Top 11 Bài thơ hay của nhà thơ Nguyễn Duy

Lan Huong Nguyen 37653 0 Báo lỗi

Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh ngày 7/12/1948 tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá. Sau khi giải ngũ, ông làm việc tại tuần báo Văn nghệ, ... xem thêm...

  1. Tre Việt Nam


    Tre xanh
    Xanh tự bao giờ?
    Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

    Thân gầy guộc, lá mong manh
    Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
    Ở đâu tre cũng xanh tươi
    Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

    Có gì đâu, có gì đâu
    Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
    Rễ siêng không ngại đất nghèo
    Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
    Vươn mình trong gió tre đu
    Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
    Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
    Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

    Bão bùng thân bọc lấy thân
    Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
    Thương nhau tre không ở riêng
    Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
    Chẳng may thân gãy cành rơi
    Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
    Nòi tre đâu chịu mọc cong
    Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
    Lưng trần phơi nắng phơi sương
    Có manh áo cộc tre nhường cho con

    Măng non là búp măng non
    Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
    Năm qua đi, tháng qua đi
    Tre già măng mọc có gì lạ đâu

    Mai sau,
    Mai sau,
    Mai sau...
    Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh

    1970-1972

    Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973

    Tre Việt Nam | Nguyễn Duy
    Tre Việt Nam
    Tre Việt Nam

  2. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa...

    Thơ Nguyễn Duy


    Bần thần hương huệ thơm đêm
    khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
    chân nhang lấm láp tro tàn
    xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

    Mẹ ta không có yếm đào
    nón mê thay nón quai thao đội đầu
    rối ren tay bí tay bầu
    váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

    Cái cò... sung chát đào chua...
    câu ca mẹ hát gió đưa về trời
    ta đi trọn kiếp con người
    cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

    Bao giờ cho tới mùa thu
    trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
    bao giờ cho tới tháng năm
    mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

    Ngân hà chảy ngược lên cao
    quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...
    bờ ao đom đóm chập chờn
    trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

    Mẹ ru cái lẽ ở đời
    sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
    bà ru mẹ... mẹ ru con
    liệu mai sau các con còn nhớ chăng

    Nhìn về quê mẹ xa xăm
    lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
    ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
    miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương...

    Saigon, mùa thu 1986

    Nguồn: Nguyễn Duy, Mẹ và Em, Nxb Thanh Hoá, 1987

    Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa thơ Nguyễn Duy
    Bài thơ: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa...
    Bài thơ: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa...
  3. Ánh trăng

    Thơ Nguyễn Duy


    Hồi nhỏ sống với đồng
    với sông rồi với biển
    hồi chiến tranh ở rừng
    vầng trăng thành tri kỷ


    Trần trụi với thiên nhiên
    hồn nhiên như cây cỏ
    ngỡ không bao giờ quên
    cái vầng trăng tình nghĩa


    Từ hồi về thành phố
    quen ánh điện cửa gương
    vầng trăng đi qua ngõ
    như người dưng qua đường


    Thình lình đèn điện tắt
    phòng buyn-đinh tối om
    vội bật tung cửa sổ
    đột ngột vầng trăng tròn


    Ngửa mặt lên nhìn mặt
    có cái gì rưng rưng
    như là đồng là bể
    như là sông là rừng


    Trăng cứ tròn vành vạnh
    kể chi người vô tình
    ánh trăng im phăng phắc
    đủ cho ta giật mình


    TP. Hồ Chí Minh, 1978

    Nguồn: Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984

    Bài thơ: Ánh trăng
    Bài thơ: Ánh trăng
    Bài thơ: Ánh trăng
    Bài thơ: Ánh trăng
  4. Đò Lèn

    Thơ Nguyễn Duy


    Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
    níu váy bà đi chợ Bình Lâm
    bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
    và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

    Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
    chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
    mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
    điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

    Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
    bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
    bà đi gánh chè xanh Ba Trại
    Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

    Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực
    giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần
    cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
    cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm

    Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
    đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
    thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
    bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

    Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
    dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
    khi tôi biết thương bà thì đã muộn
    bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!

    9-1983

    Bài thơ này được sử dụng làm bài đọc thêm trong chương trình SGK Ngữ văn 12 từ 2007.

    Nguồn: Nguyễn Duy, Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới, 1984

    [Ngâm Thơ] Đò Lèn - NSND Thúy Mùi
    Bài thơ: Đò Lèn
    Bài thơ: Đò Lèn
  5. Đánh thức tiềm lực

    Thơ Nguyễn Duy

    Tiễn đưa anh S.D. đi làm kinh tế

    Hãy thức dậy, đất đai!
    cho áo em tôi không còn vá vai
    cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn...
    xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
    rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn

    Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
    châu báu vô biên dưới thềm lục địa
    rừng đại ngàn bạc vàng là thế
    phù sa muôn đời như sữa mẹ
    sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
    còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
    lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

    ***

    Lúc này ta làm thơ cho nhau
    đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt
    ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
    tiềm lực còn ngủ yên...

    ***

    Tôi lớn lên bên bờ bãi sông Hồng
    trong màu mỡ phù sa máu loãng
    giặc giã từ con châu chấu, con cào cào
    mương máng, đê điều ngổn ngang chiến hào
    trang sử đất ngoằn ngoèo trận mạc
    giọt mồ hôi nào có gì to tát
    bao nhiêu đời mặn chát các dòng sông
    bao nhiêu thời vỡ đê trắng đất mất đồng
    thuyền vỏ trấu mỏng manh ba chìm bảy nổi
    khúc dân ca cũng bèo dạt mây trôi
    hột gạo nõn nà hao gầy đi vì thiên tai
    đói thâm niên
    đói truyền đời
    điệu múa cổ cũng chậm buồn như đói...

    ***

    Tôi đã qua những chặng đường miền Trung bỏng rát và dai dẳng
    một bên là Trường-Sơn-cây-xanh
    bên còn lại Trường-Sơn-cát-trắng
    đồng bằng hình lá lúa gầy nhẳng
    cơn bão chưa qua, hạn hán đổ tới rồi
    ngọn cỏ nhọn thành gai mà trốn không khỏi úa
    đất nứt nẻ ngỡ da người nứt nẻ
    cơn gió Lào rát ruột lắm em ơi!

    Hạt giống ở đây chết đi sống lại
    hạt gạo kết tinh như hạt muối
    cây lúa đứng lên cũng đạp đất đội trời

    ***

    Tôi về quê em - châu thổ sáng ngời
    sông Cửu Long giãn mình ra biển
    đất cuồn cuộn sinh sôi và dịch chuyển
    cây mắm cây tràm lặn lội mở đường đi

    Đất tân sinh ngỡ ngọt ngào trên mặt
    lòng còn chát chua nào mặn nào phèn
    má sung sức và ba cường tráng thế
    man mác âu sầu trong câu hát ru em

    Đã qua đi những huyền thoại cũ mèm
    những đồng lúa ma không trồng mà gặt
    những ruộng cá không nuôi mà sẵn bắt
    những ghểnh cẳng, vuốt râu mà làm chơi ăn thật
    miếng ăn nào không nước mắt mồ hôi!

    Ruộng bát ngát đó thôi, và gạo đắt đó thôi
    đất ghiền phân vô cơ như người ghiền á phiện
    con rầy nâu khoét rỗng cả mùa màng
    thóc bỏ mục ngoài mưa thiếu xăng dầu vận chuyển
    phà Cần Thơ lê lết người ăn xin
    cây đàn hát rong não nề câu vọng cổ
    quán nhậu lai rai - nơi thừa thiếu trốn tìm

    ***

    Này, đất nước của ba miền cày ruộng
    chưa đủ no cho đều khắp ba miền
    ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
    tiềm lực còn ngủ yên...

    ***

    Lúc này tôi làm thơ tặng em
    em có nghĩ tôi là đồ vô dụng?
    vô dụng lấy đi của cuộc sống những gì
    và trả lại được gì cho cuộc sống?

    Em có nghĩ tôi là con chích choè ăn và gại mỏ?

    Em có nghĩ tôi là tay chuyên sản xuất hàng giả?

    Em có nghĩ tôi là kẻ thợ chữ đục đẽo nát cả giấy
    múa võ bán cao trên trang viết mong manh?
    tình nghĩa nhập nhằng với cái hư danh
    tờ giấy chép văn thành tờ giấy bạc

    Em có nghĩ...
    mà thôi!

    ***

    Xin em nhìn kia – người cuốc đất
    (tôi cũng từng chai tay cuốc đất)
    cái cuốc theo ta đời này, đời khác
    lưỡi cuốc nhỏ nhoi liếm sạch cánh đồng rồi
    dướn mình cao
    chĩa cuốc lên trời
    bổ xuống đánh phập
    đẹp lắm chứ cái tạo hình cuốc đất!

    Xin em nhìn - người gánh phân, gánh thóc
    (tôi cũng từng mòn vai gánh phân, gánh thóc)
    kẽo kẹt hai vai một nhịp cầu vồng
    đẹp lắm chứ cái tạo hình gồng gánh!

    Những cái đẹp thế kia... em có chạnh lòng không?
    cái đẹp gợi về thuở ngày xưa ngày xửa
    nhịp theo tiết tấu chậm buồn
    cái đẹp ấy lẽ ra không nên tồn tại nữa!

    Em có chạnh lòng chăng
    giữa thành phố huy hoàng bạt ngàn quán nhậu
    bỗng hiện lù lù cái xe hơi chạy than
    vệt than rơi toé lửa mặt đường

    Em có chạnh lòng chăng
    xích lô đạp càng ngày càng nghênh ngang
    xích lô máy và xe lam chạy dầu vừa nã đại liên vừa phun khói độc
    người đi bộ vừa đi vừa nghĩ về tiềm lực
    tiềm lực còn ngủ yên...

    ***

    Tôi trót sinh ra nơi làng quê nghèo
    quen cái thói hay nói về gian khổ
    dễ chạnh lòng trước cảnh thương tâm

    Làng tôi xưa toàn nhà tranh vách đất
    bãi tha ma không một cái mả xây
    mùa gặt hái rơm nhiều, thóc ít
    lũ trẻ chúng tôi vầy đất tối ngày

    Thuở tới trường cũng đầu trần chân đất
    chữ viết loằng ngoằng củ sắn ngọn khoai
    thầy giáo giảng rằng
    nước ta giàu lắm!...
    lớp lớp trẻ con cứ thế học thuộc bài

    ***

    Lúc này
    tôi và em không còn là lũ trẻ con nữa
    ta biết buồn để biết lạc quan
    và, để nhắn lại sau ta cho lớp lớp trẻ con
    (dù sau này dầu mỏ đã phun lên
    quặng bô-xít cao nguyên đã thành nồi thành soong
    thành tàu bay hay tàu vũ trụ...
    dù sau này có như thế... như thế... đi nữa
    thì chúng ta vẫn cứ nên nhắn lại)
    rằng
    đừng quên đất nước mình nghèo!

    Lúc này
    tôi và em không còn là lũ trẻ con nữa
    tuổi thanh xuân trọn vẹn cuộc chiến tranh
    sau lưng ta là kỷ niệm bi tráng
    trước mặt ta vẫn con đường gập ghềnh
    vẫn trang trọng tấm lòng trung thực
    dù có thể lỗi lầm – làm thế nào mà biết trước
    dù có sao thì cũng phải chân thành

    Xưa mẹ ru ta ngủ yên lành
    để khôn lớn ta hát bài đánh thức
    có lẽ nào người lớn cứ ru nhau
    ru tiềm lực ngủ vùi trong thớ thịt

    ***

    Tiềm lực còn ngủ yên
    trong quả tim mắc bệnh đập cầm chừng

    Tiềm lực còn ngủ yên
    trong bộ óc mang khối u tự mãn

    Tiềm lực còn ngủ yên
    trong con mắt lờ đờ thuỷ tinh thể

    Tiềm lực còn ngủ yên
    trong lỗ tai viêm chai màng nhĩ

    Tiềm lực còn ngủ yên
    trong ống mũi khò khè không nhận biết mùi thơm

    Tiềm lực còn ngủ yên
    trong lớp da biếng lười cảm giác

    Năng động lên nào
    từ mỗi tế bào, từ mỗi giác quan
    cố nhiên cần lưu ý tính năng động của cái lưỡi

    ***

    Cần lưu ý
    lời nói thật thà có thể bị buộc tội
    lời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dương
    đạo đức giả có thể thành dịch tả
    lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường

    Cần lưu ý
    có cái miệng làm chức năng cái bẫy
    sau nụ cười là lởm chởm răng cưa
    có cái môi mỏng rát hơn lá mía
    hôn má bên này bật máu má bên kia
    có trận đánh úp nhau bằng chữ nghĩa
    khái niệm bắn ra không biết lối thu về

    Cần lưu ý
    có lắm sự nhân danh lạ lắm
    mượn áo thánh thần che lốt ma ranh
    nhân danh thiện tâm làm điều ác đức
    rao vị nhân sinh để bán món vị mình

    Cần lưu ý
    có lắm nghề lạ lắm
    nghề mánh mung cứa cổ bóp hầu nhau
    nghề chửi đổng, nghề ngổi lê, nghề vu cáo
    nghề ăn cắp lòng tin và chẹt họng đồng bào
    có cả nghề siêu nghề gọi là nghề không làm gì cả
    thọc gậy bánh xe cũng một thứ nghề...

    Bộ sưu tập những điều ngang trái ấy
    phù chú ma tà ru tiềm lực ngủ mê

    ***

    Tôi muốn được làm tiếng hát của em
    tiếng trong sáng của nắng và gió
    tiếng chát chúa của máy và búa
    tiếng dẻo dai đòn gánh nghiến trên vai
    tiếng trần trụi của lưỡi cuốc
    lang thang
    khắp đất nước
    hát bài hát
    ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC...

    Tp. Hồ Chí Minh 1980-1982

    Đoạn đầu bài thơ này được sử dụng trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2018.

    Nguồn: Nguyễn Duy, Mẹ và Em, NXB Thanh Hoá, 1987

    Nhà thơ Nguyễn Duy đọc trích đoạn bài 'Đánh thức tiềm lực'
    'Đánh thức tiềm lực'
    'Đánh thức tiềm lực'
  6. Hơi ấm ổ rơm

    Thơ Nguyễn Duy


    Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
    Bà mẹ đón tôi trong gió đêm
    - Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
    Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
    Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm

    Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
    Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
    Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
    Của những cọng rơm xơ xác gầy gò

    Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
    Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
    Cái mộc mạc lên hương của lúa
    Đâu dễ chia cho tất cả mọi người

    Bình Lục - một đêm lỡ đường

    Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân, 1973

    Bài thơ: HƠI ẤM Ổ RƠM (Nguyễn Duy)
    Bài thơ: Hơi ấm ổ rơm
    Bài thơ: Hơi ấm ổ rơm
  7. Tiếng hát mùa gặt


    Thơ Nguyễn Duy


    Lúa chín
    Đồng chiêm phả nắng lên không
    Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng
    Gió nâng tiếng hát chói chang
    Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

    Gặt lúa
    Tay nhè nhẹ chút người ơi
    Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng
    Dễ rơi là hạt đầu bông
    Công một nén, của một đồng là đây

    Tuốt lúa
    Mảnh sân trăng lúa chất đầy
    Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
    Rơm vò từng búi rối tinh
    Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi

    Phơi khô
    Nắng non mầm mục mất thôi
    Vì đời lúa đó mà phơi cho giòn
    Nắng già hạt gạo thêm ngon
    Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho

    Quạt sạch
    Cám ơn cơn gió vô tư
    Quạt đi vù vù rác rưởi vương rơi
    Hạt nào lép cứ bay thôi
    Gió lên cho lúa sáng ngời mặt gương!

    Đông Vệ - vụ chiêm 1971


    Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân, 1973

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Bài thơ: Tiếng hát mùa gặt
    Bài thơ: Tiếng hát mùa gặt
  8. Vườn cây của ba

    Thơ Nguyễn Duy


    Má trồng toàn những cây dễ thương
    Nào là hoa, là rau, là lúa
    Còn ba trồng toàn cây dễ sợ
    Cây xù xì, cây lại có gai

    Cái gai bưởi đụng vào thì chảy máu
    Trái sầu riêng rớt xuống thì đầu u
    Nhựa hột điều dính vào là rách áo
    Cây dừa cao eo ơi, cao là cao

    Cây ba trồng sống lâu thiệt là lâu
    Mưa chẳng dập gió lay chẳng đổ
    Thân xù xì cứ đứng trơ trơ
    Cành gai góc đâm ngang tua tủa

    Bưởi, sầu riêng, dừa, điều nhiều nhiều nữa
    Cho em bốn mùa vị ngọt hương thơm
    Vườn của ba cây trồng thì dễ sợ
    Mà trái nào cũng thiệt dễ thương.

    Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Nhân phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

    Vườn Cây Của Ba - Bé Mai Vy thơ Nguyễn Duy
    Bài thơ: Vườn cây của ba
    Bài thơ: Vườn cây của ba
  9. Đà Lạt một lần trăng

    Thơ Nguyễn Duy


    Trăng ảo ảnh lập lờ trong sương trắng
    ngọn gió nhà ai thấp thoáng ở bên đồi
    tiếng móng ngựa gõ ròn trên dốc vắng
    nghe mơ hồ một chiếc lá thông rơi

    Em nhóm bếp bằng củi ngo chẻ nhỏ
    ngọn lửa lấp đi khoảng vắng giữa hai người
    tôi lơ đãng nhìn em nhìn lơ đãng
    siêu nước pha trà vừa ấp úng sôi

    Em biết chứ, chả ai lơ đãng cả
    hòn than kia đang đỏ đến hết lòng
    mà ngọn lửa cứ giả vờ le lói
    mùi nhựa thông theo sợi khói đi vòng...

    Đà Lạt, 1984

    Nguồn: Nguyễn Duy, Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới, 1984

    Đà lạt một lần trăng
    Bài thơ: Đà Lạt một lần trăng
    Bài thơ: Đà Lạt một lần trăng
  10. Được yêu như thể ca dao

    Thơ Nguyễn Duy


    Bao giờ cho tới ngày xưa
    yêu như các cụ cho vừa lòng ta
    cái thời chưa nhiễm SIDA
    yêu lăn yêu lóc la đà đã chưa

    Ðược yêu như các cụ xưa
    cũng trăng gió cũng mây mưa ào ào
    được yêu như thể ca dao
    đủ phờ phạc đất đủ lao đao trời

    Tây Tàu cũng thế thì thôi
    y chang cay đắng ngọt bùi khổ đau
    không trầu mà cũng chẳng cau
    làm sao cho thắm môi nhau thì làm

    (22-12-1993)

    Nguồn: Nguyễn Duy, Về, NXB Hội nhà văn, 1994

    Bài thơ: ĐƯỢC YÊU NHƯ THỂ CA DAO (Nguyễn Duy)
    Bài thơ: Được yêu như thể ca dao
    Bài thơ: Được yêu như thể ca dao
  11. Nguyễn Duy (tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948) là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám. Thơ của Nguyễn Duy mang đậm dấu ấn cá nhân với phong cách đặc trưng và độc đáo. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của phong cách thơ Nguyễn Duy:

    • 1. Tính Hiện Thực và Chân Thực
      • Phản ánh hiện thực: Thơ Nguyễn Duy thường phản ánh chân thực hiện thực xã hội, cuộc sống hàng ngày của người dân, từ đó nêu lên những vấn đề xã hội, những nỗi đau và niềm vui của cuộc sống.
      • Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc: Sử dụng ngôn ngữ đời thường, dễ hiểu nhưng vẫn rất tinh tế và sâu sắc, thơ ông dễ dàng chạm đến trái tim người đọc.
      • Ví dụ: Bài thơ "Đò Lèn" miêu tả kỷ niệm thời thơ ấu, những chi tiết bình dị nhưng chân thực về cuộc sống và con người.
    • 2. Chủ Nghĩa Nhân Văn
      • Tình yêu con người và quê hương: Thơ Nguyễn Duy luôn chứa đựng tình yêu thương sâu sắc với con người và quê hương, thể hiện sự đồng cảm với những người lao động và những người chịu thiệt thòi trong xã hội.
      • Tình yêu gia đình: Những bài thơ về gia đình, mẹ cha, ông bà luôn được ông viết với tình cảm chân thành và xúc động.
      • Ví dụ: Bài thơ "Người về" thể hiện tình cảm yêu thương và kính trọng đối với người mẹ.
    • 3. Tính Phê Phán Xã Hội
      • Phê phán hiện thực: Nguyễn Duy không ngần ngại phê phán những bất công, tha hóa và những vấn đề tiêu cực trong xã hội.
      • Tiếng nói của lương tri: Thơ ông thường là tiếng nói của lương tri, phản ánh những điều phi lý và bất công mà ông chứng kiến.
      • Ví dụ: Bài thơ "Tre Việt Nam" không chỉ ngợi ca vẻ đẹp của cây tre mà còn là một tiếng nói mạnh mẽ về sự kiên cường của con người Việt Nam trước những thử thách của cuộc sống.
    • 4. Hình Ảnh Gần Gũi và Đầy Biểu Cảm
      • Hình ảnh quen thuộc: Thơ Nguyễn Duy thường sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày, từ đó tạo nên sự gần gũi và thân thuộc với người đọc.
      • Biểu cảm mạnh mẽ: Những hình ảnh này không chỉ đơn thuần là sự mô tả mà còn mang đến những cảm xúc mạnh mẽ và ý nghĩa sâu sắc.
      • Ví dụ: Hình ảnh "đò Lèn", "tre", "mẹ" trong các bài thơ của ông đều rất đỗi thân thuộc và gợi cảm.
    • 5. Phong Cách Trữ Tình
      • Giọng điệu trữ tình: Thơ Nguyễn Duy mang đậm giọng điệu trữ tình, thể hiện qua những cảm xúc chân thành, lắng đọng.
      • Sự pha trộn giữa cảm xúc và suy tư: Ông khéo léo pha trộn giữa cảm xúc cá nhân và những suy tư về cuộc đời, tạo nên sự cân bằng giữa cái riêng và cái chung.
      • Ví dụ: Bài thơ "Ánh trăng" với những dòng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng về quá khứ và hiện tại.
    • 6. Sử Dụng Thể Thơ Đa Dạng
      • Thể thơ truyền thống và hiện đại: Nguyễn Duy sử dụng cả thể thơ truyền thống và hiện đại, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho tác phẩm của mình.
      • Sáng tạo trong hình thức: Ông không ngừng sáng tạo và thử nghiệm các hình thức thơ mới, từ đó làm mới và làm giàu cho nền thơ ca Việt Nam.
      • Ví dụ: Bài thơ "Tre Việt Nam" sử dụng thể thơ lục bát truyền thống, trong khi nhiều bài thơ khác của ông lại mang dáng dấp hiện đại và tự do hơn.

    Phong cách thơ của Nguyễn Duy là sự kết hợp giữa tính hiện thực, tình yêu con người, quê hương và tinh thần phê phán xã hội, tạo nên một phong cách thơ độc đáo, chân thực và đầy cảm xúc. Thơ ông không chỉ phản ánh cuộc sống mà còn là tiếng nói của lương tri, tình yêu và sự đồng cảm sâu sắc.




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |