Top 5 Bài văn phân tích hình tượng "Chiếc thuyền ngoài xa" trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu hay nhất

  1. Top 1 Bài văn phân tích số 1
  2. Top 2 Bài văn phân tích số 2
  3. Top 3 Bài văn phân tích số 3
  4. Top 4 Bài văn phân tích số 4
  5. Top 5 Bài văn phân tích số 5

Top 5 Bài văn phân tích hình tượng "Chiếc thuyền ngoài xa" trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu hay nhất

Hà Ngô 156 0 Báo lỗi

"Chiếc thuyền ngoài xa" là tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Minh Châu nằm trong sách giáo khoa Ngữ văn 12. Trong truyện tác giả đã khéo léo đưa hình tượng ... xem thêm...

  1. Nam Cao có một quan điểm nghệ thuật rất hay: “Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than và nhà văn không được trốn tránh nghệ thuật mà phải đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy những vang động của đời”, thấy được những quan niệm rất sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" Nguyễn Minh Châu đã nắm bắt trọn vẹn được quan điểm ấy thông qua hình tượng chiếc thuyền với vẻ đẹp nghệ thuật tinh tế vừa phản ánh cuộc sống đời thường nơi làng chài ven biển.


    Nguyễn Minh Châu (1930-1989), quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, là một trong những cây bút tiên phong của thời kỳ văn học đổi mới. Ông có phong cách viết truyện mang đậm tính tự sự và triết lý sâu sắc. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Dấu chân người lính, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa được nhà văn Nguyễn Minh Châu viết trong thời kỳ đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, đang trong thời kỳ đổi mới.


    Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa hình ảnh chiếc thuyền đi xuyên suốt trong tác phẩm, chiếc thuyền có ý nghĩa biểu tượng to lớn, tượng trưng cho vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên đầy thi vị, lãng mạn, gắn với cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân làng chài. Chiếc thuyền ngoài xa là hình ảnh ẩn dụ đầy nghệ thuật về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, chiếc thuyền ấy chính là ngôi nhà, là nơi ăn chốn ở của một gia đình người dân chài, với một cuộc sống đầy cơ cực, vất vả, gia đình thì lại đông con, ăn không đủ no mặc không đủ ấm. Cuộc sống túng quẫn, vì đồng tiền bát gạo chính là nguyên nhân khiến người chồng trở nên cục súc, vũ phu và người vợ trở thành nạn nhân của những trận đòn long trời lở đất. Những cảnh tượng, thân phận con người cùng khổ ấy nếu ta chỉ đứng phía xa mà trông vào thì sẽ chẳng bao giờ thấy được, bởi tất cả đã bị che lấp bằng vẻ đẹp thơ mộng của con thuyền đánh cá nằm xa xa giữa biển khơi trong nắng mai hồng và lòe nhòe sương sớm.


    Chiếc thuyền ngoài xa hiện lên trước mắt người nghệ sĩ với một vẻ đẹp cô đơn, tịch mịch, đó là sự đơn độc của một con thuyền đẹp đẽ đầy tính nghệ thuật trên đại dương mênh mông. Đó cũng chính là hình ảnh biểu hiện cho sự đơn độc của mỗi con người trong cuộc đời, những thân phận trôi nổi, lênh đênh như con thuyền kia, những nỗi đau họ phải cam chịu mà chẳng ai hay biết. Sự xa cách, cô đơn, không có sự chia sẻ lẫn nhau là nguyên nhân đưa tới sự lẩn quẩn, bế tắc trong cuộc sống của những con người khốn khổ. Phùng cho rằng anh đã chụp được cảnh “đắt” trời cho – chiếc thuyền đang tiến vào bờ trong sương sớm, một vẻ đẹp tuy đơn giản nhưng toàn bích, là chân lý của sự toàn diện.


    Nhưng khi chiếc thuyền tiến thẳng vào bờ, những con người trên thuyền bước xuống, một cặp vợ chồng mang vẻ lam lũ, thô kệch, xấu xí trái ngược hẳn với vẻ đẹp tuyệt diệu của con thuyền ban nãy, lại chứng kiến cảnh người đàn ông giở thói vũ phu với vợ, anh đã hết sức kinh ngạc vứt chiếc máy ảnh xuống đất, toan lao vào ngăn cản. Lúc này Phùng mới giật mình, vỡ mộng nhận ra rằng vẻ đẹp ngoài xa kia cũng ẩn trong trong mình nhiều sự thật oái oăm, ngang trái, bất công, nếu không thực sự đến gần thì chẳng bao giờ anh ngộ ra được. Khoảng cách xa và gần là hai thái cực hoàn toàn khác nhau, là sự đối lập gay gắt giữa sâu thẳm bên trong và vẻ bề ngoài đẹp đẽ, đây chính là cách nhìn nhận đầy sâu sắc và nhân văn về cuộc đời, về con người của nhiếp ảnh gia Phùng, cũng như của tác giả Nguyễn Minh Châu. Nghệ thuật cũng vậy, nó phải được nhìn nhận một cách sâu sắc, đa chiều, nghệ thuật bước ra từ những chất liệu giản đơn trong cuộc sống, chứ không phải những thứ sáo rỗng, chủ quan, nghệ thuật không chỉ đơn giản là đẹp mà còn phải mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gắn liền với cuộc sống, đấy mới là thứ nghệ thuật chân chính.


    Hình tượng chiếc thuyền ngoài xa là một hình ảnh giàu sức gợi cảm có ý nghĩa biểu trưng sâu sắc, từ đây Phùng có một cách nhìn nhận nghệ thuật và cuộc sống khác đầy mới lạ, cuộc đời không bao giờ là đơn giản, xuôi chèo mát mái, mà cuộc đời phức tạp lắm, con người cũng vậy có biết bao mảnh đời đa đoan trong cuộc sống trăm sự, nhiều bề, ngổn ngang này. Đồng thời cũng phản ánh những tiêu cực, hậu quả của chiến tranh trong những năm đầu đất nước giành được độc lập, trên đà đổi mới, đầy rẫy những bất công, những mảnh tối đè nặng trên lớp người dân cùng khổ, chưa tìm được hướng mới cho cuộc đời, cứ mải quẩn quanh trong bế tắc. Thể hiện tính nhân văn, lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm, luôn quan tâm, dõi theo những số phận cùng khổ trong bối cảnh đất nước thuở đầu độc lập.


    Tác phẩm cho chúng ta một bài học về cách nhìn nhận cuộc sống, nhìn nhận con người, cùng với quan điểm mới về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nhà viết kịch Nguyễn Huy Tưởng đã viết trong tác phẩm Vũ Như Tô rằng: “Nghệ thuật mà không gắn liền với đời sống thì đó nó chỉ là những bông hoa ác mà thôi”, chúng ta cần phải có cái nhìn đa chiều, toàn diện sâu sắc, đồng thời phải chấp nhận cả những nghịch lý tàn nhẫn của cuộc sống nằm ẩn mình trong vẻ đẹp bề ngoài, bởi nghệ thuật là để phục vụ cuộc sống, vẻ đẹp của nghệ thuật đi ra từ những giá trị đạo đức, nhân văn chứ không phải từ cái đẹp hào nhoáng mà trống rỗng.

    Bài văn phân tích số 1
    Bài văn phân tích số 1
    Bài văn phân tích số 1
    Bài văn phân tích số 1

  2. Một tác phẩm hay hấp dẫn và thành công không chỉ ở nội dung và hình thức mà còn là ở hình tượng của tác phẩm đó. Hình tượng có thể là con người và cũng có thể là vật, miễn sao sự vật con người ấy nói lên được ý nghĩa mà nhà văn muốn truyền tải tới bạn đọc. Nếu như Nguyễn Tuân lấy hình tượng con sông Đà để giới thiệu vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của nó thì Nguyễn Minh Châu lấy hình tượng chiếc thuyền ngoài xa để nói lên những dụng ý nghệ thuật của mình. Vậy dụng ý nghệ thuật của nhà văn qua hình tượng ấy là gì?.


    Chiếc thuyền ngoài xa được Nguyễn Minh Châu sáng tác trong thời kì đổi mới của đất nước. Khi ấy xã hội đang trên đà phát triển, kinh tế phát triển theo xu hướng hàng hóa nhiều thành phần và hàn gắn vết thương chiến tranh đi lên chủ nghĩa xã hội. Đất nước có nhiều cái mới tốt đẹp văn minh hơn nhưng đồng thời vẫn có những mảng tối mà nhà nước không thể đi sâu hết được. Cho nên với ý thức của một người nghệ sĩ Nguyễn Minh Châu không hổ danh là người mở đường tinh anh khi sáng tác thành công truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Trong truyện ngắn ấy ngoài những hình tượng người đàn bà hay người nghệ sĩ Phùng thì chúng ta đặc biệt ấn tượng với hình tượng chiếc thuyền ngoài xa.


    Ngay từ nhan đề của tác phẩm đã là một ẩn ý nghệ thuật về hình tượng này. Chiếc thuyền ngoài xa theo nghĩa tả thực thì nó chính là không gian sinh sống của những cặp vợ chồng làng chài. Nó là những chiếc thuyền mưu sinh của con người đánh cá. Nói một cách khác đi thì đó chính là nhà của họ. Thế nhưng nếu như chỉ hiểu theo nghĩa tả thực kia thì chẳng có gì gọi là ẩn ý ở đây cả.


    Chẳng là nghệ sĩ Phùng là một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp trong một chuyến công tác chụp cảnh thuyền và biển cho bộ lịch năm ấy nghệ sĩ Phùng đã đến vùng biển để chụp bức ảnh chiếc thuyền và biển trong buổi sớm tinh sương. Và đúng như mong muốn Phùng bắt gặp cảnh tượng chiếc thuyền in những nét lòa nhòa trong làn sương. Đó thực sự là một cảnh đắt trời cho. Có thể nói hình tượng chiếc thuyền này chính là một hình ảnh nghệ thuật. Một chiếc thuyền với mũi thuyền in những nét lòa nhòa trong làn sương sớm. Đây quả thật là một bức tranh mực tàu của họa sĩ thời cổ để lại. Trước mắt chúng ta hiện lên một bức tranh đen trắng, chiếc thuyền nhỏ kia mang màu đen in hình mình lên màu trắng là làn sương sớm của buổi sáng trên biển. Sự kết hợp sáng tối giữa hai hình ảnh, hai màu sắc khiến cho thi nhãn của ta như được đắm chìm, bị thu hút bởi sự hài hòa dịu mắt ấy. Những mắt lưới đánh cá cũng được xuất hiện, với cuộc sống thường nhật thì nó chỉ để bắt cá mà đến với nghệ thuật nó lại trở thành một hình ảnh thật đẹp. Hình ảnh những con người ngồi trên thuyền thì im phăng phắc. Cảnh đẹp đó khiến cho người nghệ sĩ như bót thắp tim lại vì sung sướng. Nó chỉ là một cảnh tượng đời thường thế khám phá nghệ thuật của nó lại trở nên đẹp đến vậy. Người nghệ sĩ nhận ra nghệ thuật chính là đạo đức.


    Như vậy hình tượng chiếc thuyền ngoài xa là một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi. Nhà văn như khẳng định nguồn gốc của nghệ thuật chính là sinh ra từ cuộc sống này. Những điều bình dị hay những điều lớn lao của cuộc sống đều có thể trở thành nghệ thuật. Hình tượng chiếc thuyền ngoài xa mang nét nghệ thuật đẹp đến nổi người nghệ sĩ không thể thốt nên thành lời mà như có ai bóp thắt tim mình lại. Đó là một nét của hình tượng chiếc thuyền ngoài xa, nếu chỉ dừng lại ở đó thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Nhà văn Nguyễn Minh Châu tiếp tục cho chúng ta khám phá nghịch lý của cuộc đời qua hình tượng chiếc thuyền ấy.


    Sau một bức tranh tuyệt mĩ ấy nơi có những con người chỉ ngồi im phăng phắc êm đềm hiền lành thế. Vậy mà khi chiếc thuyền ấy lại mang cả một sự thật ẩn dấu đằng sau. Đó là người chồng đánh người vợ của mình thậm tệ. Anh ta lấy một chiếc thắt lưng mỹ ngụy của mình để dáng đòn liên tục vào người vợ không hề thương tiếc hay đau xót gì. Bất chợt thằng con trai ở đâu lao tới, nó cầm một con dao và bất chấp chạy tới chỗ ông bố để đâm ông ta. Mũi dao ấy có thể lấy mạng ông bố. Người chồng ấy phũ phàng tát cho thằng con một cái ngã lộn nhào và sau đó trở về thuyền để mặc cho hai mẹ con ở lại trên bờ. Vậy là hình tượng chiếc thuyền kia đâu còn là hình ảnh nghệ thuật nữa nó lại quay trở lại là hình ảnh của cuộc sống hiện thực của những người dân chài nơi đây. Vẫn là con thuyền mưu sinh ngày đêm lênh đênh trên biển, vẫn là con thuyền với những con người ngồi im phắc thế nhưng đến khi vào bờ lại là một trận đánh tơi bời. Đến đây thì ai nghĩ rằng chiếc thuyền kia chỉ đẹp như thế.


    Hình tượng của chiếc thuyền ngoài xa là như thế và cho đến bây giờ hễ cứ nói đến hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là nói đến sự hàm ẩn giữa nghệ thuật và cuộc đời. nghê thuật được sinh ra từ cuộc đời nhưng đồng thời nghệ thuật phải gắn liền với cuộc đời. Con người chúng ta khi nhìn bất cứ một sự việc nào là nghệ thuật hay không nghệ thuật thì cũng nên nhìn nhận một cách đa chiều. Bởi vì cuộc đời này không bằng phẳng một màu, trong một sự vật có thể chứa đựng nhiều mặt khác nhau. Dòng đời thì đa đoan phức tạp. Vì thế chúng ta nên nhìn nhận một cách thấu hiểu nhất chứ không nên phiếm diện.


    Có thể nói nhà văn Nguyễn Minh Châu đã kế thừa quan niệm của nhà văn Nam cao "Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối… Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than". Thế nhưng Nguyễn Minh Châu vẫn có cái mới lạ ở chỗ hình tượng chiếc thuyền kia quả thật là một nghệ thuật đó chứ đâu có phải lừa dối đâu. Cái mà nhà văn muốn thể hiện đó chính là mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, cái nhìn đa chiều vào sự vật hiện tượng. Ngay chính bản thân hiện tượng cũng có những nghịch lý mà ta phải nhìn nhận.

    Bài văn phân tích số 2
    Bài văn phân tích số 2
    Bài văn phân tích số 2
    Bài văn phân tích số 2
  3. Nguyễn Minh Châu (1930-1989), là một cây bút sử thi lãng mạn, trước năm 1975 các tác phẩm của ông chủ yếu viết nhiều về đề tài người lính. Tuy nhiên sau năm 1980, sáng tác của ông đi sâu vào cảm hứng đời tư thế sự với vấn đề đạo đức và triết lí chân thực. Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách ấy, nhắc đến tác phẩm người đọc sẽ không thể quên hình tượng chiếc thuyền. Một hình tượng xuyên suốt cả tác phẩm.


    Tác giả đã miêu tả bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, thơ mộng, đẹp mê lòng người. Bức tranh ấy quyến rũ kỳ lạ đối với những người biết yêu và thưởng thức cái đẹp như Phùng. Để có một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án huyện, Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Sau một tuần lễ, Phùng đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp về chiếc thuyền ngoài xa.


    Hình ảnh "Chiếc thuyền ngoài xa" được nhà văn khắc họa rất ấn tượng: "Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu trời sương mù trắng như sữa pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ". Hình ảnh đó mang một "vẻ đẹp thực sự đơn giản và toàn bích" vẻ đẹp của "một bức tranh bằng mực Tàu của một danh họa thời cổ", và tất cả vẻ đẹp đó đã được nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh của chúng ta thu vào một tấm ảnh mà nó "được treo ở rất nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật". Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh đã mang lại khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn Phùng, anh đã bấm máy liên tục để thu hết vẻ đẹp tuyệt đỉnh của cảnh vật vào trong ống kính của mình. Tuy nhiên hiện thực lại không hề tươi đẹp đến như vậy.


    Đằng sau bức tranh ấy là những con người, những cuộc đời, những số phận đầy trớ trêu. Một người vợ nhẫn nhục cam chịu một cách tự nguyện những trận đòn thịnh nộ của anh chồng với "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng" chỉ vì chiếc thuyền ấy, gia đình ấy (với trên dưới mười con người) cần có ông ta chèo chống lúc phong ba. Một đứa con trai yêu mẹ đến nỗi định giết cả bố mình… Cái sự thật bên trong ấy chỉ được người thợ chụp ảnh nhận ra khi "chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ tôi đứng”, tức là ở một khoảng cách gần, rất gần. Người chồng đánh người vợ của mình thậm tệ. Anh ta lấy một chiếc thắt lưng Mĩ ngụy của mình để dáng đòn liên tục vào người vợ không hề thương tiếc hay đau xót gì. Bất chợt thằng con trai ở đâu lao tới, nó cầm một con dao và bất chấp chạy tới chỗ ông bố để đâm ông ta. Mũi dao ấy có thể lấy mạng ông bố. Người chồng ấy phũ phàng tát cho thằng con một cái ngã lộn nhào và sau đó trở về thuyền để mặc cho hai mẹ con ở lại trên bờ. Vậy là hình tượng chiếc thuyền kia đâu còn là hình ảnh nghệ thuật nữa nó lại quay trở lại là hình ảnh của cuộc sống hiện thực của những người dân chài nơi đây. Vẫn là con thuyền mưu sinh ngày đêm lênh đênh trên biển, vẫn là con thuyền với những con người ngồi im phắc thế nhưng đến khi vào bờ lại là một trận đánh tơi bời. Đến đây thì ai nghĩ rằng chiếc thuyền kia chỉ đẹp như thế.


    Với chi tiết này, câu chuyện dường như đã mở ra hai hình ảnh, hai thế giới khác hẳn. Chiếc thuyền ngoài xa mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho một tấm ảnh, còn chiếc thuyền khi đến gần lại làm vỡ ra một hiện thực nghiệt ngã đến xót xa của số phận con người. Chính vì thế, cho dù chỉ là một bức ảnh hoàn toàn thế giới tĩnh vật nhưng nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh của chúng ta cũng là người đã trực tiếp nhận ra những số phận khuất lấp bên trong nó, bao giờ cũng như thấy "một người đàn bà bước ra " sau mỗi lần suy tư, ngắm nhìn thành quả nghệ thuật mà mình tạo ra nhờ cái giây phút "trời cho" ấy.


    Với hình tượng chiếc thuyền ngoài xa, một chiếc thuyền đẹp hoàn mỹ, nhưng đằng sau đó lại là một hiện thực khắc nghiệt. Tác giả đã cho người đọc thấy được một triết lí đó là cần phải có cái nhìn đa chiều về sự vật, hiện tượng.

    Bài văn phân tích số 3
    Bài văn phân tích số 3
    Bài văn phân tích số 3
    Bài văn phân tích số 3
  4. Không phải ngẫu nhiên mà có người cho rằng Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những biểu tượng. Bởi lẽ, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu thường không trực tiếp phát biểu ra những suy nghĩ, quan điểm mà chỉ bộc lộ những suy nghĩ, cách nhìn về cuộc đời qua những biểu tượng, những hình tượng đa nghĩa. Và có lẽ, hình tượng “chiếc thuyền ngoài xa” trong truyện ngắn cùng tên của ông cũng như vậy.


    Tên truyện ngắn là “Chiếc thuyền ngoài xa”, và quả thật, hình ảnh chiếc thuyền gần như xuất hiện xuyên suốt trong câu chuyện mà nhà văn mang đến cho người đọc. Bắt đầu từ yêu cầu của người trưởng phòng “lắm sáng kiến” đối với nhân vật xưng “tôi” – người nghệ sĩ nhiếp ảnh: “... Chúng ta sẽ mang đến cho mỗi gia đình một bộ sưu tập về thuyền và biển, không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật”. Tiếp đó là hình ảnh chiếc thuyền “mới đóng xong vẫn còn thơm mùi gỗ lẫn mùi dầu rái”, rồi tiếp theo nữa là “một nhóm chừng dăm bảy chiếc thuyền vó vừa tắt đèn” và cuối cùng tập trung vào “một chiếc thuyền lướt vó …đang chèo thẳng vào trước mặt tôi”. Đây chính là “Chiếc thuyền ngoài xa”.


    Hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” được nhà văn khắc họa rất ấn tượng: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sương mù trắng như sữa pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Hình ảnh đó mang một “vẻ đẹp thực sự đơn giản và toàn bích” – vẻ đẹp của “một bức tranh bằng mực Tàu của một danh họa thời cổ”, và tất cả vẻ đẹp đó đã được nhà nghệ sỹ nhiếp ảnh của chúng ta thu vào một tấm ảnh mà nó “được treo ở rất nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”.


    Hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” giờ đã hóa thân thành một tác phẩm nghệ thuật để mọi người nhìn ngắm, chiêm ngưỡng với tất cả những vẻ đẹp về màu sắc, đường nét, bố cục…và khi thưởng thức bức ảnh đó, những người sành nghệ thuật thể có cái cảm giác “trở nên bối rối”, cảm thấy “trái tim như có cái gì bóp thắt vào” và “khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”…như cái cảm giác mà “tôi” đã từng có.


    Song, dù có là người sành nghệ thuật đến đâu, cũng không ai khám phá ra được:Đó là những con người, những cuộc đời, những số phận đầy trớ trêu, nghịch lý đã, đang và sẽ còn tiếp tục sống quay quắt bên trong chiếc thuyền ấy. Một người vợ nhẫn nhục cam chịu một cách tự nguyện những trận đòn thịnh nộ của anh chồng với “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” chỉ vì chiếc thuyền ấy, gia đình ấy (với trên dưới mười con người) cần có ông ta chèo chống lúc phong ba; Một đứa con trai yêu mẹ đến nỗi định giết cả bố mình… Cái sự thật bên trong ấy chỉ được người thợ chụp ảnh nhận ra khi “chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ tôi đứng”, tức là ở một khoảng cách gần, rất gần!


    Với chi tiết này, câu chuyện dường như đã mở ra hai hình ảnh, hai thế giới khác hẳn: Chiếc – thuyền – ngoài – xa mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho một tấm ảnh, còn chiếc thuyền khi đến gần lại làm vỡ ra một hiện thực nghiệt ngã đến xót xa của số phận con người.


    Vậy nên, có thể nói hình tượng “Chiếc thuyền ngoài xa” đích thực là một ẩn dụ nghệ thuật hoàn toàn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Giải mã hình tượng ẩn dụ đó, người đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn truyền đi, rằng cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời.

    Chính vì thế, cho dù chỉ là một bức ảnh “hoàn toàn thế giới tĩnh vật”(hay nói đúng hơn là vẫn có con người nhưng đó chỉ là “những bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng”) nhưng nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh của chúng ta – cũng là người đã trực tiếp nhận ra những số phận ẩn tàng bên trong nó – bao giờ cũng như thấy “một người đàn bà bước ra ” sau mỗi lần suy tư, ngắm nhìn thành quả nghệ thuật mà mình tạo ra nhờ cái giây phút “trời cho” ấy.


    Trước Nguyễn Minh Châu, nhà văn Nam Cao từng quan niệm “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối… Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than” (Trăng sáng). Là người đi sau, Nguyễn Minh Châu không lặp lại quan niệm đó, vì hình ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” mang vẻ đẹp nghệ thuật thực sự chứ không hề là “ánh trăng lừa dối”. Điều mà nhà văn muốn người đọc lưu tâm là cần phải có cái nhìn đa chiều, phổ quát mới có thể cảm nhận hết cái gai góc, phức tạp của cuộc đời này, bởi như ông đã nói “con người thì đa đoan, cuộc đời thì đa sự”.


    Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng từng phát biểu “Sáng tác văn học là quá trình đi tìm hạt ngọc ẩn sâu bên trong tâm hồn con người”. Thông điệp phát đi từ hình tượng “chiếc thuyền ngoài xa” trong truyện ngắn cùng tên của ông chính là sự bổ sung hết sức thuyết phục cho quan niệm đó.

    Bài văn phân tích số 4
    Bài văn phân tích số 4
    Bài văn phân tích số 4
    Bài văn phân tích số 4
  5. “Văn học và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” – Nguyễn Minh Châu. Thật vậy, văn học luôn đi đôi với hiện thực, cuộc sống bao giờ cũng đi trước, ngôn từ lò dò theo sau để láo liên quan sát, ghi nhận lại những sự kiện xảy ra trong cuộc sống dưới lăng kính của nghệ thuật. Văn học nói cho cùng cũng không thể tách rời mảnh đất mà nó đã ra đời. Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn luôn luôn đi tìm về với đời thường, nơi những con người nhỏ bé, bất hạnh đang sống, vật lộn mưu sinh. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm xuất sắc và đầy tính triết lý, đặc biệt hình tượng chiếc thuyền ngoài xa đầy tính nghệ thuật mang đến cho người đọc những cảm thức mới mẻ.


    Phùng, một phóng viên hết lòng với nghề, mong muốn tìm được một bức ảnh để đời. Chiếc thuyền ngoài xa xuất hiện như một luồng gió đột ngột xuyên thẳng vào tim của nhân vật Phùng, anh phát hiện ra vẻ đẹp như một bức tranh thủy mặc, đầy thổn thức và mê hoặc lòng người: “Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh "đắt" trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào...”


    Hình ảnh chiếc thuyền mập mờ trong sương sớm, mang đủ hình hài và mùi vị. Trong cái mờ ảo của bình minh, mũi thuyền như cưỡi sóng xé ngang màn sương. Màu trắng của sóng, màu hồng của mặt trời, tất cả quyện đặc vào nhau , vẽ nên một bức tranh thủy mặc khiến cho Phùng phải thốt lên là một “cảnh đắt trời cho”. Tất cả đều yên bình và đậm tính nghệ thuật, dường như đây là một cảnh đẹp chạm đến tật cùng của mọi giá trị chân thiện mĩ. Trong thiên nhiên đẹp nao lòng, hình ảnh con người như điểm xuyết thêm cho bức tranh vốn dĩ đã quá hoàn hảo này: “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”


    Sự kết hợp giữa người và thiên nhiên, đối với Phùng đã là vẻ đẹp toàn diện. Ở phần đầu tác phẩm, quan điểm về nghệ thuật của Phùng là “ đơn giản và toàn bích”. Mọi thứ đều chạm đến đỉnh cao của nghệ thuật, vẻ đẹp đạo đức khiến anh phải bối rối và ngợp thở. Song con thuyền ngoài xa đậm tính nghệ thuật này lại tượng trưng cho một quan điểm khác - thứ nghệ thuật ở “ngoài xa”, xa rời hiện thực cuộc sống. Vì nhà văn chỉ đứng ngoài quan sát nên chỉ thấy được bề nổi của sự thật, mọi hình ảnh đều toàn mĩ. Nghệ thuật vị nghệ thuật, chỉ đơn thuần phục vụ con mắt thẩm mĩ, tuyệt tác nghệ thuật trở nên đơn giản. Nghệ thuật không gắn liền với cuộc sống mà chỉ được nhìn nhận quá con mắt của nhà văn, phần nào thể hiện sự phiến diện và tôn thờ nghệ thuật quá mức mà quên đi con người mới là bản thể chính. Vì vậy chiếc thuyền ngoài xa vừa tượng trưng cho cái đẹp, vừa ẩn dụ cho quan niệm về cái đẹp còn thiếu sâu sắc.


    Nam Cao đã từng nói: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối… Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than” (Trăng sáng). Nguyễn Minh Châu cũng có cùng quan điểm như vậy, đối với ông, văn học thai nghén từ sự sống và tồn tại vì con người. Một nhà văn chân chính là một người biết đào sâu tìm tòi, hiểu cuộc sống của người dân như chính cuộc sống của mình. Cái đẹp phải bắt nguồn từ đời sống của người dân, nghệ thuật phải có cái nhìn bao quát và sâu sắc. Chiếc thuyền càng lại gần, những hình ảnh khác hoàn toàn so với nhận thức ban đầu càng hiện lên rõ ràng. Đó là những con người, những cuộc đời, những số phận đầy trớ trêu, nghịch lý đã, đang và sẽ còn tiếp tục sống quay quắt bên trong chiếc thuyền ấy. Một người vợ nhẫn nhục cam chịu một cách tự nguyện những trận đòn thịnh nộ của anh chồng với “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Với chi tiết này, câu chuyện dường như đã mở ra hai hình ảnh, hai thế giới khác hẳn: Chiếc – thuyền – ngoài – xa mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho một tấm ảnh, còn chiếc thuyền khi đến gần lại làm vỡ ra một hiện thực nghiệt ngã đến xót xa của số phận con người.


    Chiếc thuyền ngoài xa tượng trưng cho cuộc sống thực tại ẩn chứa nhiều nghiệt ngã, nghệ thuật xa rời hiện thực, xa rời cuộc sống, nên cái đẹp chỉ là thoáng qua. Đằng sau tấm rèm đó là sự thật, con người sống trong số phận trớ trêu. Lúc này Phùng mới giật mình, vỡ mộng nhận ra rằng vẻ đẹp ngoài xa kia cũng ẩn trong trong mình nhiều sự thật oái oăm, ngang trái, bất công, nếu không thực sự đến gần thì chẳng bao giờ anh ngộ ra được. Con thuyền lúc này tượng trưng cho quan điểm khác, đó là nghệ thuật vì con người, bắt nguồn và xoay quanh cuộc sống.


    Hành trình của nhà văn là hành trình đào sâu tìm tòi, chắt lọc những hạt cát thô để kết tinh thành những viên ngọc mang tên văn chương. Một đầu của hành trình sáng tạo chính là tìm kiếm sự thật. Càng gần dân, tác phẩm càng gần với kiệt tác. Quan điểm này được thể hiện qua sự nhận thức của nhân vật Phùng, lúc đầu qanh coi kiệt tác thật đơn giản, chiếc thuyền hòa hợp với thiên nhiên với anh đó là đẹp. Song càng về sau anh mới nhận ra sự hạn hẹp trong suy nghĩ của mình, anh vội vàng kết luận mà không tìm hiểu, cái đẹp thực chất là sự kết hợp giữa nghệ thuật tinh tế và cuộc sống đời thường. Khoảng cách xa và gần là hai thái cực hoàn toàn khác nhau, là sự đối lập gay gắt giữa sâu thẳm bên trong và vẻ bề ngoài đẹp đẽ, đây chính là cách nhìn nhận đầy sâu sắc và nhân văn về cuộc đời, về con người của nhiếp ảnh gia Phùng, cũng như của tác giả Nguyễn Minh Châu. Văn học chính là sự đa chiều trong nhận thức, người viết văn hay làm nghệ thuật phải nhìn nhận cuộc sống ở các góc độ khác nhau, và với những nhận thức khác nhau. Đó mới là nghệ thuật chân chính.


    Chiếc thuyền ngoài xa là một hình tượng mang đậm tính triết lí, sự hòa hợp giữa chất lãng mạn của văn học và chất suy tưởng của nhà văn đã đem đến cho hình ảnh chiếc thuyền những tầng nghĩa không ngờ tới. Văn học không thể tách rời khỏi cuộc sống, cũng như mặt đất không thể thiếu ánh mặt trời.

    Bài văn phân tích số 5
    Bài văn phân tích số 5
    Bài văn phân tích số 5
    Bài văn phân tích số 5




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |