Top 5 Bài soạn "Xúy Vân giả dại" trong SGK Kết nối tri thức - Ngữ văn 10 hay nhất

Hà Ngô 195 0 Báo lỗi

"Xúy Vân giả dại" là trích đoạn nổi bật trong chèo Kim Nam được đánh giá là một trong những trích đoạn hay nhất của chèo cổ Việt Nam. Dưới đây là một số bài ... xem thêm...

  1. Nội dung chính

    Trích đoạn kể về sự việc giả điên của Xúy Vân để mong được thoát khỏi Kim Nham.


    Tóm tắt

    Đoạn trích Xúy Vân giả dại được trích trong vở chèo Kim Nham, là đoạn kể về sự việc giả điên của Xúy Vân để mong được thoát khỏi Kim Nham. Xúy Vân trong đoạn trích này không ngừng than thở, kể lể và thể hiện sự điên loạn, dở hơi của mình bằng những giọng điệu của chèo như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, hát sắp, hát ngược,… để mọi người tin là mình đã điên thật nhằm mong muốn được Kim Nham giải thoát để đi theo người tình là Trần Phương.


    Trước khi đọc

    Câu 1 (trang 126 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Giữa sự nở rộ của muôn vàn phương tiện nghe nhìn và các hoạt động giải trí hấp dẫn, bạn nghĩ như thế nào nếu ai đó đề nghị bạn bỏ chút thời gian xem một vở chèo cổ?

    Phương pháp giải:

    Liên hệ với bản thân để trả lời


    Lời giải chi tiết:

    Học sinh dựa vào sở thích và ý kiến cá nhân để giải thích


    Câu 2 (trang 126 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Bạn có thấy tò mò khi nghe đến tên lớp chèo Xúy Vân giả dại hay không? Hãy tận dụng các điều kiện hiện có của mình để xem lớp chèo này hoăc toàn bộ vở chèo Kim Nham.

    Phương pháp giải:

    • Học sinh dựa vào những trải nghiệm của bản thân để nêu lên suy nghĩ mà nhan đề này gợi cho em
    • Tự tìm đọc hoặc xem vở chèo Kim Nham

    Lời giải chi tiết:

    Nhan đề Xúy Vân giả dại gợi cho em tự tò mò, cụ thể là không biết nội dung vở kịch như thế nào, sẽ miêu tả một cô gái đang điên loạn hay đằng sau còn có bài học, ý nghĩa gì


    Trong khi đọc

    Câu 1 (trang 126 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Hình dung khi thể hiện lời thoại này, diễn viên sẽ có động tác diễn xuất tương ứng như thế nào?

    Phương pháp giải:

    Em thử tưởng tượng khi đứng trên sân khấu chèo, diễn viên nên thể hiện như thế nào để thu hút người xem


    Lời giải chi tiết:

    Theo em, khi diễn xuất lời thoại này, diễn viên nên thể hiện biểu cảm đau khổ, hối hận trên gương mặt, kèm với những hành động tự trách, vật vã bản thân như tự đấm ngực mình, ôm đầu bứt tóc,…


    Câu 2 (trang 128 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Lời thoại này thể hiện trạng thái tâm lí gì của nhân vật?

    Phương pháp giải:

    Dựa vào hoàn cảnh của Xúy Vân để suy đoán tới cảm xúc của nhân vật


    Lời giải chi tiết:

    Lời thoại này vừa cho thấy sự hối hận, lại vừa cho thấy sự đau khổ, tủi phận, xấu hổ của Xuý Vân khi trót làm kẻ bạc tình, phụ lại Kim Nham để chạy theo một tên sở khanh là Trần Phương.


    Câu 3 (trang 128 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Chú ý cách nhân vật chèo xưng danh, tự giới thiệu trước khán giả

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ lời thoại của nhân vật


    Lời giải chi tiết:

    Các nhân vật tự xưng “tôi”, xưng tên họ một cách khiêm nhường, từ tốn. Ngoài ra còn giới thiệu các đặc điểm của bản thân như “dại dột”, “tài cao vô giá”, “hát hay đã lạ”,…


    Câu 4 (trang 129 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Hình ảnh vợ chồng quấn quýt xuất hiện ở đây có ý nghĩa gì?

    Phương pháp giải:

    Liên hệ với bối cảnh của vở chèo và cảnh ngộ của nhân vật


    Lời giải chi tiết:

    Hình ảnh vợ chồng quấn quýt cho thấy mong muốn về một gia đình hạnh phúc, êm ấm của Xúy Vân nhưng đồng thời lại càng khắc họa rõ nét hơn sự hối hận và đau khổ của nàng.


    Câu 5 (trang 129 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Chú ý sự ý thức của nhân vật về chính mình

    Phương pháp giải:

    Dựa vào lời thoại của Xúy Vân và cảnh ngộ của nhân vật để trả lời


    Lời giải chi tiết:

    Lời thoại này cho thấy nhân vật đã nhận ra được hoàn cảnh và sai lầm của bản thân hiện tại: vừa cô đơn, vừa hối hận, lại vừa là kẻ bị phụ tình, bị lừa dối.


    Câu 6 (trang 130 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Lưu ý ngôn ngữ và cách liên hệ bất thường của người điên hoặc giả điên

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ đoạn thoại “hát ngược”


    Lời giải chi tiết:

    Ở đoạn này, lời thoại thể hiện rõ sự “điên” của Xúy Vân khi liên tục nói tới những điều vô lý, sai sự thật, chứng tỏ nhân vật đã không còn giữ được sự tỉnh táo, dần mất đi ý thức và không phân biệt được sự việc.


    Trả lời câu hỏi

    Câu 1 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Nêu nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân.

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ văn bản, chú ý tới phần trích dẫn về vở kịch Kim Nham ở đầu văn bản


    Lời giải chi tiết:

    Nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân là khi nàng ở nhà chờ chồng cô đơn thì được một người đàn ông là Trần Phương tán tỉnh, hứa hẹn, Xúy Vân đã giả dại với hi vọng được thoát khỏi Kim Nham để đi theo Trần Phương


    Câu 2 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, đoạn lời thoại nào thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật? Vì sao bạn xác định như vậy?

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ văn bản, chú ý những lời thoại than vãn, đau khổ của Xúy Vân


    Lời giải chi tiết:

    Theo em, đoạn lời thoại hát quá giang từ “Nên tôi phải lụy đò” đến “Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên” là đoạn trích thể hiện rõ nhất ngôn ngữ điên của nhân vật. Vì ở đoạn trích này, Xúy Vân đã nói hết những tâm trạng đau đớn, bi lụy, xấu hổ tủi nhục của mình, nàng phải “lụy đò”, “lụy cô bán hàng”, bị “chúng chê, bạn cười”. Giọng điệu, lời thoại trong đoạn trích vừa như kể lể, vừa như lời than vãn, ân hận, xót xa vì đã trót xiêu lòng trước Trần Phương mà phụ Kim Nham.


    Câu 3 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Hãy chọn phân tích một đoạn lời thoại để làm rõ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân.

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ văn bản, chọn một đoạn mà lời thoại của nhân vật là tâm trạng than vãn, giằng xé, ân hận để phân tích và thấy được tâm trạng của Xúy Vân.


    Lời giải chi tiết:

    Trong văn bản, theo em đoạn lời thoại thể hiện mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân nhất là từ “Bước chân vào tôi thưa rằng vậy” đến “Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại”. Trong văn bản, Xúy Vân nói với mọi người mà nàng gọi là “chị em”, cũng như đang tự vấn chính mình. Nàng tự xưng tên họ, nói bản thân có “tài cao vô giá”, “hát hay đã lạ”, được gọi là “cô ả Xúy Vân”, cho thấy ở nàng một cô gái xinh đẹp, hát hay, đáng trân trọng. Thế nhưng lại rơi vào nỗi đau khổ khi trót bỏ chồng để đi theo một người đàn ông phụ bạc, “phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương”. Một bên là người con gái đang tuổi xuân thi, với một bên là nỗi đau đớn tủi nhục vì bị ruồng bỏ, sự đối lập này đã cho thấy rõ tâm trạng ân hận của Xúy Vân, chính bi kịch ấy đã đẩy nàng “đến nỗi điên cuồng, rồ dại”. Nỗi ân hận của Xúy Vân tuy muộn màng nhưng cũng cho thấy sự thức tỉnh của nhân vật, điều đó thể hiện nàng đã nhận ra lỗi lầm của mình, đang đấu tranh đau khổ với nỗi ân hận và đau đớn khi đã phụ bạc Kim Nham.


    Câu 4 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu “con gà rừng” cho biết những điều gì về cảnh ngộ đời sống cũng như niềm mong ước của Xúy Vân?

    Phương pháp giải:

    • Đọc kĩ đoạn văn bản thể hiện theo điệu “con gà rừng”
    • Liên hệ những lời nói, hành động ấy với tâm trạng được thể hiện trong văn bản của nhân vật


    Lời giải chi tiết:

    Đoạn lời thoại theo điệu “con gà rừng” đã cho thấy cảnh ngộ đời sống của Xúy Vân lúc này vừa “đắng cay” lại vừa uất ức, nàng đang phải sống trong nỗi đau đớn, tủi hổ vì bị người đời chê cười là bỏ chồng, dan díu với nhân ngãi, để tiếng xấu cho cha mẹ, bị láng giềng đàm tiếu, dị nghị, dằn vặt và hối hận vì hành động của mình.

    Đoạn lời thoại này còn cho thấy mong ước về cuộc sống gia đình của Xúy Vân, nàng muốn chờ tới khi “bông lúa chín vàng”, “anh đi gặt”, “nàng mang cơm”, đây là hình ảnh về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, gia đình hòa thuận, vợ chồng sớm tối có nhau, đồng thời cũng là mong ước của nhiều người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.


    Câu 5 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Qua đoạn xưng danh của Xúy Vân, có thể nhận ra được những đặc điểm gì của sân khấu chèo (cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn…)?

    Phương pháp giải:

    • Ôn lại kiến thức về sân khấu chèo
    • Đọc kĩ văn bản, chú ý tới lời thoại của Xúy Vân

    Lời giải chi tiết:

    Đoạn xưng danh của Xúy Vân đã thể hiện những đặc trưng của sân khấu chèo:

    • Xưng danh: Xúy Vân bước ra sân khấu tự xưng danh, tên tuổi, xưng với mọi người là “tôi”, gọi người khác là “thiên hạ”
    • Nhân vật: Xúy Vân là kiểu nhân vật tiêu biểu của chèo, một người bình thường không xa lạ với đời sống lao động của nhân dân
    • Sự tương tác giữa người xem và người diễn: Xúy Vân chào xung quanh, tự xưng danh giới thiệu với mọi người trước khi nói về bản thân mình => tương tác với khán giả

    Câu 6 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà bạn nhận biết được qua đoạn trích (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca;…).

    Phương pháp giải:

    • Đọc kĩ đoạn trích
    • Ôn lại kiến thức về đặc điểm của ngôn ngữ chèo và soi chiếu vào văn bản

    Lời giải chi tiết:

    • Có sự đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát: xuyên suốt đoạn trích, lời thoại của Xúy Vân được thể hiện qua nhiều điệu như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, hát sắp, nói, hát ngược.
    • Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa: “Bông bông dắt, bông bông díu/ Xa xa lắc, xa xa líu”
    • Cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình: “Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng”, “chờ cho bông lúa chín vàng”, “con cá rô nằm vũng chân trâu/ để cho năm bảy cần câu châu vào”,…

    Câu 7 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Qua lớp chèo này, bạn hiểu thêm được những điều gì về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam thuở xưa?

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ văn bản, chú ý tới những chi tiết thể hiện đời sống văn hóa Việt Nam xưa

    Lời giải chi tiết:

    Lớp chèo có thể hiện nhiều yếu tố về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam xưa như:

    • Tin tưởng vào tín ngưỡng: “than cùng bà Nguyệt”, “ông Bụt”
    • Hàng xóm láng giềng sống với nhau gần gũi, đoàn kết: Xúy Vân gọi mọi người là “chị em ơi!”, lời nói thủ thỉ tâm tình “Chị em ơi tôi than vài câu nhé, chuyện của Xúy Vân láng giềng cũng đều hay biết

    Câu 8 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Bạn đánh giá như thế nào về hành động này của nhân vật?

    Phương pháp giải:

    • Chú ý tới phần trích dẫn về vở kịch Kim Nham ở đầu văn bản
    • Liên hệ hành động giả điên này của Xúy Vân với tâm trạng và hoàn cảnh của người phụ nữ trong xã hội cũ

    Lời giải chi tiết:

    Xúy Vân giả dại để che giấu sự thật rằng mình đã trót say đắm Trần Phương mà phụ bạc Kim Nham, đồng thời hành động giả dại của nàng còn có mục đích muốn được tự do, thoát khỏi Kim Nham để đi theo Trần Phương.

    Hành động này của Xúy Vân tuy là sai trái vì đã phụ chồng, không phải là hành vi đoan chính nhưng đặt trong hoàn cảnh của người phụ nữ xưa thì đây là một điều phần nào có thể thông cảm được vì nàng đang phải sống những ngày vò võ cô đơn đợi chồng về, trong xã hội xưa người phụ nữ lại không được tự do tìm kiếm hạnh phúc nên đây có thể là một phút yếu lòng của Xúy Vân.


    Câu 9 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

    Đề bài: Với văn bản lớp chèo Xúy Vân giả dại, ta chỉ cần khoảng 3 phút để đọc xong, nhưng để diễn trên sân khấu, cần tới gần 15 phút. Từ thực tế này, có thể rút ra được nhận xét gì về nghệ thuật chèo? (Gợi ý: chức năng của tích trò; tầm quan trọng của diễn xuất gồm hát, múa và các hình thức biểu cảm khác;…)

    Phương pháp giải:

    Dựa vào đặc điểm của sân khấu chèo để trả lời


    Lời giải chi tiết:

    Từ thực tế diễn viên mất rất nhiều thời gian để diễn trên sân khấu so với việc đọc chèo có thể thấy nghệ thuật chèo khi diễn trên sân khấu không chỉ dựa vào văn bản gốc mà còn nhiều yếu tố khác như tích trò, diễn xuất, múa hát của diễn viên.

    Khi đứng trên sân khấu, tích trò là yếu tố có khả năng thêm thắt, bổ sung cho diễn viên; đồng thời các yếu tố như hát, múa cũng bổ sung nội dung cho văn bản gốc và kéo dài thời gian của vở chèo trên sân khấu.


    Kết nối đọc - viết

    Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua lớp chèo Xúy Vân giả dại.

    Phương pháp giải:

    Chú ý tâm trạng của Thúy Vân trong đoạn trích và phân tích nó dựa trên cảnh ngộ, lời nói và hành động của nhân vật.


    Lời giải chi tiết:

    Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, Xúy Vân xuất hiện với hình ảnh người phụ nữ vừa điên loạn lại vừa đáng thương. Nàng đang bị giằng xé giữa tâm trạng hối hận và nỗi tủi nhục vì sự cười chê của người đời. Nàng hối hận, cảm thấy tội lỗi vì đã phụ bạc Kim Nham, lại càng đau đớn vì bị Trần Phương bỏ rơi, Người phụ nữ không còn điểm tựa này còn phải đối mặt với nỗi cười chê của láng giềng. Trong xã hội phong kiến xưa, đây là một bi kịch lớn với người phụ nữ. Những câu nói điên loạn, kể lể càng cho thấy sự tuyệt vọng và tủi hổ của nhân vật đã lên đến đỉnh điểm, nàng đang bị mắc kẹt trong nỗi ám ảnh ấy mà không biết chia sẻ cùng ai nên càng rơi vào bế tắc. Hình ảnh Xúy Vân trong lớp chèo này là đại diện cho cảnh ngộ của những người phụ nữ xưa trong xã hội cũ, không được tự quyết định thân phận mình, đến khi muốn tìm hạnh phúc lại bị rơi vào bi kịch.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Thể loại

    • Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.
    • Chèo được hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh khi vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung đã được nhà vua phong chức quan Ưu Bà chuyên truyền dạy nghề múa hát.
    • Các vở chèo nổi tiếng như Lưu Bình - Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính,...

    Xuất xứ: Vở chèo Kim Nham

    • Kim Nham là vở chèo cổ nói về người học trò cùng tên. Sau khi kết duyên với Xúy Vân chàng đã lên kinh đô tiếp tục học hành, Xúy Vân ở nhà bị Trần Phương dụ dỗ, hứa hẹn nên đã giả điên để mong thoát khỏi Trần Phương. Chạy chữa không thành, Kim Nham đành để cho vợ được tự do nhưng khi tới tìm Trần Phương, Xúy Vân lại bị hắn ta trở mặt. Từ chỗ giả điên, nàng đã hóa điên thật.
    • Vở chèo Kim Nham nêu cao bài học đạo lý khi thể hiện quan hệ gia đình, chồng vợ, đồng thời cũng bộc lộ sự cảm thông với thân phận của người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa.
    • Kim Nham hội tụ được những tinh hoa nghệ thuật chèo, vừa giàu tính bi kịch, vừa đầy tiếng cười hài hước, có những lớp, những màn hết sức đặc sắc, gắn liền với tài năng biểu diễn của các nghệ sĩ qua nhiều thời.
    • Tích trò Kim Nham có một số dị bản, kể khác nhau ít nhiều về nguồn gốc gia đình Xúy Vân, nguyên cớ chính khiến Xúy Vân giả điên và kết thúc số phận bi kịch của nàng.

    Đoạn trích Xúy Vân giả dại

    • Là lớp chèo thuộc loại đỉnh cao không chỉ của riêng vở Kim Nham mà còn của cả nền chèo cổ Việt Nam
    • Đã có nhiều diễn viên khẳng định tài năng xuất chúng của mình nhờ lớp chèo này như Dịu Hương, Diễm Lộc, Thúy Ngần,..

    Bố cục Xúy Vân giả dại

    • Phần 1: từ đầu đến “ai biết là ai?”: màn giới thiệu của Xúy Vân với khán giả
    • Phần 2: tiếp theo đến “than thân vài câu nhé”: tình cảnh éo le, nỗi đau khổ của Xúy Vân hiện tại và niềm mong ước của nàng về một cuộc sống gia đình hòa hợp, hạnh phúc.
    • Phần 3: còn lại: nỗi ân hận, xót xa và hối lỗi, tự trách của Xúy Vân

    Giá trị nội dung của Xúy Vân giả dại

    • Đoạn trích đã khắc họa thành công hình hóa điên của nhân vật Xúy Vân qua những câu từ, lời lẽ và hành động của nhân vật
    • Từ hoàn cảnh của Xúy Vân, giúp người đọc hình dung được hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền
    • Thể hiện những quan niệm về gia đình, đạo vợ chồng
    • Thể hiện phần nào văn hóa làng xã của Việt Nam thuở xưa, coi trọng và khắt khe đối với phẩm chất của người phụ nữ.
    • Bộc lộ niềm cảm thông đối với người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa

    Giá trị nghệ thuật của Xúy Vân giả dại

    • Thể hiện được những đặc trưng của thể loại chèo ở nhiều khía cạnh như cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn,...
    • Ngôn từ được thể hiện đa dạng theo nhiều cách như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, điệu sử rầu, hát sắp, hát ngược
    • Giàu tính bi kịch

    * Trước khi đọc

    Câu hỏi 1 (trang 127 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Nếu ai đó đề nghị em bỏ thời gian xem một vở chèo cổ thì em sẽ đồng ý nếu có thời gian

    Câu hỏi 2 (trang 127 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Em đã từng nghe đến tên của vở chèo này nhưng chưa có cơ hội xem

    * Đọc văn bản

    Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

    1.Hình dung khi thể hiện lời thoại này, diễn viên sẽ có động tác diễn xuất tương ững như thế nào?

    • Khi thể hiện lời thoại, diễn viên sẽ múa theo nhạc, động tác dứt khoát, đi lại loạng choạng, …

    2. Lời thoại này thể hiện tâm lí gì của nhân vật

    • Trầm buồn, bi ai.
    • Từ tiếng hét trách móc nàng đã bật thành giọt nước mắt hờn tủi.
    • Chắp tay lạy như một lời kêu gọi lòng đồng cảm từ cộng đồng, xã hội với mong muốn mọi người hiểu cho mình.

    3. Chú ý cách nhân vật chèo xưng danh, tự giới thiệu trước khán giả

    • Nhân vật xưng danh kể về lai lịch, xuất thân, giới thiệu sơ lược về bản thân, sở thích, gia cảnh, tính nết của mình.

    4. Hình ảnh vợ chồng quấn quýt xuất hiện ở đây có ý nghĩa gì?

    • Hình ảnh vợ chồng xuất hiện ở đây chính là ước muốn giản dị của Xúy Vân, khát vọng bình dị được sum vầy êm ấm, hạnh phúc trong cảnh đời thường, đó cũng là định hướng trong tương lai của nàng.
    • Đó là một gia đình có vợ chồng đầm ấm, chồng cày vợ cấy, đến mùa lúa chín thì chồng đi gặt, vợ mang cơm

    5. Chú ý sự ý thức của nhân vật về chính mình

    • Đây là nỗi niềm tâm trạng của con gái khi bị tình yêu tuột khỏi tầm tay, chăn trở bao đêm vì thiếu vắng hạnh phúc.
    • Tự ví mình như con cá rô nhỏ bé nằm vũng chân trâu, để cho năm bảy cái cần câu châu vào để than trách cho số phận
    • Bơ vơ vô định không biết đi đâu về đâu để bị cạm bẫy của cuộc đời trói buộc, rồi lại phải chịu bao điều oan trái

    6. Lưu ý ngôn ngữ và cách liên hệ bất thường của người điên hoặc giả điên

    Những sự vật hiện tượng được hiện lên một cách ngược đời:

    • Cái trứng gà – tha con quạ - ngồi trên cây
    • Trong đình – cái khuya – cái nhôi
    • Cái nón – cái kèo, cái cột
    • Dưới sông – bán bát
    • Trên biển – đốn gỗ - làm nhà
    • Cưỡi gà – đánh giặc

    * Sau khi đọc

    Nội dung chính:

    Văn bản: Xuý Vân với những câu hát nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực tỉnh táo về thân phận dang dở, bẽ bàng. Sau những câu hát xưng danh là tâm sự đau xót về một cuộc đời lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa. Đoạn trích tiếp tục những lời độc thoại về nỗi thất vọng trước mâu thuẫn vì ước mơ hạnh phúc tốt đẹp gặp phải thực tế phũ phàng.


    Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

    Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    - Sau khi kết duyên với Kim Nham, chàng miệt mài đèn sách đợi khoa thi, để Xúy Vân sống trong cảnh cô đơn, buồn bã. Ở quê, Xúy Vân bị gã Trần Phương tán tỉnh, hứa hẹn ngon ngọt. Nàng giả điên với hi vọng thoát khỏi Kim Nham để theo Trần Phương.


    Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    - Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, đoạn lời thoại thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật là đoạn cuối hát ngược từ “Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông” đến “cưỡi con gà mà đi đánh giặc”

    - Vì dựa vào hình thức: chú thích hát ngược; và nội dung lời nói: những sự vật hiện tượng trong lời nàng được hiện lên một cách ngược đời:

    • Cái trứng gà – tha con quạ - ngồi trên cây
    • Trong đình – cái khuya – cái nhôi
    • Cái nón – cái kèo, cái cột
    • Dưới sông – bán bát
    • Trên biển – đốn gỗ - làm nhà
    • Cưỡi gà – đánh giặc

    Những câu nói ngược, đầy những phi lí, nghịch dị khơi gợi về một thực trạng nội tâm xáo trộn, bất ổn, đầy trớ trêu. Nhân vật dường như rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên dại, rối bời, mất phương hướng.


    Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Ở phần mở đầu, Xúy Vân xuất hiện với những tiếng hát và hành động quay cuồng, tâm trạng nửa tỉnh nửa mê, nửa ngây nửa dại. Xúy Vân đã cất tiếng hát than thở với bà Nguyệt về tình duyên của mình, sau đó Xúy Vân đã mượn hình ảnh con đò tình duyên để nói về mình, một người phụ nữ mòng mỏi chờ chồng, hạnh phúc dang dở.

    “Tôi là đò, đò nỏ có thưa

    Tôi càng chờ, càng đợ, càng trưa chuyến đò”

    • Tuy lời hát xuất phát từ trạng thái nửa tỉnh nửa ngây nhưng qua lời hát ấy vẫn thấy tâm trạng đầy đau khổ, day dứt của một cô gái đang lo lắng trước tuổi xuân đang trôi qua, hình ảnh của cô gái ấy như một người lữ khách đứng trên bến đò vắng nhưng chưa thấy bóng dáng con đò.
    • Ở những câu hát tiếp theo, dưới hình thức của những câu thơ lục bát biến thể, Xúy Vân đã thể hiện được tâm trạng của một người con gái đã có chồng, tự do bị trói buộc, mọi thứ đều phải phụ thuộc vào chồng. Muốn qua sông lần nữa thì phải dứt bỏ tình duyên cũ với chồng:

    “Chẳng nên gia thất thì về

    Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười”


    Luôn khát khao tình yêu và có một niềm tin mãnh liệt vào một tương lai đầy hạnh phúc với tình nhân mới củy mình.

    “Gió giăng thì mặc gió giăng

    Đôi ta chỉ quyết đạo hằng với nhau”


    Hình ảnh Xúy Vân mạnh mẽ tìm đến tình yêu của mình đã từng bị coi là hành vi phá bỏ những giá trị đạo đức phong kiến, phá vỡ đạo tam tòng tứ đức, trở thành một người nổi loạn chẳng quá cũng vì quá khát khao tình yêu và đắm chìm trong tình yêu ấy đến nỗi không thể thoát ra được.


    Câu 4 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Giữa hình ảnh con gà và con công ta sẽ thấy sự khác biệt về giống loài, tính chất. Vậy mà con gà rừng vẫn phải gắn liền với con công, thể hiện một nghịch lí xã hội, sự bất công mà Xúy Vân phải chịu đựng:

    “Bông bông dắt, bông bông díu

    Xa xa lắc, xa xa líu”

    Cho ta cảm nhận về một sự ràng buộc mâu thuẫn, không thể dung hòa giữa đạo đức con người và tình yêu đích thực.


    “Láng giềng ai hay , ức bởi xuân huyên”

    ”Ức bởi xuân huyên” thể hiện sự trách giận với chính bố mẹ nàng đã đẩy nàng vào tình cảnh giở khóc giở cười này. Câu hỏi thê lương không lời đáp:” Láng giềng ai hay?” càng khiến thân phận Xúy Vân đáng thương hơn nhiều.


    “Chờ cho bông lúa chín vàng

    Để anh đi gặt để nàng mang cơm”

    Đậm chất đồng quê, đây là ước mơ khát vọng bình dị được sum vầy êm ấm, hạnh phúc trong cảnh đời thường, đó cũng là định hướng trong tương lai của nàng


    “Rủ nhau lên núi Thiên Thai

    Thấy hai con quạ đang ăn xoài trên cây”

    Hình ảnh con quạ đang ăn xoài trên cây là hình ảnh rất đẹp, có gì đó gần gũi khăng khít, không thể tách rời. Việc rủ nhau lên núi Thiên thai là ước nguyện của Xúy Vân được cùng Trần Phương có một cuộc sống xa lánh phàm tục, có một cuộc sống chỉ có hai người


    Câu 5 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Cách xưng danh: nhân vật tự thuật, tự xưng danh báo tính, tự bình luận về hành động hoặc nhân cách của chính mình
    • Sự tương tác giữa người xem và người diễn: gọi là những đoạn thoại hướng ngoại, làm cho sân khấu chèo gần gũi, người xem có thể thêm các tiếng đế để tiếp lời nhân vật

    Câu 6 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Do tính chất diễn xướng nên ngôn ngữ chèo sử dụng những thể thơ quen thuộc, dễ nhớ có vần điệu:

    + thể thơ tự do:

    Đau thiết thiệt van

    Than cùng bà Nguyệt

    Đánh cho lê liệt

    Chết mệt con đồng

    + thể thơ lục bát:

    Gió trăng thì mặc gió trăng

    Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên

    - Sử dụng ca dao

    Cách sông nên phải lụy đò

    Tối trời nên phải lụy cô bán hàng

    Câu 7 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Chế độ hôn nhân hà khắc, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy
    • Tam tòng tứ đức
    • Đời sống của dân làng chủ yếu tự cấp, tự túc, khép kín, rât ít khi tiếp xúc với bên ngoài, Hàng xóm láng giềng sống với nhau cơ bản hòa thuận, trên bảo dưới nghe, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau những khi cần thiết

    Câu 8 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Để có thể đến được với Trần Phương, Xúy Vân đã quyết định giả dại để làm lí do có thể li hôn với Kim Nhan.
    • Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang và nàng lúc nào cũng mang trong mình khát khao hạnh phúc. Nhưng trong chế độ phong kiến xưa, Xúy Vân nói riêng mà những người con gái sống dưới chế độ ấy nói chung đều không có cái quyền tự định liệu cho hạnh phúc, lựa chọn cho mình tình yêu cũng như đối tượng mà mình cảm mến, mọi chuyện tình yêu, hôn nhân đều do cha mẹ sắp đặt theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Cuộc hôn nhân của Xúy Vân với Kim Nham đều do một tay của cha mẹ nàng sắp xếp, mà sự sắp đặt này cũng không hề được định liệu sẵn mà hết sức vội vàng, và điều tất yếu là giữa hai người không hề có tình yêu.
    • Ước mơ của nàng thật bình dị và chính đáng. Khi về làm dâu nhà Kim Nham, Xúy Vân đã vô cùng thất vọng trước ước mơ gia đình hạnh phúc, “chồng cày vợ cấy”, hay “anh đi gặt…em mang cơm” với thực tại chồng mait mê đèn sách, thi cử, bỏ mặc nàng trong nỗi cô đơn, một mình thân đàn bà đảm đương những gánh nặng của gia đình. Cho nên lời hát: “Bông bông dắt, bông bông díu – xa xa lắc, xa xa líu” được lặp đi lặp lại mấy lần, đã phản ánh bằng hình ảnh cụ thể tâm trạng đó.

    Vì tình yêu ấy, nàng bất chấp vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến, những định kiến ngặt nghèo của xã hội về phẩm tiết của người phụ nữ.

    Câu 9 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Chèo là loại hình sân khấu truyền thống mang đặc điểm diễn kể dân gian, được cấu tạo bằng hai nhân tố cơ bản: tích và trò. Tích là cốt truyện kể bằng văn học, còn trò là nghệ thuật diễn đạt cốt truyện đó trên sân khấu.
    • Trò diễn trong Chèo là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật múa, âm nhạc và kịch bản văn học. Trong đó múa là một hình thức biểu đạt quan trọng của nhân vật, làm sinh động vở diễn và cuốn hút người xem.
    • Âm nhạc là cốt lõi của nghệ thuật sân khấu Chèo. Trong đó về phần hát bao gồm hơn một trăm các làn điệu chia thành các hệ thống khác nhau. Chèo sử dụng rất nhiều nhạc cụ dân gian như đàn nhị, trống. Trong đó trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa, và đệm cho câu hát. Âm nhạc trong Chèo ngày càng hấp dẫn và đa sắc màu khi có sự giao thoa giữa âm nhạc dân tộc và hiện đại.

    * Kết nối đọc – viết

    Bài tập (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua lớp chèo Xúy Vân giả dại.

    Đoạn văn tham khảo:


    Vở chèo Kim Nham kể về câu chuyện hôn nhân của Kim Nham và Xúy Vân, một người thì chuyên tâm học hành , còn một người thì khao khát được yêu thương . Sự bất đồng tư tưởng đã dẫn đến bi kịch tình yêu giữa hai người. Đoạn trích: “Xúy Vân giả dại” tái hiện cảnh Xúy Vân giả điên mong thoát khỏi Kim Nham, nhưng ẩn chứa trong đó là nỗi niềm tâm sự đầy nước mắt của người phụ nữ thiếu vắng tình yêu. Đặt trong toàn bộ vở chèo, số phận Xuý Vân còn thể hiện những điểm đáng thương khác nữa. Xuý Vân không được lựa chọn hôn nhân, lấy Kim Nham là do cha mẹ sắp đặt, nàng phải chung sống với người mình không yêu. Xuý Vân đến với Trần Phương không giữ trọn tiết làm vợ là một hành động nên phê phán nhưng cũng là một hành động mạnh mẽ, dám vì tình yêu. Chính cái ước mơ chính đáng và tình cảnh bế tắc, cô đơn, lạc lõng giữa gia đình nhà chồng đã đẩy Xuý Vân đến sự lựa chọn tự do nhưng đầy bi kịch. Xúy Vân cô đơn hiu quạnh như người muốn sang sông nhưng không thấy đò. Hình ảnh con đò là hình ảnh ân dụ cho Kim Nham, chàng đã để nỡ chuyến, để nàng phải chờ đợi.Trong ca dao ta cũng bắt gặp hình ảnh con đò:


    “Trăm năm đành lỗi hẹn hò

    Cây đa bến cũ con đò khác đưa”


    Tiếng hét của Xúy Vân xé tan không gian tĩnh lặng như một lời trách mắng Kim Nham. Phần cuối hình ảnh Xúy Vân đầu tóc rối bời, đôi mắt ngây dại khiến chúng ta chạnh lòng. Những thứ nghịch lý ngang trái đó thể hiện cuộc đời Xúy Vân chỉ toàn những bất hạnh khổ đau. Ở đây cũng có nét tương đồng với ca dao hài hước châm biếm. Phê phán nhưng cũng nói nên khát vọng được yêu thương, được hạnh phúc là chính đáng, đó là ước muốn muôn thuở của con người, không lửa nóng tro tàn nào hủy diệt nổi.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Chuẩn bị Soạn bài Xúy Vân giả dại

    Câu 1 (trang 127 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Giữa sự nở rộ của muôn vàn phương tiện nghe nhìn và các hoạt động giải trí hấp dẫn, bạn nghĩ như thế nào nếu ai đó đề nghị bạn bỏ chút thời gian xem một vở chèo cổ?''


    Lời giải

    Nếu có ai đó đề nghị bạn bỏ chút thời gian xem một vở chèo cổ, em sẽ rất hứng thú bởi đây là một loại hình nghệ thuật tồn tại từ lâu đời.


    Câu 2 (trang 127 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Bạn có thấy tò mò khi nghe đến tên lớp chèo Xúy Vân giả dại hay không? Hãy tận dụng các điều kiện hiện có của mình để xem lớp chèo này hoăc toàn bộ vở chèo Kim Nham.


    Lời giải

    Em có tò mò khi nghe đến tên lớp chèo Xúy Vân giả dại.

    Đọc hiểu bài Xúy Vân giả dại


    Trả lời câu hỏi giữa bài:

    Câu 1 (trang 127 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Hình dung khi thể hiện lời thoại này, diễn viên sẽ có động tác diễn xuất tương ứng như thế nào?


    Lời giải

    Hình dung: diễn viên sẽ biểu cảm gương mặt đau khổ, tự đánh vào mình để biểu lộ sự hối hận, trách móc bản thân.


    Câu 2 (trang 128 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Lời thoại này thể hiện trạng thái tâm lí gì của nhân vật?


    Lời giải

    Thể hiện sự xấu hổ, tự trách bản thân khi phụ tình Kim Nham để chạy theo gã phong lưu Trần Phương.


    Câu 3 (trang 128 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Chú ý cách nhân vật chèo xưng danh, tự giới thiệu trước khán giả


    Lời giải

    Cách nhân vật chèo xưng danh, tự giới thiệu: tôi, Xúy Vân, cô ả, phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương, tài cao vô giá, hát hay, dại dột.


    Câu 4 (trang 129 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Hình ảnh vợ chồng quấn quýt xuất hiện ở đây có ý nghĩa gì?


    Lời giải

    Ý nghĩa: gợi lên khao khát về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc của Xúy Vân nhưng tiếc rằng, giờ không thể thực hiện được nữa.


    Câu 5 (trang 129 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Chú ý sự ý thức của nhân vật về chính mình


    Lời giải

    Sự tự ý thức của nhân vật về chính mình: Xúy Vân nhận ra lỗi lầm của mình, vừa xấu hổ, hối hận, vừa xót xa cho cuộc đời mình.


    Câu 6 (trang 130 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Lưu ý ngôn ngữ và cách liên hệ bất thường của người điên hoặc giả điên


    Lời giải

    Vì nghe lời dụ ngọt của Trần Phương, Xúy Vân đã giả điên để nhằm mục đích được Kim Nham bỏ. Sau này, khi đã được tự do, Trần Phương không còn màng tới Xúy Vân nữa khiến cô từ điên giả mà nên điên thật. Ngôn ngữ của đoạn này dần trở nên khó hiểu, không xác định được, có lẽ nhân vật Xúy Vân đang mất dần ý thức.


    Trả lời câu hỏi cuối bài

    Câu 1 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Nêu nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân.


    Lời giải

    Nguyên nhân: trong lúc chờ đợi Kim Nham dùi mài kinh sử, sống cuộc sống hôn nhân cô đơn khiến Xúy Vân khao khát một tình yêu mãnh liệt, rạo rực. Gặp gã phong tình Trần Phương, nghe lời dụ ngọt, Xúy Vân đã giả điên để mong được thoát khỏi Kim Nham, theo Trần Phương để đi đến hạnh phúc.


    Câu 2 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, đoạn lời thoại nào thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật? Vì sao bạn xác định như vậy?


    Lời giải

    Lời thoại: Nên tôi phải lụy đò,… / … Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên”.

    Vì, xem xét cả đoạn trích thì đây là đoạn Xúy Vân đã bộc bạch hết những cảm xúc tủi thân, tủi phận, xấu hổ khi phạm phải sai lầm của nàng.


    Câu 3 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Hãy chọn phân tích một đoạn lời thoại để làm rõ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân.


    Lời giải

    Đoạn tự xưng danh của Xúy Vân đã thể hiện được những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm. Cô là cô gái đẹp, có tài, song lại phụ chồng để đi theo tiếng gọi con tim. Tiếc thay, đấy không phải là tiếng gọi lí tưởng, đó chỉ là lời kè bỡn của gã phong lưu đa tình Trần Phương. Chính sự cô đơn trong cuộc sống hôn nhân khiến cô đã có hành động sai lầm. Để rồi, giờ đây, vừa mang tiếng mình, vừa mang tiếng cả gia đình, bị hàng xóm láng giềng dị nghị, đàm tếu, cô chỉ có thể biến mình thành người điên thật để bớt xấu hổ, tủi nhục.


    Câu 4 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu “con gà rừng” cho biết những điều gì về cảnh ngộ đời sống cũng như niềm mong ước của Xúy Vân?


    Lời giải

    Cảnh ngộ uất ức, xót xa khi sống trong sự xấu hổ. Hành động của nàng không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng của bản thân mà còn gây ảnh hưởng đến tiếng tăm của gia đình, bị mọi người xì xào, quở trách. Nhưng đồng thời, nó cũng phản ánh được khao khát về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, vợ chồng có nhau, chung sống êm đềm, không bị lẻ loi trong chính ngôi nhà đôi lứa trong tiềm tàng suy nghĩ của Xúy Vân.


    Câu 5 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Qua đoạn xưng danh của Xúy Vân, có thể nhận ra được những đặc điểm gì của sân khấu chèo (cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn…)?


    Lời giải

    Đặc điểm:

    - Xưng danh: nhân vật tự giới thiệu bản thân.

    - Sự tương tác: nhân vật không diễn thao thao bất tuyệt mà có sự tương tác với khán giả thông qua các câu hỏi tu từ, lời tự sự.


    Câu 6 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà bạn nhận biết được qua đoạn trích (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca;…).


    Lời giải

    Đặc điểm:

    • Đan xen giữa nói và hát.
    • Mượn chất liệu ca dao, dân ca để biến tấu.
    • Sử dụng từ đa nghĩa.
    • Câu thoại gợi hình.
    • Giàu âm điệu.

    Câu 7 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Qua lớp chèo này, bạn hiểu thêm được những điều gì về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam thuở xưa?


    Lời giải

    Đời sống văn hóa làng xã Việt Nam:

    • Sống tập thể, chuyện nhà như chuyện làng.
    • Tín ngưỡng ông Bụt, bà Nguyệt.


    Câu 8 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Thử biện hộ cho hành động này của Xúy Vân?


    Lời giải

    Xúy Vân giả dại nhằm mục đích được Kim Nham bỏ, để tiến tới Trần Phương – gã phong lưu mà Xúy Vân mê đắm.

    Trong hoàn cảnh của Xúy Vân khi không được chồng quan tâm, bận dùi mài kinh sử, cuộc sống hôn nhân cô đơn khiến cô không thôi khao khát sự hạnh phúc. Đây chính là nguyên nhân mà khi gặp được Trần Phương, như một làn gió mới thổi mát vào tâm hồn, khiến cô có quyết định giả điên như vậy. Chúng ta có thể thông cảm cho hành động này của Xúy Vân, xong trên thực tế, thì dù gì đi nữa, đây cũng là một hành động không thể chấp nhận được về mặt đạo đức.


    Câu 9 (trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

    Đề bài: Với văn bản lớp chèo Xúy Vân giả dại, ta chỉ cần khoảng 3 phút để đọc xong, nhưng để diễn trên sân khấu, cần tới gần 15 phút. Từ thực tế này, có thể rút ra được nhận xét gì về nghệ thuật chèo? (Gợi ý: chức năng của tích trò; tầm quan trọng của diễn xuất gồm hát, múa và các hình thức biểu cảm khác;…)


    Lời giải

    Nhận xét:

    • Nghệ thuật chèo có sự đầu tư, người diễn phải thực sự hóa thân vào nhân vật để cảm cho hết những tâm tư, cảm xúc mà nhân vật muốn mang đến.
    • Trong trình diễn, có thể lồng ghép, thêm bớt những nội dung khác để làm phong phú buổi diễn nhưng không làm mất đi tính nguyên văn của nó.


    Kết nối đọc - viết

    Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua lớp chèo Xúy Vân giả dại.


    Lời giải

    Qua lớp chèo Xúy Vân giả dại, nhân vật Xúy Vân hiện lên gợi trong em bao cảm xúc. Cô là người phụ nữ vừa đáng trách nhưng cũng thực sự đáng thương. Chơi vơi, cô đơn trong chính tình yêu, cuộc sống hôn nhân lẻ loi khi người chồng Kim Nham dùi mài kinh sử khiến Xúy Vân rạo rực, khao khát tình yêu, một bến bờ hạnh phúc. Cô gặp Trần Phương, như tấm phao cứu sinh, thỏa mãn hết sự thiếu thốn bấy lâu nay. Và rồi, cô giả điên để phụ tình Kim Nham, chỉ mong anh có thể bỏ cô để cô đi tìm Trần Phương. Đáng thương thay, khi đã tìm được tình yêu thì người đó lại là kẻ phong lưu, gã sở khanh có tiếng. Cô đau khổ vô cùng. Dù gì đi nữa, cũng phải thấy sự mạnh mẽ tiềm tàng trong Xúy Vân khi dám đi tìm tình yêu vào cái thời nữ phải theo khuôn phép, chuẩn mực. Để rồi, từ giả điên, cô thành người điên thật. Số phận oái oăm, bất hạnh vô cùng!

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Trước khi đọc

    Câu hỏi 1 (trang 127 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Nếu ai đó đề nghị em bỏ thời gian xem một vở chèo cổ thì em sẽ đồng ý nếu có thời gian

    Câu hỏi 2 (trang 127 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Em đã từng nghe đến tên của vở chèo này nhưng chưa có cơ hội xem

    * Đọc văn bản

    Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

    Hình dung khi thể hiện lời thoại này, diễn viên sẽ có động tác diễn xuất tương ững như thế nào?

    • Khi thể hiện lời thoại, diễn viên sẽ múa theo nhạc, động tác dứt khoát, đi lại loạng choạng, …
    • Lời thoại này thể hiện tâm lí gì của nhân vật
    • Trầm buồn, bi ai.
    • Từ tiếng hét trách móc nàng đã bật thành giọt nước mắt hờn tủi.
    • Chắp tay lạy như một lời kêu gọi lòng đồng cảm từ cộng đồng, xã hội với mong muốn mọi người hiểu cho mình.

    Chú ý cách nhân vật chèo xưng danh, tự giới thiệu trước khán giả

    • Nhân vật xưng danh kể về lai lịch, xuất thân, giới thiệu sơ lược về bản thân, sở thích, gia cảnh, tính nết của mình.
    • Hình ảnh vợ chồng quấn quýt xuất hiện ở đây có ý nghĩa gì?
    • Hình ảnh vợ chồng xuất hiện ở đây chính là ước muốn giản dị của Xúy Vân, khát vọng bình dị được sum vầy êm ấm, hạnh phúc trong cảnh đời thường, đó cũng là định hướng trong tương lai của nàng. Đó là một gia đình có vợ chồng đầm ấm, chồng cày vợ cấy, đến mùa lúa chín thì chồng đi gặt, vợ mang cơm

    Chú ý sự ý thức của nhân vật về chính mình

    • Đây là nỗi niềm tâm trạng của con gái khi bị tình yêu tuột khỏi tầm tay, chăn trở bao đêm vì thiếu vắng hạnh phúc.
    • Tự ví mình như con cá rô nhỏ bé nằm vũng chân trâu, để cho năm bảy cái cần câu châu vào để than trách cho số phận.

    Bơ vơ vô định không biết đi đâu về đâu để bị cạm bẫy của cuộc đời trói buộc, rồi lại phải chịu bao điều oan trái

    Lưu ý ngôn ngữ và cách liên hệ bất thường của người điên hoặc giả điên

    - Những sự vật hiện tượng được hiện lên một cách ngược đời:

    • Cái trứng gà – tha con quạ - ngồi trên cây
    • Trong đình – cái khuya – cái nhôi
    • Cái nón – cái kèo, cái cột
    • Dưới sông – bán bát
    • Trên biển – đốn gỗ - làm nhà
    • Cưỡi gà – đánh giặc

    * Sau khi đọc

    Nội dung chính:

    Văn bản: Xuý Vân với những câu hát nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực tỉnh táo về thân phận dang dở, bẽ bàng. Sau những câu hát xưng danh là tâm sự đau xót về một cuộc đời lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa. Đoạn trích tiếp tục những lời độc thoại về nỗi thất vọng trước mâu thuẫn vì ước mơ hạnh phúc tốt đẹp gặp phải thực tế phũ phàng.

    Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:


    Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Sau khi kết duyên với Kim Nham, chàng miệt mài đèn sách đợi khoa thi, để Xúy Vân sống trong cảnh cô đơn, buồn bã. Ở quê, Xúy Vân bị gã Trần Phương tán tỉnh, hứa hẹn ngon ngọt. Nàng giả điên với hi vọng thoát khỏi Kim Nham để theo Trần Phương.

    Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    - Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, đoạn lời thoại thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật là đoạn cuối hát ngược từ “Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông” đến “cưỡi con gà mà đi đánh giặc”

    - Vì dựa vào hình thức: chú thích hát ngược; và nội dung lời nói: những sự vật hiện tượng trong lời nàng được hiện lên một cách ngược đời:

    • Cái trứng gà – tha con quạ - ngồi trên cây
    • Trong đình – cái khuya – cái nhôi
    • Cái nón – cái kèo, cái cột
    • Dưới sông – bán bát
    • Trên biển – đốn gỗ - làm nhà
    • Cưỡi gà – đánh giặc

    -> Những câu nói ngược, đầy những phi lí, nghịch dị khơi gợi về một thực trạng nội tâm xáo trộn, bất ổn, đầy trớ trêu. Nhân vật dường như rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên dại, rối bời, mất phương hướng.

    Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Ở phần mở đầu, Xúy Vân xuất hiện với những tiếng hát và hành động quay cuồng, tâm trạng nửa tỉnh nửa mê, nửa ngây nửa dại. Xúy Vân đã cất tiếng hát than thở với bà Nguyệt về tình duyên của mình, sau đó Xúy Vân đã mượn hình ảnh con đò tình duyên để nói về mình, một người phụ nữ mòng mỏi chờ chồng, hạnh phúc dang dở.

    “Tôi là đò, đò nỏ có thưa

    Tôi càng chờ, càng đợ, càng trưa chuyến đò”

    • Tuy lời hát xuất phát từ trạng thái nửa tỉnh nửa ngây nhưng qua lời hát ấy vẫn thấy tâm trạng đầy đau khổ, day dứt của một cô gái đang lo lắng trước tuổi xuân đang trôi qua, hình ảnh của cô gái ấy như một người lữ khách đứng trên bến đò vắng nhưng chưa thấy bóng dáng con đò.
    • Ở những câu hát tiếp theo, dưới hình thức của những câu thơ lục bát biến thể, Xúy Vân đã thể hiện được tâm trạng của một người con gái đã có chồng, tự do bị trói buộc, mọi thứ đều phải phụ thuộc vào chồng. Muốn qua sông lần nữa thì phải dứt bỏ tình duyên cũ với chồng:

    “Chẳng nên gia thất thì về

    Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười”

    • Luôn khát khao tình yêu và có một niềm tin mãnh liệt vào một tương lai đầy hạnh phúc với tình nhân mới củy mình.

    “Gió giăng thì mặc gió giăng

    Đôi ta chỉ quyết đạo hằng với nhau”

    • Hình ảnh Xúy Vân mạnh mẽ tìm đến tình yêu của mình đã từng bị coi là hành vi phá bỏ những giá trị đạo đức phong kiến, phá vỡ đạo tam tòng tứ đức, trở thành một người nổi loạn chẳng quá cũng vì quá khát khao tình yêu và đắm chìm trong tình yêu ấy đến nỗi không thể thoát ra được.

    Câu 4 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Giữa hình ảnh con gà và con công ta sẽ thấy sự khác biệt về giống loài, tính chất. Vậy mà con gà rừng vẫn phải gắn liền với con công, thể hiện một nghịch lí xã hội, sự bất công mà Xúy Vân phải chịu đựng:

    “Bông bông dắt, bông bông díu

    Xa xa lắc, xa xa líu”

    • Cho ta cảm nhận về một sự ràng buộc mâu thuẫn, không thể dung hòa giữa đạo đức con người và tình yêu đích thực.
    • “Láng giềng ai hay , ức bởi xuân huyên”
    • ”Ức bởi xuân huyên” thể hiện sự trách giận với chính bố mẹ nàng đã đẩy nàng vào tình cảnh giở khóc giở cười này. Câu hỏi thê lương không lời đáp:” Láng giềng ai hay?” càng khiến thân phận Xúy Vân đáng thương hơn nhiều.

    “Chờ cho bông lúa chín vàng

    Để anh đi gặt để nàng mang cơm”

    • Đậm chất đồng quê, đây là ước mơ khát vọng bình dị được sum vầy êm ấm, hạnh phúc trong cảnh đời thường, đó cũng là định hướng trong tương lai của nàng

    “Rủ nhau lên núi Thiên Thai

    Thấy hai con quạ đang ăn xoài trên cây”

    • Hình ảnh con quạ đang ăn xoài trên cây là hình ảnh rất đẹp, có gì đó gần gũi khăng khít, không thể tách rời. Việc rủ nhau lên núi Thiên thai là ước nguyện của Xúy Vân được cùng Trần Phương có một cuộc sống xa lánh phàm tục, có một cuộc sống chỉ có hai người


    Câu 5 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Cách xưng danh: nhân vật tự thuật, tự xưng danh báo tính, tự bình luận về hành động hoặc nhân cách của chính mình
    • Sự tương tác giữa người xem và người diễn: gọi là những đoạn thoại hướng ngoại, làm cho sân khấu chèo gần gũi, người xem có thể thêm các tiếng đế để tiếp lời nhân vật

    Câu 6 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Do tính chất diễn xướng nên ngôn ngữ chèo sử dụng những thể thơ quen thuộc, dễ nhớ có vần điệu:

    + thể thơ tự do:

    Đau thiết thiệt van

    Than cùng bà Nguyệt

    Đánh cho lê liệt

    Chết mệt con đồng

    + thể thơ lục bát:

    Gió trăng thì mặc gió trăng

    Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên

    - Sử dụng ca dao

    Cách sông nên phải lụy đò

    Tối trời nên phải lụy cô bán hàng

    Câu 7 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Chế độ hôn nhân hà khắc, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy
    • Tam tòng tứ đức
    • Đời sống của dân làng chủ yếu tự cấp, tự túc, khép kín, rât ít khi tiếp xúc với bên ngoài, Hàng xóm láng giềng sống với nhau cơ bản hòa thuận, trên bảo dưới nghe, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau những khi cần thiết

    Câu 8 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    • Để có thể đến được với Trần Phương, Xúy Vân đã quyết định giả dại để làm lí do có thể li hôn với Kim Nhan.
    • Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang và nàng lúc nào cũng mang trong mình khát khao hạnh phúc. Nhưng trong chế độ phong kiến xưa, Xúy Vân nói riêng mà những người con gái sống dưới chế độ ấy nói chung đều không có cái quyền tự định liệu cho hạnh phúc, lựa chọn cho mình tình yêu cũng như đối tượng mà mình cảm mến, mọi chuyện tình yêu, hôn nhân đều do cha mẹ sắp đặt theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Cuộc hôn nhân của Xúy Vân với Kim Nham đều do một tay của cha mẹ nàng sắp xếp, mà sự sắp đặt này cũng không hề được định liệu sẵn mà hết sức vội vàng, và điều tất yếu là giữa hai người không hề có tình yêu.
    • Ước mơ của nàng thật bình dị và chính đáng. Khi về làm dâu nhà Kim Nham, Xúy Vân đã vô cùng thất vọng trước ước mơ gia đình hạnh phúc, “chồng cày vợ cấy”, hay “anh đi gặt…em mang cơm” với thực tại chồng mait mê đèn sách, thi cử, bỏ mặc nàng trong nỗi cô đơn, một mình thân đàn bà đảm đương những gánh nặng của gia đình. Cho nên lời hát: “Bông bông dắt, bông bông díu – xa xa lắc, xa xa líu” được lặp đi lặp lại mấy lần, đã phản ánh bằng hình ảnh cụ thể tâm trạng đó.

    Câu 9 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

    Từ thực tế diễn viên mất rất nhiều thời gian để diễn trên sân khấu so với việc đọc chèo có thể thấy nghệ thuật chèo khi diễn trên sân khấu không chỉ dựa vào văn bản gốc mà còn nhiều yếu tố khác như tích trò, diễn xuất, múa hát của diễn viên. Khi đứng trên sân khấu, tích trò là yếu tố có khả năng thêm thắt, bổ sung cho diễn viên; đồng thời các yếu tố như hát, múa cũng bổ sung nội dung cho văn bản gốc và kéo dài thời gian của vở chèo trên sân khấu.


    KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

    Xuyên suốt màn chèo, ta nhận ra biết bao vẻ đẹp của nhân ái và khát vọng tình yêu đã rực cháy như ngọn lửa thiêng không bao giờ tắt trong trái tim người thiếu phụ. Khát vọng tình yêu tự nhiên nên vẻ đẹp với ánh sáng lung linh của thời đại càng đi sâu và hòa quyện tâm hồn vào con người của Xúy Vân, thông cảm cho nàng hơn bao giờ hết. Vở chèo đã góp chung một tiếng nói phản kháng các cuộc hôn nhân giả dối, gượng ép, ủng hộ tình yêu thiên tính. Đồng thời, ta có thể rút ra cho mình một nhận thức về:


    “Người đàn bà cao quý biết bao! Họ bệnh và dệt nên những hoa hồng của thượng giới trong đời sống phàm tục của chúng ta”.


    Chính nhịp sóng lòng về tình yêu của người phụ nữ là những nốt nhạc trầm bổng du dương, tạo nên trong tao đàn văn học dân gian một giai điệu không dứt và mãi xao xuyến, rung động tâm hồn con người qua bao thời đại.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. I. Tìm hiểu tác phẩm "Xúy Vân giả dại"

    Thể loại:

    Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở phía bắc Việt Nam với trọng tâm là vùng đồng bằng sông Hồng cùng hai khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.


    Xuất xứ:

    • "Xúy Vân giả dại" là trích đoạn nổi bật trong chèo Kim Nam được đánh giá là một trong những trích đoạn hay nhất của chèo cổ Việt Nam.
    • Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm


    Tóm tắt:

    Văn bản: Xuý Vân với những câu hát nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực tỉnh táo về thân phận dang dở, bẽ bàng. Sau những câu hát xưng danh là tâm sự đau xót về một cuộc đời lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa. Đoạn trích tiếp tục những lời độc thoại về nỗi thất vọng trước mâu thuẫn vì ước mơ hạnh phúc tốt đẹp gặp phải thực tế phũ phàng.


    Giá trị nội dung:

    • Thể hiện khát vọng hạnh phúc của Xúy Vân là chính đáng nhưng không thực hiện được trong chế độ phong kiến gia trưởng.

    Giá trị nghệ thuật:

    • Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp nhân vật Thúy Vân
    • Nghệ thuật diễn tả: tác giả đan xen các lời thật, lời điên thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng.
    • Sử dụng các làn điệu nói và hát khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật.


    II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Xúy Vân giả dại

    a) Lời hát:

    • Tất cả đều là những lời hát của Xuý Vân.
    • Song tất cả những lời hát có tính điên dại ấy vẫn có những lời rất tỉnh táo, có lúc bóng gió bộc lộ tâm trạng tâm trạng thự c của Xuý Vân:


    b) Tâm trạng của Xuý Vân:

    Tâm trạng của Xuý Vân bộc lộ rất phong phú

    * Tự thấy mình lỡ làng, dở dang.

    • Tôi càng chờ chuyến đò.
    • Chẳng nên. Chúng bạn chê cười.

    → Cô nàng chờ đợi, con đò ( Aån dụ ) càng không tới àsự lỡ làng dang dở XV.

    * Tự thấy mình lạc lõng, vô nghĩa trong gia đình KN

    Con gà rừng…..

    ……chẳng có chịu được, ức!

    * Tâm trạng thất vọng giữa khát vọng và thực tế:

    Bao giờ bông lúa…….

    ……… nàng mang cơm.

    → Thực tế KN vẫn mãi mê với đèn sách. KN và XV phải gắn bó với nhau trong tình cảm vợ chồng nhưng mỗi người một suy nghĩ, ước mơ khác nhau: KN công danh thành đạt còn XV vợ chồng đầm ấm==> Họ không thể chia sẻ cùng nhau. Chính vì vậy mà XV đã cất lên tiếng hát:

    Bông bông dắt ….

    …… xa xa líu.

    * Tâm trạng uất ức, bế tắc, cô đơn

    Con cá rô……

    …….. cần câu châu vào!

    → Hình ảnh gợi ra không gian sống cạn hẹp và đầy bất trắc nàng chỉ có thể chia sẻ cùng láng giềng nhưng “ láng giềng ai hay” và sự đồng cảm của cha mẹ cũng không có “ ức bởi xuân huyên” ==> Càng thấy được tâm trạng cô đơn của XV.

    * Tâm trạng bế tắc mất phương hướng được thể hiện rõ qua những câu hát ngược:

    Chuột đậu cành rào,…..

    ……….. đi đánh giặc.

    → Những hình ảnh ngược đời, trớ trêu, điên đảo, đúng sai, thực giả lẫn lộn. Đó cũng là sự mất phương hướng của XV


    c) Nhân vật XV đáng thương:

    • Cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vội vàng, không có tình yêu.
    • XV là một cô gái đảm đang( qua các điệu múa quay tơ, dệt cửi, vớt bèo, khâu vá)
    • Là một cô gái l/động. Mơ ước của XV không gì cao sang. Nó giản dị bình thường như bao cô gái nông thôn khác “ Chờ cho bông lúa mang cơm”. Cô buộc phải lấy KN, anh học trò chỉ biết “ dài lưng.lại nằm”
    • Các cô gái ngày xưa chọn cho mình bạn trăm năm:

    Một bên chữ nghĩa văn chương

    Một bên chèo đẩy em thương bên nào

    Chữ nghĩa em vứt xuống ao

    Còn bên chèo đẩy chân sào em thương

    Cách lựa chọn của XV theo tâm lý “ăn chắc mặc bền” mơ ước của XV không phù hợp với lý tưởng công danh của KN và gia đình chàng à Bi kịch của cuộc đời nàng xuất hiện

    • Gặp Trần Phương, XV tưởng gặp người tri kỷ. Cô không có tình yêu với chồng nhưng có tình yêu với Trần Phương. Điều đó chứng tỏ XV chạy theo tình yêu tự do, vượt qua lễ giáo. Nếu TP có tình yêu thực sự với XV thì nàng có hạnh phúc. Nhưng “không trăng gió lại gặp người gió trăng”. Vì thế cô “đến nỗi điên cuồng rồ dại”. Cuối cùng XV phải chết một cách đáng thương. Kết cục này hoàn toàn do XHPK bảo thủ gây nên, khát vọng tình yêu hạnh phúc của XV là chính đáng. Nhưng khát vọng ấy không thể thực hiện được trong XH “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”

      → Chính điều này để ta cảm thông và thanh minh cho XV. Đây cũng thể hiện cách nhìn mang tính nhân đạo sâu sắc


      d)Nghệ thuật diễn tả tâm trạng XV:

      - Đoạn trích diễn tả thành công tâm trạng của XV. Đó là tâm trạng rối bời, đầy bi kịch.

      + Mở đầu đoạn trích là lời gọi đò tha thiết, mượn lời gọi đò diễn tả lời tự than thân:

      - Đau thiết thiệt van

      Và:

      - Tôi kêu đò, đò nọ không thưa

      Tôi càng chờ càng đợi càng trưa chuyến đò

      Lời than ấy diễn tả hoàn cảnh lỡ làng, bẽ bàng của XV.

      + Những câu hát theo điệu gà rừng:

      Con gà rừng.ức bởi xuân huyên.

      bộc lộ hoàn cảnh sống o ép trong gia đình KN. Cô muốn vượt ra không được, muốn chia sẻ cùng láng giềng nhưng không ai hay.

      + Những câu hát khác

      Nàng bỏ KN, say đắm TP, nàng đã làm theo tiếng gọi của tình yêu tự do nhưng lại sợ “chúng chê bạn cười”. XV khuyên người ta giữ lấy “đạo hằng” nhưng nàng tự ý thức được mình là người “ trăng gió”. Khát vọng tình yêu và đạo đức đã tạo thành mâu thuẫn trong tâm trạng của XV được thể hiện qua lời hát.

      + Sự đan cài giữa câu hát dại điên và tỉnh táo cũng như hát xuôi và hát ngược đều tập trung diễn tả tâm trạng của XV, vừa đau khổ, vừa bi kịch


      Trước khi đọc

      Câu 1 trang 126 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Học sinh dựa vào sở thích và ý kiến cá nhân để giải thích


      Câu 2 trang 126 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Nhan đề Xúy Vân giả dại gợi cho em tự tò mò, cụ thể là không biết nội dung vở kịch như thế nào, sẽ miêu tả một cô gái đang điên loạn hay đằng sau còn có bài học, ý nghĩa gì


      Trong khi đọc

      Câu 1 trang 126 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Theo em, khi diễn xuất lời thoại này, diễn viên nên thể hiện biểu cảm đau khổ, hối hận trên gương mặt, kèm với những hành động tự trách, vật vã bản thân như tự đấm ngực mình, ôm đầu bứt tóc,…


      Câu 2 trang 128 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Lời thoại này vừa cho thấy sự hối hận, lại vừa cho thấy sự đau khổ, tủi phận, xấu hổ của Xuý Vân khi trót làm kẻ bạc tình, phụ lại Kim Nham để chạy theo một tên sở khanh là Trần Phương.


      Câu 3 trang 128 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Các nhân vật tự xưng “tôi”, xưng tên họ một cách khiêm nhường, từ tốn. Ngoài ra còn giới thiệu các đặc điểm của bản thân như “dại dột”, “tài cao vô giá”, “hát hay đã lạ”,…


      Câu 4 trang 129 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Hình ảnh vợ chồng quấn quýt cho thấy mong muốn về một gia đình hạnh phúc, êm ấm của Xúy Vân nhưng đồng thời lại càng khắc họa rõ nét hơn sự hối hận và đau khổ của nàng.


      Câu 5 trang 129 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Lời thoại này cho thấy nhân vật đã nhận ra được hoàn cảnh và sai lầm của bản thân hiện tại: vừa cô đơn, vừa hối hận, lại vừa là kẻ bị phụ tình, bị lừa dối.


      Câu 6 trang 130 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Ở đoạn này, lời thoại thể hiện rõ sự “điên” của Xúy Vân khi liên tục nói tới những điều vô lý, sai sự thật, chứng tỏ nhân vật đã không còn giữ được sự tỉnh táo, dần mất đi ý thức và không phân biệt được sự việc.

      Trả lời câu hỏi


      Câu 1 trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân là khi nàng ở nhà chờ chồng cô đơn thì được một người đàn ông là Trần Phương tán tỉnh, hứa hẹn, Xúy Vân đã giả dại với hi vọng được thoát khỏi Kim Nham để đi theo Trần Phương


      Câu 2 trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Theo em, đoạn lời thoại hát quá giang từ “Nên tôi phải lụy đò” đến “Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên” là đoạn trích thể hiện rõ nhất ngôn ngữ điên của nhân vật. Vì ở đoạn trích này, Xúy Vân đã nói hết những tâm trạng đau đớn, bi lụy, xấu hổ tủi nhục của mình, nàng phải “lụy đò”, “lụy cô bán hàng”, bị “chúng chê, bạn cười”. Giọng điệu, lời thoại trong đoạn trích vừa như kể lể, vừa như lời than vãn, ân hận, xót xa vì đã trót xiêu lòng trước Trần Phương mà phụ Kim Nham.


      Câu 3 trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Trong văn bản, theo em đoạn lời thoại thể hiện mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân nhất là từ “Bước chân vào tôi thưa rằng vậy” đến “Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại”. Trong văn bản, Xúy Vân nói với mọi người mà nàng gọi là “chị em”, cũng như đang tự vấn chính mình. Nàng tự xưng tên họ, nói bản thân có “tài cao vô giá”, “hát hay đã lạ”, được gọi là “cô ả Xúy Vân”, cho thấy ở nàng một cô gái xinh đẹp, hát hay, đáng trân trọng. Thế nhưng lại rơi vào nỗi đau khổ khi trót bỏ chồng để đi theo một người đàn ông phụ bạc, “phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương”. Một bên là người con gái đang tuổi xuân thi, với một bên là nỗi đau đớn tủi nhục vì bị ruồng bỏ, sự đối lập này đã cho thấy rõ tâm trạng ân hận của Xúy Vân, chính bi kịch ấy đã đẩy nàng “đến nỗi điên cuồng, rồ dại”. Nỗi ân hận của Xúy Vân tuy muộn màng nhưng cũng cho thấy sự thức tỉnh của nhân vật, điều đó thể hiện nàng đã nhận ra lỗi lầm của mình, đang đấu tranh đau khổ với nỗi ân hận và đau đớn khi đã phụ bạc Kim Nham.


      Câu 4 trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Đoạn lời thoại theo điệu “con gà rừng” đã cho thấy cảnh ngộ đời sống của Xúy Vân lúc này vừa “đắng cay” lại vừa uất ức, nàng đang phải sống trong nỗi đau đớn, tủi hổ vì bị người đời chê cười là bỏ chồng, dan díu với nhân ngãi, để tiếng xấu cho cha mẹ, bị láng giềng đàm tiếu, dị nghị, dằn vặt và hối hận vì hành động của mình.

      Đoạn lời thoại này còn cho thấy mong ước về cuộc sống gia đình của Xúy Vân, nàng muốn chờ tới khi “bông lúa chín vàng”, “anh đi gặt”, “nàng mang cơm”, đây là hình ảnh về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, gia đình hòa thuận, vợ chồng sớm tối có nhau, đồng thời cũng là mong ước của nhiều người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.


      Câu 5 trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Đoạn xưng danh của Xúy Vân đã thể hiện những đặc trưng của sân khấu chèo:

      • Xưng danh: Xúy Vân bước ra sân khấu tự xưng danh, tên tuổi, xưng với mọi người là “tôi”, gọi người khác là “thiên hạ”
      • Nhân vật: Xúy Vân là kiểu nhân vật tiêu biểu của chèo, một người bình thường không xa lạ với đời sống lao động của nhân dân
      • Sự tương tác giữa người xem và người diễn: Xúy Vân chào xung quanh, tự xưng danh giới thiệu với mọi người trước khi nói về bản thân mình => tương tác với khán giả

      Câu 6 trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      • Có sự đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát: xuyên suốt đoạn trích, lời thoại của Xúy Vân được thể hiện qua nhiều điệu như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, hát sắp, nói, hát ngược.
      • Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa: “Bông bông dắt, bông bông díu/ Xa xa lắc, xa xa líu”
      • Cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình: “Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng”, “chờ cho bông lúa chín vàng”, “con cá rô nằm vũng chân trâu/ để cho năm bảy cần câu châu vào”,…

      Câu 7 trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Lớp chèo có thể hiện nhiều yếu tố về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam xưa như:

      • Tin tưởng vào tín ngưỡng: “than cùng bà Nguyệt”, “ông Bụt”
      • Hàng xóm láng giềng sống với nhau gần gũi, đoàn kết: Xúy Vân gọi mọi người là “chị em ơi!”, lời nói thủ thỉ tâm tình “Chị em ơi tôi than vài câu nhé, chuyện của Xúy Vân láng giềng cũng đều hay biết

      Câu 8 trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Xúy Vân giả dại để che giấu sự thật rằng mình đã trót say đắm Trần Phương mà phụ bạc Kim Nham, đồng thời hành động giả dại của nàng còn có mục đích muốn được tự do, thoát khỏi Kim Nham để đi theo Trần Phương.

      Hành động này của Xúy Vân tuy là sai trái vì đã phụ chồng, không phải là hành vi đoan chính nhưng đặt trong hoàn cảnh của người phụ nữ xưa thì đây là một điều phần nào có thể thông cảm được vì nàng đang phải sống những ngày vò võ cô đơn đợi chồng về, trong xã hội xưa người phụ nữ lại không được tự do tìm kiếm hạnh phúc nên đây có thể là một phút yếu lòng của Xúy Vân.


      Câu 9 trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Từ thực tế diễn viên mất rất nhiều thời gian để diễn trên sân khấu so với việc đọc chèo có thể thấy nghệ thuật chèo khi diễn trên sân khấu không chỉ dựa vào văn bản gốc mà còn nhiều yếu tố khác như tích trò, diễn xuất, múa hát của diễn viên.

      Khi đứng trên sân khấu, tích trò là yếu tố có khả năng thêm thắt, bổ sung cho diễn viên; đồng thời các yếu tố như hát, múa cũng bổ sung nội dung cho văn bản gốc và kéo dài thời gian của vở chèo trên sân khấu.

      Kết nối đọc - viết


      Câu hỏi trang 131 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

      Trả lời:

      Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, Xúy Vân xuất hiện với hình ảnh người phụ nữ vừa điên loạn lại vừa đáng thương. Nàng đang bị giằng xé giữa tâm trạng hối hận và nỗi tủi nhục vì sự cười chê của người đời. Nàng hối hận, cảm thấy tội lỗi vì đã phụ bạc Kim Nham, lại càng đau đớn vì bị Trần Phương bỏ rơi, Người phụ nữ không còn điểm tựa này còn phải đối mặt với nỗi cười chê của láng giềng. Trong xã hội phong kiến xưa, đây là một bi kịch lớn với người phụ nữ. Những câu nói điên loạn, kể lể càng cho thấy sự tuyệt vọng và tủi hổ của nhân vật đã lên đến đỉnh điểm, nàng đang bị mắc kẹt trong nỗi ám ảnh ấy mà không biết chia sẻ cùng ai nên càng rơi vào bế tắc. Hình ảnh Xúy Vân trong lớp chèo này là đại diện cho cảnh ngộ của những người phụ nữ xưa trong xã hội cũ, không được tự quyết định thân phận mình, đến khi muốn tìm hạnh phúc lại bị rơi vào bi kịch.


      Tóm tắt Xúy Vân giả dại

      Đoạn trích Xúy Vân giả dại được trích trong vở chèo Kim Nham, là đoạn kể về sự việc giả điên của Xúy Vân để mong được thoát khỏi Kim Nham. Xúy Vân trong đoạn trích này không ngừng than thở, kể lể và thể hiện sự điên loạn, dở hơi của mình bằng những giọng điệu của chèo như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, hát sắp, hát ngược,… để mọi người tin là mình đã điên thật nhằm mong muốn được Kim Nham giải thoát để đi theo người tình là Trần Phương.

      Hình minh họa
      Hình minh họa




    xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |