Top 6 Bài soạn "Số phận con người" của M.Sô-lô-khốp lớp 12 hay nhất

Bình An 178 0 Báo lỗi

Truyện ngắn "Số phận con người" của Sô-lô-khốp được sáng tác năm 1957, là cột mốc quan trọng, mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Dung lượng tư tưởng lớn của ... xem thêm...

  1. I. Đôi nét về tác giả Sô-Lô-Khốp

    - Sô-lô-khốp tên khai sinh là Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp, sinh năm 1905, mất năm 1984, là nhà văn Nga lỗi lạc, đã vinh dự nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1965
    - Sô-lô-khốp sinh tại thị trấn Vi-ô-sen-xcai-a, thuộc tỉnh Rô-xtop trên vùng thảo nguyên sông Đông.
    - Ông tham gia công tác cách mạng từ khác sớm (thư kí ủy ban trấn, nhân viên thu mua lương thực, tiễu phỉ,…)
    - Cuối năm 1922, ông đến Mát-xco-va, làm nhiều nghề để kiếm sống như đập đá, khuân vác, kế toán…
    - Năm 1926, ở độ tuổi 21, ông đã in hai tập truyện ngắn.
    - Năm 1925, ông trở về quê nhà và viết cuốn tiểu thuyết tâm đắc nhất của cuộc đời mình
    - Ông là đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô từ năm 1932.
    - Năm 1939, ông được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô. Trong thời gian chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống phát xít Đức xâm lược, ông theo sát Hồng quân trên nhiều chiến trường với tư cách là phóng viên báo Sự thật
    - Tác phẩm chính: Truyện sông Đông (tập truyện), Thảo nguyên xanh (tập truyện), Sông Đông êm đềm (tiểu thuyết),…
    - Phong cách nghệ thuật: nột nổi bật là viết đúng sự thật. Ông không né tránh những sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương. Trong sáng tác của ông, chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kết hợp nhuần nhuyễn.

    II. Đôi nét về tác phẩm Số phận con người

    1. Hoàn cảnh ra đời

    Truyện ngắn Số phận con người được sáng tác năm 1957, là cột mốc quan trọng, mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Dung lượng tư tưởng lớn của truyện khiến có người liệt tác phẩm vào thể loại tiểu anh hùng ca

    2. Tóm tắt đoạn trích

    Chiến tranh kết thúc, Xô-cô-lốp được giải ngũ, nhưng anh không trở về Vô-rô-ne-giơ quê hương nữa. Một đồng đội bị thương đã giải ngũ có lần mời anh về nhà chơi, Xô-cô-lốp nhớ ra và tìm đến U-riu-pin-xcơ. Anh xin được làm lái xe chở hàng hóa về các huyện và chở lúa mì về thành phố. Mỗi lần đưa xe về thành phố, anh lại tạt vào cửa hiệu giải khát uống một li rượu lử người. Anh đã gặp bé Va-ni-a đầu tóc rối bù, rách bươm xơ mướp nhưng cặp mắt như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm. Nó ăn ngay ở hiệu giải khát, ai cho gì thì nó ăn nấy. Bạ đâu ngủ đó. Xô-cô-lốp xúc động quyết định: "mình sẽ nhận nó làm con nuôi!". Xô-cô-lốp nói với bé Va-ni-a: "Là bố con!" khi nó nghẹn ngào hỏi: "Thế chú là ai?". Đưa bé Va-ni-a về nhà vợ chồng người bạn, Xô-cô-lốp tắm rửa, cắt tóc, sắm quần áo cho bé Va-ni-a. Nhìn nó ăn súp bắp cải, vợ người bạn lấy tạp dề che mặt khóc. Lần đầu tiên sau chiến tranh, Xô-cô"lốp được ngủ một giấc yên lành. Còn bé Va-ni-a rúc vào nách bố nuôi như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ. Ngày và đêm, bé Va-ni-a không chịu rời Xô-cô-lốp. Một chuyện rủi ro xảy đến, Xô-cô-lốp bị người ta tước mất bằng lái xe. Mất việc, anh đưa bé Va-ni-a đi bộ đến Ka-sa-rư kiếm sống. Nhìn 2 bố con đi xa dần với một nỗi buồn thấm thìa, chợt đứa bé quay lại nhìn nhà văn, vẫy vẫy bàn tay bé xíu hồng hồng. Như có móng sắc nhọn bóp lấy tim mình, tác giả vội quay mặt đi...

    3. Bố cục (3 phần)

    - Phần 1 (từ đầu đến “chú bé đang nghịch cát đấy”): Giới thiệu về nhân vật
    - Phần 2 (tiếp đó đến “chợt lóe lên như thế”): Niềm hạnh phúc của bé Va-ni-a
    - Phần 3 (còn lại): Số phận hẩm hiu của Sô-cô-lốp và niềm tin vào sức mạnh của con người Nga

    4. Giá trị nội dung

    “Số phận con người” chứa đựng một nội dung sâu sắc về triết học và thẩm mĩ: sức mạnh tinh thần, tình yêu thương có thể cứu vớt con người và nhờ nó, con người có thể vượt qua sự tàn phá, hủy diệt của chiến tranh, xây dựng cuộc sống tự do, yên lành

    5. Giá trị nghệ thuật

    - Cách kể chuyện giản dị nhưng chứa đựng sức khái quát rộng lớn và sâu sắc
    - Nhân vật được xây dựng và miêu tả đặc sắc, sinh động

    Câu 1 (Trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô- cô-lốp trước khi gặp bé Va-ni-a

    - Năm 1944, sau khi thoát tù, Xô-cô-lốp mới biết tin vợ và con trai anh bị giết hại, niềm tin cuối cùng là A-na-tô-li cũng bị tên thiện xạ Đức giết chết

    + Xô-cô-lốp rơi vào nỗi đau cùng cực, không biết đi về đâu, anh chọn làm lái xe cho nông trường

    - Xô-cô-lốp tìm đến rượu dịu bớt nỗi đau dù anh biết tác hại của nó

    - Anh khóc trước mặt chú bé Va-ni-la tội nghiệp, cũng là nạn nhân sau chiến tranh, lang thang, đói rách

    → Hai số phận cùng cực, nghiệt ngã được đặt cạnh nhau với mục đích tố cáo chiến tranh

    Hình ảnh Xô-cô-lốp thể hiện khí phách anh hùng của nhân dân, nói lên giá đắt của chiến thắng, đau khổ tột cùng của con người do chiến tranh gây nên.


    Câu 2 (trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con nuôi tạo ra sự thay đổi lớn trong cuộc đời hai cha con:

    + Bé Va-ni-la được bảo vệ, có nơi nương tựa

    + An-đrây có thể tìm lại được ý nghĩa sống, tình yêu thương xoa đi nỗi đau chiến tranh

    - Tâm hồn ngây thơ của Va-na-a

    + Mặt mũi lấm lem, quần áo bẩn thỉu, đôi mắt sáng

    + Được cha gọi lên xe, hỏi, chờ trả lời

    + Ngồi trên xe lặng thinh, tư lự, thỉnh thoảng nhìn cha

    + Thể hiện niềm hạnh phúc, ước ao, hi vọng khi được nhận làm con

    - Lòng nhân hậu của An-đrây:

    + Luôn yêu thương, nhớ đứa con nuôi Va-ni-la

    + Quyết định nhận nuôi Va-ni-la vì tình yêu thương từ tận đáy lòng

    + Âm thầm gánh mọi đau khổ,không muốn cho Va-ni-a biết

    → Người từng trải, giàu tình yêu thương, trách nhiệm

    - Điểm nhìn nhân vật trùng với điểm nhìn tác giả, chứa tình yêu thương, hướng tới cuộc sống bình yêu


    Câu 3 (trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Xô-cô-lốp vượt lên nỗi đau:

    + Khó khăn của Xô-cô-lốp khi nhận Va-ni-la trong công việc thường ngày

    + Việc nhận nuôi dưỡng có thể xảy ra rủi ro bất cứ lúc nào

    + Nỗi khổ đau, sự dằn vặt từ quá khứ vẫn còn hành hạ anh

    - An-đrây Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng nỗi đau, vết thương lòng thì không thể nào hàn gắn. Đó là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô- cô- lốp


    Câu 4 (trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Thái độ người kể chuyện:

    + Thể hiện lòng khâm phục, ngưỡng mộ, cũng như sự quý mến bản lĩnh con người kiên cường, nhân hậu

    + Khát khao, tin tưởng vào tương lại thông qua hình ảnh bé Vania

    + Tin tưởng vào sức mạnh tiềm ẩn, cống hiến âm thầm, to lớn những thế hệ người Nga trong cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc

    Đoạn cuối kêu gọi nhắc nhở quan tâm, trách nhiệm của xã hội đối với những con người bất hạnh


    Câu 5 (trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Suy nghĩ của tác giả về số phận con người:

    + Mỗi người trong cuộc đời sẽ có những số phận khác nhau, có thể gặp nhiều bất hạnh, mất mát nhưng tác giả không làm mất đi hi vọng vào niềm tin, hạnh phúc con người.

    + Nhà văn tin tưởng sâu sắc khi con người dựa vào, chia sẻ, đồng hành với nhau con người xứng đáng được hạnh phúc


    Luyện tập

    Bài 1 (trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Nét mới trong truyện ngắn Số phận con người khi miêu tả chiến tranh vệ quốc:

    - Cốt truyện và chi tiết thể hiện rõ bút pháp hiện thực táo bạo của Sô lô- khốp, tôn trọng tính chân thật

    + Tác phẩm không tạo ra cái kết viên mãn, để đi tới kết thúc có hậu mà mở ra nhiều khó khăn, trở ngại để tìm kiếm hạnh phúc

    + Tác giả miêu tả chân thực chiến tranh, bộ mặt thật của nó là đau khổ, chết chóc

    + Tác giả tạo ra nhiều tình tiết nghệ thuật, để thể hiện chiều sâu tính cách nhân vật

    - Nhân vật

    + Xây dựng nhân vật là những người bình dị, thậm chí nhỏ bé trong các mối quan hệ phức tạp, đa dạng, tiêu biểu cho số phận con người trong chiến tranh

    + Tác giả ví con người như hai hạt cát côi cút, bị bão tố thổi bạt tới những miền hoang

    + Từ hoàn cảnh đau khổ làm nổi bật con người với tính cách kiên cường, hồn hậu, đó là những người vĩ đại


    Bài 2 (trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Khi tới miền đất mới, Xô- cô – lốp bắt tay vào tìm việc để có tiền nuôi nấng Vania. Ông xin lái xe người ta không nhận, chật vật tìm việc cuối cùng ông tự mình dùng số tiền dành dụm bấy lâu mở trang trại nhỏ, cả hai cha con dốc lòng dốc sức làm việc. Những người hàng xóm mới của ông thấy thương cho sự côi cút của hai cha con nên cũng giúp hai cha con. Dần dần, hai cha con không phải lo lắng tới chuyện cơm áo, Xô-cô-lốp xin cho Vania đi học, vì thương cha nên cậu luôn nỗ lực học tập. Cuối cùng, Xô-cô-lốp cũng chờ được ngày thấy đứa con Vania bé bỏng năm nào trưởng thành, hai cha con sống hạnh phúc bên nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    * Hoàn cảnh Xô - cô - lốp:

    + Chịu trăm ngàn cay đắng: “Tôi đã chôn chân trên đất người... cuối cùng của tôi”.

    + Không vợ con, không nhà cửa, không hi vọng, không trở về quê hương.

    + Trở thành người lang thang, ăn nhờ ở đậu, chìm trong men rượu để trốn tránh quá khứ.

    =>Chiến tranh tước đoạt tất cả những gì quý giá nhất: quê hương, gia đình, tình yêu thương, niềm hi vọng.

    * Tâm trạng:

    + Vỡ tung, mất hồn, rơi vào nỗi đau cùng cực, âm thầm chịu đựng, cô đơn.

    + Anh tìm đến rượu để dịu bớt nỗi đau.

    + Những giọt nước mắt: nỗi đau không thể diễn tả bằng lời.

    => Anh đã rơi vào cuộc sống bế tắc vô nghĩa

    => Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp đã thể hiện sinh động những nỗi đau đớn, bi kịch của con người trong chiến tranh.


    Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    - Việc Xô - cô - lốp nhận nuôi bé Va - ni - a có tác động rất lớn tới hai cha con:

    + An-đrây Xô-cô-lốp tìm lại được ý nghĩa và mục đích sống, Va-ni-a tìm được nơi nương tựa và được yêu thương.

    + Cả hai đều sung sướng, hạnh phúc vô bờ khi được sưởi ấm bởi tình yêu thương.

    + Cả hai đều được xoa dịu những mất mát, đau đớn mà chiến tranh gây ra.

    - Tâm hồn ngây thơ của Va - ni - a và tấm lòng nhân hậu của Xô - cô - lốp được biểu hiện:

    * Va - ni - a:

    + Khi được nhận nuôi, vô cùng sung sướng và xúc động

    + Niềm hạnh phúc hồn nhiên, sôi nổi của trẻ thơ khi tìm lại được bố: như con chim chích, ríu rít líu lo, ôm hôn và không chịu tách rời An-đrây Xô-cô-lốp.

    + Thỉnh thoảng nhớ về người bố ngày xưa

    + Hay đặt cho bố nhiều câu hỏi, khi ngủ vẫn gác chân lên cổ bố.

    * Xô - cô - lốp:

    - Thương cảm với số phận của Va - ni - a

    => Quyết định nhận nuôi Va - ni - a

    - Chăm sóc chu đáo như con đẻ.

    - Âm thầm chịu đựng những đau khổ vì sợ Va - ni - a đau khổ.

    - Có bé, anh thấy mình như được hồi sinh, anh thấy mọi thứ như bắt đầu trở nên “êm dịu hơn”

    => Tình cảm giữa họ là tình cảm chân thành thắm thiết của hai người đều phải chịu những mất mát lớn trong chiến tranh. Họ gặp nhau một cách ngẫu nhiên nhưng khi gặp nhau họ lại khăng khít với nhau, yêu thương nhau, bù đắp cho nhau.

    - Điểm nhìn của An - đrây Xô - cô - lôp hoàn toàn trùng khớp với điểm nhìn của tác giả: “Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”.

    => Đó là điểm nhìn chan chứa yêu thương, hướng tới cuộc sống bình yên, tâm hồn trong sáng của trẻ thơ, mang đậm giá trị nhân đạo.


    Câu 3 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    * Trong cuộc sống còn đầy những khó khăn thời hậu chiến An-đrây Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn của chính mình với một tinh thần trách nhiệm cao cả và một nghị lực phi thường

    - Khắc phục khó khăn của cuộc sống thường ngày để chăm lo cho Va-ni-a, tập làm quen với việc chăm sóc trẻ nhỏ.

    - Từ bỏ rượu, nỗ lực làm việc để nuôi con.

    - Mất việc vì đâm phải con bò, anh kiên cường đưa con cuốc bộ đến Ka-sa-rư tìm công việc mới.

    - Chống chọi với nỗi đau mất vợ con vẫn âm ỉ tìm về trong giấc mộng hàng đêm

    * Sức mạnh vượt qua khó khăn:

    - Nhờ vào tấm lòng nhân hậu, lòng yêu thương trẻ.

    - Bản lĩnh kiên cường và lòng dũng cảm.

    => Tiêu biểu cho số phận và vẻ đẹp tâm hồn nước Nga.


    Câu 4 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    - Người kể chuyện: xúc động, yêu quý và cảm phục tình cảm của hai cha con, tấm lòng nhân hậu của Xô - cô -lốp.

    - Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề:

    + Thể hiện lòng khâm phục, sự quý mến với bản lĩnh kiên cường, lòng nhân hậu của con người Xô viết.

    + Tin tưởng vào một thế hệ tương lai qua hình ảnh chú bé Va-ni-a.

    + Tin vào sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng mà to lớn của thế hệ những An-đrây Xô-cô-lốp nói riêng và Con người Nga nói chung trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    => Đoạn cuối là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân bất hạnh.


    Câu 5 (124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    Với Sô-lô-khốp: trong cuộc sống, mỗi người có thể sẽ có những số phận khác nhau, họ có thể gặp nhiều nỗi đau, bất hạnh, mất mát nhưng vẫn không đánh mất hi vọng vào niềm tin, niềm hạnh phúc con người. Ông tin tưởng, con người biết dựa vào nhau, chia sẻ, đùm bọc, yêu thương nhau sẽ tạo nên hạnh phúc.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    - Sô-lô-khốp đã miêu tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, trong “đau khổ, chết chóc, máu me” (Lời L.Tôn-Xtôi), thể hiện một cách nhìn mới, cách mô tả mới hiện thực cuộc sống sau chiến tranh.

    - Nhân vật trong tác phẩm là những con người bình thường, thậm chí nhỏ bé với tất cả các quan hệ phức tạp đa dạng tiêu biểu cho số phận con người trong chiến tranh. Hoàn cảnh đau khổ ghê gớm của Xô-cô-lốp đã làm nổi bật tâm hồn nhân hậu và tính cách kiên cường của anh. Đó là những con người bình thường mà vĩ đại, hình ảnh của nhân dân Nga.

    - Truyện cũng có một đoạn trữ tình ngoại đề ở phần cuối bày tỏ sự đồng cảm, lòng tin tưởng và sự khâm phục của tác giả đối với một tính cách Nga kiên cường và nhân hậu. Nhà văn tin tưởng vào một thế hệ tương lai qua hình ảnh chú bé Va-ni-a. Đó cũng là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân sau chiến tranh. Cách kể chuyện này tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: Lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân.


    Câu 2 (124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    Hai cha con dừng lại cuộc hành trình, sống ở một ngôi làng nhỏ. Người dân ở đó tuy nghèo khổ vì tất cả đều đang xây dựng lại mọi thứ từ những đổ vỡ của chiến tranh nhưng họ lại đầy ắp tình yêu thương và tinh thần lạc quan. Ngày ngày Xô-cô-lốp đi vỡ đất trồng cầy, Va-ni-a tới trường với bạn bè… Cả hai sống hạnh phúc, vui vẻ. Những vết thương buốt nhót ngày xưa dần nguôi ngoai và tạm ngủ yên trong kí ức của họ.


    Tóm tắt

    Mùa xuân 1946, “tôi” gặp cha con Sô-cô-lốp đang trên hành trình đến Ka-sa-rư. Trên chuyến đò, Sô-cô-lốp kể cho “tôi” cuộc đời bất hạnh của anh. Sô-cô-lốp bước vào chiến tranh để lại vợ và ba con nhỏ. Anh bị thương, bị bắt làm tù binh và bỏ trốn khỏi nhà tù Đức nhờ một lần được chúng huy động lái xe. Khi trở về, anh hay tin vợ và hai con gái đã chết. Niềm hi vọng cuối cùng là cậu con trai A-na-tô-li, một đại úy pháo binh, cũng bị phát xít Đức bắn chết. Sô-cô-lốp rơi vào cảnh không nhà cửa, không gia đình. Anh đến nhà một người bạn cũ ở U-riu-pin-xcơ và làm lái xe ở đây. Để chống chọi với nỗi mất mát, Sô-cô-lốp chìm trong men rượu mỗi tối. Cuộc đời anh thay đổi khi gặp và nhận nuôi cậu bé Va-ni-a mồ côi tội nghiệp. Việc này đã khiến cả hai cha con hạnh phúc và sung sướng vô cùng. Để nuôi con, anh bỏ rượu, khắc phục nhiều khó khăn trong công việc và nỗi đau đớn trong trái tim mình. Nhưng Sô-cô-lốp gặp xui xẻo khi đâm phải con bò, anh bị tước bằng lái. Sô-cô-lốp quyết định cùng con trai đến Ka-sa-rư nhờ một người bạn để tìm công việc mới và tiếp tục chăm lo cho con.


    Bố cục

    Bố cục (3 phần)

    Phần 1: Từ đầu đến "chú bé đang nghịch cát đấy": Trước khi Xô - cô - lốp và Va - ni - a gặp nhau

    Phần 2: Tiếp theo đến "chợt lóe lên như thế": Cuộc gặp gỡ giữa Xô - cô - lốp và bé Va - ni - a

    Phần 3: Còn lại: Số phận của Xô - cô - lốp và niềm tin vào sức mạnh của con người Nga.


    Nội dung chính

    Tính cách nhân hậu và bản lĩnh kiên cường của con người Xô viết.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tác giả

    Sô Lô khốp (1905 – 1984).
    Ông xuất thân trong một gia đình lao động vùng sông Đông Nga.
    Ông là người tích cực trong mọi hoạt động và được phong tặng nhiều danh hiệu như anh hùng lao động , viện sĩ viện hàn lâm.
    Ông nhận được giải thưởng như: giải thưởng lê nin, giải thưởng quốc gia, giải thưởng nô ben văn học.
    Các tác phẩm của ông luôn phản ánh một cách chân thực cuộc sống hiện thực nước Nga.
    Tác phẩm tiêu biểu: Sông Đông êm đềm, đất vỡ hoang, số phận con người.

    2. Tác phẩm

    Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết từ khi chiến tranh thế giới kết thúc năm 1957, tinh thần dân chủ tràn ngập nước Nga. Đồng thời khi đó văn học nghệ thuật đi sâu vào thâm nhập tìm hiểu đời sống số phận con người.
    Thể loại: tiểu thuyết anh hùng ca.
    Tác phẩm thể hiện cái nhìn về cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực. Sự đổi mới cách miêu tả nhân vật khám phá tính cách Nga và khí phách anh hùng, nhân hậu của người lính Xô -viết. Sự thật táo bạo được nhà văn tôn trọng trong từng câu văn, câu viết, từng chi tiết từng hình ảnh. Ông dám nói lên sự thật cay đắng, khắc nghiệt. Ông coi sứ mệnh cao cả của nghệ thuật là nói về người lao động, người nhân dân.

    3. Tóm tắt tác phẩm

    Câu chuyện kể về cuộc đời và số phận của anh lính lái xe An-đrây Xô-cô-lốp.

    Trong những năm nội chiến, Xô-cô-lốp tham gia Hồng quân. Nạn đói xảy ra, gia đình anh bị chết. Anh phải làm nhiều nghề để kiếm sống và đã xây dựng được một gia đình hạnh phúc. Chiến tranh chống phát xít bùng nổ, anh ra trận, bị bắt làm tù binh, bị tra tấn. Khi trốn thoát về được với Hồng quân thì anh mới biết vợ và hai con gái đã bị bom sát hại trước đó hai năm. Anh tiếp tục chiến đấu và đúng vào ngày chiến thắng, con trai của anh đã hi sinh. Sau chiến tranh, anh xuất ngũ và làm lái xe cho một đội vận tải. Gặp bé Va-ni-a (mồ côi cha mẹ), anh nhận nó làm con.Cuộc sống của anh từ đó thêm khó khăn song đã ấm áp hơn. Anh phải nén chịu, giấu đi những mất mát đau đớn của thể xác và tinh thần để bé Va-ni-a được hạnh phúc. Một lần gặp rủi ro, anh bị thu bằng lái xe. Sau sự việc đó, anh lại cùng con đến Ka-sa-rư để kiếm sống.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: Trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2

    Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a được miêu tả như thế nào?

    Bài làm:
    Hoàn cảnh:
    Chiến tranh kết thúc An -đrây Xô -lô -cốp:
    Chịu trăm ngàn cay đắng: “Tôi đã chôn chân trên đất người... cuối cùng của tôi”.
    Không vợ con, không nhà cửa, không hi vọng, không trở về quê hương.
    Trở thành người lang thang, ăn nhờ ở đậu, chìm trong men rượu để trốn tránh quá khứ.
    Như vậy, chiến tranh tước đoạt tất cả những gì quý giá nhất: quê hương, gia đình, tình yêu thương, niềm hi vọng của người lính.
    Diễn biến
    Tâm trạng anh vỡ tung, mất hồn, rơi vào nỗi đau cùng cực, âm thầm chịu đựng. Sống như người lao động bình thường. Tìm đến rượu để giảm và quên hết nỗi đau, anh bế tắc không giải thoát được. Những giọt nước mắt: nỗi đau không thể diễn tả bằng lời. Tinh thần và thể chất dường như đổ sụp, trở nên như người mất hồn. Nỗi buồn đau, mất mát im đậm trên gương mặt anh “cặp mắt nguội lạnh lúc nào cũng buồn thê thảm”, vò xé trái tim anh “ trái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ”.
    Chiến tranh hết anh trở về làm một người lao động bình thường nhưng vì đau khổ anh tìm đến rượu để quên nỗi đau. Những giọt nước mắt những nỗi đau không bao giờ nguôi trong lòng anh.


    Câu 2: Trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2
    Việc An-đrây Xô-cô -lốp nhận bé Va-ni-a làm con nuôi tác động lớn lao đến hai cha con như thế nào? Tâm hồn ngây thơ và lòng nhân hậu của An-đrây Xô-cô-lốp được biểu hiện như thế nào? Điểm nhìn của người kể chuyện có giống điểm nhìn của nhân vật không?
    Bài làm:
    Việc An- đrây Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a tác động lớn đến cả hai nhân vật
    Giữa lúc đang lâm vào tâm trạng buồn đau, bế tắc Xô - cô - lôp gặp bé Va - ni - a cũng là một nạn nhân đáng thương của chiến tranh. Qua việc nhận nuôi bé Va - ni - a làm con nuôi, sự ngây thơ tin tưởng, tình cảm gắn bó quyến luyến của bé đã phần nào xoa dịu trái tim đã “suy kiệt”, “chai sạn” vì đau khổ của Xô - cô - lôp. Anh đã lại có những “niềm vui không lời nào tả xiết”. Trở thành nơi nương tựa, che chở cho bé, điều đó đem lại cho anh niềm vui và hạnh phúc.
    Tâm hồn ngây thơ của bé Va - ni - a và lòng nhân hậu của An - đrây Xô - cô - lôp được biểu hiện:
    Với Va - ni - a: Khi được nhận làm con, Va - ni - a vô cùng sung sướng và xúc động, cậu vô cùng vui vẻ, hồn nhiên, gắn bó, quyến luyến chẳng rời người bố: áp sát vào người, ôm chặt lấy cổ, áp chặt má, bố đi vắng thì “khóc suốt từ sáng đến tối”.Đó là sự sung sướng, ngạc nhiên và hạnh phúc.
    Với Xô - cô - lôp: anh đã thương cảm với số phận Va - ni - a: không cha, không mẹ, không nơi nương tựa vì thế quyết định nhận Va - ni - a là con và rồi chăm sóc chu đáo như con đẻ. Anh đã âm thầm chịu đựng những đau khổ vì sợ Va - ni - a đau khổ. Có cậu bé, anh thấy mình như được hồi sinh, anh thấy mọi thứ như bắt đầu trở nên “êm dịu hơn". Như vậy, chính lòng nhân ái đã giúp anh vượt qua cô đơn. Tình cảm giữa họ là tình cảm chân thành thắm thiết của hai người đều phải chịu những mất mát lớn trong chiến tranh. Họ gặp nhau một cách ngẫu nhiên nhưng khi gặp nhau họ lại khăng khít với nhau, yêu thương nhau, bù đắp cho nhau.
    Điểm nhìn của An - đrây Xô - cô - lôp hoàn toàn trùng khớp với điểm nhìn của tác giả: “Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”. Đó là điểm nhìn chan chứa yêu thương, hướng tới cuộc sống bình yên, tâm hồn trong sáng của trẻ thơ, mang đậm giá trị nhân đạo.


    Câu 3: Trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2
    An-đrây Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn như thế nào (khó khăn trong đời thường, chiêm bao ám ảnh và nỗi đau khôn nguôi)?
    Bài làm:
    Cuộc đời cô đơn, đau khổ với những khó khăn chồng chất của An - đrây Xô - cô - lôp đã được miêu tả hết sức sinh động, chân thực:
    Những khó khăn trong việc chăm sóc bé Va - ni- a. Rồi những rủi ro trong công việc như xe của anh quét nhẹ phải con bò nên anh bị tước bằng, bị mất việc, phải đi phiêu bạt để kiếm sống. Bên cạnh đó, thể chất anh cũng yếu dần đi “trái tim tôi đã suy kiệt, đã chai sạn vì đau khổ”. Nỗi ám ảnh anh không dứt, hầu như đêm nào thức giấc gối “cũng ướt đẫm nước mắt”. Anh đã và đang phải gánh chịu những nỗi đau không gì bù đắp nổi, thời gian cũng không xoa dịu được vết thương trong lòng.
    Sức mạnh vượt qua khó khăn: Nhờ vào tấm lòng nhân hậu, lòng yêu thương con người, nhân hậu và bản lĩnh kiên cường, lòng dũng cảm. Anh là tiêu biểu cho số phận và vẻ đẹp tâm hồn nước Nga.


    Câu 4: Trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2
    Nhận xét về thái độ kể chuyện. Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm
    Bài làm:
    Ta có thể thấy rõ truyện ngắn Số phận con người được xây dựng theo lối truyện lồng trong truyện, ở đây có hai người kể chuyện một là An-đrây Xô-cô-lốp và thứ hai là tác giả. Thái độ của người kể chuyện: sự tin tưởng vào một thế hệ tương lai qua hình ảnh chú bé Va - ni- a: “ Nghĩ rằng người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên canh bố, chú bé kia khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách...”.
    Lời trữ tình ngoại đề: là lời giã bài cảm xúc của nhà văn với bạn đọc: “Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ... nếu như Tổ quốc kêu gọi”. Thể hiện ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm: Tác giả bày tỏ khâm phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường. Đồng thời, nhắc nhở và kêu gọi sự quan tâm của xã hội đối với nhân cách con người và góp tiếng nói lên án chiến tranh phi nghĩa.


    Câu 5: Trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2
    Theo anh(chị), qua đoạn trích này, Sô-lô-khốp nghĩ gì về số phận con người?
    Bài làm:
    Suy nghĩ của Sô-lô-khốp về số phận con người:
    Số phận con người” tập trung khám phá nỗi bất hạn của con người trong chiến tranh. Tuy viết về những đau thương mất mát trong chiến tranh khốc liệt, tác giả vẫn giữ vững niềm tin ở tính cách Nga kiên cường cũng như lòng tin ở cuộc sống. Sô­ lô­ khốp thông báo trước muôn vàn khó khăn và trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai và hạnh phúc. Ông tin tưởng rằng: Con người vượt qua bất hạnh bằng tình yêu thương và lòng nhân ái. Tác giả tin tưởng vào tương lai của nước Nga.


    Luyện tập
    Bài tập 1: Luyện tập trang 124 sgk ngữ văn 12

    Tìm cái mới của truyện ngắn Số phận con người trong miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
    Bài làm:
    Cái mới của truyện ngắn Số phận con người trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô
    Ông miêu tả cuộc chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, trong đau khổ , chết chóc, máu me: Nhân vật chính trong tác phẩm là Xô cô lốp, một anh binh nhì trong Hồng quân, đại diện của hàng triệu người lính bình thường, gánh trên vai toàn bộ gánh nặng của cuộc chiến tranh. Xô cô lốp phải vượt qua bao gian khổ của thời chiến cũng như thời bình. Đó là người anh hùng vô danh, là chiến sĩ kiên cường với 1 trái tim nhân hậu
    Tài nghệ của tác giả còn được thể hiện ở cách kể chuyện, tả cảnh, chọn lọc chi tiết, vẽ chân dung và dõi theo tâm trạng nhân vật. Sự ngưỡng mộ và cảm thông của nhà văn được gửi gắm qua phong cảnh, cách mô tả, và lời nói trữ tình ngoại đề của người kể chuyện.


    Bài tập 2: trang 124 sgk ngữ văn 12 tập
    Tưởng tượng và viết một đoạn văn về cuộc sống tương lai của hai bố con An-đrây Xô-cô-lốp
    Bài làm:
    Mới đó mà đã qua mười năm cậu bé Va-ni-a bé nhỏ ngày nào đã lớn trở thành chàng thanh niên khỏe mạnh. Cậu đã trở thành một nhà báo lớn làm cho tòa soạn Mat-xcơ-va. Cậu luôn dành thời gian đi khắp nước Nga để giúp đỡ những em nhỏ mồ côi và gặp khó khăn trong cuộc sống. Mặc dù công việc bận rộn nhưng cậu luôn dành thời gian chăm sóc bố An-đrây Xô-cô-lốp. Hai cha con sẽ dành cho nhau vào cuối tuần cùng nhau ân tối, đi câu , trượt tuyết và ngắm hàng bạch dương trắng xóa. Về phần An-đrây Xô-cô-lốp, mặc dù đã có tuổi nhưng ông vẫn khỏe lắm, ông dành thời gian chăm sóc vườn, làm từ thiện viết văn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. GỢI Ý ĐỌC - HIỂU

    Câu 1

    Tóm lược tác phẩm: An-đrây Xô-cô-lốp, một chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã tham gia chiến đấu chống phát xít trong Thế chiến thứ hai và đã phải gánh chịu nhiều tổn thất lớn: anh bị thương, bị địch bắt, vợ và hai con gái bị bom chết, con trai còn lại cũng hi sinh nốt vào đúng ngày chiến thắng. Trở lại cuộc sống đời thường dân sự, gặp Va-ni-a hoàn cảnh đáng thương: mất gia đình vì chiến tranh; phải sống lang thang vất vưởng không nơi nương tựa, Xô-cô-lốp tự nhận là “bố” và đem đứa trẻ mồ côi tội nghiệp đó về nuôi dưỡng. Tưởng là hai tâm hồn cô đơn lạnh lẽo sưởi ấm cho nhau sống với nhau yên ấm. Nhưng Xô-cô-lốp không may trong một chuyên chở hàng thuê bị thu bằng lái xe. Thế là hai “bố' con” lại thất thều dắt nhau đi nơi khác kiếm sống. Đứa con vô tư nên vẫn hớn hở tung tăng quấn quýt lấy bố. Còn bố phải cố gượng mà che giấu bệnh tim và nỗi thống khổ vì những sự thật cay đắng.


    An-đrây Xô-cô-lốp, nhân vật chính của truyện, có một cuộc đời bất hạnh. Sinh năm 1900, khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, anh nhập ngũ rồi bị thương và sau đó lại bị đọa đày trong trại tập trung của bọn phát xít. Sau khi chạy về với quân ta, bắt theo viên sĩ quan Đức, Xô-cô-lốp mới biết cả gia đình anh đã chết hết giữa năm 1942 chỉ còn một mình đứa con trai A-na-tô-li sống sót, cũng đã nhập ngũ và đang cùng bộ đội tiến đánh Berlin. Nhưng thật bất hạnh, đúng ngay ngày chiến thắng thì dứa con trai anh - đại úy pháo binh A-na-tô-li lại bị giặc bắn lén chết. Thê' là anh “đã chôn niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng trên đất người, đất Đức”, “trong người có cái gì đó vỡ tung ra” trở thành “người mất hồn”.

    Chiến tranh kết thúc, Xô-cô-lốp giải ngũ xin làm lái xé cho một đội vận tải và ngẫu nhiên anh gặp chú bé Va-ni-a, bố' mẹ đều chết cả trong chiến tranh, không nơi nương tựa chú sống bơ vơ.


    Câu 2

    Đang khi buồn đau bế tắc, An-đrây Xô-cô-lốp đã gặp bé Va-ni-a cũng là một nạn nhân tội nghiệp của chiến tranh. Thằng bé chừng năm, sáu tuổi “rách bươm xơ mướp. Mặt mủi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, nhưng cặp mắt - cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm”. Sự ngây thơ tội nghiệp, mồ côi không nơi tựa nương “ai cho gì thì ăn nấy”, “bạ dâu ngủ đó” của chú bé khiến An-drây Xô- cô-lốp xúc động xót thương và yêu mến và đã quyết định: “Không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được. Mình sẽ nhận nó lùm con!”


    Tác giả tả niềm vui ấm áp bất chợt đến với cả hai: “Nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió. Còn mắt tôi thì cứ mờ đi, cả người cũng run lên, hai bàn tay lẩy bẩy”... Sức mạnh của tình yêu thương thật là kì diệu. Nó sưởi ấm hai trái tim cô đơn lạnh giá và đem lại cho cả hai niềm vui sống. An-đrây Xô-cô-lốp tâm sự: “Tôi thức giấc, thấy nó rúc vào nách tôi như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ, tôi thấy lòng vui không lời nào tả xiết”. “Đêm đêm khi nhìn nó ngủ, khi thì thơm mái tóc xù của nó, trái tim tôi đã bị suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ, nay trở nên êm dịu hơn”.

    Điểm nhìn của tác giả cũng hoàn toàn trùng khớp với điểm nhìn của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp: “Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”. Cái chính ở đây là phải sắp xếp lại cuộc sống làm sao để trẻ em được sung sướng hạnh phúc; phải chăm sóc hết lòng cho bao -nhiêu đứa trẻ bất hạnh vì chiến tranh.


    Câu 3

    Trong cuộc sống còn đầy những khó khăn thời hậu chiến, Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn của chính mình với một tinh trách nhiệm cao cả và một nghị lực phi thường. Anh vẫn phải lo kiếm kế sinh nhai. Đã vào tuổi 46, Xô-cô-lốp vẫn phải một mình xoay sở. Thật không đơn giản chút nào việc anh nhận bé Va-ni-a làm con. Đây là một công việc mới mẻ và đầy khó khăn: sự vụng về của người đàn ông phải nuôi dưỡng và chăm sóc cháu bé. Anh tâm sự: “Chỉ có mình tôi thì cần gì dâu?... nhưng thêm nó thì khác...”. Rồi đời thường với bao rủi ro lúc nào cũng có thề xảy ra đôi với người lái xe như anh. Chẳng hạn như chuyện xe ô tô của anh quệt phải con bò: "Con bò đứng dậy ve vẩy đùa rồi chạy vào ngõ hẻm, còn tôi thì bị tước bằng lái". Anh thuật lại với nụ cười hóm hỉnh với một dư vị chua chát. Bị tịch thu bằng lái là cuộc sông bị ảnh hưởng.

    Anh lại phải ra di. Thế là hai bố con lại thất thểu dắt nhau tìm đến một nơi khác để kiếm sống.


    May mà Xô-cô-lốp còn có chỗ dựa quan trọng là tình bạn, là tấm lòng của hai người bạn chiến đấu cùng đơn vị trước đây. Tình bạn cao cả đó đã sưởi ấm tâm hồn anh.

    Xô-cô-lốp chân thành tâm sự: “trái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ”... “nhưng mà quả tim của tôi đã rệu rã lắm rồi, đến phải thay pít-tông thôi... Có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại vì giữa ban ngày mà tô'i tăm mặt mũi. Tôi chỉ sợ lúc nào đó đang ngủ mà tôi chết luôn làm con trai tôi phải khiếp sợ”.

    Nỗi đau vẫn không nguôi ám ảnh Xô-cô-lốp. Anh chịu đựng lặng thầm và tâm sự chân tình: “Và đây là một diều rất kì lạ: ban ngày bao giờ tôi cũng trấn tĩnh được, không hở ra một tiếng thở dài, một lời than vãn, nhưng ban đêm thức giác thì gối ướt đẫm nước mắt”. Xô-cô-lốp đã khóc trong giấc chiêm bao. Anh đã kiên cường nuốt thầm nước mát đề cho bé Va-ni-a không phải khóc.


    Câu 4

    Với kết cấu kiểu truyện lồng vào truyện, số phận con người có hai người kể chuyện: một là Xô-cô-lốp và hai là tác giả, người thuật lại câu chuyện của Xô-cô-lốp.

    Người kể chuyện (tác giả, tạm coi như vậy) dựa theo giọng điệu, cách ăn nói, tính nết tâm trạng của Xô-cô-lốp mà trực tiếp thể hiện tính cách của nhân vật này. Người cựu chiến binh lái XG ăn nói bỗ bã, nhiều khẩu ngữ bình dân và thuật ngữ nghề nghiệp chả indy chốc, uống li rượu lử người, chìm nghỉm, tựớc bằng lái. Người đọc cũng thấy rõ khi kế cho tác giả nghe về cuộc đời đau khố của mình Xô-cô-lốp có thái độ tin cậy, cởi mở, hồn nhiên, bộc trực và dễ xúc động.

    Người kể chuyện về Xô-cô-lốp tỏ rõ thiện cảm của mình đốii với “người khách lạ đã trở thành thân thiết này”. Nhà văn xúc động vô cùng trước số phận con người “với một nỗi buồn thấm thía tôi nhìn theo hai bố con”.


    Đặc biệt thái độ của ông còn được đúc kết trong đoạn trữ tình ngoại đề ở cuổì truyện:

    “Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ... Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, coh người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững dược vù sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lẽn sẽ có thể đương dầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như Tổ quốc kêu gọi”.

    Qua đoạn trữ tình ngoại đề này, Xô-cô-lốp nói lời khâm phục và tỏ lòng tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường. Khác hẳn lối tô hồng hiện thực và kết thúc “đại đoàn viên”, có hậu, nhà văn báo trước muôn vàn khó khăn chướng ngại mà con người cần phải chiến thắng trên đường vươn tới tương lai, hạnh phúc.


    Câu 5

    Qua đoạn trích này, Xô-cô-lốp thể hiện những suy nghĩ của mình về tính cách con người Nga, số phận của họ trong hiện tại và tương lai.

    Nghĩ về tính cách con người Nga, “con người có ý chí kiên cường” và lòng nhân ái bao la, nhà văn đã bộc lộ một thái độ “vững tin mạnh mẽ”. Tự nhiên, tôi muốn nghĩ rằng cun người Nga dó là con người có ý chí kiên cường không gì bẻ gãy được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thế đương đầu với mọi thử thách... Với tác phẩm đặc sắc này Xô-cô-lốp ngợi ca sức mạnh tiềm ẩn và biết bao công hiến lặng thầm to lớn của cả một thế hệ những An-drây Xô-cô-lốp trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.


    Khép lại tác phẩm là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mồi số phận cá nhân:

    “Không, không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong chiêm bao đâu. Họ cũng khóc trong thực tại dấy. Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”.


    LUYỆN TẬP

    Bài tập 1

    Cái mới của truyện ngắn Số phận con người trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô:

    - Dũng cảm, táo bạo nhìn thẳng vào sự thật khắc nghiệt của chiến tranh, đề cập đến số phận của con người sau chiến tranh. Theo tác giả: “Nói với bạn đọc một cách trung thực, nói cho mọi người biết sự thật, đôi khi khắc nghiệt nhưng bao giờ cũng táo bạo là để củng cố trong lòng người niềm tin ở tương lai, tin ở sức mạnh của mình có khả năng xây dựng tương lai đó”.

    - Với một dung lượng không lớn, Số phận con người đã khám phá chiều sâu những chiến công hiển hách của nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Hai mươi lăm triệu người Liên Xô đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước và nhân loại khỏi thảm họa diệt chủng của bọn phát xít.


    Bài tập 2

    Bằng trí tưởng tượng của mình, học sinh viết một đoạn văn nói về cuộc sống tương lai của hai bô' con An-đrây Xô-cô-lốp.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Kiến thức cần đạt

    Số phận con người là trích đoạn được trích trong tuyển tập Mi-khai-in-Sô-lô-khốp theo bản dịch của Nguyễn Duy Bình, NXB Cầu vồng, Mát-xcơ-va, 1987 thuộc bài học tuần 27 - Ngữ văn 12 với yêu cầu nội dung cần đạt được:

    - Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường và nhân ái qua bút pháp hiện thực táo bạo và nghệ thuật truyện ngắn của Sô-lô-khốp.

    - Tin trưởng rằng ý chí và nghị lực của con người có thể khắc phục mọi khó khăn gian khổ, vượt qua số phận éo le.


    Bài 1 trang 124 Ngữ văn 12. Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a được miêu tả như thế nào?

    Trả lời:

    - Hoàn cảnh và tâm trạng An-đrây Xô-cô-lốp sau chiến tranh:

    Năm 1944, sau khi thoát khỏi ách nô lệ của tù binh, Xô-cô-lốp được biết một tin đau đớn: tháng 6 năm 1942 vợ và hai con gái anh đã bị bọn phát xít giết hại. Niềm hi vọng cuối cùng giúp anh bám víu vào cuộc đời này là A-na-tô-li, chú học sinh giỏi toán, đại úy pháo binh, đứa con trai yêu quý đang cùng anh tiến đánh Béc-lin. Nhưng đúng sáng ngày 9 tháng 5 ngày chiến thắng, một tên thiện xạ Đức đã giết chết A-na-tô-li.

    Anh đã "chôn niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng trên đất người, đất Đức", "Trong người có cái gì đó vỡ tung ra", trở thành "người mất hồn". Sau khi lần lượt mất tất cả người thân, Xô-cô-lốp rơi vào nỗi đau cùng cực.

    - Bước ra khỏi cuộc chiến không biết đi về đâu, đành về tá túc nhờ nhà người bạn và làm nghề lái xe cho nông trường.

    - Xô-cô-lốp tìm đến rượu để dịu bớt nỗi đau: "Phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại ấy". Xô-cô-lốp biết rõ sự nguy hại của rượu nhưng anh vẫn cứ uống - lời tâm sự ấy hé mở sự bế tắc của anh.

    - Anh đã khóc trước mặt của bé Va-ni-a (mồ côi cha mẹ, cũng là nạn nhân của chiến tranh, lang thang, vất vưởng, đói rách, ăn xin, nhưng chú bé vẫn thật hồn nhiên, trong sáng). Nỗi đau của anh không diễn tả được bằng lời mà nó nuốt đắng trong tim nghẹn ngào thành những giọt nước mắt.

    => Hai số phận đau thương nghiệt ngã đặt cạnh nhau, bổ sung cho nhau làm rõ những mất mát không gì bù đắp nổi do chiến tranh gây ra. Ý nghĩa tố cáo chiến tranh toát ra từ đây.

    Hình ảnh Xô-cô-lốp không những thể hiện khí phách anh hùng của nhân dân, mà còn nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng của con người do chiến tranh gây nên - đây là yếu tố tạo nên sức tố cáo chiến tranh phát xít mạnh mẽ của tác phẩm.


    Bài 2 trang 124 Ngữ văn 12. Việc An-đrây nhận cậu bé Va-ni-a làm con nuôi có tác động lớn lao đến hai cha con như thế nào? Tâm hồn ngây thơ của bé Va-ni-a, và lòng nhân hậu của An-đrây Xô-cô-lốp được hiểu như thế nào? Điểm nhìn của người kể chuyện có giống điểm nhìn của nhân vật không?

    Trả lời:

    - Giữa lúc đang lâm vào tâm trạng bế tắc, An-đrây đã gặp bé Va-ni-a cũng là nạn nhân đáng thương của chiến tranh. Tác giả tả việc Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con nuôi rất sâu sắc và cảm động. Việc làm đó đã tác động sâu sắc đến cả hai người:

    + Bé Va-ni-a có được người chở che, mái ấm gia đình.

    + An-đrây tìm lại được ý nghĩa cuộc sống, tìm được tình yêu thương để xóa mờ nỗi đau chiến tranh.

    - Tâm hồn ngây thơ của cậu bé Va-ni-a và lòng nhân hậu của An-đrây đã được biểu hiện một cách tương hợp hết sức cảm động:

    Tâm hồn thơ ngây của bé Va-ni-a:

    + Mặt mũi lấm lem, quần áo bẩn thỉu nhưng đôi mắt rất sáng.

    + Khi được Xô-cô-lốp gọi, leo lên xe hỏi, chờ trả lời.

    + Ngồi trên xe lặng thinh, tư lự, chốc chốc nhìn Xô-cô-lốp ...

    + Trả lời những câu hỏi một cách hồn nhiên.

    + Nồng nhiệt thể hiện tình cảm, sự ước ao, hi vọng khi được nhận làm con.

    Lòng nhân hậu của Xô cô lốp:

    + Khi gặp Va-ni-a: thấy quý và nhớ.

    + Trước hoàn cảnh đáng thương và tâm hồn ngây thơ của Va-ni-a nên đã nhận bé làm con nuôi => quyết định đột nhiên, xuất phát từ đáy lòng.

    + Khi nghe thấy tiếng thở dài của bé: dùng những hình ảnh nhỏ bé, đáng thương để so sánh với Va-ni-a tội nghiệp.

    + Chăm sóc Va-ni-a như con đẻ.

    + Âm thầm chịu đựng những đau khổ vì sợ Va-ni-a đau khổ.

    => Giàu tình yêu thương, nhân hậu, giàu trách nhiệm.

    - Ở toàn bộ đoạn này, điểm nhìn của tác giả hoàn toàn phù hợp với điểm nhìn của nhân vật, vì vậy gây được niềm xúc động trực tiếp.


    Bài 3 trang 124 Ngữ văn 12. An-đrây Xô-có-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn như thế nào?

    Trả lời:

    Tinh thần trách nhiệm cao cả và nghị lực phi thường của Xô-cô-lốp:

    - Khó khăn của Xô-cô-lốp khi nhận bé Va-ni-a làm con trong công cuộc thường nhật: việc nuôi dưỡng chăm sóc, những rủi ro bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, đặc biệt là việc không thể làm "tổn thương trái tim bé bỏng của Va-ni-a". Bên cạnh đó là nỗi khổ tâm, dằn vặt của anh về những kí ức, vết thương tâm hồn vẫn còn đau đớn.

    - Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng nỗi đau, vết thương lòng không thể hàn gắn. Đó chính là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô-cô-lốp. Đó cũng là tính chân thật của số phận con người sau chiến tranh.


    Bài 4 trang 124 Ngữ văn 12. Nhận xét về thái độ của người kể chuyện. Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối truyện?

    Trả lời:

    - Thể hiện lòng khâm phục, sự quý mến với bản lĩnh kiên cường, lòng nhân hậu của con người Xô viết.

    - Tin tưởng vào tương lai qua hình ảnh chú bé Va-ni-a.

    - Tin tưởng vào sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng mà to lớn của những thế hệ con người Nga trong cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

    - Đoạn cuối: lời kêu gọi, nhắc nhở sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với những con người bất hạnh.


    Bài 5 trang 124 Ngữ văn 12. Theo anh (chị) trong đoạn trích này, tác giả đã nghĩ gì về số phận con người ?

    Trả lời:

    Với Sô-lô-khốp: trong cuộc sống, mỗi người có thể sẽ có những số phận khác nhau, con người có thể gặp nhiều nỗi đau, bất hạnh, mất mát, nhưng nhà văn vẫn không đánh mất hi vọng vào niềm tin, niềm hạnh phúc con người. Ông tin tưởng, con người biết dựa vào nhau, chia sẻ, đùm bọc, yêu thương nhau sẽ tạo nên hạnh phúc.


    Luyện tập

    Câu 1 luyện tập trang 124 Ngữ văn 12

    Yêu cầu: Tìm cái mới của truyện ngắn Số phận con người trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.

    Trả lời:

    - Cốt truyện và chi tiết cũng thể hiện rõ bút pháp hiện thực táo bạo của ô-lô-khốp, tôn trọng tính chân thật. Tác phẩm không tô hồng hiện thực bằng lối kết thúc có hậu mà báo trước vô vàn khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường tìm kiếm hạnh phúc.

    - Sô-lô-khốp đã miêu tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, trong “đau khổ, chết chóc, máu me” (Lời L.Tôn-Xtôi), thể hiện một cách nhìn mới, cách mô tả mới hiện thực cuộc sống sau chiến tranh.Tác giả đã sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết tình tiết cảm động để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật (cảnh nhận con, những giọt nước mắt của vợ người bạn, giấc ngủ của bé Va-ni-a…)

    - Nhân vật trong tác phẩm là những con người bình thường, thậm chí nhỏ bé với tất cả các quan hệ phức tạp đa dạng tiêu biểu cho số phận con người trong chiến tranh. Tác giả ví hai cha con Xô- cô- lốp là “hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị… bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ”. Hoàn cảnh đau khổ ghê gớm của Xô- cô- lốp đã làm nổi bật tâm hồn nhân hậu và tính cách kiên cường của anh. Đó là những con người bình thường mà vĩ đại, hình ảnh của nhân dân Nga.


    Câu 2 luyện tập trang 124 Ngữ văn 12

    Đoạn văn viết tiếp câu chuyện về cha con Xô-cô-lốp: Tưởng tượng và viết một đoạn văn về cuộc sống tương lai của hai bố con Anđrây Xô-cô-lốp

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I- Tìm hiểu chung về truyện ngắn Số phận con người

    1. Tác giả

    Sô- lô- khốp xuất thân trong một gia đình lao động vùng sông Đông nước Nga
    Ông rất tích cực trong nhiều hoạt động, được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý
    Sô- lô- khốp là nhà văn, nhà hiện thực vĩ đại
    Ông luôn viết đúng sự thật khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, chân dung số phận bi thương. Tác phẩm luôn có sự hòa quyện giữa chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí


    2. Tác phẩm

    Số phận con người viết năm 1957- mười hai năm sau khi chiến tranh kết thúc
    Hoàn cảnh: bầu không khí xã hội tràn đầy tinh thần dân chủ, văn học Nga và văn học thế giới rộ lên xu hướng tìm hiểu số phận con người
    Tác phẩm là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Xô viết
    Truyện có một dung lượng tư tưởng lớn khiến cho người ta liệt nó vào loại tiểu thuyết anh hùng ca


    II- Soạn bài Số phận con người

    Câu 1 trang 124 SGK văn 12 tập 2:

    Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô- lô- cốp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va- ni-a:

    Hoàn cảnh: chịu trăm ngàn cay đắng: bị thương sau chiến tranh, vợ và con gái chết bom, con trai tử trận

    Tâm trạng:

    Vỡ tung, mất hồn, rơi vào nỗi đau cùng cực
    Sống như người lao động bình thường
    Tìm đến rượu để quên nỗi đau
    Những giọt nước mắt: nỗi đau không thể diễn tả bằng lời


    Câu 2 trang 124 SGK văn 12 tập 2:

    Việc Xô- lô- cốp nhận bé Va- ni- a làm con nuôi đã tác động to lớn đến hai cha con:

    Xô- lô- cốp thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên trở lại, tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống
    Va- ni- a có được mái ấm gia đình, được hưởng tình yêu thương của cha
    Tâm hồn thơ ngây của bé Va- ni- a:

    Mặt mũi lấm lem, quần áo bẩn thỉu nhưng đôi mắt rất sáng.
    Khi được Xô-cô-lốp gọi, leo lên xe hỏi, chờ trả lời.
    Ngồi trên xe lặng thinh, tư lự, chốc chốc nhìn Xô-cô-lốp ...
    Trả lời những câu hỏi một cách hồn nhiên.
    Nồng nhiệt thể hiện tình cảm, sự vui sướng khi được nhận làm con
    Tấm lòng nhân hậu của Xô- lô- cốp:

    Nhận Va- ni- a làm con nuôi
    Đau lòng, xót thương cho những bất hạnh mà Va- ni- a phải chịu đựng
    Lo lắng, chăm sóc cho Va- ni- a như con ruột
    => Điểm nhìn của người kể chuyện giống với nhân vật ở chỗ đều chan chứa tình yêu thương, hướng tới tâm hồn trong sáng của trẻ thơ


    Câu 3 trang 124 SGK văn 12 tập 2:

    Cách Xô- lô- cốp vượt lên nỗi đau và sự cô đơn:

    Xô- lô- cốp chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh, tự nhận mình là bố Va- ni- a, sung sướng trong tình cha con, chăm lo cho Va- ni- a từng miếng ăn, giấc ngủ
    Anh quyết không để tổn thương trái tim bé bỏng, nén mọi nỗi đau riêng để tâm hồn trẻ thơ được yên ổn
    Hai cha con lang thang tìm việc sau khi anh bị tước mất bằng lái


    Câu 4 trang 124 SGK văn 12 tập 2:

    Thái độ của người kể chuyện: đồng cảm với số phận bất hạnh của hai cha con, tin tưởng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn

    Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề: lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân


    Câu 5 trang 124 SGK văn 12 tập 2:

    Cảm nghĩ của Sô- lô- khốp đối với số phận con người: số phận con người có thể gặp nhiều nỗi đau, bất hạnh, mất mát nhưng không thể đánh mất niềm tin, hy vọng. Dù cuộc đời có ngang trái đến đâu, chỉ cần có tình yêu thương, chúng ta có thể vượt qua tất cả và xoa dịu những niềm đau


    III- Luyện tập truyện ngắn Số phận con người

    Câu 1 trang 124 SGK văn 12 tập 2:

    Cái mới của truyện ngắn Số phận con người trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô: Sô- lô- khốp không hân hoan ca tụng chiến thắng mà hé mở số phận con người với những góc khuất, nỗi đau mà chiến tranh để lại, báo hiệu một cuộc sống nhiều khó khăn, thách thức mà con người phải đối mặt sau khi chiến tranh đi qua


    Câu 2 trang 124 SGK văn 12 tập 2:

    Tưởng tượng về cuộc sống của hai bố con Xô- cô- lốp

    Sau chuỗi ngày dài rong ruổi, đi qua biết bao con đường, cuối cùng hai bố con cũng đến Ka- sa- rư. Va- ni- a vẫn như chú chim con tíu tít, lúc nào cũng quanh quẩn bên cạnh bố và dần làm quen với cuộc sống mới. Hàng ngày, Xô- cô- lốp vẫn vất vả làm việc để bảo đảm cuộc sống cho hai cha con, nhờ có Va- ni- a anh cảm thấy bớt hiu quanh hơn và tìm thấy cho mình một lí do để sống. Chiến tranh qua đi, mất mát, đau thương dẫu chẳng thể nguôi nhưng con người vẫn phải tiếp tục tiến về phía trước. Va- ni- a còn cả một tương lai tươi sáng đang đón đợi, và Xô- cô- lốp- người đàn ông đã chai sạn đi vì cuộc đời, phải chăng cần lắm những phút giây được sống cho riêng mình?

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |