Top 8 Bài văn cảm thụ ôn thi học sinh giỏi văn 7 hay nhất

Hà Ngô 124 0 Báo lỗi

Dạng bài cảm thụ văn học là dạng bài thường hay xuất hiện trong bài kiểm tra và bài thi của học sinh THCS. Đề hoàn thành được dạng đề này ấn tượng các bạn có ... xem thêm...

  1. “Trở vàng là cái mo cau

    Tách rời thân mẹ rụng vào tay em

    Cho bà cắt chiếc quạt xinh

    Cất bao ngọn gió ngọt lành vào đây”


    Bài làm

    Tuổi thơ là cái nôi kỉ niệm vô cùng êm đẹp, là cánh diều vi vu trên bầu trời, là khúc hát ngọt ngào của bà, của mẹ. Đối với nhà thơ Trần Ngọc Hưởng tuổi thơ chính là kỉ niệm đẹp, êm đềm ẩn chứa trong hình ảnh chiếc mo cau:


    “Trở vàng là cái mo cau

    Tách rời thân mẹ rụng vào tay em

    Cho bà cắt chiếc quạt xinh

    Cất bao ngọn gió ngọt lành vào đây”


    Với thể thơ lục bát truyền thống, kết hợp với ngôn ngữ giàu hình ảnh cảm xúc. Nhà thơ Trần Ngọc Hưởng đã vẽ lên hình ảnh chiếc mo cau chất chứa bao kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, chiếc mo cau vốn là vật vô tri, vô giác, song dưới ngòi bút thơ ca của tác giả nó bỗng trở lên có linh hồn kì lạ. “Trở vàng là cái mo cau” theo thời gian chiếc mo cau chuyển từ sắc xanh sang sắc vàng, “tách rời khỏi thân mẹ”. Hình ảnh chiếc mo cau chính là hình ảnh người mẹ chất chứa yêu thương. Còn “tay em” phải chăng là tuổi thơ êm đềm của tác giả. Tài liệu của nhung tây Mo cau rụng xuống không phải là vật vô ích mà dưới bàn tay khéo léo, tần tảo của bà nó trở thành “ chiếc quạt xinh”, chất chứa bao kỉ niệm, như ngọn gió trong lành quạt mát tuổi thơ của tác giả. Không chỉ có gió mà trong chiếc quạt ấy còn có hương trái cây ngọt lành là tình bà cháu êm dịu, nồng thắm.


    Xuyên suốt bài thơ là nghệ thuật nhân hóa rất đắt, nó đã góp phần không nhỏ vào thành công của bài thơ. Với bài thơ “ Mo cau” tác giả Trần Ngọc Hưởng không những khắc họa được những kỉ niệm êm đẹp của tuổi thơ mà còn cho ta thấy tình yêu thương bà nồng cháy. Nâng cao hơn nữa trong lòng mỗi người đọc chúng ta chính là tình yêu thương đối với những vật bé nhỏ, giản dị như chiếc mo cau để toát lên sau hình ảnh ấy là tình yêu thương bà vô bờ bến.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. “Tháng ba sấm gọi mưa rào

    Hoa gạo xòe lửa nhóm vào trời xuân

    Cây xoan ốm dậy xanh mầm

    Cóc đau trở dạ nằm vào góc ao”


    Bài làm

    Thiên nhiên vốn là đề tài quen thuộc, một nguồn cảm hứng bất tận trong giới nghệ sĩ nói chung và các nhà thơ nói riêng. Cũng giống như các đồng nghiệp của mình nhà thơ Duy Hậu luôn hướng ngòi bút của mình vào thiên nhiên tươi đẹp mà tiêu biểu là bài thơ


    “Tháng ba”:

    “Tháng ba sấm gọi mưa rào

    Hoa gạo xòe lửa nhóm vào trời xuân

    Cây xoan ốm dậy xanh mầm

    Cóc đau trở dạ nằm vào góc ao”


    Với thể thơ lục bát truyền thống, ngôn ngữ giản dị. Duy Hậu đã dệt lên bức tranh cảnh vật trong tiết trời “Tháng ba”. Thật sinh động “Sấm, mưa rào” vốn là những hiện tượng thiên nhiên bình thường song dưới con mắt tinh tế và câu văn giàu cảm xúc, cùng nghệ thuật nhân hóa khiến cho thiên nhiên trở lên trở lên có linh hồn “ Sấm gọi mưa”. Bức tranh thiên nhiên tháng ba dường như càng đẹp hơn, sinh động hơn bởi sự góp mặt của những bông hoa gạo rực rỡ . Mỗi bông hoa được tác giả ví như ngọn lửa vào trời xuân để xua đi cái lạnh lẽo mở ra cuộc sống đầy ấm áp sức sống mùa xuân. Tài liệu của nhung tây Sau mùa đông buốt giá dưới cái nắng dịu tháng 3 không chỉ có hoa gạo mới bùng lên ngọn lửa đó mà cây xoan cùng e ấp vươn những mầm xanh non đón ánh mặt trời sau trận “ốm” của mùa đông. Ngay cả những chú cóc cũng được ngòi bút của Duy Hậu miêu tả rất đặc trưng “cóc đau trở dạ nằm vào góc ao để chuẩn bị cho kỳ sinh nở.


    Với bài thơ “tháng ba” của Duy Hậu không những thành công về nội dung mà còn thành công về mặt nghệ thuật. Xuyên suốt bài thơ là nghệ thuật nhân hóa rất đắt cùng với những từ ngữ miêu tả hoạt động trạng thái như “gọi”, ”xòe lửa”, “ốm dậy” ,”đau”,”trở dạ”...như đã thổi linh hồn vào tất cả các sự vật trong bài, làm cho sự vật thêm sinh động, sự thành công của bài thơ có sự góp mặt của những từ ngữ tượng hình, tượng thanh đặc sắc trong con mắt tinh tế, ngòi bút nhạy cảm của Duy Hậu.


    Chắc rằng phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết mới viết được những vần thơ tuyệt đẹp như vậy. Nó như đòn bẩy khơi gợi tình yêu thiên nhiên những cảnh đẹp bình dị trong mỗi thế hệ người đọc chúng ta.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. “Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa

    Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu

    Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu

    Nay Bác ngủ, chúng con canh giấc ngủ”


    Trong những bài thơ viết về Bác sau ngày Bác đi xa. Nhắc đến “Viếng lăng Bác “của Viễn Phương hay “Người đi tìm hình của nước “ của Chế Lan Viên, ta không thể không nhắc dến “ Chúng cháu canh giấc Bác ngủ - Bác Hồ ơi” của Hải Như. Bằng diễn tả niềm kính yêu lòng biết ơn sâu sắc mà tiêu biểu là bốn câu thơ:


    “Chúng ta hãy bước nhẹ chân nhẹ nữa

    Trăng ơi trăng hãy yên lặng cúi đầu

    Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu

    Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ”


    Từ tận đáy lòng mình nhà thơ Hải Như đã bày tỏ những cảm xúc thật chân thành qua những câu thơ giản dị mộc mạc. Bác kính yêu đang nằm trong lăng chìm đắm trong giấc ngủ bình yên thế nên “Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa”. Đó là nhắc nhở nhẹ nhàng chân thành, là tiếng nói cất lên từ đáy lòng. Tác giả Hải Như muốn Bác có một giấc ngủ thật yên thật say, thế nên nhà thơ cũng không quên nhắc nhở cha ông “Hãy yên lặng cúi đầu”. Nghệ thuật nhân hóa vầng trăng đã gắn bó cả cuộc đơi của Bác, nó như người bạn tri ân tri kỉ của Bác. Khi thì “Trăng lầng cổ thụ bóng lồng hoa”, khi thì “Trăng vào cửa sổ đòi thơ”. Nhà thơ Hải Như cũng như bao con người Việt Nam khác muốn Bác có một giấc ngủ trọn vẹn bởi không chỉ “Đêm nay Bác không ngủ” mà “Cả cuộc đời Bác có ngủ yên đâu”. Hàng đêm Bác vẫn trăn trở lo cho cách mạng, lo cho kháng chiến lo cho đồng bào đồng chí, tấm lòng của Bác mênh mông biết nhường nào ? Tác giả nguyện làm người canh giấc ngủ cho Bác, cũng như Viễn Phương”Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Đứng trước lăng canh cho Người được giấc ngủ bình yên. Tuy Người đã đi xa nhưng trong trái tim người Việt Nam Bác không bao giờ đi xa mà chỉ ngủ say mà thôi!


    Bốn câu thơ rất thành công với nghệ thuât nhân hóa. Tài liệu của nhung tây Thật khéo léo biết bao khi nhà thơ đã thổi vào cho trăng một linh hồn để trăng trở thành một người bạn tâm tình đồng giao.Thể thơ 8 chữ giọng thơ ngọt ngào dàn trải nhỏ nhẹ sâu lắng thể hiện niềm kính yêu Bác vô hạn.


    Những câu thơ của nhà thơ Hải Như thật ngắn gọn. Lời lẽ giản dị lại ẩn chứa ý nghĩ đầy sâu sa. Những vần thơ trên thật xứng đáng làm vần thơ trong vần thơ tỏa sáng chân dung Hồ Chủ Tịch!

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. “Bần thần hương huệ thơm đêm

    Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn

    Chân nhang lấm láp tro tàn

    Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

    Mẹ ta không có yếm đào

    Nón mê thay nón quai thao đội đầu

    Rối ren tay bí, tay bầu

    Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

    Cái cò sung chát đào chua

    Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

    Ta đi trọn kiếp con người

    Cũng không đi hết những lời mẹ ru”


    Bài làm

    Đã có biết bao nhà thơ, nhà văn viết về mẹ, những tình cảm thân thiết nhất của mẹ dành cho con. Không có một nhà thơ, nhà văn nào có thể ghi hết tình cảm của mình dành cho mẹ. Nếu như có một ông tiên hiện ra và ban cho con một điều ước, con sẽ ước rằng: “Mẹ sẽ mãi ở trên cõi đời này luôn sát cánh bên con”. Giá như điều ước đó trở thành hiện thực thì có phải chờ đợi thật lâu con cũng luôn mong ước điều đó thành hiện thực.


    Nhưng đó mãi chỉ là một điều ước mà thôi vì đến một ngày nào đó mẹ sẽ dời xa chúng ta, không bao giờ trở lại, chúng ta sẽ vô cùng thương nhớ người mẹ hiền hậu của mình. Nhà thơ Nguyễn Duy đã bày tỏ nỗi nhớ của mình qua bài thơ “ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”

    Bài thơ được viết theo thể lục bát quen thuộc. Nhà thơ Nguyễn Duy đã tái hiện lại một không gian ngập tràn nỗi nhớ đối với người mẹ của mình. Hình ảnh người mẹ với những vùng kí ức hiện về cùng năm tháng để rồi chợt nhớ, chợt thương rồi chợt đau, mỗi khi thắp nén nhang thơm cho mẹ với tấm lòng thành kính biết ơn. Nguyễn Duy lại tưởng nhớ về người mẹ ngày xưa. Hình ảnh người mẹ hiện lên trong cõi nhớ, cõi mộng bảng lảng khói trầm, cùng hoa huệ thơm ngát trắng ngần, mẹ đã đi xa vào cõi vĩnh hằng nhưng mãi trong lòng tác giả hình ảnh người mẹ hiện về trong tâm khản “Xăm xăm bóng mẹ” đi cùng với cõi nhớ, dòng kí ức vẫn chảy trôi nhẹ như một thước phim quay chậm, chuỗi hoài niệm buồn thương và đầy xúc động. Thương quá hình ảnh người mẹ suốt đời tần tảo sớm khuya. Người mẹ cuả Nguyễn Duy vẫn mộc mạc, giản dị đến thế? Mẹ không có “yếm đào”, cũng không có “nón quai thao”. Tài liệu của nhung tây Mẹ đơn giản chỉ là một con người đơn giản rất tần tảo chịu thương, chịu khó. Mẹ quanh năm, suốt tháng lam lũ với ruộng vườn, hi sinh cả cuộc đời mình để nuôi con khôn lớn.


    Hình ảnh người mẹ hiện ra với “Tay bí, tay bầu” dây bầu bí vẫn kiên trì bám trụ trên giàn, oắn mình chống chọi với sức nặng có thể rời xa bất cứ lúc nào, hay đây chính là hình ảnh người mẹ che chở cho con , chăm sóc cho con, trong câu thơ lại xuất hiện hình ảnh “con cò” . Đọc câu thơ nghe như lời mẹ ru con âm thầm, ngậm ngùi, xót xa. Dù sống trọn cả kiếp đời này nhưng vẫn không thể thấu hiểu hết những lời mẹ ru như chân lí bền vững cùng năm tháng. Bài thơ không chỉ thành công về nội dung mà còn thành công vè nghệ thuật. Nghệ thuật hoán dụ “áo nâu”, “yếm đào”, “ Váy nhuộm bùn” cùng hình ảnh ẩn dụ “ sung chát đào chua” cho thấy hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả sớm khuya lo lắng chăm sóc cho người con.


    Qua bài thơ em thấy thương mẹ nhiều hơn. Em càng thấu hiểu hơn tình cảm của nhà thơ Nguyễn Duy dành cho mẹ. Phải chăng đây chính là nỗi băn khoăn day dứt của Nguyễn Duy... Qua bài thơ em luôn tự hứa với lòng mình nguyện làm những điều tốt đẹp để mẹ vui lòng, để mẹ sát cánh bên em để em vững tin bước vào đời.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. “Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm

    Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui

    Bà nhìn như hạt cau phơi

    Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn

    Bố nhớ khi vượt Trường Sơn

    Trăng như cánh võng chập chờn trong mây”

    (Trăng của mọi người - Lê Hồng Thiện)


    Bài làm

    Ai mà chả yêu trăng, nhưng với mỗi người trăng lại khác. Nhà thơ Lê Hồng Thiện đã giúp chúng ta hiểu thêm về trăng qua cách cảm nhận của mỗi người:


    “Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm

    Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui

    Bà nhìn như hạt cau phơi

    Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn

    Bố nhớ khi vượt Trường Sơn

    Trăng như cánh võng chập chờn trong mây”


    Đọc bài thơ ta như thấy cả gia đình đầm ấm xum họp dưới ánh trăng ngần và nhâm nhi chén trà sau bữa cơm vui vẻ. trăng của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật so sánh: “Trăng như lưỡi liềm, thuyền cong mui, hạt cau phơi, quả chuối, chiếc võng Trường sơn… Thông qua các hình ảnh này ta thấy rõ được cuộc sống, hoàn cảnh của người lao động. Mẹ vất vả tần tảo trên cánh đồng sớm khuya nên trăng của mẹ là niềm gặt bao ước mơ, hạnh phúc cho gia đình, còn với ông trăng như lá buồm cong cong đong đưa trên song rẽ. Trăng của bà là hạt cau phơi no nắng còn thoảng hương thơm và qua con mắt của bé ngây thơ nhìn trăng như quả chuối vàng tươi ngoài vườn. Bố bao năm vất vả với cây sung với trăng trong đêm hành quân lặng lẽ, vì vậy trăng của bố là cánh võng Trường Sơn. Tác giả dung những động từ: “bảo, rằng, nhìn, cười, nhứ…” giúp ta hình dung ra cuộc bàn luận sôi nổi về trăng, gợi cuộc sống, gợi bao khao khát và gợi đầy kỉ niệm mênh mang.


    Cảm ơn nhà thơ Lê Hồng Thiện đã mang đến cho em một bài thơ thật hay và xúc động, qua bài thơ giúp em thêm yêu thiên nhiên, yêu trăng hơn khiến cuộc sống con người càng phong phú.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. “ Gió may nổi bờ tre buồn xao xác

    Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây

    Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác

    Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay”

    (Sang thu – Anh Thơ)


    Bài làm

    Mùa thu luôn là đề tài, nguồn cảm hứng quen thuộc của thơ ca. Trong kho tang văn học dân tộc ta đã từng biết đến mùa thu trong veo trong thơ Nguyễn Khuyến , thu ngơ ngác của Lưu Trọng Lư, dạt dào và đượm buồn trong thơ Xuân Diệu. Và ta bắt gặp một bài thơ đượm buồn qua bài thơ trên:


    “ Gió may nổi bờ tre buồn xao xác

    Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây

    Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác

    Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay”


    Chỉ với bốn câu thơ tám chữ và bằng vài nét phác họa, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh mùa thu thôn quê đẹp, giản dị và hấp dẫn.


    Mùa thu bắt đầu với gió heo may mang theo hơi lạnh của đất trời tỏa ra không gian bao la bao trùm lên vạn vật. Có lẽ chẳng ở đâu có cái se lạnh ấy ngoài mùa thu đất bắc, cái gió mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu bắc bộ. Nghệ thuật nhân hóa “bờ tre buồn” đã gợi ra hình ảnh bờ tre như một sinh thể, có linh hồn biết cảm nhận những chuyển biến của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu nên đã mang một nỗi buồn xao xác.


    Mùa thu thường gợi sự tán phai, héo úa, vì thế trong bức tranh thu này sự tàn phai ấy được một nữ thi sĩ được thể hiện qua hình ảnh ao bèo tàn lụi vừa gần gũi, vừa thân thuộc lại vô cùng đân dã. Ao bèo là hình ảnh đẹp của mùa hè khi sang thu đã tàn lụi, song trong sự tàn lụi ấy nhà thơ lại phát hiện ra vẻ đẹp mới của thiên nhiên mùa thu đó là ao thu với nước trong veo in trên bong mây khiến cho người đọc liên tưởng tới sự hòa quện giữa mây và nước - Tài liệu của nhung tây một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp.


    Hay nhất vẫn là hai câu thơ cuối: Đọc hai câu thơ ta thấy choáng ngợp trước một cảnh trí đầy sắc vàng của nắng, của hoa mướp, và cả chuồn chuồn nữa, mỗi màu vàng đều có một đặc trưng riêng. Vậy mà khi kết hợp với nhau lại trở lên tuyệt tác đến vậy?


    Hoa mướp không phải là loài hoa cao sang nó chỉ là loài hoa mộc mạc, đơn sơ gần gũi với hình ảnh nông thôn Việt Nam vào mùa hè được tác giả đưa vào trong thơ khiến nó trở lên gần gũi, nhuần nhụy, đằm thắm tinh tế.


    Hình ảnh con chuồn chuồn được nhân hóa mang tâm trạng ngẩn ngơ như tiếc nuối một cái gì đó đã qua. Bài thơ thành công bởi các biện pháp nghệ thuật nhân hóa: “ tre buồn, chuồn chuồn nhớ nắng, ngẩn ngơ” và các từ láy “xao xác, rải rác, ngẩn ngơ” đã bộc lộ được thần thái của sự vật, vừa nhẹ nhàng man mác,vừa làm say đắm lòng người.


    Từ vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu ta thấy tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trước thời khắc giao mùa của đất trời từ đó gửi gắm tâm trạng buồn, man mác làm say lòng người. Qua khổ thơ ta càng thêm yêu quê hương đất nước mình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Có những bài thơ chỉ thoảng qua trong trí óc người đọc như một cơn gió nhẹ, nhưng cũng có bài thơ neo lại vững chắc trong lòng người đọc, người đọc có khi rớt nước mắt và để trái tim mình đập rạo rực theo cái sôi nổi của bài thơ, hay man mác một nỗi buồn theo bài “Đẹp xưa” của nhà thơ Huy Cận:


    “Ngập ngừng mép núi quanh co

    Lưng đèo quán dựng, mưa lò mái ngang…

    Vi vu gió hút nẻo vàng.

    Một trời thu rộng, mấy hàng mây nao.

    Dừng cương nghỉ ngựa non cao

    Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon…

    Đi rồi khuất ngựa sau non.

    Nhỏ thưa tràng đạc, tiếng còn tịch liêu…

    Trơ vơ buồn lọt quán chiều

    Mái nghiêng nghiêng gửi buồn theo hút người”


    Bài thơ được rút ra từ tập “ Lửa thiêng” năm 1940 như gợi ra một không gian buồn của cái “Đẹp xưa”. Với thể thơ lục bát truyền thống, tuân thủ chặt chẽ cách gieo vần của thể thơ, lại man mác phong vị thơ Đường. Bài thơ như gợi ra một không gian buồn của cái “Đẹp xưa” có: “nui, đèo, mưa, bầu trời thu cao rộng, mây…” Mùa thu trong thơ cổ thường gợi lên một nỗi buồn, sự hoang vắng tiêu điều… Huy Cận gợi lên không gian buồn thưa thớt.


    Các từ láy “vi vu, nghiêng nghiêng, trơ vơ”… cùng với từ tượng thanh “quanh co” giúp ta cảm nhận được cái u buồn của buổi chiều thu thiếu vắng sự sống của con người. Cái “Đẹp xưa” chỉ biết gử buồn theo bóng con người nơi xa thẳm phảng phất theo rãy núi.


    Những câu thơ của nhà thơ Huy Cận thật hay mà cũng thật buồn mà ẩn chứa những ý thật sâu sắc một phong vị buồn man mác của phong trào thơ mới quẩn quanh khó thoát ly hiện tại. Cảm ơn nhà thơ đã cho em thấy được một phong vị của cái “Đẹp xưa”.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  8. Cảm nhận về đoạn thơ sau:

    “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

    Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

    Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy

    Bầy chim non bơi lội trên sông

    Tôi giơ tay ôm nước vào lòng

    Sông mở nước ôm tôi vào dạ

    Chúng tôi lớn lên mỗi người một ngả

    Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông

    Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng

    Tôi cầm sung xa nhà đi kháng chiến

    Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển

    Vẫn trở về lưu luyến bên sông…”

    (Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)


    Bài làm
    Sinh ra và lớn lên trên quê hương ai mà chả yêu quý quê hương của mình, vì quê hương chính là nơi chon rau cắt rốn của ta. Khi xa quê ta luôn đau đáu nhớ về những kỉ niệm thân thuộc luôn gắn bó với mình, nhớ về quê hương của mình mỗi nhà thơ lại có cách thể hiện khác nhau. Với nhà thơ Đõ Trung Quân thì “ Quê hương là chùm khế ngọt”, nhà thơ Giang Nam là những lần cắp sách tới trường. Còn với nhà thơ Tế hanh là nỗi nhớ con sông quê hương.


    Bằng thể thơ tự do Tế Hanh đã bộc lộ tình cảm của mình với con song quê hương đẹp và thơ mộng. Qua khổ một ta cảm nhận được bức tranh quang cảnh bên sông thật đẹp với các hình ảnh quen thuộc, gần gũi: “ Bờ tre, tiếng chim, ríu rít, cá nhảy, chập chờn…” và cách gieo vần đã tạo nên nhịp điệu riêng cho bài thơ. Đến với khổ thơ thứ hai biện pháp nghệ thuật nhân hóa đã cho thấy con sông giống như người mẹ hiền dang cánh tay ôm ấp, che chở cho đứa con thơ bé bỏng. Thật khó có thể tìm bài thơ nào viết về con sông mà có những hình ảnh tuyệt đẹp, hết sức độc đáo đó. Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ kết hợp nhuần nhuyễn, từ hình ảnh thật tác giả ôm nước và tắm giữa lòng sông nhà thơ đã nâng lên thành những hình ảnh đặc sắc, có tầm ý nghĩa khái quát cao hơn. Đó là con người tác giả và con song rất gắn bó với nhau, mật thiết như an hem, máu thịt của nhau.


    Con sông giống như nhân chứng, chứng kiến bao người bạn của tác giả lớn lên và trưởng thành, mỗi người đều có công việc riêng của mình. Tài liệu của nhung tây Người ở lại quê hương làm nghề truyền thống “ Chài lưới”, làm ruộng, riêng tác giả cầm sung đi bảo vệ tổ quốc… Nghệ thuật so sánh cho thấy tâm hồn của tác giả dù ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ về quê hương, đặc biệt là “ con sông quê hương” với một tâm trạng day dứt không buông.


    Quê hương chính là nguồn cảm hứng bất tận trong suốt đời thơ Tế Hanh. Với một hồn thơ trong sáng giản dị thiết tha Tế hanh cho ta cảm nhận một bài thơ hay về con sông quê hương quê hương của mình. Bài thơ giúp em thêm yêu quý và tự hào hơn với quê hương đất nước mình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |