Top 5 Bài soạn "Từ tượng hình, từ tượng thanh" hay nhất
Ngữ pháp tiếng Việt rất đẹp, phong phú, đa dạng nhưng cũng không kém phần phức tạp và không dễ dàng gì cho người học. Ngôn từ là yếu tố nhứ nhất, yếu tố đầu ... xem thêm...tiên để xây dựng một văn bản. Trong ngôn từ có rất nhiều loại từ, từ láy, từ ghép, từ tượng hình, từ tượng thanh và có cả tình thái từ. Vậy từ tượng hình và từ tượng thanh là gì, cách dùng và tác dụng của chúng ra sao, mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Từ tượng hình, từ tượng thanh" trong chương trình Ngữ văn 8 để hiểu rõ hơn về điều này.
-
I. Đặc điểm, công dụng
Câu hỏi:
a, Trong những từ in đậm trên, những từ nào gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, những từ nào miêu tả âm thanh của tự nhiên, của con người?
b, Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự.
a, Những từ in đậm trên, từ gợi hình ảnh dáng vẻ, trạng thái của sự vật: món mém, xồng xộc, rũ rượi, vật vã, xộc xệch, sòng sọc
Những từ miêu tả âm thanh của tự nhiên, con người: hu hu, ư ử.
b, Những từ ngữ gợi tả dáng vẻ, trạng thái, âm thanh như trên có tác dụng gợi hình ảnh cụ thể, sinh động mang lại giá trị biểu cảm cao.
Luyện tập
Bài 1 ( trang 49 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau (trích từ Tắt đèn Ngô Tất Tố)
- Từ tượng hình: rón rén, lẻo khẻo, chỏng quèo
- Từ tượng thanh: soàn soạt, nham nhảm, bịch, bốp
Bài 2 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người: lom khom, lon ton, thoăn thoắt, lù đù, chập chững…
Bài 3 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên:
- Ha hả: gợi tả tiếng cười to, tỏ ra khoái chí, thỏa mãn
- Hì hì: mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, âm thanh nhỏ, biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành
- Hô hố: mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ, khó nghe, gây cảm giác khó chịu cho người khác.
- Hơ hớ: mô phỏng tiếng cười tự nhiên, thoải mái, không cần giữ gìn
Bài 4 ( trang 50 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
- Mưa xuân lắc rắc trên những thảm cỏ non.
- Nước mắt nó lã chã ngắn dài khi phải nghỉ học.
- Con đường ven sườn núi quanh co, khúc khuỷu.
- Mặt ba lấm tấm mồ hôi sau những giờ trên thao trường.
- Bác đồng hồ tích tắc không ngơi nghỉ.
- Buổi chiều trên cánh đồng, bầy vịt lạch bạch về chuồng.
Bài 5 ( trang 50 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Những bài thơ sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình:
- Bài thơ "Lượm"
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
- Bài thơ "Nhạc rừng"
Cúc cu! Cúc cu! Chim rừng ca trong nắng
Im nghe! Im nghe! Ve rừng kêu liên miên
Rừng hát gió lay trên cành biếc
Lao xao! Rì rào! Dòng suối uốn quanh làn nước trôi trong xanh
Róc rách! Róc rách nước luồn qua khóm trúc
Lá rơi! Lá rơi! Xoay tròn nước cuốn trôi….
-
I. ĐẶC ĐIỂM, CÔNG DỤNG
Đọc các đoạn trích trong Lão Hạc của Nam Cao và trả lời câu hỏi:
- Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc…
- Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
- Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.
a. Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; những từ nào mô phỏng âm thanh tự nhiên, con người.
b. Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự.
Trả lời:
a. Trong các từ in đậm trên:
- Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật là: móm mém, xồng xộc, vật vã, rủ rượi, xộc xệch, sòng sọc.
- Những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên và con người là: hu hu, ư ử.
b) Nhừng từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao trong văn miêu tả và tự sự.
II. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 49 SGK Ngữ Văn 8, tập 1):
Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong những câu sau.
- Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.
- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy bào cạnh anh Dậu.
- Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Lời giải chi tiết:
- Từ tượng hình: rón rén, lẻo khẻo, chỏng quèo
- Từ tượng thanh: soàn soạt, nham nhảm, bịch, bốp
Trả lời câu 2 (trang 50 SGK Ngữ Văn 8, tập 1):
Tìm ít nhất năm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người.
Lời giải chi tiết:
- đi lù dù
- đi lom khom
- đi lò dò
- đi lon ton
- đi thoăn thoắt
Trả lời câu 3 (trang 50 SGK Ngữ Văn 8, tập 1):
Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ.
Lời giải chi tiết:
- Ha hà: từ gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí.
- Hi hi: từ mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.
- Hô hố: từ mô phỏng tiếng cười to, thô lỗ, gây cám giác khó chịu cho người khác.
- Hơ hớ: từ mô phỏng tiếng cười thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy, giữ ý.
Trả lời câu 4 (trang 50 SGK Ngữ Văn 8, tập 1):
Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập lòe, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào.
Lời giải chi tiết:
- lắc rắc: Mưa lắc rắc không thôi.
- lã chã: Những giọt nước mắt lã chã rơi không sao cầm lại được.
- lấm tấm: Ngoài trời những hạt mưa lấm tấm rơi.
- khúc khuỷu: Đường vào làng tôi khúc khuỷu quanh co.
- lập lòe: Ánh đèn lập lòe như đom đóm ban đêm.
- tích tắc: Đồng hồ tích tắc tích tắc.
- lộp bộp: Mưa rơi xuống tàu chuối lộp bộp.
- lạch bạch: Súng nổ lạch bạch từng tiếng.
- Ồm Ồm: Giọng nói của hắn cứ ồm ồm.
- ào ào: Tiếng gió thổi ào ào suốt đêm.
Trả lời câu 5 (trang 50 SGK Ngữ Văn 8, tập 1):
Sưu tầm một bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh mà em cho là hay.
Lời giải chi tiết:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
-
I. ĐẶC ĐIỂM, CÔNG DỤNG
a. - “Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc”🡪 là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
- “Hu hu, ư ử” là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
b. Tác dụng: Gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động giàu giá trị biểu cảmII. LUYỆN TẬP
Câu 1.
- rón rén, lực điền, chỏng quèo: là những từ tượng hình
- soàn soạt, bịch, bốp, nham nhảm: là những từ tượng thanh
Câu 2. Thướt tha, thong thả, liêu xiêu, lững thững, lật đật, rón rén.Câu 3.
- Ha hả: tiếng cười to, sảng khoái
- Hì hì: tiếng cười e thẹn, ngại ngùng
- Hô hố: tiếng cười thiếu tế nhị, thô lỗ
- Hơ hớ: tiếng cười thoải mái, không che đậy gợi sự vui vẻ.Câu 4.
- Sáng nay mưa rơi lắc rắc khắp nơi
- Vân khóc, nước mắt lã chã lăn dài trên má
- Mồ hôi rơi lấm tấm
- Con đường đến trường quanh co khúc khuỷu
- Hoa lựu đầu hè lập lòe đơ
m bông.
- Suốt đêm đồng hồ cứ kêu tích tắc, tích tắc.
- Trên tàu lá tiếng mưa rơi kêu lộp bộp
- Đàn vịt nhà Lan lạch bạch chạy vào chuồng
- Vân có chất giọng ồm ồm
- Nước chảy từ trên cao xuống kêu ào ào.Câu 5.
Trong làn khói ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)
Hay
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo
(Thu Điếu – Nguyễn Khuyến) -
1. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
a) Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng dấp, dáng vẻ, trạng thái,... của sự vật. Phần lớn từ tượng hình là từ láy.
Ví dụ:
- Từ tượng hình gợi tả dáng dấp, dáng vẻ của người: lom khom, thướt tha, bệ vệ, đủng đỉnh; lặc lè, lòng khòng, lừ đừ, thất thểu, tập tễnh,...
- Gợi tả dáng dấp của sự vật: lè tè, chót vót, ngoằn ngoèo, thăm thẳm, mênh mông, nhấp nhô, khấp khểnh, phập phồng, mấp mô,...
- Gợi tả màu sắc: chon chót, bềnh bệch, sặc sỡ, loè loẹt, chói chang,...
b) Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. (Trong thuật ngữ từ tượng thanh, tượng là mô phỏng, thanh là âm thanh.) Phần lớn từ tượng thanh là từ láy. Một số ví dụ:
- Từ tượng thanh mô phỏng tiếng người nói: léo nhéo, râm ran, bập bẹ, the thé, ồm ồm, oang oang, ấp úng, bô bô, ông ổng, phều phào, thỏ thẻ, thủ thỉ,...
- Tiếng người cười: ha hả, hà hà, khúc khích, sằng sặc, hô hố, khà khà, hềnh hệch, ngặt nghẽo, rúc rích, sặc sụa,...
- Tiếng nước chảy: ồng ộc, róc rách, tồ tồ, ồ ồ, rào rào,...
- Tiếng gió thổi: ào ào, xào xạc, vi vu, rì rào, vu vu, vi vút,...
- Tiếng chim kêu: chiêm chiếp, líu lo, ríu rít, quang quác, thánh thót,...
- Tiếng chân người đi: thình thịch, bành bạch, lạch bạch, lệt sệt, loẹt quẹt,...
2. Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh
Từ tượng hình và từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh rất cụ thể, sinh động, đa dạng, nhiều màu vẻ. Do đó, nó có giá trị miêu tả, giá trị biểu cảm cao. Khi được sử dụng trong văn miêu tả và tự sự, từ tượng hình và từ tượng thanh góp phần làm cho cảnh vật, con người hiện ra tự nhiên, sống động với nhiều dáng vẻ, cử chỉ, âm thanh, màu sắc và tâm trạng khác nhau. Từ tượng hình và từ tượng thanh là lớp từ có vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. - Muốn tìm được từ tượng hình, từ tượng thanh trong các câu văn của Ngô Tất Tố, em đọc chậm rãi từng câu, chú ý các từ gợi ra hình ảnh, âm thanh. Ví dụ, ở hai câu đầu "Thằng Dần... chỗ chồng nằm”, em có thể tìm được các từ: soàn soạt (tượng thanh), rón rén (tương hình).
- Cũng tương tự, ở các câu còn lại: bịch (bịch luôn vào ngực chị Dậu...); bốp (... một cái đánh bốp); lẻo khoẻo (sức lẻo khoẻo của anh chàng...); chỏng quèo (hắn ngã chỏng quèo...).
Câu 2. Tham khảo từ mẫu trong SGK và các ví dụ ở mục I (Kiến thức cơ bản cần nắm vững) để tìm ít nhất 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người.
Câu 3. Phân biệt nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười chính là miêu tả nghĩa của từng từ tượng thanh này. Muốn biết nghĩa của từng từ, em tra Từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên). Cụ thể, em tra “vần H”, tìm các mục từ ha hả, hì hì, hô hố, hơ hớ. Em sẽ có được kết quả sau:
- ha hả: gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí, thoả mãn.
- hì hì: mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, âm thanh nhỏ, biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.
- hô hố: mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ, khó nghe, gây cảm giác khó chịu cho người khác.
- hơ hớ: mô phỏng tiếng cười rất tự nhiên, thoải mái, vui vẻ, không cần giữ gìn.
Câu 4. Trước khi đặt câu với từng từ cho sẵn, em tìm hiểu nghĩa của từ đó (xem từ đó gợi tả hình ảnh nào, mô phỏng âm thanh gì; được dùng để nói về sự vật, hiện tượng nào...). Từ đó, em dự kiến nội dung của câu sẽ đặt, trong đó có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh cho sẵn. Em tham khảo một số câu sau:
a) Mưa lắc rắc vài hạt rồi lại tạnh.
b) Mồ hôi trên mặt Thành rơi lã chã.
Em tự đặt câu với các từ còn lại.
Câu 5*. Có khá nhiều bài thơ, đoạn thơ sử dụng thành công các từ tượng hình, từ tượng thanh. Em tham khảo một số bài thơ, đoạn thơ dưới đây (từ tượng hình, từ tượng thanh được in đậm):
a) Mẹ rằng: Quê mẹ, Bảo Ninh
Mênh mông sông biển, lênh đênh mạn thuyền.
Sớm chiều, nước xuống triều lên
Cực thân từ thuở mới lên chín mười.
(Tố Hữu, Mẹ Suốt)
b) Xa xa, sau lớp nhà xiêu
Một tia khói nhỏ ngoằn ngoèo bay lên...
Hắn khoái trá cười điên sằng sặc
Nhe hàm răng sáng quắc như gươm.
(Tố Hữu, Bà má Hậu Giang)
c) Chị Tre chải tóc bên ao
Nàng Mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác Nồi Đồng hát bùng boong
Bà Chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.
(Trần Đăng Khoa, Buổi sáng nhà em)
d) Sao Mai chờn vờn ngang mặt
Nam Tào Bắc Đẩu gần thôi
Vừa mới bước qua ngõ duối
Đã đi lơ lửng giữa trời.
Cổng làng bồng bềnh mây nổi
Bốn bề sương khói ngổn ngang
Trâu quên đôi sừng lấm đất
Tưởng mình lừng thững lên Trăng.
Tán đa bừng ra dột ngột
Có ai? Ơ bác thợ cày
Ngồi thổi nùn rơm, rít thuốc
Sau lưng, đồng lếnh láng bay.
(Trần Đăng Khoa, Trong sương sớm)
-
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thế nào là từ tường hình, từ tượng thanh?
Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Ví dụ:lẻo khẻo, khệnh khạng, tun ngủn, nặng nề, bệ vẹ, lênh khênh, tha thướt, …
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây, súng ngửi trời(Quang Dũng)
Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Ví dụ :róc rách, ha hả, hềnh hệch, hu hu, sòng sọc, loảng xoảng, phì phì, ầm ầm, tí tách, …
Văng vẳng bên tai tiếng chích choè,
Lặng đi kẻo động khách làng quê.Nước non có tớ cùng vui vẻ,Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê.Quyên đã gọi hè quang quác quác,Gà từng gáy sáng tẻ tè teLại còn giục giã, về hay ở,Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe.(Nguyễn Khuyến)
2. Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh:
– Từ tượng hình, từ tượng thanh do có chức năng gợi hình và mô phỏng âm thanh cụ thể, sinh động như trong cuộc sống nên có giá trị biểu cảm cao. Nó thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. Phần lớn, từ tượng hình và từ tượng thanh là những từ láy. Mỗi khi xuất hiện trong thơ, nó khiến cho thơ giàu hình tượng, cảm xúc thơ ấn tượng, thi vị, gần gũi với âm nhạc.
Ví dụ:
Thân gầy guộc, lá mong manhMà sao lên luỹ lên thành tre ơi!
Nguyễn Duy
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêuKhi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Tế Hanh
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Câu 1. Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh?
San sát, chen chúc, rầm rập, xôn xao, thăm thẳm, mênh mang, ào ào, long lanh, lách cách, trùi trũi, len lỏi, vun vút, sặc sỡ, ngất nghểu, lom khom, lè tè, rì rào.
Gợi ý:
1. Từ tượng hình: San sát, chen chúc, thăm thẳm, lom khom..
Từ tượng thanh: Rầm rập, ào ào, rì rào…Câu 2. Tìm các từ láy tượng hình trong các đoạn thơ, đoạn văn sau:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veoMột chiếc thuyền câu bé tẻo teo
(Nguyễn Khuyến)
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
(Nguyễn Khuyến)
Năm gian nhà cỏ thấp le teNgõ tối, đêm sâu, đóm lập loè
(Nguyễn Khuyến)
Nhà ở làng đồi lưa thưa. Những mái nhà lợp gồi, lấp ló sau những vườn cây xanh rầm rạp. Con đường đất đỏ khúc khuỷu uốn lượn như kéo dài ra, như đón chào, như vẫy gọi…
(Dẫn theo Tạ Đức Hiền)
Gợi ý:
+ Từ láy tượng hình: tẻo teo, lạnh lẽo, lơ phơ, hắt hiu, le te, lập loè…
Câu 3. Phân biệt ý nghĩa của những từ tượng hình sau:
lênh đênh, lềnh bềnh, lều bều.
lênh khênh, lêu đêu, lêu nghêu.
Gợi ý:Lênh đênh, lềnh bềnh, lều sều:
+ Lênh đênh: Trôi nổi, vô sinh trên mặt nước rộng, không biết đi tới đâu.+ Lềnh bềnh: Trạng thái nổi hẳn trên mặt nước và nhẹ nhàng trôi theo làn nước, làn gió,
+ Lều sều: Trạng thái nổi và trôi theo làn nước, trông bẩn mắt.
– Lênh khênh, lêu đêu, lêu nghêu:
+ Lênh khênh: Cao quá mức, gây ấn tượng không cân đối, dễ đổ.
+ Lêu đêu: Cao quá mức, gây ấn tượng, bề cao mất cân đối quá nhiều so với bề ngang.
+ Lêu nghêu: Cao hoặc dài quá cỡ, làm mất hẳn cân đối, gây ấn tượng chông chênh, không vững.
Câu 4. Xác định từ láy tượng thanh trong đoạn văn sau:
Tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngớt. Tiếng còi ô tô pin pin xin đường gay gắt. Tiếng thùng nước va vào nhau loảng xoảng ở một vòi nước công cộng.
Tiếng ve kêu rền rĩ trong những tán lá cây bên đại lộ. Tiếng xì xì dữ dội của chiếc đầu máy xe lửa đang xả hơi. Tiếng còi tàu thét lên cùng với tiếng bánh xe đập trên đường ray sầm sập như sắp lao vào thành phố.
(Tô Ngọc Hiến)