Top 4 Bài văn phân tích truyện ngụ ngôn Con cáo và chùm nho (Ngữ văn 10) hay nhất
Con cáo và chùm nho là câu chuyện ngụ ngôn nước ngoài của nhà văn nổi tiếng Hy Lạp Aesop. Từ nhan đề Con cáo và chùm nho đã giúp người đọc mường tượng về nội ... xem thêm...dung câu chuyện xoay quanh cáo và chùm nho và rút ra những bài học đắt giá cho mỗi con người nhằm nhìn nhận và đánh giá về bản thân.
-
Nhắc đến những câu chuyện ngụ ngôn nước ngoài, ta không thể bỏ qua truyện Con cáo và chùm nho của nhà văn nổi tiếng Hy Lạp Aesop (Aisōpos, khoảng năm 620-564 trước CN). Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện ngụ ngôn nước ngoài hay và đặc sắc về chủ đề cùng những hình thức nghệ thuật xuất sắc.
Truyện kể về con cáo vào một hôm xuống triền núi và thấy phía trước là một vườn nho căng tròn mọng nước khiến anh ta thèm thuồng tới mức nước bọt cứ trào ra. Vì thế, cáo đã tìm mọi cách để có thể chén được no nê những chùm nho đó. Nhưng thật không may mắn, từ cây cao đến cây thấp, cáo vẫn không thể nhảy đến chùm nho. Thậm chí, chùm thấp nhất khiến Cáo tự đắc rằng không gì có thể làm khó được nó cũng thất bại. Sau một hồi cố gắng, Cáo đành thở dài và cho rằng những chùm nho vỏ xanh kia chắc là chưa chín, vừa chua vừa chát, không ăn được. Cốt truyện tuy rất đơn giản, ngắn gọn nhưng chất chứa trong đó những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc và thấm thía.
Đọc Con cáo và chùm nho của nhà văn Hy Lạp Aesop, ta có thể dễ dàng nhìn ra rằng giá trị của truyện trước hết thể hiện qua chủ đề và bài học cuộc sống mà nó gửi gắm. Hình ảnh con cáo đã được tác giả hình tượng hóa để đề cập đến vấn đề về sự biện hộ và tự cao của cá nhân. Điều mà câu chuyện muốn cảnh tỉnh là đừng quá đề cao bản thân, mình phải tự biết khả năng của mình đang nằm ở vị trí hay con số nào; khi sai lầm hoặc thất bại, hãy tự biết nhận lỗi, rút ra bài học cho bản thân và đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh. Bản chất là một truyện ngụ ngôn, Con cáo và chùm nho đã mượn câu chuyện về con vật để ám chỉ về lối sống của con người. Chủ đề của truyện mang tính chất khái quát bởi không chỉ đúng trong đất nước hay con người Hy Lạp – nơi nó được sinh ra, mà đó là lời nhắn nhủ, cảnh tỉnh dành cho tất cả mọi người. Chúng ta đừng như con cáo kia, đừng cho mình là nhất bởi ngoài kia còn rất nhiều người giỏi hơn và khi thất bại cũng đừng đổ lỗi cho bất kì ai, bất kì điều gì; hãy phát huy điểm mạnh bạn đang có, khắc phục điểm yếu, từ thất bại rút ra những bài học kinh nghiệm để vươn tới thành công.
Góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện, ngoài giá trị của chủ đề và bài học sâu sắc trong Con cáo và chùm nho thì không thể quên sự đóng góp của các hình thức nghệ thuật. Chính những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp cho chủ đề và bài học trong truyện trở nên sâu sắc, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả hơn.
Yếu tố nghệ thuật đầu tiên cần kể đến đó là nghệ thuật tạo tình huống. Thông thường, khi muốn thể hiện lối ứng xử, tính cách của nhân vật, tác giả truyện ngụ ngôn sẽ đặt nhân vật của mình vào những tình huống nhất định. Con cáo và chùm nho cũng không ngoại lệ, Aesop đã xây dựng tình huống về cuộc gặp gỡ giữa con cáo với những chùm nho căng mọng nước trong vườn và cách xử lí của nó để có được một bữa ăn no nê. Tình huống tuy khá đơn giản nhưng qua đó người đọc thấy được cách ứng xử của con cáo khi gặp khó khăn và chủ đề mà người kể chuyện muốn nói đến ở đầu truyện càng được làm sáng rõ.
Xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng là một thủ pháp nghệ thuật khá quan trọng trong thể loại truyện ngụ ngôn. Cáo là biểu trưng cho những người luôn cho mình là nhất, mình luôn đúng trong mọi chuyện, nếu sai thì cũng chỉ do hoàn cảnh tác động, không dám chấp nhận sự thật về sự thất bại của bản thân. Chùm nho tượng trưng cho những yếu tố ngoại cảnh. Trong truyện, con cáo không với tới chùm nho nên đã tự nhủ nho còn xanh, chua và chát để biện hộ cho việc không hái được nho của mình, tức là do tác động của ngoại cảnh chứ không phải mình vô dụng.
Nét đặc sắc cuối cùng em muốn nói đến trong bài viết là cách khắc họa tính cách nhân vật thông qua lời thoại. Trong Con cáo và chùm nho, tác giả đã để nhân vật tự độc thoại với chính mình và tính cách sẽ được bộc lộ qua từng câu chữ, lời nói đó. Khi thấy những chùm nho khác thấp hơn, Cáo đã tự đắc không có gì làm khó được mình nhưng kết quả vẫn là sự thất bại. Sau nhiều lần cố gắng, Cáo đã buông xuôi và nói: “Làm sao mình lại cứ phải ăn mấy chùm nho như này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được”. Từ đó ta thấy được Cáo là một người luôn tự đắc và chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh. Chính những lời độc thoại đó càng làm nổi bật nhân cách, điểm mạnh, điểm yếu của nhân vật.Những phân tích ở trên đây cho thấy Con cáo và chùm nho là một truyện ngụ ngôn tiêu biểu trong kho tàng các sáng tác truyện của Aesop. Về chủ đề, truyện chính là lời cảnh tỉnh, phê phán đến những người có lối sống thắng lợi tinh thần. Về hình thức nghệ thuật, tác giả đã kết hợp hài hòa các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ, lời thoại để nhân vật bộc lộ rõ nhất tính cách của mình để qua đó các bài học nhân sinh được lột tả.
Đọc câu chuyện này, dường như em cảm thấy có đôi lúc em cũng giống như con cáo kia và bây giờ mình cần phải thay đổi để xóa bỏ tính cách không tốt đó.
-
Nhà văn Lê Đạt đã từng cho rằng “ Mỗi công dân đều có một dạng vân tay/ Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt có một dạng vân chữ không trùng lặp”. Đúng vậy, đi từ chuyện đến văn chương mỗi một tác giả, mỗi một nhà văn đều phải dừng lại để tìm cho mình một vẻ đẹp riêng, một phong cách độc đáo... Và nhắc đến những câu chuyện ngụ ngôn nước ngoài của nhà văn nổi tiếng Hy Lạp Aesop chúng ta không thể bỏ lỡ câu truyện “Con cáo và chùm nho”. Đây được coi là mẩu chuyện hay nhất tại nước ngoài mà có lẽ chúng ta cũng nên thử một lần để có những cảm nhận và bài học riêng cho bản thân mình.
Truyện kể về con cáo trong một hôm xuống núi, nó nhìn thấy phía trước là một vườn nho với những chùm nho căng mọng nước khiến cáo ta thèm thuồng tới mức không chịu được, nước bọt cứ chảy ra. Vì thế, cáo đã tìm dủ mọi cách để có thể ăn no nê những chùm nho đó. Nhưng thật không may, từ cây cao đến cây thấp, cáo vẫn không thể với đến chùm nho. Thậm chí, chùm thấp nhất khiến Cáo tự đắc rằng không gì có thể làm khó được. Nhưng cuối cùng nó lại thất bại, không kiếm được quả nào... Sau những cố gắng, Cáo đành thở dài và liên tưởng rằng những chùm nho lấp lánh, vỏ xanh kia chắc là chưa chín, vừa chát vừa chua, không ăn được. Cốt truyện đọc lên nghe rất đơn giản, ngắn gọn nhưng chất chứa trong đó những bài học sâu sắc về sự kiên trì, nhẫn lại của bản thân và không nên kiêu ngạo trước mọi vấn đề diễn ra trong cuộc sống hiện nay.
Giở từng trang, từng trang trong cuốn chuyện “Con cáo và chùm nho", người đọc như chìm vào thế giới hoang dã của thiên nhiên muôn màu, như được chiêm ngưỡng âm thanh tĩnh lặng của rừng núi xanh mát... Bắt gặp thế giới hoang dã này, hình ảnh con cáo đã được tác giả hình tượng hóa để đề cập đến vấn đề nhằm thể hiện sự biện hộ và tự cao của mỗi cá nhân. Điều mà câu chuyện muốn nhắc nhở mỗi chúng ta là đừng quá đề cao bản thân mình, phải biết khả năng của mình đang nằm ở đâu, vị trí nào. Sau những sai lầm hoặc thất bại, hãy tự biết nhận lỗi và rút ra những bài học tốt đẹp cho bản thân và không bao giờ đổ lỗi cho bất kì hoàn cảnh. Có thể thấy, Con cáo và chùm nho là câu chuyện ngụ ngôn đã mượn câu chuyện về con vật nhằm ám chỉ về lối sống của con người. Chúng ta không được như con cáo kia, đừng cho mình là giỏi nhất bởi ngoài kia còn rất nhiều người giỏi hơn và khi ta thất bại cũng đừng nên đổ lỗi cho bất kì một ai, bất kì vấn đề gì; mà hãy phát huy điểm mạnh, những điều tích cực mà bạn sẵn có để khắc phục những khuyết điểm, những điểm chưa tốt. Từ thất bại để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm vươn đến thành công.
Góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện, tác giả đã phải bỏ ra những giọt mồ hôi mặn, nhạt hòa với dòng nước mắt ngược xuôi để làm nên một mẩu chuyện sâu sắc trong Con cáo và chùm nho. Bởi những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã tạo nên cho chủ đề và bài học trong truyện trở nên đặc sắc hơn, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả. Aesop đã xây dựng tính cách vẻ ngoài bối cảnh để hình tượng hóa con cáo với chùm nho.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã cho rằng "Tình huống chính là thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm rõ tư tưởng nhà văn, là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người" với tình huống này, Aesop đã mang đến cuộc gặp gỡ giữa con cáo với những chùm nho tím đỏ căng mọng nước trong vườn và cách ứng xử của nó để có được một bữa ăn ngon lành và căng bụng. Tình huống tuy khá đơn giản nhưng qua đó người đọc thấy được cách xử lí của con cáo khi gặp những khó khăn và làm sáng rõ chủ đề mà người kể chuyện muốn nhắc đến ở đầu chuyện.
“Con cáo và chùm nho’ quả là một truyện ngụ ngôn tiêu biểu trong kho tàng các sáng tác truyện của Aesop. Đọc cuốn chuyện này người đọc không khỏi bàng hoàng với chủ đề của câu chuyện, truyện cũng chính là lời cảnh báo, phê phán với những người có lối sống thắng lợi tinh thần. Về hình thức nghệ thuật, tác giả đã kết hợp thành công các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ, lời thoại để mang đến một nhân vật mà ở đó đã bộc lộ rõ nhất tính cách của mình để qua đó các bài học nhân sinh được lột tả hơn.Câu chuyện là bài học đắt giá cho mỗi con người nhằm nhìn nhận và đánh giá về bản thân để có cách sống hoàn thiện hơn.... Và đôi lúc bản thân chúng ta cũng giống như con cáo kia và bây giờ mình cần phải thay đổi để xóa bỏ tính cách không tốt đó!.
-
Con cáo và chùm nho là câu chuyện ngụ ngôn nước ngoài của nhà văn nổi tiếng Hy Lạp Aesop. Từ nhan đề Con cáo và chùm nho đã giúp người đọc mường tượng về nội dung câu chuyện xoanh quanh cáo và chùm nho và rút ra những bài học đắt giá cho mỗi con người nhằm nhìn nhận và đánh giá về bản th
Con cáo và chùm nho là một câu chuyện có nội dung tuy ngắn nhưng rất hay và đặc sắc, thông qua tiếng cười trào phúng để gửi gắm những tư tưởng nhân văn sâu sắc. Con Cáo đã không thể hái được chùm nho kia nên đã tự nhủ mình rằng nho còn xanh lắm để biện hộ cho việc không thể hái được chùm nho của mình là do tác động của ngoại cảnh, là do không đáng để hái. Lời biện hộ đó được coi như Cáo đang tạo ra phủ nhận giả tạo bằng cách tự tưởng tượng ra hàng trăm lí do cho sự thất bại của bản thân, để biện hộ cho sự yếu kém của mình khi không thể hái được nho.
Đa số chúng ta khi đọc truyện ngụ ngôn này sẽ chê cười chú cáo kia năng lực giới hạn, không thể có được nhưng đành lấy cớ, tự dối lòng mình. Nhưng sẽ có người cảm thấy bản thân họ như con cáo kia vậy, khi không làm được một việc gì đó thì lại không dám chấp nhận sự thật là mình kém cõi. Một số người lại còn tỏ ra chê bai, khinh miệt cái mà họ rất mong muốn nhưng lại không đạt được. Thực tế, chỉ vì khả năng của mình có giới hạn không thể có được nhưng đành viện cớ, tự dối lòng mình để biện minh rằng mình không hề yếu kém. Mặt khác, câu chuyện cũng khuyên người ta nên biết từ bỏ những thứ vốn không thuộc về mình dù có cố gắng đến mấy cũng chẳng thể đạt được.
-
Đen Vâu có câu rap nổi tiếng từng viral một thời: “Anh như con cáo, em như một chùm nho xanh. Khi em còn trẻ và đẹp, em lại không dành cho anh”.
Nếu chưa từng biết đến truyện ngụ ngôn Con cáo và chùm nho, có lẽ bạn sẽ chỉ thấy đây là một câu rap đẹp, nên thơ mà chưa hiểu hết ý nghĩa thâm thúy của nó.
Con cáo và chùm nho là truyện ngụ ngôn của Aesop. Câu chuyện kể về con cáo đói mò xuống triền núi và phát hiện ra một giàn nho căng mọng, vô cùng hấp dẫn khiến cáo thèm thuồng. Thế nhưng dù làm cách nào thì cáo cũng không thể vươn tới chùm nho. Cuối cùng cáo đành ôm chiếc bụng đói bỏ đi và tự nhủ: “Nho còn xanh lắm!” Nho xanh thì vừa chua vừa chát vốn chẳng có gì ngon.
Thế nhưng chùm nho thì vẫn là chùm nho ấy, trước sau chỉ có một, chỉ có suy nghĩ của con cáo đã thay đổi. Giả sử, nếu con cáo với được tới chùm nho, được thưởng thức những trái nho chín đỏ, mọng nước thì nó đã không có suy nghĩ đây chỉ là chùm nho xanh.
Tư duy "con cáo và chùm nho" như một phép thắng lợi tinh thần mà người ta dùng để tự an ủi bản thân khi không đạt được thứ mà mình hằng ao ước. Chẳng hạn, không có được tình cảm của người mình thích thì quay ra chê bai những điểm xấu của người đó. Không đỗ vào ngôi trường mình mơ ước thì chê học trường đó áp lực, trọng thành tích. Không được nhận vào công ty mình muốn thì chê công ty đó giờ giấc không thoải mái, áp lực công việc cao, chế độ đãi ngộ không tốt.
Nói chung, họ cố phủ nhận một cách giả tạo mong muốn mà họ không đạt được. Khi không có được thứ gì thì chê bai thứ đó nhưng vẫn ghen tị và hạ bệ thành công của người khác.
Tư duy này giúp xoa dịu bản thân trong tức thì nhưng lại rất có hại trong việc phát triển bản thân về lâu dài. Dần dần, họ sẽ thấy tất cả những gì mình muốn đều như những chùm nho xanh ở trên cao, quá tầm tay với. Họ không nghĩ đến việc làm sao để có thể với tới chùm nho. Và với một tư duy dưới thấp thì cuộc sống của họ cũng chỉ ở vị trí tương tự.Thay vì chê chùm nho xanh thì hãy nhìn nhận đúng bản chất sự vật, sự việc. Hãy nghĩ đến lý do vì sao bạn muốn có "chùm nho" đó, rồi tự nhìn nhận bản thân xem mình có cách nào để với được tới chùm nho ấy không.
Một cuộc sống hài lòng viên mãn, một sự nghiệp thành công không phải thứ từ trên trời rơi xuống. Tất cả đều phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có được. Để được học ở ngôi trường danh giá top đầu, người ta phải đánh đổi bằng những ngày học chăm chỉ, miệt mài. Để có được công việc tốt, họ phải đối mặt với sự cạnh tranh cao, đến sớm hơn và về muộn hơn, dành nhiều thời gian để tập trung phát triển sự nghiệp.
Người chưa từng nỗ lực cố gắng thì chỉ thấy những gì mình mơ ước như những chùm nho xanh, còn người có được chùm nho là ăn may.
Bài học rút ra là nếu muốn được ăn nho, hãy tìm mọi cách để hái được chùm nho xuống. Con cáo và chùm nho chỉ là một câu chuyện hư cấu, cũng như nhiều truyện ngụ ngôn, lấy câu chuyện không có thật ra để truyền tải một bài học nào đó. Khi đọc và xem mấy video hoạt hình dựa trên câu chuyện này, tôi đã suy nghĩ sao con cáo không trèo lên cây để hái chùm nho? Cáo biết trèo mà phải không? Và tôi đã kiểm chứng bằng cách tìm kiếm thông tin, quả nhiên cáo trèo cây được. Vậy nên, thêm một bài học nữa cho chúng ta là, nếu đã dùng hết sức, bật nhảy thật cao mà vẫn không với được chùm nho xuống, vậy thử thay đổi cách tiếp cận xem sao. Nếu cáo biết dùng khả năng trèo cây của mình để hái quả, nó đã không phải bỏ đi trong thèm thuồng, tiếc nuối.