Top 6 Bài soạn "Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ" lớp 6 hay nhất

Bình An 384 0 Báo lỗi

Ngôn ngữ Việt Nam chúng ta luôn được xếp vào danh sách những loại ngôn ngữ có sự phức tạp trong cấu trúc tổ chức, đa dạng và phong phú về ngữ nghĩa. Thậm chí ... xem thêm...

  1. I – Từ nhiều nghĩa

    Câu 1 trang 55 SGK văn 6 tập 1: Đọc bài thơ

    Câu 2 trang 55 SGK văn 6 tập 1:

    Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật dùng để đi, đứng, chạy, nhảy…
    Chân con người, coi là biểu tượng cương vị, tư cách hay phận sự nào đó trong một tổ chức
    Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt đất
    Câu 3 trang 56 SGK văn 6 tập 1:

    - Các từ có nhiều nghĩa: cổ, tử, mũi….

    Câu 4 trang 56 SGk văn 6 tập 1:

    - Các từ có một nghĩa: ti-vi, xà bông, trái đất,…

    II – Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

    Câu 1 trang 56 SGk văn 6 tập 1:

    Mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân: phần phía dưới dùng để đỡ vật, cơ thể và di chuyển

    Câu 2 trang 56 SGK văn 6 tập 1:

    Trong một câu cụ thể một từ có thể dùng đến 2 nghĩa: nghĩa gốc và nghĩa chuyển

    Câu 3 trang 56 SGK văn 6 tập 1:

    Trong bài “Những cái chân” từ “chân” được dùng với cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển


    III – Luyện tập

    Câu 1 trang 56 SGK văn 6 tập 1:

    -Mũi: mũi người, mũi thuyền, mùi dao, mũi đất…

    -Cổ: cổ tay, cổ lọ, đồ cổ…

    -Mắt: mắt na, mắt lưới, mắt võng…


    Câu 2 trang 56 SGK văn 6 tập 1:

    Những trường hợp chuyển nghĩa đó là:

    -Lá: lá phổi, lá ổi, lá gan

    -Quả: quả na, quả sai, quả bom


    Câu 3 trang 57 SGK van 6 tập 1:

    a) Cái cuốc -> cuốc đất

    Cái kéo -> kéo cưa

    b) Nắm cỏ -> một nắm cỏ

    cuốc đất -> hai cái cuốc


    Câu 4 trang 57 SGK văn 6 tập 1:

    a)

    -Tác giả nêu lên hai nghĩa của từ “bụng”

    -Đó là:

    Một bộ phận trên cơ thể con người

    Biểu tượng ý nghĩa sâu kín, cảm xúc không bộc lộ của con người

    -Việc nêu nghĩa rất hợp lí -> đồng ý

    b)

    -Ăn cho ấm bụng => bộ phận trên cơ thể người

    -Anh ấy tốt bụng => đức tính, tính cách con người

    -Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc => phần phình to ở một số động vật


    Câu 5 trang 57 SGK văn 6 tập 1: nghe viết chính tả

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. Từ nhiều nghĩa

    1. Đọc đoạn thơ

    2. Nghĩa của từ chân

    - Chỉ bộ phận trên cơ thể con người, con vật, dùng để đỡ cơ thể

    - Bộ phận phía dưới cùng của cây cối

    - Địa vị, chức vị của một người

    3. Những từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân

    - Từ “mũi”

    + Bộ phận nhô lên ở giữa mặt của người và động vật, chức năng hô hấp

    + Phần đất liền nhô ra biển: mũi đất

    + Phần nhọn ở đồ vật: mũi dao, mũi kéo, mũi thuyền

    4. Những từ có một nghĩa:

    Nhà, cây, vui, buồn…


    II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

    1. Mối liên hệ giữa các từ chân:

    - Các từ có chung nét nghĩa: dùng để đỡ cơ thể và di chuyển

    2. Một từ thường được dùng với 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa chuyển

    3. Trong bài Những cái chân, từ chân được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển.


    III. LUYỆN TẬP

    Bài 1 (trang 56 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Ba từ chỉ bộ phận con người và sự chuyển nghĩa của chúng:

    - Từ mắt: mắt na, mắt dứa, mắt võng, mắt cây, mắt lưới….

    - Từ mũi: mũi thuyền, mũi dao, mũi đất, mũi quân

    - Từ tay: tay ghế

    - Từ cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ áo


    Bài 2 (trang 56 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Một số từ ngữ dùng để chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa thành từ ngữ chỉ bộ phận trên cơ thể người:

    - Lá: lá phổi, lá lách, lá gan

    - Quả: quả tim, quả thận


    Bài 3 (trang 56 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    a, Chuyển từ chỉ sự vật thành chỉ hành động

    - Cái cuốc- cuốc đất

    - Chiếc bào- bào gỗ

    - Hạt muối- muối dưa

    b, Chỉ hành động chuyển thành chỉ sự vật:

    - Bó cỏ- một bó cỏ

    - Nắm cơm- ba nắm

    - Bơm xe- cái bơm


    Bài 4 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    a, Tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng.

    - Là bộ phận trên cơ thể người hoặc động vật chứa ruột và dạ dày

    - Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ đối với người, với việc nói chung

    → Cùng một từ có nhiều ý nghĩa khác nhau: nghĩa gốc và nghĩa chuyển

    b, Nghĩa của từ bụng trong những kết hợp sau:

    - Ăn cho ấm bụng ( bụng: bộ phận cơ thể người, động vật chứa ruột và dạ dày)

    - Anh ấy tốt bụng ( bụng: biểu tượng của ý nghĩ, tình cảm sâu kín đối với người, việc

    - Chạy nhiều bụng chân săn chắc (bụng phần phình to ra ở một số động vật)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Phần I: TỪ NHIỀU NGHĨA

    Câu 1: Đọc bài thơ sau:

    Những cái chân

    Cái gậy có một chân

    Biết giúp bà khỏi ngã.

    Chiếc com-pa bố vẽ

    Có chân đứng, chân quay.

    Cái kiềng đun hằng ngày

    Ba chân xòe trong lửa.

    Chẳng bảo giờ đi cả

    Là chiếc bàn bốn chân.

    Riêng cái võng Trường Sơn

    Không chân, đi khắp nước

    (Vũ Quần Phương)

    Câu 2: Tra từ điển để biết nghĩa của từ chân.

    Câu 3: Tìm thêm một số từ khác cùng có nhiều nghĩa như từ chân.

    Câu 4: Tìm một số từ chỉ có một nghĩa.

    Trả lời:

    Câu 2: Từ chân có một số nghĩa sau:

    - Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân,...)

    - Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác (chân kiềng, chân giường,...)

    - Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám vào mặt nền (chân tường, chân núi,...)

    Câu 3: Một số từ khác có nhiều nghĩa như từ chân:

    * Từ mũi:

    - Bộ phận cơ thể người hoặc động vật, có đỉnh nhọn: mũi người.

    - Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thuỷ: mũi tàu, mũi thuyền.

    - Bộ phận sắc nhọn của vũ khí: mũi dao, mũi kim

    * Từ chín:

    - Lúa, hoa, quả... phát triển đến thời kì thu hoạch.

    - Lương thực, thực phẩm đã được xử lí, chế biến qua lửa hoặc điện: cơm chín, rau chín...

    Câu 4: Một số từ chỉ có một nghĩa: xe đạp, ô tô, sách, vở...


    Phần II: HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

    Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân.

    Trả lời:

    Căn cứ vào các nghĩa của từ chân đã tìm được ở câu trên ta thấy:

    - Nghĩa đầu tiên của từ chân là: bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc động vật.

    - Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các nghĩa sau. Các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên.


    Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Trong một trường hợp cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa?

    Trả lời:

    Trong một trường hợp cụ thể, một từ thường được dùng với một nghĩa.

    Câu 3 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với những nghĩa nào?

    Trả lời:

    Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với nghĩa chuyển. Muốn hiểu được những nghĩa chuyển ấy, nhất định phải dựa vào nghĩa gốc.


    Phần III: LUYỆN TẬP

    Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và chỉ ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng.

    Lời giải chi tiết:

    Một số từ chỉ bộ phận cơ thể người có sự chuyển nghĩa:

    * Đầu:

    - Nghĩa gốc: bộ phận chứa não bộ ở trên cùng: đầu người, đầu cá,…

    - Nghĩa chuyển:

    + Bộ phận ở trên cùng, đầu tiên: đầu bảng, đầu danh sách, đầu sổ,…

    + Bộ phận quan trọng nhất: đầu đàn, đầu ngành, đầu đảng,…

    * Cổ:

    - Nghĩa gốc: bộ phận giữa đầu và chân: cổ cò, cổ hươu,…

    - Nghĩa chuyển:

    + Bộ phận của sự vật: cổ chai, cổ lọ,…

    + Chỉ sự sợ hãi: rụt cổ rùa, so vai rụt cổ,…

    + Chỉ sự mong đợi: nghển cổ.


    Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Trong tiếng Việt có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy chỉ ra những trường hợp chuyển nghĩa đó

    Lời giải chi tiết:

    Dùng bộ phận của cây cối để chỉ bộ phận cơ thể người.

    - Lá: lá phổi, lá gan, lá mỡ,…

    - Quả: quả tim, quả thận.

    - Hoa: hoa tay.


    Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh hoạ:

    a) Chỉ sự vật chuyển thành hành động: cái cưa ⟶ cưa gỗ.

    b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: gánh củi đi ⟶ một gánh củi.

    Lời giải chi tiết:

    a) Chỉ sự vật chuyển thành hành động:

    hộp sơn ⟶ sơn cửa; cái bào ⟶ bào gỗ; cân muối ⟶ muối dưa

    b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:

    đang bó rau ⟶ gánh hai chục bó ra; đang nắm cơm ⟶ ba nắm cơm.


    Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Đọc đoạn trích:

    Nghĩa của từ "bụng"

    Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,… Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.

    Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng,… thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang đi,… Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là “biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”.

    (Theo Hoàng Dĩ Đình)

    a) Tác giả trong đoạn trích nêu lên mấy nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?

    b) Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì?

    - Ăn no ấm bụng

    - Anh ấy tôt bụng.

    - Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.

    Lời giải chi tiết:

    a) Tác giả nêu hai nghĩa của từ bụng:

    - Bộ phận cơ thể của người hoặc động vật chứa dạ dày, ruột.

    - Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung.

    Ta đồng ý với các nghĩa của từ bụng mà tác giả đã nêu ra. Tuy nhiên, còn thiếu một nghĩa nữa: "phần phình to ở giữa của một số sự vật" (bụng chân)

    b) Nghĩa của các trường hợp sử dụng từ bụng:

    - Ăn cho ấm bụng ( bụng: bộ phận cơ thể người, động vật chứa ruột và dạ dày)

    - Anh ấy tốt bụng ( bụng: biểu tượng của ý nghĩ, tình cảm sâu kín đối với người, việc

    - Chạy nhiều bụng chân săn chắc (bụng phần phình to ra ở một số động vật)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Từ nhiều nghĩa

    Câu 1 - Trang 55 SGK

    Đọc bài thơ sau:

    Những cái chân

    Cái gậy có một chân

    Biết giúp bà khỏi ngã

    Chiếc com-pa bố vẽ

    Có chân đứng, chân quay

    Cái kiềng đun hằng ngày

    Ba chân xoè trong lửa

    Chẳng bao giờ đi cả

    Là chiếc bàn bốn chân

    Riêng cái võng Trường Sơn

    Không chân đi khắp nước

    (Vũ Quần Phương)


    Câu 2 - Trang 55 SGK

    Tra từ điển để biết các nghĩa của từ chân.

    Trả lời

    Nghĩa của từ chân:

    + (1) Bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi và đứng.

    + (2) Phần dưới cùng, phần gốc của một vật.

    + (3) Bộ phận của một vật dùng để đỡ vật ấy đứng ngay được trên mặt phẳng.

    + (4) Địa vị, chức vị của một người. (…)

    + (5) Âm tiết trong câu thơ ở ngôn ngữ phương Tây (theo từ điển tiếng Việt 1991)


    Câu 3 - Trang 56 SGK

    Tìm một số từ có nhiều nghĩa khác trong bài thơ.

    Trả lời

    Một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân là: nhà, đồng, …

    – Từ nhà có các nghĩa:

    + (1) Công trình xây dựng để ở, làm việc

    + (2) Chỗ ở, nơi ở và các đồ đạc của một gia đình

    + (3) Gia đình, những người sống cùng nhà

    + (4) Chỉ người thay mặt cho một gia đình (thường dùng ở nông thôn)

    + (5) Triều đình, dòng họ nhà vua

    + (6) Tiếng để gọi vợ hoặc chồng (thường dùng ở nông thôn)

    – Ví dụ:

    + (1) Ngôi nhà đã được xây xong.

    + (2) Dọn nhà đi nơi khác.

    + (3) Cả nhà đều có mặt đông đủ.

    + (4) Nhà Dậu mới được cởi trói.

    + (5) Nhà Tiền Lê đổ, nhà Lí lên thay.

    + (5) Nhà ơi, giúp tôi một tay.

    – Từ đồng:

    + (1) ruộng đồng

    + (2) đồng (kim loại)

    + (3) đồng (đơn vị tiền tệ)

    + (4) đồng lòng


    Câu 4 - Trang 56 SGK

    Tìm một số từ có một nghĩa, ví dụ: com - pa, kiềng,...

    Trả lời

    Một số từ như: gậy, thận, gan, ca-mê-ra, ...


    II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

    Câu 1 - Trang 56 SGK

    Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân.

    Trả lời

    Căn cứ vào các nghĩa của từ chân đã tìm được ở câu trên ta thấy:

    - Nghĩa đầu tiên của từ chân là: bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc động vật.

    - Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các nghĩa sau. Các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên.


    Câu 2 - Trang 56 SGK

    Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa ?

    Trả lời

    Thông thường, trong câu từ chỉ có một nghĩa (tức là chỉ có một trong số các nghĩa của từ được hiểu). Nhưng cũng có khi trong câu từ mang nhiều nghĩa, cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển, nhất là trong văn bản văn học nghệ thuật.


    Câu 3 - Trang 56 SGK

    Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với những nghĩa nào ?

    Trả lời

    Từ chân được dùng với nghĩa chuyển nhưng muốn hiểu được nghĩa chuyển ta phải dựa vào nghĩa gốc.

    => Tác giả đã sử dụng đồng thời cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển tạo nên những liên tưởng thú vị đặc biệt là hình ảnh chiếc võng dù không có chân nhưng vẫn đi khắp nơi.


    Luyện tập

    Câu 1 - Trang 56 SGK

    Hãy tìm một số trường hợp chuyển nghĩa của các từ đầu, mũi, tay.

    Trả lời

    Ba từ chỉ cơ thể người: đầu, mũi, tay.

    * đầu:

    - Nghĩa gốc: phần trên nhất của thân thể người hay phần trước nhất của thân loài vật, ở đó có hệ thần kinh trung ương, phần lớn các giác quan, nối vào thân bằng cổ. Ví dụ: Đầu bạc răng long, đau đầu, nhức đầu, Đầu voi đuôi chuột,…

    - Các trường hợp chuyển nghĩa thường gặp:

    + Phần trên nhất, trước nhất của một vật (đầu trang sách, đầu sông, đầu đường)

    + Phần trước nhất của một sự việc (đầu mối)

    + Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian, thời gian (đầu năm, đầu tháng, đầu tuần);

    + Phần tốt nhất (đứng đầu lớp về môn toán);

    + Vị trí hoặc thời điểm thứ nhất, trên hoặc trước những vị trí, thời điểm khác(lần đầu, ngồi đầu bàn, lá cờ đầu, …)

    + Phần ở tận cùng, giống nhau, ở hai phía đối lập trên chiều dài của một vật (hai đầu cầu, trở đầu đũa, …)

    * mũi:

    - Nghĩa gốc: Phần nhô cao theo trục dọc của mặt, giữa trán và môi trên, trong đó có phần phía trước của hai lỗ vừa để thở, vừa là bộ phận của cơ quan khứu giác. Ví dụ: mũi lõ, mũi tẹt, sổ mũi, khịt mũi,…

    - Các trường hợp chuyển nghĩa thường gặp:

    + Phần nhọn hoặc nhọn và sắc ở đầu một vật (mũi kim, mũi kéo, mũi dao)

    + Phần đất nhọn nhô ra biển, sông (mũi Cà Mau, mũi đất)

    + Hướng triển khai lực lượng, phần lực lượng quân đội tiến lên trước (cánh quân chia thành ba mũi, mũi quân thọc sâu vào lòng địch).

    *tay:

    - Nghĩa gốc: Chi trên, từ vai đến ngón. Ví dụ: cánh tay, khuỷu tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay, đau tay,…

    - Các trường hợp chuyển nghĩa thường gặp:

    + Chỗ để tì, vịn chi trên (tay ghế, tay vịn cầu thang)

    + Trình độ nghề, trình độ làm việc gì đó (tay nghề, tay súng giỏi)

    + Biểu tượng cho quyền sử dụng hay định đoạt của con người (sa vào tay giặc, có đủ quyền hành trong tay)

    + Bên tham gia vào một việc nào đó có liên quan giữa các bên với nhau (cuộc đàm phán tay ba, hội nghị tay tư, …)


    Câu 2 - Trang 56 SGK

    Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh hoạ:

    a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái cưa à cưa gỗ

    b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: gánh củi đi à một gánh củi

    Trả lời

    Một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người.

    + Cánh hoa => cánh tay

    + Cuống lá => cuống phổi

    + Bắp chuối => bắp tay

    + Cùi thơm (dứa) => cùi chỏ

    + Mép lá => mồm mép


    Câu 3 - Trang 57 SGK

    Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh hoạ:

    a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái cưa à cưa gỗ

    b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: gánh củi đi à một gánh củi

    Trả lời

    – Sự vật chuyển thành hành động:

    + mưa rào → Trời đang mưa rào

    + cái quạt → Trưa nóng, bà luôn ngồi quạt ru em ngủ.

    + cái điện thoại → Đến nơi, hãy điện thoại cho tôi ngay nhé.

    – Hành động chuyển thành đơn vị:

    + nắm cơm → một nắm cơm

    + bó củi lại → hai bó củi

    + vốc hai vốc gạo vào rá


    Câu 4 - Trang 57 SGK

    Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi

    NGHĨA CỦA TỪ “BỤNG”

    Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,… Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.

    Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng,… thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang đi,… Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là “biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”.

    (Theo Hoàng Dĩ Đình)

    a) Tác giả đoạn trích trên nêu lên mấy nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?

    b) Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì:

    - Ăn cho ấm bụng.

    - Anh ấy tốt bụng.

    - Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.

    Trả lời

    a. Tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng

    + (1) bộ phận cơ thể người hoặc động vật.

    + (2) lòng dạ.

    b.+ Ấm bụng: nghĩa gốc (nghĩa 1). VD: Ăn cho ấm bụng.

    + Tốt bụng: nghĩa chuyển (lòng dạ). VD: Bác ấy rất tốt bụng.

    + Bụng chân: nghĩa chuyển (phần giữa bàn chân và gối). VD: Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Từ nhiều nghĩa

    Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

    Những cái chân

    Cái gậy có một chân

    Biết giúp bà khỏi ngã.

    Chiếc com-pa bố vẽ

    Có chân đứng, chân quay.

    Cái kiềng đun hằng ngày

    Ba chân xoè trong lửa.

    Chẳng bao giờ đi cả

    Là chiếc bàn bốn chân.

    Riêng cái võng Trường Sơn

    Không chân, đi khắp nước

    .(Vũ Quần Phương)

    Câu hỏi:

    Tra từ điển để biết các nghĩa của từ chân:
    Theo từ điển Tiếng Việt:

    Bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi và đứng.
    Phần dưới cùng, phần gốc của một vật
    Bộ phận của một vật dùng để đỡ vật ấy đứng ngay được trên mặt phẳng. (chân bàn, chân ghế)
    Địa vị, chức vị của một người. (Ví dụ: Chân giám đốc đó khá nhiều người đang muốn chiếm giữ.)
    Tìm một số từ có nhiều nghĩa khác trong bài thơ.
    Ví dụ từ ngã (ngã ba, bị ngã, ngã rẽ cuộc đời...)
    Từ quay (bánh xe quay tròn, vòng quay luân hồi….)
    Hãy chọn một số từ có một nghĩa trong bài thơ trên.
    Ví dụ như từ: võng, gậy, com-pa


    2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

    Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân.
    Từ chân trong bài thơ Những cái chân được dùng với nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, các ý nghĩa đều có cơ sở từ nghĩa gốc: Chỉ bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi, đứng.
    Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa?

    Thường một từ dùng với một nghĩa. Tuy nhiên, có khi trong câu từ mang nhiều nghĩa, cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển, nhất là trong văn bản văn học nghệ thuật.
    Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với những nghĩa nào?
    Từ chân ở đây đã được dùng với nghĩa chuyển. Tạo nên sự liên tưởng thú vị, giúp hình ảnh thơ sống động hơn.


    3. Ghi nhớ

    Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa cuả từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
    Trong từ nhiều nghĩa có:
    Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện ban đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác nghĩa gốc.
    Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
    Thông thường, trong câu có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1 (Trang 56 SGK) Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng?

    Bài làm:
    a. Mắt: đôi mắt, mắt na, mắt mía, mắt bão, mắt lưới
    Nghĩa gốc: là cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người
    Nghĩa chuyển:
    chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây(mắt tre, mắt mía)
    bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả (mắt dứa, na mở mắt)
    phần trung tâm của một cơn bão (mắt bão)
    b. Tai
    Nghĩa gốc: cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe
    Nghĩa chuyển:
    bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai (tai chén, tai ấm)
    điều không may bất ngờ xảy tới, gây tổn thất lớn (tai tiếng)
    c. Mũi
    Nghĩa gốc: Phần nhô cao theo trục dọc của mặt, giữa trán và môi trên, trong đó có phần phía trước của hai lỗ vừa để thở, vừa là bộ phận của cơ quan khứu giác. Ví dụ: mũi lõ, mũi tẹt, sổ mũi, khịt mũi,...
    Nghĩa chuyển:
    Phần nhọn hoặc nhọn và sắc ở đầu một vật (mũi kim, mũi kéo, mũi dao)
    Phần đất nhọn nhô ra biển, sông (mũi Cà Mau, mũi đất)
    Hướng triển khai lực lượng, phần lực lượng quân đội tiến lên trước (cánh quân chia thành ba mũi, mũi quân thọc sâu vào lòng địch).


    Câu 2 (Trang 56 SGK) Trong tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó?
    Bài làm:
    Dùng bộ phận cây côi để chĩ bộ phận của cơ thế người:
    Lá: lá phối, lá gan, lá lách, lá mỡ.
    Quả: quả tim, quả thận
    Búp: búp ngón tay.
    Bắp chuối: bắp tay, bắp chân
    Buồng chuối: buồng trứng


    Câu 3 (Trang 57 SGK) Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh họa:
    a. Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái cưa - cưa gỗ.b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: gánh củi đi - một gánh củi
    Bài làm:
    a. Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:
    cá rán – rán cá
    cái điện thoại – hãy điện thoại ngay cho cô ấy
    cái quạt – bà quạt ru em ngủ
    b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:
    nắm cơm - một nắm cơm
    rán trứng - một đĩa trứng rán
    bó rau - một bó rau


    Câu 4 (Trang 57 SGK) Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
    NGHĨA CỦA TỪ “BỤNG”
    Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. (1)Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng, ... Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thế người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”. (2) Nhưng các cụm từ nghỉ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang di, ... Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là “biểu tượng của ý nghĩa sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”.
    (Theo Hoàng Dĩ Đình)
    a. Tác giả đoạn trích nêu lên mấy ý nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?b. Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì:
    Ăn cho ấm bụng.
    Anh ấy tốt bụng.
    Chạy nhiều, bụng chăn rất săn chắc.
    Bài làm:
    a. Tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng
    (1) là một bộ phận cơ thể người hoặc động vật.
    (2) nói đến tính cách, lòng dạ bên trong của mỗi người.
    b. Nghĩa của từ bụng trong các trường hợp
    Ăn cho ấm bụng: từ “bụng” là nghĩa gốc (nghĩa 1).
    Bác ấy rất tốt bụng: từ “Tốt bụng” là nghĩa chuyển (lòng dạ).
    Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: từ “Bụng chân” là nghĩa chuyển (phần giữa bàn chân và gối).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. ĐỌC BÀI THƠ NHỮNG CÁI CHÂN

    Cái gậy có một chân

    Biết giúp bà khỏi ngã

    ...Riêng cái võng Trường Sơn

    Không chân, đi khắp nước.

    (Vũ Quần Phương)

    1. Chân: một bộ phận của cơ thể con người hay loài vật, thường ở dưới cùng, có chức năng nâng đỡ cơ thể và chức năng đi lại, chuyển dịch từ nơi này sang nơi khác.

    Đó là nghĩa gốc của từ "chân".

    Ngoài ra từ "chân" còn nhiều nghĩa chuyển được hình thành từ nghĩa gốc như: chần ghế, chân tủ, chân giường, chân đèn, chân kiềng, chân tường, chân tháp, chân núi, chân mây, chân trời, chân vịt (của tàu thủy)...

    2. Tìm thêm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ "chân":

    - Mặt: mặt người hay con vật (nghĩa gốc).

    Nghĩa chuyển: mặt đất, mặt trời, mặt trăng, mặt nước, mặt sông, mặt biển, mặt bàn, mặt ghế, mặt cỏ, mặt tủ, mặt sàn, mặt nền, mặt thớt, mặt đường, mặt phố...

    - Miệng: bộ phận của người hay loài vật dùng để ăn và có thể thêm chức năng nói thành lời, kêu thành tiếng. Đó là nghĩa gốc của từ "miệng".

    Nghĩa chuyển: miệng nồi, miệng âm, miệng chén, miệng lu, miệng vại, miệng hố, miệng vực, miệng hầm...

    3. Một số từ chỉ có một nghĩa: kiềng, súng, bếp, thận, gan, óc...


    II. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

    1. Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân:

    - Nghĩa gốc của từ chân có ý chỉ bộ phận ở dưới cùng có chức năng nâng đỡ các bộ phận ở trên.

    - Nghĩa chuyển của từ chân cũng hình thành trên cơ sở hai ý này (hoặc một trong hai ý này). Ví dụ: chân núi chỉ phần dưới cùng của quả núi, phần này nâng đỡ phần trên của núi.

    2. Thông thường, trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với một nghĩa.

    3. Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với nghĩa chuyển: chân gậy, chân com-pa, chân kiềng, chân bàn và nghĩa gốc: võng không chân.

    Tóm tắt:

    - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra các từ nhiều nghĩa.

    - Trong từ nhiều nghĩa có:

    + Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

    + Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

    - Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, từ có thể được hiểu theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển.


    III. LUYỆN TẬP

    1. Ba từ chỉ bộ phận người và một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng: Mắt người - chuyển nghĩa: mắt lưới, mắt na, mắt sàng, mắt khóm, mắt tre, mắt xích...

    Ruột người - chuyển nghĩa: ruột bút, ruột xe...

    Tai người - tai ấm, tai cối xay...

    2. Trong tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể con người. Ví dụ: quả thận, trái tim, lá gan, cuống phổi...

    3. Tìm thêm ví dụ về những từ:

    a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:

    cái cưa - cưa gỗ

    cái bào - bào gỗ

    cái đục - đục gỗ

    cái khoan - khoan gỗ

    cái sàng - sàng gạo

    cái quạt - quạt lúa

    b) Chỉ hành động chuyển thành đơn vị:

    gánh củi đi - một gánh củi

    bó lúa vào - hai bó lúa

    tát nước lên - năm lượt tát

    4. Trả lời câu hỏi:

    a) Trong đoạn văn đã cho, tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng:

    Nghĩa đen: bụng là bộ phận cơ thể của người hoặc động vật chứa gan, ruột, dạ dày, lá lách, mật.

    Nghĩa bóng: bụng là biểu tượng ý nghĩa sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung.

    - Ý kiến của tác giả Hoàng Dĩ Đình là rất đúng.

    b) Trong các trường hợp sau:

    - Ăn cho ấm bụng → từ bụng chỉ một bộ phận trong cơ thể con người.

    - Anh ấy tốt bụng → từ bụng chỉ tấm lòng của anh ấy.

    - Chạy nhiều, bụng chân săn chắc → từ bụng chỉ bắp thịt ở cẳng chân.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |