Top 8 Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất

Hà Ngô 31 0 Báo lỗi

"Chiếc thuyền ngoài xa" là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Lấy bối cảnh cuộc sống đầy ẩn khuất của gia đình hàng chài, nhà văn ... xem thêm...

  1. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một nhan đề mang tính biểu tượng, hé mở tình huống truyện, thể hiện chủ đề của tác phẩm. Nhan đề bao gồm đối tượng quan sát là “Chiếc thuyền", cự li quan sát là “ngoài xa”, người quan sát là nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng. Cùng một người quan sát, cùng một đối tượng quan sát, nhưng ở các cự li khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau, dẫn đến nhận thức khác nhau.


    Chiếc thuyền ngoài xa xuất hiện trong truyện ngắn trước hết hướng người đọc về một hình ảnh tuyệt đẹp, đó là con thuyền thu lưới trong biển sớm mờ sương, nó toàn bích như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Vẻ đẹp ấy khiến cho người nghệ sỹ bối rối, xúc động, cảm thấy “khám phá thấy chân lí của cái toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Nhưng khi con thuyền tới gần, phía sau vẻ đẹp toàn bích ấy là bao ngang trái, đau khổ, phũ phàng. Cuộc sống của những người dân chài bị giam cầm bởi đói nghèo tăm tối và bạo lực gia đình.


    Vậy là qua mâu thuẫn giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh với hiện thực phũ phàng của cuộc sống, nhà văn mang đến cho người đọc một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống con người: phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, tránh cái nhìn giản đơn, sơ lược, hời hợt, nhìn hình thức, phát hiện ra bản chất thực sự sau bề ngoài của sự vật, hiện tượng.


    Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” là một khái quát giản dị về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật đích thực luôn gắn bó khăng khít với hiện thực cuộc sống, người nghệ sỹ phải có bản lĩnh trung thực để khám phá những hiện thực, dẫu là tàn nhẫn của cuộc sống con người. Nguyễn Minh Châu đã khẳng định về trách nhiệm của người nghệ sĩ: "nhà văn không có quyền nhìn sự việc một cách đơn giản mà nhân vật cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”. Chỉ khi nào người nghệ sĩ có trách nhiệm trong cái nhìn hiện thực cuộc sống, có “mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh” thì khi ấy tác phẩm nghệ thuật mới đạt được giá trị cao nhất. Ấy là “giá trị nhân đạo”.


    “Chiếc thuyền ngoài xa” đã trở thành tấm ảnh đẹp treo ở nhiều nơi, nhất là ở trong các gia đình sành nghệ thuật, nhưng có ai hiểu được câu chuyện con người trên chiếc thuyền ấy. Chỉ có nghệ sĩ Phùng, mỗi khi ngắm nhìn tấm ảnh bao giờ cũng thấy "người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”, một người đàn bà lam lũ, cam chịu, giàu tình thương và lòng vị tha. Đó cũng là thông điệp tác giả gửi tới người đọc: nghệ thuật luôn gắn liền với cuộc đời.

    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất

  2. Đây là 1 nhan đề mang ý nghĩa biểu tượng, hé mở tình huống và thể hiện được chủ đề của tác phẩm. Với 2 tầng nghĩa:


    Tầng nghĩa thứ nhất “Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh”: Hình ảnh 1 cánh buồm nhòa mờ trong màn sương huyền ảo của buổi sớm mai trên biển xa. Vẻ đẹp hài hòa, toàn bích như trong “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ” khiến người nghệ sĩ xúc động như vừa “khám phá thấy chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.


    Dẫn đến tầng nghĩa thứ 2: Đằng sau vẻ đẹp tuyệt diệu ấy lại là cuộc sống của những người dân chài bị giam cầm bởi đói nghèo tăm tối và bạo lực gia đình. Đây là sự đối lập giữa ngoại cảnh và hiện thực cuộc sống.


    Ý nghĩa về cách nhìn cuộc sống: Không phải bao giờ cái đẹp cũng tồn tại song song với cái thiện, không phải cái bên ngoài lúc nào cũng thể hiện bản chất bên trong và muốn hiểu đúng 1 con người, hiểu cuộc sống cần có cái nhìn thấu đáo, đa chiều, sâu sắc ở nhiều góc độ.


    Nhan đề còn đưa đến 1 quan niệm về trách nhiệm của người nghệ sĩ: Chỉ khi nào người nghệ sĩ có trách nhiệm trong cái nhìn hiện thực cuộc sống, có “mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh” thì khi ấy tác phẩm nghệ thuật mới đạt được giá trị cao nhất. Ấy là “giá trị nhân đạo”.

    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất
  3. Nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người đàn bà hàng chài. Ở đó, ngoài 2 vợ chồng họ còn có cả 1 đàn con. Cuộc sống khó khăn đói kém, nơi ở chật chội,... làm cho con người thay đổi tâm tính.


    Trước đây, anh chồng là 1 người hiền lành lấy chị - một người hết sức chăm lo cho cuộc sống gia đình - đông con, khó kiếm ăn, cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên thô lỗ, cục cằn và biến chị thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, thân phận đó nếu nhìn từ ngoài xa sẽ không thể thấy được.


    Nhưng cũng chính vì ở ngoài xa nên con thuyền mới đơn độc. Đò là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, sự đơn độc con người trong cuộc đời. Chính sự thiếu sẻ chia và gần gũi là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm lạc. Phùng đã chụp được cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm - một "vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích", một chân lí của sự hoàn thiện.


    Chiếc thuyền là biểu tượng của sự toàn mĩ, mà khi chiêm ngưỡng nó anh thấy tâm hồn mình trong ngần. Nhưng khi chiếc thuyền kia "đâm thẳng vào bờ". Chứng kiến cảnh người chồng đánh đập vợ, anh đã "kinh ngạc ... và vứt chiếc máy ảnh xuống đất". Anh nhận ra rằng, cái đẹp ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh có thể phát hiện ra. Xa và gần, bên ngoài và thẳm sâu... đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.

    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất
  4. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một nhan đề có ý nghĩa biểu tượng, hé mở tình huống truyện, thể hiện chủ đề tác phẩm:


    Nhan đề bao gồm đối tượng quan sát là “chiếc thuyền”, cự ly quan sát là ngoài xa, người quan sát là nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng, cùng những đối tượng quan sát khác nhưng ở cự ly khác nhau, sẽ cho những kết quả khác nhau.


    “Chiếc thuyền ngoài xa” xuất hiện trong truyện ngắn trước hết hướng người đọc tới hình ảnh tuyệt đẹp đó là con thuyền thu lưới trong biển sớm mù sương, nó toàn bích như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Vẻ đẹp ấy khiến cho người nghệ sỹ bối rối, xúc động, cảm thấy khám phá được chân lý của cái hoàn thiện. Nhưng khi chiếc thuyền tới gần, phía sau vẻ đẹp toàn bích ấy là bao cảnh đời trái ngang, đau khổ, phũ phàng.


    Vậy là qua mâu thuẫn giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh với hiện thực phũ phàng của cuộc sống, nhà văn mang đến cho người đọc một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống; con người phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, tránh cái nhìn giản đơn, sơ lược, phải hiện ra bản chất thực sự sau bề ngoài của sự vật, hiện tượng.


    Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” còn là một khái quát giản dị về mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống: Nghệ thuật đích thực phải luôn gắn bó khăng khít với hiện thực cuộc sống, người nghệ sỹ phải có bản lĩnh trung thực để khám phá những hiện thực dẫu là sự tàn nhẫn của cuộc sống con người. Nguyễn Minh Châu đã từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự việc một cách đơn giản mà nhà văn cần phấn đấu đề đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử.”


    Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” đưa đến một quan niệm: người nghệ sĩ phải có cảm hứng, sẻ chia, thấu hiểu, thường mực về số phận, hạnh phúc của con người thì tác phẩm nghệ thuật mới đạt được giá trị nghệ thuật cao nhất

    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất
  5. Nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" là một ẩn dụ về mối quan giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh hoạt của gia đình người đàn bà hàng chài. Ở đó, ngoài vợ chồng họ còn có cả một đàn con. Cuộc sống khó khăn đói kém, nơi ở chật chội,.. làm con người thay đổi tâm tính. Trước đây, anh là một người hiền lành, lấy chị - một người đàn bà xấu xí nhưng hết sức chăm lo cho cuộc sống gia đình; đông con, khó kiếm ăn, cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, những thân phận đó nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa thì sẽ không thấy được.


    Nhưng cũng chính vì ở ngoài xa nên con thuyền mới đơn độc. Đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, đơn độc của con người trong cuộc đời. Chính sự thiếu gần gũi, chia sẻ ấy là nguyên nhân của bế tắc và lầm lạc. Phùng đã chụp được cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm- một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, một chân lí của sự toàn thiện.. Chiếc thuyền là biểu tượng cho sự toàn mỹ mà chiêm ngưỡng nó, anh thấy tâm hồn mình trong ngần. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, chứng kiến cảnh đánh vợ của người đàn ông kia, anh đã kinh ngạc…và vứt chiếc máy ảnh xuống đất. Anh nhận ra rằng, cái đẹp ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm, ngang trái và nghịch lý. Nếu ko đến gần thì chẳng bao giờ anh phát hiện ra. Xa và gần, bên ngoài và thẳm sâu…đó cũng chính là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.

    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất
  6. Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, cũng là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975. “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong thời kì sau. Dưới đây tôi xin trình bày ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề của tác phẩm này.


    “Chiếc thuyền ngoài xa”của Nguyễn Minh Châu được sáng tác vào tháng 8/1983, lúc đầu được in trong tập “Bến quê”, sau đó có vinh dự được nhà văn dùng để đặt tên cho cả tập truyện ngắn, xuất bản năm 1987. Năm 1983, đó là một thời điểm khá đặc biệt khi cuộc chiến tranh chống Mĩ và tay sai đã kết thúc thắng lợi, chúng ta trở về muôn mặt của đời thường. Và cũng trong thời điểm này, cả dân tộc đang bước vào giai đoạn đổi mới, cho nên cuộc sống có nhiều điều bất ngờ thú vị, có sức hút đối với văn nghệ sĩ, trong đó có Nguyễn Minh Châu.


    “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Trong giai đoạn này, qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn đã bộc lộ sự chuyển biến quan trọng trong sáng tác: từ phong cách mang đậm tính chiến đấu, chuyển sang cảm hứng thế sự, cảm hứng nhân sinh, ngòi bút của nhà văn hướng vào thể hiện con người trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và bình yên. “Chiếc thuyền ngoài xa” thực sự là một tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Đồng thời giúp nhà văn gửi gắm được những thông điệp nghệ thuật quan trọng.


    “Chiếc thuyền ngoài xa” là nhan đề mang tính biểu tượng, hé mở tình huống truyện, thể hiện chủ đề của tác phẩm. Nhan đề bao gồm đối tượng quan sát là “Chiếc thuyền “, cự li quan sát là “ngoài xa”, người quan sát là nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng. Cùng một người quan sát, cùng một đối tượng quan sát, nhưng ở các cự li khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau, dẫn đến nhận thức khác nhau. Chiếc thuyền ngoài xa xuất hiện trong truyện ngắn trước hết hướng người đọc về một hình ảnh tuyệt đẹp, đó là con thuyền thu lưới trong biển sớm mờ sương, nó toàn bích như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Vẻ đẹp ấy khiến cho người nghệ sỹ bối rối, xúc động, cảm thấy “khám phá thấy chân lí của cái toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Nhưng khi con thuyền tới gần, phía sau vẻ đẹp toàn bích ấy là bao ngang trái, đau khổ, phũ phàng. Cuộc sống của những người dân chài bị giam cầm bởi đói nghèo tăm tối và bạo lực gia đình.


    “Chiếc thuyền ngoài xa” đã trở thành tấm ảnh đẹp treo ở nhiều nơi, nhất là ở trong các gia đình sành nghệ thuật, nhưng có ai hiểu được câu chuyện con người trên chiếc thuyền ấy. Chỉ có nghệ sĩ Phùng, mỗi khi ngắm nhìn tấm ảnh bao giờ cũng thấy”người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”, một người đàn bà lam lũ, cam chịu, giàu tình thương và lòng vị tha. Đó cũng là thông điệp tác giả gửi tới người đọc: nghệ thuật luôn gắn liền với cuộc đời.

    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất
  7. a. Nghĩa tả thực.

    Chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên đẹp và cuộc sống sinh hoạt của người dân làng chài “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum,đang hướng mặt vào bờ.”


    b. Nghĩa biểu tượng:

    Là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người hàng chài. Cuộc sống gia đình;đông con, khó kiếm ăn,cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó,những thân phận đó nếu nhìn từ xa,ở ngoài xa thì sẽ không thấy được.


    Vì ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn. Đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, đơn độc của con người trong cuộc đời. Chính sự thiếu gần gũi, sẻ chia ấy là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm lạc. Phùng đã chụp được chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm – một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, một chân lí của sự toàn diện. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã kinh ngạc và vứt chiếc máy ảnh xuống đất. Anh nhận ra rằng, vẻ đẹp ở ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh nhận ra xa và gần, bên ngoài và sâu thẳm… đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.


    => Sự đối lập giữa cuộc đời và nghệ thuật. Nó giúp nghệ sĩ phùng giác ngộ được nhiều điều như: Phải nhìn nhận cuộc đời với nhiều chiều khác nhau và phải đem nghệ thuật gắn với cuộc đời hơn.

    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất
  8. Theo dòng kể của “tôi” rõ ràng chiếc thuyền được chụp trong một cự li tương đối gần - “một chiếc thuyền lưới vó…đang chèo thẳng vào trước mặt tôi” - nhà nghệ sĩ nhìn rõ cả “những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó”. Người thưởng thức bức ảnh thông thường chắc không ai không cảm nhận chiếc thuyền đang được chụp trong một cự li gần như thế. Thế nhưng vì sao tác giả lại đặt nhan đề truyện là “ chiếc thuyền ngoài xa”?


    Nhan đề là nội dung cô đọng, hàm súc, phản ánh trung thành nội dung văn bản. Có khi nhan đề phản ánh các đối tượng trình bày, có khi phản ánh quan niệm, cách nhìn của tác giả đối với đối tượng, có khi lại là sự kết hợp của rất nhiều nhân tố nhưng dù trong bất kì trường hợp nào, tất cả các nhan đề đều phải được rút ra, được khái quát từ chính nội dung văn bản. Nếu như nhan đề chỉ đơn thuần phản ánh các đối tượng thì hẳn chiếc thuyền trong ảnh không phải là ngoài xa! Phải chăng nhan đề đó phản ánh cách nhìn của tác giả đối với đối tượng.


    Thật vậy, theo yêu cầu của trưởng phòng, bức ảnh phải săn tìm lần này “Không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật” nhưng bức ảnh chụp được lại có “vài bóng người lớn lẫn trẻ con”. Như không sao, dù có người thì người cũng chỉ “ngồi im phăng phắc như tượng”!


    Điều đáng nói là bức ảnh như thế đã ghi nhận được cái gì? Quả là một bức ảnh đẹp được chụp từ một cự li khá gần nhưng cái cách tiếp cận “thực tế”, tiếp cận “nguyên mẫu” như thế là cách tiếp cận từ xa vì nhà nghệ sĩ chỉ thu được cái hình hài bên ngoài, cái thơ mộng bên ngoài của cảnh và người. Bởi vì ngay sau khi nhà nghệ sĩ “săn tìm” được cái đẹp trong cuộc đời để sáng tạo ra cái đẹp nghệ thuật kia, thì anh ta đã phải chứng kiến một cảnh đời cay cực, ngang trái mà không một người bình thường nào có thể ngoảnh mặt làm ngơ, nói chi đến nghệ sĩ vốn được coi là những con người đa cảm, đa mang!


    Là nghệ sĩ và đã từng là một người lính, chứng kiến cảnh thằng con - Phác - vì thương mẹ mà đánh lại cha, khi thì bằng chính chiếc thắt lưng của lính nguỵ mà người cha của nó dùng để đánh mẹ nó, khi thì định dùng cả “ám khí” là một con dao găm lận “trong cạp quần đùi”, “tôi” đã không khoanh tay ngồi nhìn vì “bất luận trong hoàn cảnh nào, tôi cũng không cho phép hắn đánh một người đàn bà, cho dù đó là vợ và tự nguyện rúc vào trong xó bãi xe tăng kín đáo chio hắn đánh”. Và hậu quả là “tôi” đã bị thương vì người chồng kia chống trả quyết liệt để tự vệ. Vậy cái cảnh thơ mộng đẹp đẽ mà “tôi” thu được vào ống kính Pratica và cái cái cảnh đời ngang trái mà trong tư cách cựu chiến binh “tôi” đã chứng kiến và tham dự cái nào cận nhân tình hơn? Do đó ảnh chụp chiếc thuyền thơ mộng kia chẳng phải là kết quả của lối tiếp cận hiện thực từ xa ư? Chiếc thuyền ngoài xa được chụp trong cự li gần là với ý nghĩa như vậy đó!


    Chưa hết, do dưỡng thương và nể bạn nên “tôi” nán lại thêm mấy hôm và chính lần này “tôi” mới vỡ ra mọi lẽ. Chứng kiến buổi làm việc giữa Đẩu - người đồng đội cũ của “tôi”, giờ là Chánh án toàn án huyện - và người phụ nữ khốn khổ kia, “tôi mới vỡ ra nhiều lẽ. Thì ra nếu chiếc thuyền chụp được là “từ xa” thì cái cảnh “tôi” chứng kiến cũng chỉ là bề nổi của cuộc đời gia đình nhà chài nọ. Vì sao người phụ nữ phải cam chịu một bề, không chống trả những trận “đòn chồng” và cũng không chịu li dị, hiểu theo nghĩa nào đó là không chịu “giải phóng” mình. Cái lí do chị đưa ra đã đưa hai người cựu chiến binh tốt bụng - một là một nghệ sĩ, một được mệnh danh là một Bao công- đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác:


    - “Chị cảm ơn các chú! Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc…”


    - “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão ách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu. giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà đánh”


    - “Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông… Cũng có khi biển động sóng gió chứ?”.


    - “Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó - vả lại, ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận vui vẻ”.


    Cái vòng luẩn quẩn của những kiếp người cần lao quả thật đầy bất ngờ đối với “tôi”, vốn đã trải qua mấy năm chiến đấu tại mảnh đất này, đã giải phóng mảnh đất này và hiện đang là nhà báo từng dong ruổi nhiều nơi! Và “tôi” cũng nhận ra rằng vì sao ông lão (cha người phụ nữ) làm nghề sơn tràng “ở tận trên miền rừng A So” và thằng cháú ngoại lại hay xuất hiện ở miệt biển này và tại sao trong buổi sáng chia tay “tôi” ông lão luôn “đặt hai con mắt đầy vẻ lo lắng ra ngoài mặt phá, nơi có chiếc thuyền”. Vậy, với tất cả những điều ấy, “chiếc thuyền nghệ thuật” của “tôi” nói được cái gì cận nhân tình chưa hay cũng chỉ là “chiếc thuyền ngoài xa”? Nhan đề ấy phản ánh quan niệm, cách nhìn của tác giả đối với đối tượng.


    Tóm lại, qua thiên truyện và cách đặt tên nhan đề, ta thấy nhân vật “ tôi” vẫn chưa hoàn toàn thoả mãn với những gì ống kính của mình đã thu được. Đằng sau bức ảnh chiếc thuyền thơ mộng ấy còn là những cuộc đời, những con người lầm lụi, khốn khổ đến quẫn trí và giải toả cái quẫn trí ấy bằng những giải pháp hết sức kì quặc. Bức ảnh “thuyền và biển” kia đã nói được gì đâu. Và đó là cách để nhà văn Nguyễn Minh Châu bộc lộ thiên hướng muốn nắm bắt hiện thực ở bề sâu ẩn kín chứa đầy những nghịch lí, mâu thuẫn của đời sống hậu chiến tranh và đó cũng là đặc điểm nổi bật mới mẻ của phong cách Nguyễn Minh Châu, người tiên phong tinh tường và tài ba trên hành trình đổi mới văn học nước nhà. Có thể hiểu “Con thuyền ngoài xa” là những suy nghĩ da diết về chân lí nghệ thuật và đời sống. Chính khát vọng muốn tìm đến cái đẹp, cái hài hoà, muốn làm cho con người hạnh phúc nhiều khi đã đưa người ta đến chỗ giản đơn hoá không nhận ra cái thực tế khắc nghiệt thì suy cho cùng cũng chỉ là một kiểu “lướt nhẹ trên bề mặt cuộc sống” chứ đâu đã là thứ nghệ thuật là tiếng đau khổ… thoát ra từ những kiếp lầm than” ( Nam Cao - Trăng sáng).


    Từ đó, có thể phát hiện ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa: Khi con thuyền là đối tượng của nghệ thuật thì có thể được chiếm lĩnh từ xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thực cuộc đời cần phải được chiếm lĩnh ở cự li gần. Đừng vì nghệ thuật thuần tuý mà bỏ quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước cuộc đời, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người. Với ý nghĩa ấy, phần nào gợi ra những liên tưởng tương đồng với truyện “ Trăng sáng” của nhà văn Nam Cao.

    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề
    Bài trình bày ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" hay nhất




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |