Top 7 Bài văn phân tích bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi (Ngữ văn 10) hay nhất
Trong cả tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, nhiều bài ông viết về cây, hoa với sự miêu tả hết sức tinh tế. Tất cả các bài thơ ấy được gọi chung lại là ... xem thêm...Môn hoa mộc gồm các loài hoa tao nhã như: đào, mẫu đơn, nhài, sen…với các loại cây như tùng, trúc, cúc, mai, đa… ngoài các loại cây cao sang, quý phái ấy, còn có một loại cây rất dân dã, bình dị đi vào thơ ông mang một nét thanh tao và mộc mạc đó là cây chuối.
-
Ta được biết Nguyễn Trãi gắn liền với lịch sử trọng đại của dân tộc bằng Bình Ngô đại cáo vừa vĩ đại vừa thiêng liêng, lại được tri âm với ông ở góc độ rất người, số phận người, mơ màng và dân dã trong “Bến đò xuân đầu trại” và lại vô cùng ngạc nhiên khi ta được gặp một con người rất đa tình qua bài thơ Cây chuối.
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem..
Nhan đề bài thơ của Nguyễn Trãi rất mộc mạc, tả cây chuối, nhưng quả thực bài thơ lại hàm chứa một ý thơ sâu kín, nhiều tầng. Đến như Xuân Diệu là người sành thơ cũng phải băn khoăn hàng chục năm trời tìm cách giải mã, nêu lên một cách cảm cho ta nhiều thú vị: ‘Tại sao không là “lại tốt thêm”? – “Lại tốt thêm” chẳng qua theo đà, theo thế. theo thời mà thêm tốt, bớt tốt! Còn như Ức Trai viết “tốt lại thêm” để khẳng định: cái tốt vốn là bản chất rồi; từ lúc “bén hơi xuân” thì tốt thêm. Cái thần của câu thơ là ở chữ “bén”. Và chữ “lạ”, chữ “màu” ở câu hai dào dạt, ngạt ngào hơn. Khi đã hiểu sự “lạ” là mùa xuân riêng xuất hiện thì hai câu cuối dính liền một cách thoải mái với hai câu trên.
Tả cây là phải tả lá, tả hoa (ở đây là quả), nhưng Ức Trai không sa đà vào chi tiết, vào dáng cây, thế cây... mà chỉ cốt ghi lấy ấn tượng. Chính vì vậy, ông không tả lá thấp, lá già mà tả lá non. chúm chím, cái đọt chuối màu xanh cẩm thạch đang đung đưa trước làn gió xuân. Ngầm ý là: sức sống, sức xuân của cây chuối đâu đã ở vào giới hạn cuối cùng. Nó đang thừa dư, trữ lượng của nó còn lai láng, đầy ắp. Như một cô gái biết mình đẹp, đang có mối tình đẹp, cây chuối dường như e ấp, ngượng ngập vì duyên may, vì có trong đời mình, trong lòng mình một hạnh phúc lớn lao, trọn vẹn. Tâm trạng ấy được hình tượng lên bằng một bức “tình thư”, một cuốn thư còn niêm phong dán kín. Nguyễn Trãi đã nhận ra dưới góc độ hết sức mộng và thơ, duyên dáng và đa tình. Vừa giãi bày, vừa gói ghém những chuyện động trời nhưng đang ớ dạng ẩn chìm, chưa hé lộ. Kín đáo và tình tứ biết bao! Và cũng biết bao phấp phỏng, hồi hộp, đợi chờ:
Tình như một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem.
Dĩ nhiên, tình lang của cây chỉ có thể là mùa xuân, là ngọn gió. Ngọn gió ấy cũng mỏng manh làm sao.như nỗi đợi chờ kia! Nó sẽ lướt qua để làm cái việc mở bức “tình thư” còn phong kín đó. Bức thư là thực, tình thư là ảo, có mà tưởng như không. Đọc thư tình, mà trước hết là thao tác mở thư phải nhẹ nhàng, phải trân trọng, “một tấm lòng đối với một tấm lòng”, phải gợi mở”. Bởi tình thư có khía cạnh vật chất, nhưng trước hết và chủ yếu, quan trọng hơn là khía cạnh hồn người. Chính vì lẽ đó, trong sự ứng xử không thể suồng sã, thô kệch. “Gió nơi đâu?” – câu hỏi tu từ ở đây rất gợi, như một sự mời mọc, nhưng cũng rất nhã: “gượng mở xem”. Như vậy, mạch cảm xúc chính trong bài thơ được thực hiện bằng thủ pháp ví ngầm để miêu tả cây chuối, rồi từ đó muốn hướng tới ca ngợi vẻ đẹp sung mãn của tuổi trẻ bất gặp tiết xuân về. Ấy là vẻ đẹp xuân sắc, xuân tình của cây cỏ và lòng người mà mùa xuân đem lại.
Với phong cách nghệ thuật tượng trưng kiểu phương Đông, không nhất thiết tả cây chuối cụ thể, Nguyễn Trãi đã gây ấn tượng sâu sắc bởi sự cảm thụ của nhà thơ trước cái đẹp của sức xuân mà người con gái đẹp vốn là biểu tượng ấy.
Sức trẻ ấy toát ra hương thơm, vẻ đẹp thanh tân của cây chuối gặp xuân được chiêm ngưỡng bởi một hồn thơ đa tình, nhạy cảm. về phương diện này, ta thấy Ức Trai tiên sinh người hơn ai hết, đời hơn ai hết, bên cạnh một Nguyễn Trãi thiêng liêng, cao đẹp, hoành tráng với áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo.
-
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.
Trước hết điều lý thú đáng ghi nhận ở đây là Nguyễn Trãi không những chỉ viết bằng chữ Nôm mà quan trọng hơn là ông viết về loại cây dân dã, gần với cuộc sống bùn đất quê mùa. Như nhiều người đều biết, thơ cổ không thiếu những bài tả về hoa lá, cây cối, nhưng thường chỉ tập trung miêu tả một số cây “cao sang” quen thuộc như tùng, cúc, trúc, mai. Dường như phải đến Nguyễn Trãi, những loại cây cối “tầm thường” kia mới được hiện diện trong thơ ca. Như vậy có nghĩa, tuy cùng viết về thiên nhiên (như không ít nhà thơ thời phong kiến khác), nhưng hướng khai thác của Nguyễn Trãi đã có sự cách tân so với những cây bút cùng thời. Bài thơ Cây chuối, giúp ta hiểu thêm về con người Nguyễn Trãi. Nếu qua Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập… người đọc biết một Nguyễn Trãi anh hùng, yêu nước thiết tha, thì qua bài Cây chuối ta thấy thêm một Ức Trai nhạy cảm, đa tình và trẻ trung. Tuy bài thơ có nhan đề là Cây chuối và cả bốn dòng thơ đều nói về cây chuối, nhưng không phải là bài thơ tả cây chuối đơn thuần mà thực chất là một bài thơ tình, bộc lộ một cái nhìn trẻ trung tươi mát, đầy lãng mạn của nhà thơ trước tạo vật. Có thể nói, bao trùm bài thơ là cảm hứng về tình yêu nồng thắm.
Lâu nay, đã có nhiều cách hiểu khác nhau về bài thơ này. Để tránh có những suy diễn đáng tiếc, thiết tưởng trước hết phải hiểu đúng câu chữ của bài thơ. Bài Cây chuối có thể diễn Nôm như sau: Bén khí hậu thời tiết của mùa xuân, cây chuối vốn đã tươi tốt, nay lại tốt tươi thêm. Cũng nhờ hơi xuân ấy, buồng chuối đẹp lạ lùng tựa hồ như tỏa hương thơm quyến rũ suốt đêm… Mùa xuân, nhìn những đọt chuối non còn cuộn lại chưa nở, thi sĩ tưởng tượng như một bức thư tình còn phong kín. Nhà thơ muốn nhờ một làn gió xuân thổi tới, gượng nhẹ giúp cho đọt chuối - bức thư tình kia mở ra xem…
Ở đây cần phải lưu ý, một mặt, Nguyễn Trãi có những cách tân khiến cho bài thơ có giá trị độc đáo, nhưng mặt khác, nhà thơ vẫn không thể hoàn toàn thoát ra khỏi những quy phạm của thi pháp văn học trung đại. Có lẽ không nên hiểu cây chuối ở đây phải là một cây chuối cụ thể “tả thực” nào, và đang ở vào một mùa xác định nào trong năm. Và “hơi xuân” cũng không phải chỉ có ba tháng mùa xuân (chuối không trổ buồng vào mùa xuân). Cố nhiên có nhiều cách hiểu về mây từ “đầy buồng lạ”; “buồng” là phòng của người thiếu nữ, phòng của thi nhân hay là buồng chuối. Theo giáo sư Bùi Văn Nguyên, một chuyên gia về Nguyễn Trãi, tự dạng (dạng chữ Nôm) của chữ buồng trong bài thơ là chữ buồng chỉ buồng chuối, buồng cau (khác với chữ buồng chỉ căn buồng, buồng the, khuê phòng).
Vậy mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi có lẽ cho người đọc cảm nhận về một cây chuối biểu tượng. Do có được sức xuân, tình xuân tiềm tàng từ bên trong nên khi gặp được “hơi xuân”, cây chuối càng thêm tươi tốt. Xuân Diệu trong khi bình bài thơ này đã lưu ý người đọc lý giải tại sao Nguyễn Trãi không viết “lại tốt thêm” mà viết “tốt lại thêm”, ông cho rằng: “Lại tốt thêm” thì có bề dung tục, không đủ trân trọng đối với chủ từ của câu, chẳng qua theo đà, theo thời mà thêm tốt, bớt tốt, còn “tốt lại thêm” tức là vốn cái tốt đã là bản chất rồi. Ngay từ lúc bén hơi thì tốt thêm. Đây thật là những lời bình tinh tế, sâu sắc. Khi nói đến mùa xuân Nguyễn Trãi nhấn mạnh đến “hơi xuân”, sức xuân nét tiêu biểu, đặc thù của nó chứ không cốt ghi nhận ở phương diện thời gian.
Đến câu thứ hai, tác giả miêu tả đặc điểm của cây chuối. Đây là loại cây có buồng “Đầy buồng lạ” và kỳ diệu hơn là hương thơm của buồng chuối ngào ngạt, quyến rũ suốt đêm. Nhà thơ Quang Huy cho rằng: “Nghĩ cho cùng, quả chuối kể cũng lạ. Nó không giống bất cứ một thứ quả cây nào dù mơ hay mận, dù là cau hay bưởi… Đến như cách xếp đặt quả chuối thành nải thành buồng như vậy cũng kỳ lạ nốt. Mặc dù quả chuối rất gần gũi và thân quen với mỗi chúng ta, nhưng Nguyễn Trãi vào lúc ấy đã sửng sốt: “Đầy buồng lạ”, chính là như vậy”. Tìm ra cái lạ trong sự vật đã quá quen nhàm: đó là tư chất của nghệ sĩ.
Nhưng sức nặng của bài thơ là ở vào hai câu cuối cùng:
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.
Có lẽ khi viết những câu này, Nguyễn Trãi đã được gợi ý từ một vế cầu đối “Thư lai tiêu diệp văn do lục” (Thư viết trên lá chuối gửi đến lời văn còn xanh). Cho dù sự phán đoán trên đây là đúng thì công lao của Nguyễn Trãi cũng rất lớn. Từ cách diễn đạt của người xưa, Ức Trai sáng tạo ra một hình tượng vừa chân thực vừa mới mẻ. Bằng cái nhìn tinh tế rất nghệ sĩ, Nguyễn Trãi thấy tàu lá chuối kia như là một bức thư tình còn đang phong kín, chứa chất trong đó bao ngọt ngào ân ái và e ấp của một tình yêu buổi đầu trao gửi còn rất đỗi ngập ngừng. “Phong còn kín” vừa nói được sự trắng trong vừa nói được ý e lệ, giữ gìn.
Ôi, người anh hùng Nguyễn Trãi nhìn một cái đọt chuối mà tưởng tượng ra một phong thư, một bức thư tình trai gái viết cho nhau. Người ta thường nói, thi sĩ là “giống hữu tình” là “nòi tình” quả là đúng với trường hợp của tác giả bài thơ Cây chuối này.
Nhưng tình tứ hơn nữa là câu cuối cùng. Câu kết bài thơ kết lại bằng 6 chữ: “Gió nơi đâu gượng mở xem”, dùng thủ pháp nhân hóa thể hiện liên tưởng nghệ thuật rất nghệ sĩ. Đọc câu này, ta có thể hình dung: Gió xuân từ nơi xa thổi đến, như một bàn tay run rún và hồi hộp vì xúc động, gió gượng nhẹ, mơn man và khẽ khàng trân trọng mở dần dần bức tình thư kia… Cảm nhận bài thơ như một chỉnh thể, chúng ta có thể nghĩ đến cây chuối và gió xuân cũng như cô gái và chàng trai. Chàng trai say mê, trẻ trung nhưng cũng rất ý nhị, tinh tế. Cô gái thì trinh trắng và e ấp… Hai câu thơ nói trên ít nhiều cũng có yếu tố tả thực: đọt chuối non đang vươn dần lên, đang mở dần ra trong gió xuân. Nhưng điều quan trọng hơn là Nguyễn Trãi đã gửi vào đó cảm hứng tươi mát của một khách đa tình mà tao nhã.
-
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín.
Gió nơi đâu gượng mở xem.
Có những từ, ý ta có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Việc phân tích bài thơ sẽ phần nào giúp ta phát triển một cách hiệu hợp lý, thuận tình nhất.
Trước hết, ta hãy tìm hiểu sơ lược về tiểu sử tác giả. Ông là nhà quân sự đại tài, từng giúp Lê Lợi trong suốt mười năm kháng chiến gian khổ chống quân Minh xâm lược. Hòa bình, ông tiếp tục phục vụ cho đất nước. Nhưng trước cảnh ngộ đau lòng của triều chính. vua chỉ biết nghe lời bọn nịnh thần mà nghi kỵ những người đã hết lòng giúp đỡ mình trong cuộc kháng chiến, quan lại lộng hành tranh giành quyền lợi, chém giết lẫn nhau...ông đã cáo quan về ở ẩn, sống cuộc đời thanh bạch giữa thiên nhiên.
Nguyễn Trãi là tác giả của nhiều thơ văn xứng đáng là những sáng " thiên cổ hùng văn" của dân tộc. Bên cạnh đó, tiếng thơ của ông còn chan chứa tình yêu bất tận đối với thiên nhiên, tâm sự gắn bó và thể hiện mối đồng cảm giữa cái vũ trụ vi mô trong tâm hồn nhà thơ với cái vũ tru vĩ mô của đất trời. Bài thơ Cây chuối thuộc vào chiều hướng sáng tác thứ hai.
Theo tinh thần bài thơ, người ta có thể phỏng đoán rằng Nguyễn Trãi sáng tác bài thơ này lúc về ở ẩn, khi ngắm một cây chuối đang trổ buồng vào một đêm cuối xuân đẹp trời. Bài thơ phác họa lại những gì thi sĩ đã trông thấy, cảm thấy.
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.Cây chuối trong bài thơ này ắt hẳn ra hoa vào độ khai xuân, đến nay " bén hơi xuân" nên càng thêm tươi tốt, bắp chuối ngày một to ra. Giữa cái bắp chuối tròn trĩnh, ngộ nghĩnh màu tím đó ấy bật ra những nải chuối con xinh xắn. Chúng thon dài rồi lớn dần lên, tỏa mùi ( màu) suốt đêm...Hương chuối ấy với hương thơm của đất trởi, làm dâng lên trong lòng tác giả một niềm tin yêu vào cuộc sống mỗi ngày một sinh sôi, nảy nở.
Ông chợt nhìn lên ngọn cây. Một đọt chuối non run run trong cơn gió nhẹ, vẫn còn tự cuộn tròn lại. Đến khi cái nõn đủ độ lớn, chỉ cần một cơn gió thổi qua là sẽ xòe rộng ra, thực sự bắt đầu cuộc đời của một chiếc lá. Với tâm hồn nghệ sĩ thiên nhiên qua lăng kính yêu đời. Nguyễn Trãi tưởng tượng rằng hình ảnh chiếc lá non cuộn tròn các văn bản cần gửi đi, ngoài cột sợi lụa hay phong bằng sáp ong. Một cuộn thư như thế dễ khiến người ta liên tưởng đến khi ngắm nõn chuối kia. chỉ khác là chiếc lá non không có sợi lụa cột ngang thân. Nhưng ai dám chắc rằng không có sợi tơ trời nào đó đang giữ chiếc lá khỏi bị mở ra? Nhà thơ Nguyễn Trãi ngắm chiếc nõn đã gần đến lúc mở ra và khe khẽ gọi. " Gió nơi đâu? Gượng mở xem!" Cảnh tượng chiếc lá sẽ từ từ mở ra trong khí xuân tươi tốt, gợi trong lòng nhà thơ niềm thích thú tựa như đang run rung giở xem bức thư tình.
Có thể nói rằng bài thơ tả thiên nhiên này hoàn toàn thành công. Chỉ bằng vài nét phát họa, nhà thơ đã gợi lên bức tranh hoàn hảo mà bình dị làm cho tâm hồn người đọc cũng lâng lâng cái cảm giác dịu dàng như đang sống giữa thiên nhiên vào một thời điểm tuyệt vời với cảnh trí thơ mộng đến như vậy.
Nhưng bài thơ không chỉ đơn thuần là bài ca yêu đời, yêu thiên nhiên của thi sĩ. Lồng vào trong từng chữ, từng ý là cuộc đời của nhà thơ, phảng phất quanh hình ảnh " cây chuối".
Ta có thể hiểu qua hai câu thơ đầu hiện lên con người Nguyễn Trãi. Từ khi ông trưởng thành, hấp thụ tình yêu nước, tình yêu dân tộc, lại thừa hưởng ở mẹ cha một trí tuệ hơn người, ông khát khao được sống, được đóng góp, cống hiến cho đất nước... Phải chăng khi tả thực tinh hoa của cây chuối chứa đựng trong cái buồng lạ kia, Nguyễn Trãi đã ẩn dụ với con người mình. Trong trái tim ông (tức là cái buồng tim ấy) luôn nuôi ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa mang tình yêu đất nước. Ngọn lửa ấy lúc nào cũng tỏa sáng, đưa ông đi trên đường giải phóng dân tộc khỏi nạn ngoại xâm tăm tối. Trong đêm đen của hung tàn, tâm hồn ông luôn tỏa sáng, nêu cao tấm gương anh hùng muôn thuở, để tiếng thơm ngàn đời.
Lật lại tiểu sử Nguyễn Trãi ta có thể hiểu thêm về hình tượng "Tình thư một bức phong còn kín" chính là giai đoạn Nguyễn Trãi về ở ẩn. Lúc này " như bức thư phong kín", ông sống khép mình với thế giới xung quanh, đầy rẫy bọn xiểm nịnh. Ông hướng về nội tâm nơi đó âm ỉ ngọn lửa trung hiếu. Ông trở về với cuộc sống quạnh hưu, không hẳn là ông quay lưng lại với cuộc sống sinh động xung quanh mình. Ông luôn tin tưởng một ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ngày đó ông sẽ quay trở lại phục vụ cho đất nước. Và ông chờ, Ông đợi một làn gió mới, trong thâm tâm, ông mong cơn gió ấy chóng đến thổi lên đầy sức trẻ, sức xuân, tình đời mà ông hằng nuôi dưỡng.
Như vậy, theo cách hiểu của em, Nguyễn Trãi sáng tác bài thơ này khi ông cáo quan về ở ẩn. Với tình yêu thiên nhiên vốn có, ông lồng tâm trạng mình vào trong Cây chuối. Đó là đặc điểm chung của thơ cổ " ý tại ngôn ngoại" và " văn hữu dư ba", và cũng chính là điểm thành công đặc sắc của Nguyễn Trãi, người có hoài bão, tâm hồn rất xanh, rất trẻ.
Như trên đã nói, trong bài thơ Cây chuối, có những từ ngữ, những thành ý mà có nhiều cách hiểu của em như đã phân tích ở trên, có thể không phải là cách hiểu hợp lý nhất đối với một số người. Nhưng với em, đây là cách hiểu thuận tình nhất.
-
Trong cả tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, nhiều bài ông viết về cây, hoa với sự miêu tả hết sức tinh tế. Tất cả các bài thơ ấy được gọi chung lại là Môn hoa mộc gồm các loài hoa tao nhã như: đào, mẫu đơn, nhài, sen…với các loại cây như tùng, trúc, cúc, mai, đa… ngoài các loại cây cao sang, quý phái ấy, còn có một loại cây rất dân dã, bình dị đi vào thơ ông mang một nét thanh tao và mộc mạc đó là cây chuối. Cây chuối được quan sát rất chân thực trong bài thơ Cây chuối:
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.
Là một vị anh hùng, một nhà thơ lỗi lạc, thơ Nguyễn Trãi chứa đựng một triết lý nhân sinh với những trăn trở về cuộc đời. Và trong ông một tình yêu thiên nhiên không kém phần in ỏi. Theo tư tưởng của người Phương Đông thì các cây tùng, trúc, bách… được dùng để chỉ người quân tử. Ở đây với Nguyễn Trãi cây chuối cũng được xem là một quân tử. Cây chuối cũng như một nhành sen dù sống trong bùn nhơ, trong đầm lầy thì nó vẫn vươn lên tươi tốt dâng cho đời những đoá hoa thơm ngát.
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Cây chuối thì không hề kém đất, dù đất khô cằn chai sạn cây vẫn xanh tốt. Vốn dĩ cây đã xanh tươi nay gặp ngọn gió xuân trong không khí trong lành cây lại tốt thêm bội phần như người anh hùng đã tìm được mảnh đất để dụng võ… Khi lá khô héo vẫn giữ cốt cách của người trung nghĩa vẫn bám chật lấy thân không hề rời, như một lớp bọc bảo vệ thân cây, che chắn cây khỏi những va chạm bên ngoài.
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm
Từ “buồng” ở đây ó thể hiểu theo hai cách hiểu. “Buồng” là chỉ buồng chuối khi tất cả hoa chuối đã đậu thành trái. Còn có thể hiểu “buồng” là nơi buồng ở của các thiếu nữ, một nơi kín đáo người lạ khó lòng đột nhập vào. “Buồng lạ” so với các loài cây khác cây chuối đã cho ra đời thứ trái lạ, không là chùm, mà là buống rất độc đáo. “Màu” là chỉ mùi, ở đây nói lên mùi toả ngát của quả chuối chín.
Tình thư một bức phong còn kín
Khi thư giãn trong vườn, quan sát cây chuối, nhìn đọt chuối non cuộn tròn, ông liên tưởng nó như một bức phong thư kín đáo, thư càng kín, càng e ấp lại càng khơi gợi tính tò mò cho mọi người, và chính thế đã gợi sự tò mò cơn gió đã đến “gượng” mở xem.
Gió nơi đâu gượng mở xem.
Cơn gió này thật đúng lúc, sự xuất hiện của nó đã làm nên một tiếng động cho bài thơ, phá tan cái tĩnh lặng của bước tranh thiên nhiên ấy. Nếu không có gió thì bước tranh phong cảnh Nguyễn Trãi vừa tả là một bước tranh chết, hoàn toàn tĩnh, và thậm chí không có gió thì làm sao có hương thơm. Và ngọn gió kia cũng chẳng phải là ngọn gió vô tình, nó đến với cử chỉ nhẹ nhàng, thái độ lịch sự tế nhị. Ở đây thoáng hiện lên một tình yêu mới “bén”, đang e ấp, mà thanh cao.
Trạng từ “nơi đâu” được dùng ở đây thật tài tình, vì không thể xác định được vị trí phương hướng của cơn gió ta thấy cơn gió nhẹ nhàng. Không rõ là Bắc hay Đông thì đó là ngọn gió xuân. Từ “gượng” là một hành động vừa hồi họp vừa như rụt rè lại vừa có mãnh lực gì đó thúc dục đến mở bức thư tình còn kín phong đó. Khi tưởng tượng đọt chuối là bức thư tình ta thấy đó là sự liên tưởng độc đáo và gây bất ngờ cho người đọc, với hành động “gượng mở xem” thể hiện một khao khát niềm hạnh phúc và một tình yêu mãnh liệt.
Cây chuối là một loại cây dân dã bình dị, nhưng đã được Nguyễn Trãi thổi vào đó một linh hồn để thể hiện một cảm xúc sâu sắc, kín đáo về một tâm hồn cháy bỏng. Điều này cũng là một điều thật bình thường, bởi vì Nguyễn Trãi là một vị tướng nhưng ông cũng là một con người bằng xương bằng thịt, một người thường với những cảm xúc dào dạt, cũng không tránh khỏi sự e ấp, ngại ngùng khi nhắc đến tình cảm riêng, và đặc biệt lại là tình yêu trong thời phong kiến đầy khuôn sáo nên sự thể hiện càng kín đáo.
Nguyễn Trãi không những là nhân chứng của những biến động bão táp mà ông còn là người tướng trực tiếp tham gia vào những biến động ấy. Và ngay cả cuộc đời ông cũng là một cuộc đời đầy biến cố thăng trầm. Chính thế mà thơ ông thể hiện những vốn sống, những suy nghĩ sâu sắc với tình yêu thiên nhiên, con người đầy hồn hậu.
Cây chuối đón xuân đến để thêm tươi tốt, thêm ngát hương, ngoài việc mượn hình ảnh cây chuối để thể hiện một tình yêu tuổi trẻ mãnh liệt, Nguyễn Trãi còn gửi vào đây một nổi niềm, một tấm lòng sâu lắng trước thời cuộc. Trong lúc rời triều đình về quê ở ẩn, lòng ông không lúc nào yên, cứ nao nao “đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” ông chỉ mong được lệnh vua cho vời về kinh. Cây chuối đang đón đợi xuân hay chính bản thân ông đợi xuân.
Với Nguyễn Trãi mùa xuân của ông là chính là tin vui từ nhà vua truyền về kinh được thoả lòng dũng tướng. Một tâm hồn cao cả, suốt cuộc đời vì dân vì nước, luôn trăn trở suy tư trước thời cuộc. Trong đời tư ông luôn giữ nếp sống giản dị, trong sạch, một đời thanh cao. Ông như một tấm gương chói ngời về sự nghiệp, tài năng và đức độ.
Bài thơ có một giá trị đáng quý, nói tới bài thơ Cây chuối ta sẽ nhớ ngay một ý xuân tình e ấp, một tâm hồn cuộn sóng vì dân, vì mệnh nước. Qua đó ta thấy rõ phần tâm hồn phong phú và nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Trãi.
-
Trong suốt chiều dài lịch sử văn học Việt Nam, thời kì trung đại là giai đoạn có vai trò quan trọng bậc nhất hình thành nên nền văn hóa, chữ nghĩa, là bước đệm thúc đẩy thi ca dân tộc lên một tầm cao mới. Ta rỏ từng giọt máu lên thơ Kiều, khóc thương cho số phận người ca nữ đất Long Thành. Ta nghiêng mình trước sự đồ sộ của cuốn tiểu thuyết Hoàng Lê Nhất Thống Chí lừng lẫy bao đời.
Và rồi, trải bước trên con đường hoa lệ ấy, ta bắt gặp Nguyễn Trãi – kiếp người tài hoa mà bạc mệnh lừng lẫy giữa trang văn lịch sử của đất nước. Yêu lấy tác phẩm Ba Tiêu của ông như ôm lấy cảm hứng tươi mát của một khách đa tình tao nhã, như sống giữa sự trẻ trung, tinh tế của đôi tình nhân hay nét thanh tao mộc mạc của cây chuối
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.
Người ta bắt gặp thiên nhiên rất nhiều trong thi ca trung đại. Nó chính là hồn cốt, là điểm sáng, là viên kim cương rực rỡ nhất trên ca từ người nghệ sĩ thời bấy giờ. Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho con người với tùng, trúc, cúc, mai kiêu sa, diễm lệ. Nhưng đâu đó, chính tài hoa của thi nhân đã làm bừng sáng nên giá trị những loại cây tưởng chừng bình dị mà vào thơ bỗng trở nên tao nhã lạ thường.
Da Vinci đã từng nói “Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm” quả không sai. Phong cảnh thiên nhiên mà Nguyễn Trãi đưa vào thi phẩm mình đâu chỉ cái khoảnh khắc cây chuối đang đợi xuân thì, là sự hiện diện của loài chuối như một bậc quân tử mà còn làm nổi bật một nỗi niềm trước thời cuộc, một hồn thơ trữ tình sâu sắc.
Trích từ tập thơ “Quốc âm thi tập” , người ta khó lòng nào bỏ qua bài thơ vỏn vẹn 4 câu ấy. Tiêu đề bài thơ là "Cây chuối" nhưng nó không đơn thuần chỉ giản đơn như vậy. Chính Xuân Diệu chẳng phải đã mất hàng chục năm mà tìm cách lý giải nó để minh chứng cho sự bất tử, tài hoa của cả một nghệ thuật mang tên Nguyễn Trãi
Tình yêu thiên nhiên của Ức trai thiết tha, sâu lắng mà không kém phần mãnh liệt. Nó chọn hướng đi vào tâm hồn con người theo cách nhẹ nhàng, đằm thắm nhất. Nó chọn sự mở đầu với sức sống đang muốn trực trào trên trang giấy
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Dẫu rằng Nguyễn Trãi đã có những cách tân độc đáo trong ca từ, giá trị thi phẩm của mình nhưng ông vẫn chưa thể thoát ra khỏi khuôn khổ của thi pháp trung đại. Để hiểu một cách sâu sắc nhất, sát nghĩa nhất với lời tình ý thơ của thi sĩ có lẽ chúng ta không nên quy hình ảnh cây chuối là một hình thể thực nào, đang ở một vị trí xác định nào trong năm.
Tại sao không phải là “ai tốt thêm” như cái cách ta vẫn thường sử dụng. Cốt cách thơ chính ở chỗ đó. Ức Trai cho rằng “tốt lại thêm” chính là thuộc về bản chất, về cái đã có sẵn từ trước chứ chẳng phải phụ thuộc vào yếu tố nào mà thêm bớt tính chất ấy. Chỉ là "bén" thôi – túc là mới nhận thấy, mới ngửi được đâu đó thoang thoảng cái hơi thở nồng nàn của xuân mà đã trở nên tốt hơn, có giá trị hơn.
Nguyễn Trãi đã từng nhấn mạnh “hơi xuân” chỉ nằm ở nét tiêu biểu, đặc thù của nó chứ không hẳn thuộc về phạm trù thời gian nhất định. Phải tinh tế, sâu sắc biết bao nhiêu thì hồn thơ ông mới nhận ra sự biến đổi bên trong lẫn bên ngoài của cây chuối. Nó đang hấp thụ tinh túy của đất trời và trở mình với sự hiện diện giàu sức sống, nhiệt huyết hơn cả như thế tình xuân đã tiềm tàng bên trong chỉ chờ lúc bộc phát ra ngoài, gặp đúng hơi thở nó mang ắt sẽ hòa quyện lấy nhau.
Với những vần thơ tiếp theo, thi sĩ Ức Trai đã trao gửi đến người thưởng thức hương thơm ngào ngạt của ‘’buồng’’ trong đêm khuya:
‘’Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm’’
Cách ngắt nhịp 3/3, khiến cho dòng thơ khi vang lên thật nhẹ nhàng, uyển chuyển. Nếu như mở đầu thi phẩm, Nguyễn Trãi cho ta hình dung được sức xuân tiềm tàng bên trong cây chuối thì đến với câu thơ thứ hai, ông đã cho ta hiểu rõ hơn về đặc trưng của loài cây này. Tả cảnh thiên nhiên, vậy mà thi nhân lại không miêu tả một cách cụ thể chi tiết, ông đã sử dụng bút pháp chấm phá để gợi lên cho ta những xúc cảm khác nhau, chung quy là để tạo nên những dấu ấn sâu sắc trong tâm trí người đọc.
Cứ ngẫm nghĩ một hồi, ta lại thấy đâu đây phảng phất mùi thơm của chuối chín, cuốn theo hương mà tìm đến chốn để thư thái. "Buồng" ư ta có thể suy rằng đây ý là chỉ buồng chuối với sự ắp đầy tươi tốt, đã cho ta cảm nhận được sức sống, vụ trái có khi đã phủ đầy hết sân vườn khiến cho mỗi khi mặt trời lặn là lúc trỗi dậy mạnh mẽ nhất, sự quyến rũ, diệu kỳ, lôi cuốn của mùi hương ấy làm cho nhà thơ đâu thể cưỡng lại. Phải chăng cái màu ấy đã lan tỏa để rồi để lại sự vương vấn cho Nguyễn Trãi.
Dẫu nhà thơ đã sử dụng chữ Nôm để sáng tác tác phẩm thế nhưng mỗi câu chữ lại khiến chúng ta có thể hiểu theo nhiều cách. Thực sự, thi sĩ Ức Trai quả tài tình và sáng tạo khi thông qua hình ảnh "buồng" chuối để gián tiếp nói về buồng của người con gái hay chính là buồng của thi nhân.
Nguyễn Trãi đã gửi gắm điều gì vào câu thơ, bạn đọc có lẽ chắc thể hiểu thấu hết thế nhưng ta thấy cách hiểu của Xuân Diệu "buồng" chính là buồng của người con gái là hợp lý nhất bởi xét chủ thể của toàn thi phẩm chủ đề chính của bài là tình yêu trai gái, một cuộc tình e ấp, dịu dàng. Bởi có lẽ chính thi sĩ đã mượn hình tượng cây chuối để gửi vào đó một cảm xúc mầu nhiệm làm cho cô gái mơ màng suốt cả những đêm xuân.
Ôi! Thật tuyệt diệu làm sao, khi một người luôn mang trên mình những tư tưởng nhân nghĩa lại có một tâm hồn thật trữ tình, lãng mạn! Ta lại thấy được một con người khác bên trong thi sĩ, và nhân cách này lại làm cho chúng ta như được cùng nhà thơ đồng điều, xao xuyến. Qua đây, lại càng làm nổi bật hơn về phong cách nghệ thuật cũng như tư chất nghệ sĩ của thi nhân Ức Trai.
Và phải chẳng tất thảy sự tinh tế mới mẻ trên vần thơ Nguyễn Trãi đều kết đọng lại trong hai dòng thơ cuối
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem
Bằng cái nhìn vô cùng độc đáo mà chỉ từ một cây chuối rất đỗi quen thuộc như một bức thư tình còn phong kín. Chính trong tàu lá chuối tưởng chừng đơn giản ấy lại là bao cảm giác e ấp, cũng thật ân ái của tình yêu buổi ban đầu.
Với thi ca trung đại xưa, ông đã tạo ra một hình tượng hết sức mới mẻ nhưng cũng rất chân thực. Đó vừa là tình yêu tự do đang căng tràn cảm xúc, vừa khẽ khàng, còn lắm thẹn thùng, bẽn lẽn. Kết hợp cùng thủ pháp ví ngầm ở đây, tác giả đã miêu tả hình ảnh cây chuối quen thuộc với đời sống người dân, từ đó để hướng tới ca ngợi vẻ đẹp viên mãn, căng tràn sức sống của người trẻ khi xuân về. Ấy phải chăng chính là vẻ đẹp xuân sắc, xuân tình, là vẻ đẹp của cây cỏ, và cũng chính của lòng người nữa!
Phải tài tình thế nào mới có thể nhìn thấu cái đẹp vừa quen vừa lạ trong chính sự vật vốn gần gũi. Có lẽ, ta không thực sự cần phải hiểu có một cây chuối tả thực hay một mùa xác định nào trong năm. Ẩn trong bức phong thư kia cũng có thể là tình của cây, của gió, của thiên nhiên đất trời, mà hơn hết chính là anh và em. Nhưng cái “tình” ấy còn kín đáo, cuộn lại trong lá, để cho anh phải mong mỏi đợi chờ. “Phong còn kín” cất lên như muốn nói lên toàn vẹn sự trong trắng, e lệ, giữ mình của người thiếu nữ xưa.
“Thư lai tiêu diệp văn do lục” (Thư viết trên lá chuối gửi đến lời văn còn xanh). Phải chăng chính tác giả cũng thế ấy, cũng muốn nhờ làn gió xuân nhẹ nhàng thổi tới, “gượng mở” tàu lá chuối hay cũng chính bức thư tình ấy để được cảm nhận tình lứa đôi ngọt ngào. Bởi có lẽ, trong bốn mùa, sắc xuân chính là hơi thở toàn vẹn nhất. Vậy nên khi xuân đến mà trăm hoa đều đua sắc, vạn vật cũng sinh sôi.
Thế nhưng “Gió nơi đâu?” – câu hỏi tu từ vang lên như muốn mời gọi nhẹ nhàng đến để mở ra xem. Là gió xuân và cũng chỉ có thể là gió xuân thôi bởi nó hệt như đôi bàn tay hồi hộp, xúc động, chỉ dám khe khẽ lật mở và trân trọng bức thư tình kia hết mức. Dẫu cảm xúc có đạt đến độ chín đỏ, dẫu đã say mê người thiếu nữ hết mức nhưng chàng vẫn luôn ý nhị, tinh tế.
Qua từng tầng lá chuối non đang dần vươn lên, nảy nớ căng tràn nhựa sống nơi hơi xuân, ta thấy được hương thơm thoảng bay trong gió, thấy được vẻ đẹp thanh tao tươi mới sức trẻ mà hồn thơ nhạy cảm đa tình của chính Nguyễn Trãi đã viết lên.
Có lẽ tình yêu ngày xưa vốn thuần khiết, giản dị. Dẫu chỉ là “dóng thư tay viết vội” hay “những lời ngây ngô đầu môi” cũng hết sức chân thành và nâng niu lắm. Chỉ vậy thôi nhưng cũng đủ bồi hồi, sâu sắc. Vì lẽ ấy mà hai nhân vật trữ tình cũng chỉ dám xử sự cẩn trọng, e dè để được tình đôi bên. Ôi tình thuở ấy thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao!
Vốn cây chuối chỉ là một hình ảnh giản đơn, quen thuộc với cuộc sống làng quê dân giã thế nhưng khi bước vào trang thơ của Nguyễn Trãi, nó lại được hiện lên một cách thật sinh động và độc đáo bởi chính thi nhân đã thổi hồn vào nó những xúc cảm sâu sắc để làm cho bài thơ được nâng tầm giá trị.
Vậy ngỡ sao tình cảm đôi nam nữ ấy trong thơ ông không phải là một tình yêu dồi dào, mãnh liệt? Bởi Ức Trai từng làm quan và ít nhiều ông cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng từ Nho giáo và Phật giáo cho nên cảm xúc ông mang vào vần thơ chỉ có thể là những xúc cảm e ngại của yêu đôi lứa.
Nhưng chúng ta phải công nhận rằng Nguyễn Trãi quả thật đã có cho mình những nét mới so với các nhà thơ đương thời. Bởi rất ít các văn, thi nhân viết về chủ đề mà có sự độc đáo, mới lạ như ông. Quả thực, ta có thể hiểu tại sao mà bài thơ Ba Tiêu lại có thể sống mãi với thời gian bởi vẫn còn nhiều câu hỏi, thắc mắc mà bạn đọc chúng ta vẫn chưa có lời giải đáp.
Thi phẩm "Ba tiêu" được trích trong "Quốc âm thi tập" là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi . Chỉ với vỏn vẹn 4 câu thơ thôi nhưng giá trị của nó mang đến cho bạn đọc lại vô cùng sâu sắc. Qua đó, cho ta hiểu rõ hơn về tâm hồn thi sĩ cùng tình yêu thiên nhiên của ông ,đặc biệt làm nổi bật được sự tài tình, đặc sắc trong lối viết của Ức Trai thi sĩ.
-
Bài thơ Cây chuối là một trong những bài thơ đặc sắc của tác giả Nguyễn Trãi. Nổi bật trong bài thơ đó là vẻ đẹp thiên nhiên và niềm giao cảm giữa con người với thiên nhiên:
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.
Trước hết điều lý thú đáng ghi nhận ở đây là Nguyễn Trãi không những chỉ viết bằng chữ Nôm mà quan trọng hơn là ông viết về loại cây dân dã, gần với cuộc sống bùn đất quê mùa.
Như nhiều người đều biết, thơ cổ không thiếu những bài tả về hoa lá, cây cối, nhưng thường chỉ tập trung miêu tả một số cây “cao sang” quen thuộc như tùng, cúc, trúc, mai. Dường như phải đến Nguyễn Trãi, những loại cây cối “tầm thường” kia mới được hiện diện trong thơ ca. Như vậy có nghĩa, tuy cùng viết về thiên nhiên (như không ít nhà thơ thời phong kiến khác), nhưng hướng khai thác của Nguyễn Trãi đã có sự cách tân so với những cây bút cùng thời.
Bài thơ Cây chuối, giúp ta hiểu thêm về con người Nguyễn Trãi. Nếu qua Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập… người đọc biết một Nguyễn Trãi anh hùng, yêu nước thiết tha, thì qua bài Cây chuối ta thấy thêm một Ức Trai nhạy cảm, đa tình và trẻ trung.
Tuy bài thơ có nhan đề là Cây chuối và cả bốn dòng thơ đều nói về cây chuối, nhưng không phải là bài thơ tả cây chuối đơn thuần mà thực chất là một bài thơ tình, bộc lộ một cái nhìn trẻ trung tươi mát, đầy lãng mạn của nhà thơ trước tạo vật. Có thể nói, bao trùm bài thơ là cảm hứng về tình yêu nồng thắm.
Lâu nay, đã có nhiều cách hiểu khác nhau về bài thơ này. Để tránh có những suy diễn đáng tiếc, thiết tưởng trước hết phải hiểu đúng câu chữ của bài thơ. Bài Cây chuối có thể diễn Nôm như sau: Bén khí hậu thời tiết của mùa xuân, cây chuối vốn đã tươi tốt, nay lại tốt tươi thêm. Cũng nhờ hơi xuân ấy, buồng chuối đẹp lạ lùng tựa hồ như tỏa hương thơm quyến rũ suốt đêm… Mùa xuân, nhìn những đọt chuối non còn cuộn lại chưa nở, thi sĩ tưởng tượng như một bức thư tình còn phong kín. Nhà thơ muốn nhờ một làn gió xuân thổi tới, gượng nhẹ giúp cho đọt chuối – bức thư tình kia mở ra xem…
Ở đây cần phải lưu ý, một mặt, Nguyễn Trãi có những cách tân khiến cho bài thơ có giá trị độc đáo, nhưng mặt khác, nhà thơ vẫn không thể hoàn toàn thoát ra khỏi những quy phạm của thi pháp văn học trung đại.
Có lẽ không nên hiểu cây chuối ở đây phải là một cây chuối cụ thể “tả thực” nào, và đang ở vào một mùa xác định nào trong năm. Và “hơi xuân” cũng không phải chỉ có ba tháng mùa xuân (chuối không trổ buồng vào mùa xuân).
Cố nhiên có nhiều cách hiểu về mây từ “đầy buồng lạ”; “buồng” là phòng của người thiếu nữ, phòng của thi nhân hay là buồng chuối. Theo giáo sư Bùi Văn Nguyên, một chuyên gia về Nguyễn Trãi, tự dạng (dạng chữ Nôm) của chữ buồng trong bài thơ là chữ buồng chỉ buồng chuối, buồng cau (khác với chữ buồng chỉ căn buồng, buồng the, khuê phòng).
Vậy mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi có lẽ cho người đọc cảm nhận về một cây chuối biểu tượng. Do có được sức xuân, tình xuân tiềm tàng từ bên trong nên khi gặp được “hơi xuân”, cây chuối càng thêm tươi tốt.
Xuân Diệu trong khi bình bài thơ này đã lưu ý người đọc lý giải tại sao Nguyễn Trãi không viết “lại tốt thêm” mà viết “tốt lại thêm”, ông cho rằng: “Lại tốt thêm” thì có bề dung tục, không đủ trân trọng đối với chủ từ của câu, chẳng qua theo đà, theo thời mà thêm tốt, bớt tốt, còn “tốt lại thêm” tức là vốn cái tốt đã là bản chất rồi. Ngay từ lúc bén hơi thì tốt thêm. Đây thật là những lời bình tinh tế, sâu sắc. Khi nói đến mùa xuân Nguyễn Trãi nhấn mạnh đến “hơi xuân”, sức xuân nét tiêu biểu, đặc thù của nó chứ không cốt ghi nhận ở phương diện thời gian.
Đến câu thứ hai, tác giả miêu tả đặc điểm của cây chuối. Đây là loại cây có buồng “Đầy buồng lạ” và kỳ diệu hơn là hương thơm của buồng chuối ngào ngạt, quyến rũ suốt đêm. Nhà thơ Quang Huy cho rằng: “Nghĩ cho cùng, quả chuối kể cũng lạ. Nó không giống bất cứ một thứ quả cây nào dù mơ hay mận, dù là cau hay bưởi… Đến như cách xếp đặt quả chuối thành nải thành buồng như vậy cũng kỳ lạ nốt. Mặc dù quả chuối rất gần gũi và thân quen với mỗi chúng ta, nhưng Nguyễn Trãi vào lúc ấy đã sửng sốt: “Đầy buồng lạ”, chính là như vậy”. Tìm ra cái lạ trong sự vật đã quá quen nhàm: đó là tư chất của nghệ sĩ.
Nhưng sức nặng của bài thơ là ở vào hai câu cuối cùng:
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.
Có lẽ khi viết những câu này, Nguyễn Trãi đã được gợi ý từ một vế cầu đối “Thư lai tiêu diệp văn do lục” (Thư viết trên lá chuối gửi đến lời văn còn xanh). Cho dù sự phán đoán trên đây là đúng thì công lao của Nguyễn Trãi cũng rất lớn.
Từ cách diễn đạt của người xưa, Ức Trai sáng tạo ra một hình tượng vừa chân thực vừa mới mẻ. Bằng cái nhìn tinh tế rất nghệ sĩ, Nguyễn Trãi thấy tàu lá chuối kia như là một bức thư tình còn đang phong kín, chứa chất trong đó bao ngọt ngào ân ái và e ấp của một tình yêu buổi đầu trao gửi còn rất đỗi ngập ngừng. “Phong còn kín” vừa nói được sự trắng trong vừa nói được ý e lệ, giữ gìn.
Ôi, người anh hùng Nguyễn Trãi nhìn một cái đọt chuối mà tưởng tượng ra một phong thư, một bức thư tình trai gái viết cho nhau. Người ta thường nói, thi sĩ là “giống hữu tình” là “nòi tình” quả là đúng với trường hợp của tác giả bài thơ Cây chuối này.
Nhưng tình tứ hơn nữa là câu cuối cùng. Câu kết bài thơ kết lại bằng 6 chữ:
“Gió nơi đâu gượng mở xem”
Câu thơ này dùng thủ pháp nhân hóa thể hiện liên tưởng nghệ thuật rất nghệ sĩ. Đọc câu này, ta có thể hình dung: Gió xuân từ nơi xa thổi đến, như một bàn tay run rún và hồi hộp vì xúc động, gió gượng nhẹ, mơn man và khẽ khàng trân trọng mở dần dần bức tình thư kia…
Cảm nhận bài thơ như một chỉnh thể, chúng ta có thể nghĩ đến cây chuối và gió xuân cũng như cô gái và chàng trai. Chàng trai say mê, trẻ trung nhưng cũng rất ý nhị, tinh tế. Cô gái thì trinh trắng và e ấp… Hai câu thơ nói trên ít nhiều cũng có yếu tố tả thực: đọt chuối non đang vươn dần lên, đang mở dần ra trong gió xuân. Nhưng điều quan trọng hơn là Nguyễn Trãi đã gửi vào đó cảm hứng tươi mát của một khách đa tình mà tao nhã.
-
Nguyễn Trãi là bậc đại thi hào đầu tiên của dân tộc. Ông là người có tâm hồn phóng khoáng, nhạy cảm với thiên nhiên. Thiên nhiên từ bao đời nay đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều tác giả. Những tác giả của những bài thơ thiên nhiên hay thường là những người có tâm hồn phóng khoáng thanh cao. Họ thường tìm đến với thiên nhiên, đối với họ thiên nhiên là bầu bạn, là nơi giãi bày tâm sự.
Thiên nhiên, là một trong những nội dung chính trong các tác phẩm thơ văn của Nguyễn Trãi. Qua một số bài thơ đã học trong sách Văn học 10, tập một như Cây chuối chúng ta cũng thấy rõ điều đó.
Trước hết ta thấy thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi luôn luôn tươi mới, sống động, tràn đầy sức xuân. Thiên nhiên trong bài thơ Cây chuối rút trong tập Môn hoa mộc của Nguyễn Trãi có một sức sông dồi dào:
“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm,
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem”
Trong bài thơ, chúng ta bắt gặp nhiều chi tiết, nhiều hình ảnh của cây chuối mà trong thực tế nó không thê xuất hiện cùng một lúc. Nhưng bài thơ không hề vô lí vì tác giả đã dựa vào quy luật đồng hiện của văn chương. “Hơi xuân” được cảm nhận được bằng giác quan tinh tế của mình. Phải chăng hơi xuân là cái gì cô đọng nhất, tinh tuý nhất, là cái hồn của mùa xuân.
Hình như ở đây có sự giao cảm ý nhị giữa đất trời cỏ cây hoa lá. Cây chuối chủ động đón nhận sức sống tràn trề mà mùa xuân tặng cho mình. Sức sống ấy khi gặp hơi xuân như được nhân lên gấp bội.
Câu thơ thứ hai gây cho người đọc ấn tượng đặc biệt. Buồng chuối quả thật không có gì lạ nhưng dưới con mắt của thi nhân thì sự lạ ấy lại xuất hiện trong một sự vật vốn rất quen. Con mắt nhà thơ dường như có một sự phát hiện, một khám phá độc đáo. Tâm hồn nhà thơ rất nhạy cảm với thiên nhiên. Từ những sự vật bình thường nhà thơ vẫn có cảm xúc rất mãnh liệt. Hai câu thơ miêu tả sức sống của cây chuối, của mùa xuân và cũng là của cuộc đời.
Hai câu cuối, tác giả lại phát hiện một nét đẹp mới của cây chuối. Nhà thơ sử dụng tói so sánh ngầm độc đáo đến bất ngờ Lá chuối non cuộn lại như một bức thư tình, còn gió như một người khách lạ được mời gọi tới gượng mở bức thư. Ẩn trong câu thơ ta thấy Nguyễn Trãi có cái nhìn thật tinh tế, có tình cảm say đắm, tế nhị.
Nếu không phải là người yêu thiên nhiên thì Nguyễn Trãi khó có thể miêu tả được cảnh thiên nhiên đẹp và giàu sức sống như vậy! Bài thơ cũng cho ta thấy nhà thơ đã phát hiện ra những gì tinh tuý nhất của đất trời. Chính tâm hồn của nhà thơ làm cho cảnh thiên nhiên đẹp hơn, đáng yêu hơn gấp ngàn lần.
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi không chỉ là những hình ảnh mang tính quy phạm, ước lệ. Ông đã đưa vào thơ của mình những hình ảnh về cuộc sống dân dã, giản dị của người dân lao động. Ông không chỉ miêu tả trong thơ mình những tùng cúc, trúc, mai mà còn mạnh dạn miêu tả cây chuối. Vì thể thơ của Nguyễn Trãi rất dễ được quần chúng tiếp nhận.
Tóm lại, thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Trãi luôn mới lạ và hấp dẫn bởi tâm hồn ông luôn trong sáng, tươi xanh. Nguyễn Trãi luôn mở rộng tâm hồn minh để đón nhận thiên nhiên, giao cảm với thiên nhiên. Chính vì thế, những bức tranh thiên nhiên hiện lên trong thơ Nguyễn Trãi như có hồn và tràn đầy sức sống.