Top 7 Bài tóm tắt trích đoạn "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" trong "Những người khốn khổ" của V. Hu-gô hay nhất
V. Huy-gô (1802-1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lớn của nước Pháp thế kỉ XIX. Ông được coi là biểu tượng của tự do và nhân đạo. "Những người ... xem thêm...khốn khổ" là bộ tiểu thuyết nổi tiếng trong sự nghiệp đồ sộ của Huy-gô. Đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" nằm ở cuối phần 1 (vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng đã buộc phải tự thú mình là ai. Bởi vậy ông đến từ giã Phăng-tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn đó). Qua tác phẩm, tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể đẩy lùi bóng tối của cường quyền bằng ánh sáng của tình thương và nhem nhóm niềm tin vào tương lai. Mời các bạn tham khảo một số bài tóm tắt đoạn trích mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
-
Phăng tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, nhờ có Giăng Van-giăng chị mới thoát nạn rồi được đưa vào bệnh xá. Trong lúc đang hết lòng cứu giúp Phăng Tin, Giăng Van-giăng lại quyết định ra tòa tự thú vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan. Đoạn trích kể lại tình huống tên Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin ở bệnh xá. Khi Gia-ve đến, Phăng-tin nghĩ hắn đến bắt mình nên vô cùng sợ hãi. Vì không muốn dập tắt niềm hi vọng của Phăng-tin nên Giăng Van-giăng hạ mình cầu xin Gia-ve cho ông ba ngày để tìm ra con gái của chị. Nhưng Gia-ve vẫn tàn nhẫn tuyên bố Giăng Van-giăng là một tên tù khổ sai vượt ngục, hắn sẽ bắt ông. Nghe xong những lời lẽ ấy Phăng-tin đã tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn nhẫn của Gia-ve, Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền khiến Gia-ve phải run sợ. Giăng Van-giăng đến chỗ Phăng- tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phía Gia-ve và nói "giờ thì tôi thuộc về anh".
-
Phăng-tin đang nằm trên giường bệnh. Gia-ve xuất hiện. Nhìn thấy bộ mặt gớm ghiếc ấy, chị như lịm đi, lấy tay che mặt và hãi hùng kêu lên: "Ông Ma-đơ-len, cứu tôi với!" Giăng Van-giăng nhẹ nhàng bảo Phăng-tin: "Cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu".
Gia-ve giục Giăng Van-giăng "mau lên! " Tiếng hắn không còn là tiếng người mà là tiếng thú gầm. Hắn đứng lì một chỗ mà nói. Cặp mắt hắn nhìn như cái móc sắt. Gia-ve tiến vào giữa phòng và hét lên: "Mày có đi không? " Phăng-tin-rùng mình. Một sự lạ lùng đập vào mắt chị: Gia-ve túm lấy cố áo ông thị trưởng. Phăng-tin kêu lên: "Ông thị trưởng ơi!" thì Gia-ve phá lên cười, cái cười ghê tởm phô tất cả hai hàm răng. Gia-ve nhắc Giăng Van-giăng, phải gọi hắn là ông thanh tra và muốn nói với hắn điều gì thì phải nói to. Giăng Van-giăng xin hắn thư cho ba ngày để đi tìm đứa con gái cho Phăng-tin, nhưng hắn đã kêu lên: "Chà chà! Tao không ngờ mày lại ngốc thế!". Nghe Phăng-tin kêu lên: "Con tôi. Đi tìm con tôi!... ", Gia-ve lại tum lấỳ cổ áo và ca-vát của Giăng Van-giăng, rồi nói to: "Tao đã bảo không có ông Ma-đơ-len, không có ông thị trưởng nào cả. Chỉ có một tên kẻ cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai là Giăng Van-giăng! Tao bắt được nó đây này! ". Phăng-tin nhìn Giăng Van-giăng, nhìn Gia-ve, nhìn bà xơ, thốt ra tiếng rên, miệng há hốc, hai mắt mở to và lờ đờ rồi tắt thở.
Giăng Van-giăng cậy bàn tay Gia-ve ra khỏi cổ áo và nói: "Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó Gia-ve phát khùng hét lên: "Đi ngay không thì cùm tay lại!". Giăng Van-giăng giật gãy chiếc giường sắt cũ nát, cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay, nhìn Gia-ve trừng trừng. Gia-ve lùi ra phía cửa. Gia-ve run sợ, nhưng mắt vẫn không rời Giăng Van-giăng.
Giăng Van-giăng ngắm nhìn Phăng-tin với một nỗi thương xót khôn xiết tả. Một lúc sau, ông ghé lại thì thầm bên tai Phăng-tin. Giăng Van-giăng nâng đầu Phăng-tin, thắt lại dây rút cổ áo chị, vén gọn mớ tóc vào trong chiếc mũ vải, rồi vuốt mắt cho chị. Giăng Van-giăng quỳ xuống, nhẹ nhàng nâng bàn tay Phăng-tin lên và đặt vào đấy một nụ hôn.
Rồi Giăng Van-giăng đứng dậy, quay về phía Gia-ve và nói: "Giờ thì tôi thuộc về anh ".
-
Vic-to Huy-go là một nhà văn thiên tài người Pháp, là danh nhân văn hóa thế giới song ông cũng là người bạn lớn của những con người khốn khổ và luôn hết mình hoạt động vì sự phát triển của loài người. Cuộc đời ông là những trang văn có giá trị sâu sắc, những tác phẩm ông để lại đều có sức ảnh hưởng to lớn đến nhân loại nói chung và nước Pháp nói riêng. Đó là nhà thờ Đức Bà Pari, những người khốn khổ,... Trong đó tiểu thuyết những người khốn khổ ra đời vào năm 1862, đã tái hiện lại khung cảnh nước Pháp và Paris đầu thế kỉ 19 xoay quanh nhân vật Giăng-van- giăng, cuộc đời của nhân vật ấy và cuối cùng cái chết đến, thân xác nằm xuống để lại trên cõi đời bao giá trị về tình thương con người. Tác phẩm được chia làm 5 phần chính, đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở cuối phần thứ nhất ta được học trong chương trình lớp 11 kể về Phăng Tin, thị trưởng Ma- đơ-le ( Giăng-van- giăng) bị Gia-ve bắt giữ. Dưới đây là bài tóm tắt ngắn ngọn về nội dung đoạn trích để các bạn tham khảo và có thêm kiến thức về tác phẩm nhé.
Người phụ nữ Phăng Tin bị Gia-ve bắt giam cầm, nhờ có Ma- đơ- le cứu giúp đưa vào bệnh xá để chữa trị. Trong lúc cứu giúp Phăng-Tin, Ma- đơ- le đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định ra tòa tự thú để cứu giúp một nạn nhân bị Gia-ve bắt và đổ oan. Chính vì lẽ đó, Ma- đơ- le đến bệnh xá để từ giã Phăng-Tin lần cuối. Không may, Gia- ve theo dõi và đi đến bệnh xá nơi Phăng-tin nằm và canh chừng Ma- đơ- le. Thấy Gia-ve xuất hiện, Phăng-tin cứ nghĩ rằng hắn đến bắt chị nên đã rất sợ hãi. Ma- đơ- le đã cầu xin Gia-ven cho mình thời gian để tìm ra con gái của Phăng-tin nhưng chẳng những hắn không đồng ý mà còn buông lời nhục mạ cay nghiệt. Nghe thấy những lời lẽ nhục mạ thô tục ấy , Phăng-tin vốn đang bệnh nặng đã tắt thở ngay tại giường. Ma- Đơ- le bất ngờ trước cái chết đột ngột ấy, chàng cạy tay Gia-ve ở cổ áo mình và đi đến bên giường sắt, lăm lăm cầm một thanh giường cũ kĩ trên tay. Gia- ven thấy vậy vô cùng sợ hãi, lùi lại phía sau, hắn muốn đi gọi lính đến giúp nhưng lại sợ chàng chạy thoát nên chẳng biết làm gì hơn. Ma- Đơ- le từ từ tiến đến gần gã Gia-ven và nói: " giờ thì tôi thuộc về anh".
-
Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phảtự thú mình là ai. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng-tin khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn. Đoạn trích kể lại tình huống Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin lúc nàng đang hấp hối. Ban đầu, Giăng Van-giăng chưa mất hẳn uy quyền của một ông thị trưởng. Vì không muốn dập tắt niềm hi vọng của Phăng–tin ông phải hạ mình trước Gia-ve. Nhưng Gia-ve vẫn tàn nhẫn tuyên bố Giăng van-Giăng chỉ là một tên tù khổ sai vượt ngục và hắn sẽ bắt ông. Phăng-tin tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn ác của Gia-ve, Giăng van-giăng khôi phục uy quyền khiến hắn phải run sợ và làm những nghĩa vụ cuối cùng đối với Phăng-tin.
-
Gia-ve bắt giam Phăng-tin. Giăng Van-giăng cứu giúp Phăng-tin đưa vào bệnh xá. Sau đó ông ra tòa tự thú thân phận thật của mình để cứu giúp một nạn nhân bị Gia-ve bắt và đổ oan. Giăng Van-giăng đến bệnh xá để từ giã Phăng-tin lần cuối. Nhưng Gia-ve đã theo dõi Giăng Van-giăng đến tận bệnh xá và tố cáo thân phận thật sự của Giăng Van-giăng, còn buông lời nhục mạ Phăng-tin. Phăng-tin tuyệt vọng đã tắt thở ngay trên giường bệnh. Bất ngờ trước sự ra đi đột ngột của Phăng-tin, Giăng Van-giăng cầm lăm lăm thanh giường trong tay nhìn Gia-ve khiến hắn sợ hãi. Giăng Van-giăng nói những lời cuối cùng với Phăng-tin và tiến lại gần Gia-ve nói: "Giờ thì tôi thuộc về anh".
-
Tác phẩm trên là bức tranh rộng lớn về cũng như nhằm phác họa lên cuộc sống của những người lao động nghèo khổ ở Pháp trong thế kỷ XIX - thời thuộc địa. Dưới ngòi bút tài ba của ông, những con người bị xã hội vùi dập hiện ra với nhiều vẻ đẹp về tâm hồn và hình thức khác nhau. Dưới ngòi bút của tài hoa của người chuyên viết về các vấn đề xã hội, những con người bị xã hội đã bị vùi dập hiện ra với nhiều vẻ đẹp về tâm hồn và hình thức. Ông sử dụng phương pháp tương phản quen thuộc trong phong cách của mình và của chủ nghĩa lãng mạn để làm nổi bật những phẩm chất của họ. Có thể nói Những người khốn khổ là bản anh hùng ca ca ngợi nhân dân, là bản cáo trạng đanh thép lên án xã hội tư sản bất công, vô nhân đạo với cả một mạng lưới luật pháp, tòa án, nhà tù, quân lính, cảnh sát, những kẻ giàu sang, những tên lưu manh...Chính xã hội tư bản ấy là mầm mống cũng như là nguyên nhân gây ra bao cảnh tại hại nặng nề và đau khổ trong nhân dân...Tác phẩm đã vô hình chung nêu rõ tình thương yêu chân chính chỉ có ở những con người nghèo khổ. Victo Huygô băn khoăn tìm biện pháp để đem lại hạnh phúc cho những người khốn khổ. Tác phẩm nói lên những người dân đã anh dũng đứng đến dưới sự hỗ trợ và dìu dắt của Đảng dân chủ con người như trở nên mạnh mẽ và quyết đoán hơn, học biết rằng ngay bây giờ họ phải làm gì. Đó chính là lý tưởng sống chung của cả dân tộc. Những ý tưởng một phần nào có thể nói lên và tóm tắt bằng lời tựa của Victor Hugo - nhà tác phẩm kinh điển trong Người cầm quyền khôi phục uy quyền: "Khi pháp luật cũng như phong hoá còn đầy đọa con người, còn dựng nên những địa ngục nằm sâu trong ở giữa xã hội văn minh vô hình chung đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại quy tụ lại tại một nơi cũng là sự tha hoá của đàn ông bắt động thể hiện rõ vì bán sức lao động cũng như sự sa đọa của đàn bà vì miếng cơm manh áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn mà vẫn chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở.
-
Giăng Van-giăng là người lao động nghèo khổ, vì đập vỡ tủ kính lấy cắp một chiếc bánh mì nuôi cháu, dẫn đến 19 năm tù khổ sai. Ra tù, ông trở thành người tốt ngờ sự cảm hóa của linh mục Mi-ri-en. Ông đổi tên thành Ma-đơ-len, mở nhà máy, giàu có và trở thành thị trưởng. Nhưng ông luôn bị thanh tra mật thám Gia-ve nghi ngờ và theo dõi. Lần đầu tiên gặp Phăng-tin, ông đã giúp đỡ và cứu cô thoát khỏi tay Gia-ve. Khi Phăng-tin chết, ông trở lại với tên thật của mình, vào tù, rồi vượt ngục. Gi ăng-van-giăng giữ lời hứa tìm đến chuộc Cô-dét, đưa lên Pa-ri sống lẩn trốn nhiều năm. Một cuộc khởi nghĩa của nhân dân Pa-ri nổ ra chống chính quyền tư sản (6-1832). Ông cũng có mặt trên chiến lũy và đã cứu sống Ma-ri-uýt (Người yêu của Cô-dét). Ông vun đắp tình yêu cho họ và cuối cùng ông chết trong cảnh cô đơn.