Top 6 Bài soạn "Tìm hiểu chung về văn biểu cảm" lớp 7 hay nhất

Bình An 60 0 Báo lỗi

Cảm xúc con người luôn là một trong những thứ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của văn học. Ngay từ xa xưa, các câu ca dao dân ca ra đời để thổ lộ tình cảm ... xem thêm...

  1. I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

    1. Nhu cầu biểu cảm của con người

    - Hai câu ca dao đầu tiên thể hiện nỗi thương cảm với những thân phận người nhỏ bé, kêu vô vọng nhưng không ai thấu, không ai thương xót

    - Bốn câu ca dao tiếp theo: Niềm vui phơi phới của người con gái trước cánh đồng và tuổi xuân thì của mình. Cũng như sự lo lắng về thân phận của mình trước muôn nẻo đường đời.

    → Con người khi có nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc sẽ làm văn biểu cảm.

    Thư gửi bạn bè sẽ bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư thể hiện nhu cầu tình cảm của con người.


    2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

    Đoạn văn số (1) trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ thông qua nhắc lại một số kỉ niệm

    → Cách biểu cảm thường thấy trong từ ngữ, thu từ, nhật kí

    - Đoạn văn (2) thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương, đất nước

    ⇒ Cả hai đoạn văn đều chưa có nội dung hoàn chỉnh nhưng thể hiện được tình cảm và tâm trạng của người viết

    b, Hai đoạn văn cho thấy: tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm là tình cảm đậm chất tư tưởng nhân văn

    - Khi con người nảy nở tình cảm chân thành, nhân văn thì sự biểu cảm trở nên đặc sắc, cuốn hút

    c, Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên có những đặc điểm:

    - Đoạn (1) thuộc dạng biểu cảm trực tiếp (nói về kỉ niệm thương nhớ đối với bạn)

    - Đoạn (2) thuộc dạng biểu cảm gián tiếp (tác giả thông qua miêu tả tiếng hát của cô gái)

    ⇒ Như vậy, cách biểu cảm có thể thực hiện hai cách: bộc bạch trực tiếp tình cảm, hoặc biểu cảm thông qua những kỉ niệm, hình ảnh gợi liên tưởng.


    II. Luyện tập

    Bài 1 (trang 73 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Cả hai đoạn văn đều nói về hoa hải đường nhưng:

    - Đoạn văn 1: chủ yếu tả chính xác về đặc điểm của loài hoa hải đường

    - Đoạn văn b sử dụng yếu tố tưởng tượng và biểu cảm để khơi gợi vẻ đẹp và cảm nhận tinh tế, lưu lại dấu ấn của tác giả.

    → Đoạn văn về hoa hải đường cho thấy tác giả sử dụng linh hoạt yếu tố tự sự, miêu tả để tạo nên bức tranh biểu cảm về hoa hải đường.


    Bài 2 (Trang 74 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Cả hai bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh đều là văn biểu cảm trực tiếp. Bởi:

    Cả hai tác phẩm đều nói về lòng tự tôn dân tộc, tình yêu nước sâu sắc, trực tiếp

    - Sông núi nước Nam thể hiện quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền trước mọi thế lực xâm lược.

    - Phò giá về kinh thể hiện tình cảm trực tiếp của tác giả trước chiến thắng vang dội của nước Đại Việt cũng như khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần. Qua đó bộc lộ hào khí Đông A


    Bài 3 (trang 74 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Một số bài văn, bài thơ biểu cảm: Khăn thương nhớ ai (ca dao), Cảm hoài, Thu điếu, Đây mùa thu tới, Khóc Dương Khuê, Bánh trôi nước…


    Bài 4 (trang 74 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Đoạn văn biểu cảm:

    Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa. En ri cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con.

    ( Những tấm lòng cao cả- Et- môn- đô A- mi-xi)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Phần I: NHU CẦU BIỂU CẢM VÀ VĂN BIỂU CẢM

    1. Nhu cầu biểu cảm của con người

    Những câu ca dao sau:

    - Thương thay con cuốc giữa trời

    Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

    - Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

    Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

    - Thân em như chẽn lúa đòng đòng

    Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

    Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì? Người ta thổ lộ tình cảm làm gì? Theo em, khi nào thì con người cảm thấy cần phải làm văn biểu cảm? Trong thư gửi cho người thân, bạn bè có cần thổ lộ tình cảm không?

    Trả lời:

    - Câu ca dao thứ nhất biểu hiện nỗi khổ đau oan trái của người lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ.

    - Câu ca dao thứ hai biểu hiện xúc về một niềm hạnh phúc bao la, êm ái và tự hào.

    - Thông thường, người ta thổ lộ tình cảm để mong được chia sẻ được đồng cảm. Khi vui mà được chia sẻ thì niềm vui sẽ nhân lên, khi mà được chia sẻ thì nỗi buồn sẽ vơi bớt đi.

    - Khi có tình cảm dồn nén, chất chứa, không nói ra không được người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm. Cho nên, trong thư từ gửi người thân hay bạn bè, em thường biểu lộ tình cảm của mình trong đó.


    2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

    Hai đoạn văn sau:

    (1) Thảo thương nhớ ơi! Mới ngày nào Thảo còn ngồi chung bàn với Hỏng, Minh, Ngọc, thế mà nay Thảo đã theo cha mẹ thành phố Hồ Chí Minh, để cho bọn mình xiết bao mong nhớ. Thảo có nhớ những lần chúng mình cùng dạo Hồ Tây, cung chơi Thủ Lệ, thăm quan Ao Vua? Thảo có nhớ một lần mình ốm dài, Thảo chép cho mình?

    (Bài làm của học sinh)

    (2) Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca của đất nước trong đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng rồi, giọt sao khung cửa đọng lại, đứng im, không nhảy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu, mà vẫn còn nghe âm vang mỗi giọng hát của người con gái nãy. Một giọng hái dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khoe người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những chán nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng lẫn bóng tre và bóng nắng... Có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng nga lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và giàn bầu dong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau ngày lao động và chiến đấu.

    (Nguyên Ngọc)

    a. Hai đoạn văn trên biểu đạt nội dung gì? Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả?

    b. Có ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên, em có tán thành với ý kiến đó không?

    c. Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên?

    Trả lời:

    a.

    - Đoạn văn (1) nói lên nỗi thương nhớ người bạn cùng học chung ngày nào.

    - Đoạn (2) biểu đạt nỗi nhớ cùng tình yêu quê hương của tác giả được gợi lên từ bài dân ca.

    => Nếu so với nội dung của văn bản tự sự miêu tả thì nội dung của hai đoạn văn trên chủ yếu nhằm bộc lộ cảm xúc của người viết.

    b) Qua hai đoạn văn trên, em rất tán thành ý kiến cho rằng tình cảm xúc trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác...).

    c. Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở đoạn một là bộc lộ trực bằng ngôn từ (“Thảo thương nhớ ơi!”). Đoạn văn (2), tác giả dùng biện pháp tự sự, miêu tả để gợi tình cảm. Như vậy, bên cạnh các từ ngữ trực tiếp bộc lộ tình cảm như thương nhớ ơi, mới ngày nào ... thế mà, xiết bao mong nhớ,... còn là những kỉ niệm, các hình ảnh gợi liên tưởng như giọng hát dân ca trong đêm, cánh cò, con đường làng,... cũng thể hiện sâu sắc những cung bậc cảm xúc, lay động lòng người,...


    Phần II: LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    So sánh hai đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là biểu cảm. Vì sao? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.

    Lời giải chi tiết:

    a. Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có răng cưa. Hoa mọc từ 1 tới 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh.

    (Theo Từ điển Bách khoa Nông nghiệp)

    b. Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xứng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực ở nước ta, hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu rỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên thăm Đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Linh.

    (Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)

    - Đoạn văn thứ hai là văn biểu cảm. Vì đoạn văn đã bộc lộ tình cảm thích hoa hải đường của tác giả. Sự yêu thích đó được biểu lộ qua cái nhìn tưởng tượng chủ quan của tác giả về hoa hải dường (“phơi phới như một lời chào hạnh phúc”, “trông dân dã như cây chè đất đỏ) biểu lộ trực tiếp bằng lời văn (“màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, tay đắm”, “rạng rỡ nồng nàn”, “ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường”).


    Trả lời câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm ở hai bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

    Lời giải chi tiết:

    Nội dung biểu cảm của cả hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh đều thể hiện bản lĩnh, khí phách dân tộc. Một thể hiện lòng tự hào về một nền độc lập dân tộc; một thể hiện khí thế chiến thắng hào hùng và khát vọng hòa bình lâu dài của dân tộc.

    - Sông núi nước Nam: sắc thái khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ lí tưởng về chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược được bộc lộ trực tiếp, không thông qua yếu tố trung gian nào.

    - Trong Phò giá về kinh, hai câu đầu có yếu tố tự sự, tất nhiên sự kiện ở Chương Dương và Hàm Tử là phương tiện để tác giả thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị. Xem lại phần đọc hiểu bản để nắm được phương thức biểu cảm, nội dung tình cảm ở hai bài thơ một cách cụ thể.


    Trả lời câu 3 (trang 74 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Kể tên một số bài văn biểu cảm (trữ tình) hay mà em biết

    Lời giải chi tiết:

    Một số bài văn biểu cảm: Buổi học cuối cùng (Ngữ văn 6), Biển đẹp (Ngữ văn 6/2 - Trang 47), Cổng trường mở ra (Ngữ văn 7), Mẹ tôi (Ngữ văn 7).


    Trả lời câu 4 (trang 74 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Một số đoạn văn xuôi biểu cảm.

    Lời giải chi tiết:

    CÂY TRE

    Cành lá tre này cũng như cành lá tre khác, không có gì đặc biệt, tôi không bao giờ nhìn ngắm một cành tre mà không thấy nổi lên lòng những ý nghĩ và những-cảm giác lúc nào cũng giông nhau.

    Khi thấy các lá tre gió thổi vút một chiều, tôi cảm thấy một vang âm thầm và kín đáo trong tâm hồn. Hình như một cảm giác gì thanh và lạnh lẽo, một cái gì vừa cứng cỏi lại vừa chua xót, vừa tha thiết lại thanh đạm, như tâm hồn một nhà ẩn dật thời xưa, chán những điều thế đem giấu cái tài nâng không được ai biết trong rừng núi... Vài lá tre nhọn vắt qua trăng sáng trông thật giống một bức tranh phóng bút của Tàu.

    (Thạch Lam)


    GIÃ TỪ TUỔI NHỎ

    Trái sáp đậu thì hoa phải tàn, nếu hạt thóc không chết đi thì cây cũng không sống, em cũng biết rằng ta muốn ôm em lại mãi, nhưng có như thế được đâu. Thế là em đi, còn ta thui thủi về một mình, con đường mộng đã thành con đường đời, ta bước từng bước đau thương, vì lòng ta và cả em. Ta không muốn quay đầu lại nhìn; em đi rồi ta phải thành một người lớn, phải siêng nâng chứ, nào là công việc, nào là cuộc đời, nào là cái đời,...

    Còn em, tuổi nhỏ ơi! Ta không cầm thì em cũng không ở; em đi chầm chậm, lưng quay lại cho ta. Em mang theo mặt đẹp của em, hai má trai tơ, đậm, như mặt trời sắp , trán em tinh khiết, chưa hề oán hận, lòng thơ ngây, chỉ thích đùa cười. Từ bấy đến nay, em vào trong thời gian, đường mờ mịt không em?

    Thôi, đường của em chỉ là khói sương thôi, chẳng bao lâu em sẽ lẫn với chân trời, anh chỉ nhìn đằng xa, tưởng em là mộng. Anh không dám giơ tay đón bắt sao được, mà dám bắt em sao? Em sẽ không đến với một khuôn mặt tạc trong thịt đời, khắc khổ, gập ghềnh, chín khô như một trái mùa hạ.

    ( Xuân Diệu - Ngày nay)


    NGÔI TRƯỜNG CŨ

    Tôi rảo bước đến trước trường và tần ngần đưa mắt nhìn vào. Tuy đã bao năm trời xa cách, ngôi trường vẫn không khác mấy khi xưa: vẫn mái rong rêu, vẫn bốn bức tường chớn chở, mấy chậu ti-gôn đã bắt đầu khoe mấy khóm cỗi cũng đang độ khai hoa. Cây điệp trước sân đã báo mùa thi với nghìn cánh hoa hồng tả tơi trên vệ cỏ. Một niềm cảm xúc xâm chiếm tâm hồn tôi. Mỗi cảnh vật đều khêu gợi ở tôi những bóng xưa, tăm tiếng cũ. Tôi thấy như sống lại trong khoảnh khắc quãng đời ấy, mà ngôi trường yêu mến kia đã phong kín của tôi bao nhiêu kỉ niệm buồn, vui. Tôi nhớ lại tất cả. Cái gì tôi cũng nhớ và cái gì cũng gieo vào 1 tôi một niềm lưu luyến cách vời.

    (Thẩm Thệ Hà)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I.NHU CÂU BIỂU CẢM VÀ VĂN BIỂU CẢM

    Câu 1 - Trang 71 SGK

    Nhu cầu biểu cảm của con người

    Những câu ca dao sau:

    1.

    Thương thay con cuốc giữa trời

    Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

    2.

    Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

    Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

    3.

    Thân em như chẽn lúa đòng đòng

    Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

    Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì? Người ta thổ lộ tình cảm làm gì? Theo em, khi nào thì con người cảm thấy cần phải làm văn biểu cảm? Trong thư gửi cho người thân, bạn bè có cần thổ lộ tình cảm không?

    Trả lời

    - Câu ca dao thứ nhất biểu hiện nỗi khổ đau bất lực của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội.

    - Câu ca dao thứ hai biểu hiện xúc về một niềm hạnh phúc bao la, êm ái và tự hào.

    - Thông thường, người ta thổ lộ tình cảm để mong được chia sẻ được đồng cảm. Khi vui mà được chia sẻ thì niềm vui sẽ nhân lên, khi mà được chia sẻ thì nỗi buồn sẽ vơi bớt đi.

    - Thư gửi cho người thân bạn bè là nơi bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư là thể hiện nhu cầu biểu hiện tình cảm.


    Câu 2 - Trang 72 SGK

    Đặc điểm chung của văn biểu cảm

    Hai đoạn văn sau:

    (1) Thảo thương nhớ ơi! Mới ngày nào Thảo còn ngồi chung bàn với Hồng, Minh, Ngọc, thế mà nay Thảo đã theo cha mẹ thành phố Hồ Chí Minh, để cho bọn mình xiết bao mong nhớ. Thảo có nhớ những lần chúng mình cùng dạo Hồ Tây, cung chơi Thủ Lệ, thăm quan Ao Vua? Thảo có nhớ một lần mình ốm dài, Thảo chép cho mình?

    (Bài làm của học sinh)

    (2) Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca của đất nước trong đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng rồi, giọt sao khung cửa đọng lại, đứng im, không nhảy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu, mà vẫn còn nghe âm vang mỗi giọng hát của người con gái nãy. Một giọng hái dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khoe người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những chán nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng lẫn bóng tre và bóng nắng... Có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng nga lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và giàn bầu dong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau ngày lao động và chiến đấu.

    (Nguyên Ngọc)

    a. Hai đoạn văn trên biểu đạt nội dung gì? Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả?

    b. Có ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên, em có tán thành với ý kiến đó không?

    c. Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên?

    Trả lời

    a.

    - Đoạn văn (1) nói lên nỗi thương nhớ người bạn cùng học chung ngày nào.

    - Đoạn (2) biểu đạt nỗi nhớ cùng tình yêu quê hương của tác giả được gợi lên từ bài dân ca.

    Nếu so với nội dung của văn bản tự sự miêu tả thì nội dung của hai đoạn văn trên chủ yếu nhằm bộc lộ cảm của người viết.

    b) Tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải mang giá trị nhân văn, có tác dụng hướng con người vươn tới cái đẹp đẽ, trong sáng, được mọi người thừa nhận. Nếu có nội dung tình cảm tiêu cực, xấu xa thì chỉ có thể là đối tượng để người viết lên án, phê phán, để cuộc sống đẹp hơn, người đối xử với người tốt hơn,...

    c. Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở đoạn một là bộc lộ trực bằng ngôn từ (“Thảo thương nhớ ơi!”). Đoạn văn (2), tác giả dùng biện pháp tự sự, miêu tả để gợi tình cảm. Như vậy, bên cạnh các từ ngữ trực tiếp bộc lộ tình cảm như thương nhớ ơi, mới ngày nào ... thế mà, xiết bao mong nhớ,... còn là những kỉ niệm, các hình ảnh gợi liên tưởng như giọng hát dân ca trong đêm, cánh cò, con đường làng,... cũng thể hiện sâu sắc những cung bậc cảm xúc, lay động lòng người,...


    II. LUYỆN TẬP

    Câu 1 - Trang 73 SGK

    So sánh hai đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là biểu cảm. Vì sao? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.

    a. Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có răng cưa. Hoa mọc từ 1 tới 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh.

    (Theo Từ điển Bách khoa Nông nghiệp)

    b. Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xứng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực ở nước ta, hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu rỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên thăm Đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Linh.

    (Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)

    Trả lời

    - Hai đoạn văn, đoạn 1 không phải là văn biểu cảm, chỉ miêu tra hoa hải đường dưới góc độ sinh học.

    - Đoạn 2 có giá trị biểu cảm vì:

    Nhà văn bộc lộ sự yêu thích của mình đối với hoa hải đường “từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường”, “Tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm”.
    Nhà văn sử dụng rất nhiều sự liên tưởng so sánh, ẩn dụ, hồi ức… miêu tả sự lộng lẫy, kiều diễm của hoa để khơi gợi tình cảm yêu hoa ở bạn đọc: “Hàng trăm đóa hoa ở đầu cành phơi phới như một loài chào hạnh phúc”… “Màu đỏ thắm rất quý, hân hoan say đắm” “Những cánh hoa khum khum như muốn phong lại nụ cười má lúm đồng tiền”.
    Tác giả vừa sử dụng biểu cảm trực tiếp và sử dụng biểu cảm gián tiếp (thông qua sự tự sự, miêu tả).
    Văn bản này được viết theo thể loại tùy bút, thể loại đặc trưng của văn biểu cảm.


    Câu 2 - Trang 74 SGK

    Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm ở hai bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

    Trả lời

    Nội dung biểu cảm của bài thơ không được thể hiện một cách trực tiếp mà ẩn kín vào bên trong câu chữ. Qua nội dung biểu ý của bài thơ ta có thể cảm nhận nội dung biểu cảm sau:

    - Bài “Nam quốc sơn hà”:

    Bài Sông núi nước Nam ở đây tác giả đã sử dụng yếu tố biểu cảm trong đó để làm nổi bật lên tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự lực dũng cảm về một nền độc lập cho dân tộc.
    Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước.
    Lòng căm thù giặc sâu sắc, những ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm.
    Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn đối với một dân tộc.
    - Bài “Phò giá về kinh”:

    Thể hiện tình cảm trung quân ái quốc, tình cảm về một người anh hùng một lòng trung với dân với nước.
    Cảm hứng tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công của dân tộc.
    Niềm tin và những lo lắng cho tương lai của vận mệnh dân tộc.

    Câu 3 - Trang 74 SGK

    Kể tên một số bài văn biểu cảm (trữ tình) hay mà em biết

    Trả lời

    Một số bài văn biểu cảm (trữ tình) hay mà em biết:

    “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” của Xi-át-tơn, “Lòng yêu nước” của I-li-a Ê-ren-bua. “Mẹ tôi” của A-mi-xi, những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người, Cổng trường mở ra, Viếng lăng Bác, Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài), Cây tre Việt Nam (Thép Mới), Cô Tô (Nguyễn Tuân), Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương),…


    Câu 4 - Trang 74 SGK

    Sưu tầm và chép ra giấy một số đoạn văn xuôi biểu cảm.

    Trả lời

    Các em có thể tham khảo một số đoạn văn xuôi biểu cảm sau đây:

    CÂY TRE

    Cành lá tre này cũng như cành lá tre khác, không có gì đặc biệt, tôi không bao giờ nhìn ngắm một cành tre mà không thấy nổi lên lòng những ý nghĩ và những-cảm giác lúc nào cũng giông nhau.

    Khi thấy các lá tre gió thổi vút một chiều, tôi cảm thấy một vang âm thầm và kín đáo trong tâm hồn. Hình như một cảm giác gì thanh và lạnh lẽo, một cái gì vừa cứng cỏi lại vừa chua xót, vừa tha thiết lại thanh đạm, như tâm hồn một nhà ẩn dật thời xưa, chán những điều thế đem giấu cái tài nâng không được ai biết trong rừng núi... Vài lá tre nhọn vắt qua trăng sáng trông thật giống một bức tranh phóng bút của Tàu.

    (Thạch Lam)

    GIÃ TỪ TUỔI NHỎ

    Trái sáp đậu thì hoa phải tàn, nếu hạt thóc không chết đi thì cây cũng không sống, em cũng biết rằng ta muốn ôm em lại mãi, nhưng có như thế được đâu. Thế là em đi, còn ta thui thủi về một mình, con đường mộng đã thành con đường đời, ta bước từng bước đau thương, vì lòng ta và cả em. Ta không muốn quay đầu lại nhìn; em đi rồi ta phải thành một người lớn, phải siêng nâng chứ, nào là công việc, nào là cuộc đời, nào là cái đời,...

    Còn em, tuổi nhỏ ơi! Ta không cầm thì em cũng không ở; em đi chầm chậm, lưng quay lại cho ta. Em mang theo mặt đẹp của em, hai má trai tơ, đậm, như mặt trời sắp , trán em tinh khiết, chưa hề oán hận, lòng thơ ngây, chỉ thích đùa cười. Từ bấy đến nay, em vào trong thời gian, đường mờ mịt không em?

    Thôi, đường của em chỉ là khói sương thôi, chẳng bao lâu em sẽ lẫn với chân trời, anh chỉ nhìn đằng xa, tưởng em là mộng. Anh không dám giơ tay đón bắt sao được, mà dám bắt em sao? Em sẽ không đến với một khuôn mặt tạc trong thịt đời, khắc khổ, gập ghềnh, chín khô như một trái mùa hạ.

    ( Xuân Diệu - Ngày nay)

    NGÔI TRƯỜNG CŨ

    Tôi rảo bước đến trước trường và tần ngần đưa mắt nhìn vào. Tuy đã bao năm trời xa cách, ngôi trường vẫn không khác mấy khi xưa: vẫn mái rong rêu, vẫn bốn bức tường chớn chở, mấy chậu ti-gôn đã bắt đầu khoe mấy khóm cỗi cũng đang độ khai hoa. Cây điệp trước sân đã báo mùa thi với nghìn cánh hoa hồng tả tơi trên vệ cỏ. Một niềm cảm xúc xâm chiếm tâm hồn tôi. Mỗi cảnh vật đều khêu gợi ở tôi những bóng xưa, tăm tiếng cũ. Tôi thấy như sống lại trong khoảnh khắc quãng đời ấy, mà ngôi trường yêu mến kia đã phong kín của tôi bao nhiêu kỉ niệm buồn, vui. Tôi nhớ lại tất cả. Cái gì tôi cũng nhớ và cái gì cũng gieo vào 1 tôi một niềm lưu luyến cách vời.

    (Thẩm Thệ Hà)


    KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

    - Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

    - Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình; bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút,...

    - Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thẩm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường độc ác,...)

    - Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

    1. Nhu cầu biểu cảm của con người

    Đọc những câu ca dao trong SGK và trả lời câu hỏi:

    - Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc:

    Câu 1: Bài ca dao bộc lộ sự thương xót, đồng cảm với số phận của những người thấp cổ bé họng, không có tiếng nói trong xã hội xưa.
    Câu 2: Bài ca dao bộc lộ niềm tình yêu, niềm tự hào và ca ngợi bức tranh thiên nhiên rộng lớn, trù phụ và đẹp đẽ.
    - Con người cần sử dụng văn biểu cảm khi muốn bộc lộ tình cảm, cam xúc của bản thân.

    - Trong thư từ gửi cho người thân hay bạn bè, chúng ta thường sử bộc lộ tình cảm (nhớ nhung, yêu mến…)


    2. Đặc điểm của văn biểu cảm

    a.

    - Hai đoạn văn trên biểu đạt:

    Đoạn văn thứ 1: Bộc lộ sự tiếc nuối và nhớ nhung của người viết khi người bạn thân đã chuyển sang nơi khác sống.
    Đoạn văn thứ 2: Bộc lộ tình yêu, sự gắn bó thiết tha của người viết dành cho quê hương, đất nước.
    - Nội dung ấy khác với văn bản miêu tả và tự sự: tình cảm, cảm xúc là nội dung chủ đạo được thể hiện. Còn văn tự sự là kể về nhân vật, sự kiện hay văn miêu tả thì tập trung tả về đặc điểm tính chất của sự vật, sự việc.

    b.

    - Ý kiến: tán thành

    - Tình cảm trong văn biểu cảm phải là những tình cảm chân thành, xuất phát từ bản thân người viết.

    c. Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc:

    - Đoạn thứ nhất: bộc lộ trực tiếp qua ngôn ngữ, giọng điệu.

    - Đoạn thứ hai: bộc lộ gián tiếp thông qua việc miêu tả tiếng hát của cô gái trong đoạn văn.

    => Tổng kết:

    - Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

    - Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình,tùy bút…

    - Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.

    - Ngoài cách biểu cảm trực tiếp qua tiếng kêu, lời than… văn biểu cảm còn sử dụng các bộ lộ gián tiếp thông qua biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.


    II. Luyện tập

    Câu 1. So sánh hai đoạn văn trong SGK và cho biết đoạn văn nào là văn biểu cảm. Vì sao? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.

    - Cả hai đoạn đều có nội dung: nói về hoa hải đường.

    - Nhưng có sự khác nhau:

    Đoạn a: Chủ yếu chỉ nói về đặc điểm của hoa hải đường.
    => Không phải đoạn văn biểu cảm

    Đoạn b: Qua việc miêu tả hoa hải đường nói lên tình cảm yêu mến và say đắm của người viết dành cho loài hoa này.
    => Đoạn văn biểu cảm


    Câu 2. Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

    - Sông núi nước Nam: Tình yêu đất nước cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc.

    - Phò giá về kinh: Lòng tự hào về chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước trong buổi thái bình.


    Câu 3. Kể tên một số bài văn biểu cảm (trữ tình) hay mà em biết.

    Một số bài văn biểu cảm (trữ tình) mà em biết: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Bầm ơi (Tố Hữu), Chùm các bài ca dao đã học: Những câu hát than thân, Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước con người, Những câu hát về tình cảm gia đình.


    Câu 4. Sưu tầm và chép ra giấy một số đoạn văn xuôi biểu cảm.

    - Học sinh tự sưu tầm.

    - Một số đề văn như:

    Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu
    Cảm nghĩ về cuốn sách em yêu thích
    Cảm nghĩ khi về một loài cây em yêu thích
    Cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền quê em...


    Gợi ý:

    - Đoạn văn: Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu.

    “Đã biết bao bài thơ, bài văn nói về mẹ, nói về những tình cảm thân thiết nhất của mẹ dành cho con. Ôi! Mẹ kính yêu của con. Không có một nhà văn nào, lời bài hát nào có thể sánh được tình cảm của mẹ. Nếu có một ông Tiên hiện ra và ban cho con một điều ước, con sẽ ước rằng: "Mẹ sẽ sống mãi mãi trên cõi đời này, luôn đi với con và sát cánh mãi mãi bên con". Giá như điều đó trở thành sự thật, dù có phải chờ đợi thật lâu thì con vẫn hy vọng mong ước đổ sẽ trở thành sự thật.

    Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.

    Con không biết hết được những câu thơ, bài hát nói về mẹ, nhưng con vẫn hiểu rằng, mẹ là tất cả. Tình mẹ được so sánh với Biển Thái Bình, nhưng trong tâm trí mỗi người, mẹ còn hơn cả biển Thái Bình rộng lớn, bao la, ngút ngàn ấy. Con yêu mẹ nhiều lắm, nhiều hơn cả chân trời vô tận không biết đâu là bến bờ. Và tình cảm của con sẽ không bao giờ thay đổi, mãi mãi và mãi mãi.


    Mẹ tần tảo nuôi con từng ngày từng giờ. Nhớ dáng hôm nào mẹ lặng lẽ đưa theo con ra chợ bán rau, rồi đến tối mịt mới đưa con về nhà. Hay cả những lần mẹ chơi với con vui vẻ, sung sướng biết nhường nào, giờ đây chỉ còn là ký ức. Khi con đã lớn khôn, con đã hiểu được trong niềm vui sướng ấy, mẹ có biết bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả hằn trên vầng trán cao cao. Và mẹ đã kìm nén nước mắt để cho con được nở nụ cười ngây thơ, tinh nghịch như bao đứa trẻ khác. Mẹ đã che chở cho con đến khi trưởng thành, nuôi con lớn khôn để mong một ngày, con sẽ có ích cho xã hội. Mẹ ơi! Ngày đó không còn xa nữa đâu! Con hứa sẽ không phụ công sinh dưỡng của mẹ.


    Con biết mẹ tưởng rằng con đã quên ký ức xa xưa vì con còn bé, nhưng con không hề quên. Người dạy con nói: tiếng đầu tiên là mẹ, người dắt con chập chững bước những bước đi đầu tiên cũng là mẹ. Mẹ sưởi ấm cho con khi gió mùa đông bắc tràn về, quạt mát cho con khi mùa hè nóng nực tràn đến, con đều khắc ghi từng kỷ niệm trong lòng. Lời ru của mẹ êm đềm như dòng suối chảy, thướt tha như gió mùa thu, đưa con đi đến những miền cổ tích xa xưa. Ngay cả đến khi con lớn, mẹ vẫn luôn sát cánh bên con; cùng con đi trên những chặng đường học gian nan. Mẹ là ánh nắng mặt trời lấp lánh rọi sáng cho con trên con đường đầy khoảng trống phía trước, sưởi ấm cho con qua con đường khó khăn ấy.


    Con hiểu mỗi bước đi của con đểu khắc ghi những tình cảm thiết tha, êm đềm của mẹ.”

    - Đoạn văn: Cảm nghĩ về cuốn sách mà em yêu thích.

    “Ai mà chẳng có một tuổi thơ thật đẹp đẽ.. Tuổi thơ của tôi cũng vậy, tràn ngập tiếng cười, niềm vui, tràn ngập những yêu thương, lo lắng. Ở những nơi mà tôi từng sinh sống, có biết bao nhiêu kỷ niệm, nào là những trưa nắng, không đi ngủ trưa mà trốn đi chơi, những buổi chơi ô ăn quan hay nhảy lò cò…


    Đó là một tuổi thơ chưa từng biết nghĩ đến sự cô đơn là gì, chưa lo lắng đến việc mình làm lụng để mưu sinh. Nhưng đến khi lớn lên, con người ta luôn bận rộn, luôn suy nghĩ nhiều thứ. Khi ta còn thơ bé, ta sẽ sẵn sàng làm những gì mình muốn, nhưng khi lớn lên, ta chỉ muốn làm những gì mà người khác mong muốn. Vì vậy, giữa trẻ con và người lớn luôn có nhiều điểm rất khác biệt. Tôi biết về tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã lâu, nhưng đến bây giờ, tôi mới có dịp được đọc những cuốn sách của ông. Một trong những cuốn sách mà tôi vô cùng ấn tượng đó là cuốn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”.


    Cuốn sách này đã được tặng giải thưởng văn học ASEAN 2010. Cuốn sách có bìa màu vàng, in hình một cậu bé, tờ bìa phía sau, tác giả đã nói rằng: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Nguyễn Nhật Ánh viết quyển sách để nói về tuổi thơ của 4 nhân vật là thằng Cu Mùi, thằng Hải Cò, con Tí Sún và con Tũn gồm tất cả 12 chương.


    Tôi vô cùng ấn tượng với chương 1 “Tóm lại đã hết một ngày” và chương 2 “Bố mẹ tuyệt vời”, bởi nó khiến cho tôi càng thêm biết ơn bố mẹ của mình. Với chương 1, tôi cảm nhận được tình yêu thương, lo lắng của mẹ dành cho tác giả lúc còn nhỏ. Mà mối quan tâm chủ yếu là về sức khỏe, đối với trẻ con thì chẳng hề để ý đến sức khỏe của mình cho mấy, nhưng đến khi càng lớn tuổi, mối quan tâm về sức khỏe càng tỏ ra vô cùng đúng đắn, quan trọng.


    Khi đọc quyển sách, rất nhiều kí ức ùa về trong đầu óc tôi. Tôi nhớ lại về những ngày mình 7, 8 tuổi, tôi chẳng nghĩ gì nhiều về mặt tình cảm. Nhưng càng lớn, chỉ số tăng trưởng về mặt tình cảm càng tăng lên. Chẳng hạn, tình cảm của mình đối với gia đình. Trong chương 2, tác giả kể về những trò chơi mà ông và các người bạn nhỏ trong xóm cùng nhau chơi. Nó mang lại rất nhiều tiếng cười với tôi, và chắc hẳn, nếu bạn đọc được chương này, bạn sẽ cảm nhận được giống như tôi.

    Ngoài ra, tôi cũng rất thích chương “Đặt tên cho thế giới”. Cu Mùi cũng Hải Cò, con Tí Sún, con Tủn cùng nhau thay đổi những suy nghĩ của bản thân. Cả bọn cho rằng “cái cánh tay là cái miệng”, nói “đi chợ thay cho đi ngủ”, cũng như “cái cặp biến đổi thành cái giếng”… Cả bọn quyết tâm thay đổi cách gọi, đặt tên lại cho cả thế giới chỉ với mục đích làm cho thế giới trở nên mới mẻ, bớt nhàm tẻ.


    Những câu chuyện như vậy cũng rất mang lại tiếng cười, cho thấy được tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh rất vui, đầy lý thú. Ở cuối chương 12, tác giả có viết “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn..”. Đúng vậy, tuổi thơ cho ta rất nhiều kỉ niệm, khi nhỏ, ta thường ước mong được làm người lớn để tự do làm điều mình thích mà không phải xin phép ba mẹ.


    Đến khi lớn, ta mới biết rằng, cuộc sống của một người lớn lại còn tẻ nhạt gấp nhiều lần cuộc sống trẻ con, nó khiến ta khát khao nói lên một điều rằng: “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ…”

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
    1. Văn biểu cảm là loại văn bản mà trong đó tác giả (người viết) sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm chủ quan của mình nhằm khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc
    Phương tiện ngôn ngữ dùng để biểu đạt trong văn biểu cảm bao gồm: từ ngữ, hình thức câu văn, vần điệu, cách ngắt nhịp, biện pháp tu từ
    Các hình ảnh dùng để biểu đạt trong văn biểu cảm được lấy từ thực tế như: phong cảnh, con người, sự vật...
    2. Có hai phương thức biểu cảm:
    - Biểu cảm trực tiếp là phương thức trữ tình bộc lộ những cảm xúc của người viết bằng những từ ngữ trong quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp gợi ra tình cảm ấy bằng những lời hỏi, lời than.
    - Biểu cảm gián tiếp là cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc thông qua việc miêu tả một phong cảnh, kể một câu chuyện gợi ra một suy nghĩ, liên tưởng nào đó mà không gọi thẳng cảm xúc ấy ra.


    II. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

    1. Nhu cầu biểu cảm của con người

    Ví dụ1.

    => Nỗi đau của chim quốc không được ai đoái hoài => Tiếng kêu nao lòng, vô vọng của người nông dân.

    Ví dụ 2.

    => Niềm hạnh phúc của người con gái được đứng giữa cảnh đẹp.

    Kết luận:

    Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
    Văn biểu cảm gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút….


    2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

    (Đọc hai đoạn văn trang 72 - sgk)

    Nội dung của hai đoạn văn:

    Đoạn 1: Niềm thương nhớ của người Viết qua những kỉ niệm.
    Đoạn 2: Sự liên tưởng và sự xúc động của nhà văn Nguyên Ngọc khi nghe tiếng hát dân ca trong đêm khuya.
    Sự khác nhau giữa nội dung của văn bản tự sự, miêu tả và biểu cảm:

    Tự sự: kể một câu chuyện hoàn chỉnh
    Miêu tả: chỉ có miêu tả
    Biểu cảm: không kể hoàn chỉnh câu chuyện nhưng có sử dụng miêu tả để so sánh liên tưởng và gợi cảm xúc

    Ghi nhớ: sgk – trang 73


    III. Luyện tập

    Câu 1: So sánh hai đoạn văn sau, đoạn nào là văn biểu cảm? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.

    Trả lời:

    Đoạn b là văn biểu cảm vì đoạn văn tả hoa để bộc lộ cảm xúc. Đoạn a chỉ miêu tả đến đặc điểm cây hoa hải đường dưới góc độ sinh học.

    Đọc đoạn văn b ta cảm được dòng cảm xúc chân thực. Vẻ đẹp của hoa hải đường được tái hiện qua một sự cảm nhận tinh tế, in đậm dấu ấn cảm xúc của tác giả => sự hoà trộn đến thuần thục giữa miêu tả và biểu cảm để đem lại một bức tranh về cảm xúc trước vẻ đẹp của hoa.


    Câu 2: Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

    Trả lời:

    Bài sông núi nước Nam có nội dung tự hào khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của đất nước. Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc trước mọi kẻ thù xâm lược.

    Bài phò giá về kinh thể hiện hào khí chiến thắng của quân và dân ta, đồng thời thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.


    Câu 3: Kể tên một số bài văn biểu cảm (trữ tình) hay mà em biết.

    Trả lời:

    Văn bản biểu cảm là một thể loại rất phổ biến mà ta vẫn thường gặp hàng ngày: Những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người, Cổng trường mở ra, Viếng lăng Bác, cuộc chia tay của những con búp bê….


    Câu 4: Sưu tầm và chép ra giấy một số đoạn văn xuôi biểu cảm

    Trả lời:

    a) “Đối với đồng bào tôi, mỗi tất đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mong trong đó kí ức của người da đỏ”.

    (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi –át – tơn)

    b) “…Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đến đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng lựu như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền…”

    (Cốm –Thạch Lam)

    c) "... Hồi bé, đã bao lần tôi thả hồn tưởng tượng về những làng quê trong truyện đọc, nhưng chưa từng gặp một ngôi làng như nơi mình đang sống. Mười bảy tuổi, lên tàu Thông Nhất vào Nam, đến với miệt vườn sông nước ; và sau này đi thực tế viết văn, làm báo, có dịp đến nhiều nơi nhưng tôi vẫn không thấy ở đâu giống ngôi làng thân thiết ấy! ...
    Làng tôi chẳng giống một làng nào bởi nó được ấp iu riêng trong kỉ niệm. Làng gần gũi, thiêng liêng và gợi nhớ như nỗi nôn nao mỗi mùa thu nghe tiếng trống tựu trường, như cái giỏ tre thũng thẵng bên hông bà ngoại trên đồng, như hương vị miếng trầu bà nội bỏm bẻm chiều nào bên chiếc chõng.
    Thì ra, thời gian có thể làm phôi phai nhiều thứ, những kỉ niệm ấu thơ chẳng bao giờ phai nhạt. Phải chăng vì thế mà người ta có thể có những quê hương thứ hai nhưng cũng chỉ có một quê hương thứ nhất".
    (Nguyễn Trọng Hoàn, Quê hương thời thơ ấu,
    báo Giáo dục và thời đại, tháng 8 -1985)
    d) "... Chợt nhớ thuở nào

    Bữa em di hoa sứ nở tím cảnh.

    Trời đầu tháng nắng hanh vầng ngõ phố'.

    Cờ phấp phới, ngọn gió hồng như lửa.

    Áo trăm màu đưa tiễn dưới me xanh...
    Ngọn gió tháng Tư,

    ngọn gió của đất trời chiều nay sao mát lành đến lạ ! Mới đó mà đã hai mươi tám năm ; hai mươi tám mùa nắng gió, hai mươi tám mùa phượng rực hồng...
    Giọt nắng và ngọn gió của ngày nào còn vương vân đâu đây. Ta về thăm má trong một chiều gió lộng, đầy ắp nắng vàng, đầy ắp những kỉ niệm khó quên !
    Ta về cùng tháng Tư lịch sử, về cùng ngọn gió mát lành của hai mươi tám mùa thắm yêu thương.
    Ta làm sao quên được "ngọn gió của năm tháng hào hùng lộng thổi mãi với lòng người, và với thời gian".
    (Lê Đức Đồng, nắng Tư và gió,

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
    Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút…
    Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm tốt đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn nhq yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác…
    Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: (Trang 73 - SGK Ngữ văn 7) So sánh hai đoạn văn sau, đoạn nào là văn biểu cảm? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.a. Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ một đến ba đoá ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh.

    (Theo Từ điển bách khoa nông nghiệp)

    b. Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đoá ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thich cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực ở nước ta hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khoẻ, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên thăm đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Lĩnh.

    (Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoa trái quanh tôi)

    Bài làm:
    Đoạn 1 không phải là văn biểu cảm, chỉ miêu tả về đặc điểm cây hoa hải đường dưới góc độ sinh học.
    Đoạn 2 có giá trị biểu cảm vì:
    Nhà văn bộc lộ sự yêu thích của mình đối với hoa hải đường “từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường”, “Tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm”.
    Tác giả miêu tả nét đẹp của hoa để gợi tình cảm yêu hoa ở bạn đọc về loài hoa hải đường.
    sử dụng yếu tố tự sự kể lại về thời gian khi ngắm nhìn cây hoa hải đường vừa nêu cảm xúc khi nhìn thấy nó và tình cảm của tác giả đối với câu này như thế nào yêu mến, khi rời xa thì tiếc nuối...


    Câu 2: (Trang 74 - SGK Ngữ văn 7) Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.
    Bài làm:
    Nội dung biểu cảm của bài thơ không được thể hiện một cách trực tiếp mà ẩn kín vào bên trong câu chữ. Qua nội dung biểu ý của bài thơ ta có thể cảm nhận nội dung biểu cảm sau:
    Bài “Nam quốc sơn hà”:
    Bài Sông núi nước Nam ở đây tác giả đã sử dụng yếu tố biểu cảm trong đó để làm nổi bật lên tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự lực dũng cảm về một nền độc lập cho dân tộc.
    Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước.
    Lòng căm thù giặc sâu sắc, những ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm.
    Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn đối với một dân tộc.
    Bài “Phò giá về kinh”:
    Thể hiện tình cảm trung quân ái quốc, tình cảm về một người anh hùng một lòng trung với dân với nước.
    Cảm hứng tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công của dân tộc.
    Niềm tin và những lo lắng cho tương lai của vận mệnh dân tộc.


    Câu 3: (Trang 74 - SGK Ngữ văn 7) Kể tên một số bài văn biểu cảm (trữ tình) hay mà em biết.
    Bài làm:
    Có rất nhiều tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 7 là những tác phẩm trữ tình như thơ ca, văn xuôi, truyện ngắn. Một số tác phẩm có thể kể đến như: Những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người, Cổng trường mở ra, Viếng lăng Bác, …


    Câu 4: (Trang 74 - SGK Ngữ văn 7) Sưu tầm và chép ra giấy một số đoạn văn xuôi biểu cảm
    Bài làm:
    Một số đoạn văn tiêu biểu
    Viếng lăng Bác – Viễn Phương
    Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này... Sông núi nước Nam – Lí Thường Kiệt

    Sông núi nước Nam vua Nam ở

    Rành rành định phận tại sách trời

    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?

    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!

    Lòng yêu nước – Ê-ren-bua“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”… “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |