Top 7 Bài văn đóng vai Thúy Kiều kể lại việc báo ân báo oán (lớp 9) hay nhất

Bình An 374 0 Báo lỗi

Đoạn “Thúy Kiều báo ân báo oán” nằm ở cuối phần thứ hai (“Gia biến và lưu lạc” trong "Truyện Kiều") miêu tả cảnh Kiều đền ơn đáp nghĩa những người đã cưu mang ... xem thêm...

  1. Hôm nay, lòng tôi vô cùng sung sướng, nhờ Từ công giúp đỡ mà tôi có dịp đền ơn báo oán với mọi người. Tôi - Vương Thuý Kiều một người đã gặp biết bao đau khổ, tủi nhục, đã từng làm tì thiếp người ta, lại đã từng thân hoa gửi chốn phong trần, nay tôi được đền ơn mọi người đã từng giúp đỡ tôi, được báo oán đối với những người đã hãm hại mình, lòng tôi tự xúc động. Nay tôi xin để cho mọi người nghe về báo ân, báo oán của mình.


    - Từ Hải, xin chàng cho truyền gặp Thúc Sinh. Tôi nói.

    - Được, cho truyền Thúc Sinh đến. Từ Hải đáp.

    Chàng Thúc được truyền đến, mặt chàng xám lại như chàm đổ, nhưng vẫn là chàng Thúc năm xưa đã từng cứu tôi thoát khỏi chốn lầu xanh phong trần. Tôi liền thưa với chàng rằng:

    - Nghĩa nặng nghìn non mà chàng dành cho thiếp hồi ở Lâm Tri, thiếp nào đâu dám quên. Chẳng dám trách chi Sâm Thương làm thiếp chẳng vẹn chữ tòng cùa một người vợ, đã phụ lòng chàng dành cho thiếp. Nay nhờ ơn Từ công, thiếp chỉ có trăm cuốn vải gấm, nghìn cân bạc đền ơn chàng gọi là... mong chàng nhận tấm chân tình.

    Nhìn chàng Thúc nhận chút của cải, lòng tôi lại bồi hồi nhớ lại chuyện xưa ở Lâm Tri khi đã có những tháng ngày sống hạnh phúc bên chàng, tưởng rằng như đó là giấc mộng đẹp cho đời, tôi nào ngờ lại bị Hoạn Thư gian trá, độc ác phá vỡ. Tôi than:

    - Vợ chàng rõ quỷ quái tinh ma, phen này kẻ cắp bà già gặp nhau, thiếp xin trả hết cho nàng ta tất cả bao ân oán mà nàng đã gây ra cho thiếp.

    Thoắt nhìn thấy Hoạn Thư mặt xám lại, mình run sợ quỳ xuống, tôi thoáng cười mỉa mai, chào thưa nàng ta:

    - Ơ kìa, tiểu thư cũng có bây giờ đến chỗ tôi. Đàn bà dễ có mấy tay; đời xưa mấy mật, đời này mấy gan, nay tiểu thư càng cay nghiệt thì sẽ càng nhiều oan trái. Đó chính là gieo gió ắt gặp bão đó.

    Nàng ta hoảng sợ vội khấu đầu, lạy lục kêu ca với tôi rằng:

    Rằng thưa tôi chút phận đàn bà nên ghen tuông cũng chỉ là lẽ thường tình. Nhớ khi nàng đã từng ở trong nhà tôi. Tôi đã cho nàng lên gác viết kinh, cho được gần với Phật pháp. Rồi khi nàng ra đi tôi nào dám níu kéo, cho người đuổi theo. Tôi cũng chỉ phận đàn bà, khi thấy chồng mình thương yêu người phụ nữ khác thì nào có thể dễ dàng cho qua. Nay tôi biết mình đã gây việc chông gai mong chờ lòng khoan dung độ lượng của nàng tha thứ cho. Tôi xin nàng xem xét cho.


    Khá khen thay cho Hoạn Thư, quả là nàng ta là một con người khôn ngoan, giảo hoạt đến mức mà ta cũng phải khó xử. Tôi cứ tưởng rằng khi nêu ra tội ác của nàng thì có thể trừng phạt nàng vì có cái thói ghen tuông đến tàn nhẫn, độc ác của nàng ta. Nào ngờ nàng ta lại nói rằng nàng ta chỉ là nạn nhân của chế độ đa thê của người đàn ông nên ghen tuông thì ở đàn bà cũng là thường tình. Là người phụ nữ tôi hiểu được điều đó tất cả vì quá yêu chồng mà chồng thì lại có năm thê bảy thiếp thôi thì nàng ta nói cũng có lí nhưng tội nàng ta gây ra nào có thể xoá bỏ. Nhưng nàng ta đã từng nói nàng ta là ân nhân của tôi, vậy thì công tôi coi như không có mà tha cho nàng ta, tôi cũng đâu muốn trừng phạt nàng ta nặng nề mà để mang tiếng nhỏ nhen khi rằng người ta đã biết lỗi và cầu xin tôi tha thứ. Tôi nghĩ vậy nên đã bảo với Hoạn Thư rằng:

    - Khen cho Hoạn Thư khôn ngoan hết mực, nói năng vừa ý, phải lời. Tha ra thì cũng may đời, thôi thì nàng đã nhận lỗi, ta cũng tha cho coi như không có lỗi lầm gì. Nay nàng và chàng Thúc hãy về Lâm Tri mà sống cho nhân nghĩa, năng làm việc tốt.


    Thúc Sinh và Hoạn Thư vội khấu đầu cảm tạ và cáo lui. Mọi quân sĩ đều reo mừng, khen tôi khoan dung độ lượng. Tôi cũng vui mừng hạnh phúc vì đã đền ơn được chàng Thúc, lại vừa trừng trị một cách có lí, có tình đúng như quan niệm đạo đức của nhân dân ta đối với Hoạn Thư. Tiếp theo, tôi còn phải đền ơn nhiều người nữa, còn những bọn buôn thịt, bán người như Mã Giám Sinh, Tú Bà,Bạc Bà... thì không thế tha thứ phải diệt trừ họ để trừ hậu hoạ cho nhân dân. Thế là Từ công đã cho chém đầu bọn chúng. Mọi người và quân sĩ đều hô reo là phải, là đúng. Vậy là cuộc báo ân báo oán diễn ra tốt đẹp. Những người tốt thì đã được đền ơn bằng gấm vóc, vàng bạc còn những kẻ ác hại đời, hại dân đã bị trừng trị làm thoả lòng nhân dân.


    Trong quãng đời lưu lạc, đầy gian truân, vất vả của mình thì cuộc báo ân báo oán mà Từ Hải đã dành cho tôi là quãng thời gian sung sướng, hạnh phúc nhất trong đời tôi. Và người đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi là Hoạn Thư. Một con người giảo hoạt, đã gây việc chông gai nhưng lại rất khôn khoan, ứng xử khéo léo, nói năng phải lời đã làm cho mọi người phải khó xử. Thật đáng khen!

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Trong mười lăm năm lưu lạc, cuộc đời tôi tưởng bị chôn vùi trong những tháng ngày "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần". Nhưng may mắn thay, đã có lúc tôi được cuộc đời nâng niu, ưu ái. Những thay đổi ấy có được là nhờ Từ Hải, một con người "đội trời đạp đất ở đời".


    Về với chàng ít lâu, sau những chiến công lừng lẫy của chàng, tôi trở thành đệ nhất phu nhân. Chàng hỏi tôi về những người đã từng có ơn, những kẻ đã hãm hại, đẩy tôi vào bể khổ. Rồi chàng mời hết những người có ơn, bắt hết những kẻ gian ác ấy về cho tôi toàn quyền xử tội. Thế là hôm ấy, tôi và chàng ngồi trên điện xét xử: báo ân và báo oán. Đầu tiên là Thúc Sinh, người đã từng có ơn cứu tôi khỏi lầu xanh. Chàng Thúc bước vào, mặt đỏ như chàm, mình mẩy run run. Tôi nghĩ, chắc chàng quá sợ đây mà. Tôi biết chàng là người nhu nhược nhưng tôi không trách móc. Dù vợ cả chàng là Hoạn Thư luôn ghen tuông hành hạ tôi nhưng chuyện đó để khi khác! Giờ đây tôi phải đền ơn chàng. Tôi cất tiếng: "Chào chàng Thúc! Hôm nay mời chàng đến đây là để tôi bày tỏ chút lòng thành, xin được đền ơn chàng!".


    Nghe đến đây dường đã đỡ sợ nên chàng lên tiếng: "Vâng..!". Tôi lại nói: "Nghĩa chàng dành cho tôi nặng đến nghìn non, trả làm sao hết. Đây có gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân để tạ lòng chàng gọi là có vậy. Mong chàng nhận cho.. Người hầu bưng lễ ra, chàng lạy tạ lời nhận lễ. Nhưng tôi nghi: "Sao chàng phải lạy tạ, chàng còn sợ chăng? Thôi ta để chàng đi vì còn nhiều người phải báo ân nữa". Nhìn chàng, tôi lại chua xót nghĩ đến sự quỷ quyệt của Hoạn Thư. Tại sao hai con người ấy lại có thế chung chăn, chung gối được nhỉ! Tôi bèn mỉm cười nói thêm với chàng Thúc: "Vợ chàng quỷ quái tinh ma, phen này kẻ cắp bà già gặp nhau". Chàng đi ra và tiếp đó tôi báo ân cho nhiều người khác: vãi Giác Duyên, cô a hoàn, mụ quản gia... những người đã yêu thương, giúp đỡ tôi trong những ngày khốn khó.


    Sau đó là đến việc báo oán, người đầu tiên mà tôi phải trả thù, trả hết oán chính là Hoạn Thư - vợ cả của Thúc Sinh. Mụ vừa vào tới cửa tôi đã nói đón: "Tiểu thư cũng có thì giờ đến đây ư?". Rồi tôi lại dõng dạc hơn: "Đàn bà dễ có mấy tay. Từ xưa đến nay được mấy người nhiều mưu mô, tinh quái như bà?". Mụ vội vàng quỳ xuống, phần vì nhận ra tôi đang ngồi trên, phần vì thấy hàng hàng quân lính áo giáp, gươm đao đầy mình. Tôi nghĩ: "Chắc phen này mụ sẽ phát hoảng lên, sẽ lạy lục van xin vì biết mình có tội. Mụ sẽ biết thế nào là "gieo nhân nào được quả nấy". Tôi lại dõng dạc hơn: "Dễ dàng là kiếp hồng nhan, ăn ở mà càng cay nghiệt thì sẽ càng chịu nhiều oan trái". Đến đây Hoạn Thư đã hiểu ra. Nhưng mụ tinh ranh quá, mụ còn bình tĩnh khấu đầu rồi xin thưa. Tôi biết mụ sẽ kêu ca, sẽ chữa tội cho mình, lúc này tôi có thể cho mụ từ giã cõi đời nhưng tôi vẫn muốn xem mụ sẽ nói gì, và cũng một phần vì tôi muốn xem mụ có hối cải không. Nếu có, tôi có thể mở lượng khoan hồng tha không giết mụ. Mụ bắt đầu thưa: "Thưa phu nhân, tôi đây là phận đàn bà hèn kém nên cũng như ai. Tôi ghen tuông thì cũng là chuyện thường tình, nghĩ lại ngày ấy kẻ hèn mọn này đã để phu nhân ra gác viết kinh ở, với lại khi phu nhân bỏ đi, tôi đâu đuổi theo bắt về mặc dù biết gác viện đã mất vài thứ đáng giá... Nhưng cũng tại kẻ hèn mọn này gây ra việc chông gai, giờ thì chỉ còn biết trông chờ vào tấm lòng bao dung rộng lớn như biển cả của phu nhân mà thôi. Xin phu nhân nghĩ cho mà thương cho kẻ hèn kém này".


    Tôi bàng hoàng, khen cho mụ khôn ngoan đến mực mà nói năng phải lời. Mụ thật giảo hoạt, khôn ngoan, tinh quái, ranh mãnh. Nhưng lời nói của mụ có lý quá, tôi cũng là đàn bà thì cần hiểu được suy nghĩ chung của đàn bà là thói ghen tuông. Nhưng tha cho mụ thì may đời cho mụ còn làm ra thì lại là người nhỏ nhen, với lại tôi đã có ý khoan hồng nếu mụ biết hối cải. Dù chưa thấy hành động nhưng lời nói của mụ thì cũng có tình, có lý. Mụ đã nhận hết lỗi vào mình thì cũng khoan dung cho mụ và tôi chỉ nói thêm: "Hãy biết hối cải vì sống mà tạo nhiều ơn nghĩa thì sẽ gặp nhiều điều tốt đẹp. Nên nhớ câu ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ".


    Sau đó tôi còn xử tội nhiều tên khác. Tất cả chúng đều là lũ gian ác, độc địa, bất nhân. Đã trải qua biết bao đắng cay, khổ nhục tôi càng thấm thía cái lẽ đời: "Hồng nhan bạc mệnh". Nhưng thôi, giờ đây tôi đã đoàn tụ với cả nhà, có cha, có mẹ, có anh em, có người yêu chung thuỷ thì cuộc sống còn gì không hạnh phúc? Cuộc sống cũng có quy luật: "Gặp nhiều tai ương rồi sẽ có được niềm hạnh phúc".

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Sau khi bị gã Sở Khanh lừa đảo đưa vào cạm bẫy của Tú Bà và bị Tú Bà đánh đập dã man, không thể chịu đựng nỗi nhục nhã, uất hận nên tôi đã tìm đến cái chết để giải thoát. Sợ mất cả vốn lẫn lời, mụ Tú Bà đành giở giọng nhân nghĩa dỗ dành, hứa sẽ tìm cho tôi một người chồng xứng đáng. Mụ đưa tôi ra ở lầu Ngưng Bích, bảo rằng để cho tôi bình tâm trở lại, Nhưng thực ra là mụ giam lỏng, chờ ngày bán tôi đi.


    Cũng tại đây, tôi đã may mắn gặp được người anh hùng Từ Hải tiếng tăm lừng lẫy. Chàng đã hào phóng chuộc tôi ra khỏi lầu xanh và cưới tôi làm vợ. Từ thân phận của một kĩ nữ, tôi đã được chàng đưa lên vị thế của một bậc phu nhân quyền quý. Trong một lần tâm sự với chàng, tôi bày tỏ ý nguyện được báo ân báo oán cho vơi bớt nỗi khổ chất chứa trong lòng bấy lâu nay. Vốn là người hào hiệp, giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha, Từ Hải đồng ý giúp tôi thực hiện nguyện vọng đó.


    Chàng cắt cử mấy đạo quân lập tức lên đường. Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri, mời những ân nhân của tôi và bắt những kẻ đã gây ra tội ác đối với tôi. Sáng hôm sau, Từ Hải mở phiên tòa. Giữa trung quân, chàng cùng tôi sánh vai nhau ngồi xử án. Khung cảnh phiên tòa vô cùng trang trọng. Quân lính dàn hàng hai bên, gươm lớn giáo dài lăm lăm trong tay, khiến cho kẻ yếu bóng vía phải run sợ Từ Hải giao cho tôi toàn quyền xét xử. Tôi quyết định báo ân trước, báo oán sau. Khi Thúc Sinh được mời đến trước trướng hùm, tôi thấy mặt chàng xám như chàm đổ, chân tay run cầm cập, chẳng dám ngước mắt nhìn ai. Người đời thường nói: Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen, huống hồ tôi với chàng đã từng là vợ chồng, dẫu chẳng được bao lâu. Tôi cất tiếng nhẹ nhàng chào hỏi trước:

    - Thiếp xin chào chàng! Ơn nghĩa của chàng đối với thiếp nặng tựa nghìn non. Thiếp là người cũ ở Lâm Tri, liệu chàng có nhớ?! Tại ai mà chúng ta phải chia lìa đôi ngả Sâm Thương? Tại ai mà thiếp đành phụ lòng chàng?! Thôi, chuyện cũ đã qua. May mà trời xanh có mắt, thiếp vượt được bước gian nan. Giờ đây, thiếp có chút quà mọn xin tạ lòng chàng!

    Nói rồi, tôi sai lính đem ra trăm cuốn gấm quý và một ngàn lạng bạc để đền ơn Thúc Sinh. Tôi cũng không quên nhắc rằng sẽ bắt người vợ quỷ quái tinh ma của chàng phải trả giá cho những mưu mô và hành động nham hiểm, tàn nhẫn mà ả đã dùng để đày đọa tôi suốt mấy tháng trời.


    Lần lượt, sư Tam Hợp, vãi Giác Duyên, bà quản gia, Kiều Nhi... tất cả ân nhân đã từng giúp đỡ tôi trong cơn hoạn nạn đều được trân trọng mời lên để tôi cảm tạ và báo đáp ân tình. Thấy tôi thoát khỏi cảnh trầm luân, ai cũng vui mừng. Tôi bảo mọi người nán lại để xem tôi báo oán. Khi lính áp giải Hoạn Thư đến nơi, tôi cố kiềm chế cơn giận dữ đang trào dâng trong lòng, lấy giọng mỉa mai hỏi ả:

    - Chào tiểu thư! Chắc tiểu thư không thể hình dung nổi có ngày lại đặt chân đến đây, phải không?! Trên đời, tôi thấy thật hiếm có người đàn bà nào ghê gớm như tiểu thư. Nhưng thói thường, càng cay nghiệt lắm thì càng oan trái nhiều mà thôi!

    Nhận ra trước mặt chính là Hoa Nô đầy tớ ngày nào đã bị mình đọa đày đến mức cất đầu chẳng lên, Hoạn Thư đột nhiên biến sắc, hồn lạc phách xiêu, vội dập đầu van xin tha tội. Ả con quan Lại bộ thượng thư quả đúng là kiểu người: Bề ngoài thơn thớt nói cười, Mà trong nham hiểm giết người không dao. Tuy run sợ nhưng ả vẫn đủ bình tĩnh để liệu điều phân trần, thanh minh cho nhẹ tội:

    - Thưa phu nhân! Tôi mắc tội xúc phạm đến phu nhân chẳng qua cũng vì ghen tuông là thói thường tình của nhi nữ. Suy cho kĩ, tôi cũng có chút thương tình đối với phu nhân. Như lúc cho phu nhân ra Quan Âm Các chép kinh, hay lúc biết phu nhân bỏ trốn mà chẳng sai người đuổi theo. Thật lòng, tôi rất mến mộ tài sắc của phu nhân. Còn chuyện chồng chung thì chưa dễ ai nhường cho ai. Nay biết mình trót gây việc chông gai, sóng gió, tôi chỉ xin phu nhân mở lượng hải hà mà tha cho!


    Nghe ả trình bày, tội thấy ả đã nhận ra tội lỗi. Giết chết ả cho thỏa hận, điều ấy dễ biết bao! Nhưng thêm một kẻ nữa rơi đầu thì cũng chẳng ích gì, tôi bèn tha cho ả. Chắc chắn nỗi kinh hoàng ngày hôm nay sẽ đeo đẳng ả suốt đời khi chứng kiến cảnh lũ bán thịt buôn người như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh và lũ đầu trâu mặt ngựa Ưng, Khuyển, phải chịu tội chém đầu.


    Thế là giữa thanh thiên bạch nhật, việc báo ân báo oán của tôi đã được giải quyết xong xuôi. Tôi quay sang cảm tạ ân nhân lớn nhất đời mình là người anh hùng Từ Hải. Chàng đáp lại bằng câu nói thật chân tình: "Việc của nàng cũng là việc của ta, có gì mà phải cảm ơn?! Ta chỉ mong từ nay trở đi, nàng sẽ sống vui vẻ, hạnh phúc vì đã cất được gánh nặng trong lòng!" Tôi xúc động vô cùng vì chàng đã nói giúp điều mà tôi đang nghĩ tới.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. "Lạ chi con tạo xoay vần

    Đời người lắm nỗi gian truân khó lường"


    Cha! Mẹ! Hai em! Chàng! Nếu mọi người muốn biết cuộc sống của con ra sao trong từng ấy năm phiêu bạt thì con chỉ xin kể quãng đời vẻ vang nhất của con. Liệu có ai ngờ rằng từ một tấm thân ô nhục, con bỗng chốc trở thành một phu nhân tướng quân nắm quyền sinh sát của nhiều kẻ gian ác bất lương. Nếu mọi người thấu hiểu lòng con thì hãy lắng nghe chuyện con kể: Báo ân, báo oán.


    Nhờ chàng Từ Hải - một vị tướng đã rạch đôi sơn hà, chống lại triều đình, con trở thành một phu nhân tướng quân. Chàng hỏi con về những người đã từng có ơn với con, những kẻ đã hãm hại con, đẩy con vào bể khổ. Rồi chàng mời hết những người có ơn, bắt hết những kẻ gian ác ấy về cho con toàn quyền xử tội. Thế là hôm ấy, con và chàng ngồi trên điện xét xử - báo ân và báo oán. Đầu tiên là Thúc Sinh, người đã từng có ơn cứu con khỏi lầu xanh. Chàng Thúc bước vào, mặt đỏ như chàm, mình mẩy run run. Con nghĩ, chắc chàng quá sợ đây mà. Con biết chàng là người nhu nhược nhưng con không trách móc. Dù vợ cả chàng là Hoạn Thư luôn ghen tuông hành hạ con nhưng chuyện đó để khi khác! Giờ đây con phải đền ơn chàng. Con cất tiếng: "Chào chàng Thúc! Hôm nay mời chàng đến đây là để tôi bày tỏ chút lòng thành, xin được đền ơn cho chàng!".


    Chàng chẳng dám nói gì nhưng nghe đến đây chàng đã đỡ sợ nên chàng lên tiếng: "Vâng..!". Con lại nói: "Nghĩa chàng dành cho tôi nặng đến nghìn non, trả làm sao hết. Đây có gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân để tạ lòng chàng gọi là có vậy. Mong chàng nhận cho". Người hầu bưng lễ ra, chàng lạy tạ nhận lễ. Nhưng con nghĩ: "Sao chàng phải lạy tạ, chàng còn sợ chăng". Thôi ta để chàng đi vì còn nhiều người phải báo ân nữa". Con chỉ nói thêm: "Vợ chàng quỷ quái tinh ma, phen này kẻ cắp bà già gặp nhau". Chàng đi ra và tiếp đó con báo ân cho nhiều người khác.


    Sau đó là đến việc báo oán, người đầu tiên mà con phải trả thù, trả hết oán chính là Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh. Mụ vừa vào tới cửa con đã nói đón: "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây ?". Rồi con lại dõng dạc hơn: "Đàn bà dễ có mấy tay. Từ xưa đến nay được mấy người nhiều mưu mô, tinh quái như bà". Mụ vội vàng quỳ xuống, phần vì nhận ra con đang ngồi trên, phần vì thấy hàng hàng tướng lính áo giáp, gươm đao đầy mình. Con nghĩ: "Chắc phen này mụ sẽ phát hoảng lên, sẽ lạy lục van xin. Vì biết mình có tội, mụ sẽ biết thế nào là "gieo nhân nào được quả nấy". Con lại dõng dạc hơn: "Dễ dàng là kiếp hồng nhan, ăn ở mà càng cay nghiệt thì sẽ càng chịu nhiều oan trái". Đến đây Hoạn Thư đã hiểu ra. Nhưng mụ tinh ranh quá, mụ còn bình tĩnh khấu đầu rồi xin thưa. Con biết mụ sẽ kêu ca, sẽ chữa tội cho mình, lúc này con có thể cho mụ từ giã cõi đời nhưng con vẫn muốn xem mụ sẽ nói gì, và cũng một phần vì con muốn xem mụ có hối cải không. Nếu có, con có thể mở lượng khoan hồng tha không giết mụ. Mụ bắt đầu thưa: "Thưa phu nhân, tôi đây là phận đàn bà hèn kém nên cũng như ai. Tôi ghen tuông thì cũng là chuyện thường tình, nghĩ lại ngày ấy kẻ hèn mọn này đã để phu nhân ra gác viết kinh ở, với lại khi phu nhân bỏ đi, tôi đâu dám chửi, cũng chẳng đuổi theo bắt về mặc dù biết gác viện đã mất vài thứ đáng giá. Với lại cũng tại chế độ đa thê, một chồng mà nhiều vợ, chồng chung thì ai dễ chiều cho ai. Nhưng cũng tại kẻ hèn mọn này gây ra việc chông gai, giờ thì chỉ còn biết trông chờ vào tấm lòng bao dung rộng lớn như biển cả của phu nhân mà thôi. Xin phu nhân nghĩ cho mà thương cho kẻ hèn kém này".


    Con bàng hoàng vô cùng, khen cho mụ khôn ngoan đến mực mà nói năng phải lời. Mụ thật giảo hoạt, khôn ngoan, tinh quái, ranh mãnh. Nhưng lời nói của mụ có lí quá, con cũng là đàn bà thì cần hiểu được suy nghĩ chung của đàn bà là: hay ghen tuông. Tha cho mụ thì may đời cho mụ còn làm ra thì lại là người nhỏ nhen, với lại con đã có ý khoan hồng nếu mụ biết hối cải. Dù chưa thấy hành động nhưng lời nói của mụ thì cũng có tình, có lí. Mụ đã nhận hết lỗi vào mình thì cũng khoan dung cho mụ và chỉ nói thêm: "Hãy biết hối cải vì sống mà tạo nhiều ơn nghĩa thì sẽ gặp nhiều điều tốt đẹp. Nên nhớ câu ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ". Sau đó con còn xử tội nhiều tên khác. Tất cả chúng đều là lũ gian ác, độc địa, bất nhân. Con chỉ kể có vậy thôi.


    Đã trải qua biết bao đắng cay, khổ nhục, con càng thấm thía cái lẽ đời: "Hồng nhan bạc mệnh". Nhưng thôi, giờ đây con đã đoàn tụ với cả nhà, có cha, có mẹ, có anh em, có người yêu chung thuỷ thì cuộc sống còn gì không hạnh phúc. Cuộc sống luôn theo nghĩa của nó là: "Gặp nhiều tai ương rồi sẽ có được niềm hạnh phúc". Con thấy thật đúng!

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Vậy là sau bao nhiêu năm phải chịu đựng biết bao đau khổ, tủi nhục, đày đọa, tôi đã được Từ Hải cứu thoát ra khỏi lầu xanh. Từ Hải không chỉ đem lại cho tôi một tấm lòng tri kỉ mà còn giúp tôi đền ơn trả oán, chàng đã giúp tôi thực hiện ước mơ công lí chính nghĩa mà bao lâu nay tôi hằng ấp ủ.


    Cái ngày hôm đó, có lẽ tôi không bao giờ có thể quên được, tôi – với tư cách là một phu nhân – đã chủ trì màn báo ân báo oán đó. Khi cho mời Thúc Sinh vào, lòng tôi xao xuyến kì lạ. Vậy là sau bao nhiêu năm xa cách, cuối cùng tôi đã được gặp lại chàng – con người mà tôi đã từng rất cảm kích, quý mến và yêu thương. Chính chàng là người đã cảm thông cho số phận của tôi, dang tay đón nhận và đưa tôi ra khỏi chốn lầu xanh. Chàng đã cho tôi có được những ngày tháng sống làm vợ chồng bên nhau thật yên bình, vui vẻ mà đầm ấm. Dù sao chúng tôi cũng đã từng là một gia đình hạnh phúc. Vậy mà khi gặp lại nhau sau bao nhiêu năm xa cách, tại sao chàng lại tỏ ra như vậy chứ? Mặt chàng đỏ lên như chàm đổ, còn người chàng thì đang run lên. Chẳng lẽ chàng đang lo sợ, hãi hùng đến vậy sao? Chàng biết không, chàng đang tỏ ra là một con người yếu hèn, nhu nhược, thiếu bản lĩnh, trước mặt mọi người đấy!

    – Thúc Sinh, chàng còn nhớ ta không?

    Thúc lang lại càng sợ hãi hơn, cúi gập người xuống.

    – Thiếp biết, ân nghĩa của chàng xưa kia là đối với thiếp thực sự là rất to lớn, có lẽ cả đời này thiếp cũng sẽ không thể báo đền. Nhưng chúng ta bây giờ, chẳng khác nào hai chùm sao Sâm và Thương – mãi mãi cũng không thể gặp nhau. Thiếp cũng chẳng biết làm thế nào hơn, đành trả ơn chàng gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân gọi là…


    Thực sự, tôi rất biết ơn, trân trọng tấm lòng và tình cảm mà Thúc Lang đã dành cho tôi. Hơn nữa, cảnh ngộ giữa tôi và chàng ngày nay tất cả cũng đâu phải do chàng mà ra, có trách chàng, chỉ tại chàng đã quá nhút nhát, hèn yêu mà thôi. Chúng tôi sống với nhau, ân ái, hạnh phúc chưa được bao lâu, vậy mà đã phải chia tay, rời xa nhau mãi mãi. Có lẽ vết thương lòng trong tôi đã quá đớn đau, xót xa, không thể quên được. Chính Hoạn Thư – ả đàn bà đó đã nhẫn tâm chia rẽ chúng tôi, khinh rẻ thân phận của tôi mà ra tay đày đọa, đánh đuổi tôi, khiến cho tôi và chàng phải xa lìa.


    Ngay khi trông thấy Hoạn Thư, tôi đã vờ chào hỏi một cách niềm nở, lịch sự.

    – Ô! Chào tiểu thư! Không ngờ cũng có ngày tiểu thư phải đến đây sao?

    Giọng tôi mỉa mai, châm biếm, chì chiết Hoạn Thư một cách đay nghiến, sâu cay. Giờ đây, trong lòng tôi đã bao nhiêu nỗi căm hận, uất ức dồn nén bao lâu nay. Nhìn ả ta hồn lạc phách xiêu, lo sợ mà tôi cũng bớt đi được phần nào cơn giận. Nhưng ngay sau đó, Hoạn Thư đã vội vã khấu đầu dưới trướng mà liệu điều kêu ca. Ả đã dựa vào tâm lí chung của người phụ nữ mà nói năng đâu ra đấy nhằm chạy tội. Dù sao thì ả cũng đã nói đúng phần nào. Hoạn Thư cũng chỉ là một người đàn bà, cũng chỉ biết yêu thương chồng, biết ghen tức khi thấy chồng quan tâm tới một người phụ nữ khác mà không hề để ý đến mình nữa. Hơn nữa, cô ta cũng đã cho tôi tới Quan Âm Các viết kinh để một mình tĩnh tâm, khi tôi chạy trốn khỏi đó cũng không cho người đi tìm, bắt về. Không những thế, khi ở dưới trướng, Hoạn Thư cũng đã trung thực tự nhận hết lỗi về mình và mong chờ vào tấm lòng độ lượng của tôi. Cô ta quả là một con người khôn ngoan, giảo hoạt, thật sắc sảo, tinh đời. Những lí lẽ của cô ta đã khiến cho tôi thật cảm động. Giờ đây, chẳng nhẽ tôi lại đành lòng trách phạt sao?


    Như thế, chẳng khác nào tôi là một kẻ nhỏ nhen, ích kỉ, không biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Dù sao, dân gian ta cũng có câu Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại. Hoạn Thư đã biết tự nhận ra lỗi lầm của mình rồi thì thôi tha cho ả ta cũng được.


    Nghĩ vậy, tôi liền truyền lệnh xuống dưới tha bổng cho Hoạn Thư. Vậy là hôm nay, cuối cùng tôi cũng đã thực hiện được ước mơ công lí, chính nghĩa của mình mà bao lâu nay tôi luôn ấp ủ trong thâm tâm tôi mong muốn, luôn khát vọng về một xã hội công bằng, trật tự và chính nghĩa cho mọi người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Là phận nữ nhi, sau bao nhiêu năm trôi dạt đời dâu bể, trải quạ nhiều đắng cay, tủi nhục, cuối cùng Kiều tôi cũng gặp được người tri ân, tri kỉ, sẵn lòng ra tay giúp đỡ. Đời người thật cũng có lúc thịnh, lúc suy, khi vui, khi buồn. Từ Hải là chàng trai tốt, phen này ta có dịp đền ơn, trả oán người xưa.


    Hôm đó tốt ngày, tôi sai người đến mời Thúc Sinh, tôi đã rất xúc động khi gặp lại chàng. Cả đêm hôm trước tôi đã nhớ lại hình ảnh của Thúc Lang - một chàng trai hào hoa, phong nhã, dốc lòng nhân nghĩa cứu tôi ra khỏi chốn lầu xanh. Nhưng hôm đó, trước mắt tôi là một Thúc Sinh khác hẳn, chàng nhút nhát, nghe vẻ sợ sệt, mình run lên như một chú dế nhỏ, mặt chàng tái lại, tôi hết sức bất ngờ, tôi không thể tìm thấy ở chàng con người xưa, tính cách phong lưu, mực thước mà tôi hằng kính trọng. Có phải chốn kinh đao, hay chính nơi quan đường đã làm chàng hoảng sợ, hay rằng chàng đang cảm thấy xấu hổ vì chàng đã không bảo vệ được tôi, hoặc giả người vợ độc ác đã biến chàng thành một kẻ nhu nhược, hèn nhát...? Càng nghĩ như thế, tôi càng thương chàng hơn, tôi tiến đến và hỏi han Thúc Sinh:

    - Ôi hỡi Thúc lang, chàng ơi, gặp lại người xưa, thiếp chẳng thể ngờ, qua bao nhiêu năm gian lao cách trở chàng còn nhớ thiếp chăng?

    Tôi và Thúc Sinh ai nấy đều bồi hồi, xao xuyến, cùng nhau nhớ lại những tình nghĩa xưa. Tôi rằng:

    - Xưa kia, chàng đã hào phóng ra tay giúp thiếp, nay được nương vào chốn giàu sang, thiếp vẫn chẳng quên ơn chàng, thôi, nay chàng hãy nhận của thiếp chút quà báo đáp, gọi là. Nói rồi, tôi cho người mang đến trăm cuốn gấm và một nghìn cân bạc. Tôi mong sao chàng cũng có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc như tôi, tôi chỉ thương cho chàng vì ngày ngày chịu đựng sự nhục nhã, đày đoạ từ người vợ đanh đá Hoạn Thư mà - tôi vẫn không quên những gì chị ta từng đem đến cho tôi, từng rẻ rúng, sỉ vả tôi.

    Vừa thoạt nghĩ đến tôi đã bắt gặp Hoạn Thư. Vẫn cái vẻ lạnh lùng, đôi mắt chứa đầy kiêu căng, tự mãn, khuôn mặt chị ta vẫn vênh lên lộ rõ đôi lưỡng quyền nhô cao, đanh đá, khiến tôi cảm thấy khó chịu. Tôi tiến lại chào một cách kính cẩn:

    - Chà! Tiểu thư hôm nay cũng hạ cố đến điện, thật là vinh hạnh cho tôi quá! Bao năm trôi qua, mà nhan sắc của cô vẫn không hề phai nhạt, thật đáng khâm phục. Tôi đang băn khoăn không biết gan của cô, nó đã nhỏ lại chưa, hay là vẫn...

    Hoạn Thư nghe nói đến đây thì hồn lạc phách xiêu, cuống cuồng quỳ lạy tôi xin tha:

    - Dạ… dạ... bẩm bà, tôi đâu dám ạ! Chẳng qua cũng là phận đàn bà, từ xưa đến nay, ghen tuông cũng hề gì chuyện lạ, chồng là chồng chung, mấy ai dễ...

    Nghe Hoạn Thư nói vậy, không để mụ nói hết tôi liền quát lên:

    - Im đi, ngươi còn già mồm kêu oan? Ta sao quên những khắc khổ xưa kia, ngươi đã đánh ta bao nhiêu đòn, sỉ nhục ta bao nhiêu lần, ta làm sao quên...

    Nghe tôi gắt lên thế, Hoạn Thư liền dịu giọng nói:

    - Nhưng thưa bà, khi bà còn ở gia đình tôi, chẳng phải tôi cũng đã cho bà lên trên gác, thắp đèn viết kinh, rồi chẳng phải tôi cũng đã thả cửa cho ba chạy chốn. Nay tôi đã chót gây việc chông gai, tôi đã biết tội của mình, mong nhờ lòng thương nhân từ bể lượng, bà tha cho ạ!

    Hoạn Thư ơi là Hoạn Thư, thật vẫn người khôn ngoan, giảo hoạt, nói năng phải lời, làm người đời phải nể phục miệng lưỡi sắc bén của cô. Tôi nghĩ con người nếu có lòng hối lỗi cùng sẽ sửa được mình. Nay chuyện cũ đã qua, chuyện mới còn chưa tới, nếu ta xử nặng, ắt người ta sẽ coi khinh, nghĩ là con người nhỏ nhen, tính toán. Vậy thì:

    - Ta sẽ tha cho cô, phần vì đã biết hối cải, phần cũng không muốn Thúc Sinh phải lo nghĩ. Nhưng cô phải biết hối lỗi mà sửa mình, nếu càng làm điều gian ác, càng phải nhận lấy những oan trái về mình.


    Cuối cùng thì mọi ân oán của tôi cũng đã được trả, tôi cảm thấy cuộc đời này thật nhẹ nhõm biết bao, cuộc sống thanh nhàn, êm ấm công bằng đang đến với tôi. Ông trời thật không phụ lòng người. Tôi sẽ quyết tâm thực hiện tiếp những ước mơ, khát vọng, ý chí mà tôi đã nung nấu bấy lâu nay.


    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du viết về cuộc đời và số phận của người con gái tài sắc Thúy Kiều. Nhưng đúng như câu nhận xét của Nguyễn Du khi mở đầu tác phẩm “ Thương thay cho phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”, cuộc đời của người con gái tài hoa này cũng bạc mệnh như rất nhiều thân phận đàn bà khác trong xã hội phong kiến xưa. Cuộc đời Thúy Kiều nổi trôi suốt mười lăm năm trời đằng đẵng, đó là khoảng thời gian đen tối, đau khổ nhất cuộc đời Thúy Kiều “thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”. Cuộc đời nàng là một chuỗi những đau khổ chất chồng, nhưng không phải Kiều chỉ mãi bị vùi dập, chà đạp, nàng cũng từng gặp được người tốt, đó chính là Từ Hải, và cuộc gặp gỡ với Từ Hải đã khiến cho Kiều có cơ hội để báo ân báo oán.


    Tôi là Thúy Kiều, con người bị vùi dập không chút tiếc thương trong suốt thời gian qua, từ khi bị Mã Giám Sinh lừa bán vào thanh lâu, cuộc sống đau khổ đã khiến tôi tìm đến cái chết như một sự giải thoát cho cuộc đời đầy đoạn đầy đau khổ này, nhưng tôi lại được sư Giác Duyên cứu sống. Nhưng dòng đời hiểm ác, đâu ai lường trước được điều gì, được sư Giác Duyên cứu nhưng chẳng bao lâu sau đó tôi lại bị Bạc Hạnh lừa bán vào thanh lâu lần nữa. “Thanh y hai lượt thanh lâu hai lần”, cuộc sống của tôi ê chề, đau đớn, tôi ngỡ như tôi cứ tiếp tục cuộc sống đọa đầy như vậy cho đến lúc chết đi.


    Nhưng thật may mắn, tôi đã gặp được Từ Hải, một người đàn ông đầu đội trời, chân đạp đất. Đặc biệt, chàng dành cho tôi những tình cảm yêu thương chân thành, không những cứu tôi ra khỏi cuộc sống đen tối ở thanh lâu mà còn giúp tôi báo ân báo oán, làm tôi vô cùng cảm kích trước tấm chân tình của chàng. Cuộc sống của tôi nơi thanh lâu đã gặp đủ loại người xấu nhiều tốt ít nhưng ít nhất vẫn có người trân trọng, yêu thương tôi, vì tôi mà chuộc tôi ra khỏi thanh lâu. Người tôi muốn nói đến ở đây chính là Thúc Sinh, vì vậy mà khi có cơ hội tôi sẽ báo đền ân đức mà chàng đã dành cho tôi.


    Thúc Sinh cứu tôi ra khỏi cuộc sống nhơ nhớp nơi thanh lâu song cũng chính chàng đã đẩy tôi vào cuộc sống địa ngục, bởi vợ chàng Hoạn Thư là một người phụ nữ ghen tuông mù quáng, vì ích kỉ của bản thân mà Hoạn Thư không từ thủ đoạn nào để hạ nhục, làm cho tôi đau đớn. Bởi vậy mà đây là cơ hội để tôi báo ơn nhưng cũng là lúc tôi báo oán, mọi hận thù bấy lâu nay tôi sẽ trả hết. Trước hết, tôi cho người mời Thúc Sinh đến, nhưng chàng vẫn là người nhu nhược, yếu đuối như vậy, mặt chàng đỏ như đổ chàm, chân tay run rẩy sợ hãi, có phần đáng thương. Tôi lập tức lên tiếng trấn an Thúc Sinh:


    “Tôi rằng: Nghĩa nặng nghìn non

    Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?

    Sâm thương chẳng vẹn chữ tòng

    Tại ai há dám phụ lòng cố nhân”


    Cuộc sống đầy thị phi nơi thanh lâu khiến tôi mất dần những phản ứng cơ bản của một con người, tôi sống vô tri vô giác nhưng khi gặp Thúc Sinh, sự chân tình của chàng khiến cho tôi trở lại với khát khao được yêu thương, được trân trọng. Giữa chúng tôi tuy không có tình yêu nhưng tình nghĩa thì không thể nói là không có. Một ngày vợ chồng nghĩa ngàn năm, Thúc Sinh đã cứu tôi ra khỏi thanh lâu, cuộc sống của chúng tôi chẳng vẹn toàn được bao lâu thì Hoạn Thư làm cho mọi thứ đảo lộn, khiến cho chúng tôi chẳng nên nghĩa vợ chồng, trải qua đọa đày đau khổ. Dù Thúc Sinh nhu nhược chẳng thể làm gì mà chỉ biết bất lực nhìn Hoạn Thư hành hạ tôi, nhưng dẫu sao chàng cũng là người tốt, là người mà tôi mang ơn. Bởi vậy tôi sẽ hậu tạ xứng đáng với tấm chân tình của chàng:


    “ Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân

    Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là”

    Báo ân rồi càng làm tôi khắc sâu thêm nỗi oán hận, bởi tôi nào thể quên được bao đau đớn, nhục nhã, ê chề mà Hoạn Thư gây ra với tôi, đó không chỉ là đau đớn về thể xác, mà đó còn là sự dẫm đạp tàn nhẫn lên lòng tự trọng của tôi. Vì vậy mà khi đã báo ơn đối với Thúc Sinh, tôi vẫn để chàng chứng kiến cảnh tôi trả lại mối oan hờn mà vợ chàng Hoạn Thư đã gây ra cho tôi:


    “Vợ chàng quỷ quái tinh ma

    Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau

    Kiến bò miệng chén chưa lâu

    Mưu sâu cũng trả nghìn sâu cho vừa”

    Nói xong, tôi không nhìn đến sự run rẩy, lo lắng của Thúc Sinh nữa mà cho người mang Hoạn Thư lên. Ngày hôm nay tôi sẽ lấy ơn báo ơn, lấy oán báo oán, mọi ân oán với Hoạn Thư tôi cũng sẽ giải quyết hết trong ngày hôm nay, tôi sẽ dùng chính những thủ đoạn của ả ta đối với tôi đáp trả lại y trang đối với ả ngày hôm nay. Ngay khi Hoạn Thư được đưa vào, nhìn dáng vẻ ngạo nghễ hàng ngày trở nên lo lắng, đáng thương, tôi chủ động cất tiếng chào hỏi đầy mỉa mai, châm chích:

    “Tiểu thư giờ cũng đến đây

    Đàn bà dễ có mấy tay

    Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan

    Dễ dàng là thói hồng nhan

    Càng oan nghiệt lắm càng oan trái nhiều”

    Tiếng tiểu thư tôi cất lên chứa đựng bao nhiêu hận thù, trước kia chính Hoạn Thư dùng tên gọi đầy cao quý này mà ngạo nghễ chà đạp lên tôi, nay tôi cũng sẽ khiến cho người vốn sang trọng, đài các lại ngạo nghễ hung hăng kia phải nếm mùi đau khổ, khiến cho ả ta phải nếm trải những gì mà tôi đã phải trải qua. Quả nhiên là cuộc đời luôn thay đổi, không ai có thể lường trước được điều gì có thể xảy ra, chỉ có một quy luật nhân quả mà tôi tin chắc nó vẫn tồn tại trên đời này, đó là gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy. Nhưng quả nhiên, Hoạn Thư vẫn khôn khéo, và bản lĩnh như vậy, tuy có những run sợ nhưng vẫn cố đè nén, trong hoàn cảnh nắm chắc cái chết nhưng ả ta vẫn cố cứu lấy mình:

    “Rằng: Tôi chút phận đàn bà

    Ghen tuông thì cũng người ta thường tình

    Nghĩ cho khi gác viết kinh

    Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo

    Lòng riêng riêng những kính yêu

    Chồng chung chưa dễ chiều cho ai

    Trót lòng gây việc chông gai

    Còn nhờ lượng bể thường bài nào chăng”

    Quả nhiên ả ta là một người vô cùng sắc sảo, tôi vôn biết được trước đó nhưng hôm nay mọi lời ả nói đều có lí mà tôi không thể phủ nhận, ả nhắc lại những ân tình đã từng đối với tôi, đó là khi cho tôi ra các viết kinh, hay không cho người truy đuổi khi tôi bỏ trốn, và cả việc chồng chung thì dễ xảy rag hen tuông mù quáng. Ả mang những mối ơn mà tôi không thể phủ nhận, tôi dù vẫn vô cùng oán hận nhưng trước những lí lẽ đầy sắc sảo ấy thì không thể không mềm lòng mà thả cho ả ta một con đường sống.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |