Top 20 Bài thơ lục bát về mẹ hay nhất
Những bài thơ hay nhất về mẹ được các nhà thơ làm để bày tỏ tình cảm thương mến tới đấng sinh thành. Cùng Toplist khám phá ngay top các bài thơ lục bát về mẹ ... xem thêm...hay nhất qua bài viết dưới đây.
-
Đông về trái gió, trở trời
Lại nhớ thương mẹ một thời khó khăn
Thân cò lặn lội kiếm ăn
Nuôi đàn con học, nhọc nhằn đôi vai
Chợ phiên qua quãng đường dài
Bước cao, bước thấp đôi vai sưng phồng
Qua đò những buổi chợ đông
Nhiều người chen chúc, gánh gồng hơn thua
Thương mẹ những buổi ban trưa
Đói lòng, gánh cả cơn mưa về nhà
Bát cơm trộn sắn dưa cà
Lạnh tanh, lạnh ngắt hít hà khen ngon
Đời mẹ đắm đuối đàn con
Sức cùng lực kiệt mỏi mòn yêu thương
Kiếp đời là cõi vô thường
Con tằm để lại tình thương ngọt ngào
Con nghe tiếng gió thét gào
Tâm can thương mẹ nghẹn ngào nỗi đau
Giá đời có được kiếp sau
Con xin gánh hết nỗi sầu thế gian
Cầu xin trên cõi niết bàn
Mẹ được thanh thản, thênh thang tháng ngày
Trời đông gió rét heo may
Lại nhớ thương mẹ đong đầy nhớ nhung.Tác giả: Trần Đức Hiếu
-
Đêm xuân trời lất phất mưa
Con nằm nhớ mẹ năm xưa thuở nào
Bỗng tình mẫu tử dâng trào
Và hình bóng mẹ bay vào giấc mơQuê mình xưa nghèo xác xơ
Mênh mông nước ngập đò đưa thay đường
Đời mẹ một nắng hai sương
Lúa chiêm một vụ đói thường quanh năm.Mùa đông gió rét căm căm
Mẹ lội ruộng cấy tím bầm tay chân
Thương con chẳng sợ cực thân
Rau dưa mẹ nhận, cơm phần nuôi con.Để cha vượt dãy Trường Sơn
Dưới làn bom đạn cứu non nước nhà
Dù nghèo mẹ chẳng nề hà
Nuôi con khôn lớn để cha yên lòng.Tháng sáu trời đổ lửa hồng
Mẹ lội xuống cấy, cua đồng ngoi lên
Mồ hôi trộn lẫn mùi phèn
Quần nâu áo vải bùn đen dính đầy.Cuộc đời cứ thế vòng xoay
Nhà nông vất vả cấy cày thâm canh
Mong sao ngô lúa tốt xanh
Nuôi con ăn học, trưởng thành lớn khôn.Nhòa trong giấc mộng chập chờn
Mà hình bóng mẹ vẫn còn ở đây
Mưa phùn vẫn lất phất bay
Gió mùa buốt lạnh thân gầy mẹ ơi.Tỉnh dậy thấy mất mẹ rồi
Lòng con tê tái nhớ người mẹ xưa
Cả đời mẹ cõng nắng mưa
Trong mơ thấy mẹ vẫn vừa bên con.Tác giả: Phạm Thanh Dương
Nam Định, tối 28/01/2023
-
Con về bên mẹ chiều nay
Cổng mòn in dấu bàn tay mẹ cầm
Mỗi ngày mấy bận ra trông
Bước ra thoăn thoắt ngắt lòng trở vô
Phải chăng sinh mẹ để chờ?
Sinh con để cứ đổ thừa ngái ngôi
Dạ thưa như thể đãi bôi
Bao dung nên mẹ mấy đời giận con
Nhìn con buồn bỗng hết buồn
Con về mẹ thấy khỏe hơn mấy phần
Mắt cười ngắm nghía đầu, chân...
Mẹ ơi con ngoại tứ tuần còn đâu
Mới hay lòng mẹ con dầuĐầu hai thứ tóc vẫn đau đáu lòng
Trải bao nắng dãi mưa dầm
Với mẹ con mãi trong vòng ấu thơ!
-Phan Thúc Định-
-
Mẹ ơi đêm đã khuya rồi
Ở bên hiên vắng con ngồi đếm sao
Nỗi niềm gửi tới trời cao
Lệ cay khoé mắt lẫn vào bóng đêm
Hiu hiu gió lạnh bên thềmTâm tư trĩu nặng càng thêm vỡ oà
Cuộc đời bao nỗi xót xa
Phủ lên mái tóc mẹ già của con
Trách mình chữ hiếu chưa trònTuổi già chân yếu mẹ còn chuân chuyên
Hao gầy giấc ngủ chẳng yên
Biết bao lo lắng muộn phiền vì con
Mẹ ơi bể cạn non mònTrong tim con mãi vẫn còn khắc ghi
Dù đời ngang trái thị phi
Nhưng con có mẹ chuyện gì cũng qua.
Tác giả: Hoài Thương
-
Thu về khi lá còn non
Gió hiu hiu lạnh làm con nhớ nhiều
Dáng Mẹ gầy gò thân yêu
Áo nâu trăm mảnh sớm chiều gian nan
Mẹ chưa được phút thanh nhàn
Cơm thì khoai độn với ngàn đắng cay
Cái nghèo quanh quẩn đâu đây
Bữa kia còn thiếu bữa này đã sang
Đời như chiếc bóng thu vàng
Chợ khuya quang gánh nhịp nhàng Mẹ rao
Vang xa từng tiếng ngọt ngào
Dứt câu nghe lệ dâng trào... ai hay.
Tác giả: Võ Anh Tài
-
Ai đi tìm kiếm lợi danh
Mẹ tôi chỉ góp ngọt lành cho con
Một đời lội suối trèo non
Miễn sao con trẻ mộng tròn giấc say.
Nhận về mình hết đắng cay
Dãi dầu khuya sớm bàn tay chai sần
Ngày mưa tất tả chợ gần
Nắng lên mấy bận tảo tần chợ xa.
Con lớn khôn, tuổi mẹ già
Nhớ tha thiết tiếng ...ơi à…Mẹ ru!
Mẹ giờ bấc lụn, đèn lu
Ngóng trông con trẻ bóng mù mịt khơi
Tháng bảy về, lá vàng rơi
Đây mùa hiếu hạnh đất trời nở hoa
Con chiều nay, trở lại nhà
Lòng thành dâng Mẹ tách trà Vu Lan!
Sưu tầm
-
Mẹ ơi! Sương nắng dãi dầu
Đôi vai gánh nặng một mầu rêu phong
Có chồng mà chẳng nhờ chồng
Bao năm vất vả đèo bồng nuôi con
Thân gầy suy nghĩ héo hon
Nửa đêm chưa ngủ mẹ còn thức sao
Gian nan mẹ vẫn cày đào
Cơm chưa no bụng, tay nào được ngơi
Áo sờn ướt đẫm mồ hôi
Trưa hè nắng nóng mẹ tôi chưa về
Vì chồng mẹ nặng lời thề
Vì con mẹ cứ mải mê trọn đời
Nhiều lần nước mắt mẹ rơi
Cơn say cha nói những lời chát chua
Âm thầm mẹ chẳng phân buaCắn răng chịu đựng cho vừa lòng cha
Tình thương của mẹ bao la
Như dòng suối mát hiền hòa quanh năm
Mẹ là người mẹ Việt Nam
Mẹ là tất cả hành trang cuộc đời…
Tác giả: An Nhiên
-
Mẹ ơi vất vả một đời,
Bao năm lam lũ cả trời lo toan.
Lúc xuống biển khi lên ngàn,
Đời ru những giấc gian nan mẹ hiền.
Đôi vai gánh những chuân chuyên,
Áo nâu mẹ gói cả niềm đắng cay.
Để cho con giấc ngủ say,
Giấc mơ con được ngày ngày chắp thêm.
Cong oằn quang gánh từng đêm
Vì con mẹ lại nặng thêm nhọc nhằn.
Thời gian vào những nếp nhăn
Bàn tay chai sạn in hằn tháng năm.
Liêu xiêu bóng mẹ xa xăm,
Thân cò lặn lội âm thầm đường xa.
Khó khăn mẹ gắng vượt qua,
Để con hạnh phúc thế là mẹ vui.
Dấu con nước mắt mẹ chùi,
Khổ đau phần mẹ, ngọt bùi trao con.
Con đi vì nước vì non,
Quê nhà hi vọng mỏi mòn mẹ mong.
Hè qua rồi lại sang đông,
Tin con biền biệt sao không thấy về.
Mẹ nghèo hoang hoải chiều quê,
Ngóng con mẹ đứng triền đê quặn lòng.
Gió đưa hương lúa làm đòng
Đìu hiu dáng mẹ giữa dòng nhớ thương.Tác giả: Anh Dung Dung
-
Cuối Đông se lạnh cõi lòng
Đời con sao mãi long đong giữa đường
Mẹ ơi nỗi nhớ vấn vương
Xuân về năm ấy muôn phương bộn bề!
Vì đời trọn nghĩa phu thê
Đắng cay cam chịu biết về nơi đâu!
Xót xa con mãi ôm sầu
Mẹ như tia nắng ngẩng đầu gọi con!
Chim non cất tiếng héo hon
Tìm về tổ ấm biết còn được không?
Thương con mẹ phải đắng lòng
Ngược xuôi chia sẻ cái vòng thế gian!
Mong con trẻ khỏi gian nan
Thoát cơn hoạn nạn muôn vàng khó khăn
Xót lòng mẹ biết hay chăng!
Tim con thổn thức báo rằng mẹ ơi!
Bây giờ dù có chơi vơi
Lòng con mãi nhớ những lời mẹ ru!
Bài ca vọng mãi nghìn thu
Bao la lòng mẹ chỉnh chu muôn đời!
Đêm nay nghìn vạn sao rơi
Thay lòng xin lỗi ngàn lời mẹ yêu!
Thấm sâu nhận thấy bao điều
Tháng năm bên mẹ đậm nhiều tình thương!
Rồi đây trên khắp nẽo đường
Con yêu của mẹ bốn phương vọng về!
Một thời kỷ niệm say mê
Phút giây đầm ấm hương quê mặn mà!
Tình yêu của mẹ bao la
Nhớ thương phụ mẫu thiết tha dâng trào!
Mẹ ơi! Mãi gọi ngọt ngào!
Trọn đời ghi nhớ khắc vào tim con!
Tác giả: Sương Trần
-
Con cò lặn lội bờ sông
Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con
Tháng năm thân mẹ hao mòn
Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy
Cho con cuộc sống hàng ngày
Dạy con khôn lớn dựng xây cuộc đời
Lẽ thường nước mắt chảy xuôi
Vu Lan nhớ mẹ, con ngồi lệ tuôn.
Biển khơi, nhờ có nước nguồn
Phận con chưa kịp đền ơn cao dày
Tâm nhang, thấu tận trời mây
Cầu hương linh mẹ, tháng ngày thảnh thơi
Cửu tuyền, mẹ hãy ngậm cườiCha sinh, mẹ dưỡng, một đời tri ân.
Tác giả: Phạm Văn Ngoạn
-
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ
Cho con thành tựu được nhờ tấm thân
Mẹ thường âu yếm ân cần
Bảo ban chỉ dạy những lần con sai
Mẹ là tia nắng ban mai
Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng
Lòng con vui sướng nào bằng
Mẹ luôn bên cạnh nhọc nhằn trôi đi
Mẹ ơi con chẳng ước gì
Chỉ mong có mẹ chuyện gì cũng qua
Vui nào bằng có mẹ cha
Tình thâm máu mủ ruột rà yêu thương
Cho con dòng sữa ngọt đường
Mẹ là ánh sáng vầng dương diệu kỳ
Xua đêm tăm tối qua đi
Mang mùa xuân đến thầm thì bên con.
Tác giả: Lăng Kim Thanh
-
Cho con về lại ngày xưa
Tìm hình dáng mẹ nắng mưa bốn mùa
Vai gầy gánh buổi chợ trưa
Áo nâu ướt đẫm chẳng chừa chỗ khô.
Ngoài đồng con diếc, con rô
Bóng cha đổ xuống những bờ mương xanh
Bao nhiêu hoa trái ngọt lành
Cơm cha, áo mẹ kết thành đời con.
Nửa đời chưa đủ vuông tròn
Mẹ ơi! Má thắm môi son phai màu
Vệt thời gian thẳm hằn sâu
Mẹ ơi! con sợ bể dâu cuộc đời.
Ngoài kia rộng lớn biển khơi
Chẳng bằng cha mẹ... đất trời yêu thương.
Tác giả: Dạ Quỳnh
-
Yêu sao đôi mắt mẹ hiền
Giàu lòng nhân ái rộng miền bao dung
Đời nghèo vật chất mông lung
Lạc quan mẹ sống hòa chung tiếng cười
Tình thương sánh tựa biển trời
Có trong mắt mẹ một đời hy sinh
Cho con cho nghĩa cho tình
Quên đi vất vả thân mình sớm hôm
Vòng tay ấm áp mẹ ôm
Ru con giấc ngủ đêm hôm mỏi mòn
Lời ru da diết lòng con
Khắc sâu trong dạ sắt son không mờ
Những ngày thơ ấu dại khờ
Mẹ yêu mẹ nựng vô bờ vì con
Giờ đây bé bỏng chẳng còn
Vẫn lo vẫn ngóng trông con sớm chiều
Mẹ ơi! thương quá thật nhiều
Giản đơn dung dị mỗi chiều bên con
Mong mẹ ăn tốt ngủ ngon
Để con nương tựa để con cậy nhờ
Cuộc đời sóng gió đợi chờ
Gập ghềnh khúc khuỷu ai ngờ ai hay
Sểnh chân lỡ chệch vòng quay
Nhìn vào mắt mẹ thấy ngay đường về.
Tác giả: Đặng Minh Mai
-
Nắng chiều đã tắt bên sông
Mẹ già mòn mỏi chờ mong con về
Lòng đau ruột thắt não nề
Tuổi già hiu quạnh sớm khuya một mình.
Cũng vì con phải mưu sinh
Xa quê đất Mẹ… gia đình thân yêu
Để cho sớm sớm chiều chiều
Vào ra Mẹ ngóng cô liêu đợi chờ.
Mái đầu tóc đã bạc phơ
Tuổi già sức yếu biết nhờ ai chăm
Mẹ mong ngày tết ngày rằm
Để con nghỉ phép về thăm một lần.
Con đi đã mấy mùa xuân
Chưa về thăm Mẹ.. sống gần Mẹ hơn
Bao năm Mẹ chịu tủi hờn
Cứ mong cứ ngóng cô đơn tuổi già.
Tác giả: Nguyễn Quang Định
-
Thơ lục bát là một thể thơ truyền thống của Việt Nam với cấu trúc đặc biệt. Mỗi bài thơ lục bát gồm các câu theo định dạng 6 chữ - 8 chữ và thường theo dạng ghép nối. Cấu trúc cụ thể của thơ lục bát là:
Câu 1: 6 chữ
Câu 2: 8 chữ
Câu 3: 6 chữ
Câu 4: 8 chữVà cứ tiếp tục như vậy, theo nhịp điệu 6-8. Trong thể thơ lục bát, các câu thơ thường có sự liên kết âm điệu và vần rất nhịp nhàng. Thể thơ 6-8 này cũng không giới hạn số câu xuất hiện trong bài, khiến cho nó trở thành một thể thơ linh hoạt, có tính ứng dụng cao, được sử dụng để kể chuyện, miêu tả hoặc áp dụng vào những bài hát, bài ru.
-
Dọc theo tiến trình hình thành và phát triển thể loại tại Việt Nam, có rất nhiều thể thơ khác nhau, mỗi thể đều có nguồn gốc nhất định, trong đó lục bát là thể thơ dân gian có nguồn gốc từ ca dao. Đây là "một thể câu thơ cách luật mà các thể thức được tập trung thể hiện trong một khổ gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng sáu tiếng (câu lục) và dòng tám tiếng (câu bát)".
Lục bát là thể thơ rất dễ nhận, dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhớ nhất bởi nó mang âm hưởng dân gian phù hợp với người Việt Nam "âm điệu trên sáu dưới tám. Bắt đầu bằng câu sáu, tiếp theo là câu tám cứ như thế diễn đạt cho đến hết bài" cách gieo vần uyển chuyển, linh hoạt, nhịp điệu trầm bổng du dương. Khác với các thể thơ hai chữ, ba chữ, bốn chữ, hay bảy chữ, lục bát không mang trong mình sự đài các, cao sang, trang trọng, không ồn ào mãnh liệt, cũng không não nề thê lương, lục bát mang trong mình những cảm xúc mênh mang, dạt dào, tha thiết. Chính vì thế mà thiên truyện Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng thể thơ lục bát và dù đã được viết cách đây mấy thế kỉ nhưng vẫn hiện hữu ở đây.
-
Từ ngày đầu sơ khai thể loại, cũng giống như thể song thất lục bát, thơ lục bát vẫn còn chưa định dạng hoàn chỉnh (dạng 4+4/6 hoặc 4/4+4), cấu trúc lỏng lẻo, xô bồ, âm luật không rõ ràng, gieo vần cả ở tiếng thứ tư và tiếng thứ sáu. Theo thời gian cấu trúc câu thơ được hoàn thiện dần dần, số câu gieo vần ở tiếng thứ tư giảm dần.
Đến đỉnh cao Truyện Kiều thì thơ lục bát Việt Nam bước vào giai đoạn ổn định về cấu trúc thể loại, cách thức gieo vần, phối điệu thống nhất hài hòa đăng đối và ngày càng khởi sắc hơn. Trong câu thơ đã chấm dứt hoàn toàn hiện tượng kí sinh từ, vế đối hoàn chỉnh, trong dòng thơ lục bát có thể đối ý, đối vế, làm cho câu thơ trở nên súc tích cô đọng, nhịp điệu thơ dồn nén.
-
Vậy các quy tắc để làm thơ lục bát là gì? Toplist sẽ hướng dẫn bạn cách gieo vần thơ lục bát chỉ với 3 quy tắc, nhằm đảm bảo sự nhịp nhàng và mềm mại của vần thơ.
- Quy tắc gieo vần thơ lục bát 6-8
- Quy tắc Bằng-Trắc
- Quy tắc ngắt nhịp trong câu thơ
Quy tắc gieo vần thơ lục bát 6-8
Quy tắc gieo vần thơ lục bát, hay thể thơ 6 8 này thực chất khá đơn giản: khi gieo vần, tiếng số 6 của câu lục phải thành vần với tiếng số 8; theo đó tiếng số 8 của câu bát phải thành vần với tiếng số 6 của cặp lục bát tiếp theo. Đây là cách gieo vần thơ lục bát cơ bản nhất, đảm bảo tính liên kết trong bài thơ. Nhờ có quy tắc này, thể thơ lục bát có được sự liên kết giữa các câu thơ và các cặp thơ.
Dưới đây là trích đoạn Chị em nhà Kiều trong Truyện Kiều, qua đó ta sẽ thấy được quy tắc gieo vần của thể thơ 6-8 xuất hiện trong thơ lục bát:
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Hay một đoạn trích trong một chùm ca dao tục ngữ ngắn, cũng thể hiện được rõ quy luật gieo vần nhằm giữ cho bài thơ nhịp nhàng, mềm mại. Khác với trích đoạn thơ ở trên, chùm ca dao tục ngữ ngắn chỉ cần tuân thủ luật gieo vần theo cặp câu, giúp 2 câu thơ liên kết với nhau là ổn.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai…
…
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày…
Quy tắc Bằng Trắc
Cách gieo vần thơ lục bát còn được thể hiện thông qua quy tắc Bằng Trắc. Vậy quy tắc bằng trắc trong thể thơ lục bát là gì? Đây là một quy tắc được dùng để đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa các thanh âm trong tiếng Việt khi tạo thành câu thơ. Trong 6 thanh âm của tiếng Việt, thanh ngang (không có dấu) và thanh huyền (dấu huyền) sẽ là Bằng, còn thanh sắc (dấu sắc), thanh hỏi (dấu hỏi), thanh ngã (dấu ngã) và thanh nặng (dấu nặng) sẽ là Trắc.
Quy tắc Bằng Trắc hiểu đơn giản là sự luân phiên của âm Bằng-Trắc trong các tiếng thứ 2,4,6 của câu 6 và 2,4,6,8 của câu thơ 8. Để hiểu quy tắc bằng trắc trong thơ lục bát là gì, bạn có thể tham khảo sơ đồ cụ thể sau, trong đó các tiếng được tự do sử dụng thanh âm sẽ không có ghi chú.
Tiếng 1-Bằng-Tiếng 3-Trắc-Tiếng 5-Bằng
Tiếng 1-Bằng-Tiếng 3-Trắc-Tiếng 6-Bằng-Tiếng 7-Bằng.
Một lưu ý khác trong câu bát, tiếng thứ 6 và thứ 8 phải khác dấu, tức nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ 8 phải là thanh ngang và ngược lại.
Dưới dây là một đoạn thơ trích từ đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, cũng đảm bảo được quy luật Bằng Trắc trong thể thơ lục bát cũng như quy tắc gieo vần:
Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy, hô đàng xông vô.
Kêu rằng:”bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân’’.
Một sự thật thú vị rằng quy tắc Bằng Trắc cũng chính là điểm khác biệt giúp phân biệt giữa thể thơ lục bát viết từ ca dao và thơ lục bát do các tác giả sáng tác sau này. Hầu hết các câu thơ ca dao tục ngữ viết dưới dạng lục bát sẽ tuân thủ được quy luật Bằng Trắc, tuy nhiên một số ngoại lệ thường thấy là sự sai sót trong cách gieo vần như hai câu ca dao lục bát dưới đây:
Thừa tiền thì đem mà cho
Đừng dại xem bói rước lo vào mình
…
Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô
Quy tắc ngắt nhịp thơ
Là thể thơ có số câu là số chẵn, thể thơ lục bát có rất nhiều cách ngắt câu đa dạng, giúp tác giả có nhiều cách làm câu thơ trở nên mềm mại, bay bổng tùy theo ý thích. Cách ngắt nhịp thường thấy là nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 3/3 ở câu 6, hoặc 2/2/2/2, 4/4 hoặc 3/3/2 thường thấy ở câu 8. Vậy điểm khác biệt giữa các thể thơ khác và thể thơ lục bát là gì? Chính nhờ sự phong phú trong cách ngắt nhịp, thể thơ lục bát trở nên nổi trội hơn so với các thể thơ khác, nhờ khả năng đồng điệu nhịp đọc, có tính ứng dụng cao đa dạng vào các bài hát, bài vè, bài ru.
Dưới đây là trích đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích có chứa ba cách ngắt nhịp khác nhau, giúp ta nhìn thấy sự đa dạng trong cách gieo vần làm câu thơ mới mẻ, nhịp nhàng hơn.
“Trước lầu/ Ngưng Bích/ khóa xuân
Vẻ non xa/ tấm trăng gần/ ở chung
Bốn bề/ bát ngát/ xa trông,
Cát vàng cồn nọ/ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng/ mây sớm/ đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh/ như chia tấm lòng.”
Hay như 2 câu thơ lục bát nổi tiếng của Hồ Chí Minh, cũng sử dụng cách ngắt nhịp 3/3/2 để tạo ra sự cân bằng, nhịp nhàng giữa 2 vế trong câu bát:
“Trẻ em/như búp/trên cành
Biết ăn ngủ/biết học hành/là ngoan”
-
Ngoại lệ trong thể thơ lục bát là gì? Là một thể thơ có nhiều quy luật, kết hợp với lối nói vần điệu của người Việt, có khá nhiều tác phẩm ca dao lục bát không tuân thủ theo cách gieo vần thơ lục bát, tuy nhiên chúng vẫn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản để tạo thành thể thơ lục bát. Bên cạnh việc phạm vào một trong 3 quy tắc kể trên, nhiều nhất là không tuân thủ quy tắc Bằng Trắc, vẫn có nhiều hiện tượng xuất hiện trong thơ lục bát được xem là ngoại lệ, như việc có nhiều hơn sáu hoặc tám tiếng trong mỗi câu. Điều này càng làm số lượng bài thơ lục bát phong phú hơn, mang lại nhiều màu sắc mới cho thể thơ truyền thống của dân tộc.
Sau đây là đoạn thơ lục bát tiêu biểu được xem là ngoại lệ, với số tiếng vượt quá quy tắc của thơ lục bát:
“Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”