Top 10 Bài văn phân tích khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận (lớp 9) hay nhất

Bình An 2778 0 Báo lỗi

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận khắc họa đậm nét vẻ đẹp thiên nhiên vũ trụ và cuộc sống lao động hăng say, tràn đầy khí thế và niềm tin của người dân ... xem thêm...

  1. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một thể thống nhất, cảm xúc phát triển theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, từ lúc bắt đầu và kết thúc.Thời điểm khác với mọi hành động trên đất liền là từ khi mặt trời lặn đến lúc bình minh lên. Nếu bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi lao động tập thể và người lao động trên biển thì khổ thơ mở đầu là khúc hát ra khơi và khổ kết là khúc khải hoàn trở về sau một đêm hăng say lao động và thắng lợi trở về của người lao động.


    Mở đầu bài thơ là khúc hát lên đường của người lao động trên biển cả.


    “Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

    Câu hát căng buồm cùng gió khơi”


    Hai câu thơ mở đầu khái quát thời điểm xuất phát của đoàn thuyền đánh cá bằng hình ảnh đẹp tráng lệ. Nghệ thuật nhân hóa so sánh của thiên nhiên trên biển. Biển lúc hoàng hôn tưởng tượng như một ngôi nhà lớn có động tác như con người. " Tắt lửa, cài then, sập cửa" màn đêm như tấm cửa sập xuống. Đóng lại một ngày nghỉ ngơi nhưng đó lại là lúc dân chài ra khơi cất tiếng hát căng buồm xuôi gió khơi. Cái khí thế bắt đầu của lao động thật hào hứng, phấn khởi của con người. Hình ảnh cánh buồm gió khơi và câu hát tạo ra khung cảnh vừa thực vừa lãng mạn, tâm tư con người gửi gắm trong câu hát: Phấn khởi, mê say với công việc hi vọng và tự hào về sự giàu đẹp của biển quê hương. Lúc ra khơi đầy hứng khởi và lúc trở về đầy tôm cá, khí thế niềm vui càng lo hơn.


    “Câu hát căng buồm với gió khơi,

    Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

    Mặt trời đội biển nhô màu mới

    Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”


    Nếu khổ đầu nói lên thời điểm xuất phát thì khổ cuối là thời điểm trở về. Điểm xuất phát lúc mặt trời xuống biển đỏ như hòn lửa thì lúc trở về bình minh mặt trời đội biển lên mang theo một màu mới khép kín một chu trình thời gian và cũng là hoàn thiện một chu trình làm việc của dân chài. Đoàn thuyền lúc này cá đầy khoang, gương buồm chạy đua cùng mặt trời, hình ảnh thật rực rỡ, tráng lệ, khúc hát trở về là khúc ca khải hoàn của người lao động, vẫn khí thế như lúc ra đi hồ hởi, phấn khởi trong niềm vui chiến thắng. Khổ thơ sử dụng nhiều thư phát nghệ thuật ẩn dụ, hình ảnh đẹp tráng lệ tạo lên bức tranh trên biển đẹp hào hùng. Đặc biệt là tiếng hát ngân nga suốt bài thơ. Mỏ đầu và kết thúc đó là tiếng hát lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lao động.


    Hai khổ thơ đầu và cuối được đánh giá đặc sắc nhất trong bài thơ có sự đối lập về hình ảnh thời gian, không gian và có thể coi là một chu trình khép kín hành trình của ngư dân lao động trên biển. Niềm vui khí thế phấn khởi không chỉ người lao động và đó cũng là niềm vui của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống lớn của thiên nhiên đất trời.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Nếu như bài thơ "tiểu đội đội xe không kính" là bài ca về lòng dũng cảm, ý chí, trái tim thiết tha đối với Miền Nam, của những lái xe không kính thì "đoàn thuyền đánh cá" lại là khúc tráng ca về công cuộc lao động của con người trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong những năm đầu sau giải phóng.


    Nếu các khổ thơ đầu nói về chuyến hành trình đánh cá gian lao và vất vả trong không khí tươi vui của đất nước, hân hoan tưng bừng cùng nhau thi đua với khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thì khổ thơ cuối tác giả miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh:


    "Câu hát căng buồm với gió khơi,

    Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

    Mặt trời đội biển nhô màu mới

    Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."


    Huy Cận sử dụng biện pháp đầu cuối tương ứng. Câu đầu khổ cuối lặp lại với câu cuối khổ đầu như là điệp khúc của thơ ca. Như vậy câu hát đã theo hành trình của người dân chài lưới với niềm lạc quan, tin tưởng và vui sướng. Điều này nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu quê hương đất nước của người dân chài.


    Đoàn thuyền trở về trong câu hát hân hoan, phấn khởi với những khoang thuyền đầy ắp cá với tư thế hào hùng khẩn trương "chạy đua cùng mặt trời" giành lấy thời gian, tranh thủ thời gian để lao động.Đoàn thuyền ở đây sánh ngang cùng vũ trụ, là hình ảnh hoán dụ để chỉ người dân trong tư thế sóng ngang cùng vũ trụ. Trong cuộc chạy đua này con người đã dành được chiến thắng. Khi "Mặt trời đội biển nhô màu mới" thì "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."


    "Mặt trời đội biển nhô màu mới" là hình ảnh nhân hóa vẻ đẹp ngày mới như một huyền thoại rực rỡ. Ở đây ta bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác không phải mặt trời của thiên nhiên mà là mặt trời của muôn loài mắt cá long lanh trong buổi bình minh. Ý thơ phảng phất không khí thần thoại, bản hùng ca lao động.


    Câu kết đã diễn tả ánh mặt trời đã điểm tô cho những thành quả lao động thêm rực rỡ, muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa sáng huy hoàng, góp phần làm đẹp thêm trời biển quê hương. Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đủ đầy khi được mùa tôm cá, niềm vinh quang bình dị của người lao động.


    Qua khổ thơ ta thấy thuyền và người luôn nổi bật giữa vũ trụ và niềm vui chiến thắng cũng mang lại tầm vóc lớn lao. Văn chương Việt Nam sau năm 1945 không chỉ khắc họa hình ảnh các anh bộ đội cứu nước mà còn vẽ lên chân dung của những người lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bài thơ nói về những con người đang ngày đêm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.


    Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã viết trong bình giảng các tác phẩm văn học lớp 9 rằng: "câu hát căng thuyền đưa buồm đi nay đưa thuyền về. Nhưng nó về với một tư thế mới: chạy đua cùng mặt trời và trong cuộc đua này, còn người đã về đích trước và giành chiến thắng. Khi mặt trời vừa đội biển mà lên đèn màu đỏ sáng cho đất nước thì thuyền đã về bến từ lâu. Ánh sáng ban mai làm cho thành quả lao động trở nên rực rỡ, huy hoàng".


    Tác giả miêu tả đoàn thuyền đánh cá theo vòng tuần hoàn của thời gian, từ đêm hôm trước tới sáng ngày hôm sau. Và theo mạch cảm xúc của bài thơ đó là khúc hát vang vọng, ca ngợi tinh thần lao động hăng say để xây dựng quê hương đất nước, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Huy Cận (1919-2005) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, thuộc thế hệ các nhà thơ hiện đại, và là một trong những người sáng lập phong trào thơ mới. Ông nổi bật với những bài thơ thể hiện cảm xúc sâu lắng về cuộc sống và thiên nhiên, cùng với phong cách viết tinh tế và hình ảnh thơ đa dạng. Phong cách thơ của Huy Cận nổi bật với những đặc điểm sau:

    • Cảm hứng vũ trụ, thiên nhiên và con người: Huy Cận có sự liên kết chặt chẽ giữa thiên nhiên, vũ trụ và con người. Thiên nhiên trong thơ ông thường được miêu tả với một vẻ đẹp mênh mang, rộng lớn nhưng cũng đầy cô đơn và lặng lẽ. Ông thường khai thác các hình ảnh thiên nhiên như trời, biển, sông, núi để diễn tả tâm trạng của con người.
      • Ví dụ: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then, đêm sập cửa."
      • Phân tích: Huy Cận thường sử dụng hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, như mặt trời, biển, và sóng, để tạo nên bối cảnh cho con người. Cảnh mặt trời lặn xuống biển được ví như một hòn lửa khổng lồ, vừa sống động vừa mang tính vũ trụ, cho thấy sự bao la, mênh mông của thiên nhiên, và qua đó, con người hiện lên nhỏ bé nhưng kiên cường giữa biển cả.
    • Tâm trạng buồn, cô đơn và hoài niệm: Thơ Huy Cận thường mang nặng tâm trạng buồn bã, cô đơn và cảm giác trống vắng. Nỗi buồn trong thơ ông không chỉ là nỗi buồn của cá nhân mà còn là nỗi buồn của cả thời đại, phản ánh sự băn khoăn, khắc khoải về thân phận con người trong vũ trụ bao la.
      • Ví dụ: "Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long."
      • Phân tích: Câu thơ này gợi lên một không gian đêm tối, tĩnh lặng và huyền bí, tạo cảm giác cô đơn và sự trầm lắng. Hình ảnh “đêm thở” gợi ra một cảm giác tĩnh mịch, như thiên nhiên đang sống cùng với con người, nhưng lại mang đến một nỗi buồn sâu lắng, một nỗi cô đơn giữa thiên nhiên rộng lớn.
    • Sử dụng hình ảnh và ngôn từ tinh tế: Huy Cận rất tinh tế trong việc lựa chọn từ ngữ và hình ảnh, làm cho thơ ông có một vẻ đẹp trầm mặc, sâu lắng. Ông thường sử dụng những hình ảnh tượng trưng để truyền tải ý nghĩa sâu sắc, tạo nên sự phong phú và đa chiều trong thơ.
      • Ví dụ: "Thuyền ta lái gió với buồm trăng, Lướt giữa mây cao với biển bằng."
      • Phân tích: Huy Cận sử dụng những hình ảnh tinh tế như "lái gió", "buồm trăng", "mây cao", và "biển bằng" để miêu tả chiếc thuyền đánh cá. Những hình ảnh này không chỉ đẹp mà còn có tính biểu tượng cao, thể hiện sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên, làm nổi bật vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng của con thuyền lướt trên biển đêm.
    • Âm hưởng cổ điển, triết lý và suy tư: Thơ Huy Cận mang âm hưởng cổ điển, với những suy tư triết lý về cuộc sống, về sự tồn tại của con người và sự vận động của vũ trụ. Ông thường đặt ra những câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống và sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên và thời gian.
      • Ví dụ: "Biển cho ta cá như lòng mẹ, Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."
      • Phân tích: Huy Cận so sánh biển cả như người mẹ nuôi dưỡng con người từ bao đời. Hình ảnh "lòng mẹ" mang âm hưởng cổ điển, đầy tính triết lý về sự hàm ơn và mối quan hệ bền chặt giữa con người và thiên nhiên. Tư duy triết lý này làm cho bài thơ không chỉ nói về công việc lao động mà còn khắc sâu những suy tư về sự gắn bó và trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên.
    • Sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống: Huy Cận thành công trong việc kết hợp giữa phong cách thơ hiện đại và những yếu tố truyền thống, tạo nên một phong cách riêng biệt. Thơ ông vừa mang tính cổ điển với thể thơ thất ngôn, vừa có sự mới mẻ trong tư duy và cảm xúc.
      • Ví dụ: "Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời."
      • Phân tích: Thơ Huy Cận vừa có sự truyền thống qua các thể thơ quen thuộc, vừa mang hơi thở hiện đại qua cách miêu tả sinh động và nhịp điệu nhanh của cuộc sống lao động. Hình ảnh đoàn thuyền "chạy đua cùng mặt trời" là một biểu hiện của tinh thần lao động mới mẻ, đầy năng động, nhưng cũng đầy sức mạnh cổ điển, biểu tượng cho sự hăng say và niềm vui trong công việc.

    Những đặc điểm này làm nên một phong cách thơ Huy Cận độc đáo, nơi sự cô đơn của con người được thể hiện qua những hình ảnh vũ trụ và thiên nhiên, tạo nên những vần thơ sâu sắc và đầy triết lý.

  4. Để phân tích hiệu quả khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận, bạn có thể tổ chức nội dung phân tích theo các điểm chính sau:

    Khổ thơ đầu:

    • Tổng quan nội dung: Khổ thơ mở đầu với một cảnh hoàng hôn trên biển, miêu tả sự chuyển giao từ ngày sang đêm và cuộc hành trình của đoàn thuyền đánh cá.
    • Hình ảnh thiên nhiên:
      • "Mặt trời xuống biển như hòn lửa": Hình ảnh mặt trời lặn xuống biển được ví như một hòn lửa, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ và sinh động của thiên nhiên, đồng thời gợi lên sự kết thúc của một ngày làm việc và sự chuẩn bị cho một đêm hành trình mới.
      • "Sóng đã cài then, đêm sập cửa": Hình ảnh sóng và đêm tối như những cánh cửa khép lại, tạo nên một không gian tĩnh lặng, bí ẩn, gợi cảm giác cô đơn và sự chuyển giao thời gian.
    • Hình ảnh đoàn thuyền và hoạt động của con người:
      • "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi": Dù trời đã tối, đoàn thuyền vẫn tiếp tục ra khơi, thể hiện tinh thần lao động không ngừng nghỉ và sự gắn bó của người dân với nghề đánh cá.
      • "Câu hát căng buồm cùng gió khơi": Câu hát là biểu hiện của sự lạc quan, niềm vui và tinh thần đoàn kết của các ngư dân trong khi chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
    • Phong cách thơ: Phong cách thơ Huy Cận ở khổ đầu thể hiện cảm hứng thiên nhiên vũ trụ, sự kết hợp giữa hình ảnh thiên nhiên với hoạt động của con người, tạo nên một bức tranh phong cảnh vừa rộng lớn vừa gần gũi.

    Khổ thơ cuối:

    • Tổng quan nội dung: Khổ thơ kết thúc bằng hình ảnh đoàn thuyền trở về sau một đêm đánh cá thành công, thể hiện niềm vui và thành quả lao động của ngư dân.
    • Hình ảnh thiên nhiên và kết quả lao động:
      • "Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng": Hình ảnh sao mờ và thời điểm lưới cá được kéo lên cho thấy sự kết thúc của một đêm dài lao động và sự xuất hiện của bình minh, biểu thị sự hoàn thành công việc.
      • "Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông": Hình ảnh cá với vảy bạc và đuôi vàng loé sáng mang lại vẻ đẹp rực rỡ và thành quả lao động quý giá, đồng thời tạo nên sự hài hòa giữa thiên nhiên và thành quả lao động của con người.
    • Hình ảnh đoàn thuyền và niềm vui:
      • "Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng": Đoàn thuyền trở về, xếp lưới và chuẩn bị đón nhận ánh nắng bình minh, tạo nên cảm giác hoàn thành nhiệm vụ và niềm vui trong công việc.
      • "Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời": Câu hát tiếp tục thể hiện tinh thần lạc quan và sự hứng khởi của ngư dân, với hình ảnh đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời, thể hiện sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên.
    • Phong cách thơ: Phong cách thơ Huy Cận ở khổ cuối tiếp tục sử dụng hình ảnh thiên nhiên để thể hiện niềm vui và thành quả lao động, đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan và sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
    • Ý nghĩa tổng thể: Khổ thơ cuối không chỉ kết thúc bài thơ bằng hình ảnh thành công và niềm vui mà còn khẳng định sự kết nối sâu sắc giữa con người và thiên nhiên. Cảnh đoàn thuyền trở về và đón nắng hồng thể hiện sự hoàn thiện và trọn vẹn của một ngày lao động.

    Khi phân tích cả hai khổ thơ, bạn sẽ thấy sự liên kết chặt chẽ giữa hình ảnh thiên nhiên và hoạt động lao động của con người, cùng với sự hòa quyện giữa cảm xúc và bối cảnh thiên nhiên, làm nổi bật phong cách thơ Huy Cận.

  5. Sau năm 1945, văn học Việt Nam bước sang thời kì văn chương Cách mạng. mang đậm âm hưởng anh hùng ca bi tráng, oai hùng nhằm tiếp thêm động lực, sức mạnh chiến đấu và xây dựng đất nước. Thoát ra khỏi cái tôi u sầu của mình trong thời kì Thơ mới, Huy Cận thổi vào hồn văn của mình sự vui tươi, phấn chấn về thiên nhiên, con người hăng say lao động kiến thiết nước nhà. Đoàn thuyền đánh cá là một trong số những tác phẩm "thay máu" của ông, lấy cảm hứng từ người dân miền biển và vẻ đẹp biển khơi phóng khoáng năng động.Trong bài thơ, hai khổ thơ đầu và cuối có sự liên kết về nội dung và hình ảnh, mở ra khoảng thời gian trước và sau khi đoàn thuyền ra khơi đánh cá gây ấn tượng đặc sắc cho người đọc.


    Ra đời sau chuyến đi thực tế dài ngày của tác giả tới vùng mỏ Quảng Ninh, bài thơ được ví như một bức tranh tả thực cảnh đoàn thuyền của những người dân chài lưới ra khơi đánh cá trên nền trời thăm thẳm. Hình ảnh tráng lệ, đẹp đẽ cùng con người lao động tươi vui thể hiện sự tin tưởng, hi vọng và tự hào của nhà thơ với công cuộc đổi mới đất nước. Khổ thơ đầu của bài thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá, khổ thơ cuối lại là cảnh đoàn thuyền trở về với chuyến thu hoạch thắng lợi. Những hình ảnh, cảnh tượng lặp lại trong hai khổ thơ mang đến suy nghĩ và liên tưởng về sự lặp vòng, vần xoay của vũ trụ cũng như hoạt động của con người. Thời gian tuần hoàn, từ hoàng hôn tới bình minh cũng giống như con người luôn luôn cố gắng phát triển sự nghiệp, cải tạo nước nhà. Mở đầu bài thơ bằng cảnh hoàng hôn, khi đoàn thuyền đánh cá chuẩn bị nhổ neo căng buồm ra khơi:


    "Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then, đêm sập cửa

    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

    Câu hát căng buồm cùng gió khơi".


    Đứng trên bờ để quan sát cảnh tượng hoàng hôn kì vĩ, phóng tầm mắt ra xa, thu vào trong ống kính của nhà thơ là hình ảnh mặt trời đỏ ối "như hòn lửa". Mặt trời, biểu tượng của sự sống luôn rực rỡ và tráng lệ, nhất là khi được quan sát giữa không gian rộng lớn. "Mặt trời xuống biển", người đọc có thể hình dung ra đường chân trời, nơi giao thoa giữa ánh sáng chói chang và mặt nước in hằn sắc đỏ cam kì vĩ. "Sóng đã cài then, đêm sập cửa", với người dân chài quanh năm bám biển, biển chính là nhà, là nơi để về, là nơi cho họ thức ăn, nguồn sống. Sóng "cài then", con sóng trở nên hiền hòa và êm dịu dưới màn đêm yên tĩnh, "đêm sập cửa", cả bầu trời tối đen sau khi mặt trời tắt nắng. Ở đây, tác giả dùng từ "cài then", "sập cửa", cũng giống như một ngôi nhà khi màn đêm buông xuống đều cửa đóng then cài, chuẩn bị cho một giấc ngủ sâu sau ngày dài làm việc vất vả. Thiên nhiên đối với người dân lao động thật gần gũi, giống như mái ấm chở che, nuôi dưỡng họ trưởng thành. Trong thời khắc vạn vật chìm vào giấc mộng như thế, những người dân vạn chài lại bắt đầu công việc thường nhật của mình:


    "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

    Câu hát căng buồm cùng gió khơi"


    Phép tu từ ẩn dụ "đoàn thuyền đánh cá" chính là những người dân chài khỏe mạnh, giàu sức sống. Cùng với con thuyền - kế sinh nhai, người dân biển đi theo đoàn ra khơi đánh bắt cá. Tuy làm việc vào ban đêm, nhưng dường như, ta vẫn cảm nhận được rõ ràng cái khí thế hừng hực như đoàn quân ra trận. "Câu hát căng buồm cùng gió khơi', ẩn dụ khí phách của người lao động với câu hát mạnh mẽ, mang tầm vóc vũ trụ "cùng gió khơi". Câu hát hay là sức mạnh của người lao động giúp con thuyền căng mới buồm, xứng đáng đứng cạnh thiên nhiên mênh mông vĩ đại. Tác giả khéo léo lồng ghép sự tự hào, tự tin đặt ngang con người sánh vai với vũ trụ, "cùng gió khơi" đưa thuyền ra xa, tìm về vùng đất nơi có nhiều hải sản quý giá. Con người làm chủ thiên nhiên, khai thác thiên nhiên để phục vụ cho đời sống kinh tế, hình ảnh con người chế ngự thiên nhiên vẫn luôn là khao khát và mục tiêu, nhất là trong thời kì đổi mới, xây dựng đất nước đương thời


    Đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ này là ở những hình ảnh không gian, con người hòa quyện làm một. Gói gọn trong một vài câu từ, khoảng thời gian từ lúc mặt trời lặn cho đến khi màn đêm bao phủ đều được miêu tả bao quát. Trên cái nền hùng vĩ ấy của thiên nhiên điểm xuyết hình ảnh con người, nhưng con người không hề bé nhỏ, lạc lõng mà là đoàn người ra khơi, vẻ oai hùng ngang hàng với năm châu bốn bể. Cảnh ra khơi huy hoàng, con người chinh phục thiên nhiên gây ấn tượng mạnh cho người đọc ngay từ đầu tác phẩm. Cảnh tượng đặc sắc, ngạo nghễ ở khổ đầu còn được tiếp tục lặp lại ở khổ thứ ba, miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi nay đã trở về thắng lợi.


    "Câu hát căng buồm với gió khơi

    Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

    Mặt trời đội biển nhô màu mới

    Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"


    Hình ảnh "câu hát căng buồm với gió khơi" lặp lại ở khổ thơ đầu, khúc hát hào hùng từ khi bắt đầu cuộc đi biển tới khi đoàn thuyền trở về, câu hát vui vẻ, phấn chấn tiếp thêm sức mạnh cho những người dân chài đối diện với gian khó. m hưởng ngân vang của bài ca thắng lợi, khi đi là những câu hát mang niềm kì vọng, khát khao về một buổi ra khơi thành công, khi về là khúc hát, là lời reo hò mừng vui khôn xiết cho những thành quả lao động đã gặt hái được. Và một lần nữa, hình ảnh mặt trời lại xuất hiện trong câu thơ, nhưng thay vì là "mặt trời xuống biển" thì ở đây là "mặt trời đội biển", mặt trời lên, một ngày mới, một sức sống mãnh liệt mới. Sau một đêm lao động vất vả, lênh đênh ngoài biển khơi, giờ đây, những người dân chài được đền đáp không chỉ bằng lưới cá đầy khoang mà còn là ánh bình minh rực rỡ, ánh sáng mang lại sự sung túc ấm no. "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi", biểu tượng của sự no đủ. Cá được mùa, mặt trời ấm áp, báo hiệu một cuộc sống không phải chật vật cơm áo gạo tiền. Có lẽ, đối với người lao động chân tay thuần túy, không có gì quý giá hơn sóng yên biển lặng, tay lưới trĩu nặng vì cá tôm. Người dân chài giống như những tráng sĩ trở về với chiến công hiển hách, vang dội, nhấn mạnh nét đẹp lao động, nét đẹp của những cơ bắp dạn dày gió sương và những đôi tay khéo léo làm việc không quản gian nan.


    Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ phải kể đến câu thơ "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời". Được ví như nhãn tự của tác phẩm, Huy Cận nâng tầm con người lên với tầm của vũ trụ. Quả cầu lửa của nhân loại, mặt trời lộng lẫy chói chang, giờ đây, đoàn thuyền với những người lao động cũng có thể sánh ngang với mặt trời. Trải dài từ đầu đến cuối bài thơ là giọng điệu tự hào, trân trọng những con người cống hiến, làm việc và sinh sống giữa thiên nhiên xoay vần, biến chuyển không ngừng nhưng không hề xuất hiện sự bé nhỏ, sợ hãi. Tư thế của những người dân vạn chài luôn hướng về cuộc sống mới, nơi có ánh sáng rạng rỡ, "chạy đua cùng mặt trời". Sau một đêm lao động vất vả, họ vẫn dồi dào năng lượng, cũng giống như đất nước và con người Việt Nam, chìm trong chiến tranh, đạn bom loạn lạc, nhưng khi tổ quốc bước vào thời kì xây dựng, người dân vẫn luôn sẵn sàng tiên phong, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc.


    Với lời thơ dứt khoát, mạnh mẽ cùng âm hưởng bản anh hùng ca, hình ảnh thơ lặp lại, tương xứng ở khổ đầu và khổ cuối, tác giả đã mang đến một nức họa với những khối màu vừa hài hòa, giao thoa vừa đối lập, tương phản. Đặc sắc nghệ thuật của hai khổ thơ chính là ở chỗ, dùng những hình ảnh cũ nhưng nội dung lại nói về cái mới, tạo nên sự hô ứng giữa không gian và thời gian. Không gian tuần hoàn, thời gian ngày đêm lặp vòng cũng giống như những người lao động luôn làm việc hăng say, hết mình cho sự nghiệp lớn lao của dân tộc.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một trong những bài thơ hay của Huy Cận sáng tác sau năm 1945. Đài thơ thể hiện tình yêu quê hương, niềm phấn khởi tin và tin yêu vào cuộc sống. Tinh thần của bài thơ thể hiện rõ nhất trong hai khổ thơ đầu và khổ thơ cuối.


    Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Phép nhân hoá độc đáo: “mặt trời xuống biển”. Hình ảnh so sánh tuyệt đẹp “như hòn lửa”, ở hướng tây, mặt trời chìm xuống mặt biển như một khối lửa đỏ rực. Ánh sáng tắt dần đến đâu, hoàng hôn ngập tràn đến đó… Rồi màn đêm sụp xuống. Phép nhân hoá được tiếp tục sử dụng với các động từ dứt khoát: “cài”, “sập”:


    Sóng đã cài then, đêm sập cửa.


    Vũ trụ bao la đã kết thúc một ngày, không gian mênh mông trên biển cả dần chìm vào bóng đêm. Chính vào lúc vũ trụ nghỉ ngơi, con người lao động trên biển bắt đầu hoạt động:


    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.


    Đoàn thuyền đánh cá ra đi trong tiếng hát. Cả đoàn thuyền với nhiều cánh buồm ra khơi. Không chỉ những luồng gió đã làm căng buồm mà còn cổ cả những câu hát. Tiếng hát của những người đánh cá hoà vào gió biển khơi làm nở thêm những cánh buồm đang lộng gió:


    Câu hát căng buồm cùng gió khơi.


    Hình ảnh hai câu thơ sau như đối lập với hai câu thơ đầu. Vũ trụ nghỉ ngơi, con người hoạt động. Thiên nhiên tĩnh lặng, con người lao động khẩn trương, náo nhiệt. Con người bắt đầu một buổi lao động với niềm phấn khởi, say mê, mong ước đánh được nhiều cá. Vẫn là câu hát, nhưng đây là câu hát tràn ngập niềm vui của con người sau một đêm lao động khẩn trương và đạt sản lượng mong muốn. Thiên nhiên như chia sẻ niềm vui đó, câu hát căng buồm với gió khơi và cảnh trở nên vô cùng sinh động. Trên mặt biển mênh mông, đoàn thuyền lao vùn vụt:


    Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời


    Cách sử dụng từ thật gợi tả: thuyền chạy đến đâu, mặt trời như soi rọi ánh nắng đến đấy, thuyền như đang chạy đua cùng mặt trời. Nếu trong khổ thơ đầu, mặt trời xuống biển, thì trong khổ thơ cuối, mặt trời đội biển với màu sắc mới:


    Mặt trời đội biển nhô màu mới


    Ánh nắng mặt trời phản chiếu lên muôn vạn mắt cá, thành muôn vạn mặt trời nhỏ, góp thêm ánh sáng rực rỡ cho bình minh trên biển:


    Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.


    Trong khoảng không gian huy hoàng ấy, đoàn thuyền đánh cá trở về với niềm vui náo nức… Tất cả thể hiện niềm phấn khởi, lòng tin yêu vô hạn vào cuộc sống mới đang diễn ra từng giờ, từng phút trên quê hương.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Sau năm 1945, văn học Việt Nam bước sang thời kì văn chương Cách mạng. mang đậm âm hưởng anh hùng ca bi tráng, oai hùng nhằm tiếp thêm động lực, sức mạnh chiến đấu và xây dựng đất nước. Thoát ra khỏi cái tôi u sầu của mình trong thời kì Thơ mới, Huy Cận thổi vào hồn văn của mình sự vui tươi, phấn chấn về thiên nhiên, con người hăng say lao động kiến thiết nước nhà. Đoàn thuyền đánh cá là một trong số những tác phẩm "thay máu" của ông, lấy cảm hứng từ người dân miền biển và vẻ đẹp biển khơi phóng khoáng năng động. Trong bài thơ, hai khổ thơ đầu và cuối có sự liên kết về nội dung và hình ảnh, mở ra khoảng thời gian trước và sau khi đoàn thuyền ra khơi đánh cá gây ấn tượng đặc sắc cho người đọc.

    Ra đời sau chuyến đi thực tế dài ngày của tác giả tới vùng mỏ Quảng Ninh, bài thơ được ví như một bức tranh tả thực cảnh đoàn thuyền của những người dân chài lưới ra khơi đánh cá trên nền trời thăm thẳm. Hình ảnh tráng lệ, đẹp đẽ cùng con người lao động tươi vui thể hiện sự tin tưởng, hy vọng và tự hào của nhà thơ với công cuộc đổi mới đất nước. Khổ thơ đầu của bài thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá, khổ thơ cuối lại là cảnh đoàn thuyền trở về với chuyến thu hoạch thắng lợi. Những hình ảnh, cảnh tượng lặp lại trong hai khổ thơ mang đến suy nghĩ và liên tưởng về sự lặp vòng, vần xoay của vũ trụ cũng như hoạt động của con người. Thời gian tuần hoàn, từ hoàng hôn tới bình minh cũng giống như con người luôn luôn cố gắng phát triển sự nghiệp, cải tạo nước nhà.

    Mở đầu bài thơ bằng cảnh hoàng hôn, khi đoàn thuyền đánh cá chuẩn bị nhổ neo căng buồm ra khơi:

    "Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then, đêm sập cửa

    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

    Câu hát căng buồm cùng gió khơi".

    Đứng trên bờ để quan sát cảnh tượng hoàng hôn kỳ vĩ, phóng tầm mắt ra xa, thu vào trong ống kính của nhà thơ là hình ảnh mặt trời đỏ ối "như hòn lửa". Mặt trời, biểu tượng của sự sống luôn rực rỡ và tráng lệ, nhất là khi được quan sát giữa không gian rộng lớn. "Mặt trời xuống biển", người đọc có thể hình dung ra đường chân trời, nơi giao thoa giữa ánh sáng chói chang và mặt nước in hằn sắc đỏ cam kỳ vĩ. "Sóng đã cài then, đêm sập cửa", với người dân chài quanh năm bám biển, biển chính là nhà, là nơi để về, là nơi cho họ thức ăn, nguồn sống. Sóng "cài then", con sóng trở nên hiền hòa và êm dịu dưới màn đêm yên tĩnh, "đêm sập cửa", cả bầu trời tối đen sau khi mặt trời tắt nắng. Ở đây, tác giả dùng từ "cài then", "sập cửa", cũng giống như một ngôi nhà khi màn đêm buông xuống đều cửa đóng then cài, chuẩn bị cho một giấc ngủ sâu sau ngày dài làm việc vất vả. Thiên nhiên đối với người dân lao động thật gần gũi, giống như mái ấm chở che, nuôi dưỡng họ trưởng thành. Trong thời khắc vạn vật chìm vào giấc mộng như thế, những người dân vạn chài lại bắt đầu công việc thường nhật của mình:

    "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

    Câu hát căng buồm cùng gió khơi"

    Phép tu từ ẩn dụ "đoàn thuyền đánh cá" chính là những người dân chài khỏe mạnh, giàu sức sống. Cùng với con thuyền - kế sinh nhai, người dân biển đi theo đoàn ra khơi đánh bắt cá. Tuy làm việc vào ban đêm, nhưng dường như, ta vẫn cảm nhận được rõ ràng cái khí thế hừng hực như đoàn quân ra trận. "Câu hát căng buồm cùng gió khơi', ẩn dụ khí phách của người lao động với câu hát mạnh mẽ, mang tầm vóc vũ trụ "cùng gió khơi". Câu hát hay là sức mạnh của người lao động giúp con thuyền căng mới buồm, xứng đáng đứng cạnh thiên nhiên mênh mông vĩ đại. Tác giả khéo léo lồng ghép sự tự hào, tự tin đặt ngang con người sánh vai với vũ trụ, "cùng gió khơi" đưa thuyền ra xa, tìm về vùng đất nơi có nhiều hải sản quý giá. Con người làm chủ thiên nhiên, khai thác thiên nhiên để phục vụ cho đời sống kinh tế, hình ảnh con người chế ngự thiên nhiên vẫn luôn là khao khát và mục tiêu, nhất là trong thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước đương thời

    Đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ này là ở những hình ảnh không gian, con người hòa quyện làm một. Gói gọn trong một vài câu từ, khoảng thời gian từ lúc mặt trời lặn cho đến khi màn đêm bao phủ đều được miêu tả bao quát. Trên cái nền hùng vĩ ấy của thiên nhiên điểm xuyết hình ảnh con người, nhưng con người không hề bé nhỏ, lạc lõng mà là đoàn người ra khơi, vẻ oai hùng ngang hàng với năm châu bốn bể. Cảnh ra khơi huy hoàng, con người chinh phục thiên nhiên gây ấn tượng mạnh cho người đọc ngay từ đầu tác phẩm.

    Cảnh tượng đặc sắc, ngạo ở khổ đầu còn được tiếp tục lặp lại ở khổ thứ ba, miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi nay đã trở về thắng lợi.

    "Câu hát căng buồm với gió khơi

    Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

    Mặt trời đội biển nhô màu mới

    Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"

    Hình ảnh "câu hát căng buồm với gió khơi" lặp lại ở khổ thơ đầu, khúc hát hào hùng từ khi bắt đầu cuộc đi biển tới khi đoàn thuyền trở về, câu hát vui vẻ, phấn chấn tiếp thêm sức mạnh cho những người dân chài đối diện với gian khó. m hưởng ngân vang của bài ca thắng lợi, khi đi là những câu hát mang niềm kỳ vọng, khát khao về một buổi ra khơi thành công, khi về là khúc hát, là lời reo hò mừng vui khôn xiết cho những thành quả lao động đã gặt hái được. Và một lần nữa, hình ảnh mặt trời lại xuất hiện trong câu thơ, nhưng thay vì là "mặt trời xuống biển" thì ở đây là "mặt trời đội biển", mặt trời lên, một ngày mới, một sức sống mãnh liệt mới. Sau một đêm lao động vất vả, lênh đênh ngoài biển khơi, giờ đây, những người dân chài được đền đáp không chỉ bằng lưới cá đầy khoang mà còn là ánh bình minh rực rỡ, ánh sáng mang lại sự sung túc ấm no. "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi", biểu tượng của sự no đủ. Cá được mùa, mặt trời ấm áp, báo hiệu một cuộc sống không phải chật vật cơm áo gạo tiền. Có lẽ, đối với người lao động chân tay thuần túy, không có gì quý giá hơn sóng yên biển lặng, tay lưới trĩu nặng vì cá tôm. Người dân chài giống như những tráng sĩ trở về với chiến công hiển hách, vang dội, nhấn mạnh nét đẹp lao động, nét đẹp của những cơ bắp dạn dày gió sương và những đôi tay khéo léo làm việc không quản gian nan.

    Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ phải kể đến câu thơ "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời". Được ví như nhãn tự của tác phẩm, Huy Cận nâng tầm con người lên với tầm của vũ trụ. Quả cầu lửa của nhân loại, mặt trời lộng lẫy chói chang, giờ đây, đoàn thuyền với những người lao động cũng có thể sánh ngang với mặt trời. Trải dài từ đầu đến cuối bài thơ là giọng điệu tự hào, trân trọng những con người cống hiến, làm việc và sinh sống giữa thiên nhiên xoay vần, biến chuyển không ngừng nhưng không hề xuất hiện sự bé nhỏ, sợ hãi. Tư thế của những người dân vạn chài luôn hướng về cuộc sống mới, nơi có ánh sáng rạng rỡ, "chạy đua cùng mặt trời". Sau một đêm lao động vất vả, họ vẫn dồi dào năng lượng, cũng giống như đất nước và con người Việt Nam, chìm trong chiến tranh, đạn bom loạn lạc, nhưng khi tổ quốc bước vào thời kì xây dựng, người dân vẫn luôn sẵn sàng tiên phong, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc.

    Với lời thơ dứt khoát, mạnh mẽ cùng âm hưởng bản anh hùng ca, hình ảnh thơ lặp lại, tương xứng ở khổ đầu và khổ cuối, tác giả đã mang đến một nức họa với những khối màu vừa hài hòa, giao thoa vừa đối lập, tương phản. Đặc sắc nghệ thuật của hai khổ thơ chính là ở chỗ, dùng những hình ảnh cũ nhưng nội dung lại nói về cái mới, tạo nên sự hô ứng giữa không gian và thời gian. Không gian tuần hoàn, thời gian ngày đêm lặp vòng cũng giống như những người lao động luôn làm việc hăng say, hết mình cho sự nghiệp lớn lao của dân tộc.“Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám.


    Với khổ thơ đầu, tác giả đã mở ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.


    Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động.


    Đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai - Quảng Ninh, được in trong tập "Trời mỗi ngày mỗi sáng". Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ đầu và cuối của bài.


    Bài thơ ra đời trong thời điểm miền Bắc nước ta đang trong giai đoạn đầu dựng chủ nghĩa xã hội. Xuyên suốt toàn bài thơ là âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan thể hiện rõ dấu ấn của sự chuyển mình trong cảm hứng nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận. Cũng vẫn là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, nếu như trước cách mạng, thiên nhiên vũ trụ đi vào thơ ông thường gợi cảm giác về sự rợn ngợp trước cái mênh mông, vô cùng vô tận khiến con người trở nên nhỏ bé, cô độc thì ở bài này, thiên nhiên vũ trụ trở nên tươi sáng, khoáng đạt gần gũi với con người, mạnh mẽ và đầy tự tin trong tư thế của một vị chủ nhân của biển cả. Ở khổ thơ đầu tiên, ta đã bắt gặp hình ảnh người dân chài cá ra khơi vào lúc hoàng hôn.


    Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then đêm sập cửa


    Nhà văn Nguyễn Tuân Đã viết "Mặt trời đỏ như lòng trứng khổng lồ, đặt trên mâm lễ từ từ tiến vào" với "hòn lửa". Khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống biển xanh, cả không gian vũ trụ như nhuốm một màu đỏ rực rỡ và huy hoàng. Điều này khác hẳn với thời xưa cảnh hoàng hôn chiều tà thường gợi cảm giác ảm đạm hiu hắt và đây cũng là điều khác hẳn với thơ Huy Cận thời kì trước cách mạng tháng tám 1945. Trước đó bao nhiêu sóng nước tràng giang là có bấy nhiêu nỗi buồn trong lòng thi nhân: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp". Độc đáo hơn, nhà thơ đã tả "mặt trời xuống biển" (trong khi biển nước ta là biển đông - một cách cảm nhận dường như thật mơ hồ nhưng có thể lý giải được bởi phải chăng Huy Cận đang mượn điểm nhìn của những người đi biển để chứng kiến cảnh mặt trời lặn "xuống biển"?


    Khi ánh sáng của mặt trời dần lịm tắt, màn đêm từ từ buông xuống: "Sóng đã cài then đêm sập cửa". Trong trí tưởng tượng bay bổng của Huy Cận, màn đêm như một cánh cửa khổng lồ mà sóng chính là cái then cài đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Nghệ thuật nhân hóa đã đem lại cho người đọc cảm giác thiên nhiên vũ trụ trong màn đêm như một ngôi nhà lớn, gần gũi, thân thuộc với con người, nó không huyền bí, xa lạ với con người, đoàn thuyền đánh cá ra khơi mà như đang đi trong chính ngôi nhà thân thuộc của mình. Như vậy, nhờ sự khéo léo tài tình biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong hai câu thơ mở đầu, nhà thơ Huy Cận đã khắc họa được vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên lúc hoàng hôn và mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên vũ trụ với con người đang khao khát chinh phục làm chủ biển khơi. Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu công việc khơi đánh cá. Đó là sự tương phản giữa thiên nhiên và con người:


    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi


    Câu hát căng buồm cùng gió khơi

    Chuyến ra khơi này là cả một đoàn thuyền với khí thế căng tràn, khí thế lao động tập thể, chứ không phải là chuyến ra khơi của những con thuyền lẻ tẻ ở ven bờ. Hơn hết, tuy công việc đánh cá ở ngoài khơi nặng nhọc và đầy bất trắc nhưng đoàn quân vẫn xông trận cất cao tiếng hát. Đây là một hình ảnh bay bổng thể hiện sự tưởng tượng liên tưởng độc đáo của tác giả. Bên cạnh đó, tiếng hát đã bộc lộ niềm lạc quan, phấn khởi, nhiệt tình của lao động của những con người làm chủ quê hương giàu đẹp. Sau một đêm đánh cá vất vả đoàn thuyền lại trở về vào lúc bình minh:


    "Câu hát căng buồm cùng gió khơi

    Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời"


    Câu thơ "câu hát căng buồm" với gió khơi, gần như nguyên vẹn câu thơ trong khổ đầu tiên. Đây là lần thứ ba tiếng hát vang lên. Tiếng hát biểu hiện cho niềm vui của những người đánh cá khi được hưởng thành quả rực rỡ sau một đêm lao động vất vả. Tiếng hát ấy vang lên hùng tráng khi đoàn thuyền đang rẽ sóng trở về. Nhà thơ nhân hóa "đoàn thuyền" đang "chạy đua cùng mặt trời, chạy đua cùng thời gian. Hai tiếng "chạy đua" cho ta thấy những người đan chài mặc dù suốt đêm làm việc không mệt mỏi nhưng sức lực của họ vẫn dồi dào, khí thế của họ vẫn mạnh mẽ. Huy Cận đã nâng cao người lên tầm vóc vũ trụ rộng lớn. Con người thật xứng đáng với tầm vóc chủ nhân biển cả, vẫn muốn dành thời gian để lao động, để cống hiến.


    "Mặt trời đội biển nhô màu mới

    Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi".


    Vẻ đẹp tráng lệ của bình minh trên biển được nhà thơ miêu tả sinh động qua biện pháp nhân hóa "mặt trời đội biển" gợi cảm giác thần thoại. Mặt trời có sức mạnh lớn lao, dường như nó đang đội biển mà lên và cái "màu biển" là màu hồng bình minh, là lời chào đón của thiên nhiên với những người lao động cần cù. Đặc biệt câu thơ cuối cùng gợi ra hình ảnh đoàn thuyền nối đuôi nhau trở về, chiếc nào trên khoang cũng đầy ắp cá. Ánh mặt trời chiếu vào mắt cá khiến cho mỗi mắt cá như một mặt trời nhỏ, lấp lánh. Hình ảnh "mắt cá huy hoàng" vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những người lao động và cuộc sống mới đầy tốt đẹp đang mở ra trước mắt. Đó là một hình ảnh đầy sáng tạo và lãng mạn.


    Bài thơ có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc. Bằng bút pháp lãng mạn và sức tưởng tượng phong phú, Huy Cận đã sáng tạo ra những hình ảnh đẹp bất ngờ, dào dạt chất thơ.


    "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận thực sự là một bức tranh lao động hoành tráng, tràn ngập ánh sáng, sắc màu và sức sống mãnh liệt. Bài thơ là khúc ca ca ngợi biển cả giàu đẹp và ca ngợi những người dân chài trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa do đảng và Bác Hồ chỉ đường dẫn lối.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới với những vần thơ sầu vũ trụ, nhưng sau cách mạng Huy Cận ấm áp hơi thở cuộc sống. Trong đó, bài thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá là bài thơ mang âm điệu ngọt ngào niềm vui và sự say mê của con người lao động. Và phải chăng đó cũng chính là niềm vui của tác giả. Có đọc bài thơ, ta mới cảm nhận sâu sắc điều đó và hẳn rằng hình ảnh mặt trời sẽ chạm khắc trong tâm hồn ta.


    “Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

    Câu hát căng buồm cùng gió khơi”


    Khổ thơ đầu của bài thơ đã gây ấn tượng cho người đọc bởi chất thơ chất lãng mạn theo nhịp điệu tiếng sóng vỗ. Chao ôi, hãy lắng tai nghe âm hưởng của bài ca lao động khỏe khoắn vang lên từ xa. Trông kìa, mặt trời đang xuống biển, cảnh hoàng hôn hiện lên thật đẹp. Với biện pháp so sánh ” mặt trời” được ví như “hòn lửa” cùng biện pháp nhân hóa đặc sắc ” Sóng đã cài then, đêm sập cửa.” miêu tả cảnh về đêm thật kỳ vĩ tráng lệ, mặt trời đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông buông xuống. Không xe lạnh mà ngược lại ta còn thấy ấm áp biết nhường nào. Phải chăng bầu trời và mặt biển bao la là ngôi nhà vũ trụ trong khoảng khắc phủ bóng tối mịt mùng.


    Dường như lúc đất trời đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi cũng là lúc con người bắt đầu một ngày lao động mới, đó là ra khơi đánh cá. Không phải từng chiếc thuyền lẻ tẻ đi biển mà cả đoàn thuyền một sức mạnh của cuộc đời đổi thay, chữ ” lại” trong ý thơ” lại ra khơi” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, nề nếp, khúc hát lên đường vang động, gió biển thổi mạnh, cánh buồn càng gió. Nghệ thuật liên tưởng kết hợp với hình ảnh ẩn dụ thể hiện một hiện thực đó là niềm vui là khí thế phơi phới mạnh mẽ lạc quan của dân chài trên biển. Một lần nữa hãy nghe tiếng hát âm vang ở trên biển khơi đang dội vào:


    “Câu hát căng buồm với gió khơi,

    Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

    Mặt trời đội biển nhô màu mới

    Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”


    Đến đây, câu hát đã theo hết hành trình của người dân chài, cấu trúc lặp đoạn đầu cuối đã làm vang lên niềm vui lao động làm giàu đẹp cho quê hương, con thuyền và mặt trời được nhân hóa. Con thuyền nuốt sóng như chạy đua cùng thời gian, giành lấy thời gian để nhanh chóng về bến. Hình ảnh mặt trời lại hiện lên làm cho ” Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” muôn ngàn mắt cá lấp lánh, ý thơ phảng phất không khí thần thoại anh hùng ca lao động đó là niềm vui cho niềm vinh quang của người lao động khi gặt hái thành công.


    Như vậy, chỉ với khổ thơ đầu và khổ thơ cuối đã tạo nên một kết cấu bài thơ vô cùng đặc sắc. Tiếng hát say mê niềm vui như đang làm rung động sợi dây tình cảm của ta, và đây cũng chính là cái tài cái khéo của Huy Cận khi làm thơ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Huy Cận (1919 - 2005) là nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới trước cách mạng, thơ Huy Cận hướng về thiên nhiên vũ trụ với những nét buồn man mác, sau cách mạng thơ ông tập trung ca ngợi thiên nhiên đất nước và niềm vui của con người trước cách mạng với một hồn thơ dạt dào cảm xúc. Tiêu biểu là bài thơ “đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác năm 1958 sau chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Hạ Long, Quảng Ninh. Bài thơ là một khúc tráng ca khỏe khoắn, hào hùng về thiên nhiên và con người lao động. Điều này được thể hiện sâu sắc, tinh tế ở khổ 1 và khổ 2 của bài.


    Cảm hứng trữ tình của bài thơ được diễn tả theo mạch thời gian. Hoàng hôn, đêm trăng, bình minh, mỗi một cảnh trong từng khổ thơ mang ý nghĩa như một biểu tượng, một thời đại huy hoàng đang mở ra phía trước. Cuộc sống cần lao của nhân dân lao động đang nở hoa.


    Đến với khổ thơ đầu là cảnh biển vào đêm và đoàn thuyền ra khơi đánh cá, trước hết cảnh biển vào đêm được khắc họa bằng đôi mắt quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú và tài năng nghệ thuật điêu luyện của nhà thơ:


    “Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then đêm sập cửa”


    Hình ảnh "mặt trời xuống biển" được so sánh với "hòn lửa" đỏ rực, cách so sánh này làm cho hoàng hôn trên biển trở lên rực rỡ tráng lệ và ấm áp, chứ không ảm đạm hắt hiu như thơ cổ, sau lúc hoàng hôn là màn đêm buông xuống” sóng đã cài then đêm sập cửa” câu thơ sử dụng phép tu từ nhân hóa gợi cảm xúc vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ còn là những con sóng là chiếc then cài của ngôi nhà vĩ đại. Thiên nhiên vũ trụ đang chìm vào đêm yên tĩnh và lặng lẽ, đồng thời phép nhân hóa còn gợi lên sự gần gũi giữa tự nhiên và con người lao động: con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân yêu của mình, đối lập với trạng thái nghỉ ngơi của vũ trụ, con người lại bắt đầu công việc của mình:


    "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”


    Ở đây không phải là từng chiếc riêng lẻ mà là cả đoàn thuyền- sức mạnh mới của cuộc đời đổi thay, "lại ra khơi” diễn tả nhịp lao động của dân chài đã ổn định vào nề nếp trong hòa bình. Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe lạ, chân thực vừa lãng mạn bay bổng, sự gắn kết của 3 sự vật “cánh buồm, gió khơi, câu hát” của người dân đánh cá. Câu hát thể hiện niềm vui, sự phấn chấn và niềm tin tưởng vào chuyến ra khơi thắng lợi. Sang khổ thơ thứ hai nói rõ về câu hát để làm nổi bật nét tâm hồn của người dân chài, tiếng hát cầu mong đi biển gặp nhiều may mắn.


    “Hát rằng cá bạc biển đông lặng

    Cá thu biển đông như đoàn thoi

    Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

    Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”


    Trong niềm vui hân hoan lao động, cảnh vật biển, cảnh quan biển dường như đều phát sóng, họ cất lên tiếng hát ngợi ca sự giàu có của biển cả, bởi “rừng vàng, biển bạc” trong câu thơ thứ nhất từ ” bạc” là một định ngữ nghệ thuật có ý nghĩa số lượng cá nhiều và phải tạo lên sự giàu có quý giá của biển cả. Cái giàu ấy còn được cụ thể hóa ở câu thơ thứ hai với hình ảnh so sánh “cá thu” với “đoàn thoi” đã được tác giả xây dựng trên một liên tưởng thực tế cá thu mình lấp lánh ánh trăng lướt rất nhanh trên biển như con thoi chạy đi chạy lại trên khung cửa dệt vải. Từ đó ta mới hiểu được hai câu thơ sau là những nhân hóa vô cùng tinh tế của Huy Cận


    . Trong sự tưởng tượng của những người đánh cá yêu quý biển cả quê hương của mình, cá đi trên biển là cá dệt biển, cá vào lưới là cá dệt lưới, “đến dệt lưới ta” từ “ta” vang lên đầy tự hào kiêu hãnh trong suốt bài thơ, không còn là cái tôi nhỏ bé, đơn côi như ngày xưa nữa mà là cái” ta” tập thể đầy sức mạnh. Tuy nhiên, với người dân miền biển lúc này chuyện làm ăn thường có nhiều may rủi nên ra khơi đánh cá họ cầu mong biển lặng sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, niềm mong ước ấy phản ánh tấm biển, khổ thơ mang âm hưởng ngọt ngào vang xa, của dòng cảm hứng vũ trụ với sự lãng mạn của tâm hồn, kết hợp với những hình ảnh sáng tạo đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng, bao thú vị về vẻ đẹp của thơ ca viết về lao động.


    Tóm lại với việc xây dựng hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng, âm hưởng hào hùng, lạc quan, bài thơ đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận nói chung và hai khổ thơ đầu nói riêng đã khắc họa cảnh biển đêm vô cùng lung linh và cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá với niềm say sưa lạc quan tin tưởng của người dân chài, đó là niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống mới, qua đây đã khơi gợi trong lòng người đọc chúng ta sự trân trọng con người lao động mới từ đó hãy góp sức xây dựng đất nước ngày càng thêm giàu đẹp.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |