Top 6 Bài soạn Thương vợ (Trần Tế Xương) - (Ngữ Văn 11) hay nhất

Thai Ha 215 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Thương vợ (Trần Tế Xương), học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những bài ... xem thêm...

  1. Bố cục

    - Có thể chia thành: Đề, thực, luận, kết

    - Hoặc chia như sau:

    + 6 câu thơ đầu: Hình ảnh bà Tú

    + 2 câu cuối: Nỗi lòng của tác giả


    Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu

    - Công việc: Buôn bán

    - Địa điểm: ở mom sông

    - “Quanh năm”: Suốt cả năm, từ năm nay đến năm khác, không trừ ngày nào, dù mưa hay nắng.

    - Hình ảnh ẩn dụ “thân cò”, trong không gian thời gian “khi quãng vắng”, tính chất công việc “lặn lội”: Gợi nên không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy âu lo, nguy hiểm và nỗi vất vả đơn chiếc của bà Tú.

    - Từ “eo sèo”, “đò đông” gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người bán hàng nhỏ. Sự cạnh tranh đến mức sát phạt nhau, lời qua tiếng lại với nhau. Hình ảnh “đò đông” còn ẩn chứa những sự bất trắc không ngờ.

    ⇒ Hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn. Sự vất vả, đơn chiếc, bươn trải trong cảnh chen chúc làm ăn của bà Tú


    Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đức tính cao đẹp của bà Tú

    - Bà Tú là người đảm đang tháo vát, chu đáo với chồng con “Nuôi đủ năm con với một chồng”

    - Bà Tú là người giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con: “Năm nắng mười mưa dám quản công”


    Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    - Lời chửi trong hai câu cuối là lời của nhà thơ Tú Xương

    - Ý nghĩa của lời chửi là tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình. Từ đó cho thấy ông là một người có nhân cách đẹp


    Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nỗi lòng của nhà thơ

    - Tình cảm yêu thương, quý trọng những nỗi vất vả, hi sinh của người vợ dành cho mình

    - Tự trách mình là một người chồng nhưng lại “ăn lương vợ”. Trong câu “nuôi đủ năm con với một chồng” cho thấy người chồng không khác gì một đứa con dại, vẫn phải nuôi lớn, chăm nom.

    - Lời chửi trong hai câu kết là Tú Xương đang tự chửi mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời”, đã khiến bà Tú phải khổ. Từ đó cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với người vợ của mình


    Luyện tập (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

    - Về hình ảnh: Tú Xương đã vận dụng hình ảnh “con cò” trong ca dao thành hình ảnh “thân cò” có phần xót xa, tội nghiệp hơn. Hình ảnh “thân cò” còn có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và nỗi đau thân phận.

    - Về từ ngữ: thành ngữ "năm nắng mười mưa" được vận dụng một cách rất sáng tạo. Cụm từ "nắng mưa" chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với "nắng, mưa" tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Bố cục

    Phần 1 (sáu câu thơ đầu): Hình ảnh bà Tú qua con mắt nhìn của nhà thơ Tú Xương.

    Phần 2 (hai câu thơ còn lại): Lời tự trách, tự giễu của nhà thơ.


    Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Hình ảnh bà Tú:

    + Quanh năm: sự kiên nhẫn, chịu thương chịu khó.

    + Công việc của bà Tú: buôn bán ở mom sông.

    + Nuôi đủ năm con với một chồng: gánh vác cả gia đình.

    + Thân cò: số phận bé nhỏ, truân chuyên, vất vả.

    + Eo sèo: phải chịu nhiều lời kêu ca, kì kèo, phải nhẫn nhịn đủ đường.


    Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Đức tính cao đẹp của bà Tú:

    + Lặn lội thân cò khi quãng vắng: chịu thương, chịu khó, tần tảo sớm hôm.

    + Năm nắng mười mưa dám quản công: chịu nhiều vất vả nhọc nhằn nhưng vẫn giữ trọn đạo nghĩa vợ chồng, âm thầm, không than vãn.


    Câu 3 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của chính nhà thơ, đó là lời nhà thơ trách đời bạc bẽo, cũng là lời tự trách chính mình đã khiến bà Tú phải chịu thêm khó nhọc.


    Câu 4 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    - Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện một cách chân thành, giản dị, không hoa mĩ, cầu kì.

    - Qua đó, ta thấy được tấm lòng của nhà thơ dành cho vợ, đồng thời thấy được nhân cách cao đẹp, lòng tự trọng của một nhà nho, một người chồng.


    Luyện tập

    Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian:

    + Hình ảnh con cò: biểu tượng cho những số phận nhỏ bé, vất vả, phải chịu kiếp sống truân chuyên, trắc trở.

    + Thành ngữ “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa”

    → Một duyên hai nợ: Lời than vãn số phận bất công thay cho vợ mình của nhà thơ.

    → Năm nắng mười mưa: Khắc họa dáng vẻ tảo tần, phẩm chất chịu thương chịu khó của bà Tú.


    Ý nghĩa

    Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. I. Về tác giả, tác phẩm

    1. Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Tú Xương chỉ sống 37 năm và chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử.

    2. Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú.


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Bố cục

    - Phần 1 (4 câu đầu): Hình ảnh bà Tú tần tảo, chịu thương chịu khó hiện lên qua nỗi thương vợ của thi sĩ

    - Phần 2 (còn lại): Tình cảm, thái độ của tác giả


    Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    - Hai câu đề kể về công việc làm ăn và gánh nặng mà bà Tú phải đảm đang:

    + Quanh năm: Cách tính thời gian vất vả, triền miên, hết năm này sang năm khác.

    + Mom sông: Địa điểm làm ăn cheo leo, nguy hiểm, không ổn định.

    → Hình ảnh gợi lên hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn.

    - Hai câu thực đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú:

    + Đảo ngữ “lặn lội” đưa lên đầu câu, dùng “thân cò” thay cho “con cò” nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú.

    + Quãng vắng, đò sông: Không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm.

    + Biện pháp đối: khi quãng vắng >< buổi đò đông.

    + Eo sèo: Gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ.

    → Hai câu thực miêu tả nỗi vất vả, cơ cực, khó khăn của bà Tú.

    => Bốn câu thơ đầu tả cảnh công việc và thân phận của bà Tú, đồng thời cho ta thấy tấm lòng xót thương của Tú Xương.


    Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    - Vẻ đẹp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con:

    Nuôi đủ năm con với một chồng.

    Từ “đủ” trong “nuôi đủ” vừa nói về số lượng, vừa nói chất lượng. Câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với tất cả gánh nặng ở vế bên kia (năm con). Câu thơ nén một nỗi xót xa, cay đắng.

    - Ở bà Tú sự đảm đang, tháo vát còn đi liền với đức hi sinh:

    Năm nắng mười mưa dám quản công

    Thành ngữ “năm nắng mười mưa” chỉ sự gian lao, vất vả nay được Tú Xương dùng để làm nổi bật đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú.


    Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Hai câu kết Tú Xương tự “chửi” mình vì chính ông là nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ. Câu thơ còn là tiếng “chửi” của Tú Xương đối với xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho người vợ vất vả và chính xã hội biến mình thành ông chồng vô tích sự.

    => Lời chửi trong tâm khảm của sự yêu thương và có cả ngậm ngùi, chua xót.


    Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Bài thơ thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong bài thơ, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn biểu hiện trong từng câu thơ. Đó là một tấm lòng yêu thương, biết ơn đối với người vợ.

    Yêu thương, quý trọng, biết ơn với vợ là những điều làm nên cốt cách của Tú Xương. Hơn nữa, trong xã hội trọng nam khinh nữ, việc một nhà nho như Tú Xương không những nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách bản thân một cách thẳng thắn.

    => Nhân cách của Tú Xương chân thật, cao đẹp.


    III. Luyện tập

    (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Phân tích sự vận dụng ...

    Thương vợ là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.

    - Về hình ảnh: Trong ca dao, hình ảnh con cò mang nhiều nét nghĩa. Có khi nó được dùng dể nói về thân phận của người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó (Con cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non). Có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động lam lũ, vất vả (Con cò mà đi ăn đêm – đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao). Như vậy, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song, khi ứng vào một thân phận cụ thể như trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương, càng gợi lên sự xót xa, tội nghiệp. Hơn nữa, Tú Xương lại dùng cách nói “thân cò” càng để nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú.

    - Vận dụng từ ngữ: Đáng chú ý nhất là thành ngữ “năm nắng mười mưa” được vận dụng một cách sáng tạo. Cụm từ “năm nắng” chỉ sự vất cả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kế hợp với “nắng mưa” tạo nên một thành ngữ chéo. Qua đó, nói lên sự vất vả, gian lao đồng thời thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Bố cục: 2 phần

    Phần 1 (4 câu thơ đầu): Hình ảnh bà Tú hiện lên chịu thương chịu khó

    Phần 2 (hai câu thơ còn lại): Thái độ của Tú Xương với vợ của mình


    Nội dung bài học

    Bài thơ phác họa chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào, và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương.


    Hướng dẫn soạn bài


    Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    Hình ảnh bà Tú hiện lên:

    *Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, khổ cực

    -Thời gian quanh năm, làm việc liên tục ở mom sông, rất cheo leo, nguy hiểm, không ổn định.

    - Hình ảnh thân cò lặn lội quãng vắng, buổi đò đông: gợi nỗi vất vả, cực nhọc, đơn chiếc khi làm ăn.

    * Bà Tú chu đáo, đảm đang: Nuôi đủ cả gia đình, không thiếu cũng không dư.


    Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    Đức tính cao đẹp của bà Tú:

    + Lặn lội thân cò khi quãng vắng: sự chịu khó, chăm chỉ, tần tảo

    + Năm nắng mười mưa dám quản công: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, đảm đang, nhẫn nại.

    Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của Tú Xương, tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng vất vả


    Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    - Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện rõ nét thông qua:

    + sự cảm thương cho nỗi vất vả, lam lũ của bà Tú

    + phát hiện và trân trọng, ngợi ca những đức tính tốt đẹp của vợ

    + Từ tấm lòng thương vợ, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc đẩy người phụ nữ vào bất công

    => Qua đó, ta thấy được những tâm sự chân thành và nhân cách cao đẹp của nhà thơ


    Luyện tập (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian:

    + Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò):

    + “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa”: vận dụng sáng tạo thành ngữ

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Trả lời câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Hình ảnh bà Tú vất vả, gian truân mưu sinh qua bốn câu thơ đầu:

    - Hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ

    + Quanh năm: suốt năm này qua năm khác, triền miên, không ngơi nghỉ ngày nào.

    + Mom sông: nơi gợi cảm giác chênh vênh, thiếu an toàn.

    + Công việc buôn bán nhọc nhằn, tất bật, vất vả, mưu sinh qua ngày.

    - Thân phận: thân cò vừa gợi sự đơn chiếc, vừa gợi nỗi đau, nỗi thiệt thòi của một thân phận bé nhỏ, lam lũ.

    - Từ láy lặn lội và eo sèo gợi cảnh chen chúc, vật lộn, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ.

    - Cách nói khi quãng vắng, buổi đò đông vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian nhiều lo âu, rủi ro, bất trắc.


    Trả lời câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú:

    - Nuôi đủ năm con với một chồng: bà là người đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con.

    - Một duyên hai nợ âu đành phận / Năm nắng mười mưa dám quản công: bà là người chịu thương chịu khó, nhẫn nại, khiêm nhường, giàu đức hi sinh.

    - Lặn lội thân cò khi quãng vắng: chịu thương, chịu khó, tần tảo sớm hôm.


    Trả lời câu 3 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Lời chửi trong hai câu thơ cuối:

    - Tự chửi bản thân vì là gánh nặng cho vợ mình: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc.

    - Tự phán xét, tự lên án chính mình: Có chồng hờ hững cũng như không.

    - Sâu xa hơn, lời tự chửi của Tú Xương còn có ý nghĩa xã hội, lên án thói đời bạc bẽo, một nguyên nhân sâu xa đẩy. ông vào cảnh vô dụng và đẩy bà vào nỗi khổ sở triền miên.


    Trả lời câu 4 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Nỗi thương vợ của Tú Xương:

    - Tấm lòng chân thành yêu thương, trân trọng và cao hơn là cảm khái, tri ân vợ: Nuôi đủ năm con với một chồng.

    - Tự trách mình, tự phán xét lên án bản thân vô tích sự, không đỡ đần được gánh nặng cuộc sống với vợ.


    Luyện tập

    Câu hỏi (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian:

    - Hình ảnh con cò: biểu tượng cho những số phận nhỏ bé, vất vả, phải chịu kiếp sống truân chuyên, trắc trở.

    => Mượn hình ảnh con cò, hình ảnh quen thuộc trong ca dao để chỉ người vợ của mình.

    - Thành ngữ “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa”

    + Một duyên hai nợ: Lời than vãn số phận bất công thay cho vợ mình của nhà thơ.

    + Năm nắng mười mưa: Khắc họa dáng vẻ tảo tần, phẩm chất chịu thương chịu khó của bà Tú.

    Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/soan-bai-thuong-vo-sieu-ngan-nhat-c215a52243.html#ixzz6ZyXMNMAD

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  6. Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu? (Chú ý những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo).

    Lời giải chi tiết:

    - Hai từ "quanh năm" và "mom sông", một từ chỉ thời gian, một từ chỉ không gian hoạt động của nhân vật, thế mà cũng đủ để nêu bật toàn bộ cái công việc lam lũ của người vợ thảo hiền.

    ⟹ Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược xuôi của bà Tú. Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, nhà thơ đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú:

    Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

    Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

    - Ba từ "khi quãng vắng" đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm.

    - Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ "lặn lội" lên đầu câu) và dùng từ "thân cò" thay cho từ "con cò" càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không những thế, từ "thân cò" còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận nữa. Lời thơ, vì thế, mà cũng sâu sắc hơn, thấm thìa hơn.

    - Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú:

    Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

    Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. Hơn thế nữa "buổi đò đông" còn hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm "khi quãng vắng".

    ⟹ Bốn câu thơ đầu thực tả cảnh công việc và thân phận của bà Tú, cũng đồng thời cho ta thấy tấm lòng xót thương da diết của Tú Xương.


    Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.

    Lời giải chi tiết:

    - Vẻ đẹp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con. Từ "đủ" trong "nuôi đủ" vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Oái oãm hơn, câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với tất cả gánh nặng ớ vế bên kia (năm con). Câu thơ là một sự thật, bởi nuôi ông Tú đâu chỉ cơm hai bữa mà còn tiền chè, tiền rượu,... Tú Xương ý thức rõ nỗi lo của vợ và cả sự khiếm khuyết của mình. Câu thơ nén một nỗi xót xa, cay đắng.

    - Ở bà Tú, sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh. Như đã phân tích ở trên, cái đức hi sinh vì chồng vì con của bà Tú trước hết thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy bán buôn để nuôi gia đình. Nếu chỉ có thế thôi thì cũng đủ để nhà thơ cảm thương và trân trọng lắm rồi. Song dường như những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình luận tiếp:

    Năm nắng mười mưa dám quản công.

    Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn thể hiện được nổi bật đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú nữa.


    Câu 3 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Lời "chửi" trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?

    Lời giải chi tiết:

    - Câu thơ cuối là lời Tú Xương, Tú Xương tự rủa mát mình, cũng là lời tự phán xét, tự lên án:

    Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

    Có chồng hờ hững cũng như không.

    Tiếng "chửi" thói đời bạc, sự hờ hững của chồng tưởng là của bà vợ, nhưng thực chất là lời tác giả tự trách mình, tự phê phán mình, một cách thể hiện tình cảm rất đặc biệt của nhà thơ với vợ. Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình. Từ đó cho thấy ông là một người có nhân cách đẹp


    Câu 4 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

    Lời giải chi tiết:

    - Thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, dường như bao giờ người ta cũng gặp hai hình ảnh song hành: Bà Tú hiện lên phía trước và ông Tú khuất lấp ở phía sau.

    - Ở bài thơ Thương vợ cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ là thương mà còn là biết ơn đối với người vợ.

    - Yêu thương, quý trọng, tri ân với vợ, đó là những điều làm nên nhân cách của Tú Xương. Ông Tú không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông Tú là do "duyên" nhưng "duyên" một mà "nợ" hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Vậy là thiệt thòi cho bà Tú. Duyên ít mà nợ nhiều. Có lẽ cũng chính bởi điều đó mà ở trong câu thơ cuối, Tú Xương đã tự rủa mát mình: "Có chồng hờ hững cũng như không".

    - Điều lạ là dù xuất thân Nho học, song Tú Xương không nhìn nhận theo những quan điểm của nhà nho: Quan điểm "trọng nam khinh nữ", "xuất giá tòng phu" (lấy chồng theo chồng), "phu xướng, phụ tuỳ" (chồng nói vợ theo) mà lại rất công bằng. Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám nhìn nhận ra những khuyết thiếu của mình để mà day dứt, đó là một nhân cách đẹp.


    Luyện tập

    Câu hỏi (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ trên.

    Lời giải chi tiết:

    Thương vợ là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.

    - Về hình ảnh: Trong ca dao, hình ảnh con cò có khá nhiều ý nghĩa. Có khi nó được dùng để nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương, chịu khó ("Con cò lặn lội bờ sông - Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non"). Có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động nói chung; với nhiều bất trắc, thua thiệt ("Con cò mà đi ăn đêm - Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao"). Như thế, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song dường như ứng vào một thân phận cụ thể (như trong bài thơ Thương vợ là nói về bà Tú chẳng hạn) nó lại càng gợi sự xót xa, tội nghiệp nhiều hơn. Như đã phân tích, con cò trong ca dao tội nghiệp trong cái rợn ngợp của không gian còn con cò trong thơ của Tú Xương thì bị bao vây bởi cả không gian lẫn thời gian rợn ngợp, heo hút. Hơn thế nữa, so với từ "con cò" trong ca dao thì từ "thân cò" của Tú Xương mang tính khái quát cao hơn, do vậy mà tình thương yêu của Tú Xương cũng sâu sắc và thấm thía hơn.

    - Vận dụng từ ngữ: Đáng chú ý nhất là thành ngữ "năm nắng mười mưa" được vận dụng một cách rất sáng tạo. Cụm từ "nắng mưa" chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với "nắng mưa" tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó là vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |