Top 6 Bài soạn "Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục" của Mô-li-ê (lớp 8) hay nhất

Bình An 142 0 Báo lỗi

Mô-li-e (1622-1673) là nhà viết hài kịch Pháp. Cuộc đời Mô-li-e là cuộc đời chiến đấu của một nghệ sĩ dũng cảm, luôn luôn đứng về phía nhân dân chống lại những ... xem thêm...

  1. I. Đôi nét về tác giả Mô-li-e
    - Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin
    - Quê quán: Nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp
    - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
    + Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu
    + Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”
    + Đến năm 1672 - 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”

    II. Đôi nét về tác phẩm Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục
    1. Hoàn cảnh sáng tác
    - Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang và là lớp kịch kết thúc hồi II
    2. Thể loại: Kịch
    3. Giá trị nội dung
    - Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả
    4. Giá trị nghệ thuật
    - Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét


    Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    - Lớp kịch được chia thành hai cảnh:

    + Cảnh 1: Lời thoại của ông Giuốc- đanh và bác phó may.

    + Cảnh sau: Đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ.

    - Số lượng nhân vật xuất hiện trong từng cảnh:

    + Cảnh 1: Sân khấu xuất hiện bốn nhân vật: ông Giuốc- đanh, bác phó may, gia nhân, thợ phụ mang lễ phục.

    + Cảnh 2: Ông Giuốc- đanh, thợ phụ, bốn tên thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc lễ phục.

    - Không khí kịch càng về sau càng sôi động, đến cuối cảnh thì không khí hài kịch thực sự náo nhiệt.


    Câu 2 ( trang 121 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc đanh thể hiện qua đoạn đối thoại với bác phó may:

    + Chuyện về đôi bít tất, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ rồi tới bộ lễ phục mới với bông hoa ngược.

    + Ông Giuốc- đanh phát hiện ra lỗi trên bộ lễ phục nhưng bác phó may lại lấp liếm chuyện đó: " người quý phái đều mặc như thế này".

    + Vì muốn học làm sang nên ông Giuốc đanh thấy hoàn toàn hợp lý trước ý kiến của bác phó may.

    + Bác phó may xin may hoa xuôi thì bị ông Giuốc đanh từ chối vì sợ làm tuột lỡ cơ hội làm sang.

    + Ông Giuốc đanh phát hiện ra phó may ăn bớt vải nhưng bác thợ phụ hướng đông Giuốc đanh tới bộ lễ phục là ông quên ngay.

    + Bác phó may lại quá tự tin khi mặc đúng cái áo bằng vải ăn bớt của ông Giuốc đanh đến nhà ông.

    → Tham vọng muốn bước chân vào giới thượng lưu, công thêm sự ngu dốt thiếu hiểu biết của ông Giuốc đanh đã đẩy ông tới chỗ bị lừa bịp và trở thành trò cười.


    Câu 3 ( trang 121 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Sang cảnh sau tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc đanh tiếp tục được bộc lộ dần.

    + Thợ phụ gọi Giuốc đanh là ông lớn, đúng lúc ông đang mặc lễ phục say sưa và có cảm giác trở thành quý phái.

    + Thợ phụ liên tục gọi ông Giuốc đanh là "ông lớn", "cụ lớn" đều được thưởng tiền.

    + Tay thợ phụ liên tiếp tung ra những câu nịnh nọt để moi tiền, và y đạt được mục đích của mình.

    → Giấc mộng mù quáng muốn bước chân vào giới thượng lưu lớn hơn cả sự tiếc tiền. Tính học đòi làm sang của ông không gì cản được.


    Câu 4 ( trang 121 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Vở kịch gây cười ở sự mất cân bằng đối xứng giữa hình thức với nội dung, giữa cái biểu hiện bên ngoài với cái bên trong.

    + Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng bất hòa giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với giấc mộng học đòi làm sang.

    + Hàng loạt chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô, nịnh bợ, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc đanh khi mặc lễ phục.

    + Giấc mơ bước chân vào giới thượng lưu khi không có kiến thức, hiểu biết liên tục đẩy ông Giuốc đanh trở thành người lố bịch.

    → Mô-li-e tài tình trong việc khắc họa tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi học làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. Một số điều về tác giả

    - Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin

    - Quê quán: Nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp

    - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

    + Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu

    + Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”

    + Đến năm 1672 - 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”


    II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm

    1. Hoàn cảnh sáng tác

    - Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang và là lớp kịch kết thúc hồi II

    2. Thể loại: Kịch.

    3. Tóm tắt tác phẩm

    Lão Giuốc–đanh là một tên cục mịch, quê kệch, khuôn mặt xấu xí, tính cách ngờ nghệch, dốt nát… Nhà lão nhờ buôn bán nên trở nên giàu có. Chính vì vậy, lão muốn học đòi làm sang, muốn trở thành quý tộc nên đã bị không ít kẻ lợi dụng. Để có thể viết thư tình gửi cho một bà địa quý tộc mà lão phải lòng, lão đã mời rất nhiều thầy triết để học tiếng La–tinh, học logic, luận lý, cả cách viết chính tả, cách phát âm… Sau đó, lão Giuốc–đanh muốn may cho mình một bộ lễ phục đẹp nhất triều đình.

    Và tên phó may cùng với bốn thợ phụ đã kéo đến để mặc thử lễ phục cho lão. Chúng biết được sự “ham” sang của lão nên đã không tiếc lời tâng bốc nào là “ ông lớn”, “cụ lớn” rồi đến “đức ông” khiến lão vô cùng vui sướng. Sự ngờ nghệch đó đã khiến lão phải bị mất đi bao nhiêu tiền cho bọn nịnh hót, săn đón mình.

    Nhà lão Giuốc–đanh có nàng Luy–xin là con gái xinh đẹp rất được yêu thương của lão. Nhưng lão không tán thành chuyện tình cảm của con gái với Clê–ông vì nhà anh ta không thuộc tầng lớp quý tộc. Và để cưới được Luy–xin làm vợ, Clê–ông đã theo lời của Cô – vi – en đầy tớ thân cận của mình là cải trang thành một vị hoàng tử Thổ Nhĩ Kỳ nên đã được lão Giuốc–đanh gã Luy-xin cho mình.

    4. Bố cục

    Gồm 2 phần:

    - Phần 1: Từ đầu đến "cho các nhà quý phái": Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc – đanh và bác phó may.

    - Phần 2: Còn lại: Ông Giuốc – đanh và những tay thợ phụ.


    III. Đọc - Hiểu văn bản

    1. Ông Giuốc-đanh học làm sang

    – Xuất thân trong một gia đình tư bản giàu có, làm ăn phát đạt ⇒ ông muốn trở thành quý tộc

    – Vì ngu dốt, ngờ nghệch, bị những kẻ bịp bợm vào xâu xé, trục lợi

    ⇒ Có ước muốn hảo huyền trong khi bản thân không có khả năng

    ⇒ Ông được khắc họa kĩ hơn ở hai tình huống chính là ông nhận lễ phục và mặc lễ phục


    2. Ông Giuốc- đanh nhận lễ phục

    – Hành động: Đặt tên phó may làm những thứ liên quan đến trang phục quý tộc

    – Tỉnh táo nhận ra việc phó may ăn bớt vài, lợi dụng kiếm chác nhưng khi phó may bịa ra lý lẽ rằng người quý tộc đều mặc vậy ⇒ thuận ý liền tin ngay

    – Phát hiện ra phó may ăn bớt vải của mình nhưng khi phó may khăn vải đẹp nên gạn lại một chiếc áo để mặc ⇒ không hề giận nữa

    ⇒ Tình huống kịch bất ngờ, thú vị ⇒ Chỉ vì quá ham muốn học làm sang nên mất khôn, ngờ nghệch ⇒ trở nên nực cười


    3. Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục

    – Những tên thợ phục mặc lễ phục cho ông, ông đi đi lại lại phô cái áo mới, đều bước theo điệu nhạc thật chẳng khác nào chú hề

    – Những lời đối thoại của ông Giuốc- đanh với bọn thợ phụ, chúng gọi ông là “ông lớn”, “cụ lớn” rồi “đức ông” để moi tiền

    – Ông vô cùng thích thú và không hề tiếc túi tiền của mình để cho chúng

    ⇒ Nhân vật ông Giuốc- đanh mê muội, ngu dốt, ngờ nghệch, chỉ vì thói đòi học làm sang nên đã bị lợi dụng.


    4. Tổng kết

    * Nội dung:

    - Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả

    * Nghệ thuật:

    - Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.


    Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2)
    - Lớp kịch được chia thành hai cảnh:
    + Cảnh 1: Lời thoại của ông Giuốc- đanh và bác phó may.
    + Cảnh 2: Đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ.
    - Số lượng nhân vật xuất hiện trong từng cảnh:
    + Cảnh 1: (4 nhân vật): Ông Giuốc- đanh, bác phó may, gia nhân, thợ phụ mang lễ phục.
    + Cảnh 2: (3 nhân vật): Ông Giuốc- đanh, thợ phụ, bốn tên thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc lễ phục.
    => Không khí kịch càng về sau càng sôi động, đến cuối cảnh thì không khí hài kịch thực sự náo nhiệt.

    Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2)

    Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc đanh thể hiện qua đoạn đối thoại với bác phó may:
    + Chuyện về đôi bít tất, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ rồi tới bộ lễ phục mới với bông hoa ngược.
    + Ông Giuốc- đanh phát hiện ra lỗi trên bộ lễ phục nhưng bác phó may lại lấp liếm chuyện đó: " người quý phái đều mặc như thế này".
    + Vì muốn học làm sang nên ông Giuốc đanh thấy hoàn toàn hợp lý trước ý kiến của bác phó may.
    + Bác phó may xin may hoa xuôi thì bị ông Giuốc đanh từ chối vì sợ làm tuột lỡ cơ hội làm sang.
    + Ông Giuốc đanh phát hiện ra phó may ăn bớt vải nhưng bác thợ phụ hướng đông Giuốc đanh tới bộ lễ phục là ông quên ngay.
    + Bác phó may lại quá tự tin khi mặc đúng cái áo bằng vải ăn bớt của ông Giuốc đanh đến nhà ông.

    Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2)

    Sang cảnh sau tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc đanh tiếp tục được bộc lộ dần.
    + Thợ phụ gọi Giuốc đanh là ông lớn, đúng lúc ông đang mặc lễ phục say sưa và có cảm giác trở thành quý phái.
    + Thợ phụ liên tục gọi ông Giuốc đanh là "ông lớn", "cụ lớn" đều được thưởng tiền.
    + Tay thợ phụ liên tiếp tung ra những câu nịnh nọt để moi tiền, và y đạt được mục đích của mình. → Giấc mộng mù quáng muốn bước chân vào giới thượng lưu lớn hơn cả sự tiếc tiền. Tính học đòi làm sang của ông không gì cản được.

    Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2)

    Vở kịch gây cười ở sự mất cân bằng đối xứng giữa hình thức với nội dung, giữa cái biểu hiện bên ngoài với cái bên trong. Khán giả cười ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng hết để kiếm chác. Tác giả xây dựng lên hình tượng nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng bất hòa giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với giấc mộng học đòi làm sang. Hàng loạt chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô, nịnh bợ, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc đanh khi mặc lễ phục. Từ đó phê phán những kẻ với giấc mơ bước chân vào giới thượng lưu khi không có kiến thức, hiểu biết như ông Giuốc đanh trở thành người lố bịch.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. TÓM TẮT:

    Được thừa kế khối tài sản lớn từ gia đình, ông Giuốc-đanh (40 tuổi) mong muốn mình trở thành một người quý tộc nên học đòi bước vào xã hội thượng lưu. Ông thuê người về dạy mình từ âm nhạc, kiếm thuật, triết lí cuộc sống, ăn mặc sao cho thành người quý tộc.Giuốc-đanh có một cô con gái đến tuổi gả chồng,chàng trai Cle-ông đến cầu thân nhưng bị Giuốc-đanh từ chối vì chàng không phải quý tộc.Cuối cùng Cle-ong đã cải trang thành hoàng tử Thổ Nhĩ Kì đến nhà Giuốc-đanh hỏi vợ một lần nữa, lần này Giuốc-đanh đã đồng ý.


    II. BỐ CỤC:

    Gồm 2 phần:
    - Phần 1: Từ đầu đến "cho các nhà quý phái": Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc – đanh và bác phó may.
    - Phần 2: Còn lại: Ông Giuốc – đanh và những tay thợ phụ.


    III. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:

    Câu 1. Lớp kịch gồm hai cảnh:

    - Cảnh 1: Ông Giuốc-đanh và phó may

    + Số lượng nhân vật: 4 người (ông Giuốc-đanh, bác phó may, gia nhân,thợ phụ mang lễ phục)

    - Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh và thợ phụ

    + Số lượng nhân vật: 6 người (ông Giốc-đanh, thợ phụ, 4 tên thợ phụ giúp ông mặc lễ phục)


    Câu 2. Cảnh 1:

    - Tính cách đòi làm sang của Giuốc-đanh được thể hiện qua những chuyện về đôi bít tất,chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ,bộ lễ phục mới với bông hoa ngược.

    - Giuốc- đanh bị lợi dụng thể hiện ở chỗ:

    + khi ông phát hiện ra phó may ăn bớt vải nhưng bác thợ phụ hướng ông đến bộ lễ phục là ông quên ngay.

    + Khi ông phát hiện ra lỗi trên bộ lễ phục thì bác phó may dễ dàng lấp liếm chuyện đó "người quý phái đều mặc như vậy cả."

    + Bác phó may mặc cái áo bằng vải ăn bớt của Giuốc-đanh đến nhà ông một cách tự tin.


    Câu 3. Cảnh 2:

    - Tính cách đòi làm sang được thể hiện ở việc thợ phụ liên tục gọi Giuốc-đanh là "ông lớn", "cụ lớn" khi ông đang mặc lễ phục, ông thấy mình như trở thành tầng lớp quý tộc.

    - Giuốc- đanh bị lợi dụng khi tay thợ phụ liên tiếp đưa ra những câu nịnh nọt để moi tiền thưởng thưởng của ông.


    Câu 4. Lớp kịch này gây cười cho người đọc ở những khía cạnh:

    - Tác giả tạo nên nhân vật gây cười cho thấy cái ngu dốt,ngớ ngẩn với giấc mộng học đòi làm sang.

    - Khéo léo tạo tình huống gây cười

    - Giấc mộng muốn trở thành thượng lưu nhưng không có kiến thức đẩy Giuốc-đanh trở thành mẻ lố bịch.


    IV Nội dung chính truyện

    Qua câu truyện Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục tác giả Mô-li-e phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, đó là sĩ diện hão, đua đòi và nịnh bợ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Tác giả, tác phẩm
    1. Tác giả ( các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Mô-li-e trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2)
    2. Tác phẩm
    Văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục được trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang (1670) và là lớp kịch kết thúc hồi II. Văn bản này dựa theo bản dịch của Tuấn Đô, nhan đề văn bản là do người biên soạn SGK đặt.


    II. Hướng dẫn soạn bài.

    Câu 1:

    * Lớp kịch này gồm 2 cảnh:

    Cảnh 1: Ông Giuốc-đanh và bác phó may nói chuyện với nhau. Cảnh này gồm có 4 nhân vật: Ông Giuốc-đanh, bác phó may, tay thợ phụ mang bộ lễ phục và một gia nhân.
    Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ nói chuyện với nhau. Cảnh này xuất hiện thêm 4 tay thợ phụ nữa. Ông Giuốc-đanh nói chuyện với tay thợ phụ mang bộ lễ phục đến nhưng xung quanh là 4 tay thợ phụ đến sau giúp ông mặc lễ phục.
    Cảnh sau sôi động hơn cảnh trước vì động tác của nhân vật nhiều hơn và còn có cả nháy múa và âm nhạc.


    Câu 2:

    Ở cảnh đầu, tính học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh được thể hiện trong cuộc đối thoại với bác phó may. Hai người nói chuyện về đôi bít tất, , chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ và đặc biệt là chuyện những bông hoa trên bộ lễ phục được may ngược. Ông Giuốc-đanh có phát hiện ra sự bất thường này, nhưng bác phó may lại láu cá lừa ông rằng những nhà quý tộc họ đều mặc như vậy. Mà ông Giuốc-đanh thì đang học đòi làm sang nên đã bị bác phó may và tay thợ phụ lừa.

    Chưa dừng lại ở đó, ông Giuốc-đanh lại tiếp tục phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình. Nắm chắc điểm yếu của đối phương, bác phó may nhanh chóng lảng sang chuyện thử bộ lễ phục mới là ông Giuốc-đanh quên ngay cái chuyện ăn bớt vải đó. Không những thế, bác phó may còn tự tin đến mức mặc đúng cái áo may bằng vải ăn bớt của ông Giuốc-đanh đến nhà ông Giuốc-đanh.

    => Ông Giuốc-đanh là một con người mê muội, ngu dốt, quê kệch nhưng lại thích học đòi làm sang, thích ăn diện để tỏ vẻ là người quý phái.


    Câu 3:

    Ở cảnh sau, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh vẫn tiếp tục được bộc lộ rõ nét.

    Lần này, đến lượt tay thợ phụ lợi dụng ông. Anh ta nắm được điểm yếu của ông Giuốc-đanh và liên tục tung hô ông với cái tên “ông lớn”, “cụ lớn”, rồi gọi cả là “đức ông”. Và thế là ông Giuốc-đanh liên tục thưởng tiền cho anh ta mặc dù ông vẫn nghĩ “nếu nó tôn ta là bậc tướng công thì nó sẽ được cả túi tiền mất”.

    => Ông Giuốc-đanh là một người háo danh, ưa nịnh, ngu dốt nhưng vấn khao khát được làm quý tộc, lại còn gặp phải tay thợ phụ ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền.


    Câu 4:

    Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh: Ông Giuốc-đanh ngu dốt không biết gì, chỉ vì cái thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng kiếm chác. Người ta cười vì thấy ông ngớ ngẩn khi tin rằng những người quý tộc thường mặc áo hoa ngược, rồi người ta cười ông vì cứ moi tiền ra cho để lấy về được cái danh quý tộc hão.

    Nếu xem tận mắt lớp kịch này được diễn trên sân khấu, khán giả sẽ được một trận cười đau bụng khi nhìn thấy cảnh ông Giuốc-đanh bị 4 tay thợ phụ lột quần áo ra và mặc cho bộ lễ phục lố lăng theo nhịp điệu, màu sắc thì dớ dẩn, chẳng ra làm sao mà vẫn vênh váo ra vẻ ta đây là quý tộc, là người quý phái, sang trọng. Và qua nhân vật ông Giuốc-đanh, tác giả cũng chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

    Mô-li-e tên thật là Giăng Báp-ti-xtơ Pô-cơ-lanh (15 -1 – 1622 -17 – 2 – 1673) sinh tại Pa-ri, trong một gia đình tư sản hầu cận nhà vua. Cha ông hướng cho ông ngành luật để thừa kế chức vụ hầu cận nhà vua trong cung đình, nhưng Mô-li-e lại yêu thích văn chương và đi theo con đường sân khấu. Sân khấu vào thời đó là một nghề thấp hèn trong xã hội. Mô-li-e có 15 năm (1643 – 1658) cùng các bạn đồng nghiệp lang thang khắp nước Pháp đi diễn nhiều nơi.


    15 năm khó khăn, thiếu thôn và lưu lạc giang hồ chính là mốc thời gian quan trọng chuẩn bị cho ông một sự nghiệp sáng tác lớn. Mô-li-e vừa là diễn viên, vừa là người đạo diễn, người sáng tác kịch bản… Mô-li-e trở thành một tên tuổi lớn của chủ nghĩa cổ điển Pháp, và là người sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp. Ông đã đưa hài kịch đạt tới một trình độ cao, ngang hàng với các thế loại khác. Chỉ từ Mô-li-e trỏ đi, hài kịch Pháp mới trở thành công cụ đấu tranh sắc bén, có ý nghĩa xã hội rộng lớn tiềm ẩn bên trong những cái cười thâm thuý.


    Nhân vật hài kịch của Mô-li-e vừa sống động, vừa đa dạng với đủ mọi hạng ngưòi: bọn quý tộc phong kiến với lối sống dối trá, kì quái, với nền học thuật trông rỗng; bọn thầy tu có những âm mưu, thủ đoạn độc ác; bọn tư sản lớp trên tham lam, ích kỉ, độc đoán… làm nổi bật lên bộ mặt tinh thần của xã hội Pháp giả dối, trái tự nhiên lúc đương thời. Mô-li-e rất xuất sắc trong việc miêu tả thói đạo đức giả của bọn quý tộc và thói đua đòi hư danh của bọn nhà giàu có. Trên 30 năm sáng tác, Mô-li-e để lại khoảng 40 vở kịch, và những vỏ hài kịch trở thành kiệt tác, được nhiều người biết đến là: “Đông Gioăng ”, “Anh ghét đời ”, “Lão hà tiện ”, “Trưởng giả học làm sang ”, “Người bệnh tưởng”,…


    Đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” được trích trong vở hài kịch nổi tiếng “Trưởng giả học làm sang. Bằng nghệ thuật châm biếm bậc thầy, Mô-li-e đã tạo nên những trận cưòi thoải mái cho khán giả, qua đó, đoạn trích đả kích sự ngu dốt, ngờ nghệch, thói háo danh lố bịch của bọn trưởng giả học đòi làm quý tộc. Vì vậy, tiếng cưòi trong hài kịch Mô-li-e mang giá trị phê phán và có ý nghĩa xã hội sâu sắc.


    II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU TÁC PHẨM

    1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 121)

    a. Hướng dẫn tìm hiểu

    Đọc kĩ văn bản, căn cứ vào nội dung văn bản và chỉ dẫn (những chữ in nghiêng) để chia văn bản ra làm mấy cảnh. Từ đó, dựa vào sự khác nhau về số lượng nhân vật, động tác, âm thanh ở mỗi cảnh để xác định cảnh kịch nào sôi động hơn.

    b. Gợi ý trả lời

    Đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” được chia làm hai cảnh. Cảnh thứ nhất là màn đối thoại của hai nhân vật: ông Giuốc-đanh và bác phó may. cảnh này gồm bốn nhân vật là trưởng giả Giuốc-đanh – nhân vật chính và phó may, thợ phụ may lễ phục và gia nhân. Cảnh thứ hai là lòi đốì thoại của Giuốc-đanh và bôn tay thợ phụ. Cảnh này động tác, âm thanh đều nhộn nhịp. Bốn thợ phụ nhộn nhịp cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới may cho ông Giuốc-đanh, có cả âm nhạc, vũ điệu phụ hoạ. ở cảnh thứ nhất, hoạt động nhân vật rất ít chỉ là những cử chỉ, động tác đi kèm với lòi thoại của hai nhân vật. cảnh thứ hai không khí sôi động hơn, náo nhiệt hơn bởi sự xuất hiện của các nhân vật và kịch tính trong màn đối thoại moi tiền của bốn tay thợ phụ.


    2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 121)

    a. Hướng dẫn tìm hiểu

    Dựa vào sự phân chia hai cảnh trong văn bản của câu 1, đọc lại cảnh một, chú ý lời thoại giữa Giuốc-đanh và phó may, cách đưa lí lẽ của phó may mỗi khi thuyết phục ông trưỏng giả. Trong cảnh đầu, tính cách của ông Giuốc-đanh được bộc lộ qua lời đối thoại với phó may. Giuốc-đanh vốn là tên trưởng giả giàu có, muốn học đòi làm sang nên đã tung ra nhiều tiền để mua những bộ lễ phục sang trọng như các nhà quý tộc đương thời. Song, Giuôc-đanh lại là kẻ ngờ nghệch, ngốc nghếch nên đã bị phó may lừa bịp, thợ phụ phỉnh nịnh để moi tiền. Câu chuyện về Giuốc-đanh xoay quanh bộ lề phục mới may của ông ta. Từ chuyện đôi bít tất chật, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ, những bông hoa may ngược đều là sự gây cười cho ngưòi đọc. Giuốc-đanh đã phát hiện ra các sự cố này “đôi bít tất chật quá… đứt mất hai mắt”. Phó may đưa ra lí lẽ thuyết phục “Rồi nó dẫn ra thì lại rộng quá ấy chứ”. Giuốc-đanh trả lời một câu rất ngờ nghệch “Nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì sẽ rộng thật”. Sau đó là chuyện đôi giầy chật làm đau chân. Ông Giuốc-đanh phàn nàn về đôi giày quá chật thì bị nhân vật phó may lập tức thuyết phục rằng: do Giuốc-đanh tưởng tượng: “Ngài cứ tưởng tượng ra thế”. Song, Giuốc-đanh không hề phân biệt được cảm giác đau chân thật và tưởng tượng khác nhau thế nào.


    Đến việc bộ lễ phục, ta không thể không nở những trận cười vì sự học đòi kệch cỡm của nhân vật. Bộ lễ phục của Giuốc-đanh gọi là “lễ phục đẹp nhất triều đình ” lại bị “may hoa ngược mất rồi Gã phó may chống chế bằng cách nói “ngài có bảo là ngài muốn may hoa xuôi đâu” và “những người quỷ phái đều mặc như thế này cả Thế là, Giuốc-đanh hoàn toàn bị khuất phục trước sự láu cá của gã phó may. Giuốc-đanh nhất định không chịu may hoa xuôi lại. Khi nhân vật phát hiện ra gã phó may ăn bớt vải của mình, cất lời trách móc thì phó may đánh trống lảng sang việc thử bộ lễ phục. Vậy là Giuốc-đanh quên mất chuyện bị ăn bớt vải.


    Qua hàng loạt các chi tiết về bộ lễ phục, ta thấy lão trưởng giả không chỉ dốt nát, ngờ nghệch, dễ bị lừa bị mà còn là kẻ lố bịch, kệch cỡm trong cách dùng y phục. Hành động mặc lễ phục “đúng thể thức”, theo “nhịp điệu ”, “theo cách thức của nhà quý phái ”, “phô áo mới ”, “đi đi lại lại giữa đám thợ” thật lố bịch, thật đáng cưòi, ta thấy càng lố bịch hơn khi nhân vật “cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc. Cảnh một gồm 32 lòi thoại giữa Giuốc-đanh và phó may cho người đọc thấy được bộ mặt ngờ nghệch, dốt nát của lão trưởng giả và tay nghề khó hiểu của gã phó may, từ đó, bật ra những tiếng cười sảng khoái.


    3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 121)

    a. Hướng dẫn tìm hiểu

    Đọc lại cảnh sau, chú ý đến lời tung hô của thợ phụ và thái độ, sự thay đổi cảm xúc của Giuốc-đanh.

    b. Gơi ý trả lời

    Sau cảnh Giuốc-đanh mặc lễ phục là cảnh xin tiền, moi tiền của những tay thợ phụ. cảnh này gồm 10 lời thoại. Tác giả đã giễu cợt, châm biếm thói háo danh, ưa phỉnh nịnh của lão trưởng giả. Sau khi mặc lễ phục, Giuốc-đanh hả dạ trở thành kẻ hào phóng “ta thưởng về tiếng “ông lớn ” đây này Những tên thợ phụ ranh ma nắm được tâm lí háo danh của nhân vật đã liên tiếp tung hô bằng các từ “bẩm cụ lớn ”, “đức ông”. Những tiếng sang trọng này được phát ra đúng lúc lão trưỏng giả mặc lễ phục và ảo tưởng với cảm giác quý phái nên không tiếc tiền thưởng. Mặc dù, nhân vật đã nhận ra “của đáng tội nếu nó tôn ta lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả núi tiền mất”, nhưng vì sự háo danh với mộng quý phái đã làm lão trưởng giả thấy hả hê, vinh dự đến mức không tiếc tiền.


    Cảnh đám thợ phụ tôn vinh lão trưởng giả từ “ông lớn ” lên “cụ lớn ” rồi “đức ông” và hành động đáp tiền thưởng cho trò phỉnh nịnh đó đã làm nổ ra những trận cười châm biếm giòn giã. Mô-li-e đã châm biếm, đả kích thói hợm hĩnh, háo danh, ưa phỉnh nịnh, thích được tâng bốc của bọn trưởng giả lỗi thời, ngu dốt.


    4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 121)

    a. Hướng dẫn tìm hiểu

    Để trả lời câu hỏi này, cần có một sự tổng hợp kiến thức của toàn bài. Chú ý đến các tình tiết, các yếu tố gây cưòi trong cảnh trước và cảnh sau, từ đó khái quát chung về các tình tiết, các yếu tố này.

    b. Gợi ý trả lời

    Hài kịch “Trưởng giả học làm sang ” là một trong những tác phẩm độc đáo của Mô-li-e. Tác giả đã xây dựng hai cảnh giàu kịch tính, càng về sau kịch tính càng phát triển cao. Tiếng cười được tạo ra từ các tình tiết gây cười, từ cái nghịch lí của cuộc sống, của tính cách nhân vật. Ở lớp kịch này, Mô-li-e đã xây dựng nhân vật hài kịch sống động khi nhà văn tạo ra mâu thuẫn giữa ước muốn và thực tại, sự mất cân xứng giữa bên trong và bên ngoài, giữa nội dung và hình thức. Giuốc-đanh là tên trưởng giả lắm tiền muốn học đòi làm sang, muốn trỏ nên quý phái, sang trọng, nhưng thực chất, hắn là một kẻ ngu dốt, ngờ nghệch nên ước muốn của hắn được thực hiện trong một chuỗi hành động kệch cốm, lố lăng.


    Sau đó, tác giả đã đưa ra một loạt tình tiết gây cười từ đôi bít tất chật bị đứt mắt đến đôi giày quá nhỏ làm đau chân, và tính kịch cao nhất là ở bộ lễ phục sang trọng nhất triều đình bị may hoa ngược, nhưng Giuốc- đanh nhất định không chịu may lại hoa xuôi… Qua những tình tiết đó, Giuôc-đanh hiện ra chỉ là một con rối, một thằng hề gây ra những trận cười hả hê cho khán giả.


    III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Để bổ sung thêm kiến thức cho bài học, học sinh có thể tham khảo bài viết dưới đây về Mô-li-e và hài kịch. Cuộc đời Mô-li-e là cuộc đời chiến đấu của một nghệ sĩ dũng cảm. Ông luôn luôn đứng về phía nhân dân chống lại những lực lượng phản động như nhà thờ, quý tộc, tầng lớp tư sản lạc hậu chỉ muốn kìm hãm xã hội trong ngu dốt, nô lệ. Mô-li-e chiếm một vị trí lớn trong lịch sử văn học Pháp. Ông là cha đẻ của hài kịch Pháp, ông đưa hài kịch vui nhộn ngoại lai kiểu hài kịch Ý thế kỷ XVI lên một nền hài kịch mang tính tư tưởng sâu sắc, dựa trên truyền thống dấn tộc. Kịch Mô-li-e thấm nhuần tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ (…).


    Mô-li-e phản ánh những vấn đề xã hội lớn của thế kỉ ông. Ông là một nhà văn gắn chặt với thời đại mình và biểu hiện thời đại ấy bằng nghệ thuật sân khấu, ông phê phán thứ văn hoá cầu kì của quý tộc, những lề thói sống giả dối, hèn hạ của bọn quý tộc lớn nhỏ nơi cung đình; ông công kích chính sách ngu dân của nhà thờ. Ông chế giễu những đầu óc hẹp hòi gia trưởng, lạc hậu, bảo thủ, không chịu tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của khoa học xã hội. Hài kịch của Mô-li-e mang tính hiện thực sâu sắc; nó linh hoạt, sôi nổi, là bức tranh rộng lớn của cung đình và thành thị lúc bấy giờ. Nhân vật của ông có những nét chung của thời đại, đồng thời, có những nét cá thể đậm sắc. Tài năng diễn viên Mô-li-e làm cho sân khấu Pa-ri sôi động với một nghệ thuật hài hước linh hoạt. Mô-li-e là một người hề vĩ đại. Cái cưòi của Mô-li-e có đủ cung bậc: vui nhộn, dí dỏm, chế giễu, chua chát, cay độc. Ông sáng tạo cái cười có tính bi kịch, mang ý nghĩa xã hội lớn (…).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I- Tìm hiểu chung bài Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục

    1. Tác giả

    Mô- li- e là nhà soạn kịch lớn của nước Pháp thế kỉ XVII
    Ông chuyên viết và diễn hài kịch
    Các vở kịch của ông mang lại tiếng cười vui tươi, lành mạnh và châm biếm, giễu cợt những thói hư tật xấu trong xã hội

    2. Tác phẩm

    Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục thuộc hồi 5 lớp II trong vở kịch “Trưởng giả học làm sang”


    II- Soạn bài Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục

    Câu 1 trang 121 SGK văn 8 tập 2:

    Lớp kịch gồm 2 cảnh:

    Cảnh 1: Ông Giuốc- đanh và bác phó may
    Cảnh 2: Ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ
    Càng về sau kịch càng sôi động:

    Cảnh 1 gồm 4 nhân vật: ông Giuốc- đanh, bác phó may, tay thợ phụ và người nhà ông Giuốc- đanh
    Cảnh 2 sôi động hơn vì có thêm 4 tay thợ phụ, có thêm hành động như những tay thợ phụ cởi áo mũ và mặc lễ phục cho ông Giuốc- đanh


    Câu 2 trang 121 SGK văn 8 tập 2:

    Cách học đòi làm sang của ông Giuốc- đanh:

    Lý luận vô nghĩa nhưng lại cho rằng có nghĩa khi chê người khác
    Không có kiến thức về ăn mặc, quê kệch, ngu dốt
    Ông Giuốc- đanh bị lợi dụng:

    Mặc bộ lễ phục không phải màu đen, hoa ngược
    Bị bác phó may ăn bớt vải


    Câu 3 trang 121 SGK văn 8 tập 2:

    Ở cảnh sau, tính học làm sang của ông tiếp tục được bộc lộ và bị lợi dụng:

    Sung sướng, hãnh diện khi được tâng bốc là ông lớn, cụ lớn, đức ông
    Háo danh, ưa nịnh nên bị móc túi và khen kẻ móc túi
    => Thích sang trọng, sẵn sàng cho hết túi tiền để được làm sang


    Câu 4 trang 121 SGK văn 8 tập 2:

    Lớp kịch gây cười cho khán giả ở những khía cạnh:

    Sự ngu dốt, quê kệch của ông Giuốc- đanh
    Sự trái ngược giữa vẻ bề ngoài và cái bên trong: sự ngu dốt, háo danh với việc học làm sang
    Do quê kệch, dốt nát thành ra nhố nhăng nên ông Giuốc- đanh bị lợi dụng, làm trò hề

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |