Top 6 Bài soạn "Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh" lớp 8 hay nhất

Bình An 972 0 Báo lỗi

Danh lam thắng cảnh luôn là thứ khiến con người ta không khỏi say mê ngắm nhìn và thưởng ngoạn. Đối với những ai có tâm hồn tự do và khoáng đạt thì những danh ... xem thêm...

  1. I. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

    Câu 1. Bài viết cung cấp cho người đọc:

    + Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)

    + Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.

    + Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn

    + Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.


    Câu 2. Muốn viết bài về danh lam thắng cảnh cần:

    + Sự quan sát và trải nghiệm thực tiễn

    + Tìm hiểu kiến thức thông qua sách vở, lịch sử, tích truyện dân gian, truyền thống văn hóa của vùng đất được thuyết minh.

    → Kết hợp hai nguồn kiến thức trên để bài viết sinh động, chân thực, có chiều sâu.


    Câu 3. Muốn có kiến thức về danh lam thắng cảnh:

    - Đến trực tiếp tham quan, tìm hiểu, nghe hướng dẫn viên thuyết minh, tự quan sát, ghi chép tỉ mỉ

    - Tìm đọc tài liệu liên quan tới danh lam thắng cảnh đó.

    - Khảo sát, tìm hiểu thông tin từ những người sống lâu năm ở gần danh lam thắng cảnh đó.


    Câu 4. Bố cục của bài viết về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn không bố cục thành ba phần thông thường mà:

    + Giới thiệu về đền hồ, đền và kết thúc bằng sự liên hệ những danh lam khác.

    + Phần giới thiệu đền Ngọc Sơn trình bày không theo trình tự nhất định: Tháp Rùa → đền → các công trình địa danh bên ngoài khác.


    Câu 5. Phương pháp thuyết minh ở đây: phân tích, liệt kê.


    II. Luyện tập

    Bài 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Bố cục bài giới thiệu hồ Hoàn Kiếm:

    - Mở bài: Giới thiệu chung về hai thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

    - Thân bài:

    + Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm

    + Giới thiệu đền Ngọc Sơn

    - Kết bài: Giới thiệu về các danh lam thắng cảnh xung quanh hồ.


    Bài 2 (trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    - Có thể sắp xếp lại trình tự giới thiệu về bài viết như sau:

    + Giới thiệu chung về hai thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn

    + Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm:

    + Diện tích của hồ

    + Đặc điểm màu nước của hồ

    + Lịch sử của hồ

    + Cảnh vật xung quanh hồ

    - Giới thiệu đền Ngọc Sơn:

    + Vị trí của đền Ngọc Sơn

    + Lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn

    + Quang cảnh của đền

    - Giới thiệu về Tháp Rùa:

    + Vị trí Tháp Rùa

    + Lịch sử hình thành Tháp Rùa

    + Quang cảnh đặc sắc xung quanh Tháp Rùa


    Câu Bài 3 (trang 35 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

    Khi viết lại bố cục bài này, chọn các chi tiết tiêu biểu làm nổi bật giá trị lịch sử văn hóa của di tích, thắng cảnh:

    - Chi tiết về lịch sử hình thành hồ:

    + Là một đoạn cũ của dòng sông Hồng, hồ có đến vài nghìn tuổi.

    + Trước đó có tên là hồ Lục Thủy

    + Thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm, gắn với sự tích trả gươm thần.

    + Cuối cùng gọi tên hồ là Thủy Quân

    - Chi tiết về lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn

    + Từng là Điếu Đài- nơi vua tới câu cá

    + Thời chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc làm nơi hóng gió.

    + Đền có ba nếp

    - Chi tiết về lịch sử hình thành Tháp Rùa:

    + Từ thờ Phật chuyển thành nơi thờ thánh Văn Xương và Đức Thánh Trần

    + Nguyễn Siêu sửa sang lại và tạc lên thân tháp chữ Tả Thanh Thiên

    - Cảnh hiện nay:

    + Bờ Hồ là nơi dạo chơi, hội họp, lễ Tết hằng năm.


    Bài 4 (trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    - Câu thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội được đưa vào phần đầu tiên của đoạn văn giới thiệu Hồ Gươm.

    - Cũng có thể đặt câu thơ nước ngoài đó ở cuối đoạn giới thiệu về Hồ Gươm trước khi chuyển sang đoạn giới thiệu về đền Ngọc Sơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Phần I: GIỚI THIỆU VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH

    Đọc bài giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn (trang 33, 34 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi:

    Câu 1 (trang 34 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    Bài giới thiệu đã giúp em hiểu biết những gì về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn?

    Trả lời:

    Bài viết giúp ta hiểu thêm về lịch sử, cấu trúc và một vài nét về cảnh vật của hồ Hoàn Kếm và đền Ngọc Sơn.


    Câu 2 (trang 34 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần có những kiến thức gì?

    Trả lời:

    Cần phải có những hiểu biết về văn hoá, lịch sử, địa lí,…


    Câu 3 (trang 34 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    Làm thế nào để có những kiến thức về một danh lam thắng cảnh?

    Trả lời:

    Phải đọc sách, tra cứu, hỏi han,…


    Câu 4 (trang 34 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    Bài viết được sắp xếp theo bố cục, thứ tự nào? Theo em, bài này có thiếu sót gì về bố cục?

    Trả lời:

    - Bài viết được sắp xếp theo thứ tự:

    + Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm.

    + Giới thiệu đền Ngọc Sơn.

    - Xét về bố cục, bài này thiếu phần mở bài.


    Câu 5 (trang 34 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    Phương pháp thuyết minh ở đây là gì?

    Trả lời:

    Phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng ở đây là phương pháp miêu tả và giải thích.


    Phần II: LUYỆN TẬP

    Câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    Lập lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đến Ngọc Sơn một cách hợp lí.

    Trả lời:

    Có thể lập lại bố cục của bài thuyết minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn như sau:

    Mở bài : Giới thiệu chung về thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

    Thân bài : Đoạn 1 : giới thiệu hồ Hoàn Kiếm

    Đoạn 2 : giới thiệu đền Ngọc Sơn

    Kết bài : Nói chung về khu vực Bờ Hồ


    Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đến Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như thế nào? Hãy ghi ra giấy.

    Trả lời:

    Muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như sau :

    - Giới thiệu các phố, các công trình ven bờ hồ (Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ. Các công trình ven bờ hồ có thể kể Plaza Tràng Tiền, Bưu điện, Uỷ ban Nhân dân thành phố, đền Bà Kiệu, tượng đài quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, Nhà hát múa rối, Nhà hàng Thuỷ tạ…).

    - Giới thiệu các công trình kiến trúc xưa : Đài Nghiên, tháp Bút, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn…


    Câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    Nếu viết lại bài này theo bố cục ba phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh?

    Trả lời:

    Nếu viết lại bài này theo bố cục ba phần, có thể chọn những chi tiết sau:

    - Chi tiết thể hiện giá trị lịch sử: từ tên gọi cũ (Lục Thuỷ) đến tên gọi hiện nay (theo sự tích Lê Lợi trả gươm).

    - Chi tiết thể hiện giá trị văn hoá: các truyền thuyết đời Lê Thánh Tông, đời Vĩnh Hựu kể về Điếu Đài, về cung Khánh Thuỵ, về chùa Ngọc Sơn (sau là đền Ngọc Sơn). Tiếp đó có thể chọn các chi tiết về việc xây Tháp Bút, dựng Đài Nghiên…


    Câu 4 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình?

    Trả lời:

    Câu của nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội” có thể sử dụng ở nhiều vị trí: trong phần mở bài, giới thiệu chung và hồ Gươm và đền Ngọc Sơn hay ở phần thân bài, ngay đầu đoạn 1 khi giới thiệu về hồ Gươm. Nhưng lại cũng có thể dùng để kết đoạn 1, trước khi chuyển sang đoạn 2, giới thiệu về đền Ngọc Sơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh.

    Đọc văn bản "Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn" trả lời các câu hỏi sau:
    Bài giới thiệu đã giúp em hiểu biết những gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
    Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần có những kiến thức gì?
    Làm thế nào để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh?
    Bài viết được sắp xếp theo bố cục, trình tự nào? Theo em, bài này có thiếu xót gì về bố cục?
    Phương pháp thuyết minh ở đây là gì?
    Trả lời:
    Hiểu biết về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn: Bài viết giúp ta hiểu thêm về lịch sử, cấu trúc và một vài nét về cảnh vật của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
    Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần phải có những hiểu biết về văn hoá, lịch sử, địa lí,…
    Để có những kiến thức về một danh lam thắng cảnh phải đọc sách, tra cứu, hỏi han, …
    Bài viết được sắp xếp theo thứ tự: Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm, giới thiệu đền Ngọc Sơn, nói chung về khu vực Bờ Hồ. Xét về bố cục, bài này thiếu phần mở bài.

    Phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng ở đây là phương pháp miêu tả và giải thích.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: Trang 35 sgk ngữ văn 8 tập 2

    Lập lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lí.

    Bài làm:
    Dàn ý bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn như sau:
    Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh (Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn)
    Thân bài:
    Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm (miêu tả hình dáng, cấu trúc, ý nghĩa và trò)
    Giới thiệu về đền Ngọc Sơn (miêu tả hình dáng, cấu trúc, ý nghĩa vai trò)
    Giới thiệu chung về khu vực bờ Hồ.
    Kết bài: Cảm nghĩ bản thân về các công trình trên.


    Câu 2: Trang 35 sgk ngữ văn 8 tập 2
    Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp theo thứ tự giới thiệu như thế nào?
    Bài làm:
    Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp theo thứ tự giới thiệu như sau:
    Giới thiệu theo trình tự nhìn từ các con phố xung quanh, đến bờ Hồ rồi đến toàn cảnh trong hồ, cuối cùng là đền Ngọc Sơn.
    Hoặc có thể giới thiệu luôn từ phía bờ Hồ với các hàng quán như: quán kem Thủy Tạ, đến toàn cảnh Hồ cuối cùng là đến đền Ngọc Sơn.


    Câu 3: Trang 35 sgk ngữ văn 8 tập 2
    Hãy viết lại bài này theo bố cục ba phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh?
    Bài làm:
    Những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh:
    Truyền thuyết về câu chuyện trả gươm của Lê Lợi
    Truyền thuyết về sự ra đời của đền Ngọc Sơn
    Miêu tả những cảnh quan, sự vật tiêu biểu như: tháp bút, rùa vàng.
    Ý nghĩa và vai trò của Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn trong cuộc sống.
    Vấn đề bảo tồn.


    Câu 4: Trang 35 sgk ngữ văn 8 tập 2

    Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là "chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội". Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình?
    Bài làm:
    Câu nói trên có thể sử dụng ở các vị trí sau trong bài:
    Vị trí mở bài: giới thiệu chung về Hồ Gươm
    Vị trí thân bài: phần nói về vai trò và ý nghĩa của Hồ Gươm

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Câu 1. Để viết được bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, điều quan trọng nhất là gì ?

    Trả lời:

    Để làm tốt bài văn thuyết minh về một danh lam, thắng cảnh điều quan trọng nhất là phải biết và có kiến thức về danh lam thắng cảnh ấy. Tốt nhất là đến xem, quan sát tận nơi, ngoài ra còn cần phải tham khảo các tài liệu viết về nơi ấy (qua sách báo, in-tơ-nét,...) để biết lịch sử hình thành của nó như thế nào. Như thế người làm văn phải có chuẩn bị.


    Câu 2. Bài tập 1, trang 35, SGK.

    Trả lời:

    Tài liệu về hồ Hoàn Kiếm rất nhiều, cách giới thiệu khác nhau, khi thuyết minh phải biết chọn các nội dung tiêu biểu, về lịch sử, đó là bốn giai đoạn hình thành thắng cảnh. Trước Lê Lợi chỉ có hồ Lục Thuỷ. Với sự tích trả gươm có hồ Hoàn Kiếm. Đầu thế kỉ XIX có đền Ngọc Sơn, cuối thế kỉ XIX có Tháp Rùa. về không gian, Hồ Gươm nằm ở trung tâm Hà Nội, nơi tụ họp của người dân Thủ đô trong các dịp lễ hội.

    Tham khảo bài sau đây để có thể viết một bài thuyết minh sinh động, gợi cảm mà vẫn không thiếu tri thức khách quan, chính xác, bởi vì hồ Hoàn Kiếm còn là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.


    HỒ HOÀN KIẾM

    Đẹp như một lẵng hoa giữa lòng thành phố, hồ Hoàn Kiếm được bao quanh bởi các đường phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay dài khoảng 1800 m. Mặt nước là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh.


    Nước hồ xanh ngắt quanh năm nên xưa hồ có tên là hồ Lục Thuỷ. Truyền thuyết kể rằng : Khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn có tìm được lưỡi kiếm báu. Kiếm theo ông suốt 10 năm dài chống quân Minh xâm lược (thê kỉ XV). Sau khi giành lại được thành Thăng Long, vua Lê có một buổi dạo thuyền chơi trên hồ, gặp rùa vàng nổi lên mặt nước. Vua rút kiếm chỉ cho quân sĩ thấy, thì con rùa đã nhảy lên đớp lấy thanh kiếm rồi lặn mất tăm. Vua cho là điềm lành, đất nước có giặc; rùa thần cho mượn kiếm, nay đã thanh bình nên lay lại. Bởi vậy đặt tên là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gọi tắt là Hồ Gươm.


    Rùa là một trong bốn vật linh (Long, Li, Quy, Phượng) trong tâm thức văn hoá dân gian. Giống rùa quý này vẫn còn sinh sống trong lòng hồ, hằng năm có đôi lần nhô lên mặt nước, thật hạnh phúc cho du khách nào nhìn thấy rùa nổi lên mặt hồ. Trong mặt hồ có hai đảo nổi. Đảo lớn là đảo Ngọc ở phía bắc hồ, gần bờ đông, có cây cầu Thê Húc sắc đỏ uốn cong nối ra đảo. Đảo Rùa nhỏ hơn, trên có ngọn tháp cổ ở phía nam hồ, giữa bôn bề long lanh bóng nước.


    Hồ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn mùa. Mùa xuân đậm đà lễ hội truyền thống và rực rỡ sắc hoa đào. Mùa hạ ùa ra từng cơn gió lồng lộng, quạt đi cái oi bức của phố phường râm ran tiếng ve. Mùa thu với màn sương huyền ảo, dáng liễu mơ hồ như thực, như hư đã làm say đắm bao nhà nhiếp ảnh tài hoa. Mùa đông, đi giữa những cơn mưa lá vàng, chân nhẹ bước lên thảm lá vừa rụng, xuýt xoa với cái rét vùng Đông Nam Á và những giọt mưa phùn lất phất bay. Mùa nào tình nấy, Hồ Gươm mãi mãi là dấu ấn vẻ vang thời giữ nước và khát vọng hoà bình của tô tiên ta xưa.

    (Theo Di tích danh thắng Hà Nội và vùng phụ cận)


    Câu 3. Đọc bài Đền Phù Đổng sau và cho nhận xét về cách viết phần Mở bài, Thân bài và Kết bài có những ưu điểm gì.

    ĐỀN PHÙ ĐỔNG

    Đền Phù Đổng thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Từ trung tâm Hà Nội qua cầu Chương Dương theo quốc lộ 1A tới cầu Đuống, vượt cầu sang bên kia sông rồi rẽ phải đi thêm 5 km đến xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Nơi đây có đền Phù Đổng. Phù Đổng là quê hương của Thánh Gióng, vị thánh mới chỉ ba tuổi đã vươn mình lớn dậy, đánh đuổi giặc Ân, bảo vệ quê hương, đất nước. Nhà thơ tài danh ở thế kỉ XIX, Cao Bá Quát đã tóm tắt thần tình sự nghiệp và giá trị của hiện tượng Thánh Gióng qua tứ thơ độc đáo, có tầm khái quát lớn về bản lĩnh của người anh hùng dân tộc:


    Phá tặc đãn hiềm tam tuế vãn

    Đằng vân do hận cửu trùng đê.

    Nghĩa là:

    Đánh giặc lên ba hiềm vẫn muộn

    Lên mây, tầng chín hận chưa cao.


    Đền Phù Đổng được vua Lí Thái Tổ cho lập từ khi dời đô ra Thăng Long (năm 1010) và được trùng tu, sửa chửa nhiều lần. Ngôi đền hiện nay gồm : bái đường, hậu cung, nhà thuỷ đình múa rối nước ở ao trước đền, dựng từ thế kỉ thứ XIX. Trong đền, tượng Thánh Gióng khá lớn ngồi giữa, hai bên là tượng các quan hầu. Giá trị lớn nhât là đôi rồng đá cách điệu đặt ở bậc thềm, đôi sư tử đá tạc vào thế kỉ XIX, cỗ ngai chạm trổ rất đẹp, tấm bia đá khắc năm 1660 và đôi choé sứ.


    Ngoài đền thờ Thánh Gióng, Phù Đổng còn có các di tích đền Hạ - nơi thờ mẹ Thánh Gióng, miếu Ban nơi Gióng chào đời, Cố Viên nơi mẹ Gióng đến hái rau rồi ướm chân mình vào chân người khổng lồ, Giá Ngự và mộ Trần Đô Thống - vị tướng tiên phong trong đoàn quân phá giặc Ân, chùa Kiến Sơ, nơi Lí Công Uẩn được Thánh Gióng chúc mừng bằng bài thơ hiện lên thân cây, khi người đến thăm chùa. Hằng năm, tại đền Gióng, cứ vào ngày 9 tháng 4 âm lịch dân làng Phù Đổng lại mở hội diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân.

    (Theo Di tích danh thắng Hà Nội và vùng phụ cận)

    Trả lời:

    Chú ý, mở bài giới thiệu địa điểm của di tích rất chính xác, cụ thể. Thân bài giới thiệu vị thần được thờ trong đền. Tiếp đến giới thiệu thời điểm đền được xây dựng, hiện vật có trong đền, cuối cùng là di tích xung quanh đền. Kết bài nói về lễ hội. Em hãy ghi lại dàn ý và rút ra bài học khi viết bài văn thuyết minh về một di tích lịch sử. Đặc biệt cần lưu ý, năm 2010 Hội Gióng được Tổ chức Văn hoá, Giáo dục và Khoa học Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.


    Câu 4. Nên trình bày bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh theo thứ tự như thế nào ?

    Trả lời:

    Bởi vì các danh lam thắng cảnh đều có lịch sử lâu đời, cho nên khi làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh cần lưu ý thứ tự thời gian của lịch sử.

    Thắng cảnh, di tích bắt đầu có từ thời nào, trải qua các thời nào. Tiếp theo, chú ý giới thiệu theo thứ tự không gian cho người đọc thấy được vị trí trung tâm và phong cảnh xa gần xung quanh.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. PHẦN I - GIỚI THIỆU MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH

    Câu 1:Trang 34
    Đọc bài giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn và trả lời các câu hỏi.

    1. Bài giới thiệu đã giúp em hiểu biết những gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn?Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần có những kiến thức gì?2. Làm thế nào để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh?3. Bài viết được sắp xếp theo bố cục, thứ tự nào? Theo em, bài này có thiếu sót gì về bố cục?4. Phương pháp thuyết minh ở đây là gì?


    1.Bài viết cung cấp cho người đọc:

    Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)
    Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.
    Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn
    Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.
    Muốn viết bài về danh lam thắng cảnh cần:

    Sự quan sát và trải nghiệm thực tiễn
    Tìm hiểu kiến thức thông qua sách vở, lịch sử, tích truyện dân gian, truyền thống văn hóa của vùng đất được thuyết minh.
    → Kết hợp hai nguồn kiến thức trên để bài viết sinh động, chân thực, có chiều sâu.


    2. Để có những kiến thức về một danh lam thắng cảnh phải đọc sách báo, tài liệu liên quan, thu thập thông tin, xem phim ảnh,..đặc biệt là được tham quan trực tiếp


    3. Bài viết được sắp xếp theo bố cục, thứ tự sau:

    Bài viết được sắp xếp theo thứ tự:Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm.
    Giới thiệu đền Ngọc Sơn.

    Xét về bố cục, bài này thiếu phần mở bài và kết bài


    4. Phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng ở đây là phương pháp miêu tả và giải thích.


    PHẦN II - LUYỆN TẬP

    Câu 1: Trang 35SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2
    Lập lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lí.

    Có thể lập lại bố cục của bài thuyết minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn như sau:

    Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

    Thân bài:

    Đoạn 1: Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm

    Đoạn 2: Giới thiệu đền Ngọc Sơn

    Kết bài: Nói chung về khu vực Bờ Hồ


    Câu 2: Trang 35SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2
    Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp theo thứ tự giới thiệu như thế nào?

    Nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như sau:

    Giới thiệu các phố, các công trình ven bờ hồ (Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ. Các công trình ven bờ hồ có thể kể Plaza Tràng Tiền, Bưu điện, Uỷ ban Nhân dân thành phố, đền Bà Kiệu, tượng đài quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, Nhà hát múa rối, Nhà hàng Thuỷ tạ…).
    Giới thiệu các công trình kiến trúc xưa: Đài Nghiên, tháp Bút, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn…


    Câu 3: Trang 35SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2
    Hãy viết lại bài này theo bố cục ba phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh?

    Chi tiết tiêu biểu:

    Rùa Hồ Gươm.
    Truyền thuyết trả gươm thần.
    Cầu Thê Húc, Tháp Bút.
    Vấn đề giữ gìn cảnh quan và trong sạch Hồ Gươm.


    Câu 4: Trang 35SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2
    Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là "chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội". Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình?

    Câu của nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội” có thể sử dụng ở nhiều vị trí:

    Trong phần mở bài, giới thiệu chung và hồ Gươm và đền Ngọc Sơn
    Thân bài, ngay đầu đoạn 1 khi giới thiệu về hồ Gươm.
    Kết đoạn 1, trước khi chuyển sang đoạn 2, giới thiệu về đền Ngọc Sơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    1. Muốn viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì tốt nhất phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết để có dược kiến thức đáng tin cậy về nơi ấy.

    2. Bài giới thiệu nên có bố cục đủ ba phần. Lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn ; tuy nhiên, bài giới thiệu phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp. Lời văn cần chính xác và có biếu cảm.


    II - HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

    1. Bài viết đã cung cấp cho người đọc về lịch sử hồ Hoàn Kiếm, thoạt đầu là một đoạn sông Hồng. Hồ đã có vài nghìn tuổi và có các tên gọi khác nhau, vì sao lại có tên là hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm.

    Bài viết cũng cung cấp cho ta hiểu lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn, những kiến trúc có liên quan đến đền như Đài Nghiên, Tháp Bút, Tháp Rùa.


    2. Muốn viết về một danh lam thắng cảnh, không chỉ cần những hiểu biết qua quan sát trực tiếp, mà còn cần những hiểu biết thông qua sách vở, lịch sử, các câu chuyện dân gian, đó là những hiểu biết gián tiếp. Kết hợp hai nguồn kiến thức này thì bài viết mới vừa sinh động, vừa có chiều sâu. Trong bài viết về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, ngoài những quan sát trực tiếp, tác giả còn có kiến thức lịch sử, kiến thức văn học dân gian, kiến thức Hán học (giải thích Tả thanh thiên, Thê Húc).


    3. Muốn có kiến thức về một danh lam thắng cảnh thì tốt nhất là trực tiếp đến thăm, nếu đó là nơi nổi tiếng thì nên đi thăm theo đoàn, nghe hướng dẫn viên thuyết minh, tự mình quan sát, ghi chép hoặc mua các tập sách giới thiệu về thắng cảnh đó. Điều đó sẽ làm cho vốn kiến thức gián tiếp của ta thêm phong phú. Cũng có thể tìm hiểu qua các sách báo đã xuất bản (đọc và ghi chép). Tất nhiên việc này khó, vì các bài viết thường rải rác, tản mạn. Cũng có thể hỏi những người có hiểu biết về thắng cảnh đó. Ví dụ đến Văn Miếu, có thể hỏi những người quản lí di tích, hỏi các anh chị thuyết minh.


    4. Bài viết về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn không theo bố cục thôngthường ba phần. Tác giả giới thiệu hồ, giới thiệu đền, kết thúc bằng việc giới thiệu khu vực quanh hồ. Phần giới thiệu đền Ngọc Sơn có phần lộn xộn. Nói Tháp Rùa, rồi đến đền, sau lại nói các công trình bên ngoài đền như Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc.


    5. Phương pháp thuyết minh chủ yếu trong bài là phân loại, phân tích, liệt kê.


    III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    1. Bố cục của bài thuyết minh giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn có thể lập lại như sau :

    - Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

    - Thân bài:

    + Đoạn 1 : Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm.

    + Đoạn 2 : Giới thiệu đền Ngọc Sơn.

    - Kết bài: Nói chung về khu vực Bờ Hồ.


    2. Muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, tít ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như sau :Hồ Hoàn Kiếm có thể đi quanh bằng các phố Đinh Tiên Hoàng, Bờ Hồ, Lê Thái Tổ, Hàng Khay. Các công trình ven bờ hồ có thể kể Tràng Tiền Plaza, Bưu điện, uỷ ban Nhân dân thành phố, đền Bà Kiệu, tượng đài quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, Nhà hát múa rối Thăng Long, Nhà hàng Thuỷ tạ,... Công trình kiến trúc xưa có thể kế : Đài Nghiên, Tháp Bút. Bên trong lòng hồ có Tháp Rùa và đền Ngọc Sơn.


    Đền Ngọc Sơn là công trình được xây dựng trên đảo Ngọc, cầu Thê Húc cong cong là lối dẫn vào đền. Trước mặt đền là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng). Đền có ba nếp, ngoài cùng là bái đường, nếp giữa thờ thánh Văn Xương (chủ về văn chương, khoa cử), nếp sau cùng thờ Đức thánh Trần.


    3. Bố cục ba phần có thể theo trình tự ở câu 1. Vấn đề là em chọn các chi tiết nào. Với các em không có điều kiện quan sát trưc tiếp, hãy sử dụng văn bản trong SGK. Lưu ý rằng về truyền thuyết Hồ Gươm, em có thể viết theo huyện đã học ở Ngữ văn 6, như vậy chính xác hơn.


    4. Về câu của nhà thơ nước ngoài, có thể sử dụng trong phần mở bài, giới thiệu chung về Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn. Tuy vậy cũng có thể sử dụng ở phần thân bài, ngay đầu đoạn 1 khi giới thiệu về Hồ Gươm. Nhưng lại cũng có thể dùng để kết đoạn 1, trước khi chuyển sang đoạn 2, giới thiệu về đền Ngọc Sơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |