Top 5 Bài soạn "Xây dựng đoạn văn trong văn bản" hay nhất
Một văn bản đầy đủ không thể thiếu các đoạn văn. Không có các đoạn văn không thể tạo thành một văn bản, đó là điều cơ bản và quan trọng trong việc tạo lập văn ... xem thêm...bản. Nhưng làm thế nào để có được đoạn văn hay cho một văn bản logic, nghệ thuật, khoa học? Điều này chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài học “Xây dựng đoạn văn trong văn bản”. Qua bài học chúng ta nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn, biết vận dụng kiến thức đã học, viết được đoạn văn theo yêu cầu. Từ đó, nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho, hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định, và trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp. Dưới đây là một số soạn bài “Xây dựng đoạn văn trong văn bản” mà Toplist đã tổng hợp mời các bạn tham khảo.
-
I. Khái niệm về đoạn văn
Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
Văn bản gồm 2 ý chính:
+ Khái quát về tác giả Ngô Tất Tố
+ Tổng kết về giá trị nổi bật của tác phẩm tắt đèn
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
Nhận diện đoạn văn dựa vào:
+ Chữ đầu tiên của đoạn viết lùi vào đầu dòng và viết hoa, kết đoạn chấm xuống dòng.
+ Mỗi đoạn văn thường gồm nhiều câu văn
+ Về mặt nội dung: Đoạn văn thể hiện trọn vẹn một ý (luận điểm)
+ Hai đoạn văn trong văn bản trên thể hiện tương ứng với hai ý.
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu thành văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định. Hình thức được mở đầu bằng việc lùi đầu dòng, kết thúc chấm và ngắt đoạn. Nội dung của đoạn văn phù hợp, hoàn chỉnh trọn vẹn ý. Những thành phần, đơn vị khác trong đoạn văn không phải lúc nào cũng có sự hoàn chỉnh về nội dung.
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
a, Các từ ngữ duy trì ý tứ của toàn đoạn: "Ngô Tất Tố", "Ông", "nhà văn", "tác phẩm chính của ông"
->; Những từ ngữ duy trì ý của đoạn văn là những từ ngữ tạo nên sự thống nhất trong chủ đề của văn bản.
b, Câu "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố" -> khái quát nội dung chính của đoạn văn, đây là câu then chốt của đoạn.
+ Câu chủ đề trong trường hợp này đứng ở đầu đoạn.
c, -> Câu chủ đề là câu bao chứa trọn vẹn nội dung chính của đoạn văn, câu có hình thức ngắn gọn, đầy đủ thành phần chính, có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn
a, Xét về mặt hình thức:
+ Hai văn bản trên giống nhau về cách trình bày nội dung: Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn
- Xét về mặt nội dung:
+ Đoạn văn thứ nhất không có câu chủ đề
+ Đoạn văn thứ hai có câu chủ đề
- Cách diễn đạt:
+ Chủ đề đoạn văn thứ nhất được trình bày theo phép song hành
+ Chủ đề đoạn văn thứ hai được trình bày theo phép diễn dịch
-> Câu chủ đề trong đoạn văn được duy trì bằng những từ ngữ then chốt. Một đoạn văn nhất thiết phải có câu chủ đề. Các câu trong đoạn văn phải nhằm mục đích làm sáng tỏ cho chủ đề đoạn văn.
b, Câu chủ đề "Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào" đứng ở cuối đoạn.
+ Đoạn văn trên được trình bày theo lối quy nạp.
Luyện tập
Bài 1 ( trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
Văn bản trên gồm hai đoạn với hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.
+ Thầy đồ chép văn tế của ông thân sinh
+ Gia chủ trách thầy đồ viết nhầm, thầy cãi liều "chết nhầm"
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
a, Câu chủ đề "Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương" – triển khai theo kiểu diễn dịch (từ khái quát đến cụ thể)
b, Không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những từ ngữ chủ đề như mưa ngớt, tạnh, trời -> triển khai theo kiểu song hành
c, Không có câu chủ đề, chủ đề được duy trì bằng các từ ngữ chủ đề (Nguyên Hồng, ông, ngòi bút, sáng tác… ->; triển khai theo kiểu song hành
Bài 3 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.
Bài 4 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: (quy nạp)
Thành công là đạt được mục tiêu đã đề ra trong cuộc sống của mình. Thất bại đối lập với thành công, là vấp ngã, là không đạt được kết quả như mong muốn. “Thất bại là mẹ thành công” là một câu tục ngữ cô đọng, sâu sắc, là lời khuyên chân thành đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn rằng thất bại chính là con đường dẫn đến thành công.
b. Giải thích tại sao người xưa lại nói Thất bại là mẹ thành công.
Vì sao người xưa lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Mới nghe tưởng chừng mâu thuẫn nhưng không phải vậy, nó rất chính xác. Sau mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới thành công.
-
Phần I
I. THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN
Đọc văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” (trang 40 SGK Ngữ vân 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi:
1. Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn.
2. Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
3. Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?
Trả lời:
1. Văn bản gồm 2 ý chính:
+ Khái quát về tác giả Ngô Tất Tố
+ Tổng kết về giá trị nổi bật của tác phẩm tắt đèn
2.
Nhận diện đoạn văn dựa vào:
+ Chữ đầu tiên của đoạn viết lùi vào đầu dòng và viết hoa, kết đoạn chấm xuống dòng.
+ Mỗi đoạn văn thường gồm nhiều câu văn
+ Về mặt nội dung: Đoạn văn thể hiện trọn vẹn một ý (luận điểm)
+ Hai đoạn văn trong văn bản trên thể hiện tương ứng với hai ý.
3. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu thành văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định. Hình thức được mở đầu bằng việc lùi đầu dòng, kết thúc chấm và ngắt đoạn. Nội dung của đoạn văn phù hợp, hoàn chỉnh trọn vẹn ý. Những thành phần, đơn vị khác trong đoạn văn không phải lúc nào cũng có sự hoàn chỉnh về nội dung.
Phần II
II. TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
a. Đọc đoạn thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn.
b. Đọc đoạn thứ hai của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn. Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn.
c. Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
Trả lời:
a, Các từ ngữ duy trì ý của toàn đoạn: "Ngô Tất Tố", "Ông", "nhà văn", "tác phẩm chính của ông"
⟶ Những từ ngữ duy trì ý của đoạn văn là những từ ngữ tạo nên sự thống nhất trong chủ đề của văn bản.
b, Câu "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố" ⟶ khái quát nội dung chính của đoạn văn, đây là câu then chốt của đoạn.
+ Câu chủ đề trong trường hợp này đứng ở đầu đoạn.
c, Câu chủ đề là câu bao chứa trọn vẹn nội dung chính của đoạn văn, câu có hình thức ngắn gọn, đầy đủ thành phần chính, có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn
a. Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản nêu trên.
b. Đoạn văn có câu chủ đề không? Nôi dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?
Trả lời:
a, Xét về mặt hình thức:
+ Hai văn bản trên giống nhau về cách trình bày nội dung: Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn
- Xét về mặt nội dung:
+ Đoạn văn thứ nhất không có câu chủ đề
+ Đoạn văn thứ hai có câu chủ đề
- Cách diễn đạt:
+ Chủ đề đoạn văn thứ nhất được trình bày theo phép song hành
+ Chủ đề đoạn văn thứ hai được trình bày theo phép diễn dịch
⟶ Câu chủ đề trong đoạn văn được duy trì bằng những từ ngữ then chốt. Một đoạn văn nhất thiết phải có câu chủ đề. Các câu trong đoạn văn phải nhằm mục đích làm sáng tỏ cho chủ đề đoạn văn.
b, Câu chủ đề "Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào" đứng ở cuối đoạn.
+ Đoạn văn trên được trình bày theo lối quy nạp.
Phần III
III. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Văn bản sau đây có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn?
AI NHẦM
Xưa có một ông thầy đồ dạy học ở một gia đình nọ. Chẳng may bà chủ nhà ốm chết, ông chồng bèn nhờ thầy làm cho bài văn tế. Vốn lười, thầy liền lấy bài văn tế ông thân sinh ra chép lại đưa cho chủ nhà.
Lúc vào lễ, bài văn tế được đọc lên, khách khứa ai cũng bụm miệng cười. Bực mình, ông chủ nhà gọi thầy đồ đến trách: “Sao thầy lại có thể nhầm đến thế?”. Thầy đồ trợn mắt lên cãi: “ Văn tế của tôi chẳng bao giờ nhầm, họa chăng người nhà ông chết nhầm thì có”.
(Truyện dân gian Việt Nam)
Lời giải chi tiết:
Văn bản trên gồm hai đoạn với hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.
+ Thầy đồ chép văn tế của ông thân sinh
+ Gia chủ trách thầy đồ viết nhầm, thầy cãi liều "chết nhầm"
Trả lời câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau.
a) Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình… Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.
(Theo Xuân Diệu)
b) Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lâó lánh.
(Tô Hoài, O chuột)
c) Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. Nguyên Hồng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).
(Ngữ văn 8, tập một)
Lời giải chi tiết:
a. Câu chủ đề "Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương" – triển khai theo kiểu diễn dịch (từ khái quát đến cụ thể)
b. Không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những từ ngữ chủ đề như mưa ngớt, tạnh, trời ⟶ triển khai theo kiểu song hành
c. Không có câu chủ đề, chủ đề được duy trì bằng các từ ngữ chủ đề (Nguyên Hồng, ông, ngòi bút, sáng tác… ⟶ triển khai theo kiểu song hành
Trả lời câu 3 (trang 37 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Với câu chủ đề: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta", hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đoạn văn diễn dịch thành quy nạp.
Lời giải chi tiết:
Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Muôn người như một, trên dưới một lòng, dân ta trong quá khứ đã hai lần thắng quân Tống, ba lần thắng quân Nguyên Mông, mười năm kháng chiến anh dũng đuổi quân Minh, một lần quét sạch quân Thanh xâm lược. Đặc biệt gần đây là non một thế kỉ chống Pháp đã thắng lợi sau chín năm kháng chiến trường kì gian khổ và hai mươi năm đánh Mĩ, thắng Mĩ thống nhất đất nước.
• Biến đổi đoạn văn diễn dịch thành quy nạp:
Muôn người như một, trên dưới một lòng, dân ta trong quá khứ đã hai lần thắng quân Tống, ba lần thắng quân Nguyên Mông, mười năm kháng chiến anh dũng đuổi quân Minh, một lần quét sạch quân Thanh xâm lược. Đặc biệt gần đây là non một thế kỉ chống Pháp đã thắng lợi sau chín năm kháng chiến trường kì gian khổ và hai mươi năm đánh Mĩ, thắng Mĩ thống nhất đất nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Trả lời câu 4 (trang 37 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hãy chọn một trong ba ý trên để viết thành một đoạn văn, sau đó phân tích cách trình bày nội dung của đoạn văn đó.
Lời giải chi tiết:
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.
-
I. Những kiến thức lý thuyết bạn cần ghi nhớ:
• Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng. Kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
• Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chủ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường dù hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối doan vän.
• Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành.
II. Thế nào là đoạn văn
Đọc văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” (trang 34 SGK Ngữ vân 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi:
1. Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn.
2. Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
3. Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?
Trả lời
1: Văn bản gồm có hai ý, mỗi ý được viết thành một đoạn: + Ý một: giới thiệu về tiểu sử của Ngô Tất Tố. + Ý hai: giới thiệu nội dung tác phẩm Tắt đèn.
2: Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn + Từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, đến chỗ chấm qua hàng.
+ Đoạn văn thường gồm có nhiều câu.
3: Dấu hiệu về nội dung: Biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.
III. Từ ngữ và câu trong đoạn văn
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
a. Đọc đoạn thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn.
b. Đọc đoạn thứ hai của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn. Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn.
c. Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
Trả lời
+ Những từ ngữ chủ đề của đoạn văn một: “Ngô Tất Tố quê ở Bắc Ninh là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học... một nhà báo nổi tiếng, một nhà văn hiện thực xuất sắc”.
+ Câu chủ đề của đoạn văn thứ hai “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố”.
+ Câu chủ đề là cầu nêu ý chung, ý khái quát của toàn đoạn “tác phẩm tiêu biểu” các câu sau chứng minh giải thích sự tiêu biểu về mặt nội dung và tiêu biểu về mặt nghệ thuật của tác phẩm Tắt đèn.
2. Cách trình bày nội dung trong đoạn văn
a. Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản nêu trên.
b. Đoạn văn có câu chủ đề không? Nôi dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?
Trả lời
a) Phân tích cách trình bày đoạn văn ở văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn:
• Đoạn một: Không có câu chủ đề, yếu tố để duy trì đối tượng trong đoạn văn là những từ ngữ then chốt, quan hệ các câu trong đoạn văn là quan hệ song hành mỗi câu trình bày một khía cạnh trong tiểu sử của tác giả, nội dung của đoạn văn triển khai theo trình tự từ tiểu sử (quê quán, tên tuổi) đến sự nghiệp (những thành tựu đạt được) ➜ song hành.
• Đoạn hai: Câu chủ đề của đoạn thứ hai được đặt ở vị trí đầu câu, ý của đoạn văn được triển khai theo trình tự từ khái quát đến cụ thể ➜ diễn dịch.
b) Đoạn văn
“Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Sở dĩ cây diệp lục có màu xanh vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục mà phản chiếu màu này và do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Như vậy, lá có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.
• Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở cuối đoạn.
• Nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự móc xích, câu này giải thích cho câu kia.
Luyện tập
1 - Trang 36 SGK
Văn bản sau đây có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn
Trả lời
Văn bản Ai nhầm:
+ Văn bản được chia làm hai ý, mỗi ý được trình bày bằng một đoạn văn.
+ Đoạn văn một trình bày theo phép song hành chủ đề của đoạn: thầy đồ lười.
+ Đoạn hai trình bày theo phép song hành, chủ đề của đoạn: thầy đồ gàn.
2 - Trang 36 SGK
Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn ( Trang 36 & 37 SGK)
Trả lời
+ Đoạn văn (a) được trình bày bằng phép diễn dịch.
Câu chủ đề đứng đầu đoạn: “Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương”, hai câu sau nêu dẫn chứng diễn giải cho câu chủ đề đó.
+ Đoạn văn (b) được triển khai theo phép song hành: tả cảnh thiên nhiên sau cơn mưa từ khi mưa ngớt đến lúc mưa tạnh (trình tự thời gian).
+ Đoạn văn (c) được triển khai theo phép song hành.
• Nội dung giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng
• Trình bày theo trình tự thời gian trước cách mạng, sau cách mạng.
3 - Trang 37 SGK
Với câu chủ đề: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta", hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đoạn văn diễn dịch thành quy nạp.Đoạn văn tham khảo
“Lịch sử nước ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Từ thời phương Bắc đô hộ chúng ta đã có những cuộc khởi nghĩa giành độc lập của Hai Bà Trưng, Mai Thúc Loan, Ngô Quyền. Đến lúc giành được độc lập chúng ta lại có những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vĩ đại để bảo vệ nền độc lập đã giành được như cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lý Thường Kiệt, chống quân Nguyên Mông của nhà Trần, chống quân Minh của Lê Lợi, chống quân Thanh của Quang Trung, và gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.”
4 - Trang 37 SGK
Đề giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công,một bạn đã đưa ra các ý ( ... Trang 37 SGK )
Hãy chọn một trong ba ý trên để viết thành một đoạn văn, sau đó phân tích cách trình bày nội dung trong đoạn văn đó
Trả lời
+ Em có thể chọn bất cứ ý nào và viết một đoạn văn theo yêu cầu có thể theo cách diễn dịch, quy nạp, song hành...
+ Đoạn văn tham khảo:
“Sau mỗi thất bại bao giờ cũng đưa đến cho ta những kinh nghiệm quý báu. Thất bại một lần để đưa đến thành công của những lần khác. Sau mỗi lần vấp ngã ta lại chín chắn, trưởng thành hơn bởi mỗi lần vấp là một lần bạo dạn. Vấp ngã cũng như thành công, rất cần thiết cho con người.
-
1. Nhận xét nào sau đây không chính xác về đoạn văn?
A - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
B - Đoạn văn phải có các quan hệ từ đứng đầu để nối kết với các đoạn văn khác.
C - Đoạn văn được bắt đầu bằng chừ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
D - Mỗi đoạn văn biểu thị một ý tương đối hoàn chỉnh.
Trả lời:
Đọc lại phần Ghi nhớ trong SGK để nắm được các đặc điểm của đoạn văn. Đối chiếu cả bốn đặc điểm đã cho để xem đặc điểm nào không được đề cập tới. Đó là nhận xét không chính xác.
2. Bài tâp 2, trang 36 - 37, SGK.
Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau:
a) Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò mồ hôi ướt lưng căng sợi dây thừng, chở vôi cát về xây trường học…. Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên em cùng dân làng bèn đắp lại đường.
b) Mưa đã ngớt, trời rạng dần, mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt hiện ra. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những chùm lá bưởi lấp lánh .
c) Nguyên Hồng(1918-1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng,quê ở thành phố Nam Định.Trước Cách mạng,ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng,trong một xóm lao động nghèo.Ngay từ tác phẩm đầu tay,Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết .Sau cách mạng ông bền bỉ sáng tác và được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật(năm 1996).
Trả lời:
Để làm được bài tập này, em hãy ôn lại phần lí thuyết về cách trình bày nội dung trong đoạn văn. Vận dụng những hiểu biết đó, dựa trên sự phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn, em sẽ tìm ra lời giải.
a) Đoạn văn trình bày theo kiểu diễn dịch.
b) Đoạn văn trình bày theo kiểu song hành.
c) Đoạn văn trình bày theo kiểu song hành.
3. Em hãy điền câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Nội dung của truyện cố dân gian rất phong phú. Truyện phản ánh cuộc đâu tranh chinh phục thiên nhiên đầy gian khổ của những người lao dộng trước đây /…./ Truyện đã đề cao bản chất tốt đẹp của những người dân lương thiện, quanh năm chỉ biết mảnh vườn thửa ruộng /.../ Truyện cũng đã tố cáo bản chất xấu xa của giai cấp bóc lột, tham lam, độc ác, kiêu ngạo, ngu dốt./.../.
Trả lời:
Bài tập yêu cầu phải điền ba câu vào ba chỗ trống. Ta đã biết các câu trong đoạn phải có quan hệ chặt chẽ với nhau về cả cấu tạo ngữ pháp lẫn ý nghĩa, góp phần làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn. Bởi vậy, các câu cần điền vào chỗ trống vừa góp phần làm sáng tổ chủ đề chung, lại vừa phù hợp với các câu bên cạnh về cấu tạo ngữ pháp và ý nghĩa. Thứ tự thực hiện bài tập này nên như sau :
- Xác định chủ đề đoạn văn.
- Xác định nội dung, cấu tạo ngữ pháp của các câu bên cạnh câu cần điền.
- Dự định nội dung và câu tạo câu cần điền, quan hệ giữa nó với các câu bên cạnh.
Sau đây là một phương án để các em tham khảo :
Chỗ trống thứ nhất : Đấu tranh với mưa gió, với lụt lội, với hạn hán.
Chỗ trống thứ hai : Họ thật thà, chất phác; chăm chỉ và đầy lòng thương yêu người.
Chỗ trông thứ ba : Chúng không từ những thủ đoạn hèn hạ nhất để bòn rút, đục khoét từ miếng cơm, manh áo, từ hạt gạo, củ khoai đến từng đồng xu, đồng hào của những người lương thiện.
4. Đoạn văn sau trình bày nội dung theo kiểu nào? Em hãy chuyển đoạn văn đó thành đoạn văn diễn dịch.
Phan Tòng ra cầm quân rồi hi sinh, đầu còn đội khăn tang. Hồ Huân Nghiệp lúc sắp bị hành hình mới có thời gian nghĩ đến mẹ già. Phan Đình Phùng đành nuốt giận khi biết giặc và tay sai đốt nhà, đào mả và khủng bố gia đình thân thuộc. Cha già, mẹ yếu, vợ dại, con thơ, gánh gia đình rất nặng nề mà Cao Thắng vẫn bỏ nhà đi cứu nước rồi hi sinh.
Trả lời:
Bài tập có hai yêu cầu :
- Xác định cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Chuyển đoạn văn sang cách trình bày diễn dịch (đoạn văn có câu chủ đề và câu chủ đề này đứng ở đầu đoạn văn).
Yêu cầu 1 : Đoạn văn trình bày nội dung theo cách song hành.
Yêu cầu 2 : cần viết câu chủ đề vào đầu đoạn văn. Nội dung của câu chủ đề cần phải nêu đề tài hoặc nội dung khái quát các nội dung được trình bày cụ thể của các câu trong đoạn văn. Ví du :
Các lãnh tụ của phong trào chống thực dân Pháp đều là nhùng người hi sinh hết mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
5. Có một đề tập làm văn sau :
Em có một người bạn ở xa, bạn này rất lười đọc sách và cho rằng đọc sách chẳng có lợi gì cả. Em hãy viết thư giải thích rõ cho bạn lợi ích của việc đọc sách.
Hãy : - Lập dàn ý sơ-lược cho bài viết.
- Chọn một ý trong đàn ý rồi triển khai thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
- Phân tích cách trình bày ý trong đoạn văn của mình.
Trả lời:
Văn bản sẽ được viết dưới dạng một bức thư nên phải viết với giọng tâm tình. Đích của bức thư đó là phải thuyết phục bạn, làm cho bạn thây được đọc sách mang lại nhiều điều bổ ích. Em hãy lập dàn bài theo hướng trên rồi chọn một ý trong dàn bài để triển khai thành một đoạn văn. Lưu ý :
- Trước khi giải thích lợi ích của việc đọc sách, em cần giải thích khái niệm "sách". Từ nội dung khái niệm này mà đi sâu vào các khía cạnh như sách giúp chúng ta hiểu biết toàn điện về cuộc sống ở mọi nơi, mọi thời điểm, mọi lĩnh vực.
- Đề bài yêu cầu giải thích lợi ích của việc đọc sách. Tuy nhiên, trong thực tê lại có cả sách tốt, sách xấu, do vậy cần phân biệt rõ sách tốt thì đọc có lợi còn sách xâu thì ngược lại. Cuối cùng nên tổ thái độ của mình đối với việc đọc sách, mong muốn bạn cũng có thái độ như mình.
Sau đây là dàn bài sơ lược để các em tham khảo :
Mở bài :
Sách là món ăn tinh thần không thể thiếu.
Giới thiệu câu nói của M. Go-rơ-ki : "Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời".
Thân bài :
- Sách là tài sản tinh thần mà loài người sáng tạo ra để lưu giữ và truyền lại cho thế hệ khác.
- Sách là kho tàng ữi thức.
- Sách giúp ta phát hiện chính mình.
- Thế nào là sách tốt, sách xâu.
Kết bài :
Thái độ của em đối với sách.
Dựa vào dàn bài của mình, em hãy chọn một ý để viết đoạn văn. Khi viết đoạn văn thì ý đã chọn chính là chủ đềề Đe triển khai chủ đề đó, em dự định triển khai đoạn văn theo cách trình bày nào rồi mới viết.
6. Các đoạn văn sau đây sai ở chỗ nào ? Hãy chữa lại cho đúng.
a) Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn là một đứa trẻ thông minh nhưng ngỗ ngược. Ngày đi học, Lê Quý Đôn đã có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, phê phán những điểm phan khoa học thường dược tôn sùng thời bấy giờ. Ông thường tham gia bình văn cùng những người lớn tuổi. Không ai dám coi thường "chú học nhãi ranh" học nhiều biết rộng ấy.
b) Cư dân Văn Lang rất ưa ca hát, nhảy múa. Họ hắt trong những đêm trăng hoặc ngày hội. Họ còn hất trong những lúc chèo thuyền, săn bắn. Những nhạc cụ đệm cho những điệu hát thường là trông đồng, khèn, sáo, cồng,...
Trả lời:
Bài tập này yêu cầu em phải phát hiện lỗi và tìm cách viết lại đoạn văn đó cho đúng.
a) Câu chủ đề nêu hai nét về phẩm chất và tính cách của Lê Quý Đôn lúc còn trẻ : thông minh, ngỗ ngược. Tuy nhiên, đoạn văn mới triển khai được ý nói về sự thông minh còn ý nói về tính ngỗ ngược chưa được chú ý.
Đe đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung, em cần viết thêm một số câu thể hiện tính ngỗ ngược của Lê Quý Đôn lúc còn bé. Nếu thây khó tìm nội dung em có thể cắt bớt nội dung của câu chủ đề.
b) Câu chủ đề nêu hai đặc điểm của người dân Văn Lang : ưa ca hát và nhảy múa. Các câu triển khai mới nói được nội dung ưa ca hát. Đoạn văn còn thiếu ý.
Em hãy thêm một số câu để nói rõ cư dân Văn Lang yêu nhảy múa như thế nào.
-
I. Thế nào là đoạn văn?
Đọc đoạn văn Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” – Sgk/34.
Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
– Văn bản gồm hai ý, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
Em thuờng dựa vào dấu hiệu hình thức nào nhận biết đoạn văn?
– Viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?
+ Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
+ Nội dung: Thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh, thường do nhiều câu tạo thành.
+ Hình thức: Viết hoa đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
* Học ghi nhớ (ý1) Sgk/36.
II. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn:
Đọc thầm lại văn bản “Tắt đèn” và tìm từ ngữ chủ đề cho một đoạn văn.
Trong đoạn 1, những từ ngữ nào có tác dụng duy trì đối tượng?
Ngô Tất Tố, ông, nhà văn.
Trong đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ thường được lặp đi lặp lại nhiều lần (thường là các chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. các từ Ngô Tất Tố, ông, nhà văn là từ ngữ chủ đề.
Đọc thầm đoạn văn thứ hai.
Trong đoạn 2, những từ ngữ nào có tác dụng duy trì đối tượng?
– Tắt đèn (tác phẩm).
Ý khái quát bao trùm đoạn văn là gì?
– Đoạn văn đánh giá những thành công xuất sắc của Ngô Tất Tố trong việc tái hiện thực trạng nông dân Việt Nam trước CM T.8 và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của những người lao động chân chính.
Câu nào trong đoạn văn chứa đựng ý khái quát ấy?
– Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
Câu chứa đựng ý khái quát của đoạn văn gọi là câu chủ đề. Em có nhận xét gì về câu chủ đề? (Hs…).
– Trong đoạn văn, câu chủ đề thường có đặc điểm:
+Nội dung: Câu chủ đề thường mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn.
+Hình thức: Lời lẽ ngắn gọn, thường có đủ hai phần chính.
+Vị trí: Có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối đoạn văn.
+Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
* Học ghi nhớ ý 2, sgk/36
III. Cách trình bày nội dung đoạn văn:
Cho biết đoạn văn nào có câu chủ đề, đoạn văn nào không có câu chủ đề?
+Đoạn 1: Không có câu chủ đề.
+Đoạn 2: Có câu chủ đề.
Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn như thế nào?
– Các câu có quan hệ bình đẳng với nhau.
+Nội dung của đoạn văn 1 trình bày ý theo cách nào? (Song hành).
+Câu chủ đề của đoạn 2 đặt ở vị trí nào? (Đầu đoạn).
+Ý của đoạn 2 được triển khai theo trình tự nào?
+Ý ở đoạn 2 được triển khai theo lối diễn dịch.
Đọc đoạn văn Sgk/35.
Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào?
– Câu chủ đề: “Như vậy lá cây …tế bào” – Đặt cuối đoạn văn.
– Nội dung đoạn văn được trình bày theo cách nào? (Quy nạp).
Có mấy cách trình bày nội dung của một đoạn văn?
Quy nạp, diễn dịch, song hành, móc xích.
* Học ghi nhớ (ý3) Sgk/36
IV. Luyện tập:
* Bài 1/36:
Văn bản “Ai nhầm” chia thành hai ý, mỗi ý được diễn đạt thành một đoạn văn.
* Bài 2/36:
Diễn dịch
Song hành
Song hành* Bài tập 3/36: Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch với câu chủ đề “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần … nhân dân ta”.
“Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Từ thuở còn xa xưa, dưới các triều đại phong kiến, dân tộc ta đã phải chịu không biết bao nhiêu cuộc xâm lăng của các thế lực phong kiến phương Bắc. Thế nhưng, bằng lòng yêu nước nồng nàn, vượt qua trở ngại thua kém về mọi mặt so với kẻ thù, dân tộc ta đã làm nên những chiến thắng oanh liệt dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Vua Quang Trung,…Gần đây nhất là chiến thắng hai cường quốc hùng mạnh nhất của thế giới là đế quốc Mỹ và thực dân Pháp”.