Top 7 Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất

Hà Ngô 1929 0 Báo lỗi

Lại sắp tới những ngày tháng huy hùng lịch sử, tháng 12 là tháng cuối cùng của một năm và cũng là tháng hàng triệu người dân trên cả nước lại hướng về ngày lễ ... xem thêm...

  1. Tôi nhớ mãi những ngày còn nhỏ, lon ton theo mẹ, khi đó hát chưa rõ lời, nói chưa rõ tiếng nhưng tôi đã rất thích: ‘Em thích làm chú bộ đội, bước một bước hai, vai chú mang súng..’. Trong non nớt của tôi hiện lên hình ảnh chú bộ đội thật oai phong lẫm liệt và rất đáng tự hào.


    Theo năm tháng tôi lớn lên, đất nước đã sạch bóng thù nhưng hình ảnh chú bộ đội đánh giặc được biết qua những vần thơ, những câu hát mãi mãi khắc ghi trong tâm trí tôi.


    Thật vậy,được học lịch sử, tìm hiểu nhiều tác phẩm văn học tôi mới hiểu sâu hơn về anh bộ đội. Trải qua hơn ba mươi năm kháng chiến trường kì, mỗi ngọn núi, mỗi dòng sông, mỗi đường phố, mỗi xóm làng đều sáng ngời chiến công anh bộ đội cụ Hồ. Trện khắp vùng miền đất nước nơi đâu cũng có những anh hùng, máu các đã nhuộm đỏ các dòng sông, các ngọn núi. Đặc biệt hơn thế tấm gương sáng ngời anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình làm giá súng. Thật là quả cảm, họ đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hình ảnh ấy được viết lên những vần thơ thật xúc động, đẹp đẽ biết nhường nào:


    Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

    Bóng anh dài trên đỉnh dốc cheo leo..


    Và cứ thế, theo thời gian hình ảnh về chú bộ đội trong thực tế thật đẹp đẽ, thật hào hùng và mang đậm phẩm chất người lính Cách Mạng. Thời chiến các anh ra đi biết là không có ngày trở lại nhưng được hy sinh để dành lấy độc lập cho dân tộc đó là một vinh hạnh lớn. Họ xác định rằng đất nước đang cần những con người như thế, yêu nước, dũng cảm, can trường, xem cái chết nhẹ như bông hồng. Dù rằng đất nước ta hơn ba mươi năm về trước còn nghèo lắm. Chú lính ra thao trường tập luyện mệt mỏi, thiếu thốn trăm bề nhưng khi có lệnh là đi tư thế sẵn sàng. Họ chiến đấu thật quả cảm, tâm đồng ý hợp, đoàn kết một lòng, sẵn sàng làm bất cứ nhiệm vụ gì khi đất nước cần . Tôi nhớ như in theo lời kể của mẹ tôi: Năm 1972 đế quốc Mỹ quay lại bắn phá nước ta một lần nữa. Lúc đó anh Bính ở xã tôi mới 16 tuổi đang học cấp ba, lớp cuối cấp của trường, tương đương với lớp 12 hiện nay theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc anh gấp sách bút viết đơn xin tham gia nhập ngũ, gác lại chuyện học hành, lên đường làm nhiệm vụ. Nhìn chiếc ba lô to bè khoác trên đôi vai gầy guộc thật tự hào nhưng cũng thật xúc động. Anh xác định rằng: Tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thế rồi anh ra đi mãi mãi không trở về, nằm lại bên đất bạn Lào, để lại niềm kiêu hãnh cho cả dân tộc. Thật cao cả, thật đáng kính trọng ..hình ảnh người lính là vậy đó, chỉ biết quên mình cho hết thảy, miễn sao đất nước thống nhất.


    Giờ đây là một giáo viên tôi luôn thổi hồn những bài giảng cho học sinh, phải biết trân trọng những gì các anh đã cống hiến để ngày nay chúng ta có được ta phải biết vun đắp, xây dựng ngày càng tốt hơn. Để đáp lại công lao to lớn đó, nhiệm vụ cô trò hiện nay cần dạy tốt - học tốt. Đặc biệt là lớp trẻ cần năng động hơn nữa để cống hiến cho nước nhà, sánh vai ngang tầm với các nước bạn trên thế giới.

    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 1
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 1
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 1
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 1

  2. Chúng ta thường gọi các anh bằng cái tên chung biết bao tin cậy, tự hào: Anh bộ đội! Nếu cần tìm những mẫu mực, những ước mơ, bản lính hành động, tình yêu cao đẹp… hãy đến với các anh!


    Những người chiễn sỹ mang theo nghĩa khí của người chiến sỹ Cần Giuộc, hào khí của dân tộc chiến đấu vì độc lập, vì hạnh phúc của nhân dân. Những người chiến sỹ theo tổng khởi nghĩa giành chính quyền cùng dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa!


    Thủa ban đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đầy rẫy những khó khăn: thù trong, giặc ngoài, gia tài cạn kiệt, nhân dân đói kém,… Với thiên tài Hồ Chí Minh sức mạnh đội quân ấy và ý chí toàn dân tộc đã giữ vững đất nước!

    Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thực dân pháp xâm lược nước ta, đội quân ấy cảm tử: “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” bảo vệ thủ đô Hà Nội thân yêu. Đáp lời kêu gọi toàn quốc khánh chiến, họ tạm xa Hà nội lên chiến khu Việt Bắc. Các anh là “Anh vệ quốc quân”! Tất cả theo tiếng gọi của tổ quốc với một ý chí:


    “Người ra đi đầu không nghoảng lại

    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”


    Các anh, những con người từ vùng quê “nước mặn đồng chua”, vùng “đất cày lên sỏi đá” từ “giếng nước gốc đa”… từ mọi miền tổ quốc cùng “súng bên súng, đầu sát bên đầu” cùng chung gian khổ, hi sinh… trở thành đồng chí! Các anh cùng một hoàn cảnh khó khăn, cùng một nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, một niềm lạc quan trong gian khổ “Miệng cười buốt giá” … Tất cả thành đồng chí, đồng đội đề làm nên chiến thắng. Một chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 một chiến dịch biên giới 1951…


    “Anh bộ đội Cụ Hồ” là tên gọi do nhân dân trìu mến đặt cho những chiễn sỹ quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếng “anh” trong ngôn ngữ Việt Nam là tiếng cha mẹ gọi cho con trai đã lớn; tiếng em gọi anh trai,… Tên gọi ấy vừa gần gũi, thân thương, vừa mang ý nghĩa sâu sắc. “Anh bộ đội Cụ Hồ” mang trong mình phẩm chất của người chiến sỹ trong thời đại mới, anh hùng thật giản dị, chân thật mà đáng yêu! Chúng ta đặt niềm tin vào các anh bởi bản lĩnh, là cốt cách, là niềm tin, là kết tinh của sức mạnh.

    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 2
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 2
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 2
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 2
  3. Hiên ngang người lính đảo

    Sóng gió chẳng chùn chân

    Cây súng khoác trên thân

    Cùng biển khơi làm bạn

    Với tấm lòng dũng cảm

    Bão tố chẳng sợ chi...


    Cũng giống như bao nhiêu người chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam khác, những chiến sĩ trong lực lượng hải quân Việt Nam luôn mang trong mình trọn vẹn một lời thề đó là “trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh bại”… Họ là ai? Họ chính là những người nắm giữ nhiệm vụ bảo vệ vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ý thức được trách nhiệm to lớn mà Tổ quốc và nhân dân giao phó, mỗi người chiến sĩ hải quân thân yêu luôn đề cao cảnh giác, giữ vững tay súng để giữ vững bình yên chủ quyền biển đảo thiêng liêng của dân tộc!


    Các anh vẫn ngày đêm giữ vững tay súng canh gác biển trời Việt Nam. Chắc hẳn mỗi người dân Việt Nam đều ý thức rất rõ rằng: biển đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của đất Việt, có tầm quan trọng đặc biệt trong xây dựng và phát triển đất nước. Với tầm nhìn chiến lược vượt thời đại, từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những chỉ rõ tiềm năng, lợi thế “ biển bạc” của Việt Nam mà còn đặc biệt quan tâm đến bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nhất là vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày 10/4/1956, khi nói chuyện tai Hội nghị cán bộ cải cách miền biển, Hồ Chí Minh đã nói: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không? Kẻ gian tế nó sẽ vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa trước. Vì vậy ta phải giáo dục cho đồng bào biết bảo vệ bờ biển…”. Hơn thế nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn rất quan tâm và dành tình cảm đặc biệt đến lực lượng vũ trang bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là lực lượng hải quân. Khi đến thăm các đơn vị hải quân, Người tâm sự: “Là chiến sĩ hải quân, các chú phải biết yêu quý đảo như nhà mình, chịu khó cải tạo xây dựng thành những mảnh đất vừa giàu, vừa đẹp, vừa có lợi cho mình, vừa có ích cho đất nước”.


    Có người cho rằng, có thể tình yêu Tổ quốc đồng nghĩa với trách nhiệm công dân của mỗi con người trước số phận của dân tộc, của đất nước mình. Chúng ta là người con của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng xuống biển để khai phá, xây dựng non nước này. Và biển – đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để gìn giữ, truyền lại cho con cháu hôm nay. Có lẽ vì thế mà những người canh giữ biển đảo của Tổ quốc - người chiến sĩ hải quân Việt Nam là những chiến sĩ anh hùng, bởi vì họ sinh ra trên một mảnh đất của một dân tộc anh hùng, thừa hưởng những truyền thống yêu nước và kinh nghiệm đấu tranh kiên cường của cha ông ta để lại. Để bảo vệ chủ quyền cho dân tộc, người lính hải quân họ đã phải hi sinh và đánh đổi rất nhiều. Đã có biết bao chiến sĩ đã phải ngã xuống giữa biển trời mênh mông, bao người phải xa sự yêu thương đùm bọc của gia đình, xa vợ con, để lại ở những người thân của họ nơi đất liền một nỗi nhớ khôi nguôi. Nhưng nỗi nhớ ấy chỉ là một phần đằng sau niềm tự hào của gia đình về những người con của họ đang mang trên vai một nhiệm vụ của dân tộc và họ lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc, theo sự trăn trở của con tim rằng: mình đã làm được gì cho Tổ quốc thân yêu của mình? Dẫu biết rằng sẽ có biết bao gian khổ khó khăn ở nơi đầu sóng ngọn gió này, nhưng trong tim mỗi người chiến sĩ hải quân không cảm thấy nhụt lòng mà càng thấy thêm tự hào về công việc mà họ đang làm.


    Tôi biết khóc, tôi biết cười, tôi biết đến thành công và tôi cũng đã trải nghiệm nhiều thất bại, nhưng điều tôi chưa biết đó chính là sự hy sinh thầm lặng của những người đã cho tôi cuộc sống bình yên này. Khi con người ta ai cũng phải lo toan, tính toán để mưu cầu chuyện danh lợi, tiền tài thì chẳng mấy ai có thể nghĩ đến việc ngoài xa kia lại có những chiến sĩ đang hi sinh thầm lặng để bảo vệ biển đảo - nơi biên cương Tổ quốc. Ở nơi ấy, nơi mà tôi chưa từng nghĩ tới, nơi mà tôi chỉ thoáng thấy qua tivi nhưng đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ và chất chứa nhiều tâm niệm. Đó cũng là lần đầu tiên tôi cảm nhận được ý chí và nghị lực phi thường của các anh chiến sĩ hải quân. Các bạn ạ, từ những ngày còn bé, khi chưa hiểu được sự hy sinh thầm lặng của những người lính đảo, tôi vẫn luôn yêu thích màu áo của những anh lính hải quân, không phải màu xanh rêu bộ đội, mà là màu trắng tinh khôi, họa thêm những sọc xanh dương như những lớp sóng biển dạt dào!


    Các bạn có biết không, đối với tôi, có lẽ không nghề nào gian khổ và khó khăn bằng việc canh giữ sự bình yên cho Tổ quốc. Nhiều khi tôi thắc mắc không hiểu vì sao các anh lại chọn làm lính đảo, điều gì thôi thúc các anh đến nơi xa xôi đầy hiểm nguy ấy? Phải chăng là lòng yêu nước thiết tha và nồng cháy của các anh! Để cho chúng tôi có được một cuộc sống trong hòa bình và tự do, tôi biết không ít người đã và đang hi sinh quyền lợi của bản thân để vì một lý tưởng vô cùng to lớn mà không phải ai cũng làm được. Khoảng cách hàng trăm hải lí với đất liền đâu phải gần. Bạn đã lúc nào nghĩ tới ngày nào đó sẽ rời xa gia đình và gắn cuộc sống của mình với biển đảo quê hương chưa? Ngày anh lên đường là ngày anh chấp nhận bỏ lại sau lưng gia đình, người yêu, bạn bè và cả một tương lai tươi sáng để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, tiếng gọi của một trái tim yêu nước, tiếng gọi của nhiệt huyết thanh niên:


    “Xưa cha ông giong buồm ra giữ đảo

    Định hướng thuyền đi bằng vệt sao trời

    Nay hiên ngang giữa vùng giông bão

    Anh chọn quê hương là chốn biển khơi!”

    (PGS.TS Phạm Xuân Hằng)


    Cuộc sống ngoài khơi xa, làm sao mà tránh khỏi những khó khăn, thiếu thốn. Khó từng miếng ăn giấc ngủ đến cái áo cái quần; khó một cuộc điện thoại hỏi thăm gia đình đến một lá thư dạt dào yêu thương từ đất liền. Thiếu hơi ấm của gia đình, người yêu; thiếu những cái tết rộn ràng bánh chưng, bánh tét, cành mai, cành đào; thiếu tiếng người cười nói để làm ấm lòng người chiến sĩ… Chỉ có những cái siết tay thắm tình đồng chí cảm thông với nhau giữa tiếng rì rào sóng vỗ; chỉ có những tiếng hát đồng đội xua tan cái giá lạnh của gió sương hải đảo cũng như nỗi cô đơn của người chiến sĩ; chỉ có những nỗi ngóng trông từng lá thư, cánh thiệp, từng món quà nhỏ, từng lời chúc… dẫu là từ những người xa lạ, dẫu là từ người thân của đồng đội mình… cũng cảm thấy ấm lòng đến lạ.


    Thương lắm, người chiến sĩ hải quân! Ở ngoài đảo xa, làm sao mà không khỏi chạnh lòng khi nghĩ về người mẹ già tóc bạc tần tảo sớm hôm; làm sao mà không khỏi xót xa khi nghĩ về người con gái trẻ đang ngày ngày ngóng đợi người yêu; làm sao mà không khỏi buồn tủi khi kết thúc những buổi ghé thăm…? Thân thương sao danh từ thiêng liêng, cái tên gợi lên hết cái xa của không gian và cái dài của thời gian. Buồn lắm! Nhớ lắm! Nhưng các anh vẫn kiên cường giữ vững trái tim nóng dành cho tổ quốc và cầm chắc nòng súng gìn giữ quê hương. Dẫu biết nếu phải ra đi, những gì còn lại về anh chỉ là ngụm nước biển nơi anh đã ngã xuống nhưng anh vẫn nguyện hi sinh tuổi trẻ của mình một cách thầm lặng. Hi sinh vì quê hương mình, vì chủ quyền lãnh thổ thì có gì phải tiếc nuối?


    “ Giữa Đại Dương anh trở thành bất tử.

    Giữa Nhân Dân anh mãi mãi trường sinh

    Máu anh đổ, đảo ngàn năm vững chãi.

    Nước biển quê mình giờ mặn gấp đôi…”

    (PGS.TS Phạm Xuân Hằng)


    Người chiến sĩ hải quân, tên gọi thân thương ấy đã dạy em biết bao điều. Từng ương bướng làm ba mẹ phải buồn phiền nhưng nay lại cúi đầu trước anh. Tôi thấy mình sao quá bé nhỏ trước anh. Anh dám hi sinh bản thân mình vì cả một đất nước. Còn tôi, đã làm được gì? Cha mẹ anh chắc hẳn rất tự hào vì anh – một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất và mang trong mình một lí tưởng ngời sáng cả thế hệ sau. Xin được cảm ơn lòng quả cảm của các chiến sĩ hải quân! Hình ảnh đẹp của các anh đã tạc vào tâm hồn lớp trẻ chúng tôi sự khâm phục, ngưỡng mộ, tin yêu vô bờ bến!


    Những ngày này, tin tức về vấn đề biển Đông cứ ngập tràn trên các mặt báo, hàng triệu trái tim ngày đêm vẫn đau đáu một nỗi niềm hướng về biển Đông, tất cả mọi nơi trên dải đất hình chữ S từng phút, từng giờ luôn sôi nổi những hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về Hoàng Sa, Trường Sa… lại càng cảm kích những hy sinh thầm lặng của các anh biết nhường nào. Các anh phải ngày đêm chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, phải nắm chắc tay súng, phải chống lại rất nhiều âm mưu diễn biến hòa bình, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch nhằm bảo vệ, giữ trọn biển đảo. Mong các anh sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, bảo vệ phần đất ruột thịt thiêng liêng của Tổ quốc và sẽ mãi là chiếc cầu nối đất liền với biển đảo yêu thương!Bạn có biết không, tôi rất hy vọng một ngày được về thăm biển, đứng trên boong tàu tiến đến hải đảo xa xôi cùng các anh. Lúc đó, tôi sẽ ôm hôn hòn đảo quê hương này, tôi sẽ đứng trên đảo Song Tử và hét thật to: “Tôi yêu Việt Nam!”, tôi sẽ thức dậy sớm để ngắm bình minh, trải nghiệm một lần được đi tuần cùng các anh hải quân và tôi cũng muốn một lần được đi qua đảo Gạc Ma, thả chiếc vòng hoa tưởng niệm cùng với lòng yêu thương, sự kính trọng của mình…

    Tôi vẫn tin rồi năm tháng đi qua, anh sẽ lại được trở về quê hương, với những vòng tay ấm đang mong ngóng anh từng ngày. Cầu chúc cho gia đình anh nhiều sức khỏe để chờ đến ngày anh trở về. Ở phương xa, tôi hy vọng các anh sẽ thật ấm áp bên đồng đội và lòng nhiệt thành luôn dâng tràn trong lồng ngực gắn với sự sẻ chia, góp sức của những người luôn hướng về hải đảo hay là những tấm lòng thơm thảo nơi đất liền. Và chúng tôi những người đang sống và chiến đấu ở đất liền hứa với các anh - những người lính hải quân rằng, chúng tôi cũng sẽ cống hiến hết mình để cùng các anh dựng xây quê hương đất nước này ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn.


    Chúc các anh sức khỏe dồi dào, niềm tin bền vững, ý chí kiên cường, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Gửi đến anh những lời chúc tốt đẹp nhất và những lời nói yêu thương nhất, hỡi người chiến sĩ vĩ đại!

    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 3
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 3
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 3
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 3
  4. Mặc dù chiến tranh đã qua lâu nhưng hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ luôn là một biểu tượng về lòng dũng cảm, sự hy sinh không ngại gian khó, ý chí cách mạng kiên cường, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.


    Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Sự rèn luyện trong gian khổ và trưởng thành trong Quân đội nhân dân Việt Nam đã viết lên những huyền thoại về người lính như Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Mạc Thị Bưởi, Bế Văn Ðàn, Phan Ðình Giót...


    Từ trong chiến tranh cho đến thời bình hôm nay, phẩm chất của anh bộ đội Cụ Hồ vẫn sáng mãi. Đó là chất thép được tôi luyện từ sự giáo dục của Đảng và Bác Hồ, của Quân đội và nhân dân. “Trung với Đảng, hiếu với dân” vẫn mãi là lời thề muôn đời của người lính. Những hình ảnh mang giá trị cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ không kể hết: biên giới phía Bắc, phía Nam, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cả trong thiên tai, trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Có thể thấy, miền đất nào thiếu thốn và gian khổ nhất, nơi ấy có Bộ đội Cụ Hồ. Phẩm chất vì nhân dân quên mình đã ăn sâu vào máu thịt đối với các anh. Hai tiếng nhân dân đã trở thành mệnh lệnh trong trái tim của bộ đội Cụ Hồ. Bởi vậy, đâu phải chỉ trong thời chiến, mà cả thời bình, nhiệm vụ cứu dân trong thiên tai, nhiệm vụ bảo vệ mỗi tấc đất biên cương đều có sự hy sinh quả cảm của người lính.


    Và, rất tự nhiên, Bộ đội Cụ Hồ trở thành tên gọi thiêng liêng, vừa hết sức giản dị, vừa gần gũi thân thương, trở thành biểu tượng cao đẹp trong lòng nhân dân Việt Nam về một mẫu hình con người mới xã hội chủ nghĩa, một nhân cách văn hóa Việt Nam.


    Hôm nay, trang sử mới của dân tộc đã được mở ra- trang của sự đổi mới, phát triển và hội nhập với thế giới. Trong quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa cao độ, hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” vẫn vẹn nguyên với vai trò tiên phong, đi đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới cùng toàn Đảng, toàn dân.

    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 4
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 4
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 3
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 3
  5. “Ai đi biên giới cho lòng ta theo với

    Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình

    Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi

    Suốt một đời cùng với gió giao tranh.”


    Biên cương, hải đảo - vùng đất địa đầu tổ quốc, vùng đất thiêng liêng của dân tộc Việt nam. Biết bao mồ hôi, bao sương máu của những người chiến sĩ đã đổ xuống nơi đây để gìn giữ vẹn tròn bờ cõi non sông. Để rồi chính sự hi sinh cao cả ấy đã trở thành niềm cảm hứng bất tận trong những sáng tác đi cùng năm tháng. Hình ảnh những người chiến sĩ biên phòng trong tâm tưởng mỗi người dân Việt Nam hiện lên thật đẹp, thật lung linh, thật tráng lệ.


    Trải qua bao gian nan, vất vả, lực lượng biên phòng ngày càng được xây dựng và củng cố thêm về nhiều mặt nhưng dù ở đâu, ở bất cứ khi nào hình ảnh những người lính biên phòng quân hàm xanh vẫn luôn là hình ảnh gần gũi đẹp đẽ đối với nhân dân miền biên giới hải đảo. Dấu chân người lính biên phòng in sâu từng tấc đất, từng con sông, từng con rừng heo hút; gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân.


    Ta bắt gặp hình ảnh người lính ấy chèo đèo vượt thác, mưa gió quản chi, tảo tần đến lớp, mang ánh sáng con chữ đến đàn em thơ. Những người lính quân hàm xanh ấy cõng trên vai những balo đầy ắp tập vở, những cuốn sách, nhiệt tình, hăm hở lên non để tri thức để văn hóa được đến với các con, đến với bản làng thân yêu. Học trò nơi đây có lẽ đã quá quen thuộc với hình ảnh người chiến sĩ với màu áo xanh đầy tự hào đứng trên bục giảng say sưa giảng bài: “ Học cái chữ Bác Hồ, để ngày mai sẽ tươi sáng ấm no, cuộc sống vui trên bản làng ta đến rồi”. Các anh- những người lính biên phòng chân chất đã mang cái chữ, mang văn hóa tiên bộ rọi soi hủ tục lạc hậu nơi núi rừng sâu thẳm. Các anh đã trở thành những người thầy kính mến của lớp lớp người dân buôn làng.


    Đâu chỉ có thế, những người lính biên phòng ấy còn là những người thầy thuốc, người bác sĩ ngày đêm tận tụy chăm lo cho sức khỏe nhân dân. Giữa dòng đời vội vã, bao vất vả bao lo toan, thiếu thốn bộn bề vẫn có những người lặng lẽ chữa bệnh cứu người. Họ mong sao có thể đem y thuật của mình giúp ích chữa bệnh giúp ích cho bà con. Hình ảnh người chiến sĩ Đặng Cát với 20 năm bán bản cùng bà con chiến đấu với dịch bệnh, trèo đèo khám bệnh, lên rừng sâu tìm thuốc, nghiên cứu ngày đêm thật không khỏi khiến lòng ta xao xuyến.


    Câu nói “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào là anh em ruột thịt” không chỉ còn là câu nói cửa miêng mà đã trở thành lời hẹn thề sắt son, thành tư tưởng chỉ đạo trong lực lượng bộ đội biên phòng. Biết bao cuộc vận động, bao chương trình hướng về bà con vùng biên giới, hải đảo đã được các chiến sĩ biên phòng triển khai sâu rộng như: “Chương trình bò giống giúp người nghèo nơi biên giới”; “Mái ấm biên cương”; “Nâng bước em tới trường”. Những người lính hăm hở lên đường, cùng nhân dân lao động, miệt mài hướng dẫn bà con áp dụng những phương pháp kĩ thuật hiện đại vào sản xuất, chăn nuôi, ăn cùng dân, ở cùng dân, coi nhân dân như anh chị em ruột thịt. Thậm chí có những chiến sĩ còn dành dụm phần lương ít ỏi của mình đóng góp xây dựng, phát triển buôn làng. Hành động của các chiến sĩ đã góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện tích cực đời sống nhân dân và củng cố lòng tin của người dân vào ánh sáng của Đảng của Nhà nước.

    Những đêm liên hoan bên bếp lửa trại bập bùng, những bữa cơm thân mật đơn sơ, những cái tết tình thân ấm cúng và những cái ôm thật chặt đã nói lên tình cảm trân quý, mến thương mà người dân dành cho những anh bộ đội biên phòng.

    Với người dân, lúc nào các anh ấy cũng hòa đồng, thân thiện, chất phác nhưng trở về với nhiệm vụ chính họ lại là những người lính hiên ngang. Những người lính ấy đứng giữa bão giông, đứng trên đầu ngọn sóng để canh giấc ngủ bình yên cho mọi nhà. Những người lính chiến đấu oai hùng, dũng cảm để bảo vệ từng tấc đất của non sông đất nước. Họ- những con người rất đỗi bình dị, họ bỏ lại cả quê hương gia đình để đến nơi đây, đến hải đảo và biên giới xa xôi bảo vệ, gắn bó máu thịt với dân tộc, hoàn thành mọi nhiệm vụ cao cả được Đảng và Nhà nước giao phó, xứng đáng là lực lượng nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam.


    Hơn 60 năm hình thành và phát triển, bộ đội biên phòng đã và đang phấn đấu, nỗ lực đóng góp và cống hiến, bảo vệ và xây dựng vùng biên cương, hải đảo. Họ đã và đang viết tiếp nên những trang sử hào hùng tôn vinh bức tượng đài “anh bộ đội cụ Hồ”. Từng bước chân anh qua từng niềm vui nhân lên. Những hình ảnh đẹp đẽ sẽ mãi lung linh, bất diệt trong tiềm thức và trái tim dân tộc Việt Nam. Xin mượn vài dòng thơ đơn sơ để bày tỏ nỗi niềm kính yêu vô ngàn ấy:


    “Biển và biên cương - vòng tay dang rộng

    Như quê hương luôn khát vọng yên bình

    Người lính Biên phòng thức dậy mỗi bình minh

    Giữ trọn niềm vui nghĩa tình non nước”

    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 5
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 5
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 5
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 5
  6. Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dưng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa. Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, vì thế nên sáng chủ nhật tuần trước, phường em tổ chức đi thăm một số gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Tổ em được phân công thăm nhà bà Phan, mẹ liệt sĩ và gia đình chú Hiển, thương binh nặng, mất cả hai chân trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn 1975. Nhà bà Phan nằm sâu trong một con ngõ nhỏ ở đường Phan Châu Trinh. Bà là mẹ của liệt sĩ Trương Tấn Quang, hi sinh anh dũng trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Bản thân bà trước đây cũng là một cơ sở hoạt động cách mạng nội thành và đã từng bị địch bắt giam, tra tấn dã man. Tuổi già sức yếu, bà Phan sống dựa vào tiêu chuẩn gia đình liệt sĩ và sự đùm bọc của nhân dân trong phường. Cách đây hơn hai năm, phòng GD đã tặng bà ngôi nhà tình nghĩa, thay thế cho ngôi nhà rột nát năm xưa. Thấy mọi người tới, bà mừng lắm: “Các cháu đến thăm bà đấy ư?”. Khuôn mặt bà nhăn nheo vụt tươi lên bởi nụ cười dôn hậu. Bác Thành thay mặt cho tổ hỏi thăm sức khoẻ của bà. Chú Hoàng cắm một bó hoa tươi vào bình rồi kính cẩn đặt lên bàn thờ. Mùi nhang trầm toả ấm cả gian nhà. Từ trong ảnh, đôi mắt trong sáng của chú Quan nhìn tất cả mội người chìu mến. Chúng em biếu bà mấy món quà nhỏ nhưng cần thiết cho đời sống neo đơn của bà như: Đường, sữa, chục trứng gà, chục cam và ít thuốc bổ…Bà xúc động cảm ơn mọi người. Em thầm nghĩ: “Không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của nhưng người mẹ đã cống hiến, hi sinh đứa con ruột thịt của mình cho Tổ Quốc. Rồi tất cả mọi người quây quần bên bà, nghe kể chuyện về chú Quang,…


    Từ giã bà Phan, mọi người sang thăm chú Hiển. chú ngồi trên xe lăn, tươi cười chào đón mọi người. Tuy là một thương binh nặng nhưng chú vẫn rất lạc quan. Chú là một tấm gương sáng về nghị lực và ý chí khắc phục khó khăn. Theo lời dạy của Bác: “Thương binh tàn nhưng không phế!”,chú Hiển vẫn cần cù làm việc bằng đôi tay tài hoa của mình. Bàn tay cầm súng năm xưa giờ đây đang thoăn thoắt luồn những sợi mây óng chuốt, tạo nên những chiếc khay, những chiếc giỏ xinh xắn, làm đẹp cho đời.


    Khi chia tay với chú Hiển, em cảm thấy mọi người cần phải biết ơn tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. Khắp đất nước, nơi nào cũng có Đền, Miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công dựng nước và giữ nước. Bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, phòng truyền thống,… nhắc nhở mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc,… Các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng tô đẹp, đàng hoàng thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau dối với những người đi trước đã hi sinh cho Tổ Quốc. Phong trào “ Phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng”, đền ơn đáp nghĩ các gia đình, cá nhân có công với nước, đang phát triển rộng rãi trong toàn xã hội.


    Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết giữ gìn, vun đắp, phát triển những thành quả mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng nên. Buổi đi thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ đã kết thúc tốt đẹp. Đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta nhắc nhở tất cả mọi người sống sao cho có nghĩa, có tình đối với những người đã đem lại cuộc sống bình yên cho chúng ta. Em càng hiểu sau sắc hơn về lòng biết ơn-nền tảng đoạ đức, đạo lý, truyền thống của dân tộc ta.

    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 6
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 6
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 6
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 6
  7. Qua suốt chặng đường 70 năm chiến đấu, rèn luyện và trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam, từ trong chiến tranh, những mất mát, đau thương và sự hy sinh là biết bao câu chuyện huyền thoại về người lính đã trở thành bất tử; Chúng ta cùng nhớ lại, 2 cuộc kháng chiến, hơn 30 năm đất nước hằn sâu trong ký ức của mỗi nười con đất Việt đó là: những hố bom của quân thù, hàng ngàn vạn thanh niên lên đường ra trận dâng hiến tuổi xuân và nhiệt huyết cho nền hòa bình. Người trở về - nhưng một phần xương thịt còn để lại chiến trường, người nằm lại rừng xanh! Cùng nhớ lại, trên mỗi nẻo đường hành quân ra trận, tên đất, tên làng, tên núi, tên sông, ở nơi đâu cũng thành chiến lũy; Cùng nhớ lại, từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, đất Mẹ Tổ quốc không chỉ ghi dấu những chiến công lừng lẫy, mà cả những tượng đài tưởng niệm Liệt sĩ đến mai sau. Anh bộ đội Cụ Hồ trở về từ trong chiến tranh, anh Bộ Cụ Hồ đã yên nghỉ giữa lòng đất Mẹ và anh Bộ đội Cụ Hồ giữa thời bình, từng thế hệ, từng khoảng cách thời gian là dấu nối của lịch sử làm đậm chất anh hùng ca về người lính. Và thật sự, mỗi chúng ta, khi nghĩ về người lính đều dạt dào cảm xúc của lòng tự hào và biết ơn về các anh, những người chịu nhiều gian khổ nhất, hy sinh nhiều nhất. Một sự hy sinh cao thượng, dũng cảm, thầm lặng không chỉ riêng mình, mà còn là nỗi đau oằn trên vai những người mẹ, người vợ, người thân của gia đình các anh.


    Từ trong chiến tranh cho đến thời bình hôm nay, phẩm chất của anh bộ đội Cụ Hồ vẫn sáng mãi. Đó là chất thép được tôi luyện từ sự giáo dục của Đảng và Bác Hồ, của Quân đội và nhân dân. “Trung với Đảng, hiếu với dân” vẫn mãi là lời thề muôn đời của người lính. Những hình ảnh mang giá trị cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ không kể hết: biên giới phía Bắc, phía Nam, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cả trong thiên tai, trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Có thể thấy, miền đất nào thiếu thốn và gian khổ nhất, nơi ấy có Bộ đội Cụ Hồ. Phẩm chất vì nhân dân quên mình đã ăn sâu vào máu thịt đối với các anh. Hai tiếng nhân dân đã trở thành mệnh lệnh trong trái tim của bộ đội Cụ Hồ. Bởi vậy, đâu phải chỉ trong thời chiến, mà cả thời bình, nhiệm vụ cứu dân trong thiên tai, nhiệm vụ bảo vệ mỗi tấc đất biên cương đều có sự hy sinh quả cảm của người lính.


    Và, rất tự nhiên, Bộ đội Cụ Hồ trở thành tên gọi thiêng liêng, vừa hết sức giản dị, vừa gần gũi thân thương, trở thành biểu tượng cao đẹp trong lòng nhân dân Việt Nam về một mẫu hình con người mới xã hội chủ nghĩa, một nhân cách văn hóa Việt Nam.


    Nhà văn, nhà báo, nhà nhiếp ảnh người Mỹ Lady Borton khi sang Việt Nam đã nói: “Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, nhưng không ở đâu người dân lại yêu mến gọi lãnh tụ của mình là Bác, không có quân đội nào yêu mến gọi Tổng Tư lệnh bằng Anh (Anh Văn - Đại tướng Võ Nguyên Giáp) và cũng không nơi nào nhân dân yêu mến quân đội gọi là Bộ đội Cụ Hồ”. Có thể nói “Bộ đội Cụ Hồ” là một giá trị văn hóa độc đáo, tiêu biểu trong dòng chảy của nền văn hóa Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh, có sức lôi cuốn và lan tỏa đặc biệt. Mỗi khi mang lên mình bộ quân phục, dù ở trong đơn vị hay ở nơi công cộng, họ đều thể hiện phẩm chất của người quân nhân cách mạng.


    Cũng như bao người thuộc thế hệ trẻ, tôi may mắn được sinh ra, trưởng thành và học tập khi đất nước đã bình yên, được tự do hít bầu không khí hòa bình, tự do ngước nhìn mây trắng trời xanh mà nghe những bao la của quá khứ, mà thấm thía giá trị vĩnh hằng của những dâng hiến cao cả. Tôi tự hào vì tôi là người dân Việt Nam, tôi tự hào vì tôi được sinh ra trên mảnh đất làng Đỏ - Yên Phúc anh hùng. Và may mắn hơn, tôi được lớn lên, học tập, rèn luyện và trưởng thành trong hòa bình thống nhất đất nước, nay trở thành người thầy giáo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa đang ngày đêm thay Đảng luyện chữ - rèn người.


    Đã qua rồi thời khói bom đạn lửa, gạt núi băng đèo nên tôi chỉ hình dung hai chữ “chiến tranh” qua lời kể của bà nội tôi về ông nội và các anh các bác, qua sách báo, qua phim ảnh, qua những chuyến tham quan đến những miền đất lịch sử theo dọc chiều dài đất nước. Trong đó những dấu ấn để lại sâu đậm nhất trong lòng tôi là các chuyến tham quan đến các nghĩa tranng liệt sĩ như nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Thành cổ Quảng trị, Ngã Ba Đồng Lộc, Truông Bồn hay nghĩa Trang Việt Lào huyện Anh Sơn… Có một kỉ niệm tôi nhớ mãi đó là vào một ngày trời nắng vàng hanh hao của tiết trời mùa thu tháng 7-1995, những người dân xã Phúc Sơn quê tôi không ai cầm được nước mắt trong ngày khánh thành nhà bia tưởng niệm các liệt sỹ của hai cuộc kháng chiến của xã nhà. Tôi cũng như tất cả mọi người đều có đủ lý trí để hiểu rằng, đó chỉ là những hàng bia gắn tưởng niệm chứ không hề có được hài cốt của người thân, nhưng tất cả mọi người đã khóc, những giọt nước mắt hoà trong cơn mưa bất chợt của trời, tan trong từng nắm đất đưa tiễn các anh linh. Quá khứ giao hòa với hiện tại, âm dương hòa trộn vào nhau, có trong nhau như sự bất tử của các liệt sĩ và lòng thương nhớ khôn nguôi của người đang sống. Hình như ai cũng run lên vì một danh sách dài tên các liệt sỹ của xã, run lên vì những năm tháng ấy cái xã bé nhỏ, nghèo này đã lần lượt nhận bao nhiêu giấy báo tử của người thân nối tiếp nhau. Có nhiều mẹ đã dâng hiến cho đất nước hai người con thậm chí là ba bốn người con ra đi và không một lần trở lại thăm mái tranh nghèo – nơi các mẹ đang ngày đêm trông ngóng. Tôi đếm cả trong kháng chiến chống pháp, chống Mĩ và chiến tranh biên giới xã tôi đã có 189 liệt sĩ khắc ghi vào bảng vàng đài tưởng niệm. Các anh đã đi vào hồn thiêng sông núi để Tổ quốc Việt Nam được bay lên bát ngát những mùa xuân.


    Hôm nay, trang sử mới của dân tộc đã được mở ra- trang của sự đổi mới, phát triển và hội nhập với thế giới. Trong quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa cao độ, hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” vẫn vẹn nguyên với vai trò tiên phong, đi đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới cùng toàn Đảng, toàn dân. Các chiến sĩ Bộ đội cụ Hồ hôm nay khoác trên mình màu xanh áo lính cũng đang hứng khởi bước vào các mặt trận với lòng nhiệt huyết và sức bật mới cùng thời đại. Người lính Cụ Hồ hôm nay vẫn tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đất nước hòa bình, song những người lính Cụ Hồ vẫn “ra trận” vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ “cõng chữ” lên vùng cao; “ba cùng” với đồng bào các dân tộc, giúp dân trồng lúa nước, đưa đồng bào vào làm việc ở các nông trường quân đội… là những hình ảnh bình dị, thân thương, nhưng vô cùng cao đẹp về tình quân dân cá nước.


    Trong bối cảnh và xu thế phát triển của thế giới hiện nay, mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp và khó lường. Tiêu biểu đó là tình hình biển Đông đang căng thẳng, cả thế giới đang lên án trước những hành động leo thang của Trung Quốc tại biển Đông. Ngày 01 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc bất ngờ di chuyển giàn khoan HD-981 từ đảo Tri Tôn (thuộc Hoàng Sa) tiến sâu vào thềm lục địa Việt Nam vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam; vi phạm Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982; trực tiếp đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải trong khu vực. Trước sự xâm phạm trắng trợn, hung hăng của Trung Quốc, Việt Nam đã nhiều lần sử dụng các kênh ngoại giao giao thiệp với Trung Quốc yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan và lực lượng ra khỏi vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam; gửi công hàm đến Liên Hợp Quốc, liên tục tổ chức họp báo quốc tế để thông tin và đưa ra các bằng chứng về hành động của Trung Quốc cũng như bằng chứng lịch sử chứng minh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, đặc biệt Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng công khai thể hiện quan điểm nhất quán: kiên quyết phản đối Trung Quốc; tìm mọi biện pháp hòa bình để giải quyết căng thẳng; tôn trọng quan hệ Việt- Trung cũng như lợi ích lâu dài của 2 dân tộc.


    Trong những ngày đó, qua việc theo dõi những thông tin trên báo đài đã khiến triệu triệu trái tim Việt nhói đau, cùng hướng về nơi biển Đông dậy sóng. Lòng yêu nước trong mỗi người lại sục sôi. Thầy trò trường tôi – trường Tiểu học Thành Sơn cũng vậy. Chúng tôi đã cùng nhau nói về chủ quyền biển đảo, sự vẹn tròn thống nhất của Tổ quốc, chúng tôi đọc lại những lời Tuyên ngôn “Nam Quốc sơn hà” thời Lý, “Đại cáo bình Ngô” thời Lê, “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, hát những bài ca về biển đảo, phê phán những hành động hò hét, đập phá gây mất an ninh của một số thành phần dân chúng bị kích động lợi dụng. Để rồi từ đó các em và cả giáo viên chúng tôi thấy được yêu nước như thế nào cho đúng, cho đẹp, phải yêu bằng “một trái tim nóng và một cái đầu lạnh”, yêu bằng ý chí sục sôi nhiệt huyết nhưng bằng cả lí trí tỉnh táo, sáng suốt, tránh bị kích động bởi các phần tử xấu. Thầy và trò trường tôi đã có nhiều hoạt động hướng về Biển đảo như tham gia tích cực cuộc thi tìm hiểu chủ quyền Biển đảo trên mạng Intemet, góp quỹ ủng hộ Trường Sa - Hoàng Sa…


    Là một người giáo viên, là một cán bộ quản lí tôi thấy mình cần thường xuyên nâng cao trình độ tự ý thức về việc tự tu dưỡng, tích cực, tự giác học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực và hiệu quả các mặt công tác là một yêu cầu cơ bản; Phải rèn luyện ý chí phấn đấu bền bỉ, cầu tiến bộ, trọng danh dự cá nhân; Không bị “nhiễm” với những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, văn hóa phẩm trong đời sống xã hội hiện nay. Đấu tranh kiên quyết với biểu hiện coi nhẹ truyền thống, phủ nhận quá khứ, gieo rắc tư tưởng, lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân; tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, phát triển nó phù hợp, phù hợp với đặc điểm hoạt động quân sự và bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, “hòa nhập nhưng không hoà tan”. Và tôi hiểu trọng trách của mình lớn thế nào trong việc rèn luyện cho các em “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Nhất là hiện nay toàn ngành giáo dục chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về đổi mới căn bản nền giáo dục Nam thì lại đặt lên vai những người lính mang quân hàm xanh chúng tôi với một tinh thần và trách nhiệm lớn lao hơn đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước và của sự nghiệp giáo dục nước nhà.


    Để làm được điều đó, để phát huy giá trị Văn hóa Bộ đội Cụ Hồ và vun đắp giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, những nhà giáo chúng ta hôm nay cần cần nâng cao năng lực giảng dạy, thổi hồn vào những bài giảng một cách sinh động nhất để truyền ngọn lửa nhiệt huyết cho các em, để cho thế hệ hôm nay thấy rõ mình hơn và tự ý thức được sứ mệnh, trách nhiệm lớn lao của tuổi trẻ là dấn thân, là cống hiến cho sự trường tồn và phát triển bền vững của dân tộc hôm nay và mai sau, cho đất nước Việt Nam hùng cường, lớn mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong ước

    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 7
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 7
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 7
    Bài văn cảm nhận về bộ đội cụ Hồ hay nhất số 7




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |