Top 5 Bài soạn "Viết báo cáo nghiên cứu - Về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) chi tiết nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Viết báo cáo nghiên cứu - Về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà ... xem thêm...Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn học tốt!
-
Câu 1. Nhan đề của báo cáo nghiên cứu cho biết điều gì về nội dung và phạm vi nghiên cứu?
Phương pháp:
- Đọc kĩ bài viết tham khảo.
- Từ nhan đề của báo cáo để chỉ ra nội dung và phạm vi nghiên cứu của bài báo cáo.
Trả lời: Phạm vi nghiên cứu: đối thoại trong chèo
Câu 2.
Báo cáo nghiên cứu có những luận điểm chính nào?
Phương pháp:
- Đọc kĩ bài viết tham khảo.
- Dựa vào cách triển khai nội dung nghiên cứu để chỉ ra những luận điểm chính của bản báo cáo.
Trả lời:
Những luận điểm chính:
- Một câu đối thoại vừa giải thích được đặc điểm riêng của nhân vật vừa nói lên được hành động của nhân vật đó.
- Ngôn ngữ thể hiện được tư tưởng của tác giả.
- Ngôn ngữ có nhịp điệu và âm luật.
- Ngôn ngữ vượt khỏi tính khẩu ngữ tới tượng trưng.
- Ngôn ngữ mang tính ước lệ.
- Hình thái văn học của ngôn ngữ.
Câu 3.
Tác giả đã sử dụng cứ liệu như thế nào để làm sáng tỏ các luận điểm?
Phương pháp:
- Đọc kĩ bài viết tham khảo.
- Dựa vào những luận điểm chính đã tìm được để chỉ ra những cứ liệu mà tác giả đã sử dụng
Trả lời: Tác giả sử dụng những cứ liệu từ các vở chèo để minh chứng cho các luận điểm
Câu 4.
Cuối báo cáo nghiên cứu không có danh mục tài liệu tham khảo? Hãy cho biết suy nghĩ của bạn về điều này.
Phương pháp:
- Đọc kĩ bài viết tham khảo.
- Đọc kĩ phần cuối của báo cáo và nêu những thông tin được nhắc đến.
Trả lời: Phần cuối của báo cáo nêu thông tin về tác giả, vị trí của bài nghiên cứu, tên nhà xuất bản và năm xuát bản.
-
*Yêu cầu:
- Nêu được vấn đề muốn nghiên cứu về văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Xây dựng được hệ thống luận điểm sáng rõ; làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh họa cụ thể, sát hợp.
- Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả nghiên cứu và thể hiện quan điểm đáng giá riêng.
- Khái quát được ý nghĩa của vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam đã chọn nghiên cứu.
- Thể hiện được thái độ trung thực khi kế thừa kết quả nghiên cứu của những người khác.
* Phân tích bài viết tham khảo:
Ngôn ngữ đối thoại trong chèo
Nhan đề bài viết cho biết nội dung và phạm vi nghiên cứu của người viết.
- Đoạn văn 1: Nêu vấn đề nghiên cứu.
- Đoạn văn 2: Nêu định hướng nghiên cứu.
- Đoạn văn 3: Trình bày việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu.
- Đoạn văn 4: Trình bày kết quả nghiên cứu.
- Đoạn văn 5: Nêu luận điểm – kết quả nghiên cứu. Dẫn cứ liệu để khẳng định luận điểm.
- Đoạn văn 6: Phân tích sâu và triển khai thêm luận điểm đã nêu.
- Đoạn văn 7: Nêu luận điểm – kết quả nghiên cứu. Dẫn cứ liệu để khẳng định luận điểm.
- Đoạn văn 8: Nêu luận điểm – kết quả nghiên cứu. Dẫn cứ liệu để khẳng định luận điểm.
- Đoạn văn 9: Nêu luận điểm – kết quả nghiên cứu. Dẫn cứ liệu để khẳng định luận điểm.
- Đoạn văn 10: Kết luận, nêu ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
Câu 1 (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhan đề của báo cáo nghiên cứu cho biết điều gì về nội dung và phạm vi nghiên cứu?
Trả lời: Nhan đề của bài báo cáo nghiên cứu cho thấy phạm vi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu: về loại hình sân khấu chèo và ngô ngữ đối thoại của chèo.
Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Báo cáo nghiên cứu có những luận điểm chính nào?
Trả lời:
Những luận điểm chính của bản báo cáo:
- Ngôn ngữ sân khấu chèo ở đoạn này có thể là những câu thơ chữ Hán đầy điển cố, khó hiểu, đến đoạn khác lại gần như là một câu ca dao nuột nà, phơi phới tình người.
- Một câu đối thoại hay là một câu nói vừa giải thích được những đặc điểm riêng của nhân vật đồng thời lại là sự thể hiện của nhân vật đó.
- Ngôn ngữ trong vở chèo mang tính tư tưởng, là sức sống bên trong của nhân vật, đồng thời là chiếc xe chở tư tưởng của tác giả.
- Trong khi viết ngôn ngữ cho nhân vật, các tác giả xưa rất chú ý đến nhịp điệu và âm luật câu văn.
- Ở một số vở chèo xưa, có những nhân vật không hề có tiếng nói của bản thân họ mà nói bằng một loại ngôn ngữ nâng cao.
- Một đặc điểm nữa trong ngôn ngữ đối thoại trong chèo là tính ước lệ.
- Về mặt hình thái văn học, ngôn ngữ trong chèo được trình bày dưới ba dạng: nói thường, nói có tuyền luật và hát.
Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tác giả đã sử dụng cứ liệu như thế nào để làm sáng tỏ các luận điểm?
Trả lời: Tác giả đã sử dụng những cứ liệu là những thông tin được nghiên cứu đã có trước đây về chèo; ngôn ngữ trong các kịch bản chèo phổ biến và thông tin chọn lọc từ một số cuốn sách viết về chèo,…
Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cuối báo cáo nghiên cứu không có danh mục tài liệu tham khảo. Hãy cho biết suy nghĩ của bạn về điều này.
Trả lời: Phần cuối không có danh mục tài liệu tham khảo, từ đó cho thấy người viết báo cáo này có kiến thức rất tốt về chèo và chủ động, tích cực, không dựa vào các nguồn tài liệu có sẵn.
* Thực hành viết
Chuẩn bị viết
- Lựa chọn đề tài: Nghệ thuật chèo tân thời trong tiến trình hiện đại hóa văn học sân khấu Việt Nam.
- Thu thập thông tin: Nguồn thu thập: internet, sách báo,…
Xây dựng đề cương
- Sắp xếp các luận điểm đã có vào đúng vị trí trong bố cục của bài báo cáo nghiên cứu:
- Đặt vấn đề: nêu động cơ, niềm hứng thú, sự thôi thúc ở người viết khi quyết định chọn đề tài nghiên cứu (bao hàm trong đó việc gọi tên vấn đề).
- Giải quyết vấn đề: lần lượt đánh giá hay trình bày quan điểm về từng khía cạnh của vấn đề (đánh giá bao quát, phân tích từng mặt của đối tượng, tranh luận với các quan điểm đánh giá khác, nêu khuyến nghị,…).
- Kết luận: khái quát ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đạt được.
*Dàn ý tham khảo:
Đặt vấn đề
Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống xuất hiện từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc đậm đà nhất của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng trăm năm, nghệ thuật chèo đã không ngừng vận động kế thừa và phát triển.
Giải quyết vấn đề
* Định hướng, phương pháp nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chèo tân thời và ý nghĩa của nó trong văn học sân khấu Việt Nam hiện đại hóa.
- Phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian; phương pháp khảo sát phân tích, so sánh tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin.
* Triển khai luận điểm chính:
- Sự ra đời của chèo tân thời.
- Những cách tân của chèo tân thời và ý nghĩa của nó đối với tiến trình hiện đại hóa văn học sân khấu Việt Nam.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Viết
- Viết bài theo dàn ý đã lập.
Bài viết tham khảo
Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống xuất hiện từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc đậm đà nhất của dân tộc Việt Nam. Chèo là một loại kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, sản phẩm của sinh hoạt xã hội nông nghiệp cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Trong quá trình ra đời, hình thành và phát triển, chèo đã không ngừng kế thừa và biến đổi, tích hợp vào nó nhiều chất liệu và yếu tố văn hóa mới để cho chèo ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn.
Do hoàn cảnh lịch sử, cụ thể là về điều kiện kinh tế xã hội của nước ta thời thực dân Pháp thống trị, nghệ thuật chèo ở đầu thế kỉ XX đã rơi vào tình trạng bế tắc và có nguy cơ mai một. Nhiều làng quê nghèo đói đến mức chỉ có thể làm cúng bái tế Thành hoàng làng mà thôi, còn về phần lễ hội thì hầu như không mở được. Đó là tình trạng của các gánh hát chèo ngày càng không được đón mời như trước đó. Hoàn cảnh lịch sử xã hội đưa đẩy khiến cho một số nghệ sĩ chèo dân gian đã mạnh dạn đưa phường gánh ra chốn thành thị nhưng cũng không được đón chào bởi thị hiếu khán giả đô thị không ưa chuộng lối hát và diễn của chèo sân đình.
Mặt khác, lúc này văn hóa Pháp cũng du nhập vào Việt Nam theo những người Pháp, cùng với chính sách đồng hóa dưới chiêu bài “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp khiến cho môi trường văn hóa ở các đô thị biến đổi. Trong điều kiện mới của sự tiếp biến văn hóa mà trong đó có mặt tiêu cực nhiều hơn mặt tích cực, chèo muốn tồn tại ở các đô thị nhất là ở Hà Nội - nơi có đông khán giả xem diễn trò thì phải chấp nhận một cuộc cách tân.
Kịch bản chèo tân thời, nhất là những kịch bản tiêu biểu của Nguyễn Đình Nghị là những cách tân so với những kịch bản chèo cổ truyền thống, chịu chi phối bởi nhu cầu mới của khán giả đô thị và chịu ảnh hưởng khá lớn về mặt kịch nghệ của sân khấu Pháp. Điều này được thể hiện trước hết ở những yếu tố liên quan tới yêu cầu đổi mới kịch bản chèo và quan trọng hơn cả là những đổi mới ngay trong những thành tố tạo lên kịch bản chèo.
Nếu như trước đây trong chèo chèo chỉ giới hạn ở một số đề tài dân gian, lịch sử thì trong giai đoạn chèo tân thời cụ thể là trong 60 kịch bản chèo của Nguyễn Đình Nghị thì nội dung đề tài được ông sử dụng một cách đa dạng hơn từ các đề tài dã sử, lịch sử dân gian cho đến những đề tài phản ánh hiện thực, phản ánh cuộc sống đương đại. Bên cạnh, việc đa dạng hóa đề tài là sự thay đổi về nhân vật trung tâm của chèo tân thời lại có sự đa dạng hơn về các loại người, các loại thành phần xã hội với các thân phận khác nhau, và họ đã biết đấu tranh để giành lấy số phận của mình.
Chèo tân thời còn xây dựng và làm gia tăng hơn tính xung đột trong các mối quan hệ của nhân vật, đồng thời còn sử dụng các làn điệu, “chèo hóa” các làn điệu dân ca, các yếu tố mỹ thuật, múa....trên cơ sở tả ý, tả thần đã đem lại những hiệu quả rõ rệt. Chèo tân thời - Nguyễn Đình Nghị đã đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch 81 sử chèo, làm cho sân khấu chèo chuyển từ sân khấu dân gian bước sang sân khấu chuyên nghiệp. Thành công của chèo tân thời đã có những tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tới các khuynh hướng sân khấu chèo Việt Nam. Lịch sử ngày hôm nay đã phần nào minh chứng rằng: “Nguyễn Đình Nghị là chiếc cầu nối giữa chèo cổ và chèo hiện đại”.
Chỉnh sửa và hoàn thiện.
Đọc lại báo cáo nghiên cứu, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và đề cương đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện trên các mặt chủ yếu sau:
- Sự tường minh của lí do chọn đề tài.
- Sự nhất quán trong cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề.
- Sự khách quan, chặt chẽ trong lập luận.
- Sự tinh gọn và đầy đủ của các cứ liệu, bằng chứng.
- Sự minh bạch trong việc dẫn nguồn tài liệu hay ghi chú xuất xứ của các ý kiến được trích dẫn.
- Sự tuân thủ các quy tắc ngữ pháp và những quy định về chính tả, cách trình bày văn bản.
-
* Yêu cầu:
- Nêu được vấn đề muốn nghiên cứu về sân khấu dân gian Việt Nam.
- Biết sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp.
- Xây dựng được hệ thống luận điểm sáng rõ, làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh họa cụ thể, sát hợp.
- Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả nghiên cứu và thể hiện quan điểm đáng giá riêng.
- Khái quát được ý nghĩa của vấn đề sân khấu dân gian đã chọn nghiên cứu.
- Thể hiện được thái độ trung thực khi kế thừa kết quả nghiên cứu của những người khác.
* Phân tích bài viết tham khảo:
Ngôn ngữ đối thoại trong chèo
- Nêu vấn đề nghiên cứu
- Nêu định hướng nghiên cứu
- Trình bày việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu
- Trình bày kết quả nghiên cứu
- Nêu luận điểm – kết quả nghiên cứu
- Dẫn cứ liệu để khẳng định luận điểm
- Phân tích sâu và triển khai thêm luận điểm đã nêu.
- Kết luận, nêu ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
- Phạm vi nghiên cứu: đối thoại trong chèo
Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
Những luận điểm chính:
- Một câu đối thoại vừa giải thích được đặc điểm riêng của nhân vật vừa nói lên được hành động của nhân vật đó.
- Ngôn ngữ thể hiện được tư tưởng của tác giả.
- Ngôn ngữ có nhịp điệu và âm luật.
- Ngôn ngữ vượt khỏi tính khẩu ngữ tới tượng trưng.
- Ngôn ngữ mang tính ước lệ.
- Hình thái văn học của ngôn ngữ.
Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
- Tác giả sử dụng những cứ liệu từ các vở chèo để minh chứng cho các luận điểm
Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
- Phần cuối của báo cáo nêu thông tin về tác giả, vị trí của bài nghiên cứu, tên nhà xuất bản và năm xuất bản.
* Thực hành viết
Chuẩn bị viết
- Lựa chọn đề tài:
+ Viết tham khảo ở trên đã gợi ý một đề tài nghiên cứu cụ thể dựa vào các văn bản vừa học, bạn có thể viết bài nghiên cứu về hình tượng Xúy Vân qua lớp chèo Xúy Vân giả dại nhân vật tri huyện qua cảnh tuần huyện đường chấm Ngoài ra, bạn có thể nghĩ tới một số đề tài khác như hai chấm nội dung thường gặp trong các tích chèo, tuồng, múa rối nước; một hình tượng nhân vật hay một lớp màn nổi bật trong chèo, tuồng; đạo cụ của chèo phải tuồng múa rối nước; vũ điệu trong chèo, tuồng chiếc quạt trong chèo; mặt nạ tuồng; hình thức xưng danh của nhân vật; cách bài trí sân khấu chèo phải tuồng; trống và các loại nhạc cụ khác của chèo, tuồng; việc vận dụng từ ngữ,i thành ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo; ...
+ Đề tài được lựa chọn nên gắn liền với một vấn đề nào đó (tức là câu hỏi nghiên cứu ) còn khiến bạn băn khoăn tìm lời đáp, từng gây cho bạn ít nhiều khó khăn khi bạn muốn đến với các loại hình sân khấu dân gian.
+ Đề tài có thể được nảy sinh qua trao đổi với bạn bè hoặc người khác, thích hoặc không thích các loại hình sân khấu dân gian. Những ý kiến khen phải chê đều có thể gợi nhiều suy nghĩ và mở đường cho việc nghiên cứu, khám phá.
- Thu thập thông tin:
Để có được những ý tưởng và luận điểm cần thiết cho báo cáo nghiên cứu, cần tìm đọc/ xem các tài liệu, sách, báo, các phương tiện thông tin và truyền thông… có liên quan để nắm được những ý kiến bàn luận đã có. Cũng có thể gặp trực tiếp các nghệ nhân, diễn viên để học hỏi, tham khảo ý kiến.
Xây dựng đề cương
* Trong đề cương nghiên cứu, thành phần quan trọng nhất là hệ thống luận điểm khái quát. Để xây dựng luận điểm cho báo cáo nghiên cứu cần tập trung suy nghĩ về các câu hỏi sau:
- Vấn đề được chọn nghiên cứu có ý nghĩa gì? (Câu đầu tiên trong báo cáo nghiên cứu tham khảo đã khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu: ngôn ngữ đối thoại luôn giữ vai trò quan trọng nhất)
- Cần xác định hướng nghiên cứu như thế nào? Phương pháp tiếp cận nào cần được lựa chọn? (Đoạn từ “Không thể lấy” đến “từ lâu đời” trong báo cáo nghiên cứu tham khảo đã thể hiện yêu cầu này)
- Những khía cạnh nào của vấn đề cần được tập trung phân tích? (Báo cáo nghiên cứu tham khảo cho đề tác giả ý thức rất rõ về điều này khi lần lượt nêu các luận điểm đầu mỗi phần phân tích)
- Những tư liệu minh họa nào có thể huy động? (Báo cáo nghiên cứu tham khảo đã chú ý nêu các cứ liệu minh họa rất chọn lọc, lấy từ nhiều kịch bản chèo khác nhau)
- Thái độ nên có trước các đối tượng được đề cập là gì? (Báo cáo nghiên cứu tham khảo đã chú ý làm rõ vấn đề này cuối phần trình bày từng luận điểm)
* Cần sắp xếp các luận điểm đã có vào đúng vị trí trong bố cục của báo cáo nghiên cứu:
- Đặt vấn đề: nêu động cơ niềm hứng thú sự thôi thúc ở người viết khi quyết định chọn đề tài nghiên cứu (bao hàm trong đó việc gọi tên vấn đề)
- Giải quyết vấn đề lần lượt đánh giá hay trình bày quan điểm về tình trạng của vấn đề (đánh giá bao quát, phân tích các mặt của đối tượng, tranh luận với các quan điểm đánh giá khác nêu khuyến nghị, …)
- Kết luận: Khái quát ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đạt được.
Đề cương tham khảo hình tượng Xúy Vân qua lớp chèo Xúy Vân giả dại
* Đặt vấn đề:
- Nêu lí do, mục đích, nhiệm vụ của đề tài
+ Chèo từ lâu đã là một loại hình nghệ thuật dân gian đại diện cho tiếng nói của những người dân bình thường trong xã hội xưa, là tấm gương phản chiếu cuộc sống con người dưới chế độ phong kiến.
+ “Xúy Vân giả dại” là một trích đoạn tiêu biểu mà đã được đưa vào chương trình học trung học phổ thông. “Xúy Vân giả dại” là trích đoạn thể hiện tập trung được bi kịch tình yêu và nội tâm đầy mâu thuẫn của nhân vật Xúy Vân một cách đặc sắc.
+ Sự sáng tạo của dân gian trong lớp trò “Xuý Vân giả dại” đã phả hơi thờ nhân văn vào tác phẩm, vào nhân vật. Hình tượng Xúy Vân mang lại tư tưởng mới mẻ, vượt ra khỏi phong tục lễ giáo truyền thống.
* Giải quyết vấn đề:
Khái quát nhân vật trong Chèo:
- Đặc điểm chung của chèo
- Đặc điểm các nhân vật nữ trong chèo:
+ Nữ chính
+ Nữ lệch
+ Nữ pha
Nhân vật Xúy Vân:
- Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang và nàng lúc nào cũng mang trong mình khát khao hạnh phúc.
- Xúy Vân phải chịu những bất công đau khổ nhưng vẫn giữ gìn phẩm hạnh.
- Xúy Vân phá bỏ những lễ giáo phong kiến, phá cách táo bạo tự tìm hạnh phúc cho bản thân.
- Bi kịch Xúy Vân: từ giả điên trở thành điên
- Lí giải nguyên nhân dẫn tới bi kịch
* Kết luận:
- Hình tượng Xúy Vân là hình tượng mang tính sáng tạo và cũng gây nhiều tranh cãi trong văn học.
- Nhân vật đáng trách nhưng đáng thương nhiều hơn.
- Phản ánh thực trạng xã hội thời xưa với những bất công của người phụ nữ.
- Liên hệ 1 số nhân vật tác phẩm khác.
Viết
Viết bài theo dàn ý đã lập.
Bài viết tham khảo:
Chèo từ lâu đã là một loại hình nghệ thuật dân gian đại diện cho tiếng nói của những người dân bình thường trong xã hội xưa, là tấm gương phản chiếu cuộc sống con người dưới chế độ phong kiến. Khác với Tuồng – bộ môn nghệ thuật mà các tích truyện chủ yếu xoay quanh các bậc nam tử hán – Chèo lại vô cùng ưu ái khắc họa những người phụ nữ thời xưa – tầng lớp chịu nhiều khổ đau trong xã hội. Điều này là do khi Tuồng tập trung vào những đề tài tầm quốc gia đại sự – nơi dường như chỉ dành cho đàn ông theo quan niệm xưa – thì Chèo lại miêu tả cuộc sống làng xóm, gia đình nơi những người phụ nữ luôn hiện hữu trong xã hội cũ. Chính vì vậy, những vở Chèo kinh điển thường xoay quanh cuộc sống vất vả, bất công của người phụ nữ dưới xiềng xích của xã hội, nổi bật như vở ‘Quan Âm Thị Kính’, ‘Trương Viên’, ‘Kim Nham’… Trong đó trích đoạn “Xúy Vân giả dại” là một trích đoạn tiêu biểu mà đã được đưa vào chương trình học trung học phổ thông. “Xúy Vân giả dại” là trích đoạn thể hiện tập trung được bi kịch tình yêu và nội tâm đầy mâu thuẫn của nhân vật Xúy Vân một cách đặc sắc. Sự sáng tạo của dân gian trong lớp trò “Xuý Vân giả dại” đã phả hơi thờ nhân văn vào tác phẩm, vào nhân vật. Hình tượng Xúy Vân vừa mang nét đẹp của người phụ nữ truyền thống lại vừa phá cách mang lại tư tưởng mới mẻ, vượt ra khỏi phong tục lễ giáo lạc hậu.
Giáo sư Trần Bàng đã khẳng định trong “Chèo – một hiện tượng sân khấu của dân tộc”: “Tích trò của Chèo dành cho cuộc đời của những con người bình thường, ca ngợi những tấm gương cao cả trong tình bạn, tình yêu chung thủy, lòng hiếu thảo, lòng khao khát tự do trong tình yêu và cuộc sống. Giữ vị trí trung tâm trong các tích Chèo là số phận người phụ nữ, tầng lớp chịu nhiều đau khổ nhất dưới chế độ phong kiến.” Đặt trong hoàn cảnh xã hội đương thời, quan điểm này vừa chứa tính nhân đạo, vừa mang lại tư tương tiến bộ. Chèo không chỉ ca ngợi trân trọng những con người là hiện thân cho đạo đức xã hội như Thị Kính, Thị Phương… nhưng mặt khác với nhân vật Thị Mầu, Xúy Vân chèo còn thể hiện sự cảm thông. Đối với chèo, những nhân vật được hình thành là do hoàn cảnh xã hội, do khát vọng theo đuổi hạnh phúc cá nhân.
Nói đến nhân vật chèo, giáo sư Hà Văn Cầu cho rằng “mỗi nhân vật chủ đề mang một khát vọng hoặc một niềm tin mãnh liệt và luôn luôn tích cực thể hiện khát vọng và niềm tin ấy của mình. Cho dù búa rìu sấm sét họ cũng không thay đổi mục đích phấn đấu của họ” [1, tr 167].
Các nhân vật khi xuất hiện lập tức giới thiệu cho khán giả đặc điểm, tính chất của mình. Sự ổn định trong tính cách là đặc điểm chung của các loại hình nghệ thuật sân khâu dân gian, có sự phân biệt rạch ròi yêu ghét, tốt xấu. Ở Chèo, các nhân vật nữ được chia ra làm 3 nhóm bao gồm nữ chính, nữ lệch và nữ pha. Nữ chính (chín) thì thường có cuộc đời lận đận và bất công dưới chế độ nam quyền và xã hội phong kiến xưa, nhân vật Đào Chính vẫn giữ được những phẩm chất cao đẹo: công dung ngôn hạnh, nhân hậu, luôn cam chịu và sẵn lòng hi sinh vì chồng con. Nhân vật có kết thúc có hậu, qua đó thể hiện vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ và chân lí ở hiền gặp lành. Ngược lại với sự chuẩn mực của Đào Chính, nữ Lệch ngang nhiên đối mặt với những lễ giáo phong kiến hà khắc, phá cách, táo báo, dám lên tiếng cho số phận. Nữ Pha là sự kết hợp giữa hai nhân vật trên: có lúc chịu khổ đau mà vẫn nhẫn nhục chịu đựng nhưng đến cuối cùng sẽ phá cách táo bạo, thoát ra khỏi những khuôn mẫu ràng buộc của phong kiến.
Trên thực tế không phải các nhân vật đều tuân theo quy luật định hình về tính cách, chèo đã xây dựng các nhân vật có tính phức tạp và chiều sâu. Điển hình là nhân vật Xúy Vân, hình tượng của Xúy Vân từ cô gái ngoan ngoãn “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trở thành một nữ lệch phá các, mang tư tưởng mới. Qua đó ta thấy được quá trình biến đổi trong tâm lí và tâm trạng của nhân vật. Nhân vật Xúy Vân không chỉ chuyển tải thông điệp về người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa mà còn để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về tiếng nói đề cao khát vọng chính đáng trong cuộc đời.
Cụ thể vở kịch Kim Nham kể về một người học trò có quê tại Nam Định. Với mong muốn theo nghiệp đèn sách, anh đã lên Tràng An (Hà Nội) xin trọ học, và được Huyện Tể gả con gái của mình là Xuý Vân cho. Xuý Vân là một cô gái thơm thảo, thuỳ mị và đảm đang với một ước mơ tha thiết về một hạnh phúc gia đình giản đơn “chồng cầy vợ cấy”. Thế nhưng ngay sau khi kết tóc xe tơ, Xuý Vân bị nhà chồng thờ ơ và Kim Nham thì quay lại Tràng An để tiếp tục “dùi mài kinh sử” suốt mấy năm liền, để lại nàng trong sự cô đơn tột cùng. Tuy lúc đầu Xuý Vân nhất quyết không từ bỏ lòng chung thuỷ, chống lại những cám dỗ và quyết tâm chờ đợi Kim Nham suốt mấy năm ròng, chàng chưa đỗ đạt được làm quan và tiếp tục học hành không trở về nhà. Sống trong cảnh “chăn đơn gối lẻ” kéo dài như vậy, Xuý Vân cảm thấy ước nguyện cả đời của nàng về một mái ấm gia đình dần dần biến mất và tuổi thanh xuân như bị phí hoài. Vậy nên khi Trần Phương – một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình ở Đông Ngàn – gặp nàng và trao cho nàng lời hứa về hạnh phúc mà cô đã ao ước bao lâu nay, Xuý Vân đã theo lời hắn giả dại để thoát khỏi Kim Nham. Xúy Vân giả điên, Kim Nham chạy chữa không được đành phải trả tự do cho nàng. Thế nhưng rồi Trần Phương bội hứa khiến Xuý Vân trở nên đau khổ và tủi nhục đến mức không dám trở về nhà. Từ chốn giả điên thì giờ nàng đã trở nên điên thật. Kim Nham sau mãi sau một thời gian dài mới đỗ đạt, được bổ làm quan. Nhận ra vợ cũ điên dại phải đi ăn xin, Kim Nham đã bỏ nén bạc vào nắm cơm sai người đem cho. Thấy trong nắm cơm có bạc, Xuý Vân đã ngộ ra về số phận trớ trêu của cô mà từ đó xấu hổ nhảy xuống sông tự vẫn.
Không giống như nhiều người con gái trong thế giới nhân vật của chèo cổ, Xúy Vân vốn xuất thân trong gia đình có cha là “Huyện tể, Nhà cự phú quốc gia vô địch”. Cái nguồn gốc xuất thân ấy dễ khiến ta liên tưởng đến sự giàu sang, bề thế, đến phép nhà nền nếp gia phong. Xuý Vân, một đào pha trứ danh, một nhân vật “nổi loạn”, nhưng trước hết lai là hiện thân của chữ Tòng trong đạo đức quan Nho giáo tam tòng. Vân cũng giống như bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến “tại gia” đã “tòng phụ”. Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang và nàng lúc nào cũng mang trong mình khát khao hạnh phúc. Nhưng trong chế độ phong kiến xưa, Xúy Vân nói riêng mà những người con gái sống dưới chế độ ấy nói chung đều không có cái quyền tự định liệu cho hạnh phúc, lựa chọn cho mình tình yêu cũng như đối tượng mà mình cảm mến, mọi chuyện tình yêu, hôn nhân đều do cha mẹ sắp đặt theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Cuộc hôn nhân của Xúy Vân với Kim Nham đều do một tay của cha mẹ nàng sắp xếp, mà sự sắp đặt này cũng không hề được định liệu sẵn mà hết sức vội vàng, và điều tất yếu là giữa hai người không hề có tình yêu. Ở giai đoạn này, Xúy Vân hoàn toàn là hình mẫu cho vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa – một cô thôn nữ xinh đẹp, nết na, kết duyên với chàng Kim theo sự sắp xếp của cha mẹ. Nàng ý thức phận làm vợ phải nâng khăn sửa áo cho chồng giống như bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Và nếu cứ chấp nhận cuộc sống như thế thì cuộc đời Xúy Vân cũng chẳng khác gì các cô gái khi đã lấy chồng gánh trên vai nhiều trách nhiệm và phải biết hy sinh để làm tròn bổn phận.
Thiếp xin về tần tảo sớm khuya
Trực phòng không là phận nữ nhi
Khuyên chàng sẽ gắng công đèn sách
Xúy Vân mang trong mình khao khát về một hạnh phúc giản dị, một gia đình ấm áp. Vì luôn ấp ủ những khát khao hạnh phúc nên khi mới về nhà chồng nàng cũng muốn làm một người con dâu ngoan của bố mẹ chồng, một người vợ tốt của Kim Nham, điều này được thể hiện ra ngay lời hát múa của Xúy Vân khi giả dại, nàng mua điệu quay tơ, dệt cửi, vớt bèo, khâu vá…rất sinh động và khéo léo. Những công việc lao động mà Xúy Vân làm hàng ngày chứng tỏ cô hay lam hay làm, đảm đang khéo léo, đẹp người, đẹp nết. Là một cô gái lao động nên ước mong của Xúy Vân thật nhỏ bé, bình thường, cụ thể. Đó là một gia đình có vợ chồng đầm ấm, chồng cày vợ cấy, đến mùa lúa chín thì chồng đi gặt, vợ mang cơm:
“Chờ cho lúa chín bông vàng
Để anh đi gặt, để nàng mang cơm”.
Nhân duyên của Kim Nham, Xúy Vân ràng buộc, gắn bó, dắt díu với nhau nhưng những ước mơ, ao ước của họ hoàn toàn khác xa nhau, vì vậy mà khó có thể dung hợp, cuộc sống vợ chồng cũng khó có thể hạnh phúc. Tâm trạng ấm ức, bế tắc, cô đơn của Xúy Vân được thể hiện qua hình ảnh: “Con cá rô nằm giữa vũng chân trâu – để cho năm bảy cần câu châu vào” Hình ảnh gợi bóng gió về một không gian nhỏ hẹp, và đầy bất trắc. Đó cũng chính là tình cảnh thực tại của Xúy Vân. Sau mỗi lời bộc bạch lại là điệp ngữ: “Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên” cho thấy nỗi cô đơn và khát khao hạnh phúc của nàng không thể chia sẻ được bất cứ ai, láng giềng không, mà ngay cả với cha mẹ – người yêu thương và hiểu nàng nhất thì cũng không thể thấu hiểu được nỗi lòng của nàng.
Xúy Vân ước mơ một hạnh phúc giản dị "chồng cày vợ cấy", còn chồng nàng - chàng Kim Nham lại mơ ước hạnh phúc là con đường học vấn công danh. Họ không gặp nhau trong mơ ước. Sự xô đẩy của số phận và sự xuất hiện của những nhân vật mới như Mụ
Quán, Trần Phương, đặc biệt là Trần Phương - đã không cho nàng tuân theo những phạm trù đạo đức đó nữa. Hay nói khác đi, Xuý Vân đã bị bật ra khỏi cái quỹ đạo của đạo đức quan phong kiến, lễ giáo phong kiến. Từ đây, cuộc đời của Xuý Vân đã ngoặt sang một bến bờ mới, phụ Kim Nham mà say đắm Trần Phương. Vì không thể chịu đựng được nên nàng từ giả dại sang phát điên vì tình, có thể nói hoàn cảnh của người phụ nữ này vô cùng éo le, tuy đáng trách khi bỏ Kim Nham theo Trần Phương nhưng nàng cũng vô cùng đáng thương vì tin tưởng người khác một cách đầy dại khờ. Xúy Vân đã tự hát về mình : “Tôi không trăng gió nhưng gặp người gió trăng”, nàng không phải người lẳng lơ, nhưng nàng lại không hề có tình yêu với chồng của mình là Kim Nham, Trần Phương là người đầu tiên nàng yêu, hơn nữa còn yêu say đắm. Xúy Vân đã đi trên con đường phá bỏ những ràng buộc của đạo đức quan, của dư luận xã hội. Xuý Vân cũng như những người phụ nữ bình dị khác chỉ đòi hỏi quyền yêu và được yêu. Ta vừa cảm thông cho Xúy Vân, vừa lo lắng cho nàng vì ta biết rõ điều gì sẽ chờ nàng ở phía trước. Kim Nham đã trả lại tự do cho Xúy Vân. Xúy Vân mừng rỡ chạy theo người tình.
Tác giả dân gian đã phê phán Xuý Vân “phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương”. Nhưng với cái nhìn cảm thông thì sẽ thấy Xuý Vân đến với Trần Phương là một hành động mạnh mẽ, dám vì tình yêu. Chính cái ước mơ chính đáng và tình cảnh bế tắc, cô đơn giữa gia đình nhà chồng đã đẩy Xuý Vân đến sự lựa chọn tự do nhưng đầy bi kịch. Đó là con đường đi tìm hạnh phúc trong tình yêu và gia đình, cái hạnh phúc không có chỗ trong xã hội mà nàng sống. Bi kịch của nàng cũng từ đây mà ra. Nguyện vọng giải phóng để theo đuổi khát vọng tình yêu hạnh phúc gần kề lại phải trả giá bằng hành động giả điên đã gợi lên trong lòng ta bao nỗi chua xót. Những câu hát ngược của Xúy Vân minh chứng cho trạng thái tâm lí khác của nhân vật được bộc lộ. Những câu nói ngược, đầy những phi lí, nghịch dị khơi gợi về một thực trạng nội tâm xáo trộn, bất ổn, đầy trớ trêu. Bi kịch tiếp theo trong cuộc đời của Xúy Vân là bị Trần Phương phụ bạc, Xúy Vân đã điên thật. Điên vì sự đời đảo điên. "Con cá rô nằm giữa vũng chân trâu/ Để cho năm bảy cái cần câu châu vào". Xúy Vân đáng thương biết bao, từ chỗ là người đàn bà có phẩm hạnh, có gia đình, giờ đây nàng đã mất tất cả, chẳng có ai cảm thông và chia sẻ nổi với nàng. Khi Xúy Vân đến Tràng An, tình cờ gặp lại Kim Nham, nhận nắm cơm do lòng thương hai mà ngư ̣ ời chồng cũ đã bố thí cho, Xúy Vân đau đớn quá. Nàng đã tìm đến cái chết. Những thứ nghịch lý ngang trái đó thể hiện cuộc đời Xúy Vân chỉ toàn những bất hạnh khổ đau. Nỗi cô đơn và hoàn cảnh đẩy đưa đã dẫn đến kết cục đau đớn.
Tóm lại, chèo Kim Nham là một tác phẩm có ý nghĩa vượt thời gian. Sự lựa chọn tự do của Xúy Vân đã cho thấy, chừng nào người phụ nữ còn muốn vượt ra ngoài khuôn khổ, tự do lựa chọn tình yêu, thì chừng đó còn phải chấp nhận những trái đắng của số phận, và có thể phải nhận lấy cả cái chết. Những thông điệp như thế còn quá nhiều ý nghĩa đối với những phụ nữ hiện đại trong cuộc sống hôm nay.
Tài liệu tham khảo
Hà Văn Cầu (1977), Mấy vấn đề trong kịch bản chèo, NXB Văn hóa, Hà Nội.
Chỉnh sửa và hoàn thiện.
Đọc lại báo cáo nghiên cứu, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và đề cương đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện trên các mặt chủ yếu sau:- Sự tường minh của lý do chọn đề tài
- Sự nhất quán trong cách nhìn nhận đánh giá vấn đề
- Sự khách quan chặt chẽ trong lập luận
- Sự tinh gọn và đầy đủ của các cứ liệu bằng chứng
- Sự minh bạch trong việc dẫn nguồn tài liệu hay ghi chú xuất xứ của các ý kiến được trích dẫn
- Sự tuân thủ các quy tắc ngữ pháp và những quy định về chính tả cách trình bày văn bản.
-
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Thực hành viết
Câu 1: Nhan đề của báo cáo nghiên cứu cho biết điều gì về nội dung và phạm vi nghiên cứu?Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài viết tham khảo.
- Từ nhan đề của báo cáo để chỉ ra nội dung và phạm vi nghiên cứu của bài báo cáo.
Lời giải chi tiết: Nhan đề của báo cáo nghiên cứu cho thấy nội dung và phạm vi nghiên cứu là về loại hình sân khấu chèo và ngôn ngữ đối thoại của chèo.
Câu 2: Báo cáo nghiên cứu có những luận điểm chính nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài viết tham khảo.
- Dựa vào cách triển khai nội dung nghiên cứu để chỉ ra những luận điểm chính của bản báo cáo.
Lời giải chi tiết:
- Những luận điểm chính của bản báo cáo:
- Ngôn ngữ sân khấu chèo ở đoạn này có thể là những câu thơ chữ Hán đầy điển cố, khó hiểu, đến đoạn khác lại gần như là một câu ca dao nuột nà, phơi phới tình người.
- Một câu đối thoại hay là một câu nói vừa giải thích được những đặc điểm riêng của nhân vật đồng thời lại là sự thể hiện của nhân vật đó.
- Ngôn ngữ trong vở chèo mang tính tư tưởng, là sức sống bên trong của nhân vật, đồng thời là chiếc xe chở tư tưởng của tác giả.
- Trong khi viết ngôn ngữ cho nhân vật, các tác giả xưa rất chú ý đến nhịp điệu và âm luật câu văn.
- Ở một số vở chèo xưa, có những nhân vật không hề có tiếng nói của bản thân họ mà nói bằng một loại ngôn ngữ nâng cao.
- Một đặc điểm nữa trong ngôn ngữ đối thoại trong chèo là tính ước lệ.
- Về mặt hình thái văn học, ngôn ngữ trong chèo được trình bày dưới ba dạng: nói thường, nói có tuyền luật và hát.
Câu 3: Tác giả đã sử dụng cứ liệu như thế nào để làm sáng tỏ các luận điểm?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài viết tham khảo.
- Dựa vào những luận điểm chính đã tìm được để chỉ ra những cứ liệu mà tác giả đã sử dụng
Lời giải chi tiết: Tác giả đã sử dụng những cứ liệu là những thông tin, nghiên cứu đã có trước đấy về chèo; ngôn ngữ trong các kịch bản chèo phổ biến và thông tin chọn lọc từ một số cuốn sách viết về chèo,…
Xem thêm:
Thực hành Tiếng Việt trang 86
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ môt thói quen hay một quan niệm
Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhauCâu 4: Cuối báo cáo nghiên cứu không có danh mục tài liệu tham khảo? Hãy cho biết suy nghĩ của bạn về điều này.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài viết tham khảo.
- Đọc kĩ phần cuối của báo cáo và nêu những thông tin được nhắc đến.
Lời giải chi tiết:
- Phần cuối của báo cáo nghiên cứu đã
- Tổng kết lại những thông tin thu thập được khi nghiên cứu ngôn ngữ trong chèo,
- Nhắc đến những vấn đề nghiên cứu chèo chưa được giải quyết,
- Cuối cùng là thông tin về những tài liệu tham khảo dùng trong nghiên cứu.
- Phần cuối không có danh mục tài liệu tham khảo, từ đó cho thấy người viết báo cáo này có kiến thức rất tốt về chèo và chủ động, tích cực, không dựa dẫm vào các nguồn tài liệu có sẵn.
Thực hành viết
Viết bài báo cáo nghiên cứu về việc vận dụng tục ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo.
Phương pháp giải:
- Đọc lại phần tri thức ngữ văn về chèo.
- Đọc kĩ hướng dẫn các bước viết bài báo cáo trong phần Viết.
- Dựa vào bài viết tham khảo và các kiến thức đã tìm hiểu để hoàn thành bài báo cáo.
Lời giải chi tiết:
Dàn ý bài báo cáo
Đặt vấn đề: Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống xuất hiện từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc đậm đà nhất của dân tộc Việt Nam. Việc vận dụng tục ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật sân khấu chèo.
Giải quyết vấn đề
* Định hướng, phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu dựa trên định hướng từ những thành tựu riêng của chèo về ca dao, tục ngữ được sử dụng trong lời thoại của các nhân vật chèo.
- Phương pháp nghiên cứu là phương pháp phân tích – tổng hợp qua các kịch bản mà rút ra nhận định; phương pháp thống kê để khảo sát, liệt kê những câu ca dao, tục ngữ được sử dụng trong chèo, …
* Triển khai luận điểm chính:
- Chèo đã sử dụng một cách tài tình tục ngữ, thành ngữ vốn là những kinh nghiệm được đúc kết từ trong lao động sản suất, trong đời sống xã hội, … để đưa trực tiếp vào lời thoại của nhân vật. Chèo truyền thống cũng đã cải biến, thêm lời và đổi ý khi đưa những câu tục ngữ trong dân gian vào lời thoại nhân vật.
- Chèo thường đưa một số câu tục ngữ có khía cạnh đạo đức hay một số tục ngữ mang tính khẳng định triết lý, tư tưởng nào đó, … Không chỉ sử dụng các câu tục ngữ thuần Việt, các tác giả chèo truyền thống còn đưa các câu tục ngữ Hán Việt vào lời thoại của nhân vật.
- Ngoài vận dụng tục ngữ thì chèo truyền thống cũng đưa những câu ca dao vào lời thoại nhân vật, có thể dùng nguyên văn hoặc sử đổi một số từ của câu ca dao khi đưa vào lời thoại.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Bài báo cáo mẫuChèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống xuất hiện từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc đậm đà nhất của dân tộc Việt Nam. Chèo là một loại kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, sản phẩm của sinh hoạt xã hội nông nghiệp cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Việc vận dụng tục ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật sân khấu chèo.
Qua khảo sát một số kịch bản chèo truyền thống trong cuốn Tuyển tập Chèo cổ của GS. Hà Văn Cầu, chúng tôi nhận thấy không thể lấy khía cạnh văn học để nghiên cứu các câu ca dao, tục ngữ trong chèo. Qua thống kê, khảo sát có thể thấy số câu tục ngữ được cải biên được sử dụng nhiều hơn số câu tục ngữ nguyên dạng và có những câu tục ngữ được sử dụng ở những tác phẩm khác nhau, trong lời thoại của nhiều nhân vật khác nhau sẽ mang mục đích khác nhau. Điều này có liên quan đến nội dung từng kịch bản và theo từng phong cách riêng của tác giả nên cách vận dụng những câu tục ngữ truyền thống rất đa dạng.
Chèo đã sử dụng một cách tài tình tục ngữ, thành ngữ vốn là những kinh nghiệm được đúc kết từ trong lao động sản suất, trong đời sống xã hội, … để đưa trực tiếp vào lời thoại của nhân vật. Chẳng hạn như trong vở chèo Kim Nham, câu tục ngữ “lòng chim dạ cá” được sử dụng trong lời nhân vật Xúy Vân ý chỉ lòng dạ mình đã đổi thay, đã trót say giăng hoa ở ngoài:
Xúy Vân:
Tôi Xúy Vân quỳ xuống thềm hoa
Nguyện thiên địa quỷ thần soi xét
Tôi có ở ra lòng chim dạ cá
Say giăng hoa không sợ thế gian cười
Khi thác thời thi thể trôi nổi
Hình hài mặc cá sông vùi lấp
(Kim Nham)
Bên cạnh việc sử dụng nguyên dạng các câu tục ngữ dân gian, chèo truyền thống cũng đã cải biến, thêm lời và đổi ý khi đưa những câu tục ngữ trong dân gian vào lời thoại nhân vật. Có những câu tục ngữ được chèo tiếp thu cả lời lẫn ý nhưng vẫn có sự sửa đổi đôi chút. Chẳng hạn như đoạn lính hầu mắng Lưu Bình: “Anh này chỉ nói láo. Quần trứng sáo, áo nước dưa khăn gói gió đưa bạn tôi không đáng mà dám bảo là bạn quan tôi à!” (Lưu Bình – Dương Lễ)
So với câu tục ngữ gốc “Quần trứng sao, áo hoa tiên” nhằm để chỉ những người nhàn hạ trong xã hội xưa, khi được vận dụng vào lời thoại của nhân vật lính hầu đã có sự thêm bớt thành câu có vần vè hơn “quần trứng sáo, áo nước dưa khăn gói gió đưa …” ám chỉ rằng lúc này Lưu Bình đang gặp khó khăn và ăn mặc như thường dân nên chỉ bằng vai với anh lính hầu thôi.
Chèo thường đề cao một khía cạnh đạo đức nào đó của nhân vật vậy nên có một số câu tục ngữ quen thuộc thường xuất hiện nhiều trong chèo như câu “xuất giá tòng phu phu tử tòng phụ” được sử dụng nhiều trong các kịch bản quen thuộc. Ngoài ra, chèo truyền thống còn xây dựng nên những mô hình nhân vật nữ chính như nhân vật Thị Kính, Thị Phương, Châu Long,… mang ý đồ giáo huấn phụ nữ về những chuẩn mực của luân lý tam tòng tứ đức.
Chèo cũng đưa một số câu tục ngữ có khía cạnh đạo đức hay một số tục ngữ mang tính khẳng định triết lý, tư tưởng nào đó, … Không chỉ sử dụng các câu tục ngữ thuần Việt, các tác giả chèo truyền thống còn đưa các câu tục ngữ Hán Việt vào lời thoại của nhân vật như “ác giả ác báo” (Quan Âm Thị Kính), “Bần tiện bất năng di” (Chu Mãi Thần), … Đây cũng là một cách để tạo nên sự kết hợp giữa tính dân gian và tính bác học trong Chèo.
Ngoài vận dụng tục ngữ thì chèo truyền thống cũng đưa những câu ca dao vào lời thoại nhân vật, có thể dùng nguyên văn hoặc sử đổi một số từ của câu ca dao khi đưa vào lời thoại. Ví dụ Châu Long đã mượn nguyên lời ca dao để bộc lộ tâm trạng của mình:
Vì chàng thiếp phải long đong
Những như thân thiếp cũng xong một bề
Hay lời Thị Mầu trong điệu hát sắp đã được sửa đổi một vài từ trong câu ca dao:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình chẳng xinh
Một trong những giá trị độc đáo của văn học chèo chính là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố dân gian và yếu tố bác học làm cho chèo có tính chất bác học mà vẫn đậm đà tính chất dân gian. Việc sử dụng ca dao, tục ngữ đưa vào lời thoại của các nhân vật đã góp phần quan trọng tạo nên tính dân gian trong chèo, giúp chèo giữ được cái chất của mình đồng thời kết thừa và tiếp tục truyền thống dân tộc.
-
Bài viết tham khảo
Câu 1: Nhan đề của báo cáo nghiên cứu cho biết điều gì về nội dung và phạm vi nghiên cứu?
Lời giải: Nhan đề của báo cáo nghiên cứu cho thấy nội dung và phạm vi nghiên cứu là về loại hình sân khấu chèo và ngôn ngữ đối thoại của chèo.
Câu 2: Báo cáo nghiên cứu có những luận điểm chính nào?
Lời giải:
Những luận điểm chính của bản báo cáo:
- Ngôn ngữ sân khấu chèo ở đoạn này có thể là những câu thơ chữ Hán đầy điển cố, khó hiểu, đến đoạn khác lại gần như là một câu ca dao nuột nà, phơi phới tình người.
- Một câu đối thoại hay là một câu nói vừa giải thích được những đặc điểm riêng của nhân vật đồng thời lại là sự thể hiện của nhân vật đó.
- Ngôn ngữ trong vở chèo mang tính tư tưởng, là sức sống bên trong của nhân vật, đồng thời là chiếc xe chở tư tưởng của tác giả.
- Trong khi viết ngôn ngữ cho nhân vật, các tác giả xưa rất chú ý đến nhịp điệu và âm luật câu văn.
- Ở một số vở chèo xưa, có những nhân vật không hề có tiếng nói của bản thân họ mà nói bằng một loại ngôn ngữ nâng cao.
- Một đặc điểm nữa trong ngôn ngữ đối thoại trong chèo là tính ước lệ.
- Về mặt hình thái văn học, ngôn ngữ trong chèo được trình bày dưới ba dạng: nói thường, nói có tuyền luật và hát.
Câu 3: Tác giả đã sử dụng cứ liệu như thế nào để làm sáng tỏ các luận điểm?
Lời giải: Tác giả đã sử dụng những cứ liệu là những thông tin, nghiên cứu đã có trước đấy về chèo; ngôn ngữ trong các kịch bản chèo phổ biến và thông tin chọn lọc từ một số cuốn sách viết về chèo,…
Câu 4: Phần cuối của báo cáo nghiên cứu đã nêu những thông tin gì?
Lời giải
- Phần cuối của báo cáo nghiên cứu đã
- Tổng kết lại những thông tin thu thập được khi nghiên cứu ngôn ngữ trong chèo,
- Nhắc đến những vấn đề nghiên cứu chèo chưa được giải quyết,
- Cuối cùng là thông tin về những tài liệu tham khảo dùng trong nghiên cứu.
Thực hành viết
Viết bài báo cáo nghiên cứu về việc vận dụng tục ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo.
Lời giải
Dàn ý bài báo cáo:
Đặt vấn đề: Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống xuất hiện từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc đậm đà nhất của dân tộc Việt Nam. Việc vận dụng tục ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật sân khấu chèo.
Giải quyết vấn đề
* Định hướng, phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu dựa trên định hướng từ những thành tựu riêng của chèo về ca dao, tục ngữ được sử dụng trong lời thoại của các nhân vật chèo.
- Phương pháp nghiên cứu là phương pháp phân tích – tổng hợp qua các kịch bản mà rút ra nhận định; phương pháp thống kê để khảo sát, liệt kê những câu ca dao, tục ngữ được sử dụng trong chèo, …
* Triển khai luận điểm chính:
- Chèo đã sử dụng một cách tài tình tục ngữ, thành ngữ vốn là những kinh nghiệm được đúc kết từ trong lao động sản suất, trong đời sống xã hội, … để đưa trực tiếp vào lời thoại của nhân vật. Chèo truyền thống cũng đã cải biến, thêm lời và đổi ý khi đưa những câu tục ngữ trong dân gian vào lời thoại nhân vật.
- Chèo thường đưa một số câu tục ngữ có khía cạnh đạo đức hay một số tục ngữ mang tính khẳng định triết lý, tư tưởng nào đó, … Không chỉ sử dụng các câu tục ngữ thuần Việt, các tác giả chèo truyền thống còn đưa các câu tục ngữ Hán Việt vào lời thoại của nhân vật.
- Ngoài vận dụng tục ngữ thì chèo truyền thống cũng đưa những câu ca dao vào lời thoại nhân vật, có thể dùng nguyên văn hoặc sử đổi một số từ của câu ca dao khi đưa vào lời thoại.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Tuồng là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc của Việt Nam được hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời và rất phong phú của dân tộc Việt Nam. Tuồng được khởi xướng thời nhà Tiền Lê và có sự giao thoa, tiếp thu cách biểu diễn và hóa trang của hí kịch bên Trung Hoa. Tuy nhiên, lối hát tuồng du nhập vào nước ta khi nào thì hiện tại vẫn chưa xác định thời gian cụ thể. Sân khấu tuồng là một phần không thể thiếu trong việc tạo nên những vở kịch tuồng đặc sắc.
Khác với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương. Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Có thể nói Tuồng là sân khấu của những người anh hùng… Tuồng cũng được biểu diễn ở sân đình, trong các lễ hội Kỳ Yên ở các đình làng, đôi khi cũng có tư nhân mướn đoàn hát tuồng về biểu diễn tại nhà thì thường có thêm cái trống lèo hoặc thẻ tre để khi có tới cao trào hoặc diễn viên có những câu hát hay thì đánh tưởng thưởng hoặc ném thẻ để tính tiền thưởng khi vãn tuồng.
Trên sân khấu Tuồng, tất cả bắt đầu từ người diễn viên. Cùng với người diễn viên, cảnh tượng mới dần hiện lên; địa điểm thời gian mới được xác định. Với một câu hát, một điệu múa, người nghệ sỹ dựng lên một trời tưởng tượng; lúc là biển cả mênh mông, khi là núi rừng bát ngát; vừa là triều đình, thoắt đã là bãi chiến trờng. Các nghệ nhân biểu diễn phải hóa trang hoặc mang mặc nạ thể hiện đặc trưng nhân vật như: trung, gian, nịnh, hề, tướng,… và phải nói lối (hình thức ca – nói), cách đi đứng, ra bộ phải chuẩn xác cho từng thể loại nhân vật. Thông qua sự biểu hiện của người nghệ sỹ, khán giả không chỉ nhận biết được những thay đổi về không gian, thời gian mà còn thấy những xung đột giằng xé trong nội tâm nhân vật.