Top 6 Bài soạn "Việt Bắc" của Tố Hữu (lớp 12) - Phần 1 hay nhất

Bình An 29 0 Báo lỗi

Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc. ... xem thêm...

  1. Câu 1 (trang 99 sgk ngữ văn 12 tập 1)

    Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu

    - Tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, quê Thừa Thiên Huế

    + Thân sinh là nhà nho nghèo, thân mẫu là con nhà nho và có truyền thống yêu thơ ca

    - 1938 ông được kết nạp Đảng Cộng sản

    - 4/ 1939 bị thực dân Pháp bắt giam

    - Năm 1945: chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Huế

    - 1947 ông công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách phần văn hóa văn nghệ, sau đó ông từng giữ nhiều trọng trách quan trọng trong bộ máy chính quyền

    - 1996: được tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

    - 2002 ông qua đời


    Câu 2 (trang 99 skg ngữ văn 12 tập 1)

    1. Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946): chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu đánh dấu bước trưởng thành khi tác giả đi theo lý tưởng, con đường cách mạng của Đảng

    + Máu lửa sáng tác trong thời kì Mặt trận Dân chủ, cảm thông sâu sắc những người nghèo, yếu thế, khơi ngọn lửa đấu tranh trong quần chúng

    + Xiềng xích sáng tác trong nhà lao, thể hiện sự yêu đời tha thiết, yêu tự do, ý chí kiên cường, quyết tâm chiến đấu của người chiến sĩ

    + Giải phóng ca ngợi thắng lợi cách mạng, độc lập tự do của Tổ Quốc (trong những ngày vượt ngục tới giải phóng)

    2. Việt Bắc (1946 – 1954) trong thời kháng chiến chống Pháp gian khó, anh dũng.

    + Tiếng ca hùng tráng thiết tha, cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến

    + Thể hiện tình cảm lớn: tình quân dân, tiền phương- hậu phương, miền xuôi- miền ngược…

    3. Tập “Gió lộng” ( 1955 – 1961) miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước

    + Ghi nhớ quá khứ ân tình, thủy chung

    + Ngợi ca cuộc sống miền Bắc

    + Tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam ruột thịt

    4. Ra trận ( 1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977)

    - Ra trận bản hùng ca thời kì “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”

    - Máu và hoa ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ nhưng tự hào, vẻ vang

    5. Một tiếng đờn ( 1992), “Ta với ta” (1999) sáng tác khi đất nước đổi mới

    + Phản ánh suy tư, chiêm nghiệm về con người và cuộc đời

    + Niềm tin vào lý tưởng chiến đấu, con đường cách mạng


    Câu 3 (trang 100 sgk ngữ văn 12 tập 1)

    Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:

    + Ông khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị, từ hoạt động cách mạng, tình cảm chính trị của bản thân

    + Là tiếng nói của con người trung thành với lý tưởng cách mạng, đó là nguồn cảm hứng sáng tác của tác giả

    + Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản bắt nguồn từ sự giác ngộ ánh sáng cách mạng


    Câu 4 (trang 100 sgk ngữ văn 12 tập 1)

    - Nghệ thuật: mang đậm tính dân tộc

    + Về thể thơ: Sử dụng thành công thể thơ dân tộc ( lục bát, thơ bảy chữ) bình dị, thân thuộc, giàu nhạc điệu

    + Về ngôn ngữ: dùng những từ ngữ và cách nói quen thuộc, phát huy nhạc tính cũng như hình ảnh phong phú của tiếng Việt.


    Luyện tập

    Bài 1 (trang 100 ngữ văn 12 tập 1)

    Phân tích đoạn thơ mở đầu bài "Khi con tu hú":

    Bài thơ Khi con tu hú được tác giả sáng tác trong tù lúc bị bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên. Bài thơ nói lên nỗi lòng, tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng đang hăm hở, sôi nổi chiến đấu bỗng bị giam trong bốn bức tường vôi. Tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc, uất ức hơn khi bên ngoài là thiên nhiên rộng lớn, muôn màu:

    Khi con tu hú gọi bầy

    Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

    Vườn râm dậy tiếng ve ngân

    Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

    Tiếng tu hú bỗng đánh thức tất cả mọi sự sôi động về cuộc sống bên ngoài nhà giam. Giữa không gian mênh mông bên ngoài chính là sự sống vẫy gọi, xóa tan đi nỗi ngột ngạt của người tù cộng sản trẻ trung, yêu nước. Tiếng chim và hình ảnh về sự sống bên ngoài “lúa chiêm đang chín”, “ bắp rây vàng hạt” xóa tan những buồn tủi, bức bí trong hoàn cảnh của tác giả lúc bấy giờ. Bức tranh mùa hè rực rỡ với đủ màu sắc, âm thanh, hương vị đang là những cảm nhận tinh tế của tác giả. Lòng người tù cách mạng hướng ra sự sống tươi đẹp trước bức tranh của sự tự do. Từ việc miêu tả ngoại cảnh, tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc trong sáng, nhiệt thành của mình qua những câu thơ giàu sức sáng tạo, tưởng tượng.


    Bài 2 (Trang 100 sgk ngữ văn 12 tập 1)

    Tố Hữu trước hết làm thơ phục vụ cho cách mạng, cho lý tưởng của Đảng:

    + Tố Hữu luôn lấy cảm hứng sáng tác từ lý tưởng chiến đấu, vì vậy từ nội dung tới đề tài ông đều hướng tới lý tưởng cách mạng.

    + Tố Hữu xác định nội dung, đề tài, cảm hứng nghệ thuật xuất phát từ những vấn đề liên quan tới đời sống cách mạng, lý tưởng chính trị

    + Thơ Tố Hữu còn là sự kế thừa dòng thơ cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu…

    + Tác giả tìm tới, gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn.

    + Giọng thơ tác giả thiết tha, ngọt ngào, giọng của tình thương mến trữ tình của người dân Huế

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Trả lời câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

    Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu:

    - Thời thơ ấu: sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

    - Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.

    - Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.


    Trả lời câu 2 (trang 99 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

    Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ.

    - Tập thơ Từ ấy (1937-1946): đánh dấu chặng đường đầu 10 năm thơ Tố Hữu, từ giác ngộ, thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng.

    - Tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954): đánh dấu chặng đường hoạt động sôi nổi của Tố Hữu và phản ánh cuộc đấu tranh gian lao, hùng tráng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của toàn quân toàn dân ta.

    - Tập thơ Gió lộng (1955-1961): bộc lộ niềm tự hào của con người làm chủ đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn đậm nét.

    - Tập thơ Ra trận (1962-1971): là khúc anh hùng ca về miền Nam trong kháng chiến, là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tấn công với khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

    - Tập thơ Máu và hoa (1972-1977): ghi lại chặng đường cách mạng gian khổ và hi sinh, khẳng định niềm tin vào sức mạnh của nhân dân, niềm vui niềm tự hào khi đất nước hoàn toàn giải phóng.

    - Tập thơ Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999): bày tỏ những chiêm nghiệm, suy tư về cuộc sống, hướng tới những quy luật phổ quát và những giá trị bền vững.


    Trả lời câu 3 (trang 100 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

    Nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị vì:

    - Hồn thơ luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

    - Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện và cũng là nguồn cảm hứng cho thơ.

    - Những tư tưởng lớn của thời đại, những tình cảm lớn của con người, những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc được phản ánh qua giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, thương mến.


    Trả lời câu 4 (trang 99 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

    Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

    - Sử dụng thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ thất ngôn.

    - Ngôn ngữ thơ gần gũi, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói dân gian, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.

    - Thơ phát huy được tính nhạc của tiếng Việt ta.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

    * Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Từ ấy”

    Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

    Mặt trời chân lí chói qua tim

    Hồn tôi là một vườn hoa lá

    Rất đậm hương và rộn tiếng chim

    - Từ ấy: mốc thời gian mang tính bước ngoặt trên con đường nhà thơ đi tìm lẽ sống – nhà thơ được kết nạp Đảng vào năm 18 tuổi

    - Hình ảnh thơ: bừng nắng hạ, chói qua tim, hồn tôi – vườn hoa lá – rất đậm hương và rộn tiếng chim

    - Mặt trời chân lí: hình ảnh ẩn dụ cho lí tưởng cách mạng. Lí tưởng ấy là nguồn sáng bất diệt, làm bừng sáng lên tâm hồn, trí tuệ của nhà thơ

    - Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ

    => Khổ thơ diễn tả niềm vui sướng, hạnh phúc đến tột cùng của tác giả khi tìm thấy lí tưởng cách mạng của Đảng


    Câu 2 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

    - Giải thích: Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn đúng đắn, nó nhấn mạnh một đặc điểm lớn của thơ Tố Hữu – thơ Tố Hữu mang đậm tính trữ tình, chính trị

    - Phân tích, chứng minh:

    + Thơ chính trị quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính toàn dân, quan hệ tới vận mệnh sống còn của cả một dân tộc, một đất nước. Thơ chính trị của Tố Hữu rất quan tâm tới con người, đặt con người trong mối quan hệ với cộng đồng, cái ta với cái tôi, với những tình cảm của cá nhân.

    + Thơ Tố Hữu cũng góp phần hướng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, đề cập đến những vấn đề lớn lao của đất nước, phản ánh từng chặng đường lịch sử của dân tộc và khí thế hào hùng của cách mạng dân tộc.

    + Thơ Tố Hữu vẫn là những dòng thơ có tính chất hô hào, cổ động phong trào cách mạng của dân tộc ta, thể hiện nhiệt huyết cách mạng sục sôi.

    + Tuy nhiên, trong thơ Tố Hữu, chính trị không phải là những lời thuyết suông, khô khan, giáo điều, không phải là những lời hô hào mang tính áp đặt. Tố Hữu đã chuyển hoá điều đó thành những vấn đề tình cảm, đậm chất trữ tình:

    + Đó là lời tâm sự chân thành của người thanh niên trẻ khi bắt gặp tưởng cách mạng và nguyện chiến đấu vì lí tưởng đó.

    + Những lời nhắn nhủ, trò truyện, lời tâm sự chan chứa niềm tin yêu vào đồng bào, đồng chí tác động mạnh mẽ tới tình cảm, cảm nghĩ của người đọc, người nghe.
    Có thể lấy dẫn chứng từ các bài thơ: Việt Bắc, Từ ấy...

    + Đặc biệt, trong thơ Tố Hữu có những vần thơ viết về Bác Hồ với nhữ tình cảm chân thành, xúc động. Đó là tấm lòng biết ơn, yêu thương của cả dân tộc dành cho Người. Lấy dẫn chứng làm rõ thêm qua các bài thơ Bác ơi, Sáng tháng Năm, Hồ Chí Minh...

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Tiểu sử tóm tắt tác giả Tố Hữu

    - Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.

    - 3 giai đoạn trong cuộc đời Tố Hữu:

    + Thời thơ ấu:

    Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo
    Chịu cảnh mất mẹ thiếu thốn tình thương, sớm có tình yêu văn học
    Biết làm thơ Đường từ lúc 10 tuổi.
    + Thời thanh niên:

    Năm 1938, được kết nạp Đảng và từ đó dâng đời mình cho cách mạng.
    Năm 1939, bị bắt và bị giam qua nhiều nhà tù ở miền Trung và Tây Nguyên.
    Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục, ra Thanh Hoá, tiếp tục hoạt động.
    Cách mạng tháng Tám: lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.
    + Thời kì giữ những cương vị trọng yếu:

    Trong kháng chiến chống Pháp: đặc trách văn hoá văn nghệ ở cơ quan trung ương Đảng.
    Kháng chiến chống Pháp và Mỹ: Tố Hữu liên tục giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
    Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996.


    II. Đường cách mạng, đường thơ

    Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ.

    - Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946):

    + Là chặng đường 10 năm làm thơ và hoạt động sôi nổi từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên CM.

    + Gồm 3 phần: Máu lửa (1937 - 1939), Xiềng xích (1939 - 1942), Giải phóng (1942 - 1946)

    + Những bài thơ tiêu biểu: Từ ấy, Tâm tư trong tù, Bà má Hậu Giang,…

    - Tập thơ Việt Bắc (1946 - 1954)

    + Là chặng đường thơ trong kháng chiến chống Pháp, bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà anh hùng. Tập thơ là một trong những thành tựu xuất sắc của Văn học kháng chiến chống Pháp.

    + Tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Phá đường,….

    - Gió lộng (1955 - 1961)

    + Ra đời khi bước vào giai đoạn xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc.

    + Bày tỏ niềm tin vào cuộc sống mới XHCN, tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam và quốc tế vô sản.

    + Tác phẩm tiêu biểu: Mẹ Tơm, Bài ca xuân 61, Ba mươi năm đời ta có Đảng,…

    - Ra trận (1962 - 1971) và Máu và hoa (1972 - 1977)

    + Là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

    + Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca Xuân 68, Kính gởi cụ Nguyễn Du, Theo chân Bác, Nước non ngàn dặm,…

    - Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)

    + Đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, hướng tới những quy luật phủ quát và kiềm tìm những giá trị bền vững, giọng thơ trầm lắng, đậm chất suy tư.


    III. Phong cách thơ Tố Hữu

    - Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc

    - Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi

    - Giọng thơ mang tính chất tâm tình tự nhiên, đằm thắm, chân thành

    - Nghệ thuật biểu hiện mang tính dân tộc đậm đà


    IV. Kết luận

    - Thơ Tố Hữu là tấm gương trong sáng phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người, đây cũng là tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc, đời sống dân tộc trên con đường lớn của cách mạng.

    - Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hòa hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca.

    - Qua phong cách thơ Tố Hữu, có thể thấy một thành tựu xuất sắc của thơ ca cách mạng, một nền thơ luôn coi vận mệnh của dân tộc là lẽ sống lớn nhất.


    Câu 1 trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu.

    Trả lời:

    Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu

    – Tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, quê Thừa Thiên Huế

    + Thân sinh là nhà nho nghèo, thân mẫu là con nhà nho và có truyền thống yêu thơ ca

    – 1938 ông được kết nạp Đảng Cộng sản

    – 4/ 1939 bị thực dân Pháp bắt giam

    – Năm 1945: chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Huế

    – 1947 ông công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách phần văn hóa văn nghệ, sau đó ông từng giữ nhiều trọng trách quan trọng trong bộ máy chính quyền

    – 1996: được tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật


    Câu 2 trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Những chặng lớn trong thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.

    Trả lời:

    Đối với Tố Hữu, con đường hoạt động cách mạng và con đường thơ của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là sự phản ảnh một chặng đường cách mạng.

    1. Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946): là một chặng đường đầu tiên tương ứng với 10 năm đầu tiên hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Tập thơ 72 bài chia thành làm ba phần:

    - "Máu lửa" sáng tác trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Cảm thông sâu sắc những người nghèo trong xã hội, khơi dậy ý chí đấu tranh.- "Xiềng xích" sáng tác trong nhà lao. Thể hiện tâm tư tha thiết yêu đời, yêu tự do, ý chí kiên cường, quyết tâm chiến đấu của người chiến sỹ.

    - "Giải phóng" sáng tác khi vượt ngục đến những ngày giải phóng --> Ca ngợi thắng lợi của cách mạng, độc lập tự do của Tổ quốc, tin tưởng vào chế độ mới.

    2. Tập thơ “Việt Bắc” (1947 – 1954). Đánh dấu bước chuyển của thơ Tố Hữu, trong chặng đường này: hướng vào việc thể hiện quần chúng cách mạng mang tính sử thi đậm đà. Gồm 27 bài:

    Tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và con người kháng chiến: 9 anh vệ quốc quân, người mẹ, chị phụ nữ, em liên lạc …

    Thể hiện những tình cảm lớn: tình quân dân, tiền tuyến - hậu phương, miền xuôi - miền ngược, cán bộ - quần chúng, nhân dân – lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm quốc tế vô sản …

    3. Tập thơ “Gió lộng” (1955 – 1961). Có sự kết hợp thể hiện cái “tôi” trữ tình công dân khi khai thác các đề tài lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước, tình cảm quốc tế vô sản. Gồm 25 bài

    - Hướng về quá khứ để ghi sâu ân tình cách mạng.

    - Ngợi ca cuộc sống trên miền Bắc.

    - Tình cảm thiết tha, sâu đậm vối miền Nam ruột thịt.

    4. Tập thơ "Ra trận" (1962-1971), gồm 34 bài, "Máu và hoa" (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

    - "Ra trận" bản hùmg ca về "Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời".

    - "Máu và hoa" ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, khẳng định niềm tin, niềm tự hào phơi phới khi toàn thắng về ta.

    5. Các tập thơ còn lại: thể hiện những chiêm nghiệm, đúc kết của tác giả với những chặng đường cách mạng của dân tộc và con đường hoạt động của bản thân.


    Câu 3 trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị ?

    Trả lời:

    Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:

    + Ông khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị, từ hoạt động cách mạng, tình cảm chính trị của bản thân

    + Là tiếng nói của con người trung thành với lý tưởng cách mạng, đó là nguồn cảm hứng sáng tác của tác giả

    + Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản bắt nguồn từ sự giác ngộ ánh sáng cách mạng


    Câu 4 trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?

    Trả lời:

    Nghệ thuật: mang đậm tính dân tộc

    + Về thể thơ: Sử dụng thành công thể thơ dân tộc ( lục bát, thơ bảy chữ) bình dị, thân thuộc, giàu nhạc điệu

    + Về ngôn ngữ: dùng những từ ngữ và cách nói quen thuộc, phát huy nhạc tính cũng như hình ảnh phong phú của tiếng Việt.


    Gợi ý làm bài tập phần Luyện tập (SGK trang 100)

    Câu 1 trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh chị yêu thích nhất. Phân tích một đoạn trong bài thơ đó.

    Trả lời:

    - Giới thiệu 6 câu thơ đầu: Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ

    - Những dấu hiệu thiên nhiên vào hè:

    + Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người

    - Hồi tưởng của tác giả về mùa hè:

    + Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè.

    + Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài

    - Khát vọng tự do của tác giả: mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế.


    Câu 2 trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình". Cần hiểu nhận xét đó như thế nào?

    Trả lời:

    Nhà thơ Xuân Diệu nhận định về thơ Tố Hữu: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ thơ trữ tình”. Nói một cách khác, theo Xuân Diệu, thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Điểu này cũng dễ hiểu bởi Tố Hữu là một thi sĩ chiến sĩ. Ông sáng tác thơ ca nhằm mục đích trước hết là để phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng, cho những nhiệm vụ cách mạng. Nhà thơ đã đem vào thơ cách mạng một tiếng nói trữ tình mới đặc sắc với những xúc cảm trực tiếp của một cái tôi trữ tình cách mạng, cái tôi ở hòa chung với cộng đồng xã hội trong đời sống cách mạng, trong cuộc đấu tranh cách mạng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Bài 1 trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu.

    Trả lời:

    - Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002), quê ở Thừa Thiên Huế, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Nho học và yêu văn chương. Quê hương và gia đình đã có ảnh hưởng lớn đến hồn thơ Tố Hữu.

    - Năm 13 tuổi, ông học trường Quốc học Huế và tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.

    - Tố Hữu giác ngộ cách mạng từ rất sớm, kết nạp Đảng từ năm 18 tuổi. Ông hoạt động cách mạng qua nhiều thời kì lịch sử, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng.

    - Năm 1938 (18 tuổi), ông đã trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế. Được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương.

    - Tháng 4 - 1939 đến tháng 3 - 1942, ông bị thực dân Pháp bắt giam qua nhiều nhà tù ở miền Trung và Tây Nguyên.

    - Tháng 3 - 1942, ông vượt ngục, tìm ra Thanh Hoá, tiếp tục hoạt động cách mạng

    - Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế.

    - Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cho đến năm 1986, ông liên tục giữ các cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (từng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam. Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Năm 1996, được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

    - Năm 2002: Tố Hữu qua đời.


    Câu 2 trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Những chặng lớn trong thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.

    Trả lời:

    Tố Hữu là một trong những lá cờ tiên phong của nền văn học cách mạng Việt Nam. Đối với ông, con đường hoạt động cách mạng và con đường thơ có sự thống nhất không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là sự phản ánh một chặng đường cách mạng.

    1. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946)

    - Là chặng đầu tiên tương ứng với 10 năm đầu hoạt động cách mạng của Tố Hữu.

    - Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Từ ấy là niềm hân hoan của tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời" đã gặp được lí tưởng, tìm thấy lẽ sống.

    + "Máu lửa" sáng tác trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Cảm thông sâu sắc những người nghèo trong xã hội, khơi dậy ý chí đấu tranh.

    + "Xiềng xích" sáng tác trong nhà lao. Thể hiện tâm tư tha thiết yêu đời, yêu tự do, ý chí kiên cường, quyết tâm chiến đấu của người chiến sỹ.

    + "Giải phóng" sáng tác khi vượt ngục đến những ngày giải phóng --> Ca ngợi thắng lợi của cách mạng, độc lập tự do của Tổ quốc, tin tưởng vào chế độ mới.

    2. Tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954)

    - Đánh dấu bước chuyển của thơ Tố Hữu trong chặng đường này: hướng vào việc thể hiện quần chúng cách mạng, mang tính sử thi đậm đà Việt Bắc là bản hùng ca về cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp với những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi.

    - Tác phẩm thể hiện thành công hình ảnh, tâm tư của quần chúng cách mạng, kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến mà bao trùm và thống nhất mọi tình cảm là lòng yêu nước.

    3. Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961)

    Gió lộng phản ánh và ca ngợi cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, có sự kết hợp thể hiện cái “tôi" trữ tình công dân khi khai thác đề tài lớn: xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước, tình cảm quốc tế vô sản.

    4. Tập thơ Ra trận (1962 - 1971) và Máu và hoa (1972 - 1977)

    - Cả hai tập thơ Ra trận và Việt Nam - Máu và hoa đã cổ vũ, động viên cuộc chiến đấu của nhân dân hai miền trong thời kì ác liệt nhất cuộc kháng chiến chống Mĩ.

    - Các tác phẩm mang đậm tính chính luận - thời sự, chất sử thi âm hưởng anh hùng ca.

    5. Tập thơ Một tiếng dờn (1992) và Ta với ta (1999)

    - Là những tập thơ được sáng tác sau năm 1975, đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, thể hiện những chiêm nghiệm, đúc kết của tác giả về những chặng đường cách mạng của dân tộc và con đường hành động của bản thân.


    Bài 3 trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị ?

    Trả lời:

    Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị. Đây là đặc điểm bao quát nhất trong phong cách thơ Tố Hữu. Phong cách đó biểu hiện như sau:

    - Tố Hữu là một thi sĩ - chiến sĩ, thơ là sự thống nhất giữa tuyên truyền cách mạng và cảm xúc trữ tình.

    + Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm, chính trị của bản thân tác giả.

    + Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu. Lí tưởng thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kì là đề tài, chủ đề sáng tác của nhà thơ.

    + Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ lí tưởng cộng sản, quá trình sáng tác dưới sự lãnh đạo của Đảng.

    - Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành nét phong cách trong thơ Tố Hữu.

    + Thơ Tố Hữu tập trung thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng và vận mệnh dân tộc. Cảm hứng hướng về lịch sử, dân tộc chứ không hướng về đời tư.

    + Nhân vật trữ tình luôn đại diện cho phẩm chất của giai cấp, dân tộc thậm chí của lịch sử và thời đại.

    - Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào.

    + Cách xưng hô gần gũi thân mật (bạn đời ơi, đồng bào ơi, em ơi...) với đối tượng trò chuyện.

    + Tố Hữu tuyên truyền, vận động cách mạng nói chuyện chính trị bằng giọng tâm tình.


    Bài 4 trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?

    Trả lời:

    + Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang đậm nét hình ảnh con người Việt Nam và tình cảm Việt Nam trong thời đại mới, nối tiếp với truyền thống tinh thần, tình cảm đạo lí của dân tộc.

    + Về nghệ thuật: Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ), ngôn ngữ thơ với lời nói quen thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu.


    Luyện tập

    Bài 1 trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh chị yêu thích nhất. Phân tích một đoạn trong bài thơ đó.

    Trả lời:

    Dàn ý tham khảo:

    * Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.

    * Thân bài:

    - Nội dung: Phân tích hình ảnh, cảm xúc của từng câu, từng khổ trong đoạn. Khái quát ý chính của đoạn. So sánh, mở rộng để thấy mới, cái riêng của bài thơ và của tác giả.

    - Nghệ thuật (có thể phối hợp với nội dung): nghệ thuật xây dựng hình ảnh cảm xúc, cách diễn đạt; ngôn ngữ (vần, nhịp, từ ngữ, câu thơ...) thơ... có những đặc điểm gì? Mở rộng so sánh để bình luận.

    * Kết bài:

    - Khái quát được nội dung đề yêu cầu

    - Từ những gì đã cảm nhận em rút ra được bài học rút ra cho bản thân hoặc liên hệ với cuộc sống.

    Ví dụ: Chọn bình giảng đoạn thơ:

    Ta về mình có nhớ ta...

    ... Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

    (Việt Bắc - Tố Hữu)

    a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm vị trí đoạn trích:

    - Gồm 10 câu tập trung miêu tả vẻ đẹp của Việt Bắc thông qua hình của “hoa và người".

    - Nêu bố cục của đoạn thơ: hai câu đầu là lời mở đoạn, tám câu tiếp nói về những nỗi nhớ cụ thể về Việt Bắc, trong đó đã dựng lên bốn tranh đẹp như một bộ tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc.

    b. Bình giảng đoạn thơ:

    - Mở đầu bài thơ, tác giả viết: "Ta về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người": là lời bộc bạch tình cảm nhung nhớ về hoa và người Việt Bắc, sau đó là bức tranh bốn mùa đông, xuân, hạ, thu. Nỗi nhớ không theo thứ tự của thời gian, không ngừng lặng mà sống mãi trong lòng người về, thời gian trong đoạn là hoài niệm của nhà thơ từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, nó không tuân theo quy luật của thời gian mà tuân theo quy luật của tâm trạng.

    - Bức tranh bốn mùa của "hoa và người" nơi núi rừng Việt Bắc:

    + Mùa đông:

    ● Nổi bật trên nền núi rừng là màu đỏ tươi của hoa chuối, màu tươi sáng xua tan đi không khí giá lạnh của núi rừng Việt Bắc.

    ● Màu đỏ tươi của hoa chuối là điểm sáng của núi rừng, của thiên nhiên Việt Bắc thì ánh nắng lạ, lung linh lấp lánh trên con dao người đi rừng lại là chi tiết sống động nhất.

    ● Hình ảnh con người toả sáng vẻ trong lao động.

    + Mùa xuân:

    ● Cách dùng từ ngữ gọi tên mùa: “ngày xuân" làm nên sự sống động của thời gian, mùa xuân trong câu thơ như vận động từng ngày, toả sáng vẻ đẹp thông qua gam màu vàng trắng của hoa mơ, làm nên sự trong trẻo của thiên nhiên, của núi rừng Việt Bắc.

    ● Cùng với thiên nhiên là hình ảnh cô gái Việt Bắc với công việc và động tác đẹp trong lao động. Từ “chuôi" vừa là công việc nhưng vừa thể hiện được sự trân trọng công việc của người lao động niềm đam mê, tình yêu lao động của người con gái Việt Bắc.

    + Mùa hạ:

    ● Âm thanh mùa hạ làm nên sự chuyển vận của thời gian, cảnh vật có sự phối hợp cả màu sắc và âm thanh.

    ● Trên nền thiên nhiên đó, xuất hiện hình ảnh gợi cảm, dễ thương của cô gái miền sơn cước: cô gái hái măng.

    + Mùa thu:

    ● Bức tranh đẹp với ánh trăng trong trẻo, thanh bình.

    ● Trong cảnh trăng rừng đêm thu đó, ngân lên tiếng hát ân tình của người Việt Bắc. Đó cũng là khúc hát ân tình của nỗi lòng nhà thơ.

    c. Mỗi bức tranh trong bài thơ là một vẻ đẹp với hình ảnh, màu sắc, đường nét riêng. Thiên nhiên luôn gắn với người, những người lao động bình dị của miền sơn cước. Hình ảnh và hoạt động của con người làm cho thiên nhiên không hoang vắng mà trở nên sinh động, gần gũi nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ.


    Bài 2 trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình". Cần hiểu nhận xét đó như thế nào?

    Trả lời:

    Cần làm rõ những nội dung sau:

    a. Giới thiệu về thơ ca Tố Hữu:

    - Tố Hữu là nhà thơ cách mạng tiêu biểu trong những năm đầu thế kỉ XX. Chặng đường thơ của ông gắn liền với những giai đoạn lịch sử của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc

    - Thơ Tố Hữu có sự kết hợp sâu sắc giữa chất thơ trữ tình - chính trị. Nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét về thơ Tố Hữu như sau: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình".

    b. Đặc điểm thơ trữ tình - chính trị của thơ Tố Hữu.

    - Thơ chính trị quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính toàn dân, quan hệ tới vận mệnh sống còn của cả một dân tộc, một đất nước. Thơ chính trị của Tố Hữu rất quan tâm tới con người, đặt con người trong mối quan hệ với cộng đồng, cái ta với cái tôi, với những tình cảm của cá nhân.

    - Thơ Tố Hữu cũng góp phần hướng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, đề cập đến những vấn đề lớn lao của đất nước, phản ánh từng chặng đường lịch sử của dân tộc và khí thế hào hùng của cách mạng dân tộc.

    - Thơ Tố Hữu vẫn là những dòng thơ có tính chất hô hào, cổ động phong trào cách mạng của dân tộc ta, thể hiện nhiệt huyết cách mạng sục sôi.

    - Tuy nhiên, trong thơ Tố Hữu, chính trị không phải là những lời thuyết suông, khô khan, giáo điều, không phải là những lời hô hào mang tính áp đặt. Tố Hữu đã chuyển hoá điều đó thành những vấn đề tình cảm, đậm chất trữ tình:

    + Đó là lời tâm sự chân thành của người thanh niên trẻ khi bắt gặp tưởng cách mạng và nguyện chiến đấu vì lí tưởng đó.

    + Những lời nhắn nhủ, trò truyện, lời tâm sự chan chứa niềm tin yêu vào đồng bào, đồng chí tác động mạnh mẽ tới tình cảm, cảm nghĩ của người đọc, người nghe.

    Đặc biệt, trong thơ Tố Hữu có những vần thơ viết về Bác Hồ với nhữ tình cảm chân thành, xúc động. Đó là tấm lòng biết ơn, yêu thương của cả dân tộc dành cho Người. (Lấy dẫn chứng làm rõ thêm qua các bài thơ Bác ơi, Sáng tháng Năm, Hồ Chí Minh...)


    Tổng kết

    Đường đời, đường thơ Tố Hữu luôn song hành cùng con đường cách mạng của cả dân tộc.
    Với những tác phẩm giàu chất trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc, Tố Hữu là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Câu 1: Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu

    Trả lời:

    Tố Hữu ( 1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
    Quê hương: làng Phù Lai nay thuộc Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế
    Gia dình: Tố Hữu sinh trưởng trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều là con nhà nho, cả hai đã truyền cho ông tình yêu tha thiết với Văn học dân gian.
    Tố Hữu từ sớm đã tham gia cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên dân chủ Huế.

    Câu 2
    : Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam?

    Trả lời:

    Những chặng đường cách mạng của nhà thơ gắn với 7 tập thơ lớn. Đó là:

    Từ ấy (1937 – 1946)
    Việt Bắc (1946 – 1954)
    Gió lộng (1955 – 1961)
    Ra trận (1962 – 1971)
    Máu và hoa (1972 – 1977)
    Một tiếng đờn (1992)
    Ta với ta (1999)


    Câu 3:
    Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị?

    Trả lời:

    Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị vì: thơ ông chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả. Con đường thơ bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ lí tưởng cộng sản, quá trình sáng tác gắn dưới sự lãnh đạo của Đảng.


    Câu 4:
    Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?

    Trả lời:

    Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm:

    Về thể thơ: đặc biệt tành công khi vận dung những thể thơ truyền thống của dân tộc: thể lục bát, thể thất ngôn
    Về ngôn ngữ: ngôn ngữ thân thuộc, gần gũi, có tính nhạc và sử dụng tài tình cách từ láy, các thanh điệu, các vần...

    Luyện tập

    Câu 1: Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh (chị) yêu thích nhất. Phân tích cả bài hoặc một đoạn trong bài thơ đó.

    Trả lời:

    Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, tiêu biểu cho thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn của con người Cách mạng. Thơ ông đậm đà tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện. Bài thơ "Việt Bắc" là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp. "Việt Bắc" là một trong những bài thơ được xếp vào hạng những bài thơ "tống biệt" của Tố Hữu. Mặc dù là đề tài cũ, nhưng bài thơ vẫn mới mẻ bởi "Việt Bắc" ra đời trong cuộc chia tay đặc biệt giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến vào tháng 10/1954. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ không mang cảnh trạng của một cuộc chia ly với nỗi buồn đầy nước mắt, mà là nỗi niềm chia ly trong tình cảm giữa cán bộ và nhân dân sâu đậm ân tình. Đoạn thơ mở đầu của bài thơ là sự thể hiện tinh tế và sâu sắc những rung động trong trái tim của người đi và người ở trong giờ phút phân li:

    - Mình về mình có nhớ ta

    Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

    Mình về mình có nhớ không

    Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

    - Tiếng ai tha thiết bên cồn

    Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

    Áo chàm đưa buổi phân li

    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

    Bốn câu thơ đầu là lời của người ở lại nói với người ra đi:

    - Mình về mình có nhớ ta

    Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

    Mình về mình có nhớ không

    Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?

    Tác giả mở đầu bằng một câu hỏi mang âm hưởng ca dao, tình yêu: "Mình về mình có nhớ ta". "Mình về" là hoàn cảnh để người ở lại bộc lộ nỗi niềm. "Về" gợi đến sự chia li, đó là sự chia li của người ra đi và người ở lại. Về mặt kết cấu câu thơ thì "mình" đứng ở đầu câu, còn "ta" đứng ở cuối câu thơ. Nó gợi lên cái khoảng cách giữa "ta" và "mình". Nỗi niềm gợi lên qua câu hỏi ấy của người ở lại là nỗi nhớ, tình cảm của người ở lại hướng tới người ra đi. Đứng giữa câu thơ là một từ "nhớ", nó làm cho "mình" và "ta" dường như được xích lại gần nhau hơn. Cơ sở tạo nên nỗi nhớ ấy là: "Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng". Câu thơ phảng phất âm hưởng của thơ Kiều, nhưng từ âm hưởng đó lại vang lên nỗi niềm tình cảm của những con người trong một thời kháng chiến. "Mười lăm năm ấy" gợi đến một quãng thời gian khó khăn, một thời đau thương, mất mát. Tuy vậy, dường như tất cả mất mát đau thương ấy chìm đi, đọng lại trong câu thơ chỉ còn là tình cảm "thiết tha mặn nồng". Đó chính là sự gắn bó thân thiết, tình cảm chia bùi sẻ ngọt trong "mười lăm năm ấy" giữa "ta" và "mình". Bởi vậy, hỏi nhưng cũng chính là để bộc lộ tình cảm và hỏi chính là thể hiện mong muốn người ra đi cũng có tình cảm như chính mình.

    Đến câu thơ thứ ba cũng là một câu hỏi. Câu hỏi: "Mình về mình có nhớ không" cũng có sự lặp lại gần giống câu thơ đầu. Tuy vậy, đối tượng hỏi không chỉ còn bó hẹp trong mối quan hệ giữa "ta - mình" và nỗi nhớ dường như không còn chỉ hướng tới "ta", mà nỗi nhớ đó đã hướng vào đối tượng rộng lớn hơn rất nhiều, đó chính là không gian "núi rừng" và "sông nguồn". Câu hỏi gợi về không gian có "núi", có "nguồn" ở núi rừng Việt Bắc. Đây chính là không gian quen thuộc gắn với người ở lại và cũng gắn bó với cả người ra đi. Không gian đó với người ra đi và người ở lại không còn là không gian vô hồn, vô cảm mà là không gian chứa đầy kỉ niệm, nó góp phần tạo nên tình cảm cho người ra đi. Ở trong câu thơ xuất hiện nhiều lần hai động từ chỉ hành động "nhìn" và "nhớ". Một hành động tác động vào thị giác, một hành động tác động vào tâm tưởng; một hành động hướng tới hiện tại, một hành động hướng về quá khứ. Sự đan xen giữa các hành động đó mà người ở lại đưa ra là để muốn nhắc nhở người ra đi sống ở hiện tại đừng quên về quá khứ, sống ở miền xuôi đừng quên miền ngược, đừng quên về những kỉ niệm của một thời đã qua. Đó chính là mong muốn của người ở lại nhắn nhủ tới người ra đi. Trước khi mong muốn người ra đi để nhớ thì người ở lại đã thể hiện nỗi nhớ của mình. Nỗi nhớ đó biểu đạt trực tiếp qua động từ "nhớ" xuất hiện nhiều lần ở khổ thơ, càng về cuối thì từ "nhớ" xuất hiện càng nhiều đã thể hiện cường độ nhớ ngày một tăng và nó đã tạo nên âm hưởng chủ đạo cho bài thơ. Đó là âm hưởng nhớ thương, ân tình tha thiết.

    Bốn câu thơ đầu chỉ với hai câu hỏi, nhưng chủ yếu là để giãi bày tình cảm và để mong muốn người ra đi cũng có tình cảm như chính mình, bởi giữa hai đối tượng đó có sự gắn bó khăng khít trong một thời kháng chiến và một vùng kháng chiến. Để rồi từ đó, người ra đi đáp lại người ở lại bằng bốn câu thơ:

    - Tiếng ai tha thiết bên cồn

    Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

    Áo chàm đưa buổi phân li

    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

    Người ở lại đặt ra câu hỏi nhưng người ra đi không trực tiếp trả lời câu hỏi đó mà thay vào đó người ra đi thể hiện tình cảm lưu luyến, bịn rịn trong buổi chia tay. Ấn tượng ban đầu đã tác động đến người ra đi: "Tiếng ai tha thiết bên cồn". "Ai" là đại từ không xác định. "Ai" có thể là nhân vật đang xuất hiện trước mắt người ra đi, quen thuộc với người ra đi - một con người cụ thể xuất hiện "bên cồn" trong buổi chia li. "Ai" có thể là bất cứ người dân Việt Bắc đã cùng sống, cùng làm việc, cùng sinh hoạt với người ra đi. Dù hiểu theo cách nào thì ấn tượng tác động đến người ra đi là âm thanh tiếng nói tha thiết - đó chính là âm thanh rất đỗi ngọt ngào, thiết tha, sâu lắng. Và âm thanh đó dường như gọi về biết bao kỉ niệm, biết bao buổi trò chuyện tâm tình và âm thanh đó gọi về mối tình keo sơn gắn bó thân thiết giữa người ở lại với người ra đi. Chính âm thanh đó đã khiến cho người ra đi "Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi". Câu thơ ngắt nhịp 4/4 với hai vế tiểu đối trong tương quan đối lập giữa bên trong và bên ngoài. "Trong dạ" thì "bâng khuâng" còn hành động bên ngoài biểu hiện sự "bồn chồn" thấp thỏm của người ra đi, nhưng lại có sự tương đồng trong cảm xúc và hành động. Chính vì cảm xúc "bâng khuâng" thì mới có hành động "bồn chồn" đó được.

    Trong cảm nhận của người ra đi, một hình ảnh bình dị, quen thuộc thường xuất hiện trong cuộc sống đời thường đó là hình ảnh "áo chàm". Hơn thế nữa chiếc "áo chàm" gợi đến sắc màu bền bỉ khó phai. Tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ "áo chàm" để chỉ người dân Việt Bắc và bởi vậy nói "áo chàm đưa buổi phân li" là nói về cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa người Việt Bắc với người cách mạng. Mượn hình ảnh "áo chàm" dường như tác giả muốn nói đến tình cảm thủy chung sắt son khó phai mờ của người dân Việt Bắc với người chiến sĩ cách mạng. Và ấn tượng đậm nét nhất với người ra đi chính là hành động "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...". Trước tiên là hành động "cầm tay nhau" là hành động quen thuộc và rất đẹp của những ai khi chia li, nó thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết và đồng thời thể hiện sự lưu luyến giữa kẻ ở người đi. Họ cầm tay nhau trong tâm trạng nghẹn ngào, vì thế không nói lên lời. Dấu ba chấm xuất hiện cuối dòng thơ như nốt nặng không lời, nhưng chính nó lại quý giá hơn rất nhiều những lời nói thường ngày bởi cái cầm tay đã nói lên tất cả những lưu luyến, bịn rịn. Câu thơ kết lại đoạn thơ có nhịp thơ thay đổi khác thường. Sự thay đổi của nhịp thơ không chỉ tạo nên sự ngập ngừng cho giọng điệu của câu thơ mà còn tạo nên cái ngập ngừng của tình cảm. Và đồng thời sự khác lạ trong nhịp thơ ấy đã diễn tả sự khác lạ trong diễn biến tình cảm của kẻ ở người đi.


    Câu 2: Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình" (Tố Hữu với chúng tôi, Tlđd). Anh (chị) hiểu nhận xét đó như thế nào?

    Trả lời:

    Nhận đinh ấy nói về một đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu: đó là tính trữ tình - chính trị trong thơ.

    Biểu hiện:

    Cái tôi trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ, là cái tôi gắn với Đảng, Cách Mạng và lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
    Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
    Con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường, được đặt trong mối quan hệ với nhân dân, với đồng chí - đồng đội,...
    Những tư tưởng, tình cảm lớn ấy được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm chân thành.p
    => Đây cũng trở thành nét độc đáo, là nét cá tính của riêng Tố Hữu trong nền thơ ca cách mạng của dân tộc.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    Tố Hữu (1920-2002 ) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê quán ở Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế.
    Các tập thơ chính: "Từ ấy" (1937-1946), "Việt Bắc"(1946-1954), "Gió lộng" (1955-1961), "Ra trận" (1962-1971), "Máu và hoa" (1972-1977), "Một tiếng đờn" (1992), "Ta với ta" (1999)
    Phong cách thơ Tố Hữu:
    Thơ Tố Hữu mang đậm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn
    Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị
    Giọng điệu tâm tình ngọt ngào
    Đậm đà tính dân tộc


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1 (Trang 99 SGK) Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu.

    Bài làm:
    Tố Hữu (1920-2002 ) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê quán ở Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế
    Thân sinh là nho nghèo, thân mẫu là con một nhà nho, thuộc và hát dân ca rất hay. Cả hai truyền cho nhà thơ tình yêu văn học dân gian.
    Năm 13 tuổi: Học trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng. Trở thành lãnh đạo chủ chốt của Đoàn Thanh niên dân chủ Huế.
    1938 ông được kết nạp Đảng.
    Cuối tháng 4-1939 bị thực dân Pháp bắt giam.
    Tháng 3-1942: vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.
    Cách mạng tháng Tám 1945: Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.
    1947: Ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.
    Trong hai cuộc kháng chiến đến năm 1986: Giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.
    Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
    Năm 2002: Qua đời
    Những yếu tố góp phần tạo nên hồn thơ Tố Hữu:
    Gia đình: có truyền thống Nho học và yêu văn chương.
    Tố Hữu được giác ngộ cách mạng từ rất sớm (19 tuổi được kết nạp Đảng) và hoạt động cách mạng qua nhiều thời kì lịch sử, đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của bộ máy Nhà nước và của Đảng (Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).


    Câu 2 (Trang 99 SGK) Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam?
    Bài làm:
    Đối với Tố Hữu, con đường hoạt động cách mạng và con đường thơ của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là sự phản ảnh một chặng đường cách mạng.
    Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946): là một chặng đường đầu tiên tương ứng với 10 năm đầu tiên hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Tập thơ 72 bài chia thành làm ba phần:
    "Máu lửa" sáng tác trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Cảm thông sâu sắc những người nghèo trong xã hội, khơi dậy ý chí đấu tranh.
    "Xiềng xích" sáng tác trong nhà lao. Thể hiện tâm tư tha thiết yêu đời, yêu tự do, ý chí kiên cường, quyết tâm chiến đấu của người chiến sỹ.
    "Giải phóng" sáng tác khi vượt ngục đến những ngày giải phóng --> Ca ngợi thắng lợi của cách mạng, độc lập tự do của Tổ quốc, tin tưởng vào chế độ mới.
    Tập thơ “Việt Bắc” (1947 – 1954). Đánh dấu bước chuyển của thơ Tố Hữu, trong chặng đường này: hướng vào việc thể hiện quần chúng cách mạng mang tính sử thi đậm đà. Gồm 27 bài:
    Tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và con người kháng chiến: 9 anh vệ quốc quân, người mẹ, chị phụ nữ, em liên lạc …
    Thể hiện những tình cảm lớn: tình quân dân, tiền tuyến - hậu phương, miền xuôi - miền ngược, cán bộ - quần chúng, nhân dân – lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm quốc tế vô sản …
    Tập thơ “gió lộng” (1955 – 1961). Có sự kết hợp thể hiện cái “tôi” trữ tình công dân khi khai thác các đề tài lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước, tình cảm quốc tế vô sản. Gồm 25 bài
    Hướng về quá khứ để ghi sâu ân tình cách mạng.
    Ngợi ca cuộc sống trên miền Bắc.
    Tình cảm thiết tha, sâu đậm vối miền Nam ruột thịt.
    "Ra trận" (1962-1971), gồm 34 bài, "Máu và hoa" (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
    "Ra trận" bản hùmg ca về "Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời".
    "Máu và hoa" ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, khẳng định niềm tin, niềm tự hào phơi phới khi toàn thắng về ta.
    Các tập thơ còn lại: thể hiện những chiêm nghiệm, đúc kết của tác giả với những chặng đường cách mạng của dân tộc và con đường hoạt động của bản thân.


    Câu 3 (Trang 99 SGK) Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị?
    Bài làm:
    Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị vì:
    Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả.
    Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu. Lí tưởng thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kỳ là đề tài, chủ đề sáng tác của nhà thơ.
    Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Con đường thơ bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ lí tưởng cộng sản, quá trình sáng tác gắn dưới sự lãnh đạo của Đảng.


    Câu 4 (Trang 99 SGK) Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?
    Bài làm:
    Về nội dung: Thơ Tố Hữu phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam và tình cảm Việt Nam trong thời đại mới, tiếp nối với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lý của dân tộc.
    Về nghệ thuật: được thể hiện trên hai phương diện
    Về thể thơ: Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ) ngôn ngữ thơ gần với lối nói quen thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu.
    Về ngôn ngữ: dùng những từ ngữ và cach nói quen thuộc với dân tộc, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.


    Luyện tập
    Bài tập 1: trang 100 sgk Ngữ Văn 12 tập một

    Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh (chị) yêu thích nhất. Phân tích cả bài hoặc một đoạn trong bài thơ đó.
    Bài làm:
    Lựa chọn bài thơ Khi con tu hú (Tố Hữu)
    Khi con tu hú gọi bầy
    Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
    Vườn râm dậy tiếng ve ngân
    Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
    Trời xanh càng rộng càng cao
    Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
    Ta nghe hè dậy bên lòng
    Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
    Ngột làm sao, chết uất thôi
    Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
    Phân tích đoạn 4 câu cuối, tham khảo các ý sau để viết thành đoạn văn hoàn chỉnh:
    Cảnh thiên nhiên căng tràn nhựa sống của những ngày hè: với ánh nắng chói chang, tiếng ve, tiếng chim hót ríu rít, trái cây đang độ chín vàng, thơm mát
    => Khơi dậy trong lòng người chiến sĩ những hồi ức tươi đẹp. Ánh sáng mặt trời chói chang như gọi dậy khao khát sống, khao khát được tự do để hưởng thụ cuộc sống của những người tù giông như ông.
    Cái nóng của mùa hè còn làm khơi dậy một ngọn lửa căm thù trong lòng người chiến sĩ: chân muốn đạp tan phòng (phòng giam giữ bẩn thỉu, nóng nực), "ngột làm sao, chết uất thôi" (cảm xúc được bộc lộ một cách trực tiếp: có thể là do cái nóng nực của hè, nhưng có lẽ là do sự tù túng, giam hãm của kẻ thù đối với một con người yêu tự do, tâm hồn phóng khoáng)
    Tiếng chim tu hú vừa là mở đầu, vừa là kết thúc bài thơ => tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng khiến cho tiếng chim tu hú cứ vang vọng khắp không gian. Tiếng chim tu hú vừa là âm thanh gọi hè, vừa là âm thanh thể hiện khao khát của con người khi được vượt thoát khỏi nhà giam dể trở về với đồng chí, đồng đội, tiếp tục chiến đấu cho lí tưởng cách mạng.


    Bài tập 2: trang 100 sgk Ngữ Văn 12 tập một
    Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình" (Tố Hữu với chúng tôi, Tlđd).
    Anh (chị) hiểu nhận xét đó như thế nào?
    Bài làm:
    Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình". Nhận đinh ấy nói về một đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu: đó là tính trữ tình - chính trị trong thơ.
    Biểu hiện:
    Cái tôi trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ, là cái tôi gắn với Đảng, Cách Mạng và lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Cái tôi trong thơ ông có sự vận động liên tục từ cái tôi của một người thành cái tôi của tất cả, gắn bó hơn với nhân dân, với cách mạng.
    Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi: coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân được khắc họa trên một bối cảnh rộng lớn.
    Con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường, mang phẩm chất chung đại diện cho cả một dân tộc và được đặt trong mối quan hệ với nhân dân, với đồng chí - đồng đội,...
    Những tư tưởng, tình cảm lớn ấy được thể hieneh qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm chân thành: từ ngữ bình dị, gần gũi, từ láy được sử dụng nhuần nhuyễn mang giá trị biểu đạt cao, thể thơ chủ yếu là thể thơ lục bát rất giàu nhạc tính....
    => Như vậy, nhận định của Xuân Diệu về nhà thơ Tố Hữu "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình" dựa trên đặc điểm về phong cách thơ của ông trong suốt sự nghiệp sáng tác. Và đây cũng trở thành nét độc đáo, là nét cá tính của riêng Tố Hữu trong nền thơ ca cách mạng của dân tộc.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |