Top 10 Bài thơ hay nhất của nhà thơ Nguyễn Công Trứ

Phương Kem 4581 0 Báo lỗi

Nguyễn Công Trứ (1778-1858) là nhà chính trị, nhà quân sự và nhà thơ nổi tiếng. Lúc sinh thời ông là một vị quan rất được lòng dân. Thơ văn ông bao hàm nội ... xem thêm...

  1. Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

    Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

    Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

    Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

    Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

    Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

    Đô môn giải tổ chi niên,

    Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

    Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

    Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

    Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

    Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

    Được mất dương dương người tái thượng,

    Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

    Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

    Không Phật, không tiên, không vướng tục.

    Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,

    Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

    Trong triều ai ngất ngưởng như ông!


    Bài thơ này được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 11 giai đoạn 1990-2006, Ngữ văn 11 từ 2007.

    Nguồn:

    1. Lê Thước, Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Tân xuất bản, 1928

    2. Trương Chính biên soạn & giới thiệu, Thơ văn Nguyễn Công Trứ, NXB Văn học, 1983

    3. Nguyễn Tường Phượng, Phan Văn Sách, Bùi Hữu Sủng, Việt văn diễn giảng hậu bán thế kỷ thứ XIX, Trường Nguyễn Khuyến xuất bản, Hà Nội, 1954

    4. Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, Việt Nam ca trù biên khảo, Nhà in Văn Khoa, Sài Gòn, 1962

    Bài ca ngất ngưởng
    Bài ca ngất ngưởng
    Bài ca ngất ngưởng

  2. Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc,

    Nợ tang bồng vay giả, giả vay.

    Chí làm trai nam bắc đông tây,

    Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.

    Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử,

    Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.

    Đã hẳn rằng ai nhục với ai vinh,

    Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ.

    Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ,

    Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong.

    Chí những toan dời núi lấp sông,

    Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ.

    Đường mây rộng thênh thênh cử bộ,

    Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo.

    Thảnh thơi thơ túi, rượu bầu.


    Nguồn: Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, Việt Nam ca trù biên khảo, Nhà in Văn Khoa, Sài Gòn, 1962

    Chí làm trai
    Chí làm trai
    Chí làm trai
  3. Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng


    Sách Văn đàn bảo giám chép tiêu đề là Đi thi.


    Nguồn:

    1. Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Trương Chính biên soạn & giới thiệu, NXB Văn học, 1983

    2. Nguyễn Tường Phượng, Phan Văn Sách, Bùi Hữu Sủng, Việt văn diễn giảng hậu bán thế kỷ thứ XIX, Trường Nguyễn Khuyến xuất bản, Hà Nội, 1953

    3. Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004

    Đi thi tự vịnh
    Đi thi tự vịnh
    Đi thi tự vịnh
  4. Một lưng một vốc kém chi mô,

    Cho biết chanh chua khế cũng chua.

    Ðã chắc bữa trưa chừa bữa tối,

    Mà tham con giếc tiếc con rô.

    Trăm điều đổ tội cho nhà oản,

    Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa.

    Khó bó cái khôn còn nói khéo,

    Dầu ai có quấy vấy nên hồ.


    Nguồn: Nguyễn Công Trứ - Cuộc đời và Thơ, Đoàn Tử Huyến biên soạn, tr. 16, NXB Lao Động, 2011

    Trò đời
    Trò đời
    Trò đời
    Trò đời
  5. Thông minh nhất nam tử,

    Yếu vi thiên hạ kỳ.

    Trót sinh ra thời phải có chi chi,

    Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu.

    Đố kị sá chi con Tạo,

    Nợ tang bồng quyết trả cho xong.

    Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung,

    Làm cho rõ tu mi nam tử.

    Trong vũ trụ đã đành phận sự,

    Phải có danh mà đối với núi sông.

    Đi không chẳng lẽ về không?


    Nguồn:

    1. Dương Quảng Hàm, Việt Nam thi văn hợp tuyển, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Hà Nội, 1951

    2. Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Trương Chính biên soạn & giới thiệu, NXB Văn học, 1983

    3. Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, Việt Nam ca trù biên khảo, Nhà in Văn Khoa, Sài Gòn, 1962

    Chí nam nhi
    Chí nam nhi
    Chí nam nhi
  6. Chém cha cái khó!

    Chém cha cái khó!

    Khôn khéo mấy ai?

    Xấu xa một nó!

    Lục cực bày hàng sáu, rành rành kinh huấn chẳng sai,

    Vạn tội lấy làm đầu, ấy ấy ngạn ngôn hẳn có.


    Kìa ai:

    Bốn vách tường mo,

    Ba gian nhà cỏ.

    Đầu kèo mọt đục vẽ sao,

    Trước cửa nhện giăng màn gió.

    Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng,

    Ống nứa đựng đầu kê đầu đỗ.

    Đầu giường tre, mối dũi quanh co,

    Góc tường đất, giun đùn lố nhố.

    Bóng nắng dọi trứng gà bên vách, thằng bé tri trô,

    Hạt mưa soi hang chuột trong nhà, con mèo ngấp ngó.

    Trong cũi, lợn nằm gặm máng, đói chẳng muốn kêu,

    Đầu giàn, chuột cậy khua niêu, buồn thôi lại bỏ.

    Ngày ba bữa, vỗ bụng rau bịch bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no,

    Đêm năm canh, an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.

    Ấm trà góp lá bàng lá vối, pha mùi chát chát chua chua,

    Miếng trầu têm vỏ mận vỏ dà, buồn miệng nhai nhai nhổ nhổ.

    Áo vải thô nặng trịch, lạnh làm mền, nực làm gối, bốn mùa thay đổi bấy nhiêu,

    Khăn lau giắt đỏ lòm, giải làm chiếu, vận làm quần, một bộ ăn chơi quá thú.

    Đỡ mồ hôi, võng lác, quạt mo,

    Chống hơi đất, dép da, guốc gỗ.

    Miếng ăn sẵn cà non mướp luộc, ngon khéo là ngon,

    Đồ chơi nhiều quạt sậy điếu tre, của đâu những của.

    Đồ chuyên trà, ấm đất sứt vòi,

    Cuộc uống rượu, be sành chắp cổ.

    Đồ cổ khí bức tranh treo trên vách, khói bay lem luốc, mầu thuỷ mạc lờ mờ,

    Của tiểu đồng pho sách gác đầu giàn, gián nhấm lăm nhăm, dấu thổ châu đo đỏ.

    Cỗ bài lá, ba đời cửa tướng, hàng văn sách mập mờ,

    Bàn cờ săng, bảy kiếp nhà ma, chữ nhật chữ điền xiêu xó.

    Lộc nhĩ điền lúa chất đầy rương,

    Phương tịch cốc khoai vừa một rỏ.

    Tiêu dụng lấy chi mà phao phóng, thường giữ ba cọc ba đồng,

    Mùa màng dành để có bao nhiêu, chừng độ một chiêng một bó,

    Mỏng lưng xem cũng không giầu,

    Nhiều miệng lấy chi cho đủ.

    Đến bữa chưa sẵn bữa, con trẻ khóc dường ong,

    Qúa kỳ lại hẹn kỳ, nhà nợ kêu như ó.

    Thuốc men rắp bòn chài gỡ bữa, song nghĩ câu ý dã, thế nào cho đáng giá lương y,

    Thầy bà mong dối trá kiếm ăn, lại nghĩ chữ dũng như, phép chi được nổi danh pháp chủ.

    Quẻ dã hạc toan nhờ lộc thánh, trút muối đổ biển, ta chẳng bõ bèn,

    Huyệt chân long toan bán đất trời, ngôi mả táng cha, tìm còn chửa chỗ.

    Buôn bán rắp theo nghề đỏ, song lạ mặt, chúng hòng rước gánh, mập mờ nên hàng chẳng có lời,

    Bạc cờ toan gỡ con đen, chưa sẵn lưng, làng lại dành nơi, hỏi gạn mãi giạm không ra thổ.

    Gấp khúc lươn, nên ít kẻ yêu vì,

    Gương mắt ếch, biết vào đâu mượn mõ.

    Đến lúc niên chung nguyệt quý, lấy chi tiêu đồng nợ đồng công?

    Gặp khi đường xẩy chân cùng, nên phải tới cửa này cửa nọ.

    Thân thỉ to to nhỏ nhỏ, ta đã mỏi cẳng ngồi trì,

    Dần dà nọ nọ kia kia, nó những vuốt râu làm bộ.

    Thầy tớ sợ men tìm đến cửa, ngảnh mặt cúi đầu,

    Chị em e vất lấm vào lưng, chìa môi nhọn mỏ.

    Láng giềng ít kẻ tới nhà,

    Thân thích chẳng ai nhìn họ.

    Mất việc toan dở nghề cơ tắc, tủi con nhà mà hổ mặt anh em,

    Túng đường mong quyết chí cùng tư, e phép nước chưa nên gan sừng sỏ.

    Cùng con cháu thuở nói năng chuyện cũ, dường ngâm câu lạc đạo vong bần,

    Gặp anh em khi bàn bạc sự đời, lại đọc chữ vi nhân bất phú.

    Tất do thiên, âu phận ấy là thường,

    Hữu kỳ đức, ắt trời kia chẳng phụ.

    Tiếc tài cả phải phạn ngưu bản trúc, dấu xưa ông Phó ông Hề,

    Cần nghiệp kho khi tạc bích tụ huỳnh, thuở trước chàng Khuông chàng Vũ.

    Nơi thành hạ đeo cần câu cá, kìa kìa người quốc sĩ Hoài âm,

    Chốn lý trung xách thớt chia phần, nọ nọ đấng mưu thần Dương võ.

    Khó ai bằng Mãi Thần Mông Chính, cũng có khi ngựa cưỡi dù che,

    Giàu ai bằng Vương Khải Thạch Sùng, cũng có hội tường xiêu ngói đổ.


    Mới biết:

    Khó bởi tại trời,

    Giàu là cái số.

    Dầu ai ruộng sâu trâu nái, đụn lúa kho tiền,

    Cũng bất quá thủ tài chi lỗ.


    Nguồn: Văn đàn bảo giám, Trần Trung Viên sưu tập 1926, Hư Chu hiệu chính 1968, Xuân Thu in lại ở California

    Hàn nho phong vị phú
    Hàn nho phong vị phú
    Hàn nho phong vị phú
    Hàn nho phong vị phú
  7. Ngồi buồn mà trách ông xanh

    Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
    Kiếp sau xin chớ làm người,
    Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
    Giữa trời vách đá cheo leo,
    Ai mà chịu rét thì trèo với thông.
    Cây thông
    Cây thông
    Cây thông
  8. Ơn chúa vun trồng kể xiết bao

    Một ngày càng một rấn lên cao

    Lưng đeo đai bạc, sương nào nhuốm?

    Đầu đội tàn xanh, nắng chẳng vào

    Buồng chất cháu con khôn xiết kể

    Nhà nhiều quan khách dễ khuyên chào

    Kình thiên một cột giơ tay chống

    Dẫu gió lung lay cũng chẳng nao.


    Nguồn: Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Trương Chính biên soạn & giới thiệu, NXB Văn học, 1983

    Cây cau
    Cây cau
    Cây cau
    Cây cau
  9. Cho hay thiên hạ khéo xem gương

    Hễ khó thời thôi mấy kẻ màng

    Miệng nói đã đành mua chuyện ghét

    Tay không chưa dễ ép người thương

    Khéo khôn ai cũng tranh phần được

    Trong sạch ta thời giữ mực thường

    Ði lại chẳng qua thời với mệnh

    Cũng đừng thắc mắc, chớ lo lường.


    Nguồn: Việt Nam thi văn hợp tuyển, Dương Quảng Hàm, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Hà Nội, 1951

    Khuyên người đời
    Khuyên người đời
    Khuyên người đời
    Khuyên người đời
  10. Nói phô nghe cũng giỏi con giai

    Vì nỗi không tiền hóa dở ngài

    Khôn khéo dễ hầu bưng khắp miệng

    Khen chê thôi cũng gác ngoài tai

    Tính quen mặt đó, đà ghe kẻ

    Song biết lòng cho, dễ mấy ai?

    Ðã thế thời thôi thôi mặc thế

    Ði lâu rồi mới biết đường dài.


    Nguồn: Thơ văn Nguyễn Công Trứ do Trương Chính biên soạn & giới thiệu, NXB Văn học, 1983

    Phận anh nghèo
    Phận anh nghèo
    Phận anh nghèo
    Phận anh nghèo



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |