Top 11 Bài thơ hay của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Khoa Điềm (sinh năm 1943) là một nhà thơ Việt Nam, Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ... xem thêm...Việt Nam khoá 9, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin Việt Nam. Ông đã được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (NXB Tác phẩm mới, 1986). Vietnam9news.com xin giới thiệu những bài thơ hay của ông.
-
Đất nước
Thơ: Nguyễn Khoa Điềm
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mệnh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuát
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
*
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Những em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ lâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi
Người dạy ta nghèo ăn cháo ăn rau
Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi
Cái cuốc, con dao, đánh lừa cái tuổi
Chén rượu đánh lừa cơn mỏi, cơn đau
Con nộm nang tre đánh lừa cái chết
Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu
Đánh lừa thuồng luồng xăm mình xăm mặt
Đánh lừa thằng giặc là chuyện Trạng Quỳnh
Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh
Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hành phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng co Tấm cũng làm về hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...
*
Ta lớn lên khao khát những chân trời
Những mảnh đất chân mình chưa bén được
Những biển khới chứa mặt trời đỏ rực
Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh
Ôi có cách gì ta được ngắm những bình minh
Buổi vũ trụ chớp bùng nên sự sống
Và ánh sáng trên chiếc xe vàng chuyển động
Bỗng một ngày ấm áp kể ta nghe
Về những con ngươi của thiên thể xa xôi
Muốn bầu bạn với con người Trái đất
Ôi phút đó ta vùng lên ngây ngất
Muốn ôm choàng hết tất cả trời mây
Trái tim tay nặng trĩu những mê say
Sẽ gieo xuống làm âm vang mặt đất...
Nhưng em ơi, cái điều trông đợi nhất
Vẫn những gì có thể có hôm nay
Từ hôm nay, trên mảnh đất ta đây
Ta nắm nó như sợi mây vững chãi
Rồi rút dần từ cánh rừng vĩ đại
Của cuộc đời hằng nuôi dưỡng chúng ta
Và diệu kỳ thay! Ta bỗng loá bất ngờ
Ta đã thấy cuộc đời vô hạn
Giữa đất đai, nhân dân, bè bạn
Ta tìm ra ánh sáng của Con Người
Những Con Người làm sông núi sáng tươi...
*
Những địa danh trôi từ thuở xa xôi
Trôi bằng máu và trôi bằng nước mắt
Đã đọng lại thành tên ngươi, tên đất
Bao năm rồi suốt mặt pha, triền sông
Nhưng không có con người nào đã trôi hết sâu nông
Bằng những người dân miền Tây nghèo khổ
Đây không biển thì rừng làm biển cả
Một biển xanh với cồn sóng ngút trời
Họ bám mình vào tấm rẫy nổi trôi
Rồi gục chết dưới màu xanh vĩnh viễn
Cuộc đời họ mênh mang bất định
Chỉ đó nghèo bám riết lấy màu da
Ôi mây trắng ngang đầu, gió dưới rừng xa
Đất Nước ở đâu? Đâu là Đất Nước?
Kờ-ruồng Kù tiệt!
Tiếng suối hay tiếng chim?
Tiếng người hay tiếng chiêng?
Tiếng đá lăn, cây đổ?
Thác gào hay đá nổ?
Kờ-ruồng Kù tiệt!
Kờ-ruồng Kù tiệt!
Đất Nước! Đất Nước!
Đất Nước trên miệng ta rồi
Trong tim ta mang
Trên chân ta bước
Đất Nước! Đất Nước!
Cả núi rừng thét lên đồng loạt!
Đó là năm dưới thời giặc Pháp
Chúng hất hàng chục chòi Ta-ôi ra khỏi bản đồ
Đẩy họ vào những cánh rừng xanh không Tổ quốc
Chính lúc đó
Lửa đã cháy lên!
Lửa ngàn đời từ mỗi bếp cháy lên!
Đốt nhà! Ta đốt hết nhà!
Địu con lên lưng vác giáo lên vai
Đánh trăm chiếc cồng xuyên thủng núi
Mắt người già quắc lên cho đàn trẻ theo
Ta đạp rừng nhằm phía Đông bươn tới!
Ôi ta về nguồn! Về nguồn!
Kờ-ruồng Kù tiệt!
Kờ-ruồng Kù tiệt!
Đất Nước! Đất Nước!
Ôi ta về theo Đất Nước
Ta không chịu làm người dân không Đất Nước
Không Việt Nam
Biển rừng gào lên như muốn níu chân ta
Biển rừng không cuốn ta vào vô định nữa
Ta làm con suối rừng biết tìm sông mà tới
Ta làm con nai biết tìm lối mà về
Mặt trời mọc, mặt trời chỉ hướng
Ôi lòng ta có mặt trời soi sáng
Ta trở về Đất Nước Tổ tiên ơi!...
Và hôm nay
Khi bom thằng Mỹ tới
Cắt ngang những nói nhọn nhà làng
Chôn những nhà mồ vào đất bụi
Ta đánh lên tiếng cồng
Ta gọi vang rừng vang úi
Đất Nước!
Ta đánh lên tiếng chiêng cho cả Bắc Nam cùng nghe được!
Nghe tấm lòng người Tà-ôi, Pa-kô, Cà-tu
Thuỷ chung Đất Nước
Rồi ta quăng cồng dưới suối
Rồi ta chủ chiếng dưới cây
Ta đi
Trong âm vang yêu nước
Ta đi với rựa và tên
Rựa ta mài vào gỗ thành nương
Tên ta gài xuống đất thành bẫy
Thằng Mỹ vào thì xác mà để đấy!
Thằng nguỵ vào thì xác nó đừng chôn!
Cho cháu con ta, ai sau nữa, được nhìn!
Ôi Đất Nước đầu mũi dao
Đất Nước đầu mũi tên
Đất Nước đầu tiếng chiêng
Đất Nước là ngọn lửa
Đất Nước tràn lên từng đỉnh núi
Đất Nước thiêng liêng...
*
Đêm nay ta lên hết mặt sông Hồng!
Nước đánh động dưới chân ta rồi
Đất Nước
Đang gọi ta từng hồi trống thúc
Đất Nước xoáy nhào tim ta
Ký ức
Đất Nước muôn đời đang vặn mình, đang sôi...
Chúng ta là người dân miền Nam
Nhung tôi biết anh gốc gác họ Hoàng Kinh Bắc
Còn tôi họ Nguyễn tỉnh Đông
Huyết thống ta trôi trên bán đảo âm thầm
Hôm nay bỗng réo sôi từng hồi từng trận
Khi cơn lũ đang lao qua châu thổ sông Hồng!
Ta lên hết mặt đê sông Hồng!
Dẫu chỉ bằng tâm tưởng
Ở đâu đó ta không còn nhớ nữa
Sao tổ tiên ta cầm cuốc, cầm cày
Cầm giáo, cầm khiên và cất tiếng hát lưu đày
Để xa châu thổ từ độ ấy...
Ôi những gốc tre tổ tiên ta từng thấy
Vẫn còn nguyên trên bờ bãi sông Hồng
Lúa lên xanh trên những cánh đồng
Cũng có tay cha ông in vào trong lúa
Sâu thẳm quá cho đến từng mái rạ
Cũng có dáng một ngày cha ông khăn gói bước ra
Ôi những gì Người đã ước mơ
Thì bây giờ cũng thơm lá thơm hoa
Nên hôm nay chúng ta
Phải lên hết đê sông Hồng mà giữ lấy!
Đất Nước
Phải chặt tre, đóng cọc mà giữ lấy!
Đất Nước
Phải đan phên, đổ đất mà giữ lấy!
Đất Nước
Phải phá nhà, chặt cây vườn vác ra mà giữ lấy!
Đất Nước
Phải neo người xuống sông, chặn nước mà giữ lấy!
Đất Nước
Đất Nước không thể trôi được!
Máu xương, mồ mả tổ tiên đã trôi đi
Những dòng họ đã trôi đi
Nhưng hôm nay không thể nào trôi được!
Đất Nước
Đang gầm lên trong sóng gió ngất trời
Hàng chục triệu thước khối nước đang lao vào mặt đất
Cuộc xáp trận của vật chất muốn đè vật chất
Của thiên nhiên đè xuống con người
Ta vươn mình gánh lấy đất đai
Ta ném máu xương ta vào làm vật cản
Tất cả ý chí và sinh mạng
Phải được vai dựa vào vai, đùi gối lên đùi
Đẩy con đê sông Hồng tiến lên phía trước
Thắng giặc Mỹ hay thắng giặc nước
Đều nhất tề xung phong!
Sơn Tinh đang nhìn ta lo lắng đăm đăm
Cả nhân loại đang nhìn ta cổ vũ
Con cháu ta mai sau hối hả lật từng trang lịch sử
Ngợp trước con đê sông Hồng lên cao, lên cao...
Chào 4000 năm! Con đê như một cánh tay cao
Của thế trận những người làm chủ
Làm chủ cuộc đời và lướt từng đỉnh lũ
Bảo vệ miến Bắc, chi viện miền Nam!
Mẹ Việt Nam ơi!
Đêm nay con về gối đầu trên cánh tay của Mẹ
Ôi cánh tay rắn rỏi, dịu hiền
Lấm láp bùn lầy nhưng ấm áp niềm tin
Đó là hai cánh đê sông Hồng của Mẹ
Mẹ phả vào mặt con nồng nàn mùi sữa
Của những đồng xa nguyên vẹn như mùa
Con đã đi xa từ thuở ấy đến giờ
Nay bọn Mỹ còn cắt chia Đất Nước
Nhưng đêm đêm con trở về thân thuộc
Ngủ trêncánh tay Mẹ hiền từ cay đắng nuôi con
Trong tháng năm chớp bể mưa nguồn
Ru con lớn và làm người thương Mẹ...
*
Đã có một thời
Ai muốn vào châu Mỹ La-Tinh
Đến trước vịnh Ca-ra-ip
Sẽ không cần dùng địa bàn
Cứ nhìn những xác da đen
Trôi bập bềnh trên biển
Những xác da đen chỉ hướng
Đưa anh vào “mảnh vườn sau” của chủ nghĩa thực dân
Đã có một thời
Ai muốn đến Việt Nam
Cứ hteo gót những đàn ngựa phương Bắc
Hay chữ thập trên tàu buôn nước Pháp
Các bạn sẽ tìm ra Việt Nam
Bởi vì ngày ấy
Nước chúng tôi chưa có trên bản đồ thế giới
Ngôn ngữ loài người chưa biết hai chữ “Việt Nam”
Và dẫu bạn đến đây
Chỉ có những tên đô hộ phủ toàn quyền
Đứng ra tiếp bạn
Nhưng hôm nay
Bạn hãy đi theo những đoàn đi bộ tuần hành
Mang những lá cờ sao vàng
Ở Pa-ri, ở Mát-xcơ-va hay Xtốc-khôn
Bạn sẽ đến được Việt Nam tôi đó
Bởi vì Việt Nam hôm nay
Nằm giữa lòng thế giới
Nằm trong tim nhân loại
Nằm trên con đường dẫn ta tới giá trị Con Người...
Bởi vì Việt Nam hôm nay
Là Việt Nam chống Mỹ
Chúng tôi gánh trên vai hành trang nặng nề của thế kỷ
Để bạn bình tâm bước vào ngưỡng cửa Tự do...
Bạn đến đây
Đã có Bác Hồ
Và Nhân dân tôi sẵn sàng đón bạn
Dẫu Người đi vắng
Bạn có thể đến nhà Người thăm một khóm hoa
Rồi cùng nhân dân tôi trò chuyện
Nhân dân tôi đẩy tình yêu mến
Đã được Người dặn dò trước phút đi xa...
Bạn hỏi vì sao cúng tôi yêu quý Bác Hồ
Bởi vì Người là Người đầu tiên
Về với Đất Nước chúng tôi
Mang chủ nghĩa Mác-Lê nin
Chứa trong trái tim yêu nước nhất
Khi Người đặt tay lên
Hòn đất Việt Nam đầu biên giới
Thì từ đó
Đất không phải là đất nữa
Đất là chiến hào
Đất là cạm bẫy
Đất là hoa trái
Nuôi chúng tôi, che chúng tôi cầm súng lên đường!
Có Người, chúng tôi có lại Hùng Vương
Có lại dáng búp sen nghìn năm của chùa Một Cột
Và những búp sen miền Nam tận bùn lầy Đồng Tháp
Có Người, cũng đã thành thơ
Có Người, mỗi mũi tên đồng Cổ Loa
Không chịu vùi dưới đất
Không nằm yên trong viện bảo tàng
Chúng bay lên xé gió thời gian
Mở hết đường bay qua thăng trầm lịch sử
Để cắm vào đầu giặc Mỹ!
Có Người, pho Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt
Biết toả hào quang từ hàng chục cánh tay
Có Người, pho Bồ Tát triều Lý chỉ còn đầu
Vẫn nguyên vẹn trong lòng chúng tôi nhờ búi tóc thời vua Hùng để lại
Và pho Kim Cương trên đôi chân vững chãi
Dẫu mất đầu vẫn giữ một dáng đứng Việt Nam
Đấy, Đất Nước chúng tôi đổ vỡ biết bao lần
(Cả những pho từ bi cũng không ngoài hoạn nạn
Nhưng có Người, những cái mất đi phải trả về hình dáng)
Quá khứ được nhìn từ đôi mắt Hôm Nay
Và Hôm Nay từ đôi mắt Ngày Mai
Chúng tôi sống bằng Tương lai một nửa
Bằng tình yêu vô hạn những con người
Như Hôm Nay nhìn Đất Nước cắt đôi
Chúng tôi đã thấy ngày hàn gắn...
Bởi vì Người là người đầu tiên
Yêu miền Nam trong trái tim mình
Yêu tuổi trẻ miền Nam 25 năm
Chưa có được ngày hạnh phúc
Mà Người dạy chúng tôi
Hãy bền gan đánh giặc
Dẫu phải chết cũng không khuất phục:
“Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do!”
Chúng tôi là con cháu Bác Hồ
Có nghĩa là chúng tôi giống Bác
Những gì còn non nớt
Chúng tôi học tập để sống, chiến đấu như Người
Bởi vì Người là đất nước của chúng tôi
Mỗi sợi tóc trắng của Người đều ghi ngày gian khổ nhất
Của Đất Nước, những năm dài đánh giặc
Đôi dép của Người mòn vẹt gót
Người đã đi những ngả đường Đất Nước hành quân
Trái cà Người ăn
Cũng là trái cà nuôi người anh hùng đầu tiên - Thánh Gióng
Cây gậy Người cầm
Cũng có thể tìm trong trăm ngàn gậy vượt Trường Sơn
Ý chí của Người
Ý chí toàn dân tộc
Lý tưởng của Người
Sự sống chúng tôi mang...
Hồ Chí Minh - Việt Nam
Bạn và tôi cùng gọi
Hồ Chí Minh - Việt Nam
*
Em nghe không trái thị đã rơi xuống tay Người
Trái không chỉ rơi vì sức hút đất đai
Trái rơi vì tay Người ao ước
Khi trái chạm vào tay Người và Người ấp ủ
Thì lừng hương tay Người và Người ấp ủ
Thì Lừng hương và cô Tấm bước ra
Đi trả thù và sống Tự do...
Không rơi xuống bùn, ôi trái thị quê ta
Để bùn lấm và thành bùn vạn kiếp
Rơi vào tay Người, đó là định luật
Của đấu tranh và nhân nghĩa Việt Nam
Tuổi trẻ ơi trong sương gió tháng năm
Ta đã lớn rồi, chín đầy hy vọng
Hãy ngã xuống tay Nhân dân, hỡi sắc vàng cảu nắng
Hỡi hương thơm của nồng mặn mồ hôi.
Hãy ngã vào tay Nhân dân, đừng vãi đừng rơi
Đừng tự do, đừng hoài nghi nữa
Hãy yêu Nhân dân và nghe Người nhắn nhủ
Hãy tìm sức mạnh mình trên cơ thể Nhân dân
Nhân dân đang đi lên đội ngũ trùng trùng
Thế vô tận của nghìn năm giết giặc
Lửa đã cháy hồng hào mặt đất
Mùa chín tình yêu, mùa chín hận thù!
- Không bao giờ xương máu phải bơ vơ
Ôi sông núi nghi ngàn dặm đất
Có nghe tiếng chúng con: Xin có mặt
Nguyện làm người xung kích của quê hương
Đây tiếng hát chúng con:
Tiếng hát xuống đường!
Bài thơ này được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006, SGK Ngữ văn 12 từ 2007.
Trích đoạn bài thơ này được sử dụng trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2017.
Nguồn: Mặt đường khát vọng, NXB Giải phóng, 1974Đôi nét về bài thơ "Đất nước":
Bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm nổi bật trong phong trào thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, được viết vào những năm 1971-1972. Bài thơ thể hiện một cách sâu sắc và toàn diện những cảm xúc và suy nghĩ về quê hương, đất nước và lòng yêu nước của người dân Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến tranh ác liệt. Dưới đây là một số nét chính về nội dung của bài thơ:
**1. Định nghĩa về Đất nước
Nguyễn Khoa Điềm không chỉ miêu tả Đất nước từ góc độ địa lý hay lịch sử mà còn từ góc độ tâm linh, văn hóa và tinh thần. Ông định nghĩa Đất nước qua những trải nghiệm cụ thể và những hình ảnh sống động trong cuộc sống hàng ngày:
Đất nước từ những hình ảnh gần gũi và cụ thể: Đất nước được gắn bó với những hình ảnh đời thường như những cánh đồng xanh, dòng sông, mái nhà, tiếng chim hót. Những hình ảnh này tạo nên một bức tranh chân thực về quê hương và cuộc sống của người dân.
Đất nước từ những giá trị văn hóa và lịch sử: Ông đưa vào bài thơ những yếu tố lịch sử và văn hóa truyền thống của dân tộc, từ các huyền thoại, truyền thuyết đến các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đất nước là nơi chứa đựng những ký ức, đấu tranh và hy sinh của các thế hệ.
**2. Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết
Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến. Đất nước không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà là một thực thể sống động, gắn bó với từng con người và từng sự kiện lịch sử.
Tình yêu và trách nhiệm đối với đất nước: Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh rằng Đất nước là trách nhiệm và tình yêu của mỗi cá nhân. Mỗi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng đất nước, vì đất nước chính là cuộc sống, là niềm tự hào và là phần không thể thiếu trong cuộc đời của họ.
Tinh thần đoàn kết và hy sinh: Ông nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, sự hy sinh và chiến đấu của các thế hệ trước để bảo vệ đất nước. Đây là một phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì Đất nước.
**3. Sự liên kết giữa Đất nước và cuộc sống cá nhân
Bài thơ cũng thể hiện sự kết nối giữa Đất nước và cuộc sống cá nhân. Nguyễn Khoa Điềm gắn bó hình ảnh Đất nước với những trải nghiệm và cảm xúc của từng cá nhân:
Đất nước trong từng khoảnh khắc cuộc sống: Ông mô tả Đất nước không chỉ là một khái niệm lớn lao mà còn là những khoảnh khắc nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày, như tiếng hò, nhịp sống của các làng quê, những câu chuyện từ đời sống dân gian.
Đất nước trong tâm hồn mỗi người: Đất nước hiện diện trong tâm hồn, trong suy nghĩ và cảm xúc của từng người. Đây là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, góp phần định hình nhân cách và bản sắc của mỗi cá nhân.
**4. Tính chất sử thi và cảm xúc chân thành
Bài thơ mang tính chất sử thi, với những cảm xúc chân thành và mãnh liệt về đất nước. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng hình thức thơ sử thi để thể hiện sự vĩ đại và sâu sắc của Đất nước, đồng thời truyền tải thông điệp về lòng yêu nước và sự hy sinh vì tổ quốc.
Tóm lại: "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm nổi bật, phản ánh sâu sắc tình yêu quê hương và lòng yêu nước trong bối cảnh chiến tranh. Bài thơ không chỉ ghi lại những hình ảnh và giá trị văn hóa của Đất nước mà còn thể hiện sự kết nối sâu sắc giữa đất nước và cuộc sống cá nhân. Thông qua tác phẩm, Nguyễn Khoa Điềm đã truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với quê hương.
-
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Thơ: Nguyễn Khoa Điềm
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân...
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang trỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương làng đói.
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka–lưi...
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.
Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,
Mẹ địu em đi để dành trận cuối.
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.
- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,
Mai sau con lớn làm người Tự Do...
25-3-1971
Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.
Nguồn: Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012Đôi nét về bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ":
Bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm nổi bật và giàu ý nghĩa trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Được viết trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu và sự quan tâm đối với thế hệ trẻ mà còn phản ánh sâu sắc tinh thần đấu tranh và hy sinh của dân tộc.
1. Nội dung và chủ đề
Tình yêu và sự quan tâm của mẹ: Bài thơ miêu tả tình yêu vô bờ bến của người mẹ đối với các em bé. Những hình ảnh trong bài thơ thể hiện sự chăm sóc, yêu thương của người mẹ đối với con cái, đặc biệt là khi các em bé phải lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn của chiến tranh.
Cuộc sống và hy sinh trong chiến tranh: Nguyễn Khoa Điềm không chỉ miêu tả tình yêu của mẹ mà còn thể hiện bối cảnh của thời kỳ chiến tranh. Bài thơ làm nổi bật sự hy sinh và những khó khăn mà các bà mẹ phải chịu đựng khi nuôi dạy con cái trong hoàn cảnh khắc nghiệt.
Tương lai và hy vọng: Bài thơ cũng mang thông điệp về hy vọng vào tương lai. Mặc dù các em bé phải lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng tình yêu và sự chăm sóc của mẹ vẫn là nguồn động viên lớn lao, mang lại niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn.
2. Hình ảnh và ngôn ngữ
Hình ảnh cụ thể và sinh động: Nguyễn Khoa Điềm sử dụng nhiều hình ảnh cụ thể để mô tả cuộc sống và tình cảm của các nhân vật trong bài thơ. Những hình ảnh như "em bé trên lưng mẹ," "cánh đồng," "ngọn đồi" được miêu tả một cách chân thực và sinh động, giúp người đọc cảm nhận rõ ràng bối cảnh và cảm xúc trong bài thơ.
Ngôn ngữ giản dị nhưng sâu lắng: Ngôn ngữ trong bài thơ rất giản dị và dễ hiểu, nhưng lại chứa đựng nhiều cảm xúc sâu lắng. Ông sử dụng các từ ngữ đơn giản để diễn tả những tình cảm và suy nghĩ phức tạp, làm cho bài thơ trở nên gần gũi và dễ cảm nhận.
3. Tính chất và cảm xúc
Tính chất lãng mạn và nhân văn: Bài thơ mang tính chất lãng mạn và nhân văn, với sự chú trọng vào tình cảm con người và những giá trị đạo đức. Nó thể hiện lòng nhân ái và sự quan tâm sâu sắc đối với những hoàn cảnh khó khăn mà người dân phải trải qua trong thời kỳ chiến tranh.
Cảm xúc chân thành và sâu sắc: Bài thơ thể hiện cảm xúc chân thành và sâu sắc về tình yêu của mẹ và cuộc sống của các em bé. Nguyễn Khoa Điềm khéo léo kết hợp các yếu tố cảm xúc cá nhân với bối cảnh xã hội rộng lớn, tạo nên một tác phẩm đầy cảm hứng và ý nghĩa.
4. Ý nghĩa và thông điệp
Sự tôn vinh đối với các bà mẹ: Bài thơ tôn vinh sự hy sinh và tình yêu vô bờ bến của các bà mẹ trong thời kỳ chiến tranh. Nó làm nổi bật vai trò quan trọng của các bà mẹ trong việc nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ.
Lòng tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai: Bài thơ cũng truyền tải thông điệp về lòng tự hào dân tộc và niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn. Dù phải đối mặt với khó khăn, tình yêu và hy vọng vẫn là nguồn sức mạnh giúp vượt qua mọi thử thách.
Tóm lại: Bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm sâu sắc và ý nghĩa, phản ánh tình yêu và sự hy sinh của các bà mẹ trong thời kỳ chiến tranh, đồng thời truyền tải thông điệp về hy vọng và niềm tin vào tương lai. Với ngôn ngữ giản dị nhưng cảm xúc chân thành, bài thơ không chỉ chạm đến trái tim người đọc mà còn góp phần làm phong phú thêm nền thơ ca Việt Nam. -
Có một ngày
Thơ: Nguyễn Khoa Điềm
Có một ngày em không yêu anh
Em đi thật xa
Và mặc chiếc áo
Anh chưa từng thấy bao giờ
Em mang cái cười
Bằng ánh sáng của cái hôn khác
Chia nỗi buồn
Trong màu mưa khác
Những buồn vui anh không có được bao giờ...
Có một ngày
Em đầy hạnh phúc
Ngày em không yêu anh
Ngày em rời mái nhà xưa cũ ấy
Và chiếc áo sờn vai ấy
Anh từng hôn lên nỗi khó nhọc hàng ngày
Em xoá mình đi
Bằng chiếc khăn màu thơm ngát.
Cái ngày đó
Anh sẽ bắt đầu
Với anh
Những bước chân ngày đón em
Anh – một chàng trai
Với màu tóc khác.
Riêng năm tháng cuộc đời
Thì vẫn như xưa...
12-1982
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Anh Bằng và nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành các bài hát cùng tên.
Nguồn:
1. Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, NXB Tác phẩm mới, 1986
2. Thơ hay phổ nhạc, Triệu Xuân sưu tầm và tuyển chọn, NXB Văn học, 2003
3. Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012Đôi nét về bài thơ "Có một ngày":
Bài thơ "Có một ngày" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm nổi bật trong thơ ca Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ không chỉ thể hiện sự đau thương và mất mát của đất nước trong thời kỳ chiến tranh mà còn thể hiện lòng tự hào, khát vọng và niềm tin vào tương lai. Dưới đây là đôi nét về nội dung và ý nghĩa của bài thơ:
1. Nội dung chính
Những mất mát và đau thương của chiến tranh: Bài thơ mở đầu với hình ảnh và cảm xúc về những mất mát, đau thương mà đất nước và nhân dân phải chịu đựng trong thời kỳ chiến tranh. Nguyễn Khoa Điềm miêu tả sự tàn phá, mất mát và nỗi đau của người dân, thể hiện sự cảm thông sâu sắc với những khó khăn mà họ phải trải qua.
Lòng tự hào và niềm tin vào tương lai: Mặc dù miêu tả sự đau thương, bài thơ cũng mang một thông điệp mạnh mẽ về lòng tự hào và niềm tin vào tương lai. Nguyễn Khoa Điềm thể hiện niềm tin vào sức mạnh và lòng kiên cường của dân tộc, đồng thời khẳng định rằng dù có gặp khó khăn, đất nước vẫn sẽ vươn lên và đạt được tự do, hòa bình.
Sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai: Bài thơ không chỉ phản ánh hiện tại mà còn kết nối với quá khứ và dự đoán về tương lai. Nguyễn Khoa Điềm khéo léo lồng ghép những yếu tố lịch sử và văn hóa dân tộc vào tác phẩm, thể hiện sự liên tục và bền vững của truyền thống và giá trị dân tộc.
2. Hình ảnh và ngôn ngữ
Hình ảnh cụ thể và mạnh mẽ: Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh cụ thể và mạnh mẽ để mô tả hiện thực đau thương của chiến tranh. Những hình ảnh này giúp người đọc cảm nhận được sự tàn phá và mất mát, đồng thời làm nổi bật sự kiên cường và lòng quyết tâm của nhân dân.
Ngôn ngữ giản dị nhưng sâu sắc: Ngôn ngữ trong bài thơ rất giản dị, dễ hiểu nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nguyễn Khoa Điềm sử dụng ngôn từ một cách tinh tế để truyền tải cảm xúc và thông điệp của bài thơ, làm cho nó dễ dàng chạm đến trái tim người đọc.
3. Tính chất và cảm xúc
Tính chất sử thi và lãng mạn: Bài thơ mang tính chất sử thi và lãng mạn, với sự kết hợp giữa những yếu tố lịch sử, văn hóa và cảm xúc cá nhân. Nguyễn Khoa Điềm không chỉ mô tả hiện thực một cách chân thực mà còn thể hiện sự lạc quan và niềm tin vào sức mạnh của dân tộc.
Cảm xúc chân thành và sâu lắng: Bài thơ thể hiện cảm xúc chân thành và sâu lắng về tình yêu quê hương, sự đau thương và niềm tin vào tương lai. Nguyễn Khoa Điềm khéo léo truyền tải những cảm xúc này qua các hình ảnh và ngôn từ, tạo nên một tác phẩm đầy cảm hứng và ý nghĩa.
4. Ý nghĩa và thông điệp
Sự tôn vinh đối với sự hy sinh và kiên cường: Bài thơ tôn vinh sự hy sinh và kiên cường của nhân dân trong thời kỳ chiến tranh. Nó làm nổi bật lòng dũng cảm và sự chịu đựng của người dân, đồng thời khẳng định giá trị của tự do và hòa bình.
Lòng tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai: Bài thơ truyền tải thông điệp về lòng tự hào dân tộc và niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn. Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh rằng dù gặp khó khăn, dân tộc Việt Nam sẽ vượt qua thử thách và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
Tóm lại: Bài thơ "Có một ngày" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm đầy cảm xúc và ý nghĩa, phản ánh sự đau thương và mất mát trong thời kỳ chiến tranh, đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai. Với ngôn ngữ giản dị nhưng sâu sắc, bài thơ không chỉ ghi lại những khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử mà còn truyền tải thông điệp mạnh mẽ về tình yêu quê hương và khát vọng tự do. -
Lời chào
Thơ: Nguyễn Khoa Điềm
Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ
Vô tư quá để bây giờ xao xuyến
Bèo lục bình mênh mang màu mực tím
Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông...
Ta lớn lên bối rối một sắc hồng
Phương cứ nở hoài hoà như đếm tuổi
Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội
Ta nhận ra mình đang lớn khôn...
*
Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng
Rút những cọng rơm vàng về kết tổ
Đá dạy ta với cánh diều thơ nhỏ
Biết kéo về cả một sắc trời xanh
Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành
"Tuổi của mụ" con nằm tròn bụng mẹ
Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ
Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi...
Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly
"Chuyền chuyền một..." miệng, tay buông bắt
Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt
Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga...
Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa
Những dấu chân trần, bùn nặng vết
Ta đi học quen dẫm vào không biết
Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi...
Biết ơn dòng sông dựng dáng kiếm uy nghi
Trong tâm trí một nhà thơ khởi nghĩa
Cao Bá Quát ngã mình trên chiến địa
Trăm năm rồi sông vẫn sáng màu gươm...
Trăm năm rồi ta đếm bước sông Hương
Vẫn soi thấy niềm đau và nổi giận
Khuôn mặt trẻ bỗng già trên lớp sóng
Ngẩng đầu lên, ta thấy mặt quân thù!
Nguồn: Mặt đường khát vọng, NXB Giải phóng, 1974Đôi nét về bài thơ "Lời chào":
Bài thơ "Lời chào" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm nổi bật trong thơ ca Việt Nam, được viết trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ thể hiện nhiều lớp nghĩa sâu sắc về tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc, và tinh thần cách mạng. Dưới đây là đôi nét về nội dung và ý nghĩa của bài thơ:
1. Nội dung và chủ đề
Lời chào và sự kết nối với quê hương: Bài thơ mở đầu với một lời chào đơn giản nhưng mang ý nghĩa sâu sắc. Lời chào này không chỉ là một hành động giao tiếp thông thường mà còn là sự thể hiện lòng yêu mến và tôn trọng quê hương, nơi mà mỗi người đều có liên kết sâu xa và tình cảm mạnh mẽ.
Tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương: Nguyễn Khoa Điềm thể hiện sự yêu thương và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với quê hương, nhấn mạnh rằng tình yêu quê hương không chỉ là một cảm xúc mà còn là một nhiệm vụ cao cả. Mỗi người đều có trách nhiệm giữ gìn và phát triển quê hương mình, đồng thời góp phần vào sự nghiệp chung của dân tộc.
Khát vọng về tương lai và sự hòa bình: Bài thơ còn truyền tải khát vọng về một tương lai tươi sáng và hòa bình. Mặc dù thời điểm viết thơ là trong hoàn cảnh chiến tranh, nhưng Nguyễn Khoa Điềm vẫn giữ được niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp hơn, nơi mà sự hòa bình và tự do sẽ được hiện thực hóa.
2. Hình ảnh và ngôn ngữ
Hình ảnh cụ thể và gợi cảm: Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh cụ thể và gợi cảm để diễn tả cảm xúc và ý nghĩa của lời chào. Những hình ảnh này giúp người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận được sự kết nối với quê hương và tình cảm sâu sắc mà bài thơ muốn truyền tải.
Ngôn ngữ giản dị nhưng đầy cảm xúc: Nguyễn Khoa Điềm sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc và ý nghĩa sâu sắc. Ngôn từ trong bài thơ mang tính chân thành và chân thật, giúp truyền đạt thông điệp của bài thơ một cách hiệu quả.
3. Tính chất và cảm xúc
Tính chất lãng mạn và nhân văn: Bài thơ mang tính chất lãng mạn và nhân văn, với sự chú trọng vào tình cảm con người và những giá trị đạo đức. Nguyễn Khoa Điềm không chỉ mô tả hiện thực một cách chân thực mà còn thể hiện sự lạc quan và niềm tin vào sự tốt đẹp của con người và quê hương.
Cảm xúc chân thành và sâu lắng: Bài thơ thể hiện cảm xúc chân thành và sâu lắng về tình yêu quê hương và trách nhiệm cá nhân. Nguyễn Khoa Điềm khéo léo truyền tải những cảm xúc này qua các hình ảnh và ngôn từ, tạo nên một tác phẩm đầy cảm hứng và ý nghĩa.
4. Ý nghĩa và thông điệp
Sự tôn vinh tình yêu quê hương và trách nhiệm cá nhân: Bài thơ tôn vinh tình yêu quê hương và trách nhiệm cá nhân trong việc xây dựng và bảo vệ quê hương. Nó nhấn mạnh rằng mỗi cá nhân đều có vai trò quan trọng trong sự nghiệp chung của dân tộc.
Khát vọng về hòa bình và tương lai tươi sáng: Bài thơ truyền tải thông điệp về khát vọng hòa bình và niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn. Dù đối mặt với khó khăn và thử thách, sự lạc quan và niềm tin vào ngày mai vẫn là nguồn động viên lớn lao.
Tóm lại: Bài thơ "Lời chào" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm đầy cảm xúc và ý nghĩa, phản ánh tình yêu quê hương, trách nhiệm cá nhân và khát vọng về một tương lai hòa bình. Với ngôn ngữ giản dị nhưng sâu sắc, bài thơ không chỉ ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả mà còn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương. -
Tuổi trẻ không yên
Thơ: Nguyễn Khoa Điềm
Chúng ta lớn lên những năm tháng không bình yên
Dẫu em vẫn màu áo trắng yêu tin
Đi trên đường "mười tám tuổi"
Dẫu anh đi quen
Con đường kẽm gai quằn quại
Dẫu thành phố hoàng hôn
Chuông thu không hai mươi ngôi chùa thong thả
Dẫu bầu trời ta ở
Nóc nhà thờ Cứu thế như một lời xin
Lòng ta không bình yên
Lòng ta vẫn vẫn đầy khắc khoải...
Bốn tao nôi day khung trời ngang trái
Mẹ đưa ta vào đời
Thành phố đã đầy bóng giặc
Thành phố đầy bóng người ngửa tay
Ôi những con cò "tỵ nạn" khô gầy
Đêm đêm lại về hàng cây thành phố
Lao xao tìm chốn ngủ
Những bờ bãi nào không dành cho cò nữa
Những luỹ tre nào bom đã khai quang?
Ôi những hàng cây từng in bóng huy hoàng
Trên đại lộ những năm đời mới lớn
GIờ đổi lá trầm ngâm màu tóc trắng
Của bụi đường và khói hơi cay...
Thành phố bên sông bè bạn rất đầy
Chợt trở lại, hoang vu bày quán xá
Khói thuốc lá của những người xa lạ
Vẽ những ngày không ai gọi tên...
Bao nỗi buồn đã được gọi lên
Trong số điểm danh, giọng thầy giáo cũ
Người vắng mặt: những dấu không như miệng hố
Người còn đây: những chấm không bình yên...
*
Xe bắt lính ngoài đường
Rào kẽm gai ngoài đường
Cha mẹ chạy gạo ngoài đường
Xe Mỹ chẹt người ngoài đường
Hồi trống trường không khép ta vào yên tĩnh nữa
Nhìn màu bảng đen nhớ màu mặt đường...
Thầy giáo đến rồi. Chúng con đứng lên
Chúng con chào thầy như hối lỗi
Thầy đừng trách chúng con là "bầy khó nói"...
Chúng con là "Cúp-cua lang thang"...
Có gì đâu chúng con nhìn lên bản đồ Việt Nam
Sao Tổ quốc mà chỉ còn nửa nước
Dẫu địa lý chúng con thường ít thuộc
Nhưng nỗi đau này chúng con nhớ hơn
Có gì đâu chúng con muốn yêu thương
Sao thầy giảng chỉ những lời cay đắng
Máu thì đỏ mà phấn thầy thì trắng
Có vẽ nổi tâm hồn con không?
Thầy đừng buồn cái giấy gọi Quang Trung
Còn đồng nghĩa với mười năm đi học
Chúng con đến đây cho những thằng CIA điểm mặt
Thầy có gì đuổi chúng giúp con không?
Phượng vẫn rơi từng cánh tươi hồng
Đau như máu những tâm hồn son trẻ
Sao con học để làm bầy nô lệ
Súng Mỹ hôm nay thành giáo cụ học đường?...
*
Sông Hương ơi Sông Hương
Người còn nguồn với bể
Để đi và để đến
Còn ta 25 tuổi
Trôi cạn trên mặt đường...
Ta lớnn hư mùa lũ
Ào ào thành phố tuổi thơ
Rồi ngày mai mỗi kiệt phố chơ vơ
Những vết bùn chúng ta để lại...
25 năm qua chưa một đời trai trẻ?
Ta soi gương, tái mặt
Này tóc, này râu, nấu cơm, bồng trẻ
Để mẹ làm thuê tối mặt tối mày
Để em đi trường cho Mỹ vuốt má
Để cha đi làm, họ trong hai tay
Chúng ta chưa qua một thời trai trẻ
Ra đường bị bắt lính ngay
Nên phải ở những nơi gián ở
Nên đeo gương cho cận thị suốt đời
Nên ngốn đi-a-mốc cho một đêm khô hai lít nước
Nên nhịn đói, thức đêm đốt cháy con người
Nên ăn tỏi cho tim rung, hút thuốc nhiều cho phổ nám
Uống nhị thiên đường cho thắt ruột té re
Huỷ hoại hết từng đường gân bắp thịt
Từ màu mắt trong đến nụ cười hồng
Huỷ hoại hết những gì mẹ cha trao xương gửi thịt
Để vật vờ như cỏ lác đầu sông...
Đất nước mai sau có tha thứ ta không?
Chúng ta không thể cầm bay, nâng búa nữa.
Ôi ta đã đốt cháy hôm nay để không cầm vũ khí
Có ngờ đâu ta thiêu cháy cả tương lai
Có ngờ đâu không muốn cầm súng giết người
Ta lại giết chính ta
Ta để trôi sông những ngà những ngọc
Trước quân giặc ta không vươn vai dài tóc
Để cầm doi lại muốn hãm mình thành đứa trẻ lên ba
Ta đã đau thương, phủ phục, mù loà
Nhận bị trị lằn roi vừa giáng xuống
Ta căm giận ngàn đời chúng mày, giặc Mỹ!
Ta đau buồn đất nước hiểu ta không?
*
- Các anh về đâu những người qua đường?
- Chúng tôi đến Hoa Lư
- Chúng tôi về đại hội
- Đại hội các anh là đại hội Híp-pi Giao Chi
- Vâng đại hội này là đại hội những người tuổi trẻ
Thờ phụng tuổi trẻ mình như Tổ quốc thiêng liêng...
- Sao các anh đến Hoa Lư
Không đem theo mỗi người một cành lau
Để làm cờ và tập trận
Như Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa từng nuôi chí lớn
Mà các anh mang trên người
Nhiều tóc, nhiều râu và giẻ rách mà thôi?
- Chúng tôi không phải là con người trong nghĩa cũ.
Chúng tôi là một động vật mới mẻ
Chúng tôi cao hơn lịch sử, cao hơn mọi sự dưỡng sinh
Chúng tôi vượt lên dòng máu và quá khứ
Chúng tôi sống không cần pháp luật, thói quen và chế độ
Chúng tôi là tuyệt vọng cùng của sự khai thác cá nhân
Khai thác bản thân và hưởng thụ tận cùng
Chúng tôi tự do làm tình, tự do buồn, tự do ca hát
Tự do chết khi quét cùng thân xác...
- Các anh không cần liên hệ xứ sở đất đai
- A ha! Sao chúng tôi không cần đến đất đai?
Đất đai là cái chiếu tôi ăn, cái giường tôi ngủ
Là điểm tựa cho mọi nguồn lạc thú
Nếu không đất đai tôi có chân để làm gì?
-Những một ngày nào trong một phút nghĩ suy
Các anh chợt nhớ mình đã là man rợ
Các anh từ bỏ nhân dân, từ bỏ con đường tiến hóa
Như "chính sách Việt Nam" được gọi là "từ bỏ" của Hoa Kỳ?
"Man rợ" hay "từ bỏ" nó là cái gì?
Trong từ điển xã hội của chúng tôi nó không hề có
Chúng tôi sống bằng những định luật đầu tiên,
Những ham muốn đầu tiên của con người muôn thuở
Trí tuệ, luân lý già rồi mà chúng tôi thì trẻ
Chúng tôi chào trí tuệ, luân lý lụ khụ chúng tôi đi...
- Các anh lầm rồi, hỡi anh bạn Híp-pi
Các anh muốn xây dựng đời mình riêng một cõi
Để nằm ngoài chiến tranh, chối bỏ lo toan nhân loại
Các anh tìm về những hang động ngày xưa
Nhân dân kêu cháy nhà anh giả điếc, không thưa
Dân tộc đã đau thương, anh muốn thêm rách nát
Anh ca hát múa may bên tội ác
Anh lang thang mặc cường bạo lộng hành
Anh là đứa con bất hạnh của chiến tranh
Đứa con hoang của văn minh người Mỹ
Chúng đẻ các anh trên giường đô-la và vũ khí
Bú mớn cho anh là lối sống Hoa Kỳ
Rồi dựng các anh lên, đẩy các anh đi
Để đầu độc xã hội này như hóa chất
Để truyền nhiễm tuổi trẻ này như dịch hạch
Các anh là sắc thái khác của đạn bom
Để "khai quang" vào lĩnh vực tâm hồn
Như bom đạn từng khai quang tận cùng sông núi
Các anh là bầy thiêu thân của ánh đèn đêm tối
Đã huỷ mình còn che bớt nguồn sáng quê hương
Nhân dân đang đấu tranh cần những cái pha đèn
Để chiếu sáng chứ không cần ai bưng lấy mắt
Để đi tới và tìm ra bóng giặc
Quét chúng nó đi giành lấy bình minh
Chúng tôi đây cùng lứa tuổi các anh
Chúng tôi đã buồn đau, đã nhiều ngày mất hướng
Chúng tôi đã treo trên đầu những quả sung ảo tưởng
Nào tự do, dân tộc, công bằng
Chúng tôi đã tập "nôn" và "nổi loạn" hiện sinh
Chúng tôi đã mở "vực thẳm" trên mặt đường và mắt người yêu mến
Chúng tôi đã "mới" đã "dấn thân" đã "phản" rồi, trăm chuyện
Đã xuống đường bảo vệ nỗi câu kinh
Chúng tôi thay áo, thay tóc hoài để cắt nghĩa văn minh
Đã uống rượu, để râu và ngậm tẩu
Để được ngồi trên đỉnh Ô-lem thời đại mới
Nhưng chúng tôi đã được những gì:
Được nghe dối lừa, được ăn bánh vẽ nguyên xí
Được tận gốc, tật nguyền, tê dại
Đwocj mặc cảm là đàn cừu vọng ngoại
Nhưng đau hơn là nỗi hối hận không cùng
Trong khi nhân dân càn những anh hùng
Để ra trận và dựng cờ thu nghĩa
Thì chúng tôi sống hoài, sống phí
Sống kiểu xa ngất ngưởng ở bên lề
Để cúng cùng nhận khẩu sung USA
Rước trụy lạc mà đau vì trụy lạc
Tập cuồng bạo mà che cho hèn nhát
Lấy hôm nay mà bào chữa ước mơ
Lấy hình hài chặn linh cảm bơ vơ
Đem cười nhạt để trấn an cái chết
Đang thầm lặng đào sâu từng khối huyệt
Giữa linh hồn... Ôi tuổi trẻ hư vô
Chúng mê man, nhân dân đến tự bao giờ
Vực chúng tôi lên và nói đầy độ lượng:
- "Hỡi tuổi trẻ như một rừng cây lớn
Nhận nắng trời gió bão đầu tiên
Hãy đến đây làm người lính trung kiên
Trong đội ngũ những người đi cứu nước
Hãy đứng dậy! Và giơ cao ngọn đuốc!
Của tình yêu đã khơi lửa ngàn đời
Hãy nhận mặt quân thù và xuất kích hôm nay
Giành chiến thắng và làm nên hạnh phúc!"...
Như thế đó, tất cả gì rất thật
Mà chúng ta cần đối thoại thảo ngay
Dẫu các anh cầm cái chết trong tay,
Hãy ném trả vào ngay đầu bọn Mỹ
Hãy cùng chúng tôi đứng lại trước bờ chân lý
Và tình yêu không có tự bao giờ
Chỗ đứng chúng ta không phải ở Hoa Lư
Mà trên con đường ta tìm về dân tộc!
Nguồn: Mặt đường khát vọng, NXB Giải phóng, 1974Đôi nét về bài thơ "Tuổi trẻ không yên":
Bài thơ "Tuổi trẻ không yên" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm tiêu biểu phản ánh tâm trạng và suy tư của thế hệ trẻ trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ không chỉ mô tả cảm xúc và khát vọng của tuổi trẻ mà còn thể hiện sự dấn thân và trách nhiệm của họ trong bối cảnh lịch sử đầy biến động. Dưới đây là đôi nét về nội dung và ý nghĩa của bài thơ:
1. Nội dung và chủ đề
Tâm trạng và khát vọng của tuổi trẻ: Bài thơ mở đầu bằng việc miêu tả tâm trạng không yên của tuổi trẻ. Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rằng tuổi trẻ không thể yên lòng khi chứng kiến sự đau thương và bất công của thời đại. Họ mang trong mình khát vọng mãnh liệt về tự do, hòa bình và công lý.
Sự dấn thân và trách nhiệm: Bài thơ nhấn mạnh rằng tuổi trẻ phải gánh vác trách nhiệm lớn lao trong việc thay đổi tình hình đất nước. Sự không yên của tuổi trẻ chính là động lực để họ hành động, đấu tranh và góp sức vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Những nỗi lo lắng và băn khoăn: Bài thơ không chỉ tập trung vào niềm tin và hy vọng mà còn thể hiện những nỗi lo lắng và băn khoăn của tuổi trẻ. Nguyễn Khoa Điềm miêu tả những mâu thuẫn nội tâm và sự căng thẳng mà thế hệ trẻ phải đối mặt trong cuộc chiến đấu chống lại những thế lực xâm lược.
2. Hình ảnh và ngôn ngữ
Hình ảnh cụ thể và mạnh mẽ: Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh mạnh mẽ để diễn tả cảm xúc và khát vọng của tuổi trẻ. Những hình ảnh này giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được sự căng thẳng, sự dấn thân và tinh thần trách nhiệm của các nhân vật trong bài thơ.
Ngôn ngữ chân thành và trực tiếp: Nguyễn Khoa Điềm sử dụng ngôn ngữ chân thành, trực tiếp để thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của tuổi trẻ. Ngôn từ trong bài thơ rất dễ tiếp cận, tạo ra một kết nối mạnh mẽ với người đọc và làm nổi bật những cảm xúc và suy tư của nhân vật.
3. Tính chất và cảm xúc
Tính chất lãng mạn và sử thi: Bài thơ mang tính chất lãng mạn và sử thi, với sự kết hợp giữa những yếu tố cảm xúc cá nhân và bối cảnh lịch sử rộng lớn. Nguyễn Khoa Điềm khéo léo kết hợp giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm cộng đồng, làm nổi bật sự dấn thân và khát vọng của tuổi trẻ.
Cảm xúc chân thành và mãnh liệt: Bài thơ thể hiện cảm xúc chân thành và mãnh liệt về sự không yên của tuổi trẻ, từ đó truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về tinh thần dấn thân và trách nhiệm. Nguyễn Khoa Điềm khéo léo diễn tả những cảm xúc này qua các hình ảnh và ngôn từ, tạo nên một tác phẩm đầy cảm hứng và ý nghĩa.
4. Ý nghĩa và thông điệp
Sự dấn thân và trách nhiệm của tuổi trẻ: Bài thơ tôn vinh sự dấn thân và trách nhiệm của tuổi trẻ trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do. Nó nhấn mạnh rằng sự không yên của tuổi trẻ là động lực thúc đẩy họ hành động và góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Khát vọng và hy vọng: Bài thơ truyền tải thông điệp về khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ và niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn. Dù đối mặt với khó khăn và thử thách, tuổi trẻ vẫn giữ vững niềm tin vào sự thay đổi và thành công.
Tóm lại: Bài thơ "Tuổi trẻ không yên" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm đầy cảm xúc và ý nghĩa, phản ánh tâm trạng và khát vọng của tuổi trẻ trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Với ngôn ngữ chân thành và hình ảnh mạnh mẽ, bài thơ không chỉ ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ của thế hệ trẻ mà còn truyền tải thông điệp mạnh mẽ về tinh thần dấn thân và trách nhiệm trong cuộc đấu tranh giành tự do và hòa bình. -
Mẹ và quả
Thơ: Nguyễn Khoa Điềm
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
1982
Nguồn: Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012Đôi nét về bài thơ "Mẹ và quả":
Bài thơ "Mẹ và quả" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm nổi bật trong phong trào thơ ca kháng chiến chống Mỹ, thể hiện sâu sắc tình cảm và suy tư của tác giả về mẹ, quê hương và sự hy sinh. Bài thơ không chỉ là sự tri ân đối với mẹ mà còn là một bài học về tình yêu thương, trách nhiệm và sự cống hiến.
1. Nội dung và chủ đề
Tình mẹ và hình ảnh quả: Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh mẹ và quả, trong đó quả được coi như biểu tượng cho sự trưởng thành và thành quả từ tình yêu và công sức của mẹ. Hình ảnh mẹ gắn liền với công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, còn quả tượng trưng cho thành quả của sự chăm sóc đó, đồng thời phản ánh sự phát triển và trưởng thành của con cái.
Sự hy sinh và tình yêu của mẹ: Bài thơ tôn vinh sự hy sinh của mẹ, người đã dành cả cuộc đời mình để nuôi dạy con cái. Nguyễn Khoa Điềm thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với mẹ, nhấn mạnh rằng tình yêu và công sức của mẹ không chỉ tạo ra những thành quả cụ thể mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống và tương lai của con cái.
Khát vọng về sự đền đáp và tương lai: Mặc dù tác phẩm tập trung vào sự hy sinh của mẹ, nó cũng truyền tải khát vọng về việc những nỗ lực và sự hy sinh của mẹ sẽ được đền đáp xứng đáng. Bài thơ thể hiện niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn, nơi mà công lao của mẹ sẽ được ghi nhận và tôn vinh.
2. Hình ảnh và ngôn ngữ
Hình ảnh cụ thể và gợi cảm: Bài thơ sử dụng hình ảnh sinh động của mẹ và quả để tạo ra những liên tưởng mạnh mẽ về tình yêu và công sức. Những hình ảnh này giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được sự chăm sóc tận tụy của mẹ và thành quả từ sự chăm sóc đó.
Ngôn ngữ chân thành và dễ hiểu: Nguyễn Khoa Điềm sử dụng ngôn ngữ đơn giản, chân thành nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc và ý nghĩa sâu sắc. Ngôn từ trong bài thơ dễ tiếp cận và tạo ra một kết nối mạnh mẽ với người đọc, giúp truyền tải cảm xúc và thông điệp một cách rõ ràng.
3. Tính chất và cảm xúc
Tính chất lãng mạn và nhân văn: Bài thơ mang tính chất lãng mạn và nhân văn, với sự chú trọng vào tình cảm cá nhân và giá trị đạo đức. Nguyễn Khoa Điềm không chỉ miêu tả hiện thực một cách chân thực mà còn thể hiện sự lạc quan và niềm tin vào giá trị của tình yêu và sự hy sinh.
Cảm xúc chân thành và sâu lắng: Bài thơ thể hiện cảm xúc chân thành và sâu lắng về tình yêu mẹ và sự hy sinh của bà. Nguyễn Khoa Điềm khéo léo diễn tả những cảm xúc này qua các hình ảnh và ngôn từ, tạo nên một tác phẩm đầy cảm hứng và ý nghĩa.
4. Ý nghĩa và thông điệp
Tôn vinh sự hy sinh của mẹ: Bài thơ tôn vinh sự hy sinh và tình yêu của mẹ, khẳng định vai trò quan trọng của bà trong cuộc đời mỗi con người. Nó nhấn mạnh rằng tình yêu và sự chăm sóc của mẹ là nguồn sức mạnh và động viên lớn lao trong cuộc sống.
Khát vọng về sự đền đáp và tương lai: Bài thơ truyền tải thông điệp về khát vọng và niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn, nơi mà những nỗ lực và hy sinh sẽ được đền đáp. Nguyễn Khoa Điềm thể hiện niềm tin rằng tình yêu và sự hy sinh của mẹ sẽ có giá trị lớn lao và được ghi nhận trong tương lai.
Tóm lại: Bài thơ "Mẹ và quả" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm đầy cảm xúc và ý nghĩa, phản ánh tình yêu sâu sắc và sự hy sinh của mẹ. Với ngôn ngữ chân thành và hình ảnh sinh động, bài thơ không chỉ ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả mà còn truyền tải thông điệp mạnh mẽ về tình yêu, sự hy sinh và khát vọng về một tương lai tốt đẹp. -
Sống
Thơ: Nguyễn Khoa Điềm
Không thể nào chấp nhận sống:
Cho dù được đặt hoa trước cửa
Hát véo von trên cánh đồng
Thắp hương người dưới mộ
Thiệp hồng như chim bay
Đồng tiền chuồi qua khung cửa.
Không thể nào chấp nhận sống:
Với lời cầu xin, lời doạ nạt
Con người luôn đi sau thời gian
Để thời gian chỉ còn báo mộng
Không thể nào bưng hai tay
Một bình an đặng sống
Không thể nào cúi đầu
Nhìn ngón chân bất lực.
Không thể nào chấp nhận sống:
Mà không biết mình về đâu
Không biết mình có thể làm gì
Buồn vui theo kẻ khác.
Không thể nào chấp nhận sống:
Trong sợ hãi, trong lọc lừa
Chẳng nhớ tim mình còn đập.
Không thể nào chấp nhận sống:
Khi mình chưa là mình
Trống trơ như vực thẳm…
Ngày ta sống
Khi mình là sự sống
Từ ra đi đến trở về
Từ hư vô đến bụi đời
Kim cương bất hoại.
Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam, ngày 6-6-2016Đôi nét về bài thơ "Sống":
Bài thơ "Sống" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm nổi bật trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Được viết trong thời kỳ đất nước đang trong quá trình đổi mới, bài thơ thể hiện một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, con người và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội.
Nội dung và ý nghĩa:- Đề tài và Tinh thần: Bài thơ tập trung vào vấn đề "sống" và ý nghĩa của việc sống. Nguyễn Khoa Điềm đặt ra câu hỏi lớn về mục đích và ý nghĩa của cuộc sống. Thông qua việc mô tả những thực tại cuộc sống và những thách thức mà con người phải đối mặt, ông khuyến khích người đọc suy nghĩ sâu hơn về giá trị của cuộc sống.
- Tính hiện thực và nhân văn: Nguyễn Khoa Điềm không chỉ nêu ra những khó khăn và thử thách mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đấu tranh và nỗ lực. Bài thơ có thể được xem là một lời kêu gọi đến sự tự giác, lòng kiên trì và tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với cuộc sống và cộng đồng.
- Hình ảnh và biểu tượng: Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh mạnh mẽ và biểu tượng để làm rõ ý tưởng. Các hình ảnh trong bài thơ thường gợi đến sự vật cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chúng lại mang một ý nghĩa sâu xa hơn, phản ánh những suy tư và cảm xúc của con người về cuộc đời.
Phong cách và kỹ thuật:- Ngôn ngữ và hình thức: Ngôn ngữ trong bài thơ thường rất trực diện và giàu cảm xúc. Nguyễn Khoa Điềm sử dụng lối viết giản dị nhưng sâu lắng để thể hiện quan điểm của mình một cách rõ ràng và chân thật.
- Nhịp điệu và âm hưởng: Nhịp điệu của bài thơ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng đoạn, tạo ra sự linh hoạt và sự tương phản. Điều này góp phần làm nổi bật những ý tưởng chính và cảm xúc trong từng phần của bài thơ.
- Cấu trúc: Bài thơ được tổ chức theo một cấu trúc hợp lý, với các ý tưởng được phát triển một cách mạch lạc. Mỗi đoạn thơ mở ra một khía cạnh mới của vấn đề và kết thúc bằng những suy nghĩ sâu sắc, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống.
Nguyễn Khoa Điềm, với bài thơ "Sống", không chỉ làm nổi bật những quan điểm cá nhân về cuộc sống mà còn góp phần vào việc khơi gợi và thúc đẩy sự suy tư sâu sắc trong xã hội.
-
Viết cho lần cuối
Thơ: Nguyễn Khoa Điềm
Anh chẳng mong chôn vào đá, vào đồng
Chỉ có thể là đất đai thân thuộc
Sâu một thước với tứ chi còi cọc
Cũng đủ mời giun dế đến lai rai
Anh chẳng thiêng, cũng chẳng doạ dẫm ai
Xin đừng ngại, ngọn cỏ hiền sẽ mọc
Trên mặt đất, một dáng hình đã khuất
Trong mây chiều hay sương sớm mai
Phải không em, chỉ nỗi khát làm người
Anh đã chọn với hai hàng nước mắt
Khi cái chết làm phép trừ vô cực
Anh là anh, mãi mãi vẫn là anh...
Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam, ngày 6-6-2016Đôi nét về bài thơ "Viết cho lần cuối":
Bài thơ "Viết cho lần cuối" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm đầy cảm xúc, thể hiện những suy tư sâu lắng về tình yêu, cuộc sống, và những ký ức không thể quên. Đây là một trong những bài thơ nổi bật của Nguyễn Khoa Điềm, thể hiện phong cách và tâm trạng riêng của ông.
Nội dung và ý nghĩa:
Tình yêu và chia ly: Bài thơ thường thể hiện cảm giác chia ly và nuối tiếc trong tình yêu. Nguyễn Khoa Điềm khai thác chủ đề này một cách chân thành và sâu sắc, thể hiện nỗi đau và sự tiếc nuối khi phải chia xa người mình yêu thương. Điều này không chỉ phản ánh tình cảm cá nhân mà còn có thể gợi lên những cảm xúc chung của nhiều người khi đối mặt với sự chia ly.
Ký ức và nỗi niềm: Bài thơ cũng khám phá các ký ức và nỗi niềm của nhân vật trữ tình. Những ký ức về tình yêu và những khoảnh khắc đã qua được tái hiện một cách sống động, phản ánh sự ám ảnh và khắc khoải của nhân vật về quá khứ.
Tầm quan trọng của việc nói lời từ biệt: Tựa đề "Viết cho lần cuối" gợi ý rằng đây là những lời từ biệt, những cảm xúc cuối cùng mà tác giả muốn gửi gắm. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của việc hoàn thành những điều chưa nói và sự cần thiết của việc kết thúc một cách rõ ràng và trọn vẹn.
Phong cách nghệ thuật:
Ngôn ngữ và hình ảnh: Nguyễn Khoa Điềm sử dụng ngôn ngữ tinh tế và hình ảnh rõ nét để truyền tải cảm xúc. Hình ảnh trong bài thơ thường mang tính biểu cảm mạnh mẽ, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc nỗi đau và niềm tiếc nuối của nhân vật trữ tình.
Nhịp điệu và âm hưởng: Nhịp điệu của bài thơ có thể có sự thay đổi linh hoạt, phản ánh tâm trạng và cảm xúc của tác giả. Âm hưởng của bài thơ thường mang một sắc thái buồn bã và trầm lắng, phù hợp với chủ đề tình yêu và chia ly.
Cấu trúc và cách thể hiện: Bài thơ được tổ chức theo một cấu trúc mạch lạc, với các phần mở đầu, phát triển và kết thúc rõ ràng. Điều này giúp làm nổi bật những ý tưởng chính và cảm xúc của tác giả, đồng thời tạo nên một tổng thể thống nhất và dễ hiểu.
Tổng kết: "Viết cho lần cuối" của Nguyễn Khoa Điềm không chỉ là một bài thơ về tình yêu và sự chia ly mà còn là một tác phẩm nghệ thuật phản ánh sự sâu lắng và tinh tế trong cách nhìn nhận cuộc sống và những cảm xúc cá nhân. Bài thơ này thể hiện khả năng của Nguyễn Khoa Điềm trong việc khai thác và truyền tải những cảm xúc tinh tế qua ngôn ngữ thơ ca. -
Anh đợi
Thơ: Nguyễn Khoa Điềm
Đến sớm một ngày
Vượt trước thôi đường
Cao hơn thói thường
Anh đợi
Đánh đổi một đời
Cuối đất cùng trời
Anh đợi
Anh tìm em
Từ cõi hư vô
Đến phiên chợ đời
Âm dương xanh thẳm
Thương nhớ bồi hồi
Anh đợi
Vứt hết sách vở
Hai tay trụi trần
Núi cao anh trèo
Sông sâu anh lội
Anh đi tìm em
Mây chiều bạc tóc
Thương nhớ lao lung
Một thời trận mạc
Một thời cấy trồng
Anh là hạt thóc
Em là cánh đồng
Gieo bao thương nhớ
Vẫn còn mênh mông
Còn chăng điều tốt
Trong cuộc đời này?
Còn bao nồng mặn
Em dành đôi ta?
Ngàn năm, trăm năm
Anh mong, anh đợi.
Một ngày xuôi tay
Đường xa để lại
Anh còn ngoái lại
Những lời hôm qua:
Anh đợi!
Ngày 27-9-2006
Nguồn: Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012Đôi nét về bài thơ "Anh đợi":
Bài thơ "Anh đợi" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm nổi bật trong thơ ca Việt Nam hiện đại, thể hiện tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình trong tình yêu và sự chờ đợi. Bài thơ mang đến một cái nhìn sâu sắc về những cung bậc cảm xúc và tâm tư của con người khi đối mặt với sự chia ly và mong mỏi đoàn tụ.
Nội dung và ý nghĩa:
Chủ đề chờ đợi và yêu thương: Bài thơ "Anh đợi" tập trung vào chủ đề sự chờ đợi trong tình yêu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đang chờ đợi người yêu, thể hiện một tình yêu sâu đậm và chân thành. Sự chờ đợi này không chỉ là về thời gian mà còn là về những cảm xúc, ký ức và niềm tin vào một tương lai hạnh phúc.
Tâm trạng và cảm xúc: Bài thơ khắc họa tâm trạng của nhân vật trữ tình một cách chân thật và sâu lắng. Sự chờ đợi không chỉ mang đến cảm giác đơn độc và lạc lõng mà còn thể hiện sự kiên trì và lòng chung thủy. Những cảm xúc này được diễn đạt qua những hình ảnh cụ thể và chân thực, làm nổi bật tính chất lãng mạn và sự hy sinh trong tình yêu.
Sự hi vọng và niềm tin: Mặc dù đối mặt với sự chia ly và khó khăn, nhân vật trữ tình vẫn giữ niềm tin và hy vọng vào một ngày đoàn tụ. Điều này thể hiện sự mạnh mẽ và quyết tâm của nhân vật, đồng thời phản ánh niềm tin vào giá trị của tình yêu và sự kết nối giữa hai người.
Phong cách nghệ thuật:
Ngôn ngữ và hình ảnh: Nguyễn Khoa Điềm sử dụng ngôn ngữ tinh tế và hình ảnh rõ ràng để truyền tải cảm xúc của nhân vật. Các hình ảnh trong bài thơ thường mang tính biểu cảm cao, giúp người đọc cảm nhận được sự chân thành và sâu lắng trong tình yêu và sự chờ đợi.
Nhịp điệu và âm hưởng: Nhịp điệu của bài thơ có thể linh hoạt, phản ánh các giai điệu cảm xúc khác nhau từ nỗi đau đến sự hy vọng. Âm hưởng của bài thơ thường mang sắc thái của sự kiên nhẫn và mong mỏi, tạo nên một không khí đầy cảm xúc và chân thành.
Cấu trúc và cách thể hiện: Bài thơ được cấu trúc mạch lạc với các đoạn rõ ràng, giúp làm nổi bật sự phát triển của cảm xúc từ sự chia ly đến sự chờ đợi và niềm tin vào tương lai. Cách thể hiện này giúp người đọc dễ dàng theo dõi và cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
Tổng kết: "Anh đợi" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm thơ ca đầy cảm xúc, khắc họa rõ nét những cảm xúc và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tình yêu và sự chờ đợi. Bài thơ không chỉ mang đến một cái nhìn sâu sắc về tình yêu mà còn thể hiện tài năng của Nguyễn Khoa Điềm trong việc truyền tải những cảm xúc tinh tế và chân thành qua ngôn ngữ thơ ca. -
Thời đại Hồ Chí Minh
Thơ: Nguyễn Khoa Điềm
Khi những anh hùng ngẩng cao đầu ngã xuống
Miệng hô vang Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
Lịch sự như một con tài cất tiếng còi cháy bỏng
Báo ga này ga Hồ Chí Minh
Khi đoán cháu con lại nối tiếp cha anh
Tiến trên đường Hồ Chí Minh đuổi giặc
Lịch sử sẽ khởi hành trên con đường ngắn nhất
Vào tương lai thơi đại Hồ Chí Minh
Khi những em bé đến trường trong tình thương bè bạn
Những dân tộc vùng cao viết chữ cụ Hồ trong núi bắng
Lịch sử sẽ lật từng trang nhanh
Trong ánh sáng thời đại Hồ chí Minh
Từ đau thương ta đứng dạy quên mình
Lẽ sống là con đường diệt Mỹ
Dáng vóc lớn khi ta cầm vũ khí
Việt Nam hùng vĩ nước non này
Trên đất nước nghìn năm những nông dân lại tập cấy cày
Nhà bác học phải nghĩ suy từ ba sào chua mặn
Năm tấn thóc để làm thép gang mặt trận
Cũng là bài ca theo suốt những đoàn quân
Ta lại có tình yêu sáng ngời hơn trăm nét hoa văn
Có nỗi vui một câu ca dao, một trang Kiều mơ ước
Có trời xanh Ba Đình ai cũng nhìn ngắm được
Có đời ta trọn vẹn giữa đời dân
Ta thêm yêu tin mỗi thước đất ta nằm
Đường ra trận ta thương từng bóng lá
Ngủ hầm sâu ta quý từng lớp gió
Đất nước này ta yêu ta thân
Ôi đất nước Hồ Chí Minh
Chưa bao giờ nghĩ suy của ta cao rộng thế
Từ việc đầu tiên là việc đuổi Mỹ dựng nhà
Cho đến việc dạy em bé đừng đi chân không
Và chuyện riêng sinh đẻ
Ba mươi triệu người dân lo toan bằng tấm lòng người cha, người mẹ
Thời đại Hồ Chí Minh chúng ta
Sung sướng thay mỗi người dân đều được thấy Bác Hồ
Càng nhớ dáng những vua Hùng thời lập nước
Bốn ngàn năm nghĩa là bốn ngàn năm có được
Một bây giờ thời đại Hồ Chí Minh
Ôi ta đã góp những chiếc nôi ngày nhân loại khai sinh
Nay đã góp máu xương chọ trọn ngày chiến thắng.
Những Việt Nam xanh màu trên châu Phi cát trắng
Những Việt Nam khoác súng tường trên châu Mỹ La-tinh
Những Việt Nam chân lý Hồ Chí Minh
Ôi Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh...
Điệp khúc lớn những mùa thu ra trận
Chúng con đi bát ngát tự hào
Mảnh trời xanh sau rừng biếc bay cao
Như tay bác như tay thời đại vẫy
Đường giải phóng dù gian lao máu chảy
Chúng con đi bền bỉ sức thanh xuân
Đang lớn lên như Phù Đổng trăm lần
Quyết đánh thắng bầy hung nô thể kỉ
Quyết thắp sáng trong tầm cao ý chí
Chân lý người k có gì không có gì quý hơn
Độc lập tự do, Hồ Chí Minh thời đại sáng tên người
Nội dung bài thơ chép theo lời ngâm của NSUT Linh Nhâm trên chương trình Tiếng thơ của Đài Tiếng nói Việt Nam.Đôi nét về bài thơ "Thời đại Hồ Chí Minh":
Bài thơ "Thời đại Hồ Chí Minh" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm tiêu biểu trong thơ ca hiện đại Việt Nam, thể hiện sự tôn vinh và chiêm nghiệm về thời đại và sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Bài thơ này không chỉ phản ánh tâm trạng của tác giả mà còn mang đến cái nhìn sâu sắc về quá trình lịch sử và những giá trị cốt lõi mà Hồ Chí Minh đại diện.
Nội dung và ý nghĩa:
Tôn vinh Hồ Chí Minh và thời đại của Người: Bài thơ thể hiện lòng tôn kính và sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với Hồ Chí Minh, một nhân vật lịch sử vĩ đại của Việt Nam. Nguyễn Khoa Điềm sử dụng hình ảnh và biểu tượng để phản ánh vai trò quan trọng của Hồ Chí Minh trong việc dẫn dắt dân tộc Việt Nam qua các giai đoạn khó khăn.
Chiêm nghiệm về thời đại: Tác phẩm không chỉ ca ngợi Hồ Chí Minh mà còn làm nổi bật những đặc trưng của thời đại Hồ Chí Minh. Bài thơ khám phá những giá trị và thành tựu của thời đại này, đồng thời nêu bật những thử thách và cơ hội mà đất nước đối mặt trong quá trình xây dựng và phát triển.
Tư tưởng và lý tưởng: Bài thơ phản ánh những tư tưởng và lý tưởng mà Hồ Chí Minh đại diện, bao gồm tinh thần đấu tranh, lòng yêu nước, và khát vọng xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ. Nguyễn Khoa Điềm làm rõ những ảnh hưởng lâu dài của những lý tưởng này đối với xã hội và văn hóa Việt Nam.
Phong cách nghệ thuật:
Ngôn ngữ và hình ảnh: Nguyễn Khoa Điềm sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ và hình ảnh sinh động để thể hiện sự tôn vinh và chiêm nghiệm. Các hình ảnh trong bài thơ thường mang tính biểu cảm cao, giúp người đọc hình dung rõ nét về thời đại và vai trò của Hồ Chí Minh.
Nhịp điệu và âm hưởng: Nhịp điệu của bài thơ có thể mang tính nhạc điệu và cảm xúc, phản ánh sự trang trọng và sâu lắng trong việc ca ngợi và chiêm nghiệm. Âm hưởng của bài thơ thường tạo ra một cảm giác trang nghiêm và tự hào.
Cấu trúc và cách thể hiện: Bài thơ được tổ chức theo cấu trúc rõ ràng, với các phần mở đầu, phát triển và kết thúc mạch lạc. Cách thể hiện này giúp làm nổi bật những ý tưởng chính và cảm xúc của tác giả, đồng thời tạo nên một bức tranh tổng thể về thời đại Hồ Chí Minh.
Tổng kết: "Thời đại Hồ Chí Minh" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm thơ ca có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng tôn kính và sự chiêm nghiệm về một nhân vật lịch sử vĩ đại và thời đại mà ông đại diện. Bài thơ không chỉ ca ngợi Hồ Chí Minh mà còn phản ánh những giá trị và thành tựu của thời đại Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện tài năng của Nguyễn Khoa Điềm trong việc truyền tải những cảm xúc và tư tưởng qua ngôn ngữ thơ ca. -
Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ quan trọng của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Phong cách thơ của ông có nhiều đặc điểm nổi bật, tạo nên sự khác biệt và ảnh hưởng sâu rộng trong lòng độc giả. Dưới đây là những nét chính trong phong cách thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
Nội dung và chủ đề:
- Tư tưởng và tình cảm: Thơ của Nguyễn Khoa Điềm thường chứa đựng những tư tưởng sâu sắc về cuộc sống, tình yêu, và trách nhiệm xã hội. Ông khai thác các chủ đề lớn như lịch sử, cách mạng, và tình yêu quê hương một cách chân thành và sâu lắng.
- Lịch sử và chính trị: Nguyễn Khoa Điềm có nhiều bài thơ phản ánh các vấn đề lịch sử và chính trị của Việt Nam. Ông thể hiện sự quan tâm đến các sự kiện lịch sử, các nhân vật vĩ đại, và thời đại Hồ Chí Minh, nhấn mạnh tầm quan trọng của lịch sử trong việc hình thành bản sắc và giá trị của dân tộc.
- Nhân văn và xã hội: Các tác phẩm của ông thường mang yếu tố nhân văn cao, thể hiện sự quan tâm đến con người và xã hội. Ông khám phá các vấn đề về con người, tình yêu, và trách nhiệm trong xã hội, tạo ra một cái nhìn sâu sắc và nhân văn.
Ngôn ngữ và hình ảnh:
- Ngôn ngữ tinh tế và sâu lắng: Nguyễn Khoa Điềm sử dụng ngôn ngữ thơ ca với sự tinh tế và chọn lọc. Ông thường dùng từ ngữ có sức gợi, giàu hình ảnh và cảm xúc, giúp người đọc cảm nhận được chiều sâu và sắc thái của nội dung.
- Hình ảnh biểu cảm: Thơ của ông thường có những hình ảnh mạnh mẽ và biểu cảm, gợi lên các cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc. Những hình ảnh trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm thường mang tính chất tượng trưng và dễ gây ấn tượng.
Cấu trúc và hình thức:
- Cấu trúc mạch lạc: Bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm thường được tổ chức theo một cấu trúc rõ ràng và mạch lạc, với các phần mở đầu, phát triển và kết thúc rõ ràng. Điều này giúp làm nổi bật các ý tưởng và cảm xúc trong bài thơ.
- Nhịp điệu và âm hưởng: Nhịp điệu trong thơ của ông có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào nội dung và cảm xúc mà ông muốn truyền tải. Âm hưởng của bài thơ thường phản ánh những sắc thái cảm xúc khác nhau từ trang nghiêm, xúc động đến nhẹ nhàng.
Tinh thần và tư tưởng:
- Lòng yêu nước và tự hào dân tộc: Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ lòng yêu nước và tự hào dân tộc trong nhiều tác phẩm của mình. Ông ca ngợi lịch sử, văn hóa, và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam, đồng thời thể hiện sự trân trọng đối với các nhân vật lịch sử và thành tựu của đất nước.
- Suy tư và triết lý: Tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm thường mang tính chất suy tư và triết lý, với những câu hỏi lớn về cuộc sống, con người và ý nghĩa của sự tồn tại. Ông không ngại đặt ra những vấn đề sâu sắc và thách thức người đọc suy nghĩ về các vấn đề tồn tại và giá trị của cuộc sống.
Tổng kết: Phong cách thơ của Nguyễn Khoa Điềm là sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh biểu cảm và tư tưởng sâu sắc. Ông không chỉ tập trung vào việc truyền tải các cảm xúc và suy tư cá nhân mà còn khai thác các chủ đề lớn về lịch sử, xã hội và nhân văn, tạo nên những tác phẩm có giá trị nghệ thuật và tư tưởng cao.