Top 6 Bài soạn "Thơ duyên" trong SGK Chân trời sáng tạo - Ngữ văn 10 hay nhất
Mỗi khi nhắc đến Xuân Diệu người ta sẽ nhớ ngay tới một thi sĩ với khả năng quan sát tinh tế, tình cảm say mê nồng cháy. Trong các bài thơ của ông, người đọc ... xem thêm...luôn thấy tình yêu cuộc sống, sự trân quý mọi khoảnh khắc của cuộc đời, của vạn vật và "Thơ duyên" là một trong những bài thơ như vậy. Để hiểu rõ hơn về "Thơ duyên" trong SGK Chân trời sáng tạo - Ngữ văn 10, các bạn có thể tham khảo những bài soạn dưới đây:
-
Bố cục văn bản Thơ duyên - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đoạn 1: khổ 1,2: Khung cảnh một buổi chiều thu
- Đoạn 2: khổ 3: Sự hòa hợp trong tâm hồn nhà thơ
- Đoạn 3: khổ 4,5: Vạn vật trong thơ duyên trở nên có linh tính.
Tóm tắt Thơ duyên: Bài thơ nói về tình yêu nhưng ở đây là tình yêu với cuộc sống, con người, thiên nhiên vẻ đẹp và sự hòa hợp với đời chính điều đó làm nên cái hay trong bài Thơ Duyên của Xuân Diệu.
Nội dung chính Thơ duyên
Bài thơ là sự xúc động trước cuộc giao duyên huyền diệu của cả thế gian này. Sự hoà quyện của ba mối tơ duyên chính thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiên nhiên và con người với con người.
Tác giả - tác phẩm: Thơ duyên
I. Tác giả văn bản Thơ duyên
- Xuân Diệu (1916 1985), tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu.
- Quê quán: Quê nội ở Hà Tĩnh, Quê ngoại ở Bình Định.
- Làm thơ khi còn rất sớm, nổi tiếng với phong trào Thơ Mới.
- Phong cách nghệ thuật: dồi dào những rung động tươi mới, tràn trề tình yêu, niềm khát khao giao cảm với đời.
- Tác phẩm chính: Thơ thơ, Gửi hương cho gió,…
II. Tìm hiểu tác phẩm Thơ duyên
- Thể loại: Thơ mới 7 chữ
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In trong Tuyển tập thơ Xuân Diệu
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
Bố cục:
- Đoạn 1: 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên
- Đoạn 2: 6 câu thơ tiếp: Vương quốc của tình yêu
- Đoạn 3: 4 câu thơ tiếp: Cảnh thiên nhiên li tán
- Đoạn 4: 4 câu thơ cuối: Cắt nghĩa của tác giả về tình yêu
Giá trị nội dung:
- Sự xúc động trước cuộc giao duyên huyền diệu của cả thế gian này,
- Sự hoà quyện của ba mối tơ duyên chính thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiên nhiên và con người với con người.
Giá trị nghệ thuật:
- Tính nhạc trong thơ
- Chất văn xuôi trong thơ
- Tượng trưng siêu thực
Trước khi đọc
Câu 1 (trang 68, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện thú bị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.
Phương pháp giải: Chia sẻ những cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về thiên nhiên xung quanh ta.
Lời giải chi tiết:
Có thể trong số chúng ta, có những người chưa được đi hết những địa điểm tuyệt đẹp của đất nước Việt Nam hình chữ S thân yêu, nhưng qua sách vở, phương tiện truyền thông vẫn có thể khẳng định một điều rằng, Việt Nam ta quá đẹp. Cái đẹp ấy đến từ những điều giản dị nhất, quen thuộc nhất đối với con người như cánh đồng, hàng tre. Khi đi đường, quan sát hai bên, những cánh đồng xanh mướt trải dài thẳng tắp, những nương ngô thẳng hàng, đơn giản thế thôi nhưng cũng đủ làm cho đôi mắt người qua đường phải ngắm nhìn, phải trầm trồ vị vẻ đẹp ấy. Khi đi qua chúng, tôi đều quay lại ngước nhìn và thầm khâm phục những người nông dân hơn, tại sao những thứ tưởng chừng như không có gì lại mang một vẻ đẹp lạ đến thế? Quê hương ta đang ngày càng phát triển, thiên nhiên cũng dần có sự đổi mới nhưng tất cả vẫn mang một vẻ đẹp vừa đậm chất truyền thông, vừa pha sự hiện đại, hòa quyện với nhau tạo nên một Việt Nam tươi đẹp.
Câu 2 (trang 68, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Trong hình dung của bạn, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu, đường nét đặc trưng nào?
Phương pháp giải: Bản thân hình dung về bức tranh, khung cảnh mùa thu.
Lời giải chi tiết:
Mùa thu là mùa lãng mạn nhất trong năm. Trong hình dung của bản thân, bức tranh mùa thu tập trung vẽ khung cảnh lá rơi với những đường nét, nhẹ nhàng, thanh thoát, tượng trưng cho trạng thái nhẹ nhàng của những chiếc lá. Màu sắc chủ đạo là màu vàng và màu đỏ. Đây là bức tranh mùa thu mà em thấy lãng mạn và yên bình nhất.
Đọc văn bản
Câu 1 (trang 68, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Lưu ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ khổ thơ 1.
- Chú ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ thơ.
Lời giải chi tiết:
- Những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1:
- Chiều mộng hòa trên nhánh duyên.
- Cây me - cặp chim chuyền. (Cây me ríu rít cặp chim chuyền)
- Trời xanh - lá (Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá).
=> Qua cách sử dụng từ ngữ trên của thi sĩ Xuân Diệu, người đọc có thể thấy được mối quan hệ thân mật, bao chứa trong nhau của các sự vật trong khổ thơ 1.
Câu 2 (trang 68, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1, 2?
Phương pháp giải: Đọc kĩ khổ thơ 1, 2, 4 để tìm ra sự thay đổi của cảnh vật trong các khổ.
Lời giải chi tiết:
Trong khổ thơ 4, cảnh vật có phần gấp gáp hơn, dường như báo hiệu một sự chia li giữa các cảnh vật. Điều này khác so với mối quan hệ thân thiết, quấn quýt của những cảnh vật trong khổ 1 và 2.
Sau khi đọc
Câu 1 (trang 69, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Bạn hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
- Nêu cách hiểu của bản thân về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”.
Lời giải chi tiết:
Duyên có nghĩa là quan hệ gắn bó, tựa như tự nhiên mà có chứ không sắp đặt. Theo cách hiểu của em, từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên” ý chỉ sự gặp gỡ vô tình của các cảnh vật xung quanh. Từ đó, nói lên mối duyên của “anh và em”.
Câu 2 (trang 69, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ khổ 1 và khổ 4.
- Chú ý những từ ngữ đặc biệt, hình ảnh, vần và nhịp trong hai khổ thơ.
Lời giải chi tiết:
- Khổ 1:
- Thi sĩ Xuân Diệu sử dụng những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các cảnh vật như hòa trên, ríu rít, đổ... qua.; từ tượng hình (đổ) và từ tượng thanh (ríu rít) à mối quan hệ thắm thiết, hòa quyện.
- Sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau tạo nên sự đa dạng cho cảnh sắc thiên nhiên. Đặc biệt là hình ảnh cây me - một hình ảnh thân thuộc của đường phố cổ Hà Nội vào thu, tạo cho người đọc cảm giác như đang được đắm chìm trong không gian phố cũ yêu thương của đất Tràng An xưa.
- Vần “uyên” (duyên, chuyền, huyền) gợi lên sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng trong một buổi chiều thu.
=> Hình ảnh hòa quyện với âm thanh của “tiếng huyền” càng tô đậm nét những cảnh vật xung quanh trong một buổi “chiều mộng”.
- Khổ 4:
- Tác giả sử dụng từ láy (gấp gấp, phân vân) tạo nên sự xa cách, sự thay đổi tâm trạng cảnh vật.
- Vần “ân” cùng nhịp thơ như nhanh hơn.
- Hình ảnh thơ quen thuộc với khung cảnh đồng quê (cánh cò)
=> Cảnh vật dường như có sự xa cách hơn so với khổ thơ 1. Cảnh thu dường như từ đó cũng buồn hơn, cô đơn hơn khi cảnh vật được đặt trong sự to lớn, mênh mông của bầu trời.
Câu 3 (trang 69, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ. Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
- Chú ý cảnh sắc thiên nhiên và duyên tình “anh” và “em”.
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ
Sắc thái thiên nhiên
Duyên tình “anh” - “em”
Khổ 1
- Tươi vui, có mối quan hệ quấn quýt, mặn nồng, giao hòa.
- Bắt đầu gặp gỡ
Khổ 2
- Tươi vui
- “Anh” và “em” có sự rung động
Khổ 3
- Không đề cập đến cảnh sắc thiên nhiên.
- “Anh” và “em” cùng dạo bước trên đường. “Em” thì tự nhiên, duyên dáng, “anh” say sưa ngắm đất trời. Duyên tình “anh” và “em” như được sắp đặt sẵn.
Khổ 4
- Cảnh vật cô đơn giữa bầu trời xanh rộng lớn.
- Bầu trời thu gần về cuối chiều, duyên tình “anh” và “em cũng dần xa nhau
Khổ 5
- Cảnh vật êm dịu, thơ thẩn.
- “Anh” ngơ ngẩn, ngẩn ngơ rồi nhận ra có lẽ mình đã phải lòng “em”
Câu 4 (trang 69, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Cảm xúc của “anh” “em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.
Phương pháp giải: Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Cảm xúc của “anh”/"em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em” bởi mối duyên tình ấy xuất phát từ cuộc gặp gỡ tình cờ trong một buổi chiều thu, cảm xúc trong chiều thu ấy cũng chính là sự phát triển cảm xúc trong lòng “anh” và “em”.
Câu 5 (trang 69, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Phương pháp giải: Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Chủ thể trữ tình trong bài thơ; “anh” và “em”.
- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ: tình yêu.
Câu 6 (trang 69, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).
Phương pháp giải: Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu.
- Thơ duyên là bài thơ duy nhất không buồn trong các bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu.
-
Trước khi đọc bài Thơ duyên
Câu 1 (trang 68, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện thú vị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.
Lời giải
Thiên nhiên hiện hữu quanh ta với bao điều kì vị. Bạn có thể tận hưởng không khí se se lạnh, những giọt sương to tròn đọng lại trên viền lá, nhưng qua trưa, một cảm giác mới đến với bạn khi cái nắng rực chiếu toàn bộ. Có khi, đang đi trên đường, vui đùa cùng chúng bạn, cơn mưa rào chợt ập đến. Bầu trời trở nên xám xịt, cơn mưa xối xả, tát thắng vào mặt, gió cuồn cuộn tưởng chừng bão sắp đến. Chúng ta vội vàng trú mưa, ẩn mình trong tấm mái tôn của một căn nhà cũ kĩ, ngắm nhìn mưa rơi lộp độp, cái mát phà vào người… Thên nhiên quanh ta, có bao điều ngộ nghĩnh và thú vị. Chỉ cần để ý, lắng mình lại, bạn sẽ cảm nhận vô vàn.
Câu 2 (trang 68, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Trong hình dung của bạn, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu, đường nét đặc trưng nào?
Lời giải
Hình dung: Mùa thu hiện lên trong em là mùa thu của sự ngọt ngào. Không còn cái nắng gay gắt, oi ả của mùa hè, thay vào đấy, mùa thu với tiết trời mát mẻ, quang cảnh vô cùng thoáng đãng, Thu đến, trên cành cây, những phiến lá chuyển màu từ xanh sang vàng. Mọi cung đường ngập tràn màu vàng lãng mạn, nhẹ nhàng.
Đọc hiểu bài Thơ duyên
Câu 1 (trang 68, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Lưu ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ như thế nào?
Lời giải
- Lưu ý:
- Chiều mộng - nhánh duyên.
- Cây me - cặp chim chuyền.
- Trời xanh - lá.
- Đó là mối quan hệ hài hòa, gần gũi với nhau. Đó là những sự vật luôn đi kèm với nhau, không thể tách rời.
Câu 2 (trang 68, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1, 2?
Lời giải
- Sự thay đổi: một cảm giác gấp gáp, chuyển động nhanh, như dự cảm điều gì đấy không lành. Nếu ở các khổ thơ trước, giữa các sự vật có sự gắn kết quyến luyến, bền chặt, thì sang khổ thơ thứ 4, cảnh vật đang sắp sửa chia li.
- Sau khi đọc bài Thơ duyên
Câu 1 (trang 69, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Bạn hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”?
Lời giải
Theo em, duyên ở đây là sự ngẫu nhiên, tự nó đến mà không có sự sắp xếp hay sắp đặt. Đó là sự gặp gỡ vốn có của những sự vật với nhau.
Câu 2 (trang 69, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.
Lời giải
- Khổ 1: Cảnh thu vào một buổi chiều mộng đầy trữ tình.
- Hàng loạt từ ngữ chỉ mối quan hệ “hòa”, “cặp”, “đổ…qua” cho thấy sự gắn bó giữa các sự vật khi thu đến. Hơn nữa, cặp từ tượng thanh “ríu rít” làm tăng sự thân mật, gần gũi đến bất ngờ.
- Hình ảnh quen thuộc mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trên con đường phố cổ Hà Nội vào mùa thu, đấy chính là hình ảnh cây me. Xuân Diệu đưa chúng ta về với cảm giác ấm cúng, hoài niệm, yên bình, mang vẻ đặc trưng khó lòng phôi phai.
- 03/04 câu trong một khổ sử dụng vần “uyên” (duyên, chuyền, huyền) gợi lên sự đằm thắm, dịu nhẹ mà thơ mộng.
- Khổ 4: Cảnh vật đặt trong sự rộng lớn của không gian, không còn tươi tỉnh như khổ 1, hiện lên trong khổ 4 là sự buồn hiu, chạnh lòng.
- Hình ảnh rất đỗi quen thuộc của bao người con đất Việt, ấy chính là khung cảnh cánh đồng cò lúa bay. Đó là không gian rộng lớn, thoáng đãng.
- Từ láy “gấp gấp” chỉ sự nhanh lẹ, chuyển động nhanh, có gì đấy gấp gáp còn từ láy “phân vân” cho bạn đọc thấy được sự lưng chừng, có gì đấy còn vương vấn, nửa muốn đi nửa muốn ở lại.
- 02/04 câu trong một khổ sử dụng vần “ân (vân, dần) kết hợp cùng nhịp thơ có sự chuyển biến nhanh, không còn chậm rãi như trước nữa, gợi lên sự vội vã đến nghẹt thở.
Câu 3 (trang 69, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)
Đề bài: Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ. Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Câu 4 (trang 69, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Cảm xúc của “anh”/“em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.
Lời giải:
Vai trò: là chất xúc tác để phát triển duyên tình giữa anh và em. Anh và em gặp nhau trong một chiều mộng thu, có những rung động cùng nhau.
Câu 5 (trang 69, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Lời giải
- Chủ thể trữ tình: “anh” và “em”.
- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng về tình yêu.
Câu 6 (trang 69, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).
Lời giải
Nét độc đáo: Tìm hiểu về nhà thơ Xuân Diệu, đọc những tác phẩm của ông, có thể khẳng định rằng, trong các bài thơ viết về mùa thu, đây là bài thơ duy nhất không mang đậm chất nỗi ưu buồn. Duyên tình trong bài thơ tuy có sự chia li, xa cách, nhưng không mang cảm hứng buồn bã nhiều, mà trái lại, bởi đấy là duyên, nên khi gặp nhau, đã thấy được sự thân quen, tựa như gắn bó đã lâu. Nói cách khác, đó là sự an bài của tạo hóa. Hơn nữa, ở phần kết, Xuân Diệu sử dụng cụm “lòng anh thôi đã cưới lòng em” gợi sự nhí nhảnh nhưng cũng đầy lãng mạn. “Anh” nhận ra mình đã phải lòng “em” mất rồi. Thiên nhiên mùa thu hiện lên với những hình ảnh gần gũi, đỗi quen thuộc, nhưng qua cách chọn lọc hình ảnh, sử dụng câu từ, vần, nhịp mà hồn thơ trở nên tươi tắn, cuốn hút bạn đọc. Các sự vật khăng khít với nhau, khiến chủ thể trữ tình cũng như vậy. Khác với với bài “Thu điếu” của nhà thơ Nguyễn Khuyến”, mùa thu tuy đẹp mà buồn man mác. Không gian được nhìn từ nhiều góc cạnh, cái tĩnh lặng đến bặt người trong cảnh lẫn tình.
- Lưu ý:
-
* Trước khi đọc:
Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện thú vị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.
Trả lời:
- Thiên nhiên quanh ta ẩn chứa vô vàn những điều thú vị và bất ngờ:
- Giây phút giao mùa.
- Màu vàng rực của lá mùa thu.
- Lớp sương sớm giăng mắc trên các ngọn cây.
Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong hình dung của bạn, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu, đường nét đặc trưng nào?
Trả lời:
- Mặt nước “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
- Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
- Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
- Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng
* Đọc văn bản
Theo dõi: Lưu ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
Từ ngữ chỉ mối quan hệ: ''Cặp chim chuyền''. Thể hiện mối quan hệ thành cặp đôi, luôn gắn bó bên cạnh nhau.
Suy luận: Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1,2?
Trả lời:
So với khổ 1,2, cảnh vật ở khổ 4 mang một màu sắc trầm hơn và có vẻ dồn dập, nhanh chóng hơn. Qua từ “gấp gấp”, ta thấy được sự hối hả, thúc giục chứ không yên bình như ở khổ 1 và khổ 2.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Bài thơ là một bức tranh thu vô cùng êm đềm và đẹp đẽ xen lẫn những cảm xúc xao xuyến và rung động của tác giả về tình cảm lứa đôi.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”?
Trả lời:
Từ “duyên” hiểu theo lẽ thường là chỉ tình cảm, sự gặp gỡ giữa con người trong cuộc sống. Trong bối cảnh bài thơ Thơ duyên của Xuân Diệu, ta có thể hiểu chữ duyên ở đây là chỉ sự gắn kết, gắn bó, hòa hợp giữa vạn vật.
Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.
Trả lời:
1.
“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.”
- Nội dung: Hình ảnh '' ríu rít cạp chim chuyên'','' trời xanh ngọc'', miêu tả một khung cảnh vui vẻ, rộn rã với ''tiếng huyền''.Màu sắc gợi lên cảm giác trong xanh cùng với động từ "đổ" tạo cảm giác dứt khoát, lan tràn. Cụm từ "thu đến" như một tiếng reo vui mừng, phấn khích cho mơ ước bấy lâu giờ đã thành hiện thực.
- Cách gieo vần ở vần ''uyên'' : duyên, chuyền, huyền. Đây là vần bằng. Cách gieo vần tạo co khổ thơ nhịp điệu nhẹ nhàng, êm ái
- Các từ láy được sử dụng như '' ríu rít'',''nơi nơi'' diễn tả một không bừng sáng, vui vẻ muôn nơi
"Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần."
Nội dung: Càng chìm dần vào chiều thu, sương càng rơi xuống nhiều. "Hoa lạnh" vì có thể do "đẫm sương" hoặc do cơn gió nào đó. Chiều mùa thu bắt đầu lạnh làm cho người đọc cũng mang chút gì xao xuyến, bâng khuâng.
- Khổ thơ nhiều vần trắc , thể hiện sự hối hả, gấp gáp hơn so với khổ 1
- Khổ bốn mang đến cho độc giả cảnh thu trên không gian rộng lớn. Hoạt động của thiên nhiên cũng dần dồn dập, nhanh chóng hơn. Từ láy "gấp gấp" tạo cảm giác hối hả, thúc giục
Câu 3 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ. Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Khổ thơ
Sắc thái thiên nhiên
Duyên tình “anh” - “em”
Khổ...
Khổ...
...
Trả lời:
Khổ thơ
Sắc thái thiên nhiên
Duyên tình “anh” - “em”
1
- Không gian là buổi "chiều mộng" - lãng mạn, êm ái hòa vào đó "thơ trên nhánh duyên" gợi nên khung cảnh trữ tình.
- Màu sắc là một mày xanh tươi vui, rộn rã
- Hài hòa, tuyệt đẹp
2
- Cảnh nắng chiều ở đây mang nét mạnh mẽ hơn cảnh nắng ở khổ 1
- "Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.’’ - Có một sự rung động đến từ trái tim. Trên con đường đó, mọi rung động nhỏ nhất của cảm xúc bị phát hiện, bất kể người ta có cố gắng giấu chúng bằng cách nào đi nữa
4
- Chiều thu tàn, không gian mở rộng, bắt đầu trở nên gấp gáp hơn. Trời trở nên lạnh hơn
- Xao xuyến, bâng khuâng, có chút lo lắng trước sự giá lạnh, cô đơn
5
- Sự êm ả của mùa thu, tĩnh lặng như chẳng có gì đặc biệt
- Hòa hợp tự nhiên, cảm nhận về hạnh phúc với mức độ cao nhất
Câu 4 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cảm xúc của “anh”/“em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.
Trả lời:
- Thiên nhiên chiều thu như thúc đẩy, hòa hợp trong cảm xúc cùng “anh” và “em”.
- Sự hòa hợp từ thiên nhiên cho đến con người làm chữ duyên của bài thơ trở nên đặc sắc hơn.
- Từ những cảm xúc lâng lâng, rạo rực trước nuổi ắng chiều chiều thu cho đến bâng khuâng, lo lắng, bồi hồi trước cảnh chiều tà kèm gió se se lạnh, mối duyên tình như được vẽ theo từng khu bậc cảm xúc.
- Sự hòa hợp, gắn kết nhất ''Lòng anh thôi đã cưới lòng em''.
Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Trả lời:
- Chủ thể trữ tình xuyên suốt bài thơ chính là ''anh''. Từng khổ thơ là những cảm xúc của nhân vật trữ tình đối với tình yêu, được miêu tả qua khung cảnh thiên nhiên chiều thu.
- Tình yêu, rung động trong tình yêu chính là cảm hứng chủ đạo mà Xuân Diệu đưa vào.
- Chữ duyên, chữ tình được khắc họa dựa trên những thay đổi của thiên nhiên, từ lúc nắng lên cho tới lúc chiều tàn
Câu 6 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).
Trả lời:
Nét độc đáo trong của Xuân Diệu trong việc miêu tả mùa thu ở Thơ Duyên chính là việc nhìn, tả cảnh vật qua con mắt của một tâm hồn dạt dào cảm xúc, biết rung động trước tình yêu. Thiên nhiên, vốn dĩ không phải là hiện tượng mới mẻ trong thơ, nếu không nói đã là thi liệu có từ rất lâu đời trong văn học. Các nhà thơ trung đại cũng đã có thủ pháp tả cảnh ngụ tình, hoặc đều hướng lòng mình vào vạn vật để soi rọi, để tỏ bày. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan..., đều đã có nhiều bài thơ hay trong đó mượn cảnh để nói tình rất đặc sắc. Tuy nhiên, đến với Thơ duyên của Xuân Diệu, ta lại cảm nhận được thiên nhiên với những sắc màu khác nhau, những tâm trạng với niềm vui và nỗi buồn đều mới, mang một nét gì đó trẻ trung, sôi nổi nhưng vẫn có một nét trầm lặng.
Như cảnh chiều thu sinh động tràn ngập âm thanh và sắc màu sự sống ở khổ đầu
''Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.''
Dường như thi nhân không nhìn trời thu bằng mắt mà đang nhìn bằng hồn vía say sưa, nên cảnh vật cứ lung linh trong vẻ duyên dáng đa tình mà lâng lâng cảm xúc: "con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu; lả lả cành hoang, nắng trở chiều", để từ "cái cớ" thiên nhiên ấy, nhà thơ dẫn người đọc vào câu chuyện tình tứ rất duyên, dẫu chưa phải là chuyện tình yêu đôi lứa.
Hay như cảnh chiều tà ở khổ bốn
"Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần"
Đến khổ thơ này Xuân Diệu lại bày tỏ một nỗi bồi hồi, thương nhớ, xao xuyến. Mây bay gấp gấp, chim sải cách rộng bay. Tất cả tạo nên một bức tranh chiều ta qua rung cảnh của nhà thơ: hối hả nhưng vẫn mang màu sắc của mùa thu. Chỉ la xao xuyến, bồi hồi hơn.
- Thiên nhiên quanh ta ẩn chứa vô vàn những điều thú vị và bất ngờ:
-
I. Tác giả văn bản Thơ duyên
- Xuân Diệu (1916 - 1985), tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu.
- Quê quán: Quê nội ở Hà Tĩnh, Quê ngoại ở Bình Định.
- Làm thơ khi còn rất sớm, nổi tiếng với phong trào Thơ Mới.
- Phong cách nghệ thuật: dồi dào những rung động tươi mới, tràn trề tình yêu, niềm khát khao giao cảm với đời.
- Tác phẩm chính: Thơ thơ, Gửi hương cho gió,…
II. Tìm hiểu tác phẩm Thơ duyên
- Thể loại: Thơ mới 7 chữ
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In trong Tuyển tập thơ Xuân Diệu
III. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
IV. Bố cục:
- Đoạn 1: 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên
- Đoạn 2: 6 câu thơ tiếp: Vương quốc của tình yêu
- Đoạn 3: 4 câu thơ tiếp: Cảnh thiên nhiên li tán
- Đoạn 4: 4 câu thơ cuối: Cắt nghĩa của tác giả về tình yêu
V. Giá trị nội dung:
- Sự xúc động trước cuộc giao duyên huyền diệu của cả thế gian này,
- Sự hoà quyện của ba mối tơ duyên chính thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiên nhiên và con người với con người.
VI. Giá trị nghệ thuật:
- Tính nhạc trong thơ
- Chất văn xuôi trong thơ
- Tượng trưng siêu thực
VII. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thơ duyên
Bức tranh thiên nhiên
- Ngay từ câu thơ đầu này, Xuân Diệu đã sẵn sàng làm “mất đi một tí rõ ràng để được thêm rất nhiều thơ mộng” - tức là thủ pháp mơ hồ hoá
- Cành hoang như lả mình vào nắng, trong khi nắng ý tứ né mình gượng tránh, chưa muốn đón nhận một cử chỉ lả lơi, mà thi sĩ diễn tả bằng cái điệu đến là yêu kiều “nắng trở chiều”.
- Vương quốc của tình yêu
- Hai chữ buổi ấy và lần đầu đánh dấu một đột biến trong tâm hồn.
- Kiểu xưng hô đĩnh đạc của một tình nhân cũng bắt đầu tiếm quyền: Ta - Bạn thành Anh - Em.
=> Trong cuộc hoà thơ của sự sống ấy, anh với em như một cặp vần.
Cảnh thiên nhiên li tán
- Gợi tình thì đôi chim ríu rít, gợi buồn lại chỉ có một con cò.
=> Thiên nhiên của những cặp đôi đã nhường chỗ cho thiên nhiên của li tán chia rời
- Sự phân lập có chủ ý giữa hai cảnh sắc là mảnh vườn tình ái và hoang mạc vô liêu
=> Trống trải, người ta cần nương tựa; lạnh lẽo, người ta cần hơi ấm; lẻ loi người ta cần có đôi
4 câu thơ cuối: Cắt nghĩa của tác giả về tình yêu
- Chữ thôi đã nói cái thế không thể cưỡng lại, không thể còn đảo ngược, một sự đã rồi.
- Chữ cưới lòng nói được một cuộc đính ước ngầm, một cuộc hôn nhân bí mật của hai tâm hồn.
=> Diễn tả được cái trạng thái tế nhị Tình trong như đã mặt ngoài còn e của những cặp uyên ương.
* Trước khi đọc:
Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Chân trời sáng tạo):
Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện thú vị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.
Trả lời:
Thiên nhiên quanh ta có rất nhiều những thú vị, những ngày mùa hạ oi bức, những ngày mùa thu thời tiết nhẹ nhàng, mát mẻ, nhưng ngày mua đông có tuyết rơi và lanh, mùa xuân thời tiết trong lành, cây cối đâm trồi nảy lộc.
Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Trong hình dung của bạn, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu, đường nét đặc trưng nào?
Trả lời:
- Trong hình dung của tôi, bức tranh mùa thu sẽ có những nét đặc trưng sau:
- Hình ảnh: có lá vàng rơi, nhẹ nhàng
- Màu sắc: màu vàng sẽ là màu chủ đạo xuất hiện nhiều nhất vào mùa thu.
- Đường nét, không gian thu thanh mát mẻ, dịu dàng.
* Đọc văn bản
Theo dõi: Lưu ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
Từ ngữ chỉ mối quan hệ: ''Cặp chim chuyền''. Đây là mối quan hệ có đôi có cặp, gắn bó với nhau.
Suy luận: Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1,2?
Trả lời: So với khổ 1,2, cảnh vật ở khổ 4 mang một màu sắc trầm hơn và có vẻ dồn dập, nhanh chóng hơn. Qua từ ''gấp gáp'', ta thấy được sự hối hả, thúc giục chứ không yên bình như ở khổ 1 và khổ 2
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Bài thơ cho thấy khung cảnh mùa thu đẹp đẽ, thơ mộng, tinh khôi và tươi mới, đầy sức sống qua cái nhìn của những người trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết, yêu đời, yêu người.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Bạn hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”?
Trả lời:
- Cách hiểu về từ “duyên”: nghĩa từ “duyên” rất phong phú: chỉ quan hệ vợ chồng, những gặp gỡ trong đời, quan hệ gắn bó như tự nhiên mà có, sự duyên dáng,…
- Cách hiểu về từ “duyên” trong Thơ duyên: Bức tranh thu ở đây là sự giao hòa, giao duyên tựa như tự nhiên mà có giữa thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiên nhiên và con người với con người. Thơ duyên nói về những duyên tình đẹp đẽ ấy.
Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.
Trả lời:
- Nét tương đồng: Đều là những bức tranh thiên nhiên miêu tả vẻ đẹp phong phú và giàu cảm xúc của mùa thu, thầm kín gợi lên khao khát lứa đôi.
- Nét khác biệt:
- Khổ thứ nhất: Bức tranh chiều thu tươi vui, trong ngần, mơ mộng với hình ảnh cặp chim chuyền ríu rít nơi vòm me, bầu trời thu xanh trong đang tuôn tràn ánh sáng ngọc qua kẽ lá và khúc giao hòa du dương của đất trời vào thu tựa như tiếng đàn lan tỏa dịu dàng, sâu lắng trong không gian
- Khổ thứ tư: Cảnh chiều thu chuyển sang thời khắc mới: “chiều thưa” với “sương xuống dần”. Các hình ảnh ở đây đều đơn lẻ, cô độc: áng mây, cánh chim… đang vội vã, “phân vân” tìm nơi chón của mình khi chiều lạnh dần buông.
Câu 3 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Chân trời sáng tạo):
Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ. Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Khổ thơ
Sắc thái thiên nhiên
Duyên tình “anh” – “em”
Khổ...
Khổ...
...
Trả lời:
Khổ thơ
Sắc thái thiên nhiên
Duyên tình “anh” - “em”
1
- Chiều thu tươi vui, trong sáng, hữu tình.
- Không gian thời gian gợi duyên tình.
2 và 3
- Con đường thu nhỏ nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió…mời gọi những bước chân đôi lứa.
- Nghe tiếng lòng mình, lòng nhau cùng rung động; sự gắn bó mặc nhiên, anh với em đã gắn bó như “một cặp vần”.
4
- Chiều thu sương lạnh xuống dần chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc…đều tìm về nơi chốn của mình
- Bước chuyển sự sống, không gian cuối buổi chiều, trước hoàng hôn
- Xao động tâm hồn, gợi nhắc thôi thúc kết đôi
5
- Mùa thu đến rất nhẹ, “thu lặng”, “thu êm”; không gian chan hòa sắc thu, tình thu
- Thu chiều hôm: lặng êm, ngơ ngẩn
- Sự xui khiến đầy ma lực: “kết duyên”.
- Trông cảnh chiều thu mà lòng “ngẩn ngơ” khiến: Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
Câu 4 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Chân trời sáng tạo):
Cảm xúc của “anh”/“em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.
Trả lời:
- “Anh” và “em” đều là những tâm hồn giàu cảm xúc, xao xuyến, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên chiều thu
- Chiều thu hữu tình, mọi vật đều có lứa đôi khiến con người cũng mong muốn có đôi có lứa. Khi chiều buông lạnh, những sinh linh cô độc cũng khao khát tìm nơi chốn của mình.
=> Cảm xúc của anh/ em trước thiên nhiên chiều thu đều có vai trò dẫn dắt, kết nối duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”
Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Chân trời sáng tạo):
Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Trả lời:
- Xác định chủ thể trữ tình trong bài Thơ duyên có hai dạng:
- Chủ thể ẩn: không xuất hiện trực tiếp, người đọc chỉ cảm nhận được có một ai đó (chủ thể) đang quan sát và bộc lộ cảm xúc.
- Chủ thể có danh xưng rõ ràng (anh)
=> Như vậy, hai chủ thể xuất hiện xen kẽ trong bài thơ, có lúc độc lập, có lúc hòa vào nhau.
Câu 6 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Chân trời sáng tạo):
Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).
Trả lời:
- Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua bài Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).
- Quan sát các câu thơ có miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa thu.
- Phân tích một vài hình ảnh thiên nhiên mà mình có ấn tượng sâu sắc nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên.
- Có thể lấy đoạn thơ
“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
La lả cành hoang nắng trở chiều
…
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân”
- Khung cảnh chiều thu vui tươi, trong sáng, hữu tình huyền diệu
- Con đường thu được tác giả miêu tả nho nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió… mời gọi những bước chân đôi lứa
- Sang khổ thơ thứ tư chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc, đều tìm về nơi chốn của mình.
- Các từ láy xiêu xiêu, nho nhỏ, gấp gấp, phân vân làm cho nhịp điệu bài thơ uyển chuyển, bay bổng.
-
Tác giả tác phẩm: Thơ duyên - Ngữ văn 10
I. Tác giả
1.Tiểu sử
- Xuân Diệu (1916- 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu.
- Quê: Can Lộc - Hà Tĩnh nhưng sống với mẹ ở Quy Nhơn.
- Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn
- Cuối năm 1940, ông vào Mĩ Tho (nay là Tiền Giang) làm viên chức tham tá thương chánh.
- Năm 1942, ông quay lại Hà Nội sống bằng nghề viết văn.
- Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh.
- Trong kháng chiến, Xuân Diệu di tản lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động văn nghệ cách mạng.
- Hòa bình lập lại, Xuân Diệu về sống và làm việc tại Hà Nội đến khi mất.
2. Sự nghiệp văn học
Phong cách sáng tác
- Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
- Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
- Di sản văn học
- Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)... Ngoài ra ông còn viết văn xuôi và tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học.
3. Vị trí và tầm ảnh hưởng
- Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
- Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn.
- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (1996).
II. Tác phẩm Thơ duyên
- Thể loại: Thể thơ thất ngôn (7 chữ)
- Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập Tuyển tập Xuân Diệu (thơ) - NXB Văn học, Hà Nội, 1986, tr 100 - 101)
- Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm
- Tóm tắt tác phẩm Thơ duyên
- Bài thơ nói về tình yêu nhưng ở đây là tình yêu với cuộc sống, con người, thiên nhiên vẻ đẹp và sự hòa hợp với đời chính điều đó làm nên cái hay trong bài Thơ Duyên của Xuân Diệu.
- Bố cục tác phẩm Thơ duyên
3 phần
- Đoạn 1: khổ 1,2: Khung cảnh một buổi chiều thu
- Đoạn 2: khổ 3: Sự hòa hợp trong tâm hồn nhà thơ
- Đoạn 3: khổ 4,5: Vạn vật trong thơ duyên trở nên có linh tính.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thơ duyên
Khung cảnh của một buổi chiều thu
- Nhìn vào buổi chiều thu nhà thơ thấy được một cái đẹp rất riêng.
- Đó là một buổi chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên.
- Ở đó có tiếng chim hót ríu vang, có màu xanh của lá cũng trở nên xanh hơn, có bầu trời tuyệt đẹp. Các yếu tố đó đã tổng hòa với nhau tạo thành một cái duyên, một cái thơ rất đẹp, đáng yêu, yêu kiều…
- Lúc này cả không gian đều được hiện ra trong vẻ đẹp tuyệt mĩ của mình.
- Nó như một âm thanh không nghe thấy được nhưng lại huyền diệu vô cùng. Từ đó mọi điều bình thường bỗng chốc trở nên khác thường và dẹp hơn.
- Sự hòa hợp trong tâm hồn của nhà thơ
- Con đường bé nhỏ ấy đã trở nên đẹp hơn và ngọn gió chiều cũng đã thổi se sẽ hơn. - Những cánh hoa lả xuống trước ngọn gió liêu xiêu. Sự hòa hợp trong chính tâm hồn.
- Từ nỗi yêu thương ấy đã làm nhà thơ muốn đi đến tận cùng tình cảm của mình. -àĐó là một điều rất lạ và cũng rất đỗi ngạc nhiên.
- Câu thơ cuối cùng với ý nghĩa là một cặp vần. Đó cũng chính là sự hòa hợp trọn vẹn của ngôn từ và âm thanh để tạo nên cái kỳ diệu trong thơ.
- Vạn vật trong Thơ duyên cũng trở nên có linh tính
- Khi nhận ra được sự thay đổi trong lòng mình nhà thơ đã nhìn ra vạn vật xung quanh.
- Tất cả đều đổi thay như được chinh phục bởi một sức mạnh diệu kỳ. Khi này vạn vật không còn vô tri, vô giác nữa mà đã trở nên có linh tính hơn.
- Chúng cũng biết yêu thương, xao động như những con người.
- Từ một đám mây, cánh cò, cánh chim, bông hoa đều có những sự trăn trở bên trong.
- Câu thơ này thể hiện được cái náo nức, phân vân của một thế hệ thơ mới, thế hệ của những nhà thơ hiện đại.
-
Đọc văn bản
Câu 1: Lưu ý các từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
Từ ngữ chỉ mối quan hệ: ''Cặp chim chuyền''. Đây là mối quan hệ có đôi có cặp, gắn bó với nhau
Câu 2: Trong khổ 4, cảnh vật hiện có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1,2 ?
Trả lời
So với khổ 1,2, cảnh vật ở khổ 4 mang một màu sắc trầm hơn và có vẻ dồn dập, nhanh chóng hơn. Qua từ ''gấp gáp'', ta thấy được sự hối hả, thúc giục chứ không yên bình như ở khổ 1 và khổ 2
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Sau khi đọc
Câu 1: Bạn hiểu thế nào về từ ''duyên'' trong nhan đề ''Thơ duyên'' ?
Bài giải:
Từ ''duyên'' hiểu theo lẽ thường là chỉ một mối nhân duyên giữa người với người, vật với vật. Trong bối cảnh bài thơ Thơ duyên của Xuân Diệu, ta có thể hiểu chữ duyên ở đây là chỉ sự gắn kết, gắn bó, hòa hợp giữa vạn vật
Câu 2: Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,..trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.
Bài giải:
1."Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền."
- Cách gieo vần ở vần ''uyên'' : duyên, chuyền, huyền. Đây là vần bằng. Cách gieo vần tạo co khổ thơ nhịp điệu nhẹ nhàng, êm ái
- Các từ láy được sử dụng như '' ríu rít'',''nơi nơi'' diễn tả một không bừng sáng, vui vẻ muôn nơi
- Không gian ''chiều mộng'' nên thơ trữ tình. Hình ảnh '' ríu rít cạp chim chuyên'','' trời xanh ngọc'', miêu tả một khung cảnh vui vẻ, rộn rã với ''tiếng huyền''.Màu sắc gợi lên cảm giác trong xanh cùng với động từ "đổ" tạo cảm giác dứt khoát, lan tràn
- Cụm từ "thu đến" như một tiếng reo vui mừng, phấn khích cho mơ ước bấy lâu giờ đã thành hiện thực.
2."Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần."
- Khổ thơ nhiều vần trắc , thể hiện sự hối hả, gấp gáp hơn so với khổ 1
- Khổ bốn mang đến cho độc giả cảnh thu trên không gian rộng lớn. Hoạt động của thiên nhiên cũng dần dồn dập, nhanh chóng hơn. Từ láy "gấp gấp" tạo cảm giác hối hả, thúc giục
''Chim ngang trời rộng'', chiều thu tàn , bầu trời như mở rộng hơn
- Càng chìm dần vào chiều thu, sương càng rơi xuống nhiều. "Hoa lạnh" vì có thể do "đẫm sương" hoặc do cơn gió nào đó. Chiều mùa thu bắt đầu lạnh làm cho người đọc cũng mang chút gì xao xuyến, bâng khuâng.
Câu 3: Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa ''anh'' và ''em'' có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ? Có thể trả lời dựa vào bảng sau ( làm vào vở)
Bài giải:
Khổ thơ
Sắc thái thiên nhiên
Duyên tình ‘’anh’’-‘’em’’
1
- Không gian là buổi "chiều mộng" - lãng mạn, êm ái hòa vào đó "thơ trên nhánh duyên" gợi nên khung cảnh trữ tình.
- Màu sắc là một mày xanh tươi vui, rộn rã
- Hài hòa, tuyệt đẹp
2
- Cảnh nắng chiều ở đây mang nét mạnh mẽ hơn cảnh nắng ở khổ 1
"Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.’’
- Có một sự rung động đến từ trái tim. Trên con đường đó, mọi rung động nhỏ nhất của cảm xúc bị phát hiện, bất kể người ta có cố gắng giấu chúng bằng cách nào đi nữa
4
- Chiều thu tàn, không gian mở rộng, bắt đầu trở nên gấp gáp hơn. Trời trở nên lạnh hơn
- Xao xuyến, bâng khuâng, có chút lo lắng trước sự giá lạnh, cô đơn
5
- Sự êm ả của mùa thu, tĩnh lặng như chẳng có gì đặc biệt
- Hòa hợp tự nhiên, cảm nhận về hạnh phúc với mức độ cao nhất
Câu 4: Cảm xúc của ‘’anh’’/’’em’’ trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành,phát triển duyên tình giữa ‘’anh’’ và ‘’em’’ ?
Bài giải:
Cảm xúc của ''anh'' và ''em ''trước thiên nhiên chiều thu như giúp phát triển mối duyên tình giữa ''anh'' và ''em''. Từ những cảm xúc lâng lâng, rạo rực trước nuổi ắng chiều chiều thu cho đến bâng khuâng, lo lắng, bồi hồi trước cảnh chiều tà kèm gió se se lạnh, mối duyên tình như được vẽ theo từng khu bậ cảm xúc để bước tới sự hòa hợp, gắn kết nhất ''Lòng anh thôi đã cưới lòng em''. Sự hòa hợp từ thiên nhiên cho đến con người làm chữ duyên của bài thơ trở nên đặc sắc hơn.
Câu 5: Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Bài giải:
- Chủ thể trữ tình xuyên suốt bài thơ chính là ''anh''. Từng khổ thơ là những cảm xúc của nhân vật trữ tình đối với tình yêu, được miêu tả qua khung cảnh thiên nhiên chiều thu. Tình yêu, rung động trong tình yêu chính là cảm hứng chủ đạo mà Xuân Diệu đưa vào. Chữ duyên, chữ tình được khắc họa dựa trên những thay đổi của thiên nhiên, từ lúc nắng lên cho tới lúc chiều tàn
Câu 6: Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên ( Có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ây)
Bài giải:
Nét độc đáo trong của Xuân Diệu trong việc miêu tả mùa thu ở Thơ Duyên chính là việc nhìn, tả cảnh vật qua con mắt của một tâm hồn dạt dào cảm xúc, biết rung động trước tình yêu. Thiên nhiên, vốn dĩ không phải là hiện tượng mới mẻ trong thơ, nếu không nói đã là thi liệu có từ rất lâu đời trong văn học. Các nhà thơ trung đại cũng đã có thủ pháp tả cảnh ngụ tình, hoặc đều hướng lòng mình vào vạn vật để soi rọi, để tỏ bày. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan..., đều đã có nhiều bài thơ hay trong đó mượn cảnh để nói tình rất đặc sắc. Tuy nhiên, đến với Thơ duyên của Xuân Diệu, ta lại cảm nhận được thiên nhiên với những sắc màu khác nhau, những tâm trạng với niềm vui và nỗi buồn đều mới, mang một nét gì đó trẻ trung, sôi nổi nhưng vẫn có một nét trầm lặng.
Như cảnh chiều thu sinh động tràn ngập âm thanh và sắc màu sự sống ở khổ đầu
''Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.''
Dường như thi nhân không nhìn trời thu bằng mắt mà đang nhìn bằng hồn vía say sưa, nên cảnh vật cứ lung linh trong vẻ duyên dáng đa tình mà lâng lâng cảm xúc: "con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu; lả lả cành hoang, nắng trở chiều", để từ "cái cớ" thiên nhiên ấy, nhà thơ dẫn người đọc vào câu chuyện tình tứ rất duyên, dẫu chưa phải là chuyện tình yêu đôi lứa. Hay như cảnh chiều tà ở khổ bốn:
"Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần"
Đến khổ thơ này Xuân Diệu lại bày tỏ một nỗi bồi hồi, thương nhớ, xao xuyến. Mây bay gấp gấp, chim sải cách rộng bay. Tất cả tạo nên một bức tranh chiều ta qua rung cảnh của nhà thơ: hối hả nhưng vẫn mang màu sắc của mùa thu. Chỉ la xao xuyến, bồi hồi hơn
- Cách gieo vần ở vần ''uyên'' : duyên, chuyền, huyền. Đây là vần bằng. Cách gieo vần tạo co khổ thơ nhịp điệu nhẹ nhàng, êm ái