Top 6 Bài soạn "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc lớp 11 hay nhất

Bình An 346 0 Báo lỗi

"Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc là truyện ngắn được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân Đạo, số ra ngày 19/2/1923. Tác phẩm được đăng báo đúng vào dịp vua ... xem thêm...

  1. Câu 1 (Trang 171 sgk ngữ văn 11 tập 1):

    Nghệ thuật trào phúng của truyện:

    - Tạo ra tình huống đặc sắc bất ngờ:

    + Đó là hai người khách nước ngoài tưởng nhân vật tôi là vua xứ Việt, và không biết nhân vật tôi biết tiếng Anh nên họ thản nhiên đưa ra phán xét

    + Từ những lời phán xét tác giả tố cáo bộ mặt thật của vua Khải Định: chỉ như trò hề, con rối, với chân dung được dựng lên cụ thể, ngộ nghĩnh

    - Sự trào phúng đó nằm ở: sự nhầm lẫn giữa hình thức với bản chất – sa đọa, bù nhìn trước việc làm của thực dân khi đưa Khải Định sang thăm Pháp.


    Câu 2 (trang 171 sgk ngữ văn 11 tập 1):

    Tình huống truyện độc đáo:

    - Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

    + Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định

    + Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng

    + Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.

    + Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm


    Câu 3 (trang 171 sgk ngữ văn 11 tập 1):

    Hình tượng nhân vật Khải Định:

    - Ngoại hình:

    + da vàng bủng như chanh, mũi tẹt, mắt xếch

    + Trang phục lố lăng như khoe của

    + Điệu bộ lấm lét, lúng túng như phường ăn cắp vụng trộm

    - Hành vi: nhút nhát, lén lút

    → Bản chất vua bù nhìn, vô dụng được hiện lên chân thực, khách quan: ông vua nhưng không khác thằng hề, con rối mua vui cho dân Pháp, sang Pháp để làm tay sai cho thực sân Pháp

    - Sức chiến đấu mạnh mẽ của tác phẩm:

    + Tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân

    + Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu

    + Bản chất của những tên thực dân lừa bịch, mang danh khai hóa nhưng thực chất cướp nước

    + Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp


    Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật trong truyện Vi hành

    - Tác giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo, đầy sáng tạo thể hiện là một người viết truyện ngắn già dặn.

    - Sáng tạo độc đáo nhất là hư cấu ra cuộc nhầm lẫn của đôi thanh niên nam nữ trong tàu điện ngầm ở Pa-ri để qua đó khách quan tố cáo, lên án tên vua bù nhìn Khải Định.

    - Các dựng cảnh sinh động, đối thoại tự nhiên, hợp lí, trần thuật truyện linh hoạt.

    - Sử dụng hình thức bức thư gởi cô em họ để có thể dung nạp trong một truyện ngắn nhiều giọng điệu phong phú, nhiều liên tưởng thật thú vị…

    - Giọng điệu châm biếm tự nhiên nhưng sâu cay, sắc sảo qua những chi tiết chọn lọc đắt giá, qua cách viết đa nghĩa gợi nhiều suy nghĩ lên tưởng cho người đọc, cách dùng ngôn từ hàm chứa nhiều ý nghĩa…

    - Giọng văn chế giễu thâm thúy, nhìn bề ngoài có vẻ nhẹ nhàng, hóm hỉnh, không hề có ý thoái mạ nhưng thực chất có sức mạnh đả kích rất quyết liệt An Nam Khải Định và chiêu bài khai hóa giả dối của thực dân Pháp.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. Tóm tắt cốt truyện

    Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi, người kể chuyện, là một người An Nam nên tưởng đó là Khải Định. Họ bàn luận nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pi - e, vua Thuấn rồi liên hệ, bình luận về cuộc “Vi hành” mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.


    II. Hướng dẫn đọc thêm

    Bố cục

    - Phần 1 (từ đầu đến “vi hành” đấy): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm

    - Phần 2 (còn lại): Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định


    Câu 1 (trang 171 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Mâu thuẫn cơ bản của truyện được mở đầu bằng một tình huống oái oăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khải Định. Nhờ sự nhầm lẫn mà hình ảnh Khải Định được miêu tả vừa rất khách quan lại vừa hài hước.


    Câu 2 (trang 171 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Tác giả xây dựng được một tình huống truyện độc đáo đó là tình huống nhầm lẫn. Có rất nhiều sự nhầm lẫn: cặp đôi trai gái nhầm lẫn tác giả với Khải Định, người dân Pháp nhầm tất cả người da vàng mũi tẹt đều là Khải Định.

    Trong con mắt của đôi trai gái người Pháp, Khải Định chỉ như một tên hề rẻ tiền. Và với người Pháp hắn chỉ có tác dụng là làm thỏa mãn tính hiếu kì của họ.Với tình huống nhầm lẫn này, bức chân dung Khải Định không phải là một ông vua của một đất nước mà là một vai hề. Một vẻ ngoài không giống ai của Khải Định, cái vẻ ngoài nhố nhăng, lố bịch: “vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh, cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”. Thảm hại hơn, họ còn so sánh Khải Định với những trò ở đấu xảo “một cách khôi hài”, “phải mất những nghìn rưởi phrăng để xe vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò leo trèo nhào lộn của sư thánh xứ Công gô, hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh?”. Đó là một sự so sánh vừa hài hước, vừa đầy kịch tính có giá trị châm biếm rất sâu sắc.


    Câu 3 (trang 171 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    - Hình tượng nhân vật Khải Định

    + Mặt mũi: da vàng bủng như quả chanh, mũi tẹt, mắt xếch.

    + Trang phục thì lố lăng chẳng ra một phong cách cốt chỉ đẻ khoe trang sức lụa là có bao nhiêu là đeo hết hết lên người trưng diện.

    + Điệu bộ: lấm lén, lúng túng của phường ăn cắp vụng trộm.

    + Hành vi: nhút nhát.

    → Bản chất lố lăng của một ông vua bù nhìn.

    - Tính chiến đấu mạnh mẽ của tác phẩm được thể hiện:

    + Nhà văn tố cáo chế độ thực dân với chế độ chính sách dã man và tàn bạo.

    + Lên án chính sách lừa bịp của thực dân, chính sách ngu dân.

    - Đặc sắc về mặt nghệ thuật:

    + Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

    + Truyện được viết dưới dạng một bức thư – một lối văn tự do, phóng túng và đa giọng điệu.

    + Tính chất đa giọng điệu với nhiều sắc điệu khác nhau, từ giọng điệu giễu cợt mỉa mai, phê phán đả kích đến giọng điệu trữ tình tự sự... đã làm nên sức hấp dẫn và sức chiến đấu của tác phẩm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm

    I. Tác giả

    - Nguyễn Ái Quốc (1890 - 1969) là một trong những bút danh của Hồ Chí Minh - nhà cách mạng, vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế.

    - Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tác. Có thể xếp tác phẩm của Người vào ba thể loại: Văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. Mỗi thể loại có một đặc sắc riêng và đều có tác phẩm thành công. Văn chính luận có Tuyên ngôn Độc lập, Truyện kí có Vi hành, thơ có Nhật kí trong tù.

    Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) các em có thể tham khảo nội dung soạn bài Tuyên ngôn độc lập - Phần tác giả.


    II. Tác phẩm

    - Vi hành là truyện ngắn xuất sắc của Hồ Chí Minh, được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân đạo - cơ quan của đảng Cộng sản Pháp - số ra ngày 19 - 2 - 1923, vào đúng dịp vua Khải Định được chính phủ Pháp đưa sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa tổ chức ở Macxây.

    - Tác phẩm đã sử dụng bút pháp hiện thực phê phán trào phúng, hướng đến mục đích chính trị để cho nhân dân Pháp và nhân dân thế giới thấy rõ sự vô dụng của Khải Định, một tên vua bù nhìn, ngu dốt, không phải là kẻ đại diện chân chính cho nhân dân Việt Nam; đồng thời vạch trần bộ mặt xảo trá của những kẻ thực dân.


    - Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm:

    Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi, người kể chuyện, là một người An Nam nên tưởng đó là Khải Định. Họ bàn luận nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pie, vua Thuấn rồi liên hệ, bình luận về cuộc "vi hành" mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.


    - Bố cục tác phẩm: Căn cứ vào mạch truyện có thể chia tác phẩm thành 3 phần:

    + Phần 1 (từ đầu đến “Nghe nói ông bầu Nhà hát múa rối có định kí giao kèo thuê đấy...”): Nhân vật tôi kể chuyện một đôi thanh niên Pháp nhầm mình là vua Khải Định. Họ tưởng tác giả không biết tiếng Pháp nên đã bình luận rất vô tư về người mà họ tưởng là Khải Định. Họ bình luận về trang phục, hình thức, tính cách và tỏ ra rất khinh thường người mà họ đang bình luận. Khải Định được coi như một trò giải trí hấp dẫn trong số rất nhiều trò giải trí li kì và rẻ tiền của người Pháp lúc đó.

    + Phần 2 (Từ “Tàu đỗ, cặp trai gái bước xuống...” đến “... nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé?”: Nhân vật tôi nhớ đến những ngày được nghe kể chuyện vi hành của các ông vua nổi tiếng vì dân vì nước trong lịch sử, rồi liên hệ, so sánh với chuyện vi hành của Khải Định. Từ đó thể hiện thái độ châm biếm mỉa mai hành động của Khải Định.

    + Phần 3 (các đoạn còn lại): Nhân vật tôi kể chuyện và bình luận về thái độ của người Pháp đối với mình và những người Việt Nam khác, chính quyền thực dân sai mật thám bám gót họ khắp nơi.


    Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu
    Câu 1 trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1

    Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn "Vi hành" ?
    Trả lời:
    Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn “Vi hành” là mâu thuẫn giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa bản chất bù nhìn sa đọa của vua Khải Định và việc làm của chính quyền thực dân khi đưa Khải Định sang thăm Pháp. Mâu thuẫn của truyện được triển khai trên tình huống truyện nhầm lẫn đầy thú vị và hài hước.

    Câu 2 trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1

    Một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn là tạo được tình huống truyện độc đáo. Theo anh (chị), tác giả đã sáng tạo tình huống gì trong truyện ngắn này? Tình huống đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm và khắc họa nhân vật Khải Định?
    Trả lời:
    - Tác giả xây dựng tình huống nhầm lẫn (đôi nam nữ Pháp hiểu nhầm tôi là Khải Định).
    - Tác dụng của tình huống truyện:
    + Tạo sự khách quan trong đánh giá Khải Định.
    + Chế giễu, đả kích sự lố bịch, bản chất bù nhìn, tính chất một thứ đồ chơi của Khải Định.


    Câu 3 trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1
    Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định, qua đó làm rõ tính chất chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc?
    Trả lời:
    Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định:
    - Trang phục: cái nón chụp đèn, quấn khăn, tay đeo đầy nhẫn, người đủ lụa là, hạt cườm.
    - Diện mạo: mũi tẹt, mắt xếch, da vàng bủng như vỏ chanh.
    - Cử chỉ, tác phong: nhút nhát, lúng túng.
    - Những nơi lui tới: trường đua, tiệm cầm đồ, xe điện ngầm.
    - Với người Pháp: Khải Định là thứ đồ chơi lạ mắt khi kho giải trí của họ đã cạn kiệt.
    => Châm biếm, đả kích Khải Định, vị vua bù nhìn, lố bịch, thứ đồ chơi để bọn thực dân Pháp lợi dụng tô điểm cho lá cờ khai hóa, bảo hộ bịp bợm và tàn bạo của chúng.

    Tổng kết

    Vi hành là truyện ngắn xuất sắc của Hồ Chí Minh nhằm đả kích, phê phán sự vô dụng của Khải Định, một tên vua bù nhìn, ngu dốt, không phải là kẻ đại diện chân chính cho nhân dân Việt Nam; đồng thời vạch trần bộ mặt xảo trá của những kẻ thực dân.
    Sức mạnh đả kích của thiên truyện được tạo nên bởi giọng điệu trần thuật hài hước, tự nhiên dí dỏm và thâm thúy đã làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm, thực hiện xuất sắc thái độ châm biếm, đả kích. Tính chất đa giọng điệu với nhiều sắc điệu khác nhau, từ giọng điệu giễu cợt mát mẻ, phê phán đả kích đến giọng điệu trữ tình tự sự, đã làm nên sự hấp và sức chiến đấu của tác phẩm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Tác giả
    1. Tiểu sử - Cuộc đời
    - Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
    - Người học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).
    - Sớm có lòng yêu nước; Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước
    - Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…
    - Ngày 3-2-1930, Người thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
    - Năm 1941, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào Cách Mạng trong nước
    - Tháng 8-1942, Người sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.
    - Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào Cách Mạng, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.
    - Ngày 2-9-1945, Người đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, giữ chức vụ Chủ tịch nước.
    + Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
    + Người từ trần ngày 2-9-1969, tại Hà Nội.

    2. Sự nghiệp văn học
    a. Quan điểm sáng tác
    - Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: “mỗi nhà văn là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ”.
    - Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
    - Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

    b. Di sản văn học
    - Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ như “Tuyên ngôn độc lập”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước”,...
    - Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri như “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Vi hành”, “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”, “Nhật kí chìm tàu”,...
    - Thơ ca: “Nhật kí trong tù”, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp “Ca binh lính ca”, “Ca sợi chỉ”...

    c. Phong cách nghệ thuật
    - Tính đa dạng: Bác viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng
    + Văn chính luận: ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.
    + Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
    + Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại có nét phong cách riêng.
    - Tính thống nhất:
    + Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị
    + Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau
    + Hình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương lai

    3. Vị trí và tầm ảnh hưởng
    - Nguyễn Ái Quốc là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế. Đồng thời Người cũng là một nhà thơ, nhà văn tài năng và đầy sáng tạo.
    - Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Văn thơ của Người có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử và đời sống tinh thần của dân tộc.

    II. Tác phẩm
    1. Tóm tắt
    Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi - một người An Nam nên tưởng đó là vua Khải Định. Họ bàn luận, nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pi-e, vua Thuấn rồi liên hệ, bình luận về cuộc vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.

    2. Tìm hiểu chung
    a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
    - Vi hành là truyện ngắn được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân Đạo, số ra ngày 19/2/1923.
    - Tác phẩm được đăng báo đúng vào dịp vua Khải Định được chính phủ Pháp đưa sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác – xây.
    b. Bố cục
    - Phần 1 (từ đầu đến “vi hành” đấy): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm.
    - Phần 2 (còn lại): Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định.
    c. Giá trị nội dung
    Tác phẩm có sức chiến đấu mạnh mẽ
    - Tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân
    - Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu
    - Bản chất của những tên thực dân lừa bịp, mang danh khai hóa nhưng thực chất cướp nước
    - Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp
    d. Giá trị nghệ thuật
    - Hình thức bức thư gửi cô em gái, tạo sự khách quan, tăng tính tự nhiên, chân thật cho tác phẩm.
    - Tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại.
    - Tình huống truyện độc đáo
    - Cách kể truyện tự nhiên, hóm hỉnh, kết hợp giữa kể và tả

    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1:

    * Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn Vi hành: được mở đầu bằng một tình huống oái oăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khải Định. Chính nhờ sự nhầm lẫn đó mà hình ảnh Khải Định được miêu tả vừa rất khách quan lại vừa hài hước.


    Câu 2:

    Một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn là tạo được tình huống truyện độc đáo.

    * Tác giả đã sáng tạo được tình huống truyện trong truyện ngắn này, đó là tình huống nhầm lẫn.

    * Tác dụng của tình huống truyện trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm và khắc họa nhân vật Khải Định:

    Với tình huống nhầm lẫn, bức chân dung Khải Định không phải là một ông vua của một đất nước mà là một vai hề
    Khắc họa một vẻ ngoài không giống ai của Khải Định, cái vẻ ngoài nhố nhăng, lố bịch. Ông ta chỉ là một con rối không hơn không kém trong con mắt của đôi thanh niên nam nữ người Pháp.
    Chính nhờ tình huống truyện nhầm lẫn, mặc dù vua Khải Định không hề xuất hiện trong truyện nhưng chân dung của ông ta được dựng lên rất cụ thể và ngộ nghĩnh.


    Câu 3:

    * Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định:

    Mặt mũi: da vàng bủng như quả chanh, mũi tẹt, mắt xếch
    Trang phục: lố lăng chẳng ra một phong cách nào, cốt chỉ đẻ khoe trang sức lụa là có bao nhiêu là đeo hết hết lên người trưng diện.
    Điệu bộ: lấm lén, lúng túng của phường ăn cắp vụng trộm
    Hành vi: nhút nhát
    => Thể hiện rõ bản chất lố lăng của ông vua bù nhìn.

    * Tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc:

    Tố cáo chế độ thực dân với chế độ chính sách dã man và bịp bợm
    Lên án chính sách lừa bịp của thực dân, chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện và rượu cồn
    Tố cáo chế độ nhà tù, những truy nã bủa vây theo dõi những người yêu nước trên khắp đất Pháp
    * Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:

    Tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo
    Truyện được viết dưới dạng một bức thư – một lối văn tự do, phóng túng và đa giọng điệu
    Tính chất đa giọng điệu với nhiều sắc điệu khác nhau, từ giọng điệu giễu cợt mỉa mai, phê phán đả kích đến giọng điệu trữ tình tự sự… đã làm nên sức hấp dẫn và sức chiến đấu của tác phẩm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Bố cục

    - Phần 1 (từ đầu đến “vi hành” đấy): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm

    - Phần 2 (còn lại): Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 171 sgk Văn 11 Tập 1):

    - Mâu thuẫn trào phúng cơ bản : đó là sự nhầm lẫn giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa bản chất bù nhìn sa đọa và bản chất việc làm của chính quyền thực dân khi đưa Khải Định sang thăm Pháp


    Câu 2 (trang 171 sgk Văn 11 Tập 1):

    - Sáng tạo được tình huống truyện độc đáo

    + Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

    + Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định

    - Tác dụng

    + Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng

    + Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.

    + Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm


    Câu 3 (trang 171 sgk Văn 11 Tập 1):

    ∗ Hình tượng nhân vật Khải Định

    - Ngoại hình

    + Mặt mũi: da vàng bủng như quả chanh, mũi tẹt, mắt xếch

    + Trang phục thì lố lắng chẳng ra một phong cách nào cốt chỉ để khoe trang sức lụa là có bao nhiêu là đeo hết lên người trưng diện.

    + Điệu bộ: lấm lét lúng túng của phường ăn cắp vụng trộm

    - Hành vi: nhút nhát, lén lút vi hành.

    →Chỉ bấy nhiêu thôi qua đấy ta thấy được bản chất của một ông vua bù nhìn, từ một ông vua hắn biết thành một thằng hề một con rối để mua vui cho dân Pháp, để làm tay sai cho thực dân Pháp và cuối cùng chỉ là một đứa con nít ngốc nghếch

    ∗ Tính chiến đấu mạnh mẽ của tác phẩm:

    - Tố cáo chế độ thực dân với chế độ chính sách dã man và bịp bợm

    - Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện và rượu cồn.

    - Vạch trần những chính sách lừa bịp quốc tế của thực dân, tung chiêu bài khai hóa văn minh nhưng thực chất là cướp nước.

    - Tố cáo chế độ nhà tù, những truy nã bủa vay theo dõi những người yêu nước trên khắp đất Pháp

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. GỢI Ý LÀM BÀI

    1. Câu 1 trang 171 SGK Văn 11.

    Truyện mở đầu bằng một tình huống oái oăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khải Định.

    Tinh huống nhầm lẫn tưởng như vô lí nhưng lại rất có lí, vì người Tây rất khó phân biệt được bộ mặt khác nhau của người da vàng (mắt xếch, mặt bóng như vỏ chanh có gì khác nhau đâu) cũng như người châu Âu, da trắng mũi lõ mắt xanh như nhau cả. Nhờ sự nhầm lẫn mà hình ảnh Khải Định được miêu tả vừa rất khách quan lại vừa thật hài hước.

    Tạo ra tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái trong chuyến tàu điện ngầm, nhân vật tôi tình cờ hiểu được nhiều điều qua câu chuyện thầm lén và tinh quái của họ, nhất là những lời bình luận về hoàng đế An Nam Khải Định. Và thế là, dù Khải Định không hề xuất hiện trong truyện mà chân dung của y được dựng lên rất cụ thể và ngộ nghĩnh.


    2. Câu 2 trang 171 SGK Văn 11.

    a. Chính phủ Pháp đưa Khải Định sang Pháp là một thủ đoạn chính trị vừa để vuốt ve ông ta, vừa để lừa gạt dân Pháp khiến họ tin rằng sự "bảo hộ" của nước Pháp được dân Việt Nam hoan nghênh. Các tình tiết của truyện “Vi hành” được hư cấu đều dựa vào sự kiện ấy. Với một tình huống giả tưởng độc đáo, đầy thú vị, tác giả đã dựng lên bức chân dung Khải Định đầy hài hước, dù hắn không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm. Các nét vẽ tuy không tập trung nhưng rất thống nhất và sắc sảo, đặc biệt nó được nhìn bằng con mắt của quần chúng Pháp chứ không phải từ con mắt của một nhà cách mạng đang mạt sát một ông vua bán nước. Phân tích Khải Định không thể bỏ qua những chi tiết, những lời đối thoại của đôi trai gái Pháp:

    - "... Em thì em đã thấy hắn ở trường đua, trông hắn có vẻ nhút nhát hơn, lúng ta lúng lúng hơn cơ, có cả cái chụp đòn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn".

    - "... Nhưng nhìn kĩ xem kìa! Chẳng phải vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt búng như vỏ chanh ấy đấy à?".

    Khải Định danh nghĩa là đại diện cho cả một quốc gia. Vậy mà, hành động thì nhút nhát; trang phục, dáng điệu thì kì dị, mông muội; và thảm hại hơn, cái giá của Khải Định còn không hơn được cả những trò du hí. Một ông vua rõ ràng là vô tích sự, không thể đáng tin, không thể nghị bàn chuyện quốc gia đại sự được.

    Ngoài Khải Định, như đã nói, truyện còn ngự ý châm biếm, đả kích bọn thực dân Pháp lúc đó. Chính phú mời khách nhưng lại không tiếp đón, thậm chí còn không nhận biết được đâu là khách của mình, đó đã là một sự hài hước. Mục đích thì to tát, oai phong nhưng hành động thì lén lút, mờ ám khiến cho cái bản chất xảo trá của bọn quan thần cũng theo đó mà tự lộ ra.

    b. Truyện “Vi hành" viết bằng tiếng Pháp bởi đối tượng mà tác giả muốn hướng tới chính là quần chúng Pháp. Qua chi tiết Nguyễn Ái Quốc viết về đôi trai gái Pháp, người đọc có thể hiểu được sự quan tâm, hiểu được những chuyện thời sự nóng hổi trong sinh hoạt giải trí của người dân Pháp. Sự bàng quan về chính trị và ham vui là những điều dễ nhận thấy nhất ớ đôi trai gái Pháp (cũng là của người dân Pháp). Bởi vậy, rõ ràng việc đưa đôi trai gái Pháp với một câu chuyện đầy sáng tạo vào trong truyện vừa là để châm biếm, cũng vừa là để cảnh tỉnh nhân dân Pháp vì chính họ cũng dang bị những kẻ cầm quyền lừa bịp.


    3. Câu 3 trang 171 SGK Văn 11.

    “Vi hành” thành công nhiều mặt về nghệ thuật. Ngoài việc xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, thú vị, thì hình thức nghệ thuật viết thư chính là sự lựa chọn nghệ thuật sắc sảo, đầy tài năng của người viết.

    Truyện được viết dưới dạng một bức thư - một lối văn tự do, phóng túng và đa giọng điệu. Nhờ đó, mà người viết có thể chuyển cảnh đổi giọng, liên hệ tạt ngang và so sánh thoái mái, tự nhiên. Trong dung lượng hạn hẹp của một truyện ngấn, vậy mà đối tượng châm biếm không phải là ít và hiệu quả nghệ thuật cũng vậy.

    Lựa chọn hình thức viết thư còn chứng tỏ sự thông minh, sắc sảo của người viết. Tất nhiên nó không chỉ có thể đem lại được những hiệu quả châm biếm đả kích đến nhiều đối tượng một cách tối ưu mà còn giúp tác giả tránh được sự dòm ngỏ và những phiền toái của nhà chức trách. Xét từ khía cạnh mục đích sáng tạo nghệ thuật, thì đây rõ ràng cũng là một sự thành công.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |