Top 7 Bài soạn Sóng của Xuân Quỳnh (Ngữ văn 11 - Sách Cánh diều) hay nhất

Thai Ha 15 0 Báo lỗi

“Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách ... xem thêm...

  1. 1. Chuẩn bị

    Yêu cầu (trang 13 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1):

    - Nhớ lại những kiến thức về thơ đã học để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

    - Khi đọc hiểu bài thơ nói chung, các em cần chú ý:

    • Xác định được đề tài, chủ đề, nhân vật trữ tình, nội dung trữ tình,…(Lời của ai? Nói với ai? Nói về điều gì?,…)
    • Nhận biết và phân tích được tác dụng của các yếu tố hình thức: nhan đề, thể thơ, vần, nhịp, hình ảnh, ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật,…trong việc thể hiện nội dung.
    • Hiểu được thông điệp mà bài thơ muốn chuyển đến người đọc và ý nghĩa của thông điệp ấy đối với cuộc sống hiện nay.

    - Đọc trước văn bản Sóng; tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Xuân Quỳnh.

    Trả lời:

    - Đọc hiểu bài thơ:

    • Đề tài: tình yêu.
    • Chủ đề: mượn hình tượng sóng để diễn tả hình tượng tình yêu của con người.
    • Nhân vật trữ tình: người con gái đang yêu, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình.
    • Thể thơ: thơ năm chữ.
    • Nhịp điệu bài thơ Sóng: câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3; 3/1/1; 3/2.
    • Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, đối, ẩn dụ.
    • Thông điệp bài thơ: Dù tình duyên trắc trở thì hãy vẫn mạnh mẽ và vẫn khát khao như Xuân Quỳnh để đến được bến bờ tình yêu.

    - Tác giả Xuân Quỳnh: (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

    • Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Bà là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam với nhiều những tác phẩm thơ nổi tiếng và được nhiều người biết đến.
    • Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…
    • Nhà thơ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.

    - Hoàn cảnh sáng tác bài Sóng: được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

    - Nhịp điệu bài thơ Sóng: câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3; 3/1/1; 3/2.


    2. Đọc hiểu

    * Nội dung chính: Bài thơ nói về tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.


    * Trả lời câu hỏi giữa bài:

    Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý các trạng thái ngược của sóng và nguyên nhân sóng từ sông ra bể.

    Trả lời:

    • Các trạng thái trái ngược của sóng: Ồn ào - lặng lẽ, dữ dội - dịu êm.
    • Nguyên nhân sóng từ sông ra bể: khát vọng muốn vươn xa, thoát khỏi những gì chật chội, nhỏ hẹp và tầm thường.


    Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Hình tượng “sóng” gợi lên những suy nghĩ gì về tình yêu?

    Trả lời: Hình tượng “sóng” gợi lên những suy nghĩ về tình yêu: thể hiện mong muốn tìm được cội nguồn của tình yêu, lí giải được tình yêu, khát khao hiểu được tình yêu, hiểu được bản thân mình và hiểu được người mình yêu.


    Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tác dụng của biện pháp tu từ điệp (điệp từ ngữ và điệp cú pháp) trong bài thơ là gì?

    Trả lời: Nhấn mạnh dù ở bất cứ đâu, dù có muôn vàn những khó khăn, cách trở thì người con gái ấy vẫn thủy chung, son sắt một lòng với người mình yêu thương. Đồng thời làm cho những câu thơ có nhịp điệu, liên kết và gây ấn tượng hơn trong lòng người đọc.


    Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu.

    Trả lời: Khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu: được hòa mình vào cuộc đời, được sống trong “biển lớn tình yêu” với một tình yêu trường cửu, bất diệt với thời gian.


    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. I. Tác giả văn bản Sóng

    - Tên: Xuân Quỳnh (1942-1988).

    - Quê quán: Hà Tây, nay thuộc Hà Nội.

    - Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến.

    • Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội.
    • Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa của Đoàn văn công nhân dân Trung ương, là biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III.
    • Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
    • Năm 2007, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

    - Tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc (in chung), Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Tự hát, Hoa cỏ may, Bầu trời trong quả trứng, truyện thơ Truyện Lưu Nguyễn.

    - Phong cách nghệ thuật: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.


    II. Tìm hiểu tác phẩm Sóng

    1. Thể loại:

    Sóng thuộc thể loại thơ năm chữ


    2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

    • “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tê ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
    • Bài thơ in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.


    3. Phương thức biểu đạt:

    Văn bản Sóng có phương thức biểu đạt là biểu cảm.


    4. Ý nghĩa nhan đề:

    “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của nhân vật trữ tình. - “Sóng” và “em” là “em” và “sóng”. Hai hình tượng tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng.


    5. Bố cục bài Sóng:

    Sóng có bố cục gồm 4 phần:

    • Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng.
    • Phần 2 (2 khổ tiếp theo): Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu.
    • Phần 3 (3 khổ thơ tiếp theo): Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu.
    • Phần 4 (còn lại): Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt.

    6. Giá trị nội dung:

    • Bài thơ là sự cảm nhận về tình yêu từ hình tượng sóng với tất cả những sắc thái, cung bậc (nỗi nhớ, sự thủy chung, trắc trở) và cả khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu của một tâm hồn phụ nữ luôn chân thành, khát khao hạnh phúc.

    7. Giá trị nghệ thuật:

    • Hình tượng sóng đôi giúp nhà thơ diễn tả những cảm xúc khó nói trong tình yêu.
    • Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt phù hợp trong việc diễn tả các cung bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau.
    • Ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, dung dị, tinh tế.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Sóng

    1. Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng

    • Thủ pháp đối lập: dữ dội – dịu em, ồn ào – lặng lẽ.

    → Các cung bậc, sắc thái khác nhau của sóng cũng giống như những cung bậc tình cảm phong phú, những trạng thái đối cực phức tạp, đầy nghịch lí của người phụ nữu khi yêu.

    • Hình ảnh ẩn sụ, nhân hóa “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”: khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì chật chội, nhỏ hẹp, tầm thường.

    → Quan niệm mới về tình yêu: yêu là tự nhân thức, là vươn tới cái rộng lớn, cao xa.

    • Phép so sánh, liên tưởng “Ôi con sóng ngày xưa ... Bồi hồi trong ngực trẻ”: Lời khẳng định khát vọng tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt luôn luôn thường trực trong trái tim tuổi trẻ.

    2. Những suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu

    • Sử dụng dày đặc các câu hơi tu từ “Từ nơi nào sóng lên?”, “Gió bắt đầu từ đâu?”: thể hiện mong muốn muốn tìm được cội nguồn của tình yêu, lí giải được tình yêu, khát khao hiểu được tình yêu, hiểu được bản thân mình và hiểu được người mình yêu.
    • Câu trả lời “Em cũng không biết nữa”: Lời tự thú chân thành của người phụ nữ, đầy hồn nhiên, nữ tính. Tình yêu là bí ẩn, những trạng thái trong tình yêu luôn là những điều khó lí giải.

    3. Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái khi yêu

    - Nỗi nhớ là tình cảm chủ đạo, luôn thường trực trong trái tim những người đang yêu.

    • Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “dưới lòng sâu... trên mặt nước...”, “ngày đêm không ngủ được”.

    → Nỗi nhớ da diết, sâu đậm.

    • Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức: “Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức”.

    → Cách nói cường điệu nhưng hết sức hợp nhằm tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt của tác giả

    • Nghệ thuật nhân hóa, hóa thân vào sóng để “em” tự bộc lộ nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của mình.

    - Lòng thủy chung, son sắt của người con gái trong tình yêu:

    • “Em”: phương Bắc phương Nam – “Hướng về anh một phương”.

    → Lời thể thủy chung son sắt tuyệt đối.

    • “sóng”: ngoài đại dương → “Con nào chẳng tới bờ”.

    → quy luật tất yếu.

    • Lòng thủy chung là sức mạnh để tình yêu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tới với bến bờ hạnh phúc.

    ⇒ Lời khẳng định cho cái tôi của một con người luôn vững tin ở tình yêu.


    4. Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt

    • Sự nhạy cảm và lo âu của tác giả về cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian “Cuộc đời tuy dài thế ... Mây vẫn bay về xa”.
    • “Làm sao” gợi sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ.
    • Khát khao của người phụ nữ được hòa mình vào cuộc đời, được sống trong “biển lớn tình yêu” với tình yêu trường cửu, bất diệt với thời gian.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Câu 1 trang 13 Ngữ văn 11 Tập 1: Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Xuân Quỳnh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sóng qua các nguồn khác nhau như sách, báo, internet,…lựa chọn, ghi chép một số thông tin giúp cho việc đọc hiểu bài thơ.

    Trả lời:

    - Tác giả Xuân Quỳnh:

    • Xuân Quỳnh sinh năm 1942, mất năm 1988, tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
    • Quê quán: La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội).
    • Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội.
    • Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
    • Năm 2007, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
    • Phong cách thơ: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.
    • Tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc (in chung), Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Tự hát, Hoa cỏ may, Bầu trời trong quả trứng, truyện thơ Truyện Lưu Nguyễn.

    - Hoàn cảnh sáng tác:

    • Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
    • Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào.

    Câu 2 trang 13 Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc trước bài thơ Sóng, lưu ý nhịp điệu bài thơ.

    Trả lời:

    • Nhịp thơ thường nhẹ nhàng, gợi dư âm sóng biển:

    Dữ dội / và dịu êm (2/3)

    Ồn ào / và lặng lẽ (2/3)

    Sông / không hiểu nổi mình (1/4)

    Sóng / tìm ra tận bể (1/4)


    Câu 3 trang 13 Ngữ văn 11 Tập 1: Em biết những bài thơ nào khác của Xuân Quỳnh. Ấn tượng của em về Xuân Quỳnh qua những bài thơ đó.

    Trả lời:

    • Bài thơ: Tuổi ngựa (trang 149, SGK Tiếng Việt 4, tập một); Tiếng gà trưa (trang 49, SGK Ngữ văn 7, tập một).
    • Ấn tượng: Hướng nhiều về nội tâm như: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình,…Những câu thơ của Xuân Quỳnh giàu tình cảm và sự tinh tế.

    *Trong khi đọc

    Câu 1 trang 14 Ngữ văn 11 Tập 1: Chú ý các trạng thái trái ngược của sóng và nguyên nhân sóng từ sông ra bể.

    Trả lời:

    - Trạng thái trái ngược của sóng:

    Dữ dội và dịu êm

    Ồn ào và lặng lẽ

    • Các cung bậc, sắc thái khác nhau của sóng cũng giống như những cung bậc tình cảm phong phú, những trạng thái đối cực phức tạp, đầy nghịch lí của người phụ nữ khi yêu.

    - Nguyên nhân sóng từ sông ra bể:

    Sông không hiểu nổi mình

    Sóng tìm ra tận bể

    • Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì chật chội, nhỏ hẹp, tầm thường.

    → Quan niệm mới về tình yêu: Yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái rộng lớn, cao xa, phù hợp với mình, vẫy vùng trong sự tự do và hạnh phúc.


    Câu 2 trang 14 Ngữ văn 11 Tập 1: Hình tượng sóng gợi lên những suy nghĩ gì về tình yêu?

    Trả lời:
    Ôi con sóng ngày xưa

    Và ngày sau vẫn thế

    Nỗi khát vọng tình yêu

    Bồi hồi trong ngực trẻ

    • Tình yêu vẫn luôn là nỗi khát khao, là khát vọng của tuổi trẻ, nó làm bồi hồi, xao xuyến rung động trái tim của lứa đôi, của con trai con gái, của em và anh.
    • Tình yêu cũng như sóng mãi mãi trường tồn vĩnh hằng với thời gian.

    → Lời khẳng định khát vọng tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt luôn luôn thường trực trong trái tim tuổi trẻ.


    Câu 3 trang 14 Ngữ văn 11 Tập 1: Nỗi nhớ trong tình yêu được thể hiện như thế nào qua hình tượng “sóng”?

    Trả lời:

    Con sóng dưới lòng sâu

    Con sóng trên mặt nước

    Ôi con sóng nhớ bờ

    Ngày đêm không ngủ được

    Lòng em nhớ đến anh

    Cả trong mơ còn thức

    - Nghệ thuật tương phản:

    • “dưới lòng sâu”; “trên mặt nước”.
    • "ngày” – “đêm”.

    - Nghệ thuật nhân hóa: “ngày đêm không ngủ được”.

    → Diễn tả nỗi nhớ dạt dào, triền miên của sóng với bờ cũng là nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của người phụ nữ khi yêu. Nỗi nhớ tràn vào cả cõi vô thức.


    Câu 4 trang 15 Ngữ văn 11 Tập 1: Chú ý khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu.

    Trả lời:

    Làm sao được tan ra

    Thành trăm con sóng nhỏ

    Giữa biển lớn tình yêu

    Để ngàn năm còn vỗ.

    “Làm sao” gợi sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ.

    → Khát vọng của người phụ nữ được hòa mình vào cuộc đời, được sống trong “biển lớn tình yêu” với một tình yêu trường cửu, bất diệt với thời gian.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. I. Câu hỏi trong bài học

    CÂU HỎI GIỮA BÀI

    Câu 1: Hình tượng "sóng" gợi lên hững suy nghĩ gì về tình yêu?

    Câu 2: Nỗi nhớ trong tình yêu được thể hiện như thế nào qua hình tượng "sóng"?


    CÂU HỎI CUỐI BÀI

    Câu 1: Em có nhận xét gì về nhịp điệu, âm điệu của bài thơ? Nhịp điệu, âm điệu đó được gợi lên từ những yếu tố nào?

    Câu 2: Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợi tả với những biểu hiện khác nhau. Hãy chỉ ra những biểu hiện đó.

    Câu 3: Giữa tâm trạng người phụ nữ đang yêu và những trạng thái của sóng có sự tương đồng. Hãy phân tích sự tương đồng đó và nhận xét về mối quan hệ giữa hình tượng “sóng” và hình tượng “em” trong bài thơ.

    Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ trong bài thơ.

    Câu 5: Nêu cảm nhận của em về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng.

    Câu 6: Người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và khác mới so với người phụ nữ trong ca dao và văn học trung đại mà em được biết?

    Câu 7: Trong văn học có nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó, đồng thời so sánh với bài Sóng để thấy được những sáng tạo đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh.

    Trả lời:

    CÂU HỎI GIỮA BÀI

    Câu 1: Hình tượng "sóng" gợi lên suy nghĩ về tình yêu: Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn: khát vọng được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu. Đó cũng là khát khao chia sẻ và tan tình yêu nhỏ bé với tình yêu chung rộng lớn của cuộc đời.


    Câu 2: Nỗi nhớ trong tình yêu được thể hiện qua hình tượng "sóng": Sóng thể hiện trạng thái của tình cảm và riêng với tình yêu thì con sóng phải mang một sắc thái đặc biệt. Bản thân con sóng cũng có nhiều trạng thái biểu hiện: “dữ dội” rồi lại “dịu êm”, chợt “ồn ào” rồi lại “lặng”, nhưng tất cả đều là sóng. Tác giả dùng hình thái này của sóng để xây dựng nên hình tượng “em”. Lòng của “em” cũng như những con sóng, khi yêu lòng em cũng đầy sự biến hóa vô hồi, triền miền và bất tận cũng như nhịp điệu của sóng.


    CÂU HỎI CUỐI BÀI

    Câu 1: Nhận xét:

    Âm điệu, nhịp điệu bài thơ xao xuyến, rộn ràng, được tạo bởi:

    Câu thơ ngắn, thể thơ 5 chữ
    Nhịp thơ thường nhẹ nhàng, gợi dư âm sóng biển:
    Dữ dội / và êm dịu (2/3)
    Ồn ào / và lặng lẽ (2/3)
    Sông / không hiểu nổi mình (1/4)
    Sóng / tìm ra tận bể (1/4)
    Vần thơ: vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau.

    Câu 2: Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợi tả với những biểu hiện khác nhau: “Sóng” là sóng biển - đúng như vậy, bài thơ đã cho thấy rõ - nhưng càng đúng hơn, “sóng” ở đây là sóng tình - điều này càng sâu sắc, thấm thía hơn trong thi phẩm. Xuân Quỳnh đã dùng sóng biển để nói lên sóng tình, lấy một hiện tượng của thiên nhiên để giãi bày một tình cảm của lòng người.


    • Hình tượng sóng được gợi lên từ âm hưởng sóng biển - dạt dào, nhàng của thể thơ 5 chữ. Song song cùng hình tượng “sóng" là “em" hình tượng đẹp đẽ để diễn tả tình yêu.

    • Ở khổ 1 và 2, sóng được đặt trong trạng thái đối cực, gợi sự liên tưởng đến trạng thái tâm lí của tình yêu
    • Phép liệt kê của Xuân Quỳnh đã truyền cho người đọc có thêm nhiều cảm nhận về tính phong phú của sóng và nhiều gương mặt đặc điểm tính cách. Khi “ dữ dội ồn ào” lúc biển động bão tố, phong ba nổi lên vỗ sóng lúc lại “dịu êm, lặng lẽ” khi biển lặng, bình minh lên nhẹ nhàng sóng vỗ.
    • Dù phong phú về tính cách như thế nào “sóng” vẫn được quy chiếu về hai mặt đối lập nhau trong một chỉnh thể thống nhất là biển cả.
    • Sóng được diễn tả dưới nhiều cung bậc hình thức, nghệ thuật đối lập để thấy được những trạng thái của sóng biển và đồng thời cũng ẩn dụ thể hiện cho những cung bậc cảm xúc khác nhua khi yêu lúc giận hờn, lúc lại yêu thương của người con gái.
    • Khổ 3 và 4, từ hình tượng sóng nhà thơ đã nhận thức về tình yêu mình - Tình yêu sánh ngang biển lớn, sáng ngang cuộc đời:

    Sóng bắt đầu từ gió

    Gió bắt đầu từ đâu

    Em cũng không biết nữa

    Khi nào ta yêu nhau


    Với hình thức nghi vấn, nhà thơ thể hiện nỗi băn khoăn đi tìm cội nguồn của sóng, của tình yêu nhưng bất lực. Hai câu thơ cuối là lời thú tội hồn nhiên nhưng sâu sắc. Đó chính là quy luật của tình yêu.

    • Khổ 5 và 6: Nỗi nhớ trong tình yêu được diễn tả bằng những liên tưởng so sánh, độc đáo thú vị:
      Ôi con sóng nhớ bờ

    Ngày đêm không ngủ được

    Lòng em nhớ đến anh

    Cả trong mơ còn thức


    • Nỗi nhớ trong lòng người con gái đang yêu là thường trực: khi thức, ngủ, da diết, mãnh liệt:

    Lúc nào em cũng nghĩ

    Hướng về anh một phương

    Con nào chẳng tới bờ

    Dù muôn ngàn cách trở

      Cứ thế, “sóng” và “em” xoắn xuýt sóng đôi, cộng hưởng với nhau trong suốt bài thơ, qua nhiều cung bậc của tình yêu, để rồi cuối cùng nhập vào nhau, hòa tan với nhau ở khổ thơ kết thúc:
      Làm sao được tan ra

      Thành trăm con sóng nhỏ

      Giữa biển lớn tình yêu

      Để ngàn năm còn vỗ

      • Đó chính là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ qua hình tượng “sóng” của Xuân Quỳnh.


      Câu 3: Phân tích sự tương đồng giữa tâm trạng người phụ nữ đang yêu và những trạng thái của sóng:

      Có hai hình tượng luôn song hành cùng nhau đó là sóng và em. Có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một. Hình tượng này tuy hai mà một. Những đặc tính của sóng cũng giống như tâm trạng của người con gái trong tình yêu. Kết cấu này đã làm tăng hiệu quả của sự nhận thức và khám phá của chủ thể trữ tình về một tình yêu thủy chung, bất diệt. Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của suy nghĩ và cảm xúc: cô gái nhìn ra biển cả, nhân quan sát sóng biển, suy nghĩ về tình yêu, cô nhận thấy tình yêu cũng như sóng biển, đa dạng và biến hóa, mạnh mẽ và thủy chung. Rồi cô ước ao hóa thành cong sóng nhỏ để ngàn năm hát cùng "biển lớn tình yêu".

      Câu 4: Biện pháp tu từ trong bài thơ: điệp ngữ: "con sóng", đối: "lòng sâu- mặt nước" "ngày- đêm", "mơ- thức", ẩn dụ: con sóng là em, bờ là anh, nhân hóa. Rất nhiều thủ pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho đoạn văn. Bên cạnh đó, nó cho thấy được nỗi lòng người con gái khi yêu với đủ cung bậc, với đủ những xốn xang trong lòng. Tất cả hòa quyện cho thấy một tình yêu trải qua những chông gai, trắc trở và nỗi nhớ tha thiết của người con gái khi yêu.


      Câu 5: Cảm nhận của em về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng: Bài thơ đã thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong sáng, cao thượng. Nó vừa mang nét đẹp tình yêu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa có nét táo bạo, chủ động đến với tình yêu của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.


      Câu 6: Người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm tương đồng và khác mới so với người phụ nữ trong ca dao và văn học trung đại mà em được biết: Tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ Sóng là tình yêu dạt dào, mãnh liệt và thủy trung. Tình yêu đó luôn khắc khoải hướng đến người mình thương. Tình yêu đó giống như tình yêu của những người phụ nữ xưa. Họ e ấp, chung thủy với tình yêu.

      Tình yêu của người con gái cũng rất cháy bóng, nó khao khát được thoát ra, vượt qua những khó khăn, tình yêu vượt qua mọi rào cản, biên giới. Đó là tình yêu của một người phụ nữ mang tư tưởng hiện đại. Họ mạnh mẽ và khao khát, chứng tỏ bản thân. Họ hiểu biết và có tầm nhìn xa trông rộng.


      Câu 7: Biển

      Anh không xứng là biển xanh

      Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

      Bờ cát dài phẳng lặng

      Soi ánh nắng pha lê...


      Bờ đẹp đẽ cát vàng

      Thoai thoải hàng thông đứng

      Như lặng lẽ mơ màng

      Suốt ngàn năm bên sóng...


      Anh xin làm sóng biếc

      Hôn mãi cát vàng em

      Hôn thật khẽ, thật êm

      Hôn êm đềm mãi mãi


      Đã hôn rồi, hôn lại

      Cho đến mãi muôn đời

      Đến tan cả đất trời

      Anh mới thôi dào dạt...


      Cũng có khi ào ạt

      Như nghiến nát bờ em

      Là lúc triều yêu mến

      Ngập bến của ngày đêm


      Anh không xứng là biển xanh

      Nhưng cũng xin làm bể biếc

      Để hát mãi bên gành

      Một tình chung không hết,


      Để những khi bọt tung trắng xóa

      Và gió về bay tỏa nơi nơi

      Như hôn mãi ngàn năm không thỏa,

      Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!

      (Xuân Diệu)

      Nếu bài thơ biển của Xuân Diệu giúp ta cảm nhận được sâu sắc một tình yêu được lồng vào khung trời biển khơi, thì bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh lại là những trạng thái cảm xúc đối cực, phức tạp của người phụ nữ khi yêu. Bài thơ của Xuân Quỳnh thể hiện sự nhạy cảm và lo âu của tác giả về cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian. Thể hiện sự băn khoăn, khắc khoải của nhân vật trữ tình muốn được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ. Đó khát khao của người phụ nữa được hòa mình vào cuộc đời, được sống hết lòng với biển tình yêu. Bài thơ Sóng đã thể hiện quan niệm mới về tình yêu: yêu là tự nhân thức, là vươn tới cái rộng lớn, cao xa. Qua đó là lời khẳng định khát vọng tình yêu cháy bỏng luôn thường trực trong trái tim tuổi trẻ.

      Hình minh hoạ
      Hình minh hoạ
    • * Trả lời câu hỏi cuối bài:

      Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Em có nhận xét gì về nhịp điệu, âm điệu của bài thơ? Nhịp điệu, âm điệu đó được gợi lên từ những yếu tố nào?

      Trả lời:

      - Nhận xét:

      • Âm điệu trong bài thơ là âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi vừa dữ dội vừa nhẹ nhàng.
      • Các câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3 (Dữ dội/và dịu êm - Ồn ào/và lặng lẽ); 3/1/1 (Em nghĩ về/anh/em); 3/2 (Em nghĩ về/ biển lớn – Từ nơi nào/sóng lên)
      • Các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau nối thừa tiếp câu trước tựa như những đợt sóng xô bờ, sóng tiếp sóng đầy dạt dào: dữ dội và dịu êm - ồn ào và lặng lẽ, con sóng dưới lòng sâu – con sóng trên mặt nước, dẫu xuôi về phương bắc – dẫu ngược về phương nam.

      Qua đó, ta thấy được bài thơ như một khúc hát âm vang vẫn ngân nga những giai điệu đắm say của nó trong những trái tim đang yêu. Xuân Quỳnh đã sống đắm say, đã yêu hết mình, đã khao khát rất mực chân thành trong những dòng thơ tình yêu đầy mê mải, thiết tha của mình.


      Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợi tả với những biểu hiện khác nhau. Hãy chỉ ra những biểu hiện đó.

      Trả lời:

      - Hình tượng sóng – bản chất và quy luật của người phụ nữ khi yêu:

      • Sóng mang trong mình những tính chất đối lập: dữ dội – dịu em, ồn ào – lặng lẽ, đó cũng là bản tính của phụ nữ khi yêu (mãnh liệt nhưng sâu lắng).
      • Sóng không bằng lòng sống ở một nơi chật hẹp, “không hiểu mình” nên luôn khát khao, quyết liệt “tìm ra tận bể” rộng lớn, đó là khát vọng vươn tới sự tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ.
      • Trước thời gian “ngày xưa – ngày sau”, những con sóng vẫn luôn dạt dào, sôi nổi, khát khao không gian bao la.
      • Cũng như sóng, trái tim của tuổi trẻ luôn khát khao tình yêu mãnh liệt, “bồi hồi trong ngực”, đó là quy luật vĩnh hằng.

      - Hình tượng sóng – những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu:

      • Xuân Quỳnh tìm kiếm nguồn cội của sóng “Từ nơi nào sóng lên”, đồng thời thể hiện sự trăn trở, muốn khám phá chính bản thân mình, người mình yêu và tình yêu (“em”, “anh”, “biển lớn”)
      • Nữ sĩ tự đặt câu hỏi và tự lí giải bằng quy luật của tự nhiên: “sóng bắt đầu từ gió ...” nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bí ẩn, khó lí giải.

      - Hình tượng sóng – nỗi nhớ, lòng thủy chung của người phụ nữ khi yêu:

      • Nỗi nhớ bờ của sóng bao trùm mọi phạm vi không gian: “dưới lòng sâu – trên mặt nước”, phạm vi thời gian “ngày - đêm”, biện pháp nhân hóa “không ngủ được” càng nhấn mạnh nỗi nhớ.
      • Không chỉ bày tỏ gián tiếp nỗi nhớ qua sóng mà người phụ nữ bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ của mình “lòng em nhớ đến anh”, nỗi nhớ luôn thường trực trong suy nghĩ, ăn sâu vào tiềm thức “cả trong mơ còn thức”.
      • Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.
      • Tấm lòng thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về “phương anh” bằng cả trái tim.
      • Quy luật tất yếu của “trăm ngàn con sóng” là tìm đến “bờ” dù có “muôn vời cách trở” cũng như người phụ nữ khi yêu luôn hướng đến người mình yêu, tìm kiếm tình yêu đích thực dù phải trải qua bao khó khăn thử thách.

      - Hình tượng sóng – khát vọng tình yêu vĩnh cửu:

      • Sóng là sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ về sự nhỏ bé của mình trước cuộc đời rộng lớn, sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô hạn, sự dễ đổi thay của lòng người trước dòng đời đầy biến động.
      • Ẩn sâu trong ý thơ vẫn là niềm tin, hi vọng mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng “Như biển kia dẫu rộng ... bay về xa.”
      • Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn: khát vọng được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu.

      Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phân tích sự tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những trạng thái của sóng trong bài thơ.

      Trả lời:

      - Sự tương đồng trạng thái giữa “sóng” và “em”:

      • Tình yêu của sóng khao khát tìm ra với biển lớn đến những thức đập, xô vỗ bờ,… Con sóng đang chứa đựng những nhịp điệu tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Con sóng dưới lòng sâu hay con sóng trên mặt biển đều diễn tả cái sâu thẳm, vời vợi của tình yêu con người.
      • Cái cồn cào, khắc khoải trong nỗi nhớ khôn cùng của em với anh được diễn tả bằng nỗi nhớ của sóng với bờ. Sóng không ngủ hay là em thao thức, sóng nhớ bờ hay trái tim em cồn cào, thao thức đập vì anh?
      • Biển không thể tách rời sóng, cũng như tình yêu của con người luôn tồn tại bất tử. Dù muôn vời cách trở sóng vẫn tìm đến bờ, giống như em nguyện dâng trọn đời cho anh. Bờ là nơi đến của sóng và anh là nơi đến của tình em.

      - Nhận xét: hai hình tượng luôn song hành cùng nhau, phản ánh lẫn nhau, nhưng có lúc lại hòa vào làm một. Những đặc tính của sóng cũng giống như tâm trạng của người con gái trong tình yêu. Hình tượng này soi chiếu vào nhau và cộng hưởng nghệ thuật với nhau, nhằm biểu đạt một cách trọn vẹn thế giới tâm tình người phụ nữ đang yêu. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu nhìn vào sóng để hiểu tận đáy lòng mình và nhờ con sóng biển mà biểu hiện những trạng thái tâm hồn mình trong tình yêu.


      Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ trong bài thơ.

      Trả lời:

      • Biện pháp tu từ đối lập, nhân hóa (khổ 1): “Dữ dội và dịu êm…Sóng tìm ra tận bể”. →mượn hình ảnh sóng để nói lên tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu, nó như những đợt sóng kia.
      • Biện pháp điệp cấu trúc “con sóng” (khổ 5) → Phép điệp sử dụng 3 lần như một điệp khúc của bản tình ca với những giai điệu da diết, như một ám ảnh thường trực về tình yêu và nỗi nhớ. Ba câu thơ gắn liền với hình ảnh sóng giống như những đợt sóng gối lên nhau.
      • Biện pháp tu từ ẩn dụ “ngực trẻ” (hai câu thơ cuối) → Trong suy ngẫm, liên tưởng của người phụ nữ đang yêu, mặt biển giống như lồng ngực cường tráng, trẻ trung của trời đất và sóng giống như nhịp đập trong trái tim rạo rực yêu đương của biển. Chữ trẻ mang đến cảm nhận về những nhịp sóng muôn đời cồn cào trào dâng mãnh liệt khiến cho biển muôn đời trẻ trung. Tình yêu cũng thế, nó đem đến sự trẻ trung, mạnh mẽ, nhiệt huyết của tuổi thanh xuân cho con người.

      Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Nêu cảm nhận của em về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng.

      Trả lời:

      Bài thơ đã thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu một cách chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong sáng, cao thượng. Đồng thời, nó vừa mang nét đẹp tình yêu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa có nét táo bạo, chủ động đến với tình yêu của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.


      Câu 6 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và mới so với người phụ nữ trong ca dao và văn học trung đại mà em biết?

      Trả lời:

      • Điểm tương đồng: người phụ nữ trong bài thơ và người phụ nữ trong ca dao và văn học trung đại đều thể hiện tình yêu mang nét đẹp truyền thống, với những cung bậc tình cảm, tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: nhân hậu, khao khát yêu thương và luôn hướng tới một tình yêu cao thượng, lớn lao.
      • Điểm khác nhau: người phụ nữ trong bài thơ Sóng thể hiện cái tôi trong tình yêu đầy mới mẻ, mạnh mẽ và hiện đại để khẳng định tin bất diệt vào tình yêu, bày tỏ khát vọng thành thực của bản thân rằng muốn được dâng hiến, sống hết mình cho tình yêu.

      Câu 7 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Trong văn học Việt Nam hiện đại, có nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó, đồng thời so sánh với bài Sóng để thấy được những sáng tạo đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh.

      Trả lời:

      - Một số bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu:

        • Bài thơ Sóng biển (Quốc Phương):

        Sóng bạc đầu...nhưng vẫn còn rất trẻ

        Cả muôn đời...luôn mạnh mẽ khát khao

        Giữa khơi xa…sóng chẳng thể khi nào

        Quên tình nghĩa...không vào bên bờ cát

        Cứ như thế…vẫn rì rào sóng hát

        Bản tình ca...khao khát được yêu thương

        Giữa khơi xa…thăm thẳm đến vô thường

        Lòng biển nhớ...những canh trường trăn trở

        Và như thế…bình minh đầy duyên nợ

        Sóng dâng trào...như sợ mất tình xưa

        Ôm vào lòng...chẳng biết thiếu hay thừa

        Mà mải miết…sớm trưa và vội vã

        Bờ cát vẫn..dành tình thương tất cả

        Dẫu muôn đời..sóng nghiêng ngả nơi đâu

        Từ bình minh..và những lúc đêm thâu

        Bờ với sóng..dẫu bạc đầu vẫn thế.


        • Bài thơ Chuyện tình biển và sóng (Trần Ngọc Tuấn):

        Có một lần biển và sóng yêu nhau,

        Người ta bảo biển là tình đầu của sóng.

        Sóng dữ dội vỡ bờ cát trưa nóng bỏng,

        Biển rì rầm hát mãi khúc tình ca.

        Có một lần sóng nông nổi đi xa,

        Bao kẻ đến và tỏ tình với biển.

        Biển sợ rằng sóng không về vĩnh viễn,

        Nên đành rằng hò hẹn với vầng trăng.

        Sóng trở về thế là biển ăn năn,

        Sóng đâu nợ để biển xanh kia vô tội.

        Tình chỉ đẹp khi không còn gian dối,

        Và bỏ đi kể từ đó không về.

        Có một lần anh đã kể em nghe.

        Chuyện tình yêu của chúng mình vốn không đơn giản,

        Anh phiêu lưu còn em thì lãng mạn,

        Và thời gian hò hẹn cũng mong manh.

        Sóng bạc đầu từ đó phải không anh?

        Còn biển kia vẫn xanh màu huyền bí?

        Không phải đâu em biển kia không chung thủy,

        Dẫu bạc đầu sóng vẫn mãi thủy chung.

        Anh dắt em giữa biển nghìn trùng,

        Nghe dã tràng kể chuyện xưa xa vắng.

        Dẫu không phải tình đầu em trong trắng,

        Chỉ mong anh một lòng với cổ tích biển ngày xưa!


        Qua các bài thơ nói mượn hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu, ta càng thấy rõ nét được những sáng tạo đặc sắc của Nhà thơ Xuân Quỳnh khi viết bài thơ Sóng: âm điệu tự nó tạo thành một hình tượng sóng, phù hợp với nhịp điệu tâm trạng của người con gái đang yêu; hồn thơ của Xuân Quỳnh luôn tự bộc lộ những khát vọng, những say đắm rạo rực, những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu.

        Hình minh hoạ
        Hình minh hoạ
      • *Sau khi đọc

        Câu 1 trang 15 Ngữ văn 11 Tập 1: Em có nhận xét gì về nhịp điệu và âm điệu của bài thơ? Nhịp điệu, âm điệu đó được gợi ra từ những yếu tố nào?

        Trả lời:

        Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ xao xuyến, rộn ràng, được tạo bởi các yếu tố:

        • Những câu thơ năm chữ ngắn gọn.
        • Nhịp thơ lúc nhịp nhàng, lúc dồn dập.
        • Vần thơ: Đa dạng, linh hoạt bằng các vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các đợt sóng nối tiếp nhau.

        Câu 2 trang 15 Ngữ văn 11 Tập 1: Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợi tả với những biểu hiện khác nhau. Hãy chỉ ra những biểu hiện đó.

        Trả lời:

        - Những biểu hiện của hình tượng “sóng”:

        • Trong khổ thơ 1 và 2, “sóng” được đặt trong những trạng thái đối cực: Dữ dội – dịu êm, ồn ào - lặng lẽ gợi sự liên kết trạng thái tâm lí của tình yêu.
        • Hành trình của sóng chính là khát vọng tìm cái rộng lớn, cao cả - biển cả.

        - Khát vọng chinh phục tình yêu, khát vọng muôn đời của con người.

        • Khổ 3 và khổ 4, hình tượng “sóng”, nhà thơ nhận thức về tình yêu của mình - tình yêu sánh ngang biển lớn, cuộc đời. Tác giả đặt câu hỏi hoài nghi, băn khoăn về nguồn cội của sóng, của tình yêu thương nhưng bất lực.
        • Khổ thơ 5 và 6: Nỗi nhớ trong tình yêu được so sánh bằng những liên tưởng độc đáo, thú vị: Nỗi nhớ trong lòng người con gái đang yêu: Thao thức khi ngủ, thức, da diết, mãnh liệt.
        • Trong nỗi nhớ da diết, nhà thơ thể hiện được sự thủy chung tuyệt đối, niềm tin son sắt vào tình yêu - cuộc sống, tình yêu nào cũng tới bến bờ hạnh phúc.
        • Khổ 8: Thể hiện sự lo âu, trăn trở: Sự khao khát hạnh phúc hiện tại, ý thức sâu sắc sự hữu hạn của đời người và sự mong manh bền chặt của tình yêu.
        • Khổ 9: Khát được hòa mình vào biển lớn, tình yêu và cuộc đời. Khát vọng sống hết mình cho tình yêu với sự hi sinh, dâng hiến.


        Câu 3 trang 15 Ngữ văn 11 Tập 1: Giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu và những trạng thái của sóng có sự tương đồng. Hãy phân tích sự tương đồng đó và nhận xét về mối quan hệ giữa hình tượng “sóng” và “em” trong bài thơ.

        Trả lời:

        a. Nét tương đồng là:

        - Bản tính và khát vọng:

        • Con sóng không chấp nhận không gian “sông” chật hẹp, “không hiểu” nổi sóng nên quyết liệt “tìm ra tận bể” khoáng đạt, để là chính mình.
        • Em cũng vậy, cũng khát khao tìm được tình yêu để được yêu thương và thấu hiểu, được là chính mình. Bản chất của sóng từ “ngày xưa” đến “ngày sau” vẫn không hề thay đổi. Đó cũng chính là khát vọng muôn đời của “em”: được sống trong tình yêu bằng cả tuổi trẻ.

        - Những nỗi niềm của em về sóng, về tình yêu:

        • Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu, “biển lớn” tình yêu.
        • “Em” băn khoăn về khởi nguồn của “sóng” rồi tự lý giải bằng quy luật của tự nhiên, nhưng rồi tự nhận thấy rằng khởi nguồn của sóng, thời điểm bắt đầu tình yêu thật bí ẩn.

        - Nỗi nhớ, lòng thủy chung:

        • “Sóng” nhớ đến bờ: nỗi nhớ bao trùm không gian (dưới lòng sâu - trên mặt nước), dằng dặc theo thời gian (ngày - đêm), nhớ đến “không ngủ được”.
        • “Sóng nhớ bờ” chính là “em” nhớ “anh”, nỗi nhớ của “em” cũng bao trùm không gian, thời gian, thậm chí thường trực trong tiềm thức, trong suy nghĩ “cả trong mơ còn thức”.

        - Khát vọng tình yêu vĩnh cửu: Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn bởi vậy “em” khát khao được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu. Đó cũng là khát khao của em được hiến dâng và hy sinh cho tình yêu muôn thuở.


        b. Nhận xét về mối quan hệ giữa “sóng” và “em”:

        - Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.

        • "Sóng" là một thực thể mang trong mình nhiều tính chất đối lập: “dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ”. Ẩn sâu hình ảnh "sóng" là hình ảnh “em”, bản tính của sóng chính là tâm trạng của “em” trong tình yêu.

        - Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời.

        • "Sóng" và "em" tuy hai nhưng là một, có khi phân tách có khi sóng đôi để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.

        Câu 4 trang 15 Ngữ văn 11 Tập 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ trong bài thơ.

        Trả lời:

        • Nhân hóa: “Sông không hiểu nổi mình”; “Sóng tìm ra tận bể”; “con sóng nhớ bờ”. Tác dụng: Nhân hóa trạng thái của sóng như tâm trạng của con người để bộc lộ được tâm trạng, nỗi nhớ của “em”, của người phụ nữ đang yêu. Đồng thời làm cho những câu thơ gợi hình gợi cảm hơn trong lòng người đọc.
        • Câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?”; “Gió bắt đầu từ đâu?”. Tác dụng: Nhấn mạnh mong muốn muốn tìm được cội nguồn của tình yêu, lí giải được tình yêu, khát khao hiểu được tình yêu, hiểu được bản thân mình và hiểu được người mình yêu. Đồng thời làm cho những câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn hơn trong lòng người đọc.
        • Điệp cấu trúc: “Dẫu xuôi về phương Bắc/Dẫu ngược về phương Nam”. Tác dụng: Nhấn mạnh dù ở bất cứ đâu, dù có muôn vàn những khó khăn, cách trở thì người con gái ấy vẫn thủy chung, son sắt một lòng với người mình yêu thương. Đồng thời làm cho những câu thơ có nhịp điệu, liên kết và gây ấn tượng hơn trong lòng người đọc.

        Câu 5 trang 15 Ngữ văn 11 Tập 1: Cảm nhận của em về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng.

        Trả lời: Tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu:

        • Tâm hồn sôi nổi, mạnh mẽ, khao khát yêu thương.
        • Là người thấu hiểu, chung thủy với tình yêu.
        • Tâm hồn bộc trực, thành thực bày tỏ tình yêu nhưng vẫn đầy nữ tính, chung thủy.

        → Tâm hồn đó có những đặc điểm vừa sôi nổi dữ đội, lại vừa dịu êm dịu dàng. Một trái tim luôn khao khát yêu thương nhưng cũng nhiều trăn trở lo âu. Người phụ nữ vừa mang vẻ đẹp truyền thống lại hiện đại.


        Câu 6 trang 15 Ngữ văn 11 Tập 1: Người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và khác mới so với những người phụ nữ trong ca dao, văn học trung đại mà em biết?

        Trả lời:

        a. Điểm tương đồng: Đều thể hiện được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: Nỗi nhớ trong tình yêu; Sự thủy chung, son sắt trong tình yêu; Sự dịu dàng, đằm thắm, duyên dáng, giàu nữ tính trong tình yêu.

        b. Điểm khác biệt:

        • Trong ca dao, văn học trung đại: Người phụ nữ khi yêu thời xưa không dám bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp mà thông qua hoàn toàn sự vật như khăn, đèn, mắt,…

        Khăn thương nhớ ai,

        Khăn rơi xuống đất.

        Khăn thương nhớ ai,

        Khăn vắt lên vai.

        Khăn thương nhớ ai,

        Khăn chùi nước mắt.

        Đèn thương nhớ ai,

        Mà đèn không tắt.

        Mắt thương nhớ ai,

        Mắt ngủ không yên.


        • Trong bài thơ Sóng: Người phụ nữ khi yêu trong bài thơ Sóng biết chủ động, trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ; Sự mãnh liệt, táo bạo trong tình yêu; Tình yêu hòa tan vào biển lớn của cuộc đời.

        → Khác với người phụ nữ xưa, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh cũng giống như con sóng. Họ chủ động và táo bạo trong tình yêu. Họ không còn cam chịu, nhẫn nhục nữa mà sẽ vượt qua rào cản để tìm lấy một tâm hồn đồng điệu cho mình. Thể hiện được sự dứt khoát, tự tin, quyết liệt của người phụ nữ trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc đích thực của đời mình.


        Câu 7 trang 15 Ngữ văn 11 Tập 1: Trong văn học có rất nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu. Hãy sưu tầm những câu thơ và bài thơ đó, đồng thời so sánh với bài Sóng để thấy được sự sáng tạo của Xuân Quỳnh.

        Trả lời:

        - Các bài thơ:

        • Biển (Xuân Diệu).
        • Khúc thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa).
        • Chuyện tình biển và sóng (Trần Ngọc Tuấn).
        • Biển, núi, em và sóng (Đỗ Trung Quân).

        - Điểm khác biệt:

        • Nhân vật trữ tình: Trong hầu hết các bài thơ có hình tượng “sóng” và “biển” nói về tình yêu đều là lời của chàng trai nói với người mình yêu. Chàng trai bộc lộ hết nỗi lòng, tình cảm của mình với người con gái. Còn trong thơ Xuân Quỳnh đó là tâm trạng, nỗi nhớ của người con gái với người mình yêu.

        → Thể hiện sự chủ động trong tình yêu không nhất thiết phải từ phía con trai mà các cô gái cũng có thể chủ động tìm kiếm hạnh phúc của bản thân.

        • Hình ảnh ẩn dụ: Nếu ở các bài thơ khác, hình tượng “sóng” là tượng trưng cho con trai – cuộc đời đầy những phiêu lưu, tìm kiếm đến tự do, khát vọng to lớn còn hình tượng “biển” là đại diện cho cô gái chung thủy, dịu dàng. Nhưng với Xuân Quỳnh thì vị trí được đảo ngược lại. Người con gái sẽ là những con sóng vươn mình từ sông ra biển để tìm đến tự do, đến với hạnh phúc, người con trai sẽ là biển, là tình yêu vĩnh cửu, là hạnh phúc mãi mãi.

        → Thể hiện sự chủ động trong tình yêu không nhất thiết phải từ phía con trai mà các cô gái cũng có thể chủ động tìm kiếm hạnh phúc của bản thân, vươn mình đến những khát khao hạnh phúc, không còn bị bó hẹp trong không gian nhỏ bé.

        Hình minh hoạ
        Hình minh hoạ




      xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |