Top 10 Bài tóm tắt tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn hay nhất

Thai Ha 89 0 Báo lỗi

Lỗ Tấn (1881 - 1936) là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc. Truyện “Cố hương" là một truyện ngắn tuyệt hay và xúc động. Nó man mác một tình quê vơi ... xem thêm...

  1. Sau hơn 20 năm xa cách trở lại quê nhà, nhân vật "tôi" trở lại thăm quê lần cuối để đưa cả gia đình đến nơi khác sinh sống. Chuyến thăm quê đã mang đến cho nhân vật "tôi" nhiều cảm xúc đặc biệt, nhiều hơn cả đó chính là sự xót xa, buồn bã trước sự thay đổi của cảnh vật cũng như con người nơi đây. Cảnh quê thanh bình, giản dị nhưng tươi đẹp trong kí ức của nhà thơ nay đã trở nên xơ xác, tiêu điều đến đau lòng, con người cũng đã đổi khác, không còn vẻ thật thà, chân chất mà trở nên thực dụng, trì độn hơn. Nhuận Thổ, người bạn thời thơ ấu của nhân vật "tôi" không còn là cậu bé ngây thơ, nhanh nhẹn mà đã trở thành người đàn ông khắc khổ, thực dụng. Nhân vật "tôi" cùng gia đình rời quê hương vào một buổi chiều muộn, "tôi" hi vọng con người, quê hương của mình sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Cố hương – Một tác phẩm chứa đựng những trăn trở của Lỗ Tấn thông qua hành trình trở về quê của nhân vật “tôi’. Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của Xã hội Trung Quốc đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm.


    Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống. Nhân vật tôi đau xót nhận ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự tàn tạ, đần độn của Nhuận Thổ, người bạn thân thiết của “tôi” thời thơ ấu.


    Từ đó, người kể chuyện đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng.


    Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. "Cố hương" kể về chuyến về quê cuối cùng của nhân vật "tôi" trước khi cùng gia đình dọn nhà đến nơi khác sinh sống. Trở về quê sau nhiều năm xa cách, "tôi" xót xa nhận ra những thay đổi của làng quê, của những người dân quê nơi đây. Khung cảnh làng quê trở nên tiêu điều, vắng vẻ hơn, đặc biệt là Nhuận Thổ, người bạn gắn bó suốt thời thơ ấu với nhân vật "tôi" cũng trở nên tàn tạ, đổi khác. Từ những thay đổi của quê hương, tác giả đã đề cập đến những vấn đề bức xúc trong xã hội Trung Hoa xưa, tác giả gửi gắm hi vọng vào một xã hội tươi sáng hơn trong tương lai.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Tác phẩm “Cố hương” là bức tranh xơ xác, tiêu điều về xã hội Trung Quốc những năm cuối thế kì XIX đầu thế kỉ XX. Thông qua việc tường thuật chuyến về quê lần cuối của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của quê hương, đặc biệt là của Nhuận Thổ, tác giả phản ánh thực trạng xã hội phong kiến Trung Quốc, đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.


    Chuyến về thăm quê sau 20 năm xa cách của nhân vật “tôi” để bán nhà, đưa gia đình đi nơi khác sinh sống. Đó là vào một buổi chiều ảm đạm. Ngồi trên thuyền, nhân vật “tôi” nhận ra một điều rất đáng buồn là quê hương mình đã đổi thay quá nhiều so với 20 năm trước. Nhưng đó là sự đổi thay khiến người ta đau lòng.


    Làng quê giờ đây xơ xác, tiêu điều. Con người già đi, xấu thêm và trở nên đần độn hoặc chua ngoa đanh đá (như Nhuận Thổ và thím Hai Dương). Đem theo gia đình, nhân vật “tôi” rời quê hương trong một buổi chiều muộn với niềm hi vọng và tin tưởng vào thế hệ tương lai: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Nhân vật tôi về thăm quê cũ sau hơn 20 năm xa cách. Mục đích là chuyến về quê cuối cùng để chuyển nhà đi nơi khác. Nhìn cảnh vật thay đổi, không còn được như xưa, nhân vật tôi rất buồn. Ông nhớ lại những kỉ niệm về quá khứ với Nhuận Thổ. Gặp lại Nhuận Thổ, anh ta tàn tạ, mụ mị đến đau lòng. Mọi người ở quê đều bị cái nghèo đói làm cho khổ sở hơn trước. "Tôi" ra đi mà không luyến tiếc với hy vọng về một tương lai tươi sáng cho quê hương.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  6. Truyện ngắn Cố hương thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của nhân vật “tôi” trước sự đổi thay của làng quê.

    Nhân vật “tôi” trở về quê sau hơn 20 năm xa cách. Lúc này thời tiết đang độ giữa đông, trời âm u, gió lạnh lùa vào khoang thuyền, làng xóm giờ đây tiêu điều xơ xác. Hình ảnh làng quê cũ hiện lên trong ký ức làm nhân vật “tôi” thấy không vui, về thăm làng chuyến này, nhân vật “tôi” có ý định từ giã quê lần cuối và lo việc chuyển nhà đi nơi khác.

    Nhân vật “tôi” nhớ đến người bạn cũ thủa nhỏ là Nhuận Thổ: một cậu bé nông dân khỏe mạnh, tháo vát, hiểu biết và hồn nhiên. Ngày ấy hai đứa trẻ chơi thân với nhau. Sau 20 năm xa cách gặp lại, nhân vật tôi thấy Nhuận Thổ đã thay đổi nhiều: Anh trở thành một người nông dân nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm đi.

    Nhân vật “tôi” buồn bã rời quê với niềm băn khoăn không biết tương lai của cháu Hoàng và Thuỷ Sinh sau này sẽ ra sao. Hình ảnh con đường ở cuối truyện nói lên lòng mong mỏi hy vọng một sự đổi thay.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  7. Cố hương là câu chuyện về chuyến hành hương của nhân vật tôi sau hơn hai mươi năm xa quê chuyển đi nơi khác làm ăn sinh sống. Sau ngần ấy thời gian trở về quê, nhân vật tôi đau xót nhận ra sự thay đổi theo chiều hướng xấu của quê hương, của những người đồng hương cũ, đặc biệt là người bạn thân thưở nhỏ tên Nhuận Thổ. Nhân vật tôi buồn bã rời quê hương với niềm hi vọng cho một tương lai tươi sáng hơn ở nơi đây. Từ những đổi thay đến đau lòng ấy, Lỗ Tấn đã nhìn thẳng vào sự mục ruỗng của xã hội phong kiến phân chia giai cấp ở Trung Hoa lúc bấy giờ, đồng thời đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và toàn xã hội.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  8. Sau hơn hai mươi năm xa cách, tôi trở về quê. Thời tiết đang độ giữa đông với trời âm u và gió lạnh lùa vào khoang thuyền. Hình ảnh quê hương lúc này hiện lên trong kí ức tôi. Làng tiêu điều xơ xác. Lòng tôi thấy không vui. Ý định lần này tôi về thăm quê lần cuối và tính việc chuyển đi nơi khác. Lúc này tôi nhớ đến người bạn thân Nhuận Thổ. Bạn cũ thuở nhỏ của tôi là một cậu bé nông dân khỏe mạnh, hiểu biết và hồn nhiên. Thế mà giờ đây khi gặp lại nó lại thay đổi nhiều trở nên mụ mẫm hơn, đần độn. Tôi buồn bã rời đi với suy nghĩ hai cháu Hoàng và Thủy Sinh sẽ ra sao. Hình ảnh con đường cuối truyện là niềm mong mỏi của tôi về một sự đổi thay.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  9. Chuyến về thăm quê sau hai mươi năm năm xa cách của nhân vật “tôi” để bán nhà, đưa gia đình đi nơi khác sinh sống. Đó là vào một buổi chiều ảm đạm. Ngồi trên thuyền, nhân vật “tôi” nhận ra một điều rất đáng buồn là quê hương mình đã đổi thay quá nhiều so với hai mươi năm trước. Nhưng đó là sự đổi thay khiến người ta đau lòng. Làng quê giờ đây xơ xác, tiêu điều. Con người già đi, xấu thêm và trở nên đần độn hoặc chua ngoa đanh đá (như Nhuận Thổ và thím Hai Dương). Đem theo gia đình, nhân vật “tôi” rời quê hương trong một buổi chiều muộn với niềm hy vọng và tin tưởng vào thế hệ tương lai: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  10. Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của Lỗ Tấn in trong tập Gào thét (1923). Thông qua việc kể lại chuyến về quê lần cuối cùng và những suy ngẫm, rung cảm của bản thân trước sự thay đổi của cảnh vật và con người ở quê hương, tác giả đã kín đáo phê phán chế độ phong kiến hủ bại, đồng thời đề cập đến con đường giải phóng nông dân ra khỏi những ràng buộc vô hình, những nghiệt ngã của xã hội đương thời.


    Nhân vật tôi trở về sau hơn hai mươi năm đã trở về thăm làng cũ với ý định từ giã nó lần cuối cùng. Làng quê trong ký ức của nhân vật tôi không giống với hình ảnh trước mắt. Những con người ngày xưa cũng đã đổi khác, cả về ngoại hình lẫn tính cách. Đặc biệt là người bạn thân thiết lúc thuở nhỏ - Nhuận Thổ đã không còn là cậu bé hoạt bát khi xưa. Nhuận Thổ của hiện tại là một người đàn ông khổ cực và thụ động.


    Cuộc gặp gỡ và chia tay với những người trong làng diễn ra nhanh chóng. Nhân vật tôi và gia đình rời đi trong một buổi chiều ảm đạm. Tôi nghĩ đến tình bạn của cháu Hoàng với Thủy Sinh - con trai của Nhuận Thổ, với niềm hy vọng về một cuộc đời mới mà những đứa trẻ sẽ được sống tốt đẹp hơn.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |