Top 10 Bài văn miêu tả dũng sĩ Thạch Sanh (lớp 6) hay nhất

Bình An 22260 0 Báo lỗi

Có lẽ chàng Thạch Sanh trong câu chuyện cùng tên mang vẻ đẹp đức độ còn làm lay động trái tim bạn đọc bao thế hệ. Mời các bạn tham khảo một số bài văn miêu tả ... xem thêm...

  1. Có lẽ, trong các tác phẩm văn học cổ đại, người mà để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là nhân vật dũng sĩ Thạch Sanh. Mặc dù, cậu được sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ mất khi còn nhỏ. Cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng cậu vẫn vượt qua được.


    Thạch Sanh là một người khỏe mạnh, thân hình cường tráng. Khuôn mặt tròn với vầng trán cao. Đôi mắt đen dưới đôi lông mày rậm, nhưng bên cạnh đó vẫn toát nên vẻ hiền hòa, phúc hậu. Sống mũi hơi cao nhưng nó lại rất cân đối và hợp với khuôn mặt của cậu. Cái miệng nhỏ điểm nét cho khuôn mặt. Thạch Sanh có nước da hơi sạm do phải bươn trải, nuôi thân. Tuy nhà nghèo không có quần áo mặc, phải sống cạnh gốc cây nhưng cậu vẫn rất hạnh phúc.


    Cậu rất chăm chỉ trong công việc và rất tận tụy giúp đỡ người. Cậu đã nhiều lần giúp người mà không mong đợi được hưởng phần thưởng. Thạch Sanh đã dũng cảm đánh nhau với chăn tinh trừ hạn cho dân nhưng cậu lại bị tên Lý Thông hại cướp công. Cậu còn giết đại bàng cứu công chúa con của vua thủy tề. Cậu đã được hậu tạ rất lớn. Nhưng không phải vì vậy mà cậu ỷ lại làm những việc hại người dân.


    Còn mẹ con Lý Thông bị trừng phạt rất thích đáng với cái tội ác do mẹ con hắn làm. Và đặc biệt hơn Thạch Sanh đã dũng cảm anh hùng đánh thắng quân giặc bằng tiếng đàn của vua thủy tề tặng. Cậu đã chiêu đãi giặc cơm mà không hề đuổi họ về một cách nhục nhã. Các hành động và thái độ của Chàng đúng là khác người thấy được lòng nhân ái khác thường của chàng.


    Thạch Sanh đúng là một con người thật tốt bụng, cậu là một biểu tượng là một con người thật tốt bụng. Cậu là một biểu tượng thật tốt đẹp đối với đời sống của con người đồng thời nó cũng thể hiện tốt đẹp về sự đời của con người cái thiện, cái ác với cái tốt và cái xấu. Và em ước gì nếu trên thế giới cái xấu, cái không tốt sẽ biến mất trong xã hội trở thành một xã hội văn minh hơn.


    Thạch Sanh đã để lại được cho em một cảm xúc, ấn tượng thật đáng nhớ cho tuổi thơ của em. Và cũng nhờ câu truyện này em cũng đã rút ra bài học đáng nhớ cho bản thân em mong sao bài học mãi mãi gắn bó cùng cuộc đời của em.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Những câu truyện cổ tích luôn để lại trong lòng biết bao thế hệ một niềm tin bất điệt về sự công bằng trong cuộc sống. Và một trong những nhân vật mà em ngưỡng mộ nhất chính là những người dũng sĩ như Thạch Sanh, một dũng sĩ tài ba và tốt bụng.


    Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích là một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh. Đầu chàng chít khăn, quanh năm ở trần, đóng khố. Nước da vì dãi dầu mưa nắng mà mang màu nâu bóng như đồng hun. Các cơ bắp ở chân, ở tay vì làm việc nặng mà trở nên cuồn cuộn, rắn chắc. Tấm lưng trần chắc nịch cùng khuôn ngực nở nang khiến cho vẻ đẹp của chàng trở thành vẻ đẹp điển hình, hoàn hảo của một người dũng sĩ. Bản thân Thạch Sanh là thái tử, con trai của Ngọc Hoàng được phái xuống trần làm việc nghĩa trừ hại cho dân. Cũng bởi thế mà chàng có sức khỏe hơn người. Gánh củi của Thạch Sanh lớn gấp mấy lần gánh củi của người khác.


    Dũng sĩ Thạch Sanh là một chàng trai chăm chỉ, siêng năng. Chàng mồ côi từ nhỏ, nên sống lủi thủi một mình, kiếm củi nuôi thân. Chàng làm việc từ sáng tới tối, những vẫn không đủ ăn, nghèo vẫn hoàn nghèo. Không chỉ vậy, chàng còn là một con người thật thà, cả tin. Thạch Sanh hoàn toàn tin tưởng vào Lý Thông mà không hề nghĩ rằng mình đang bị lợi dung hay bị lừa. Với chàng, mọi lời nói của Lý Thông đều chân thật. Ngay cả việc chàng đã lập được công lớn nhưng theo lời Lý Thông đó là tội chết mà chàng không mảy may nghi ngờ. Khi được nhờ giúp đi cứu công chúa, Thạch Sanh cũng tin người anh em kết nghĩa mà bước vào chốn nguy hiểm. Năm Thạch Sanh chín tuổi, được Ngọc Hoàng phái các vị thần tiên trên trời xuống dạy cho đủ loại võ nghệ và mọi phép thần thông. Cũng chính nhờ thế mà chàng đã chiến thắng được hai con yêu quái là chằn tinh và đại bàng.


    Trong cuộc chiến đấu với hai con yêu quái độc ác, chuyên gây hại cho dân, Thạch Sanh mới hiện lên đúng là một người dũng sĩ. Thạch Sanh đã đánh nhau với chằn tinh bằng cây rừu lúc nào cũng mang bên mình. Chàng xả xác nó làm hai, chém đứt đầu con yêu quái, đốt xác của nó rồi xách bộ cung tên về nhà. Với đại bàng cũng thế, Thạch Sanh đã dùng mũi tên bắn trúng cánh của nó, khiến nó bị thương và lần theo vết máu xuống tận hang ổ của nó, giết con đại bàng và cứu được công chúa và cả con trai vua Thủy Tề.


    Những người đọc ngưỡng mộ chàng dũng sĩ này nhất, có lẽ bởi chính sự độ lượng và bao dung của chàng. Dù bị mẹ con Lý Thông lừa biết bao nhiêu lần, tìm cách đẩy chàng vào chỗ chết nhưng đến khi chàng có thể trả lại mẹ con họ những gì mà chàng đã phải chịu đựng thì Thạch Sanh đã tha cho mẹ con hắn về quê làm ăn. Sự nhân hậu trong tính cách cũng là lời khẳng định của tác giả dân gian về nhân vật dũng sĩ.


    Thạch Sanh sẽ mai là hình ảnh của người dũng sĩ đẹp đẽ, tài hoa và nhân hậu trong trái tim của biết bao thế hệ người Việt Nam.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Có lẽ ai đã đọc truyện đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện “Thạch Sanh”, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật. Đó là một chú Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên… đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.


    Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi.


    Thạch Sanh thật thà lắm nên bao lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằng tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ … và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn.


    Những chiến công oai hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ. Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lẫn theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình.


    Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện roc nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.


    Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đốn mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cổ tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Trong những truyện cổ đã học, em thích nhất nhân vật Thạch Sanh. Có thể nói dũng sĩ Thạch Sanh tài ba và đức độ đã chiếm được cảm tình của nhiều thế hệ.


    Thạch Sanh vốn không phải người trần mà là thái tử con của Ngọc Hoàng trên thượng giới. Thấy vợ chồng ông già họ Thạch nhân hậu, tử tế mà lại không có con nên Ngọc Hoàng đã cho thái tử xuống đầu thai làm con. Thạch Sanh mồ côi cha từ trong bụng mẹ. Vừa lớn lên thì mẹ lại qua đời. Chàng sống côi cút, lủi thủi một minh trong túp lều rách dưới gốc đa cổ thụ. Gia tài chỉ có cây búa của cha già để lại. Ngày ngày, chàng vào rừng chặt củi, đổi gạo nuôi thân.


    Đến tuổi trưởng thành, Thạch Sanh có gương mặt rạng rõ phúc hậu và thân hình vạm vỡ, cường tráng. Quanh năm, chàng chít trên đầu chiếc khăn vải nâu, mình trần, đóng khố. Nước da dãi dầu nắng mưa ánh lên màu nâu bóng như đồng hun. Các bắp thịt ở chân, ở tay nổi lên cuồn cuộn. Tấm lưng trần chắc nịch, khuôn ngực nở nang tạo cho chàng vẻ đẹp hoàn hảo của một dũng sĩ. Nhìn chàng gánh hai bó củi lớn, tên bán rượu Lí Thông nghĩ bụng: "Người này khoẻ như voi. Nó mà về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu".


    Thạch Sanh được các vị thần dạy cho võ nghệ và mọi phép thần thông nên chàng có đủ tài sức để đương đầu với lũ yêu quái như chằn tinh, đại bàng chuyên hại người. Bằng lưỡi búa luôn mang bên mình, Thạch Sanh đã dũngcảm đánh nhau với chằn tinh, xả xác nó ra làm hai rồi chém đứt đầu nó, xách về nhà. Bộ cung tên vàng chàng thu được bên xác chằn tinh đã giúp chàng bắn trúng cánh đại bàng. Lưỡi búa sắc trong tay chàng vung lên, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Công chúa đã được Thạch Sanh cứu thoát.


    Vốn là người trọng nghĩa khinh tài, Thạch Sanh thấy ai nguy khốn thì cứu giúp chứ không hề nghĩ đến việc đền ơn. Trong hang sâu của đại bàng, Thạch Sanh giải thoát cho thái tử con vua Thuỷ Tề. Thuỷ Tề sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi chia tay, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đàn. Chàng lại trở về túp lều dưới gốc đa.


    Dũng sĩ Thạch Sanh có nhiều đức tính tốt đẹp như thật thà, trung hậu và độ lượng. Mẹ con Lí Thông lừa dối chàng, âm mưu đẩy chàng vào chỗ chết. Tên Lí Thông xảo trá gian manh mấy lần cướp công Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Tội hắn đáng chết nhưng khi được nhà vua giao cho xét xử, Thạch Sanh lại tha bổng mẹ con hắn, để chúng về quê làm ăn. Điều đó cho thấy Thạch Sanh là người có lòng khoan dung rộng rãi, rất đáng quý. Tuy vậy, mẹ con Lí Thông cũng không thoát khỏi sự trừng phạt đích đáng của luật trời: chúng bị sét đánh chết, rồi hoá kiếp thành bọ hung.


    Theo mơ ước của người xưa, những con người tài đức vẹn toàn như Thạch Sanh xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Chàng được vua gả công chúa và truyền ngôi cho. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kỉnh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới linh đình như thế.


    Sự ghen ghét của hoàng tử các nước chư hầu bị công chúa từ hôn đã dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Họ hội binh cả mười tám nước kéo quân sang đánh. Thạch Sanh một mình cầm đàn ra đứng trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không nghĩ gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải hạvũ khí xin hàng.


    Điều thú vị là Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Niêu cơm thần của chàng cứ vơi lại đầy khiến cho quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết. Chúng cảm kích trước tấm lòng độ lượng của chàng, đồng loạt cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.


    Tiếng đàn nhân nghĩa của Thạch Sanh chính là tiếng nói của lòng nhân hậu, của thái độ khoan dung và yêu mến hoà bình của nhân dân ta. Hình ảnh dũng sĩ Thạch Sanh muôn đời sống mãi trong tâm trí của người dân nước Việt.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Trong các truyện cổ tích đã học, có rất nhiều nhân vật dũng sĩ, nhưng em thích nhất là truyện Thạch Sanh với hình tượng dũng sĩ Thạch Sanh. Thạch Sanh là một nhân vật sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, nhưng chàng vẫn vượt qua được mọi khó khăn.


    Thạch Sanh từ nhỏ đã phải vất vả kiếm sống, nên chàng có một thân hình khỏe, thân hình cơ bắp. Khuôn mặt vuông chữ điền với làn da rám nắng nhìn chàng lại càng khỏe khoắn hơn, vầng trán chàng cao và rộng. Đôi mắt Thạch Sanh đen, cùng với đôi lông mày rậm, nhìn rất phúc hậu. Sống mũi cao và nụ cười lúc nào cũng tươi dù chàng phải vất vả như thế nào. Thạch Sanh có lẽ luôn lạc quan như vậy để có động lực vượt mọi khó khăn trong cuộc sống. Quần áo của Thạch Sanh thì không có bộ nào lành lặn cả, bộ nào cũng đầy những chắp vá, nhưng càng làm nổi bật cái bản tính hiền lành của chàng. Cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn như vậy nhưng chàng vẫn luôn thấy hạnh phúc.


    Nhà nghèo chàng phải sống ở gốc cây đa, nhưng ngày ngày chàng vẫn chăm chỉ làm ăn và Thạch Sanh rất hay giúp đỡ người khác. Nhiều lần giúp đỡ người khác nhưng chàng không mong đợi được trả ơn, cứ giúp người một cách vô điều kiện. Dù nghèo nhưng chàng vẫn giữ được bản tính lương thiện của mình. Thạch Sanh đã dung sức khỏe và sự khôn khéo của mình để dũng cảm giết trằn tinh trừ hại cho dân nhưng lại bị Lý Thông cướp công.


    Chàng còn xả thân cứu công chúa từ dưới hang thủy tề trở về và đã được trả ơn xứng đáng. Nhưng không vì thế mà chàng kiêu ngạo làm những điều hại nước, hại dân. Còn mẹ con Lý Thông thì bị trừng trị thích đáng. Và đặc biệt hơn Thạch Sanh đã đánh thắng quân giặc bằng tiếng đàn vua Thủy tề tặng. Chàng đã chiêu đã những tên giặc thua trận cơm mà không phải đuổi họ về trong sự nhục nhã. Qua đó ta thấy rõ Thạch Sanh là một người có lòng vị tha và nhân ái hơn người.


    Thạch Sanh là đại diện của cái thiện, của lòng nhân ái. Với tinh thần dũng cảm chàng đã trở thành dũng sĩ trong lòng tất cả mọi người. Sau khi đọc truyện Thạch Sanh, nhân vật Thạch Sanh đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có nhiều nhân vật anh hùng, dũng sĩ. Trong đó, em ấn tượng nhất với chú Thạch Sanh khoẻ mạnh, thông minh và tốt bụng.


    Biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh chính là tiếng đàn và niêu cơm đất thần kì. Đó là một chú Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên… đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.


    Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Tuy nhiên xuất thân của chú không hề tầm thường. Thạch Sanh là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẵng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một dũng sĩ diệt quái vật - chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi.


    Thạch Sanh thật thà lắm nên bao nhiêu lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết, ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằn tinh, không chỉ cứu mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát nạn. Sau đó, chú còn cứu công chúa thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ… và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tôn một hòn tên mũi đạn… Những chiến công oài hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.


    Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bấn lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ. Thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lần thẹo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứú Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải của nhà vua và bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện rõ nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoàn chiến thắrig ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.


    Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dũng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đến mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cổ tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại mãi trong tâm trí tuổi thơ của mọi người, nuôi dưỡng tâm hồn và khiến con người ta trở lên sống tốt đẹp hơn: mạnh mẽ, dũng cảm và biết làm nhiều việc thiện.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Tuổi thơ em đắm chìm trong thế giới cổ tích màu nhiệm, những cuộc đời, số phận của nhân vật hiện lên sống động qua lời kể của bà. Nhưng có lẽ em ấn tượng hơn cả là hình ảnh chàng Thạch Sanh trong câu chuyện cùng tên.


    Chàng xuất thân thật li kì, bởi chàng vốn là thái tử con Ngọc hoàng, thấy hai ông bà lão tốt bụng mà chưa có con nên Người để chàng xuống hạ giới làm con họ lấy tên là Thạch Sanh. Chàng sớm chịu cảnh mồ côi và nhận được gia tài duy nhất là chiếc rìu, một chiếc khố. Cuộc sống mưu sinh không làm chàng bỏ cuộc mà trái lại nó tôi luyện ở chàng sức khỏe cường tráng. Đến tuổi trưởng thành, chàng có thân hình khỏe như một vị thần, gương mặt chất phác, phúc hậu. Có độc manh khố, mình trần, biến nước da chàng trở nên nâu bóng như một một kị sĩ. Các bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, rắn chắc. Bước đi của chàng vững trãi, oai vệ như một dũng sĩ. Cái nhìn ma mãnh của Lí Thông khi thấy Thạch Sanh gánh hai bó củi, đã nảy ra mưu kế làm anh em kết nghĩa hòng lợi dụng sức chàng.


    Được những vị thần dạy cho phép thần thông, Thạch Sanh đánh bại chằn tinh. Con vật gian ác ấy chực nuốt chửng chàng nhưng chàng vung rìu nhanh như cắt, chặt làm ba mình con mãng xà. Chàng lấy được bô cung tên vàng bên cạnh xác con yêu quái. Chính bộ cung đó giúp chàng bắn trúng cánh đại bàng tinh, lần theo dấu vết mà giải cứu công chúa. Chàng dũng cảm vung rìu vun vút, lao tới bổ đôi đầu con quái vật.


    Chàng phải trải qua nguy hiểm khôn lường khi giao chiến với lũ quái yêu nhưng điều chàng không ngờ tới chính là lòng người. Tên Lý Thông năm lần bảy lượt rắc tâm giết chết chàng nhưng chàng đều thoát nạn bởi bản tính lương thiện, khó khăn không khiến chàng nao núng. Chàng hào hiệp cứu giúp thái tử con vua Thủy Tề và được tiếp đãi hậu hĩnh nhưng chàng chỉ xin một cây đàn. Khi trở về cuộc sống đời thường, chàng được sống hạnh phúc bên công chúa. Điều đáng ngạc nhiên là chàng rộng lượng tha tội chết cho mẹ Lý Thông. Vậy mà chúng vẫn bị trời trừng phạt hóa thành kiếp bọ hung.


    Câu chuyện những tưởng đã kết thúc ở đấy theo mong ước của người xưa. Nào ngờ hoàng tử các nước chư hầu nổi giận, đem quân tới đánh triều đình. Thạch Sanh với tấm lòng đức độ ngời sáng hơn bao giờ hết, chàng một mình khoan thai bước ra mặt trận gảy đàn. Tiếng đàn cất lên như tiếng gọi của quê hương khiến chúng bủn rủn chân tay xin hàng. Lúc này chàng thật oai phong trong hoàng bào, để làm dịu lòng những người thua trận, giữ mối hòa khí, chàng thết đãi họ niêu cơm không mãi không hết. Đó là ước mơ của một cuộc sống no đủ mà Thạch Sanh muốn tới.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Thuở nhỏ, ai cũng từng bước vào thế giới cổ tích diệu kì qua lời kể của bà, của mẹ, thế giới lung linh có hình ảnh cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, có nàng Bạch Tuyết xinh đẹp sánh bước bên bảy chú lùn và có chàng Thạch Sanh tài giỏi tiêu diệt chằn tinh, đại bàng. Mỗi lần nghe xong câu chuyện cổ tích “Thạch Sanh”, trong em lại hiện hữu hình ảnh chàng trai “khỏe như voi” tập luyện võ nghệ dưới gốc đa.


    Chàng Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Tấm lưng trần chắc nịch cùng khuôn ngực nở nang tạo nên vẻ lực lưỡng, cường tráng của một dũng sĩ. Trong chiếc khố ngắn, chàng lại càng khỏe mạnh, rắn chắc. Thạch Sanh chít một chiếc khăn màu nâu quanh trán để cố định búi tóc dài được cột trên đỉnh đầu. Là cậu bé mồ côi, sống trong túp lều nhỏ dưới gốc đa, chàng trai này lớn lên với nắng, với mưa của đất trời nên có làn da nâu bóng và gương mặt chữ điền vuông vức. Đôi mắt nâu nhạt lúc nào cũng ánh lên vẻ tinh nhanh, thẳng thắn, thật thà.


    Có lẽ, vì chàng thật thà nên mới bị Lí Thông năm lần bảy lượt lừa gạt. Khi diệt chằn tinh hay bắn đại bàng, Thạch Sanh luôn toát lên phẩm chất của một người anh hùng. Trong đêm đi canh miếu, khi bóng tối bủa vây, con chằn tinh hiện ra, nhe nanh, giơ vuốt định vồ chàng, chàng gương mặt điềm tĩnh, cầm nhanh lấy búa, lia lưỡi búa chính xác nhằm vào chằn tinh. Tay Thạch Sanh giơ cao rồi hạ thật mạnh vào đầu con quái vật. Đại bàng cũng bị chàng tiêu diệt nhanh chóng khi chàng đứng thẳng người, giương cao cung tên, một tay chàng cầm mũi tên, một tay cầm cung tên. Đôi tay vạm vỡ, chắc khỏe đã bắn mũi tên lao nhanh về phía trên không. Đại bàng ta trúng mũi tên, sức bay lảo đảo.


    Khi trở thành phò mã, Thạch Sanh khoác trên mình bộ áo giáp oai vệ. Nhờ vẻ oai vệ ấy cùng tài trí hơn người, Thạch Sạch đã khiến hoàng tử các nước chư hầu tâm phục, khẩu phục và được vua truyền ngôi. Chắc chắn rằng, Thạch Sanh cũng sẽ là một vị vua anh minh, lỗi lạc. Em rất thích câu chuyện Thạch Sanh và hình ảnh vị dũng sĩ tài ba này.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. "Tôi yêu truyện cổ nước tôi

    Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu sa"


    Mỗi lần câu thơ ấy vang lên, trong tâm trí em lại hiện lên hình ảnh những con người tốt đẹp trong câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ. Đó là cô Tấm dịu hiền nết na, là anh Khoai thật thà chăm chỉ. Và cả chàng Thạch Sanh chất phác, nhân hậu. Thạch Sanh là nhân vật chính trong câu chuyện cổ tích cùng tên mà bao bạn nhỏ yêu thích. Chàng vốn là người con Ngọc Hoàng phái xuống hạ giới đầu thai vào làm con gia đình họ Thạch. Cha mẹ mất sớm, Thạch Sanh cần cù làm lụng đổi củi lấy gạo nuôi thân.


    Lớn lên, Thạch Sanh trở thành một chàng trai khỏe mạnh. Khuôn mặt nghiêm nghị, sắt lại vì sương gió. Vầng trán chàng cao nổi bật với đôi mắt nâu sẫm ngời lên ý chí, nghị lực phi thường. Thân hình chàng vạm vỡ, cường tráng. Cơ bắp ở chân, ở tay nổi lên cuồn cuộn, săn chắc như những chiến binh. Bờ vai chàng rộng, ngực nở hình vòng cung càng làm chành càng trở nên cường tráng. Chàng đội trên đầu chiếc khăn vải nâu đã sờn cũ. Nhà nghèo nên chàng thường ở trần, đóng khố, đi chân đất. Nước da dãi nắng dầm mưa sạm màu như đồng hun.Thạch Sanh đẹp như một pho tượng dũng sĩ bằng đồng.


    Từ nhỏ, Thạch Sanh đã được các vị thần tiên dạy cho nhiều phép thuật. Tuy vậy, Thạch Sanh vẫn chăm chỉ, siêng năng làm việc. Ngày ngày, chàng lên rừng kiếm củi từ sáng sớm. Người lúc nào cũng nhễ nhại mồ hôi và vai thì đầy vết chai sạn. Vốn tính thật thà, chất phác, Thạch Sanh bị Lí Thông lừa, suýt mất mạng. Nhưng gặp lại Lí Thông, chàng vẫn khoan dung tha thứ.


    Thạch Sanh lập nhiều chiến công hiển hách. Chàng đã dũng mãnh diệt trừ chằn tinh cứu giúp dân lành. Với khả năng hơn người của mình, chàng cứu sống công chúa và con vua Thuỷ Tề. Sau trận đánh ác liệt với chằn tinh, đôi tay chắc khỏe của chàng đã cầm cung vàng, bắn chết đại bàng khổng lồ để cứu công chúa. Vua Thủy Tề tỏ lòng biết ơn, nhưng tính chàng không tham lam nên chỉ xin một cây đàn nhỏ.


    Thạch Sanh bị oan, chàng gảy đàn đưa âm thanh đến tai công chúa, chữa cho nàng khỏi câm. Giặc sang xâm lược, tiếng đàn ấy còn cảm hóa chúng bằng tấm lòng nhân hậu của Thạch Sanh. Chàng dùng niêu cơm thần để mười tám nước chư hầu phải quy hàng và kéo nhau trở về nước, giữ yên bờ cõi nước nhà. Nhờ tài đức vẹn toàn, Thạch Sanh cưới công chúa và được nhường ngôi.


    Thạch Sanh như một tượng đài bất tử mang vẻ đẹp người anh hùng dân tộc mà bao đời này nhân dân vẫn mơ ước. Và nhiều năm qua, hình ảnh Thạch Sanh vẫn luôn sống mãi trong tâm hồn dân tộc với vẻ đẹp đáng tôn vinh.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Lũ con trai chúng tôi ai cũng mong muốn mình sẽ trở thành một chàng dũng sĩ khoẻ mạnh, cường tráng với sức khoẻ vô địch giúp cho cái thiện chiến thắng cái ác. Và tôi, tôi cũng mang trong mình mong muốn được tài giỏi, dũng mãnh như chàng Thạch Sanh trong truyện cổ tích.


    Thạch Sanh vốn là thái tử con trai của Ngọc Hoàng phái xuống hạ giới đầu thai vào làm con của gia đình họ Thạch. Cha mẹ mất sớm, ngày ngày chàng phải đổi củi lấy gạo nuôi thân. Đến tuổi trưởng thành, Thạch Sanh có khuôn mặt rạng rỡ, nhân từ và thân hình vạm vỡ, cường tráng. Quanh năm, chàng chít trên đầu mình chiếc khăn vải nâu đã sờn rách. Chàng thường ở trần, đóng khố, đi chân đất. Nước da dãi dầu mưa nắng ánh lên một màu nâu bóng như đồng hun.


    Thạch Sanh đẹp như một pho tượng đồng đúc. vầng trán chàng cao làm nổi bật đôi mắt nâu sẫm ánh lên một ý chí, nghị lực phi thường và quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển nổi. Gương mặt chàng sắt lại vì sương gió. Các bắp thịt ở tay, ở chân nổi lên cuồn cuộn và rắn chắc như trắc, như gụ. Bờ vai chàng rộng, ngực nở hình vòng cung càng làm tôn lên vẻ đẹp cường tráng của một chàng dũng sĩ tài ba. Thạch Sanh được các thiên thần trên tiên giới xuống dạy cho rất nhiều phép thuật kì diệu.


    Cho dù phép thuật cao cường, nhưng Thạch Sanh hằng ngày vẫn chăm chỉ, siêng năng, ngày ngày lên đường kiếm củi đi từ sáng sớm đến lúc tối mới về. Bờ vai trần màu đồng hun đỏ như gạch nung của chàng ngày ngày nhễ nhại mồ hôi. Vì tính nết thật thà, chất phác, Thạch Sanh từng bị Lí Thông lừa. Tuy thế, chàng vẫn lấy ân trả oán. Tính tình trọng nghĩa khinh lợi của chàng được mọi người rất yêu mến.


    Thạch Sanh lập nhiều chiến công hiển hách. Chàng đã diệt trừ chằn tinh độc ác để cứu giúp dân lành. Bàn tay chắc khoẻ của chàng còn mang được cả cây cung vàng nặng cả trăm cân. Hơn thế nữa, chàng còn cứu cả công chúa và con vua Thuỷ Tề. Trận đánh của chàng với chằn tinh quả là nghiêng núi đổ hang. Chằn tinh to khoẻ cậy mình có phép thuật đã thổi ra lửa, dùng thân mình làm dây trói quấn quanh người Thạch Sanh.


    Nhưng nhanh như cắt, chàng đã vung búa để chống đỡ và hạ gục chằn tinh. Với cây cung vàng, Thạch Sanh đã bắn chết đại bàng khổng lồ và cứu được công chúa. Tuy cứu giúp được nhiều người nhưng Thạch Sanh không hề tham lam và màng danh lợi. Chàng chỉ xin vua Thuỷ Tề cây đàn nhỏ bé. Chính cây đàn ấy và âm thanh của nó đã vượt qua song sắt nhà tù đến tai công chúa và chữa cho nàng khỏi bị câm.


    Tiếng đàn gửi gắm tấm lòng trong sáng và tình yêu tha thiết của chàng. Không chỉ lập những chiến công bằng sức khoẻ và sự mưu trí của mình, Thạch Sanh còn cảm hoá quân giặc bằng chính tấm lòng nhân hậu của mình. Nhờ niêu cơm thần của chàng đã khiến mười tám nước chư hầu phải quy hàng và kéo nhau trở về nước giữ yên bờ cõi nước nhà. Chính nhờ tài đức vẹn toàn dó, Thạch Sanh đã được cưới công chúa và vua nhường ngôi cho.


    Thạch Sanh là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp của những người dũng sĩ mà người dân Việt Nam bao đời nay đều ước mơ. Chính vì vậy, hình ảnh Thạch Sanh luôn sống mãi trong tâm hồn chúng ta.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |