹ là người đỡ đầu, dạy con những điều đúng sai, nên và không ở đời. Chính nhờ sự dạy dỗ của người mẹ, một sinh mệnh nhỏ được cứu, và sau này cũng có thể là nhiều sinh mệnh khác.


    Trở về thực tại, sau rất nhiều năm, khi nhắc về câu chuyện đó vẫn khiến cho tác giả, lúc này đã trưởng thành hối hận và day dứt rất nhiều năm. Đặc biệt, câu nói của má “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” xuất hiện lặp đi lặp lại và xuyên suốt cả câu chuyện như một lời dạy, lời nhắc nhở thấm đẫm tình người làm ta không thể nào quên. Lời nói đó làm nổi bật lên chủ đề và nhan đề của tác phẩm, cũng khiến người đọc cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng.


    Tác giả sử dụng phép điệp lặp lại câu hỏi tu từ nhiều lần làm nổi bật lên nội dung truyện. Bên cạnh đó, ông cũng sử dụng một loạt các biện pháp tu từ khác như liệt kê, nhân hoá đã khiến cho những hình ảnh trong truyện trở nên chân thực. Bằng việc xây dựng cốt truyện cảm động và dòng thời gian hợp lý, những cảm xúc của nhân vật được thể hiện rất rõ.


    Thứ mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc qua bài viết này cũng là bài học mà người mẹ đã dạy con mình: phải biết yêu thương các loài vật, coi chúng như con người. Tác phẩm Lời má năm xưa để lại nhiều loại cảm xúc trong lòng người đọc, qua đó cũng làm bật lên nội dung và chủ đề của truyện.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Top 2

    Bài tham khảo số 2

    Nếu phải chọn ra ý nghĩa cao cả nhất của văn chương, thì đó là việc văn chương đã cống hiến cho cuộc đời này những câu chuyện đẹp đẽ về con người và cuộc sống. Những rung cảm mạnh mẽ và những thông điệp đầy ý nghĩa qua lăng kính của cảm xúc trong tâm hồn người nghệ sĩ. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn Trần Bảo Định qua đoạn trích Lời má năm xưa. Đến nay vẫn còn vấn vương trong lòng biết bao độc giả bởi những câu từ đầy ý nghĩa.


    Văn bản Lời má năm xưa có cốt truyện đơn giản, xoay quanh những vấn đề thường thấy và trải qua đối với mỗi con người chúng ta và cả tác giả. Đây là một văn bản đầy ý nghĩa qua những lời dạy bảo của người má và cả nỗi ân hận day dứt của tác giả từ ngày ấy cho đến bây giờ.Tác phẩm đã bày tỏ nỗi ân hận của nhân vật xưng “tôi” khi kể lại câu chuyện 70 năm trước đã bắn bị thương một con chim thằng chài. Khi đi sâu vào phân tích văn bản, ta có thể thấy văn bản ý nghĩa đến nhường nào.


    Mở đầu đoạn trích tác giả đã giới thiệu cho chúng ta những câu hò xuất xứ từ làng quê thân thương của mình: Ở quê tôi, trai gái đều thuộc lòng câu hò:

    Chim thằng chài có ngày mắc bẫy

    Em cho anh hay anh hãy tránh xa

    Mẹ cha không thể chịu hòa

    Em đâu dám cãi để mà theo anh


    Có thể thấy đây là câu hò mang đậm tính chất về tình yêu đôi lứa, Chim thằng chài hay còn gọi là chim bói cá, một loài chim sống đơn giản; thường lao đầu xuống mặt nước hoặc bay trên mặt nước để bắt những con mồi.trong câu hò trên mà tác giả trích dẫn “chim thằng chài có ngày mắc bẫy” với tập tính săn bắt đó của mình thì loài chim ấy rất dễ bị mắc bẫy do con người hoặc do những kẻ thù tạo ra. Nhưng Đã có lời nhắc nhở của “Em” em cho anh hay anh hãy tránh xa những mối nguy hiểm đó để khỏi mắc bẫy của kẻ thù. Vì mẹ vì cha nên em chẳng thể nào dám bỏ theo anh. Đó là những câu ca dao mang đậm tính chất tình yêu đôi lứa nhưng cũng không quên xen kẽ về tình cảm gia đình.


    Với những câu văn của tác chúng ta có thể hiểu thêm phần nào về loài chim bói cá. Một loài chim khiến cho chúng ta có thể thấy cảm động với cuộc sống của chúng. Chúng chẳng có mẹ ấp trứng, chẳng có mẹ để nuôi dưỡng và săn sóc, chúng tự thích nghi với môi trường và tự rèn luyện kĩ năng sống. Khi lớn lên chúng kết giao với đồng loại và tự bảo vệ cho nhau. Chúng nhường mồi cho bạn tình hoặc đồng loại thiếu cái ăn. Và nhường mặt nước đầy tôm cá cho những thằng chài già yếu bệnh tật. Khi chúng ta đọc đến đây, có lẽ sự mạnh mẽ, sự tự lập của chúng khiến cho ta trầm trồ thán phục, bởi chỉ là một loài chim nhưng chúng chẳng cần vòng tay của mẹ chẳng cần ai dạy dỗ mà tự mình lớn lên và hoàn thiện. Không những thế chúng còn là một loài chim tình cảm và cũng có cảm xúc yêu đương như con người chúng ta.


    Quay ngược thời gian, trở về thời thơ ấu của tác giả, tác giả đã ngậm ngùi chia sẻ lại câu chuyện cũ với biết bao xúc cảm. Khi còn là một đứa trẻ, ông cùng với tụi bạn đi rình mò dùng cái ná thun với những viên đạn được vo tròn bằng đất sắt để bắn vào những con chim bói cá, có con may mắn thì bị thương còn không thì chết. Một loài chim sống tình cảm đáng trân quý, một loài chim như vậy ấy vậy mà lại bị những con người vô thức làm hại, khi nghĩ lại những chuyện ấy tác giả cảm thấy thật trớ trêu thay, cảm giác hối hận, ray rứt lại bắt đầu dằn xé trong tâm trí ông. Chim rình cá, người rình chim, cớ sự từ cái rình theo cuộc.


    Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng mẹ, và chính mẹ là người đã dạy dỗ chúng ta mỗi khi mắc sai lầm. Và tác giả cũng thế ; bởi chỉ sau khi nghe câu hỏi của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” đã thức tỉnh nhân vật tôi. Người thực sự cứu chim thằng chài chính là người má :”Tôi bị má đánh đòn khi bắn thằng chài rơi bên sông….Má bảo tôi ra bến vớt nó lên’‘. Sau đó là một loạt hành động của nhân vật tôi chăm sóc và cứu sống chim thằng chài. Khi người mẹ của ông nhìn thấy chính tay ông bắn thằng chài rớt bên sông, ông bị má đánh đòn. Với câu nói nhẹ nhàng sâu lắng của người má : “ sao con cướp đi sự sống của nó, rồi ai cướp đi sự sống của con” chính câu nói ấy đã khiến tác giả cảm thấy ân hận và ray rứt thâm tâm đến tận bây giờ.Với những lời của người mẹ, nhân vật tôi đã làm theo những lời chỉ bảo ấy, ông đem về nhà, trị thương băng bó cho nó. Nhưng trớ trêu thay khi ông đút cá cho nó, nó lại không ăn ; cá chính là món mồi mà nó vẫn mạo hiểm đi săn bắt mỗi ngày ấy vậy mà giờ đây nó lại làm ngơ trước miếng mồi ấy, đút thứ khác nó cũng không thèm ăn, phải chăng đây chính là sự tức giận trong nó, nó đang trầm trách rằng tại sao lại cướp đi sự sống của nó chăng. Chính vì điều đó đã làm cho nhân vật tôi hối hận và bối rối hơn bao giờ hết, giá như lúc đó mình không bắn nó thì có lẽ giờ nó đã được tự do bay lượn cùng với đồng loại chứ không phải là bị thương tật và nằm ngay đây.đến tận mấy ngày sau vết thương đã lành nhưng thể xác của nó cũng không như trước, nó ốm nhôm và không thể bay được có lẽ vì đuối sức.


    Có thể thấy chẳng có gì thiêng liêng bằng tình mẫu tử và hình ảnh người má của nhân vật tôi – người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình.


    Trở về với câu chuyện cũ của tác giả, khi ông đem thằng chài để dưới gốc mận gần cầu nước, nó được những thằng chài khác, nó được những thằng chài khác bu quanh đút mồi, nó ăn một cách ngon lành, ngon đến nỗi khiến tác giả cũng phải thèm theo.Qua hình ảnh của tác giả, một lần nữa đã gợi lên cho chúng ta thấy lối sống tình cảm keo sơn đùm bọc của những con chim bói cá mãnh liệt đến nhường nào. Chỉ là một loài chim nhưng lại sống tình cảm như tác giả đã từng nghĩ đây là một loài “thú điện nhơn tâm” tuy hình hài là một con chim, gương mặt là một con chim nhưng lòng dạ tấm long trái tim là của một con người, thật sâu sắc và ý nghĩa đến nhường nào.


    Quay lại với thực tại, quên đi câu chuyện cũ kia, nhưng đã gần bảy mươi năm kể từ khi xảy ra câu chuyện ấy, vậy mà giờ đây khi nhắc lại câu chuyện cũ ông không sao không thể dứt ra được sự hối hận và bối rối mỗi khi nhớ lại chuyện cũ, và đặc biệt không thể nào quên được câu hỏi của má “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”.Câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” được lặp lại hai lần trong văn bản. Việc lặp lại câu hỏi ấy vừa góp phần làm nổi bật tính chất của câu chuyện bởi đây là chuyện được kể lại, vừa nhằm nhấn mạnh tâm trạng hối hận, nỗi nhớ không quên được về lời má dặn của nhân vật tôi. Đây vừa như lời trách móc vừa như một lời dạy bảo: tại sao con lại làm thế với con chim ? Nó không có tội gì, không làm gì đến con. Con phải hiểu rõ. Người má như muốn dạy nhân vật chính sự thấu hiểu, lòng thương cảm đối với loài vật như con chim thằng chài

    Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi: Tôi hối hận và bối rối, tôi tần ngần nhìn bầu trời xanh, tôi không thể nào quên câu nói của má, tận đáy lòng, tôi không thể dứt ra được sự hối hận và bối rối. Với thủ pháp liệt kê một số từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi”: “tôi hối hận và bối rối”; “tần ngần”; “hối hận và bối rối”.Có thể thấy tác phẩm là những chuỗi cảm xúc đầy ý nghĩa với bài học đầy nhân văn của tác giả muốn truyền tải đến cho mỗi chúng ta, hãy yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, động vật, đừng làm gì tổn hại đến chúng bởi sẽ có ngày nào đó chúng ta cảm thấy ray rứt và hối hận mỗi khi nhớ đến dù những chuyện đã qua đi rất lâu. Đây cũng là bài học mà người mẹ muốn dạy cho nhân vật chính và nhân vật chính ấy lại muốn truyền tải đến cho bao bạn đọc.


    Giữa con người và thiên nhiên, loài vật có mối quan hệ có thể tác động lên nhau. Ở đây chính là cái cảm xúc. Cảm xúc của con người sẽ quyết định cái nhìn, hành động của họ đối với thiên nhiên, loài vật. Con vật cũng vậy, cảm xúc của chúng sẽ được quyết định từ hành động của con người. Ví dụ như là việc con chim thằng chài "vươn vai, hót mấy tiếng như muốn cảm ơn tôi”


    Con người, thiên nhiên và cảnh vật là những yếu tố có mối quan hệ gần gũi với nhau bởi tất cả đều luôn hiện hữu xung quanh nhau. Bởi vậy, không có lí do gì để con người phá vỡ mối quan hệ đó. Hãy đón nhận và xem đó giống như một đại gia đình, và những người trong gia đình luôn biết yêu thương và không hãm hại nhau, con người và thiên nhiên đều có quyền được sống, quyền bảo vệ sự sinh tồn của chính mình. Con người không thể tự cho mình quyền tước đoạt sự sống của thiên nhiên, loài vật.


    Bằng ngòi bút của mình, ông đã kể lại câu chuyện cũ với những xúc cảm của mình Văn bản đã bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này.Văn bản cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường.


    Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học thế nên, Andersen đã từng nói: “không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống mình viết ra”.Quả đúng như vậy, nhà văn Trần Bảo Định với những trải nghiệm của riêng mình đã phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm ra cái đẹp kín đáo bị che lấp để cho người đọc có thể ngắm nhìn và thưởng thức thông qua tác phẩm của mình. Và đoạn trích lời má dặn chính là câu chuyện đẹp đẽ về thiên nhiên cũng như lời thủ thỉ của người mẹ. Tác phẩm lời má dặn để lại những ấn tượng trong lòng bạn đọc, rồi vượt lên mọi giới hạn của thời gian không gian để mãi trường tồn và đọng sâu trong lòng người đọc

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Top 3

    Bài tham khảo số 3

    Nếu phải chọn bản nhạc hay nhất, tôi sẽ không do dự mà chọn văn chương, bởi đối với tôi văn chương đã cống hiến cho cuộc đời này rất nhiều mẩu chuyện ý nghĩa và đẹp đẽ về con người về cuộc sống. Và khi nhắc tới nhà văn Trần Bảo Định ta không thể không kể tới đoạn trích Lời má năm xưa. Cho đến nay, với những câu từ tràn đầy ý nghĩa, tác phẩm ấy để lại sự lắng đọng, nỗi vấn vương trong lòng biết bao độc giả.


    Lời má năm xưa là một tác phẩm có cốt truyện đơn giản. Là một văn bản đầy ý nghĩa đó là những lời dạy bảo của người mẹ, đồng thời là nỗi ân hận day dứt không nguôi của tác giả từ ngày ấy cho tới tận bây giờ.

    Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã giới thiệu những câu hò thân thương nơi quê hương yêu quý của mình.


    Ở quê tôi, trai gái đều thuộc lòng câu hò:

    “Chim thằng chài có ngày mắc bẫy

    Em cho anh hay anh hãy tránh xa

    Mẹ cha không thể chịu hòa

    Em đâu dám cãi để mà theo anh”


    Có thể thấy đây là những câu hò dân ca, thể hiện tình yêu của đôi lứa. “Chim thằng chài” hay có tên gọi khác là chim bói cá, chúng thường hay lao đầu xuống hoặc bay phía trên trên mặt nước nhằm bắt những con mồi. Nhưng với tập tính săn bắt ấy, thì loài chim này thường rất dễ bị mắc bẫy, đã được tác giả thể hiện rõ qua câu hò trên “Chim thằng chài có ngày mắc bẫy”. Nhưng “em” đã có lời nhắc nhở rằng anh hãy tránh xa, chớ xa vào bẫy của kẻ thù. Người con gái vì mẹ cha không cho phép nên chẳng dám theo chàng bỏ đi. Những câu ca dao ấy vang vừa thấm đậm thứ tình tình yêu đôi lứa vừa xen kẽ thêm tình cảm gia đình.


    Qua những câu văn, tác giả đã phần nào giúp chúng ta hiểu thêm về đặc điểm và cách sinh tồn của loài chim bói cá. Từ nhỏ chúng đã phải sống tự lập, tự thích nghi với môi trường, chẳng có mẹ chăm sóc, nên khi lớn lên chúng kết giao với đồng loại của mình và cùng sinh sống, bảo vệ cho nhau. Tuy là loài vật, những chúng cũng có lòng thương người, thương đồng loại, sẵn sàng nhường mồi cho bạn tình hoặc những chú chim thiếu cái ăn và hơn hết chùng còn nhường mặt nước đầy tôm cá cho kẻ chài ốm yếu bệnh tật. Khi chúng ta đọc đến đây độc giả không khỏi xúc động và phải thán phục trước sự mạnh mẽ, tự lập cũng như tấm lòng nhân hậu của loài chim này.


    Theo thời gian quay ngược về thời thơ ấu, tác giả đã ngậm ngùi mà chia sẻ lại câu chuyện cũ với biết bao niềm bâng khuâng, xúc cảm. Khi còn nhỏ, ông thường cùng với tụi bạn thường lấy những viên đạn được tạo nên bằng đất sắt rồi bắn vào những chú chim bói cá, con nào may mắn thì chỉ bị thương còn không bay kịp thì chết. Khi nghĩ về về quá khứ, tác giả không khỏi hối hận, và ray rứt khi bản thân từng hại một loài chim sống tình cảm như thế.


    Và khi thấy con mình mắc sai lầm như vậy, má đã hỏi một câu khiên tác giả được thức tỉnh: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” Chỉ một câu hỏi đơn giản ấy, người con đã nhận ra hành động sai trái của mình. Sau đó má đã bắt tác giả ra sông, vớt thằng chài mình vừa bắn, mang lên bờ và chăm sóc nó. Ông mang chú chim nhỏ về nhà, rồi trị thương cho nó. Cá chính là món ăn mà nó thích nhất, thứ mà nó mạo hiểm đi săn bắt mỗi ngày, nhưng giờ đây khi ông đút cho nó lại chẳng ăn. Phải chăng giờ phút này nó như đang thể hiện sự giận dỗi đối với nhân vật tôi. Điều đó đã làm cho nhân vật tôi bối rối và hối hận về hành động của bản thân, giá như khi ấy mình chẳng bắn nó, thì giờ đây chú chim nhỏ thày đã được thoải mái, tự do bay lượn ngoài kia. Qua đó độc giả có thể nhận thấy sự “quay đầu” của nhân vật tôi- một đứa trẻ nghịch ngợm, nhờ lời dạy dỗ của mẹ, một sinh mệnh nhỏ đã được cứu chữa kịp thời.

    Tuy vết thương đã lành, nhưng thằng chài rất yếu, người ốm nhom, nó không còn đủ sức để bay lượn nữa. Thấy vậy tác giả đã đem thằng chài ra gốc mận gần cầu nước, ở đây, nó gặp được đồng loài, gặp được những người bạn cũ của mình, nó được những thằng chài khác bu xung quanh và đút mồi cho, có lẽ vì quá vui sướng mà hạnh phúc nên nó ăn rất ngon lành khiến cho tác giả đứng nhìn cũng phải thèm theo.Qua chi tiết này, một lần nữa lại đã gợi cho chúng ta thấy một lối sống tình cảm, đoàn kết gắn bó, keo sơn đùm bọc của những chú chim bói cá da diết, mãnh liệt đến nhường nào. Tuy chỉ là chim nhưng chúng lại sống rất tình cảm.


    Quay trở về với thực tại, câu chuyện cũ kia đã xảy ra từ bảy mươi năm trước, nhưng giờ đây khi nhắc lại trong lòng vẫn cảm thấy hối hận, bối rối biết bao. Và đặc câu hỏi của má mới là thứ làm ông nhớ nhất “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”.Câu hỏi hỏi này được lặp lại hai lần trong văn bản, vừa góp phần làm nổi bật nhan đề và chủ đề của tác phẩm đồng thới cũng nhấn mạnh sự hối hận da diết, mà nỗi nhớ khôn nguôi về lời má dạy bảo. Người má muốn dạy cho con mình biết cách thấu hiểu, yêu thương và trân trọng các loài vật.


    Bằng những từ ngữ, câu văn bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc kết hợp cùng thủ pháp liệt kê, tác phẩm mang bao ý nghĩa là bài học đầy nhân văn mà nhà văn muốn truyền tải tới các bạn đọc: hãy biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài động vật. Bới chúng cũng có cảm xúc, cũng biết đau, biết buồn, đừng làm gì tổn hại đến chúng vì có thể sau này khi nhìn lại chúng ta sẽ chìm trong những cảm xúc ray rứt và hối hận.


    Tác phẩm Lời má dặn đã để lại trong lòng bạn độc ấn tượng rất sâu nặng, văn bản này đã thành công vượt lên giới hạn của thời gian và không gian để trường tồn và đọng sâu mãi trong lòng độc giả

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Top 4

    Bài tham khảo số 4

    Văn chương là một điều kỳ diệu, mang đến cho con người những trải nghiệm tinh thần đa dạng. Nó khám phá và thể hiện nhiều chủ đề đa dạng, phong cách viết sáng tạo và độc đáo của từng tác giả. Điều đặc biệt về văn chương là khả năng phản ánh sâu bên trong tâm hồn của người nghệ sĩ, thể hiện cả những điều ẩn giấu và thậm chí cả những điều mà tác giả cũng không hề nhận biết. “Lời má năm xưa” của tác giả Trần Bảo Định là một tác phẩm mẫu về sự sâu thẳm của nội tâm. Đây là một câu chuyện chứa đựng những cảm xúc nồng nàn, làm rung động trái tim của người đọc.


    “Lời má năm xưa” không chỉ là tiêu đề của câu chuyện, mà còn là một phần quan trọng của nó. Đó là những lời dạy bất ngờ từ người mẹ trong quá khứ, mà sau này người con luôn nhớ và học từ đó. Câu chuyện có cốt truyện đơn giản, nhưng nó thể hiện chủ đề sâu sắc. Câu chuyện tập trung vào những khung cảnh hàng ngày, nhưng lại truyền tải sự đau đớn sâu sắc của tác giả trong suốt nhiều thập kỷ. Thông qua việc bắn thương một chú chim, nhân vật “tôi” trong câu chuyện cảm thấy tội lỗi suốt hàng chục năm sau đó. Dường như đó là một tình huống đơn giản, nhưng khi ta xem xét kỹ, ta mới nhận thấy nó có ý nghĩa sâu sắc.


    Ngay trong đoạn mở đầu, tác giả giới thiệu cho người đọc một khía cạnh độc đáo về vùng quê hương: “Ở quê tôi, trai gái đều thuộc lòng câu hò:


    “Chim thằng chài! có ngày mắc bẫy

    Em cho anh hay anh hãy tránh xa

    Mẹ cha không thể chịu hoà

    Em đâu dám cãi để mà theo anh!”


    Điều này là một khởi đầu độc đáo và đặc biệt cho câu chuyện. Câu hò quê hương này thể hiện tình yêu giữa đôi tình nhân, trong khi cha mẹ lại không đồng ý. Cô gái không cãi lại lời cha mẹ, và do đó, cô xa lánh chàng trai.


    Tiếp theo, tác giả mô tả về đặc điểm và cách sống của chú chim bói cá. Những con chim con này phải tự mình tự lập, tự tìm kiếm thức ăn để tồn tại, vì chúng không có mẹ để bảo vệ. Họ cũng có tình cảm, tình thương cho người khác, một khía cạnh mà chúng ta thường không nghĩ đến. Chúng bảo vệ lẫn nhau, chia sẻ thức ăn với những người chài yếu đuối trong đàn.


    Trong câu chuyện, nhân vật chính, người đại diện cho tác giả, thường đi chơi với bạn bè. Những lúc đó, những đứa trẻ thường nghịch ngợm, thường bắn những viên đạn đất sắt vào chú chim bói cá.


    Không ai trong số chúng tôi nghĩ rằng những chú chim đó sẽ trải qua cảm xúc đau đớn đến như vậy, hoặc rằng sinh mạng của chúng sẽ bị đe dọa bởi những trò đùa của chúng tôi, đám trẻ nhỏ. Có lẽ vào thời điểm đó, chúng tôi chưa hiểu, hoặc đơn giản là không muốn hiểu, bởi chúng tôi đang ở độ tuổi ham chơi, nghịch ngợm. Nhưng thực tế, chúng tôi đã vô tình gây tổn thương cho những sinh vật nhỏ bé, hiền lành đó.

    Câu hỏi của người mẹ đã đánh thức ý thức của nhân vật chính, tôi: “Tại sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” Một câu hỏi đơn giản, nhưng nó đã làm cho tôi nhận ra rằng hành động của mình là sai trái. Mẹ tôi đưa tôi ra sông, cứu chú chim bói cá vừa bị tôi bắn, đưa nó lên bờ và chăm sóc nó. Tuy nhiên, chú chim nhỏ dường như tỏ ra tức giận và từ chối ăn những miếng thức ăn mà tôi đưa cho nó.


    Điều này thể hiện một sự “quay đầu” của một đứa trẻ trước một hành động nghịch ngợm của mình. Hình ảnh của người mẹ trong tình huống này thực sự đáng chú ý. Mẹ là người hướng dẫn, dạy cho con cái về cái đúng và cái sai, cách sống và hành động đúng trong cuộc sống. Chính nhờ lời dạy của mẹ, một sinh mạng nhỏ đã được cứu, và có thể còn nhiều sinh mạng khác sẽ được cứu vớt.


    Trong hiện tại, sau nhiều năm, khi tôi nhớ lại câu chuyện đó, tôi vẫn cảm thấy hối hận và đầy tâm trạng. Đặc biệt, câu hỏi của mẹ “Tại sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” lặp đi lặp lại suốt câu chuyện như một lời dạy, một lời nhắc nhở sâu sắc, làm cho tôi không thể quên. Câu nói đó nổi bật lên, tôn vinh chủ đề và tiêu đề của tác phẩm, cũng như làm cho người đọc cảm động về tình yêu mẫu tử thiêng liêng.


    Tác giả sử dụng phép lặp lại câu hỏi để làm nổi bật nội dung của truyện. Ngoài ra, ông cũng sử dụng một loạt biện pháp tu từ khác như liệt kê và nhân hoá để tạo ra những hình ảnh sống động. Thông qua việc xây dựng cốt truyện đầy cảm xúc và sử dụng thời gian một cách hợp lý, tác giả thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật.


    Thông điệp mà tác giả muốn truyền tải thông qua câu chuyện này là bài học mà mẹ tôi đã truyền cho tôi: hãy yêu thương và quý trọng các loài vật, coi họ như người thân. Tác phẩm “Lời má năm xưa” để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, thông qua đó, tôn vinh chủ đề và thông điệp của câu chuyện.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Top 5

    Bài tham khảo số 5

    Lời má năm xưa là một tác phẩm văn học tản văn sâu sắc, do tác giả Trần Bảo Định sáng tác. Tác phẩm này không chỉ đơn thuần là một câu chuyện ký ức tuổi thơ mà còn là một bài học sâu sắc về tình thương và lòng nhân ái. Hãy cùng phân tích Lời má năm xưa.


    Bài văn bắt đầu bằng việc tác giả giới thiệu về một quyền năng đặc biệt của quê hương, là khả năng đặt câu hò và những câu vè đầy tình cảm vào tâm hồn mỗi người dân. Điều này tạo nên một bản sắc vùng miền độc đáo, mà trong tác phẩm này, nó đóng vai trò như một hình mẫu cho tình yêu đôi lứa.


    Câu chuyện bắt đầu khi nhân vật chính, tác giả, đang cùng các bạn nhỏ khám phá thế giới và tham gia vào những trò chơi đơn giản. Những hình ảnh về tuổi thơ đầy mộng mơ, vui vẻ và tinh nghịch xuất hiện ví dụ như việc bắn ná thun vào những con chim bói cá. Những con chim này, được mô tả với tình cảm và tình thương dành cho nhau, nhưng lại trở thành nạn nhân của sự vô tâm của trẻ thơ.


    Tuy nhiên, điểm đặc biệt của tác phẩm là khả năng biến đổi của tác giả qua thời gian. Sau hàng chục năm, khi tác giả nhớ lại câu chuyện đó, ông đã trưởng thành và nhận thức được những hậu quả của hành động vô tâm của mình. Lời má năm xưa, câu hỏi đơn giản nhưng sâu sắc từ người mẹ, khiến tác giả phải tự hỏi về trách nhiệm của mình và ý nghĩa thực sự của việc yêu thương và bảo vệ mọi loài sống.


    Từ câu chuyện này, chúng ta rút ra được bài học quý báu về lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên và các loài động vật. Tác giả đã thể hiện một cách tinh tế sự phát triển của con người qua thời gian, từ sự vô tâm đến sự nhạy bén và nhận thức. Đây là một bài học không chỉ dành cho tác giả mà còn dành cho tất cả chúng ta, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc yêu thương và bảo vệ môi trường.


    Lời má năm xưa là một tác phẩm văn học sâu sắc và cảm động, thể hiện một cách tinh tế sự phát triển của con người và bài học quý báu về tình thương và trách nhiệm đối với thiên nhiên và các loài động vật. Tác giả Trần Bảo Định đã tạo nên một tác phẩm đầy ý nghĩa và giá trị nhân văn, để lại những cảm xúc và suy tư sâu sắc trong lòng người đọc.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Top 6

    Bài tham khảo số 6

    “Lời má năm xưa” là một tác phẩm có một cốt truyện đơn giản, nhưng đong đầy ý nghĩa. Nó không chỉ là một bài viết, mà còn chứa trong đó những lời dạy bảo của người mẹ và đồng thời là nỗi ân hận không nguôi của tác giả từ ngày xưa đến nay.


    Một phần quan trọng của câu chuyện là ký ức của tác giả về lời dạy của người mẹ. Câu chuyện bắt đầu khi tác giả thấy chú chim bói cá bị thương sau khi bị bắn, và cảm thấy hối hận và bối rối. Lời của người mẹ khi tác giả đang giữ chú chim trong tay “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” đã thức tỉnh ý thức của tác giả. Mẹ của tác giả là người có tầm nhìn và khả năng giáo dục con cái, và lời dạy này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn của tác giả.


    Sau lời nhắc nhở của người mẹ, tác giả quyết tâm đem chú chim bói cá về cuộc sống. Việc chăm sóc chú chim khi nó không muốn ăn thức ăn mà tác giả đưa cho nó thể hiện sự tình cảm của tác giả và sự phản ánh của chú chim. Chúng ta thấy sự thay đổi trong tâm trạng của đứa trẻ từ một đứa trẻ nghịch ngợm thành một đứa trẻ tinh khôi và vui vẻ, thể hiện sự “quay đầu” trong suy nghĩ của đứa trẻ.

    Tác giả thể hiện việc nhớ lại lời dạy của người mẹ và coi đó là bài học quý báu của mình. Sự hối hận và bối rối của tác giả về việc bắt chim trong tuổi thơ của mình được thể hiện rõ qua từng dòng văn của câu chuyện.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Top 7

    Bài tham khảo số 7

    Văn bản trích Tương hợp Phật tính dân gian và môi trường sinh thái, in trong Thương những ngày…, Trần Bảo Định, tập truyện, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, trang 170 - 172. Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này.


    Văn bản Lời má năm xưa có cốt truyện đơn giản, xoay quanh những vấn đề thường thấy và trải qua đối với mỗi con người chúng ta và cả tác giả. Đây là một văn bản đầy ý nghĩa qua những lời dạy bảo của người má và cả nỗi ân hận day dứt của tác giả từ ngày ấy cho đến bây giờ.Tác phẩm đã bày tỏ nỗi ân hận của nhân vật xưng “tôi” khi kể lại câu chuyện 70 năm trước đã bắn bị thương một con chim thằng chài. Khi đi sâu vào phân tích văn bản, ta có thể thấy văn bản ý nghĩa đến nhường nào.


    Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá); khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Có thể thấy, Lời má năm xưa đã khẳng định mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường. Văn bản sử dụng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm; ngôn từ thuần Việt dễ hiểu, mộc mạc, giản dị, phong phú; giọng văn phù hợp để diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi”.


    Con người, thiên nhiên và cảnh vật là những yếu tố có mối quan hệ gần gũi với nhau bởi tất cả đều luôn hiện hữu xung quanh nhau. Bởi vậy, không có lí do gì để con người phá vỡ mối quan hệ đó. Hãy đón nhận và xem đó giống như một đại gia đình, và những người trong gia đình luôn biết yêu thương và không hãm hại nhau.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |