Top 6 Bài văn phân tích Đất rừng phương Nam (Ngữ văn 10) hay nhất
Khi nhắc đến tên tuổi Đoàn Giỏi, người ta thường nghĩ ngay đến tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”. Tác phẩm hội tụ độ chín của cả tư tưởng, cảm xúc và tài năng ... xem thêm...nghệ thuật của Đoàn Giỏi, cũng là thành tựu đáng mơ ước trong sự nghiệp văn chương của nhà văn. Đoạn trích “Đất rừng phương Nam” thuộc chương 9 trong cuốn tiểu thuyết, cũng đã thể hiện rõ nét những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Dưới đây là những Bài văn phân tích Đất rừng phương Nam (Ngữ văn 10) hay nhất mà Toplist đã sưu tầm và tổng hợp.
-
Vào cuối thế kỉ XX, Đoàn Giỏi là cái tên được giới văn học cả nước biết đến như một tài năng văn chương rực sáng của vùng đất Nam Bộ. Không chỉ được đánh giá cao về tài năng nghệ thuật uyên bác, ông còn được biết đến là một nhà văn hóa, nhà Nam Bộ học. Khi nhắc đến tên tuổi Đoàn Giỏi, người ta thường nghĩ ngay đến tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”. Tác phẩm hội tụ độ chín của cả tư tưởng, cảm xúc và tài năng nghệ thuật của Đoàn Giỏi, cũng là thành tựu đáng mơ ước trong sự nghiệp văn chương của nhà văn. Đoạn trích “Đất rừng phương Nam” thuộc chương 9 trong cuốn tiểu thuyết, cũng đã thể hiện rõ nét những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
Tiểu thuyết là thể loại tự sự có dung lượng lớn, thông qua hoàn cảnh, sự việc, nhân vật để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và mang những đặc trưng riêng biệt. Tiểu thuyết tái hiện con người và cuộc sống bằng cái nhìn giàu chất văn xuôi, tạo sự gần gũi, chân thực và khách quan. Thể loại này cũng nhìn đời sống từ góc độ đời tư, phác họa những bức tranh sống động về số phận con người trong đời sống. Nhân vật trong tiểu thuyết cũng là con người nếm trải, thường gặp nhiều vấn đề, thăng trầm, biến đổi trong cuộc sống,... Nam Bộ là một vùng đất non trẻ so với các vùng lãnh thổ khác của đất nước nhưng tiểu thuyết viết về vùng đất này khá thịnh hành trong thời kì đầu của phong trào sáng tác văn học Nam Bộ. Một trong số đó là “Đất rừng phương Nam” - một tác phẩm được đông đảo độc giả biết đến và đón nhận, được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài và còn được dựng thành phim. Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” là tác phẩm đặc sắc viết về vùng đất và con người miệt vườn Nam Bộ thời kì kháng chiến chống Pháp.
Trích đoạn “Đất rừng phương Nam” đã thuật lại hành trình An theo tía nuôi và thằng Cò đi “ăn ong” - đi lấy mật. Không gian được miêu tả là rừng tràm U Minh, vào một buổi sáng bình yên, trong vắt, mát lành. Buổi trưa ở đây tràn đầy ánh nắng, ngất ngây hương thơm hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng ngàn con chim bay lên,... Đó là vẻ đẹp đầy chất thơ, hoang dã của rừng U Minh, đồng thời là sự sống đa dạng, phong phú của các loài sinh vật, mang đến sức hấp dẫn cho độc giả.
Những nhân vật trong trích đoạn cũng hiện lên sinh động. Tía nuôi của An - một người đàn ông với vẻ đẹp mạnh mẽ, vững chãi của một người lao động từng trải, chất phác, can đảm. Từng lời nói và cách cư xử của ông đều thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương chân thực dành cho cậu con nuôi. Ông gác kèo cho ong rừng làm tổ rất giỏi, bảo vệ, nâng niu đàn ong và hết mực trân trọng sự sống. Đó là nét đẹp của một người lao động dày dạn kinh nghiệm, yêu thiên nhiên; một người cha mạnh mẽ, nhân hậu và yêu thương con người. Cò - cậu bé hiện thân của núi rừng. Cuộc sống ở nơi rừng núi từ nhỏ giúp cậu có một cơ thể khỏe mạnh, tháo vát, dẻo dai, lại có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với thiên nhiên. Trích đoạn đã để lại ấn tượng sâu đậm về những con người nơi đất rừng phương Nam vừa gần gũi, bình dị, vừa mạnh mẽ, phóng khoáng.
Về nghệ thuật, tác phẩm như những thước phim sống động về thiên nhiên đất rừng phương Nam. Những từ ngữ, câu văn giàu hình ảnh, âm thanh, cảnh sắc như hiện ra sinh động trước mắt độc giả: “Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh...” Trong tác phẩm, “tôi” là người dẫn truyện, ngôn ngữ dẫn truyện mang đậm chất Nam Bộ. Dù An là cậu bé xuất thân từ thành thị, nhưng hành trình lưu lạc khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã dạy cho cậu nhiều điều hay, An đã thực sự hòa nhập với vùng đất và con người miền sông nước với những ngôn ngữ và cả hành động đậm chất Nam Bộ.
Cùng với việc miêu tả thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống, Đoàn Giỏi đã thể hiện chân thực hình ảnh những con người Nam Bộ với những nét tính cách nổi bật: yêu lao động, yêu thiên nhiên, nhân hậu, tình nghĩa,... Tác phẩm là bức tranh đẹp đẽ về thiên nhiên và con người vùng sông nước, đồng thời cũng thể hiện rõ nét những đặc sắc nghệ thuật, ngòi bút tài năng của nhà văn. Vì lẽ đó, cuốn tiểu thuyết được đánh giá là một trong những cuốn sách viết về thiếu nhi hay nhất của nước ta, được đông đảo bạn đọc đón nhận, yêu thích.
-
Đất rừng phương Nam là một tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là vùng đất miền Tây Nam Bộ, nơi có những con người hiếu khách, yêu nước, kiên cường, bất khuất vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay lại xâm chiếm Nam Bộ. Quyển sách đã để lại cho em biết bao những suy nghĩ về vùng đất phương Nam thân yêu. Chỉ khi đọc hết quyển sách, chúng ta mới cảm nhận được cái đẹp và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Với nhân vật chính là một cậu bé tên An. Trong quyển sách này, Đoàn Giỏi đã kể theo ngôi thứ nhất, hóa thân chân thật về cả tính cách lẫn cảm xúc của An. Cậu bé Nguyễn An sống cùng với cha mẹ tại thành phố những ngày sau ngày độc lập 2-9-1945. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, đổ quân vào Nam Bộ. Pháp mở những trận đánh khiến cho những người dân sống tại các thành thị phải di tản. An và ba mẹ cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để chạy giặc. Tại những chi tiết này, tác giả đã miêu tả một cách chân thực hoàn cảnh và cuộc sống khốn khổ của nhân dân ta lúc chạy trốn giặc Pháp, khiến cho một đứa bé lớn lên trong hòa bình, độc lập như em cũng phải xót xa cho những thiếu thốn, thiệt thòi của nhân dân ta khi chiến tranh.
Tác giả đã gợi cho em hình ảnh của những con người kiên cường, họ đã phải rời bỏ quê hương để chạy thoát khỏi tay bọn giặc Pháp. Theo cha mẹ chạy hết từ vùng này tới vùng khác của miền Tây Nam Bộ. An kết bạn cùng với những đứa trẻ cùng trang lứa và có một cuộc sống tuổi thơ vùng nông thôn đầy êm đềm. Nhưng cứ vừa ổn định được mấy bữa thì giặc đánh tới nơi và lại phải chạy. Trong một lần mải chơi, giặc đánh đến và An đã lạc mất gia đình. Cậu trở thành đứa trẻ lang thang. Trong những tháng ngày lưu lạc nơi đất khách quê người, tác giả đã dùng tài năng của mình để gợi tả một cách chân thật quang cảnh và những sản vật trù phú của rừng U Minh và vùng đất Cà Mau. Từng nghề nghiệp, ánh mắt, cách ăn nói, chào mời; những chi tiết thể hiện sự trù phú về động và thực vật nơi đây của người dân nơi đây được tác giả vẽ lại thật chân thật và đầy cảm xúc; khiến cho chúng ta dù chỉ cần đọc quyển sách này cũng có thể hình dung ra quang cảnh tươi đẹp và trú phú ấy. Sau khi được bà Tư Béo, chủ một quán rượu nơi đây nhận nuôi, An đã vô tình biết được vợ chồng Tư Mắm là Việt gian, chúng biết được và đốt quán bà Tư Béo, còn An đã may mắn chạy thoát và được một gia đình người đàn ông bán rắn tốt bụng nhận nuôi.
Trong khoảng thời gian sống cùng gia đình của ông bán rắn, An đã học tập được rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức chỉ có người dân ở đây lưu truyền với nhau, trong sách vở ở thành phố mà An theo học không hề nhắc đến. Trong những cuộc đi bắt rắn giữa An và gia đình, tác giả đã cho em nhìn thấy được sự dũng cảm, sự kiên nhẫn của những người làm nghề này. Từng cách bắt mồi nhử, cách móc mồi, cách... đuổi muỗi, sự chờ đợi, kiên nhẫn và quang cảnh của rừng U Minh vào ban đêm đã được hiện lên thật sắc nét dưới từng con chữ của tác giả. Còn trong những lần đi lấy mật ong, quyển sách đã mang lại cho em những hình ảnh chân thật nhất về cách dựa vào hướng gió, địa điểm, thời tiết mà đoán chỗ ong mật làm tổ để gác kèo lấy mật. Còn trong lần An chạm trán với hổ, em đã có thể phần nào hình dung ra sự hoang sơ, sự hoang dã của thiên nhiên rừng U Minh. Sau khi chú Võ Tòng hi sinh vì phục kích giặc, gia đình bố nuôi An phải di cư đến nơi khác cùng người dân trong làng. Đến chợ Năm Căn. Tiếp tục sử dụng ngôi kể của mình, tác giả lại khiến cho đọc giả cảm giác thích thú say mê trước quang cảnh vui nhộn nhưng cũng không kém phần êm đềm. Cái quang cảnh tấp nập, người mua kẻ lại lại viển vông trong đầu em, nghĩ lung tung như muốn nhảy vào quyển sách để thăm thú cái nơi ấy. Rừng đước trù phú kia đang ôm lấy những con người chân chất của đất Cà Mau...
Kết thúc truyện, là cái lúc mà tất cả người dân đứng lên, đã sẵn sàng cho cái tư tưởng chiến đấu của họ, lý bất khuất cùng lòng dũng cảm, đứng hẳn lên, trên tay phất cao lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc, bắt đầu cuộc chiến với quân địch, quân Pháp xâm lăng. Chỉ biết một điều, cái kết thúc dang dở thế này, kháng chiến của nhân dân ta nhất định thắng lợi. Bởi con người Việt Nam không bao giờ khiếp sợ trước quân thù, họ luôn đấu tranh để giành lại độc lập tự do vì trong họ luôn luôn tồn tại một tinh thần kiên cường, bất khuất. Em cũng muốn cảm ơn tác giả Đoàn Giỏi đã gửi đến trái tim em những trái tim đẹp đẽ và quả cảm của con người trên vùng đất tận cùng của hình chữ S. Qua cách dùng từ điêu luyện; sự miêu tả chân thật trong từng chi tiết, cảm xúc; sự tâm huyết của tác giả Đoàn Giỏi, quyển sách đã mang lại cho người đọc không chỉ là sự trù phú của thiên nhiên Cà Mau, mà còn là cảm xúc tự hào về tinh thần cao đẹp chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Đó là một cảm xúc mà em sẽ luôn nhớ đến và tự hào.
-
Nhận xét về nhà văn phương Nam Đoàn Giỏi, Chế Lan Viên từng nói: "Là một nhà văn chịu khó tìm tòi nghiên cứu mọi chuyện một cách ngọn ngành, nên trang viết của ông thường rất góc cạnh, gồ ghề nhưng cũng đậm đặc chân tình như quê hương ông, miền đất hoang sơ và hào phóng miền Tây Nam bộ.". Quả thực như vậy, đọc "Đất rừng phương Nam", ta như được hòa mình vào không gian rộng lớn nơi rừng tràm U Minh. Bằng ngòi bút tài hoa, tâm hồn thi vị, Đoàn Giỏi đã vô cùng thành công trong việc miêu tả cuộc sống, công việc của con người Nam Bộ.
Văn bản "Đất rừng phương Nam" là một trích đoạn thuộc chương 9 "Đi lấy mật". Văn bản đơn thuần kể về việc cậu bé An theo chân tía nuôi, Cò vào rừng để lấy mật. Trong chuyến đi, An đã phát hiện ra rất nhiều điều thú vị liên quan đến công việc dựng kèo nuôi ong mà má nuôi hay nói tới. Đồng thời, được tận mắt chứng kiến cảnh sắc đất rừng. Như vậy, chủ đề mà đoạn trích này hướng đến là tái hiện cuộc sống, công việc thường ngày của người dân phương Nam. Từ đó, ngợi ca thiên nhiên, con người nơi đây.
Đầu tiên, tác giả hướng ngòi bút vào việc khắc họa công việc dựng kèo nuôi ong. Công việc này được miêu tả gián tiếp qua lời kể tỉ mỉ của má nuôi An. Để có thể định chỗ gác kèo, con người phải thực sự hiểu biết và giàu kinh nghiệm. Giữa núi rừng mênh mông, người nuôi ong lấy mật cần "chọn được vùng rừng tốt, biết rằng đến mùa xuân tràm sẽ kết nhiều hoa". Chưa dừng lại ở đó, người dân phải tiếp tục quan sát hướng gió, lường tính trước các đường bay của ong mật. Như vậy, đây là công việc đòi hỏi sự chăm chút, tỉ mỉ, cẩn thận ở con người.
Tiếp đến, nhà văn tập trung làm nổi bật công việc đi lấy mật. Ngay từ sáng sớm, tía nuôi, An và Cò đã mang theo biết bao dụng cụ rồi đi vào rừng. Quãng đường tới địa điểm gác kèo khá xa xôi, trắc trở. Thế nhưng, chẳng ai lấy làm mệt nhọc hay vất vả. Dường như, con người đã quá quen với công việc thường ngày, với tình cảnh đàn ong vỡ tổ, bay vù vù trong rừng sâu. Công việc đi lấy mật không được miêu tả cụ thể như dựng kèo mà chỉ hiện lên qua một vài chi tiết, hình ảnh. Đó là cảnh tượng tía nuôi "rướn chân lên, gượng nhẹ đỡ nhánh kèo xuống" rồi vắt mật vào gùi, đựng sáp ở một thúng riêng. Như vậy, công việc này không quá cầu kì như việc làm kèo ong song cũng đòi hỏi con người cần tận tâm.
Có thể thấy, thông qua việc dựng lên hai công việc, nhà văn ca ngợi thiên nhiên đất rừng, con người phương Nam chân chất, thật thà. Các công việc đều gắn liền với tự nhiên, với rừng tràm "Gác chiếc kèo chênh chếch lên cây tràm", "Trên nhánh kèo khô còn trơ lại cái tàn ong sáp trắng to bằng chiếc nón, nặng trĩu những mật vàng". Từ đây, Đoàn Giỏi mở ra khung cảnh nên thơ, hùng vĩ và hình ảnh người lao động chăm chỉ, cẩn thận. Con người đã biết tận dụng tài nguyên quanh mình để lao động sản xuất, phục vụ đời sống. Với đôi bàn tay khéo léo cùng sự am hiểu sâu sắc, người dân có thể tự cung, tự cấp một nguyên liệu cần thiết mang tên "mật ong".
Bằng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, đậm chất Nam Bộ, hình ảnh giàu sức gợi, nhà văn Đoàn Giỏi đã mang đến cho người đọc những hình dung cụ thể về công việc quen thuộc của người dân phương Nam thời bấy giờ. Các công việc ấy được thực hiện trong một không gian rộng lớn nơi rừng tràm bạt ngàn, được hoàn thành nhờ đôi tay khéo léo, cần mẫn của người dân. Ngoài ra, việc sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhiều điểm nhìn kể chuyện cũng giúp văn bản trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.
Qua "Đất rừng phương Nam", ta lại càng hiểu thêm về cuộc sống của con người Nam Bộ, về thế giới bên ngoài, về những con người phóng khoáng, giàu tình cảm. Đồng thời, cảm nhận được vẻ đẹp trù phú, thơ mộng nhưng không kém phần kì vĩ ở vùng U Minh.
-
Đã từ rất lâu, thiên nhiên núi rừng sông nước là nguồn nuôi dưỡng cho đời sống của con người. Không chỉ giúp họ có miếng ăn, nơi cư trú mà còn là một phần không thể thiếu trong nếp văn hoá của loài người. Chính vì mối quan hệ mật thiết như vậy mà thế giới tự nhiên được con người đưa qua những trang văn, gột rửa đi lớp bụi trần của nó nhưng vẫn giữ lại những gì hoang sơ nhất, từ vẻ đẹp thiên nhiên mà gợi ra những điều đẹp đẽ trong đời sống tâm hồn. Thiên nhiên phong phú là nơi nuôi dưỡng biết bao tâm hồn, đặc biệt là mảnh đất trù phú để những người thợ mỏ như các nhà văn, nhà thơ khai thác một cách nghệ thuật rồi tạo dựng nên những nét độc là nhưng gần gũi với con người.
Đi ra từ một trang văn, thiên nhiên không còn là cỏ cây hoa lá núi rừng sông nước một cách vô tri vô giác nữa, đến với thế giới đầy rẫy sự sáng tạo của nghệ thuật khiến cây cối cũng biết hát, sông nước cũng biết múa. Tựa như tất cả được hoà vào làm thành một thực thể gắn liền với loài người. Thiên nhiên, đất mẹ, người tạo lập và mang lại đời sống cho chúng ta, bởi vậy loài người luôn luôn biết ơn và giành những phần tình cảm thiêng liêng nhất trong lòng, chính vì thế tình yêu thiên nhiên đất trời chưa bao giờ mai một, mãi mãi hằn sâu trong thâm tâm những người thực sự yêu quý nó. Nhưng không phải ai sinh ra trên đời này cũng được gần gũi và gắn bó với một cuộc sống tự do hoà mình với tự nhiên, vì thế để cảm nhận được hết những nét đẹp của nó không thể thiếu đi những người thư kí trung thành của cuộc đời, đem thế giới kia mà viết vào tâm hồn của độc giả. Như một người thợ mỏ trung thành cày cuốc, Đoàn Giỏi đã biến thế giới tự nhiên ở miền Nam tổ quốc trở thành một tác phẩm sáng tạo, ở đó toàn bộ khung cảnh của thiên nhiên núi rừng sông nước hiện lên một cách đầy màu sắc. Với tập truyện Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi đã thực sự thể hiện được cá tính sáng tạo của mình trong cách chiêm nghiệm và cảm thụ đời sống.
Đoàn Giỏi là một nhà văn xuất thân từ Đông Nam Bộ, chính vì thế để thực hiện nổi niềm yêu quê hương đất nước những tác phẩm của ông chứa đựng những cung bậc cảm xúc to lớn khi viết về thiên nhiên và con người Nam Bộ, Trong cuộc sống hiện đại, hàng ngàn những thể loại văn học và hàng triệu triệu những tác phẩm ra đời, nhưng có lẽ bạn đọc Việt không thể nào quên đi một nhà văn mộc mạc đơn sơ như Đoàn Giỏi, người đã sáng tác nên Đất rừng phương Nam gắn liền với bao nhiêu thế hệ học trò. Từng mùi hương của sông nước, mùi thơm mát của rừng, tất cả in hằn vào trong con người ấy, để rồi trong một khoảng thời gian nào đó ông đã bộc lộ ra một cách chân thực và đầy tính thẩm mĩ, mỗi một câu văn viết về quê hương là một giọt máu đào tuông ra, chính vì sự nặng lòng với miền Tây đến thế mà nó đã giúp tên tuổi của nhà văn Đoàn Giỏi vươn xa hơn trên bầu trời nghệ thuật nước nhà. Ông không giống với những nhà văn khác, dù đã dẫm mình trên cùng một mảnh đất nhưng người thợ ây vẫn tìm ra cho mình được cái nét riêng biệt, không giống với bất kì một ai cả, đó là chính phong cách giản dị gần gũi khi miêu tả đời sống ở miền Tây sông nước, người ta không chỉ gọi ông là nhà văn tài hoa mà còn gọi là một nhà nghiên cứu về thiên nhiên, đời sống của con người Nam Bộ. Những đóng góp to lớn của ông với quê hương miền Nam như là một minh chứng về tinh thần yêu thiên nhiên, yêu con người Nam Bộ, yêu cái chân chất dân giã của người nông dân bình thường. Chính những điểm như vậy khiến Đoàn Giỏi luôn là một nhà văn xuất sắc trong nhu cầu thẩm mĩ nghệ thuật của những người có cùng tấm lòng nặng nghĩa tình như ông.
Đất rừng phương Nam là một tác phẩm gắn liền với không biết bao nhiêu thế hệ trẻ thơ của mỗi người, ở đó chúng ta như bắt gặp chính mình, trạc tuổi cậu bé An, thằng Cò, … ta thấy ta như hoá thân vào một nhân vật trong truyện một cách hồn nhiên và đầy lí thú, được lồng ghép trong những cuộc phiêu lưu kì thú ở miền sông nước. Hoá mình thành cậu bé An trong truyện, nhà văn đã mở ra một bức tranh đẹp đẽ về những điều thú vị trong cuộc sống, đi từ những điều vụn vặt nhỏ nhoi nhưng lại mang giá trị vô cùng nhân văn và biểu quát. Bên cạnh những miêu tả về thiên nhiên miền Tây sông nước mênh mông với rừng U Minh, những cái kênh cái rạch nước chằng chịt, vẫn có những đứa trẻ như An, Cò, bề ngoài là sự hồn nhiên ngây thơ nhưng bên trong chúng là một tinh thần yêu nước nồng nàn, luôn đứng lên bảo vệ quê hương đất nước. Cậu bé An trong khi chạy loạn trốn giặc Pháp thì đã lạc mất cha mẹ, chỉ biết cậu lưu lạc đến một mảnh đất bên sông, rồi làm phục vụ cho quán dì Tư béo, hàng ngày vẫn luôn âm thầm theo dõi những tên tay sai làm gián điệp cho giặc. Rồi một ngày cậu bị phát hiện nên đã được gia đình ông Hai nhận nuôi, làm anh em nuôi với thằng Cò. Từ đó những cuộc phiếu lưu của cậu bé mới bắt đầu, một cuộc hành trình trải nghiệm, khám phá Miền Tây sông nước dân giã, qua đôi mắt trẻ thơ của cậu làm cho độc giả thấy được sự vật, câu chuyện hiện lên một cách ngây ngô và hồn nhiên, nhưng không kém phần lém lĩnh, tinh nghịch. Bên cạnh đó là những nết đẹp đẽ trong chính con người Nam Bộ, họ thật thà, chịu khó, vượt qua những sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thú dữ, mặc cái đòi nghèo họ vẫn vươn lên trong cuộc sống và luôn có những khoảnh khắc hạnh phúc giản đơn trong đời. Nó là tinh thần nhân đạo cao cả trong phong cách sáng tác của Đoàn Giỏi. Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người luôn được đề cao trong suốt tác phẩm, một đất phương nam đầy màu sắc biến hoá nhưng thẩm sâu vẫn là tình yêu thương và lòng trắc ẩn. Đến với đoạn trích Đi bắt ong của các nhân vật, thiên nhiên mới thực sự được thể hiện tinh tế và tinh khôi, trong lành và mát rượi, ở đó con người như được lạc vào chốn bồng lai, thư thả và khoang dung nhất.
Ngay từ đầu đoạn trích, qua góc nhìn của An ta như cảm nhận chân thật những gì đang xảy ra trước mắt cảnh đẹp của thiên nhiên miền sông nước: “Buổi sáng đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ấm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh”. Chỉ những miêu tả dường như hoa mĩ nhưng có lẽ hơn ai hết tác giả hiểu được đó là những cảm nhận chân thật sâu sắc nhất của chính trái tim mình. Cái bình minh trên miền quê thiệt yên tĩnh, bầu trời xanh trên cao vời vời, lạ thay không thấy một ngọn gió nào thôi qua nhưng làn da vẫn thấy man mác lành lạnh. Mấy con sông, kênh rạch cứ chảy im lìm, cái mát từ nước cứ thế toả ra, với hương thảo mộc tự nhiên của đất trời hoà làm thành một, đi giữa cánh rừng như lạc vào một nơi thật hoang sơ, trước giờ chưa được đặt chân đến. Mặt trời vừa mới nhú lên, cái ánh dương nhẹ nhẹ xuyên qua những kẽ lá màu vàng nhạt như những thanh pha lê đâm toạc xuống, nhưng trong lắm, dịu lắm, trông mọi thứ như được áo một lớp thuỷ tinh mỏng vậy. Khung cảnh yên bình hiện lên một cách đầy tinh tế, ta cảm nhận được chúng qua từng lời từng chữ, nhưng lại truyền đến các giác quan, đọc từng dòng mà cảm giác như phiêu theo, như muốn hoà vào bức tranh nghệ thuật ấy.
Ba cha con An nối nhau đi vào sâu bên trong rừng, ba nuôi nó đi trước, bên hông đeo chiếc túi da beo nhỏ nhỏ, lưng mang một cái gùi tre, chắc là để đựng mật ong, tau thì cầm cái chà gạc. Đi khoảng một đoan thi thoảng ông dơ cái chà gạc lên phăng một đường thật mạnh chặt đứt mấy bụi gai chắn đường, còn thằng Cò đội cái thúng tó tướng, trong đó có mấy vò nước với cơm nắm với cái áo nó vừa cởi ra đã thấm đượm mồ hôi, còn An đeo tòn ten cái gùi nhỏ xíu mà má nó mới đi mượn đâu đó về chiều qua. Ba cha con nối nhau đi rồi đến mọt đoạn bắt đầu ngồi nghỉ ngơi ăn cơm. Thằng Cò thì đố an xem cái tổ ong mật ở đâu, với vẻ vênh váo ta đây vì nó đã biết hết cái địa thế ở đây rồi, thằng An loay hoay mãi cũng chả thấy đâu. Nhưng nó lại thấy bao điều lí thú ngoài kia còn xinh đẹp hơn cả bọn ong đen kia nhiều. Nó thấy mấy con ruồi xanh như hạt đậu bay o e tại chỗ, lướt mắt đi chỗ khác thì thấy bọn chuồn chuồn đang chao liệng một cách nhẹ nhàng như một vũ công, rồi con mối cánh, nó thấy những sinh vật bình thường nhưng hôm nay có cảm giác khác, tại hôm nay là lần đầu nó thấy chúng ở trong rừng. Rồi an chịu thua, thằng Cò chỉ cho An vị trí của đàn ong với vẻ đắc ý lắm, rồi tía nó chỉ cho nó, cuối cùng cũng thấy được bọn ong rồi, nó nối đuôi nhau bay vo ve như một chuỗi hạt ngọc cườm, không lắng tai nghe kĩ thì làm gì thấy được đường đi của bọn chúng. Bọn ong bay trên đầu những cây tràm, nối thành hàng thành hàng quay về tổ. Ăn cơm xong thì mặt trời cũng đã lên rồi, cái mơ màng của khu rừng bỗng biến mất đi, cảm giác như nó đã tỉnh sau một đêm dài. Gió thổi rao rao, lăn nhẹ trên áo, rồi lướt qua làn da mát rượi, khu rừng đã thực sự thoát ra khỏi vẻ mơ màng của nó rồi. Bọn chim hót líu lo ríu rít trên mấy ngọn cây đến độ an phải thốt lên “Chim đẹp quá”, bọn chim đủ màu hoà thành một bản tình ca của rừng già, nhưng là giọng điệu tươi xanh, mơn mởn, khiến tâm hồn tuổi trẻ của thằng An rạo rục khôn nguôi, lần đầu tiên nó thấy bọn chim kia hấp dẫn đến thế. Hương hoa tràm cứ thế len lỏi theo nắng bay vào trong khoang mũi, mùi thơm dìu dịu như đưa họ vào một thế giới nhẹ bổng và êm ái. Nghe tiếng họ đi ngang với con chó săn hung dữ bọn sinh vật bốn chân trú ngụ trong mấy lùm cỏ ven đường đi quẩy đuôi rục rịch bỏ chạy tứ phía.
Cuối cùng đi một hồi cũng đến chỗ lấy mật ong làm tổ, đó là những cái kèo bằng nhánh cây tràm chắp lại mà tía thằng An đã làm sẵn cả trăm cái từ trước đó, nhằm định hướng cho ong về làm tổ ở chính chỗ đấy. Không phải ngẫu nhiên mà ong có thể biết ở đó mà đến, đó là cả một nghệ thuật của người lâu năm trong nghề làm ong. Phải xác định hướng gió, hướng nắng, kinh nghiệm lâu năm, có như vậy mới biết được chính xác vị trí ưa thích của ong. Người dân Nam Bộ vô cùng điêu luyện, bằng mọi giá họ cũng biết được cách mưu sinh dựa vào thiên nhiên, đó là ý chí chinh phục thiên nhiên của con người. Thằng cò bị ong đốt một nhát lên trán, tia bôi cho nó miếng vôi, rồi ngăn nó đừng giết ong, bởi nó cho mình mật thì không nên giết chúng. Tía an lấy trong gùi ra cái cục dẻo quánh gì đó màu vàng, rồi đốt lên mùi thuốc bắc khiến An muốn nôn, rồi lũ ong thấy liền bay đi không còn một con, chỉ có lại miếng sáp to như cái nón đượm mật vàng ươm. Mấy cha con họ nhanh chóng thu hoăch bỏ vào gùi, rồi cứ thế họ lượm được cả năm mươi kèo ong, chỉ tiếc không có chỗ để mang về chứ còn chưa thu hoạch được nữa số kèo mà đã đặt trước đó. Trên đường về an ngẫm về những kiến thức về loài ong mà thầy đã dạy thuở trước, người Hy Lạp, người Châu Phi, người Mễ Tây Cơ đều có những cách nuôi ong riêng biệt, nhưng chưa ở đâu có cái cách làm kèo độc lạ như cái kèo ở vùng U Minh này cả. Câu chuyện kết thúc bằng một sự ngưỡng mộ của An đối với cái cách làm ong này.
Bên cạnh những giá trị nội dung thì hình thức nghệ thuật cũng chính là một điểm nhấn để tạo nên một câu chuyện hay như Đất rừng phương Nam. Hoá thân thành nhân vật an rồi kể theo ngôi thứ nhất, những cảm nhận của An về khu rừng U Minh chân thật hơn bao giờ hết, có đôi lúc là góc nhìn của tía má nuôi, của thằng Cò, tất cả đều bổ sung lẫn nhau để tạo ra một góc nhìn thiên nhiên đa chiều và sâu sắc. Nghệ thuật miêu tả cảnh vật vô cùng xuất sắc, từ hình dáng của các loài vật, màu sắc, mùi hương như quyện vào nhau trên từng trang viết rồi lan toả đến khứu giác của độc giả tựa bức tranh thiên nhiên hiện lên trước mắt một cách sinh động và đầy nhấn nhá. Những cuộc đối thoại của An và các nhân vật khác cũng làm bộc lộ tâm lí nhân vật, những thắc mắc của an, hay sự quan tâm của ba má nuôi, vẻ vênh váo của thằng Cò, phải nói rằng chỉ một đoạn trích nhỏ mà dụng ý nghệ thuật của nhà văn được bộc lộ rõ nét.
Là một người con của mảnh đất Nam Bộ, Đoàn Giỏi đem cả những tâm tình vào trong sự nghiệp sáng tác của mình đê khắc hoạ nên bức tranh thiên nhiên con người Nam Bộ đầy tính chiêm nghiệm và tươi trẻ. Ở đó con người chân chất, thật thà, sống một cuộc sống bình dị gắn liền với thiên nhiên, với rừng với sông, họ hoà vào thiên nhiên đất mẹ như một thể. Gắn bó với nhau suốt những thế hệ từ già đến trẻ, lớp này đến lớp khác, không biết khu rừng U Minh đã nuôi dưỡng bao nhiêu rồi, mà mỗi khi nhắc đến đặc trưng của vùng Nam Bộ không thể không nhắc đến nó. Sự thành công của Đoàn Giỏi trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật của chính mình đó là đã sáng tạo nên một cách chân thật Đất rừng phương Nam.
-
Đất rừng phương Nam là một tiểu thuyết có bối cảnh là thời kỳ Nam Bộ bị thực dân và bọn cường hào cai trị, bóc lột. Tác phẩm là góc nhìn của nhân vật cậu bé An, về những cuộc lưu lạc qua những miền đất rừng phương Nam trù phú trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong những chuyến đi ấy, cậu bé đã được gặp gỡ rất nhiều người, có tốt có xấu. Cuối cùng, An trưởng thành và tham gia vào quân đội xung phong ra tiền tuyến.
Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm ca ngợi sự trù phú của thiên nhiên rừng già của đất Nam, cũng là tình cảm của tác giả với những con người hiền lành, chất phác nơi đây. Qua đó, Bùi Văn Hồng cũng cho người đọc thấy được một Đoàn Giỏi với nét văn phong phú, sự nhạy cảm và tinh tế của một nhà văn.
Đầu tiên, khung cảnh thiên nhiên được Bùi Văn Hồng ấn tượng bởi những hình ảnh: “Ba ba to bằng cái nìa”, “Kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản” , “Cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi” . Những phép nhân hoá nhưng lại vô cùng chân thật được tác giả đánh giá cao. Sau những bất ngờ thú vị này, Đoàn Giỏi lại vẽ một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Điều này cũng làm cho nhà phê bình phải cảm thán. Đó là vẻ đẹp của rừng U Minh dưới ánh mặt trời rực rỡ, là sự hoành tráng của con nước dòng sông Năm Căn. Đây đều là những đặc trưng nổi bật của thiên nhiên, địa hình của người dân phương Nam. Bùi Văn Hồng tỉ mỉ “đào” ra những cái mà Đoàn Giỏi muốn cất giấu. Những nét tinh tế của Đoàn Giỏi được tác giả cảm nhận, một bức tranh phác thảo được tô màu và gửi tới người đọc. Chúng ta lại càng cảm nhận được những nét đẹp và hùng vĩ của thiên nhiên, đất rừng phương Nam.
Tiếp theo, những nhân vật được Đoàn Giỏi nhắc đến đều được phân tích kỹ càng trong “Phân tích Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” . Hầu như tất cả nhân vật đều có những nét chung như nghèo khổ, phải làm thuê và bị bọn địa chủ bóc lột. Tuy nhiên, ông cũng nhận thấy được rằng, trong họ đều có sự dũng cảm, gan dạ và một tinh thần yêu nước sâu sắc. Bởi vậy, họ nung nấu ý chí sục sôi, lòng căm thù bọn thực dân và phong kiến sâu sắc. Theo Bùi Văn Hồng, ông khẳng định đây chính là những con người đại diện, đặc trưng cho con người phương Nam phóng khoáng và gan dạ. Không chỉ vậy, những nhân vật khác đều được tác giả đề cập tới. Trong con mắt của ông, mỗi nhân vật đều có nét đẹp và đặc trưng riêng. Từ đó, tất cả họ tạo nên một câu chuyện thú vị và không hề nhàm chán.
Bùi Văn Hồng nhận định đây là một tác phẩm đặc trưng, cũng vô cùng xuất sắc. Không chỉ làm rõ nét chân dung của người dân Nam Bộ, Đoàn Giỏi còn cho người đọc thấy được một bức tranh xinh đẹp của sông núi phương Nam. Bùi Văn Hồng với giọng văn tự nhiên và những lý luận sắc bén cũng đã khiến cho người đọc thấy được những chi tiết đắt giá của tác phẩm. Những phân tích của ông như đang đóng vai thành nhân vật thực thụ, cái nhìn vô cùng độc đáo và sâu sắc.
Không thể phủ nhận được thành công của Đất rừng phương Nam khi cả bản phim điện ảnh của nó đều được chào đón. Dưới cái nhìn của Bùi Văn Hồng, những chi tiết trong truyện lại càng thêm chi tiết hơn, rộng mở hơn trong mắt người đọc. Có thể nói, đây là một tác phẩm bình luận văn học đặc sắc và có giá trị tham khảo cao.
-
Nhà văn nổi tiếng người Tiền Giang Đoàn Giỏi đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả nhiều thế hệ với tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”. Tác phẩm này viết vào năm 1957, kể về cuộc hành trình đi tìm người cha của nhân vật An. Bằng ngòi bút tài hoa cùng những hiểu biết sâu sắc, Đoàn Giỏi đã vô cùng thành công khi dựng lên bức tranh thiên nhiên, con người phương Nam qua đoạn trích “Đất rừng phương Nam”.
Văn bản kể về việc An theo tía nuôi, Cò vào rừng tràm để lấy mật. Theo bước chân của ba nhân vật, từng khung cảnh lần lượt hiện ra. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ khiến cậu bé An không khỏi ngạc nhiên, thích thú. Song song với việc quan sát, theo dõi thực tế, An còn nhớ tới lời má nuôi kể về việc “ăn ong”. Như vậy, thông qua cách kể chuyện từ nhiều điểm nhìn, tác giả đã miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên, cuộc sống và con người Nam Bộ. Đây cũng chính là chủ đề bao trùm toàn bộ văn bản.
Trước hết, bức tranh thiên nhiên được khắc họa ngay ở phần mở đầu. Vào thời điểm sáng sớm, rừng U minh vẫn còn chìm trong cái yên tĩnh, bình lặng. Các sự vật có sự chuyển mình hết sức nhẹ nhàng “trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh”, “ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh”. Hòa mình vào bầu không khí mát mẻ, trong lành ấy, con người cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhàng đến lạ thường. Đến giữa trưa, bức tranh núi rừng hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết. Giờ đây, nhân vật An không chỉ cảm nhận nhiên nhiên bằng thị giác, xúc giác mà còn bằng khứu giác và thính giác. Nhờ đó, không bị bỏ lỡ bất kì cảnh tượng đẹp đẽ nào của rừng tràm. Dưới bóng cây xanh, con người được lắng nghe âm thanh đàn chim hót rộn ràng, líu lo, được ngửi hương hoa tràm ngọt dịu hòa trong gió. Bức tranh thiên nhiên càng thêm trù phú, tươi đẹp nhờ sự xuất hiện của nhiều loài sinh vật như: kì nhông, chim áo già màu nâu, chinh manh manh mỏ đỏ,… Tất cả các sự vật đã góp phần điểm tô cho cảnh tượng nên thơ, kì vĩ nơi rừng tràm U Minh mênh mông, bát ngát.
Trong trích đoạn “Đất rừng phương Nam”, cuộc sống của người dân Nam Bộ được khắc họa hết sức giản đơn, gắn liền với hai công việc: làm kèo và lấy mật. Đây là những công việc đòi hỏi con người cần tận tâm, giàu kinh nghiệm, có hiểu biết. Muốn ong đến đóng tổ, người dân phải tinh mắt chọn vùng rừng tốt, biết gác kèo hợp lí. Muốn thu được những gùi đầy ắp mật, người dân cần chăm chỉ, cần mẫn đi xuyên rừng, khéo léo vắt từng cái tàn ong sáp trắng. Có thể thấy, chỉ với một vài chi tiết, nhà văn đã giúp người đọc có hình dung cụ thể về cuộc sống, công việc gắn liền với rừng tràm.
Cuối cùng, Đoàn Giỏi còn khéo léo dựng lên hình ảnh con người Nam Bộ phóng khoáng, thuần hậu, giàu tình cảm và yêu thiên nhiên sâu sắc. Những phẩm chất, tính cách này được thể hiện rõ ở cả ba nhân vật. Trước hết, ta thấy một cậu bé An luôn lễ phép, ham học hỏi, tiếp thu điều mới lạ. Mỗi khi trò chuyện, An không bao giờ tỏ ra hài hước, thân mật như Cò mà luôn giữ thái độ đúng mực. Cậu thưa chuyện với bậc trên bằng những lời nói chân thành, có đầu, có đuôi “Kèo là gì, hở má?”, “Một tổ nữa kìa, tía ơi!”. An rất thông minh, sáng dạ và ham học. Cậu khắc sâu trong đầu lời má nuôi kể về việc gác kèo nuôi ong rồi đem so sánh với kiến thức trong sách vở. Bên cạnh An, Cò cũng là một chàng trai hồn nhiên, tinh nghịch. Vì được sinh ra và lớn lên ngay tại mảnh đất phương Nam nên Cò vô cùng am hiểu về tự nhiên, rừng tràm. Trên đường đi lấy mật, cậu đã chỉ cho An nhiều điều thú vị, mới lạ. Sau cùng, nhân vật tía nuôi tuy xuất hiện ít ỏi nhưng lại in sâu trong tâm trí độc giả. Ông là người lao động dày dặn kinh nghiệm, giàu lòng nhân ái. Khi bé An đưa cỏ tranh và sậy khô lại, ông từ chối và nói “Đừng! Không nên giết ong, con à! Để tía đuổi nó cách khác…”. Câu nói trên đã cho thấy tấm lòng bao dung, thương yêu của một con người thật thà, chất phác.
Bên cạnh đặc sắc về nội dung, những nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật cũng là yếu tố góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Bằng ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương, hình ảnh thân thuộc, giàu sức gợi, nhà văn đã khắc họa rõ nét cảnh sắc rừng tràm cùng cuộc sống lao động bình dị của con người. Ngoài ra, việc kể chuyện qua nhiều điểm nhìn, như của An, của Cò, của má nuôi,… khiến văn bản thêm hấp dẫn, sinh động hơn. Từ đó, giúp người đọc có cái nhìn đa chiều và toàn diện. Qua đây, nhà văn ngợi ca, bày tỏ tình cảm yêu mến vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ nơi núi rừng phương Nam. Đồng thời, bộc lộ tấm lòng trân trọng, thương yêu những con người chân chất, thuần hậu Nam Bộ.
“Đất rừng phương Nam” giống như một bức tranh thu nhỏ, hài hòa màu sắc, bố cục. Ở đó, con người sinh sống hòa hợp với thiên nhiên, đất trời. Thật không ngoa khi tác phẩm này được đánh giá là “một trong những tên tuổi viết cho thiếu nhi hay nhất Việt Nam” – Hữu Thỉnh.