Top 5 Bài soạn "Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới" - Ngữ văn 10 hay nhất
"Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới" là tác phẩm gồm 3 văn bản nhỏ gồm: Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió phản ánh quá trình hình thành trời đất, sấm sét, ... xem thêm...gió của nhân loại với những câu chuyện thú vị. Qua đó thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất, thế giới tự nhiên và văn hóa tâm linh của con người. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) hay nhất sau đây:
-
Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
Thể loại thần thoại
- Cho đến nay, thần thoại đã bị mai một ít nhiều nhưng vẫn là một di sản phong phú với hàng trăm truyện kể của người kinh và các dân tộc thiểu số
- Trong một số bộ sách mang tính chất sưu tầm, tuyển tập, nhiều thần thoại đã được đặt lẫn với các truyền thuyết, cổ tích, do vậy, màu sắc riêng của thần thoại ít nhiều bị làm mờ nhạt.
- Thần thoại Việt Nam gồm có hai nhóm:
- Thần thoại suy nguyên:
- Có cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật rất gần gũi với các hệ thống thần thoại
- Nhân vật chính là các vị thần sáng tạo thế giới: trời đất, mặt trời, mặt trăng, sông biển, mưa gió, sấm, sét, muôn loài.
- Thần thoại sáng tạo:
- Nhân vật chính là các anh hùng thần thoại, anh hùng văn hóa
- Kì tích của họ phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng.
Bố cục
Gồm có 3 văn bản nhỏ:
- Văn bản 1: Thần Trụ Trời
- Văn bản 2: Thần Sét
- Văn bản 3: Thần Gió
Giá trị nội dung
- Văn bản phản ánh quá trình hình thành trời đất, sấm sét, gió của nhân loại với những câu chuyện thú vị
- Thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất, thế giới tự nhiên và văn hóa tâm linh của con người
Giá trị nghệ thuật
- Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại
- Hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình
- Văn phong, cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu
- Ngôn từ thuần Việt
Hướng dẫn học bài
Câu 1. Xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể.
Câu 2. Hãy chỉ ra một số "dấu hiệu" giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.
Câu 3. Trong cái nhìn của con người cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và tính khí ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở nào?
Câu 4. Công việc của thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét là gì? Công việc đó được miêu tả như thế nào, nhằm mục đích gì?
Câu 5. Hình tượng thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người nguyên thủy về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào các hình tượng đó?
Câu 6. Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm truyện. Từ đó nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.
Câu 7. Trong những điều làm nên vẻ đẹp "một đi không trở lại" của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Theo bạn, niềm tin đó còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao? Gợi ý trả lời câu hỏi trang 14 - Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức Câu 1. Thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể: Thần Trụ Trời: - Thời gian: Xa xưa "chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người." - Không gian: "Trời đất chỉ là một đám hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo." - Nhân vật: Thần Trụ Trời (ông thần thân thể to lớn) - Sự kiện chính: Thần Trụ Trời dựng cột, chống trời, tạo nên bầu trời. Thần Sét: - Thời gian: Không cụ thể (phiếm định) - Không gian: Thiên đình, hạ giới - Nhân vật: Thần Sét (mặt mũi nanh ác, tiếng quát tháo dữ dội) - Sự kiện: Kể về việc thần Sét thay Ngọc Hoàng thi hành luật pháp ở trần gian. Thần Gió: - Thời gian: Không cụ thể (phiếm định) - Không gian: Thiên đình, hạ giới - Nhân vật: Thần Gió (không có đầu, có thứ quạt màu nhiệm) - Sự kiện chính: Kể về việc thần Gió làm gió hay bão lớn theo lệnh Ngọc Hoàng và việc đứa con thần Gió nghịch ngợm gây tai họa khiến thần bị phạt.
Câu 2. Một số "dấu hiệu" giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên: - Truyện Thần Trụ Trời giải thích sự hình thành của trời, đất, núi non, biển cả. - Truyện Thần Sét thể hiện nhận thức của người xưa về hiện tượng sấm sét. - Truyện Thần Gió thể hiện nhận thức của người xưa về hiện tượng gió; hiện tượng cây ngải gió cuốn bông cuốn lá khi trời sắp nổi gió nổi mưa…
Câu 3. Trong cái nhìn của con người cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và tính khí: - Thần Trụ Trời có thân hình khổng lồ, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Thần là người chăm chỉ cần mẫn "Một mình cầy cục đắp cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi"; giàu trí tưởng tượng, sáng tạo: Tạo ra trời, đất, biển cả và cả núi. - Thần Sét mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội; tính tình nóng nảy, nên nhiều khi đánh nhầm người vô tội. - Thần Gió có hình dạng kỳ quặc, không có đầu. Tính cách thất thường: Lúc nhỏ, lúc to; lúc đi cùng mưa sét thì vô cùng đáng sợ; lúc thong dong dạo chơi buổi tối, lúc gió xoáy nguy hiểm.. Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở có tương đồng giữa ngoại hình, tính cách của các vị thần với công việc mà các thần đảm nhiệm, với đặc điểm của sự vật trong tự nhiên. Như thần Trụ Trời, vì phải đỡ bầu trời, dựng cột, đào đất đá.. nên thân hình cao lớn. Còn thần Sét có nhiệm vụ trừng phạt người có tội nên ngoại hình, tính cách dữ dội như "đao phủ". Thần Gió không đầu vì trong tự nhiên gió không có hình dạng; tính cách thần Gió thất thường giống như hiện tượng gió thổi của tự nhiên: Gió to, gió nhỏ, gió xoáy và khi có cả sấm, và mưa thì gây bão hoặc giông…
Câu 4. Công việc của thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét là: Thần Trụ Trời đào đất đá, dựng cột, đỡ bầu trời… ; thần Sét theo lệnh Ngọc Hoàng thi hành luật pháp ở trần gian; thần Gió mang gió xuống hạ giới. Công việc đó được miêu tả cụ thể, nhằm mục đích giải thích các hiện tượng tự nhiên trên nhiều phương diện. Ví dụ như truyện Thần Trụ Trời, người xưa đã miêu tả quá trình thần đào đất, dựng cột đỡ bầu trời, bầu trời khô, thần phá cột quăng đất đá khắp nơi.. để lí giải sự hình thành không chỉ của bầu trời, mặt đất mà còn lí giải cả sự hình thành của núi non, biển cả.
Câu 5. Hình tượng thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét phản ánh những quan niệm, nhận thức của người nguyên thủy về sự hình thành của thế giới tự nhiên. Những khát vọng chinh phục, khám phá thế giới tự nhiên, lí giải cội nguồn sự vật.. đã được người xưa gửi vào các hình tượng này.
Câu 6. Những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm truyện: - Các vị thần đều vô cùng vĩ đại, có quyền lực và năng lực phi thường. - Các vị thần đều được nhân hóa, có ngoại hình, tính cách tương tự như đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên trong đời sống. - Các vị thần đều được gửi gắm một quan niệm, khát vọng của dân gian về sự hình thành của thế giới tự nhiên, thể hiện sự sáng tạo và khát vọng chinh phục tự nhiên của con người.
Câu 7. Trong những điều làm nên vẻ đẹp "một đi không trở lại" của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Niềm tin đó vẫn còn sức hấp dẫn với không ít người trong thời đại ngày nay. Vì niềm tin ấy dù "ngây thơ" nhưng thể hiện được sự tưởng tượng phong phú, kì diệu của người xưa về một thế giới không có thật. Dõi theo câu chuyện của người xưa về thế giới mà vạn vật đều có linh hồn, con người hiện đại như thể hòa mình vào không gian sống của các nhân vật để rồi có thể tự mình tưởng tượng những điều thú vị trong truyện kể.
-
I. Giới thiệu về thể loại truyện thần thoại
- Hầu như các ý kiến của những nhà nghiên cứu đều gặp nhau và thống nhất với nhau. Thần thoại là những truyện kể hoang đường, kỳ ảo, kể về những nhân vật chính là những vị thần – có cả các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần (E. M. Mê-lê- tin-xki) tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới và các nhân tố của nó như thiên nhiên và văn hóa. Thần thoại là phương pháp cơ bản để tìm hiểu thế giới, phản ảnh cảm giác, sự hiểu biết về thế giới của thời đại sinh ra nó.
- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Có thể nói truyện thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh, chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất. Nhằm phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người thời cổ đại.
II. Khái quát nội dung truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
1. Thể loại
Truyện Thần thoại.
2. Bố cục
Văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới gồm có 3 văn bản nhỏ:
- Văn bản 1: Thần Trụ Trời.
- Văn bản 2: Thần Sét.
- Văn bản 3: Thần Gió.
3. Giá trị nội dung
- Văn bản phản ánh quá trình hình thành trời đất, sấm sét, gió của nhân loại với những câu chuyện thú vị.
- Thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất, thế giới tự nhiên và văn hóa tâm linh của con người.
4. Đặc sắc nghệ thuật
- Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại
- Hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình
- Văn phong, cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu
- Ngôn từ thuần Việt
III. Câu hỏi vận dụng kiến thức bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
Câu 1: Phân tích chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá bầu trời để cứu nhân gian khỏi lầm than trong thần thoại Nữ oa vá trời của Trung Quốc.
Lời giải:
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng. Chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá bầu trời để cứu nhân gian khỏi lầm than trong thần thoại Nữ Oa vá trời là một chi tiết như thế. Truyện kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra muôn loài. Khi nhân gian đang sống trong cõi bình yên vô sự thì bỗng một hôm trên trời xày ra sự cố, các vị thần đánh nhau dẫn đến vòm trời bị rách toạc, muôn cõi lầm than. Để cứu nhân gian, Nữ Oa đã dùng sức mình ngày đêm hì hục vá lại vòm trời. Bà chọn những viên đá ngũ sắc, dùng chúng chất thành núi, sau đó lần lượt vá hết các lỗ hổng trên vòm trời. Vì kiệt sức, người chết đi, thân xác hòa với thiên nhiên. Chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật Nữ Oa, thể hiện sự biết ơn, tôn sùng của nhân dân. Đồng thời, chi tiết này góp phần lí giải vì sao trên trời lại có mây ngũ sắc.
Câu 2: Trong cái nhìn của con người cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và “tính khí” ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở nào?
Lời giải:
- Trong cái nhìn của người cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét đều là các vị thần có hình dạng khổng lồ (thần Trụ Trời) hoặc ngoại hình khác thường (thần Gió không có đầu). Các vị thần đều có sức mạnh siêu nhiên (thần Trụ Trời tách trời và đất; thần Sét có một cái búa lớn, chuyên thi hành pháp luận ở trần gian; thần Gió có thể làm gió lúc to hoặc nhỏ, ngắn hoặc lâu). Các vị thần có “tính khí” nóng nảy và đáng sợ (thần Sét hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền; thần Gió khi kết hợp với thần Sét và thần Mưa thì vô cùng đáng sợ).
- Các nhân vật trong trong thần thoại là cắt nghĩa, lý giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống. Chính vì vậy, dựa vào đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên, xã hội mà con người cổ đại đã xây dựng nên các nhân vật thần trong những câu chuyện thần thoại có đặc điểm tương tự như vậy.
Trước khi đọc
Nêu tên một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật chính là vị thần. Theo bạn, điều gì làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm đó?
Phương pháp giải:
Dựa vào các tác phẩm thần thoại đã học hoặc đã xem, sau đó rút ra điều làm nên sự hấp dẫn của bộ phim.
Lời giải chi tiết:
- Bộ phim Cuộc chiến thành Troy kể về cuộc chiến khốc liệt giữa những người anh hùng với khát khao quyền lực và vinh quang. Bộ phim xoay quanh câu chuyện kể về một cuộc xung đột giữa hai quốc gia hùng mạnh tại Hy Lạp. 📷Nhân vật chính của bộ phim: Hector, Achilles, Odysseus.
- Nhân vật là các vị thần có năng lực siêu nhiên hoặc sức mạnh phi thường, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn, đây chính là điều làm nên sự hấp dẫn của tác phẩm này.
Trong khi đọc
Chú ý các chi tiết mở đầu câu chuyện
Phương pháp giải:
Xem lại đoạn văn mở đầu
Lời giải:
Chi tiết mở đầu câu chuyện:
- Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người.
- Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo.
Trong khi đọc
Câu 2
Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời.
Phương pháp giải:
Xem lại đoạn văn đầu tiên.
Lời giải:
- Vóc dáng thần: to lớn, khổng lồ
- Hành động của thần: đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời.
=> Hành động vô cùng lớn lao, chỉ có thần mới làm được.
Trong khi đọc
Câu 3
Có những vị thần nào được liệt kê trong bài vè?
Phương pháp giải:
Xem lại bài vè
Lời giải chi tiết:
Những vị thần được liệt kê trong bài vè bao gồm: thần đếm cát, thần tát biển, thần làm sao, thần đào sông, thần trồng cây, thần xây núi, thần trụ trời.
Trong khi đọc
Câu 4
Chú ý các chi tiết miêu tả và “tính khí” của thần Sét.
Phương pháp giải:
Xem lại bài đọc, tìm các chi tiết miêu tả công việc và “tính khí” của thần Sét.
Lời giải chi tiết:
- Công việc của thần Sét: Chuyên việc thi hành pháp luật ở trần gian. Khi xử án kẻ nào, thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu.
- “Tính khí” của thần Sét: rất nóng nảy, nhiều khi giết nhầm người, vật vô tội.
Trong khi đọc
Câu 5
Chú ý hình dạng và hoạt động của thần Gió.
Phương pháp giải:
Xem lại đoạn văn đầu tiên.
Lời giải chi tiết:
- Hình dạng của thần Gió: thần có một hình dạng kì quặc. Thần không có đầu.
- Hoạt động của thần Gió: làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh của Ngọc Hoàng.
Trong khi đọc
Câu 6
Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì?
Phương pháp giải:
Xem lại đoạn văn có chi tiết đứa con của thần Gió.
Lời giải chi tiết:
Việc tạo ra đứa con của thần Gió nhằm mục đích lí giải cho hiện tượng khi cây ngải gió cuốn bông, cuốn lá lại, người hạ giới lại biết đó là dấu hiệu của việc trời sắp nổi gió, nổi mưa.
Sau khi đọc Câu 1
Xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể
Phương pháp giải:
Xem lại ba văn bản, sau đó xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính.
Lời giải chi tiết:
- Thần Trụ trời
- Thần Sét
- Thần Gió
- Thời gian
- Khi chưa có vũ trụ
- Không có thời gian cụ thể
- Không có thời gian cụ thể
- Không gian
- Trời và đất
- Trên trời và trần gian
- Trên trời
- Nhân vật
- Thần Trụ trời
- Thần Sét, Ngọc Hoàng, ông Cường Bạo
- Thần Gió, thần Mưa, thần Sét, Ngọc Hoàng, đứa con của thần Gió
- Sự kiện chính
- Thần Trụ trời tách trời và đất
- Giới thiệu về thần Sét
- Đứa con của thần Gió bị Ngọc Hoàng đầy xuống trần
Sau khi đọc Câu 2
Hãy chỉ ra một số “dấu hiệu” giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.
Phương pháp giải:
- Xem lại ba văn bản và dựa vào các đặc điểm của thần thoại suy nguyên.
Lời giải chi tiết:
- Thần thoại suy nguyên là thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài.
- Ba văn bản trên đều thuộc thần thoại suy nguyên. Dấu hiệu:
- Nhân vật chính đều kể về các vị thần: thần Trụ trời, thần Sấm, thấm Sét
- Thời gian phiếm chỉ và không gian vũ trụ
- Qua câu chuyện về cuộc đời của các vị thần nhằm cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội.
Sau khi đọc Câu 3
Trong cái nhìn của con người cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và “tính khí” ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở nào?
Phương pháp giải:
Xem lại ba văn bản và dựa vào các đặc điểm của thần thoại
Lời giải chi tiết:
- Trong cái nhìn của người cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét đều là các vị thần có hình dạng khổng lồ (thần Trụ Trời) hoặc ngoại hình khác thường (thần Gió không có đầu). Các vị thần đều có sức mạnh siêu nhiên (thần Trụ Trời tách trời và đất; thần Sét có một cái búa lớn, chuyên thi hành pháp luận ở trần gian; thần Gió có thể làm gió lúc to hoặc nhỏ, ngắn hoặc lâu). Các vị thần có “tính khí” nóng nảy và đáng sợ (thần Sét hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền; thần Gió khi kết hợp với thần Sét và thần Mưa thì vô cùng đáng sợ).
- Các nhân vật trong trong thần thoại là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống. Chính vì vậy, dựa vào đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên, xã hội mà con người cổ đại đã xây dựng nên các nhân vật thần trong những câu chuyện thần thoại có đặc điểm tương tự như vậy.
Sau khi đọc Câu 4
Công việc của thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó được miêu tả như thế nào, nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Xem lại ba văn bản
Lời giải chi tiết:
* Thần Trụ Trời:
- Công việc: dùng đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời, tách trời và đất ra làm hai.
- Dẫn chứng: “một hôm bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời”; “Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi”.
- Mục đích: Tách trời và đất ra làm hai
=> Lí giải sự hình thành trời đất, di tích Cột chống trời.
* Thần Sét:
- Công việc: thi hành pháp luật ở trần gian.
- Dẫn chứng: Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu.
- Mục đích: làm theo lệnh Ngọc Hoàng, trừng trị những kẻ ác ở trần gian
=> Lí giải các quan niệm dân gian của nhân dân.
* Thần Gió:
- Công việc: làm gió theo lệnh Ngọc Hoàng
- Dẫn chứng: Bảo bối của thần là một thứ quạt nhiệm màu. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệng Ngọc Hoàng. Khi thần phối hợp với Thần Mưa, có khi cả thần Sét
- Mục đích: Tạo ra gió ở dưới trần gian
Sau khi đọc Câu 5
Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người nguyên thủy về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào hình tượng đó? Phương pháp giải:
Xem lại ba văn bản và đặc điểm của thần thoại
Lời giải chi tiết:
- Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió thể hiện quan niệm về vũ trụ của người nguyên thủy. Với tư duy thô sơ, non nớt, người nguyên thủy chưa thể nào lí giải một cách khoa học và logic các hiện tượng tự nhiên ấy. Họ cho rằng có một thế lực siêu nhiên, thần thánh đang chi phối các hiện tượng thiên nhiên ấy cũng như đang chi phối cuộc sống của họ. (Thần Trụ Trời tách trời và đất, thần Sét thi hành pháp luật ở trần gian,..).
- Khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy được gửi gắm qua hình tượng các vị thần. Để dọa hay xua đuổi thần Sét, con người đã dùng tiếng gà gáy. Hay như chính đứa con của thần Gió cũng bị đày xuống trần để báo tin khi trời có gió cho cả thiên hạ.
Sau khi đọc Câu 6
Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm chuyện. Từ đó nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên Phương pháp giải:
Xem lại ba văn bản và đặc điểm của thần thoại
Lời giải chi tiết:
* Đặc điểm:
- Nhân vật là con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật. Nhân vật trong ba truyện trên đều là các vị thần, có hình dạng khổng lồ, khác biệt và có sức mạnh siêu nhiên.
- Chức năng nhân vật: cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên trong đời sống xã hội.
- Nghệ thuật: Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo.
* Thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên:
- Người nguyên thủy dùng trí tưởng tượng để hình dung, giải thích và chinh phục thế giới.
- Việc xây dựng hình tượng các vị thần để lí giải thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, niềm tin của người nguyên thủy đối với thế giới tự nhiên.
Sau khi đọc Câu 7
Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm chuyện. Từ đó nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên. Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đời sống của cá nhân.
Lời giải chi tiết:
Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân. Lí giải hợp lí, thuyết phục.
Gợi ý:
Niềm tin hiểu một cách đơn giản là sự tin tưởng một cách tích cực vào sự việc nào đó. Niềm tin là một giá trị tinh thần vô hình, hình thành từ trong suy nghĩ con người. Niềm tin là nguồn năng lượng tiếp sức tinh thần cho con người. Niềm tin vào một thế giới khác vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống hiện đại của con người, ví dụ như niềm tín ngưỡng. Niềm tin tín ngưỡng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người, càng những khi gặp khó khăn, con người lại càng tìm đến điểm tựa tâm linh để chiêm nghiệm, tìm kiếm sự thanh thản trong tâm tưởng, từ đó nhận ra giá trị, ý nghĩa của cuộc sống.
Tin vào sự tồn tại ở thế giới khác không phải là điều xấu, nếu điều đó làm cho bản thân chúng ta tốt hơn. Chỉ những kẻ dựa vào đó để trục lợi, lợi dụng niềm tin của người khác mới đáng lên án.
Kết nối đọc - viết
Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm chuyện. Từ đó nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.
Phương pháp giải:
Dựa vào tác phẩm thần thoại đã học hoặc đã đọc, lựa chọn chi tiết tiêu biểu để phân tích.
Lời giải chi tiết:
Phân tích chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá bầu trời để cứu nhân gian khỏi lầm than trong thần thoại Nữ oa vá trời của Trung Quốc.
Bài làm
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng. Chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá bầu trời để cứu nhân gian khỏi lầm than trong thần thoại Nữ Oa vá trời là một chi tiết như thế. Truyện kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra muôn loài. Khi nhân gian đang sống trong cõi bình yên vô sự thì bỗng một hôm trên trời xảy ra sự cố, các vị thần đánh nhau dẫn đến vòm trời bị rách toạc, muôn cõi lầm than. Để cứu nhân gian, Nữ Oa đã dùng sức mình ngày đêm hì hục vá lại vòm trời. Bà chọn những viên đá ngũ sắc, dùng chúng chất thành núi, sau đó lần lượt vá hết các lỗ hổng trên vòm trời. Vì kiệt sức, người chết đi, thân xác hòa với thiên nhiên. Chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật Nữ Oa, thể hiện sự biết ơn, tôn sùng của nhân dân. Đồng thời, chi tiết này góp phần lí giải vì sao trên trời lại có mây ngũ sắc.
-
Chuẩn bị Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
Nêu tên một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật chính là vị thần. Theo bạn, điều gì làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm đó?
Lời giải
- Bộ phim: Người hùng thành Troy, Cuộc chiến giữa các vị thần, Dercules…
- Điều làm nên sức hấp dẫn: họ đều có sức mạnh siêu nhiên.
Đọc hiểu bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
Trả lời câu hỏi giữa bài:
1. Thần Trụ Trời
Câu 1 (trang 11, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Chú ý các chi tiết mở đầu câu chuyện
Lời giải
- Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người.
- Trời đất chỉ là một đám hỗn đọn tối tăm và lạnh lẽo.
Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời.
Lời giải
Hình dung:
- Vóc dáng: khổng lồ.
- Hành động; đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to cừa cao để chống trời. Thần cứ một mình cầy cục đắp.
- Có thể thấy, thần Trụ Trời mang dáng vóc khổng lồ, khỏe mạnh, có sức mạnh phi thường.
Câu 3 (trang 12, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Có những vị thần nào được liệt kê trong bài vè?
Lời giải
Có 7 vị thần được liệt kê; thần đếm cát, thần tát bể, thần kể sao, thần đào sông, thần trồng cây, thần xây núi, thần trụ trời.
2. Thần Sét
Câu 1 (trang 12, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Chú ý các chi tiết miêu tả công việc và “tính khí” của thần Sét
Lời giải
Chuyên một việc thi hành luật pháp ở trần gian.- Khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi bổ xuống đầu.
- Thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng Hai, tháng Ba mới dậy làm việc.
- Nóng nảy, có lúc làm cho người, vật chết oan.
- Cục oai, cục dữ.
Thần Gió
Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Chú ý hình dạng và hoạt động của thần Gió
Lời giải
- Hình dạng:
- Kì quoặc.
- Không có đầu.
- Hoạt động:
- Làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng.
- Mỗi lần xuống hạ giới thì nổi lên trận gió xoay.
Câu 2 (trang 13, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì?
Lời giải
Mục đích: để mỗi khi cây ngải gió cuốn bông cuốn lá lại, hạ giới biết trời sắp nổi gió, nổi mưa.
Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể
Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Hãy chỉ ra một số “dấu hiệu” giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.
Dấu hiệu:
- Đều kể về các vị thần.
- Không gian ở trên trời hoặc lúc trời đất chưa thành hình.
- Các thần đảm nhận công việc mà chúng ta thường thấy ở các hiện tượng tự nhiên.
Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Trong cái nhìn của con người cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và “tính khí” ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở nào?
Lời giải
Trong cái nhìn của con người cổ đại, thần hiện lên rất khổng lồ và quái dị. Họ đều có sức mạnh siêu nhiên.
Sự tưởng tượng đấy được hình thành từ những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong đời sống. Vì mưa to, gió lớn khiến con người hoảng sợ, vậy nên, trong trí tưởng tượng của con người, thần hẳn là người cũng có tính cách khiến người ta phải khiếp sợ.
Câu 4 (trang 14, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Công việc của thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó được miêu tả như thế nào, nhằm mục đích gì?
Lời giải
- Thần Trụ trời:
- Công việc: tách trời và đất ra làm hai.
- Được miêu tả: Ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể… bỗng một hôm đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Cột càng được thần đắp cao lên chừng nào thì trời tự như một tấm màn lớn được nâng cao lên chừng ấy. Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi.
- Mục đích: tách trời và đất ra làm hai.
- Thần Sét:
- Công việc: thi hành luật pháp ở trần gian.
- Được miêu tả: Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu. Thần thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng Hai, tháng Ba mới lại dậy làm việc.
- Mục đích: trừng trị kẻ ác.
- Thần Gió:
- Công việc: làm gió.
- Được miêu tả: Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng. Khi thần Gió phối hợp với thần Mưa, có khi cả thần Sét nữa cũng hoạt động. Khi thần xuống hạ giới đi chơi đó là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoay.
- Mục đích: tạo ra gió.
Câu 5 (trang 14, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người nguyên thủy về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào hình tượng đó?
Lời giải
- Phản ánh nhận thức rằng, những hiện tượng tự nhiên diễn ra trong cuộc sống được tạo bởi một thế lực siêu nhiên nào đấy.
- Hình tượng của của các vị thần đã thể hiện được khát vọng được chinh phục thế giới tự nhiên. Con người tạo ra tiếng gà gáy để xua đuổi thần Sét, đứa con của thần Gió bị đày xuống trần gian vì đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nơi hạ giới.
Câu 6 (trang 14, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm chuyện. Từ đó nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.
Lời giải
- Đặc điểm nổi bật:
- Nhân vật đều là các vị thần.
- Sử dụng các yếu tố li kì, kì ảo.
- Mỗi một nhân vật đều có công việc nhất định liên quan đến các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.
- Nhận xét: niềm tin của người xưa đối với thế giới tự nhiên rằng tồn tại một thế lực siêu nhiên. Từ đó, họ bày tỏ sự tôn trọng với các vị thần.
Câu 7 (trang 14, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại” của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Theo bạn, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao?
Lời giải
Theo em, niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn còn hấp dẫn với con người hiện đại. Niềm tin được hình thành ngay từ trong suy nghĩ của con người. Con người hiện đại tồn tài rất nhiều niềm tin. Miễn đó không phải là niềm tin xấu xa, thì đều có thể tôn thờ. Vạn vật đều có linh hồn sẽ khiến chúng ta không khô khan, vô cảm trước mọi thứ. Chúng ta sẽ biết trân quý những thứ xung quanh mình hơn, không chỉ về con người mà về sinh vật, động vật…
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.
Lời giải
Một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại em đã đọc là chi tiết thần lửa A Nhi trong truyện thần thoại Ấn Độ có bảy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường. Thoạt nhìn, thần lửa A Nhi hiện lên trong ngoại hình đáng sợ nhưng nếu không có thần, chúng ta sẽ không có ánh sáng, không được sưởi ấm, không thể nấu chín thức uống để sống. Thần cũng có lúc vô tình làm hại người khác như thần Sét. Song, cũng như các vị thần khác, nhiệm vụ của thần là tạo ra các hiện tượng tự nhiên. Chi tiết không có thật, đem lại sự hấp dẫn tới mọi người không phân biệt độ tuổi. Con người sáng tạo ra nhằm lí giải thiên nhiên, thể hiện ý thức muốn hiểu và chinh phục thế giới tự nhiên.
-
Tri thức ngữ văn
Cốt truyện
Cốt truyện trong tác phẩm tự sự (thần thoại, sử thi, cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết…) và kịch được tạo nên bởi sự kiện (hoặc chuỗi sự kiện).
- Truyện kể
Sự kiện trong cốt truyện được triển khai hoặc liên kết với nhau theo một mạch kể nhất định. Mạch kể này thống nhất với hệ thống chi tiết và lời văn nghệ thuật (bao gồm các thành phần lời kể, lời tả, lời bình luận…), tạo thành truyện kể.
- Người kể chuyện
Trong văn học dân gian, người kể chuyện có thể là người trực tiếp diễn xướng lại câu chuyện cho công chúng.
Trong văn học viết, người kể chuyện là “vai” hay “đại diện” mà nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện việc kể chuyện.
- Nhân vật
Nhân vật là người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật.
- Thần thoại
Thần thoại là thể loại truyện kể ra đời sớm nhất về thế giới thần linh, thể hiện quan niệm của người xưa về vũ trụ và nhân sinh của loài người.
Thần thoại thường có cốt truyện đơn giản: cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn.
Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
Đọc - hiểu văn bản
Câu 1. Chú ý các chi tiết mở đầu câu chuyện.
Chi tiết mở đầu câu chuyện: Thuở ấy, chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo.
=> Giới thiệu bối cảnh trước khi hình thành vũ trụ.
Câu 2. Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời.
Vóc dáng: to lớn không biết bao nhiêu mà kể, bước một bước cứ như từ tỉnh này sang tỉnh nọ, đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.
Hành động: đứng dậy dùng đầu đội trời lên, rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời.
Câu 3. Có những vị thần nào được liệt kê trong bài vè?
Những vị thần được liệt kê: thần đếm cát, thần tát biển, thần làm sao, thần đào sông, thần trồng cây, thần xây rú, thần trụ trời.
Câu 4. Chú ý các chi tiết miêu tả công việc và tính khí của thần Sét.
Công việc: Chuyên một việc thi hành luật pháp ở trần gian.
Tính khí: Rất nóng nảy.
Câu 5. Chú ý hình dạng và hoạt động của thần Gió.
Hình dạng: Kì quặc, không có đầu.
Hoạt động: Làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau thùy lệnh của Ngọc Hoàng.
Câu 6. Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì?
Giải thích cho hiện tượng khi cây ngải gió cuốn bông cuốn lá lại, người hạ giới lại biết đó là dấu hiệu của việc trời sắp nổi gió, nổi mưa.
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể.
- Thần Trụ Trời
Thời gian: Khi chưa có vũ trụ.
Không gian: Trời và đất
Nhân vật: Thần Trụ Trời
Sự kiện: Thần Trụ Trời tách trời và đất ra.
- Thần Sét
Thời gian: Không có thời gian cụ thể
Không gian: Trên trời, dưới trần gian
Nhân vật: Ngọc Hoàng, thần Sét và ông Cường Bạo
Sự kiện: Giới thiệu về thần Sét; Thần Sét bị Ngọc Hoàng trị tội vì làm cho người chết oan; Thần Sét từng thua ông Cường Bạo.
- Thần Gió
Thời gian: Không có thời gian cụ thể
Không gian: Trên trời, dưới trần gian
Nhân vật: Ngọc Hoàng, thần Gió, thần Mưa, thần Sét, đứa con của thần gió, người dân
Sự kiện: Thần Gió tạo ra gió theo lệnh của Ngọc Hoàng; Đứa con của thần Gió nghịch ngợm, bị Ngọc Hoàng đày xuống trần.
Câu 2. Hãy chỉ ra một số “dấu hiệu” giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.
- Nhân vật chính: thần Trụ trời, thần Sấm, thấm Sét
- Thời gian phiếm chỉ và không gian vũ trụ
- Mục đích: Cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội.
Câu 3. Trong cái nhìn của con người cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và “tính khí” ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở nào?
- Trong cái nhìn của con người cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng khổng lồ, kì dị: Thần Trụ Trời to lớn không biết bao nhiêu mà kể; Thần Sét có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo dữ dội; Thần Gió không có đầu.
- Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở mục đích lí giải các hiện tượng trong tự nhiên, bởi vậy mà các vị thần cũng mang đặc điểm của tương tự.
Câu 4. Công việc của thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó được miêu tả như thế nào, nhằm mục đích gì?
- Thần Trụ Trời:
Công việc: Dùng đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời, tách trời và đất ra làm hai.
Miêu tả: Một hôm bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời”; “Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi”.
Mục đích: Lí giải sự hình thành của trời và đất.
- Thần Sét:
Công việc: Thi hành pháp luật ở trần gian.
Miêu tả: Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu.
Mục đích: Lí giải hiện tượng sét.
- Thần Gió:
Công việc: Tạo ra gió
Miêu tả: Bảo bối của thần là một thứ quạt nhiệm màu. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng. Khi thần phối hợp với Thần Mưa, có khi cả thần Sét.
Mục đích: Lí giải sự hình thành của gió, cũng như cách dự báo thời tiết của con người.
Câu 5. Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người nguyên thủy về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào hình tượng đó?
- Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió thể hiện quan niệm về vũ trụ của người nguyên thủy. Họ có tư duy còn đơn giản, chưa thể giải thích một cách khoa học và logic các hiện tượng tự nhiên ấy. ọ cho rằng có một thế lực siêu nhiên, thần thánh đang chi phối các hiện tượng thiên nhiên ấy cũng như đang chi phối cuộc sống của họ.
- Khát vọng chinh phục tự nhiên của con người (Dọa hay xua đuổi thần Sét, con người đã dùng tiếng gà gáy. Hay như chính đứa con của thần Gió cũng bị đày xuống trần để báo tin khi trời có gió cho cả thiên hạ)
Câu 6. Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm chuyện. Từ đó nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.
- Nhân vật đều là các vị thần, có hình dáng kì dị và sức mạnh phi thường.
- Sử dụng những yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên: tôn kính, ngưỡng mộ.
Câu 7. Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại” của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Theo bạn, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao?
Niềm tin đó vẫn còn sức hấp dẫn với con người hiện đại. Tuy rằng khoa học - công nghệ ngày càng phát triển đã lí giải được các hiện tượng tự nhiên một cách khoa học, chính xác nhất. Nhưng vẫn còn nhiều điều thuộc về thế giới tự nhiên mà con người chưa thể lí giải và khám phá hết. Khi đó, con người lại cần đến điểm tựa là những giá trị tâm linh.
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.
-
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Nêu tên một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật chính là vị thần. Theo bạn, điều gì làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm đó?
Trả lời:
- Bộ phim Cuộc chiến thành Troy được ra mắt công chúng năm 2004. Bộ phim xoay quanh câu chuyện kể về một cuộc xung đột giữa hai quốc gia hùng mạnh tại Hy Lạp. Nhân vật chính của bộ phim: Hector, Achilles, Odyddeus.
- Nhân vật chính là các vị thần có năng lực siêu nhiên hoặc sức mạnh phi thường, trí tưởng tượng bay bổng.
* Đọc văn bản
Chú ý các chi tiết mở đầu câu chuyện.
- Chi tiết mở đầu câu chuyện:
- Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người.
- Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo.
Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời.
- Vóc dáng thần: to lớn.
- Hành động của thần: đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời.
→ Hành động phi thường
Có những vị thần nào được liệt kê trong bài vè?
- Những vị thần được liệt kê trong bài vè: thần đếm cát, thần tát biển, thần làm sao, thần đào sông, thần trồng cây, thần xây núi, thần trụ trời.
Chú ý các chi tiết miêu tả công việc và “tính khí” của thần Sét.
- Công việc của thần Sét: Thi hành pháp luật ở trần gian.
- “Tính khí” của thần Sét: nóng nảy, nhiều khi giết nhầm người hay vật vô tội.
Chú ý hình dạng và hoạt động của thần Gió.
- Hình dạng của thần Gió: thần không có đầu.
- Hoạt động của thần Gió: làm gió hoặc bão tùy theo lệnh của Ngọc Hoàng.
- Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì?
- Việc tạo ra đứa con của thần Gió nhằm mục đích lí giải cho hiện tượng khi cây ngải gió cuốn bông, cuốn lá lại, người hạ giới lại biết đó là dấu hiệu của việc trời sắp nổi gió, nổi mưa.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới giải thích sự hình thành thế giới tự nhiên theo cách tưởng tượng của người nguyên thủy. Việc xây dựng hình ảnh các vị thần để lý giải các hiện tượng thiên nhiên thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, niềm tin và khát vọng chinh phục của người nguyên thủy đối với thế giới tự nhiên.
Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể.
Trả lời:
- Thần Trụ Trời
- Thần Sét
- Thần Gió
- Thời gian
- Khi chưa có vũ trụ
- Không có thời gian cụ thể
- Không có thời gian cụ thể
- Không gian
- Trời và đất
- Trên trời và trần gian
- Trên trời
- Nhân vật
- Thần Trụ Trời
- Thần Sét, Ngọc Hoàng, ông Cường Bạo
- Thần Gió, thần Mưa, thần Sét, Ngọc Hoàng, đứa con của thần Gió
Sự kiện chính
- Thần Trụ Trời tách trời và đất
- Giới thiệu về thần Sét
- Đứa con của thần Gió bị Ngọc Hoàng đẩy xuống trần
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy chỉ ra một số “dấu hiệu” giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.
Trả lời:
- Thần thoại suy nguyên là thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài.
- Ba văn bản trên đều thuộc thần thoại suy nguyên. Dấu hiệu nhận biết:
- Nhân vật chính đều kể về các vị thần: thần Trụ trời, thần Sấm, thấm Sét.
- Thời gian phiếm chỉ và không gian vũ trụ.
- Qua câu chuyện của các vị thần nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội. Qua đây, cũng ngầm gửi gắm khát khao chinh phục thiên nhiên của người nguyên thủy.
Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và tính khí ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở nào?
Trả lời:
- Trong cái nhìn của người cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét đều là các vị thần có ngoại hình khác thường. Các vị thần đều có sức mạnh siêu nhiên. Ngoài ra, các vị thần đều có “tính khí” nóng nảy và đáng sợ.
- Dựa vào đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên, xã hội mà con người cổ đại đã xây dựng nên các nhân vật thần trong những câu chuyện thần thoại.
Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Công việc của thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó được miêu tả như thế nào, nhằm mục đích gì?
Trả lời:
- Thần Trụ Trời:
- Công việc: dùng đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời, tách trời và đất ra làm hai.
- Công việc đó được miêu tả: “Một hôm bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời”; “Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi”.
- Mục đích: Tách trời và đất ra làm hai.
- Thần Sét:
- Công việc: Thi hành pháp luật ở trần gian.
- Miêu tả: Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu.
- Mục đích: Lí giải hiện tượng sét.
- Thần Gió:
- Công việc: làm gió theo lệnh Ngọc Hoàng.
- Công việc đó được miêu tả: “Bảo bối của thần là một thứ quạt nhiệm màu. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệng Ngọc Hoàng. Khi thần phối hợp với Thần Mưa, có khi cả thần Sét.”
- Mục đích: Tạo ra gió ở dưới trần gian.
Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người nguyên thuỷ về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào các hình tượng đó?
Trả lời:
- Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió thể hiện quan niệm về sự hình thành vũ trụ của người nguyên thủy. Với tư duy thô sơ, người nguyên thủy chưa thể nào lí giải một cách khoa học và logic các hiện tượng tự nhiên ấy. Vì vậy họ cho rằng có một thế lực thần thánh tạo ra các hiện tượng đó.
- Qua hình tượng các vị thần, người nguyên thủy gửi gắm khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên, làm chủ thiên nhiên của mình.
Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm truyện. Từ đó, nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.
Trả lời:
- Đặc điểm:
- Nhân vật là những con người cụ thể được hiện lên thông qua các các biện pháp nghệ thuật. Nhân vật trong ba truyện trên đều là các vị thần, có hình dạng và tính cách khác biệt, có sức mạnh siêu nhiên.
- Chức năng nhân vật: lí giải các hiện tượng tự nhiên.
- Nghệ thuật: Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên: Thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, niềm tin và khát khao chinh phục của người nguyên thủy đối với thế giới tự nhiên.
Câu 7 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại” của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Theo bạn, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao?
Trả lời:
- Niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn hoàn toàn còn sức hấp dẫn với con người hiện đại. Điều này thể hiện ở niềm tin vào tín ngưỡng, ví dụ: Phật giáo, Thiên Chúa giáo,…
- Tin vào sự tồn tại ở thế giới khác không phải là điều xấu. Chỉ những kẻ dựa vào đó để trục lợi, lợi dụng niềm tin của người khác mới đáng lên án.
* Kết nối đọc - viết
Bài tập (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm
Đoạn văn tham khảo
Trong hệ thống truyện thần thoại của Việt Nam về sự sáng lập vũ trụ, truyện Thần Trụ trời được coi như truyện mở đầu, tiếp theo đó là các truyện về các thần khác như thần Mưa, thần Biển, thần Gió, thần Mặt Trời, Mặt Trăng và tiếp đến nữa là các truyện về thần sáng tạo ra muôn vật và loài người như Cuộc tu bổ các giống vật, Mười hai bà mụ. Truyện kể rằng, thời ấy chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, chưa được phân chia rõ ràng. Thần Trụ Trời đã đào đất, khiêng đá đắp thành cột để chống trời. Phân chia trời đất. Qua truyện thần thoại này, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.