Top 6 Bài soạn "Phép phân tích và tổng hợp" lớp 9 hay nhất
Phân tích và tổng hợp là những kĩ năng cần thiết đối với mỗi người trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Ví dụ như phân tích một lời nói, cử chỉ, sự ... xem thêm...việc nào đó,... Trong văn chương, phân tích và tổng hợp là phương pháp mà tác giả nắm bắt thông tin, chuyển hóa qua bài viết của mình đến với độc giả. Vì vậy, học sinh được học về "Phép phân tích và tổng hợp" trong chương trình Ngữ văn 9. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu và chuẩn bị tốt nội dung tiết học.
-
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
Bài văn trên bố cục 3 phần:
- Mở bài: tác giả đòi hỏi việc cân nhắc ăn mặc trong cộng đồng xã hội
- Thân bài: Tác giả bàn đến vấn đề phải ăn mặc sao cho hợp văn hóa, đạo đức, hợp với môi trường
- Kết bài: Rút nhận định về trang phục đẹp
- Hai luận điểm chính của văn bản:
+ Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh chung, thích hợp từng công việc, hoàn cảnh
+ Ăn mặc phù hợp với đạo đức, giản dị, hòa mình với cộng đồng
Các luận điểm trên được diễn đạt bằng phép lập luận phân tích
- Những biểu hiện "quy tắc ngầm" trong cách ăn mặc, tác giả kết lại vấn đề bằng phương thức lập luận tổng hợp: “Thế mới biết trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp
Luyện tập
Bài 1 (trang 10 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Tác giả sử dụng lập luận làm rõ luận điểm: "Học vẫn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn"
- Học vấn là thành quả của nhân loại, do tích lũy dần . Sách là phương tiện lưu giữ thành quả đó
- Nếu không lưu lại trong quá khứ thì làm lại từ đầu, do đó, có tiến có lùi
Bài 2 (trang 10 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Phân tích lí do phải chọn sách mà đọc của tác giả: Di sản tinh thần của con người ngày một phong phú, việc đọc sách ngày càng không dễ
- Số lượng sách nhiều, chất lượng khác nhau
- Sức người có hạn
- Sách chuyên môn, sách thường thức; giữa tri thức chuyên môn và tri thức thường thức có quan hệ với nhau
Bài 3 (trang 10 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Tác giả chỉ ra tầm quan trọng của đọc sách:
+ Đọc sách không cần nhiều
+ Quan trọng nhất đọc cho tinh, đọc cho kĩ
- Đọc 10 quyển không quan trọng bằng đọc kĩ một quyển sách quan trọng
- Đọc ít mà kĩ sẽ tạo thành nếp nghĩ sâu xa, tích lũy dần dần tri thức
- Đọc sách phải trang trí bộ mặt như trọc phú khoe của. Đó là cách đọc sách tự lừa dối mình, thể hiện phẩm chất tầm thường
- Cần đa dạng loại sách cần đọc: sách thường thức, sách chuyên môn. Không nên coi thường loại sách thường thức
Bài 4 (Trang 10 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Vai trò của lập luận:
- Phân tích, trình bày vai trò khía cạnh khác nhau của một vấn đề sự vật
Bàn về đọc sách là bàn về:
+ Tầm quan trọng của việc đọc sách với việc tích lũy học vấn
+ Việc chọn lựa sách để đọc trong tình trạng quá nhiều sách
+ Bàn về đọc sách cho có hiệu quả, thiết thực
- Người đọc hiểu được cặn kẽ nội dung vấn đề, của sự vật
-
Phần I: TÌM HIỂU PHÉP LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Đọc văn bản Trang phục và trả lời câu hỏi(trang 10 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
a)
- Ở hai đoạn đầu, hàng loạt dẫn chứng về cách ăn mặc đẹp để rút ra nhận xét về vấn đề ăn mặc chỉnh tề.
- Hai luận điểm chính:
+ Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh.
+ Ăn mặc phù hợp với đạo đức và hài hòa với môi trường sống.
- Tác giả dùng phép phân tích để rút ra hai luận điểm.
b)
- Sau khi đã nêu một số biểu hiện của “những quy tắc ngầm” về trang phục; bài viết đã dùng phép lập luận tổng hợp để chốt lại vấn đề, rút ra kết luận (thế mới biết trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp).
- Lập luận tổng hợp thường đặt ở vị trí cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoậc toàn bộ văn bản.
Phần II: LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 10 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm: "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn"? (Gợi ý: Chú ý thứ tự khi phân tích: Học vấn là của nhân loại ⟶ Học vấn của nhân loại do sách lưu truyền lại -> Sách là kho tàng quý báu -> Nếu chúng ta... Nếu xóa bỏ... làm kẻ lạc hậu.
Trả lời:
Để làm sáng tỏ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”, tác giả đã phân tích như sau:
- Nêu ra luận điểm cơ bản làm tiền đế cho lập luận: Học vấn là của nhân loại. Sách là nơi ghi chép và lưu truyền học vấn, kho báu di sản tinh thần của nhân loại.
- Đưa ra giả thiết: Muốn tiến lên phía trước phải đọc sách để chiêm lĩnh thành tựu nhân loại đã đạt trong quá khứ.
- Đưa ra giả thiết: Không đọc sách là xóa bỏ thành tựu nhân loại đã đạt được trong quá khứ, sẽ lùi điểm xuất phát hàng nghìn năm.
=> Từ luận điểm cơ bản làm tiền đề cho lập luận và hai giả thiết, tác giả đi đến kết luận: cần đọc sách, đọc sách là sự chuẩn bị để đi trên con đường học vấn. Kết luận này được trình bày trong đoạn tiếp đó.
Câu 2 (trang 10 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào?
Trả lời:
Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như sau:
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, chọn sách mà đọc kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm mới có tác dụng.
- Sách nhiều dễ bị lạc hướng. Chọn sách quan trọng, cơ bản để đọc, không cần đọc nhiều.
Câu 3 (trang 10 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào?
Trả lời:
Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như sau:
- Đọc sách không cần nhiều.
- Quan trọng nhất là chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
- Đọc 10 quyển sách không quan trọng bằng đọc kĩ một quyển sách quan trọng.
- Đọc ít mà kĩ sẽ tạo thành nếp suy nghĩ sâu xa, tích lũy dần dần tri thức.
- Đọc sách không phải để trang trí bộ mặt như kẻ trọc phú khoe của. Đó là cách đọc sách tự lừa dối mình, thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém.
- Phải đọc cả hai loại sách: sách thưởng thức và sách chuyên môn. Không nên coi thường sách thường thức vì nó tạo nên nền văn hóa rộng cho chuyên môn sâu. Có như thế, mới có tri thức vững.
Câu 4 (trang 10 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Qua đó, em hiểu phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận.
Trả lời:
Qua đó, em hiểu phân tích có vai trò trình bày các khía cạnh khác nhau của một vấn đề, một sự vật. Chẳng hạn, bàn về đọc sách là bàn về tầm quan trọng của việc đọc sách với việc tích lũy học vân, là bàn về việc chọn lựa sách để đọc trong tình trạng sách quá nhiều, là bàn về cách đọc sách như thế nào cho có hiệu quả thiết thực. Từ đó người đọc sẽ hiểu được cặn kẽ nội dung của vấn đề, của sự vật.
-
Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
Trả lời
a) Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề trang phục đẹp và văn hoá.
Hai luận điểm chính trong văn bản là:
- Vấn đề văn hoá trong trang phục.
- Vấn đề các quy tắc bất thành văn buộc mọi người tuân theo.
Tác giả đã dùng phép lập luận phân tích để rút ra hai luận điểm trên. Cụ thể, tác giả nêu ra các hiện tượng về cách ăn mặc.
- Hiện tượng 1: .., thông thường trong doanh trại hay nơi công cộng, có lẽ không ai mặc quần áo chỉnh lề mà lại đi chân đất, hoặc đi giầy có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trước mặt mọi người. Hiện tượng này nêu lên vấn đề cần ăn mặc chỉnh tề và đồng bộ.
- Hiện tượng 2: Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xòe váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp... Đi đưa cưới không thể lôi thôi, lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc quần áo loè loẹt, nói cười oang oang. Hiện tượng này nêu lên yêu cầu phải ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh
- Hiện tượng 3: Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức. Cái đẹp bao giờ cũng đi liền với cái giản dị.
b) Sau khi đã nêu một số biểu hiện những quy tắc ngầm về trang phục, bài viết đã dùng phép tổng hợp để chốt lại vấn đề Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chau nơi công cộng hay toàn xã hội.
Từ việc tổng hợp các quy tắc ăn mặc, tác giả chốt lại vấn đề trang phục đẹp. Đó phải là trang phục đáp ứng được ba yêu cầu, ba quy tắc đã nêu. Vậy nên, thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức hợp môi trường mới là trang phục đẹp. Phép lập luận tổng hợp này thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài.
Luyện tập
Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.
Gợi ý trả lời
Câu 1. Trong văn bản Bàn về đọc sách, tác giả Chu Quang Tiềm đã làm sáng tỏ luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn bằng cách trình bày các luận cứ theo một thứ tự hợp lô-gíc. Cụ thể:
- Học vấn là công việc của toàn nhân loại (luận cứ 1).
- Học vấn được lưu truyền lại cho đời sau là nhờ sách (luận cứ 2)
- Sách chứa đựng những học vấn quý báu của nhân loại (luận cứ 3)
- Nếu không đọc sách, sẽ không tạo được điểm xuất phát vững chắc (luận cứ 4).
- Nếu xoá bỏ sách sẽ trở thành những kẻ lạc hậu (luận cứ 5)
Câu 2. Tác giả Chu Quang Tiềm đã phân tích những lí do phải chọn sách đọc như sau:
- Đọc không cần nhiều nhưng phải tinh và kĩ.
- Sách có nhiều loại (sách thường thức, sách chuyên môn), phải có sự chọn lựa.
- Các loại sách ấy có liên quan với nhau.
Câu 3. Tầm quan trọng của cách đọc sách đã được tác giả Chu Quang Tiềm phân tích như sau:
- Không đọc thì không có điểm xuất phát cao về sách, là những cột mốc trên đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
- Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức: đem kinh nghiệm tư tưởng của nhân loại mấy nghìn năm mà ôn lại.
- Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể.
- Đọc ít mà kĩ quan trọng hơn đọc nhiều mà qua loa không lợi ích gì.
Câu 4. Phân tích có vai trò vô cùng quan trọng trong lập luận vì:
- Phân tích là phương pháp chia nhỏ đối tượng để xem xét từng phần, từng phương diện, rồi sau tổng hợp lại.
- Phân tích là phương pháp khám phá nội dung, ý nghĩa ẩn kín của đối tượng bằng nhiều cách: so sánh, đối chiếu đối tượng với các đối tượng tương đồng hay khác biệt, xem xét mối liên hệ giữa các bộ phận của đối tượng với nhau, tìm ra nguyên nhân, dự đoán hậu quả của nó.
Ghi nhớ
• Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
• Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu,... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
• Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phân kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
-
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
TRANG PHỤC
Không kể trên đường tuần tra, nơi rừng rậm hay suối sâu,… phải cởi giày ra đi chân đất, thông thường trong doanh trại hay nơi công cộng, có lẽ không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trước mặt mọi người.
Người ta nói: “Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp… Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.
Người xưa đã dạy: “Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự hoà mình vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: “Nếu có một cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện”. Chí lí thay!
Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)Câu hỏi:
a. Ở đoạn mở đầu, bài viết đã nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì?
Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra hai luận điểm đó?
b, Sau khi đã nêu một số biểu hiện của " những quy tắc ngầm" về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận gì để " chốt" lại vấn đề? Phép lập luận này thường đạt vị trí nào trong bài văn?
Trả lời:
a. Ở đoạn mở đầu, bài viết đã nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để chỉ ra lối ăn mặc trang phục không phù hợp với đạo đức trong xã hội để từ đó làm nổi bật lên nét đẹp trong văn hóa ăn mặc trang trọng, lịch sự, phù hợp với đạo đức chuẩn mực xã hội, môi trường xung quanh
Hai luận điểm chính trong văn bản là:
Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh xung quanh, phù hợi với công việc, môi trường làm việc, học tập, môi trường sống.
Ăn mặc giản dị phù hợp với lối sống đạo đức hòa mình vào cộng đồng tập thể
b. Sau khi đã nêu một số biểu hiện của " những quy tắc ngầm" về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận tổng hợp: "Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp" . Phần lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối đoạn hoặc cuối bài.II. Ghi nhớ:
Để làm rõ ý nghĩa của một sự việc, hiện tượng nào đó người ta thường dùng phép lập luận phân tích tổng hợp
Phân tích là phép lập luận trình bày những bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.. Đế phán tích nội dung của sự vật hiện tượng người ta có thể dùng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu,... và cả phép lập luận giải thích. chững minh.
Tổng hợp là phép lập luận rút ra từ cái chung từ những điều phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bảnB. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 10 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Tác giả đã phân tích như thế nào để sáng tỏ luận điểm: " Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường của học vấn"?
(Gợi ý: Chú ý thứ tự khi phân tích: Học vấn là của nhân loại => Học vấn của nhân loại do sách lưu truyền lại => Sách là kho tàng quáy báu => Nếu chúng ta... Nếu xóa bỏ... làm kẻ lạc hậu.)
Bài làm:
Cách phân tích để làm rõ luận điểm: "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn"
Học vấn là thành quả của nhân loại trong quá trình lao động sản xuất và trải nghiệm
Học vấn của nhân loại được lưu giữ qua những trang sách và truyền lại cho các thế hệ sau
Chính vì thế, sách là một kho tàng quy báu của nhân loại
Nếu không lưu lại thành quả trong quá khứ thì phải làm lại từ đầu, do đó, có tiến lên cũng là đi lùi lại.Câu 2: trang 10 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Tác giả đã phân tích lí do chọn sách như thế nào?
Bài làm:
Tác giả đưa ra lí do phải chọn sách mà đọc của tác giả:
Di sản tinh thần của con người ngày một phong phú, việc đọc sách ngày càng không dễ.
Số lượng sách nhiều, chất lượng lại khác nhau;
Sức người có hạn
Có sách chuyên môn, có sách thường thức; giữa tri thức chuyên môn và tri thức thường thức lại có quan hệ với nhau.Câu 3: trang 10 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào?
Bài làm:
Tác giả đã nêu lên tầm quan trọng của việc đọc sách thông qua việc đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng:
Đọc sách giúp chúng ta tiếp cận tri thức một sách nhanh và trực tiếp nhất
Đọc sách không chọn lọc, đọc lấy số lượng sẽ không đem lại hiệu quả
Đọc sách mà không chịu suy nghĩ thì cũng không có tác dụng gìCâu 4: trang 10 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Qua đó,em hiểu phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận
Bài làm:
Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề ngằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.
Phân tích trong văn bản có vai trò làm sáng tỏ luận điểm và tăng sức thuyết phục đồng thời nó giúp người đọc người nghe hiểu và có nhận thức đúng đắn, cái nhìn toàn diện nhất. -
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Phân tích và tổng hợp là phượng pháp nhận thức của con người đối với thế giới khách quan. Phân tích là đem chia một sự vật, hiện tượng thành các bộ phận nhỏ hơn nhằm tìm ra đặc điểm, tính chất của chúng; tổng hợp là đối chiếu các bộ phận của một sự vật hiện tượng, tìm ra đặc điểm, tính chất chung và quan hệ giữa chúng với nhau.
2. Tổng hợp và phân tích là những thao tác đối lập nhau nhưng thường đi đôi, kế tiếp nhau. Trên cơ sở cái nhìn toàn cục (tổng hợp), ta có điều kiện đi sâu vào các mặt, các bộ phận riêng lẻ (phân tích); và trên cơ sở các mặt, các bộ phận riêng lẻ ấy, ta lại có cái nhìn chung, bản chất (tổng hợp).
3. Phân tích và tổng hợp là hai thao tác cơ bản trong viết văn, nhất là với văn bản nghị luận, thuyết minh, báo chí,... Bố cục một bài văn, một đoạn văn thường theo trình tự “tổng - phân - hợp” (tổng quát - phân tích - tổng hợp).
II - HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
1. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
Câu hỏi a
Ở hai đoạn đầu, hàng loạt dẫn chứng về cách ăn mặc đẹp để rút ra một điều : mỗi người phải đáp ứng những quy tắc về ăn mặc của xã hội (“Ăn cho mình, mặc cho người”).
Ở đoạn thứ ba, các lí lẽ và dẫn chứng nhằm rút ra kết luận về tiêu chuẩn mặc đẹp : giản dị, phù hợp môi trường xung quanh, phù hợp với nội dung (trình độ hiểu biết của bản thân).
Con đường tác giả đi đến hai kết luận nói trên là phép phân tích.
Câu hỏi b
Thao tác chốt lại vấn đề sau khi đã đưa lí lẽ, dẫn chứng, đó là phép tổng hợp.
2. Luyện tập
Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong bài Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.
Bài tập 1
Tìm hiểu cách sáng tỏ luận điểm : "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn".
- Học vấn là thành quả của toàn nhân loại, do tích luỹ dần. Sách là phương tiện lưu giữ thành quả đó.
- Nếu không lưu lại thành quả trong quá khứ thì phải làm lại từ đầu, do đó, có tiến lên cũng là đi lùi lại.
Bài tập 2
Phân tích lí do phải chọn sách đọc : Di sản tinh thần của con người mỗi ngày một phong phú, việc đọc sách ngày càng không dễ.
- Do sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách tốt mới có ích.
- Do sức người có hạn, không chọn sách mà đọc thì lãng phí sức mình.
- Sách có loại chuyên môn, có loại thường thức, chúng liên quan với nhau, nhà chuyên môn cũng cần đọc sách thường thức.
Bài tập 3
Tầm quan trọng của cách đọc sách:
- Không đọc thì không có điểm xuất phát cao.
- Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
- Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả.
- Đọc ít mà kĩ quan trọng hơn đọc nhiều mà không ích lợi gì.
Bài tập 4
Tác dụng của phép lập luận phân tích :
Tác giả dùng thao tác phân tích nên chỉ ra được nhiều mặt (lợi hại, đúng sai,...), làm cho kết luận có sức thuyết phục cao.
-
I.Tìm hiểu về phép lập luận phân tích và tổng hợp
Câu 1 trang 9 sgk ngữ văn lớp 9 tập 2
Văn bản “ Trang phục” có bố cục ba phần:
Mở bài: tác giả nêu ra những điều kiện của việc cân nhắc ăn mặc trong cộng đồng
Thân bài: tác giả nói đến vấn đề ăn mắc sao cho hợp văn hóa, đạo đức, hoàn cảnh, môi trường
Kết bài: đúc kết ra nhận định về trang phục đẹp và đạt tiêu chuẩn thẩm mỹCâu 2 trang 9 sgk ngữ văn lớp 9 tập 2
Mở bài tác giả đưa ra những dẫn chứng rất cụ thể về ăn mặc nhằm mục đích gợi ra vấn đề về sự chỉnh tề, đồng bộ, thích hợp trong việc sử dụng sản phẩm
Hai luận điểm chính:
Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh và thích hợp với công việc
Ăn mặc phù hợp với chuẩn mực đạo đức, xã hội và cộng đồng
Các luận điểm này được diễn đạt bằng phép lập luận phân tíchCâu 3 trang 9 sgk ngữ văn lớp 9 tập 2
Từ những phân tích rất xác đáng đến diễn đạt bằng những biểu hiện cụ thể qua ăn mặc. Cuối cùng, tác giả đưa ra vấn đề bằng phép tổng hợp: “ Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp”
II. Luyện tập bài phép phân tích và tổng hợp
Câu 1 tang 10 sgk ngữ văn lớp 9 tập 2
Cách phân tích để làm rõ luận điểm :
“ Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách,..”
“ Học vấn là thành quả của nhân loại, do tích lũy dẫn. Sách là phương tiện lưu giữ thành quả đó”
“Nếu không luwu lại thành quả trong quá khứ thì phải làm lại từ đầu, do đó có tiến lên cũng là đi lùi lại”Câu 2 trang 10 sgk ngữ văn lớp 9 tập 2
Phân tích đưa ra lí do phải chọn sách mà đọc là:
Di sản tinh thần của con người ngày một phong phú, việc đọc sách cũng không dễ
Số lượng sách nhiều, chất lượng khác nhau
Sức người có hạn
Có sách chuyên môn, có sách thường thức, giữa tri thức chuyên môn và tri thức thường thức lại có quan hệ với nhauCâu 3 trang 10 sgk ngữ văn lớp 9 tập 2
Tầm quan trọng của việc đọc sách là:
Đọc sách thì mới có điểm xuất phát cao
Đọc sách mà không chọn lọc thì đọc không xuể kém hiệu quả
Đọc kĩ mới có hiệu quả
Muốn tiếp cận tri thức một cách nhanh nhất thì phải đọc sáchCâu 4 trang 10 sgk ngữ văn lớp 9 tập 2
Phép phân tích cho ta thấy rõ được vấn đề, nó là cơ sở trước khi ta kết luận một vấn đề nào đó. Vì vậy, phép phân tích đúng đắn giúp ta có thể kết luận vấn đề một cách thuyết phục nhất.